TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
Bài
tiểu luận kết thúc học phần
Đề
tài
NGHỀ DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN
Giảng
viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Quốc Anh
Sinh
viên thực hiện: Ka Điệp
Lớp:
Văn hóa dân tộc thiểu số 9
MSSV:
D16DT008
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12
năm 2019
MỤC
LỤC
3. Mục đích
ý nghĩa của đề tài
I.Tổng quan về người Chăm ở Ninh Thuận
II. Làng dệt truyền thống của người Chăm –
Làng dệt Mỹ Nghiệp
2.1.Vài nét
về làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
2.2. Nét độc
đáo trong cách làm và hoa văn nghề dệt thổ cẩm của người Chăm Ninh Thuận
2.2.1. Nét
độc đáo trong cách làm nên một sản phẩm dệt thổ cẩm hoàn chỉnh
2.2.2. Nét
độc đáo của hoa văn trong sản phẩm dệt của người Chăm Ninh Thuận
2.3. Ý
nghĩa của làng nghề Mỹ Nghiệp đối với cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận
3.1.Nghề dệt
thổ cẩm của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay
3.2. Hướng
bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận
3.3. Biện
pháp giữ gìn làng nghề truyền thống
MỞ ĐẦU
Ninh Thuận là địa bàn sinh sống chủ yếu
của hơn 60 ngàn người Chăm, dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh
trong lịch sử. Trong suốt quá trình phát triển của mình, người Chăm đã sở hữu cả
một nền văn hóa vô cùng phong phú và lâu đời. Dân tộc Chăm nơi đây còn lưu giữ
nhiều nét văn hóa truyền thống. Khu du lịch Tháp Pô Klongarai, làng nghề truyền
thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc là những nơi có gần 100% người Chăm sinh sống
lâu đời, qua nhiều thế hệ. Họ hiền lành, chân chất và luôn luôn sống chan hòa với
thiên nhiên, con người.
1.Lý do chọn đề tài
Nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người
Chăm rất phát triển tạo ra sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật
thiết trí hoa văn trên vải. Từ xa xưa nền kinh kế chính của người Chăm là làm
nông nghiệp nhưng dệt thổ cẩm lại đem lại nguồn thu nhập cao. Ngày nay nghề dệt
vẫn còn được lưu truyền và phát triển ở một số làng Chăm. Đây là nghề công phu,
phức tạp, người thợ dệt phải bỏ nhiều công sức từ trồng bông, tách bông, quấn sợi,
se chỉ…chính vì thế tôi chọn đề tài “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở Ninh Thuận” để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về nét độc
đáo trong nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở Ninh Thuận.
2.Tầm quan trọng của đề tài
Hiện nay nghề dệt thổ cẩm đã và đang thu
hút được nhiều lao động tham gia, tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị được
khách hàng trong và ngoài nước ưa thích. Việc gìn giữ phát huy được nghề truyền
thống của dân tộc là vô cùng đáng quý, có thể giới thiệu cho du khách trong và
ngoài nước biết đến những sản phẩm làm từ thủ công tỉ mỉ đến từng hoa văn để phổ
biến rộng rãi về nét đẹp trong văn hóa, trong lao động của cộng đồng người
Chăm. Vì vậy việc tìm hiểu đề tài “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở Ninh Thuận” sẽ giúp hiểu rõ hơn về nghề truyền của cộng
đông người này cũng như mức độ phát triển hiện nay ra sao.
3. Mục đích ý nghĩa của đề tài
Tìm hiểu về “Nghề dệt thổ cẩm của người
Chăm ở Ninh Thuận” để hiểu rõ hơn về nét đẹp truyền thống của dân tộc Chăm,
cũng như biết đến giá trị, ý nghĩa của từng đường nét hoa văn từ đó phát triển
nghề dệt tới rộng rãi người dân để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
I.Tổng quan về người Chăm ở Ninh Thuận
1.1.Dân cư và địa bàn cư trú
Người Chăm được xác định là cư dân bản địa
ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở
khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ
yếu là do chiến tranh và mâu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập
trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía
Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Trên lãnh thổ Việt Nam, năm 2009 có khoảng
161.729 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh,
Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc
thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành ba nhóm
cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ.
Người Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh:
Ninh Thuận (67.274 người, chiếm 41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Bình
Thuận (34.690 người, chiếm 21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Phú Yên
(19.945 người), An Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí Minh (7.819 người),
Bình Định (5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây Ninh (3.250 người).
1.2.Về kinh tế
Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề
truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản
xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc... đặc biệt là nghề trồng lúa
nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống
và thủy lợi.
Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước ở
đồng bằng, chăn nuôi gia súc gia cầm. Người Chăm nổi tiếng về văn minh lúa nước
nên họ xây dựng nhiều hệ thống thỷ lợi nổi tiếng ở miền trung như đập Gio Linh
(Quảng Trị), Maren (Ninh Thuận). Ngoài làm ruộng người Chăm còn làm vườn giỏi,
họ trồng hoa màu và cây ăn trái.
Nghề thủ công truyền thống cũng rất phát
triển, nổi tiếng với nghề gốm và nghề dệt. Hiện nay còn giữ được hai làng nghề
truyền thống đó là làng gốm Bầu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp.
1.3.Về văn hóa
Nhà
ở:
Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia
đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách,
nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp
và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái
út.
Trang
phục: Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ
ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng
của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như
người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện
trong giới nữ cao niên.
Ăn:
Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm
cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống
có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong
các lễ nghi phong tục cổ truyền.
Phương
tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi
cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao
để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng
tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.
Cưới
xin:
Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh
ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là
nguyên tắc trong hôn nhân.
Ma
chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế
giới bên kia là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hoả
táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong
cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ.
Lễ
tết:
Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai
mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn
nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng
mười âm lịch.
Văn
nghệ: Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống
vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca
- nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế...
Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon Katê diễn ra tại các đền tháp.
1.4.Về xã hội
Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu
hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. ở những vùng
theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được
đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia
đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị
tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê-đê. Về sau thị tộc Cau
biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng
lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng
đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ.
Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng
cấp như xã hội ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn
cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm,
không ăn cùng một mâm...
II. Làng dệt truyền thống của người Chăm
– Làng dệt Mỹ Nghiệp
2.1.Vài nét về làng dệt thổ cẩm
Mỹ Nghiệp
Nằm cách thành phố Phan Rang gần 10km về
phía nam, ngay trên đường quốc lộ 1A, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn
Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm
truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận. Nét độc đáo của làng nghề cổ
này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công, lưu giữ dấu ấn
văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.
Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp có từ rất
lâu đời. Vào thế kỷ XVII, thấy vùng đất này thích hợp với nghề dệt, bà Pơnaga
đã truyền lại nghề cho ông Xa và bà Chaleng là hai vợ chồng đang sinh sống ở
làng Chaleng thời xưa ( tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay ). Bà trở thành nghệ nhân đầu
tiên tạo ra nghề dệt thổ cẩm và sáng tạo ra những hoa văn đặc sắc trên nền vải.
Cả
làng hiện có hơn 500 thợ dệt lành nghề. Nhiệm vụ dệt vải dành cho phụ nữ, còn
nam giới thì cắt may thổ cẩm thành những sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Ngày
xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây
Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản
phẩm mà chủ yếu dùng làm trang phục cho người quá cố. Cho đến năm 1991 cơ sở của
nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh
Lâm Đồng, Daklak…
Đến
Mỹ Nghiệp được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ Chăm như những con tằm nhả
tơ vàng cần mẫn dệt nên từng tấm thổ cẩm với đủ các loại hoa văn, màu sắc độc
đáo, mới thấy hết được sự quý giá của thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Nơi đây hiện có 8
tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống với sự tham gia của hàng trăm chị em phụ nữ
địa phương đang ngày đêm lao động sản xuất để kịp cho ra những sản phẩm tốt nhất
phục vụ du khách gần xa.
Sản
phẩm thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Mỹ Nghiệp có sức hấp dẫn đặc biệt không
chỉ bởi hoa văn sắc sảo, độc đáo, mà còn là sự phong phú, đa dạng về màu sắc,
kiểu dáng, chủng loại. Bên cạnh những hoa văn cổ thể hiện sự quý phái, sang trọng
như Văn thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, thì ngày nay người làng Mỹ nghiệp
còn biết sáng tạo nên những hoa văn mới lạ như Văn con voi của người Tây
Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như
sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm Văn cầu vòng đủ các sắc màu của đất trời, thật ấn
tượng.
2.2. Nét độc đáo trong cách làm
và hoa văn nghề dệt thổ cẩm của người Chăm Ninh Thuận
2.2.1. Nét độc đáo trong cách làm nên
một sản phẩm dệt thổ cẩm hoàn chỉnh
Trước
đây, nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, đã tạo ra những
sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết kế trang trí hoa văn
trên vải. Vải Chăm sợi mịn, nhiều màu sắc, kiểu dáng, hoa văn trang trí rất đẹp.
Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết dệt. Nhưng nay, người Chăm không sản xuất các sản
phẩm từ tơ tằm mà chủ yếu là các sản phẩm từ sợi bông.
Người
Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu đều làm từ
khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu đen (quả muông),
màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra nhiều
gam màu khác nhau.
Người
Chăm ở Ninh Thuận vẫn giữ được kỹ thuật dệt theo kiểu truyền thống. Có hai loại
khung đối với nghề dệt thổ cẩm của người Chăm , hai loại khung này gồm nhiều bộ
phận rời được lắp ghép lại với nhau. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm cấu tạo mỗi loại
khung mà kỹ thuật dệt có khác nhau.
Ở
khung dệt dải, người thợ dệt ngồi trên ghế sử dụng đôi chân đạp tách mặt sợi nền,
tay phải kéo go bắt bông và chặt sợi, tay trái luồn thoi chỉ qua lại. Trong khi
ở khung dệt tấm người thợ ngồi xuống nền nhà, vận dụng cả thân người với sợi
dây giăng thật căng ở đằng sau lưng để giữ mặt căng hay trùng. Sau đó người thợ
cầm, ấn, xách các dụng cụ phụ để tách mặt sợi làm thao tác bắt bông, luồn dao dệt,
đưa thoi và dập sợi.
Nghề
dệt thổ cẩm của người Chăm có kỹ thuật rất đặc biệt. Khác với kiểu dệt Ikat – dệt
xà rông, dệt thổ cẩm phải xen kẽ giữa go nền và go hoa văn.
Để
xỏ xong go cho một khung dệt, trung bình họ mất khoảng 3 ngày. Họ có thể sử dụng
nhiều loại go, go 12, 13, 14… khi go 18 người ta không dùng bằng kẽm mà đan bằng
chỉ dùng để dệt tơ để cho vải dày, giá thành cao hơn.
Ngoài
ra, số lượng khung go thay đổi khác nhau tùy từng loại hoa văn như: dệt thổ cẩm
hoa văn dạng bông dâu cần 12 khung go, dạng mắt xích phải có 10 khung go, dạng
mắc võng cần 9 khung go, hoa văn con thoi, cánh quạt 8 khung go…
Đặc
biệt, khi dệt với nguyên liệu chỉ tơ, sợi khá mảnh và dễ đứt nên người Chăm
không dùng sợi go lược kẽm mà thay bằng go lược chỉ sẽ giúp cho sợi chỉ khít
hơn, khi dệt sản phẩm sẽ khắc mặt, mịn hơn.
Muốn
làm ra một sản phẩm tốt thì sợi chỉ tơ cũng phải tốt, dệt ra hàng mịn hàng khéo
là do tay nghề của người dệt.
2.2.2. Nét độc đáo của hoa văn trong sản
phẩm dệt của người Chăm Ninh Thuận
Hoa
văn trên vải rất phong phú và đa dạng, nó phản ánh địa vị xã hội của người mặc.
Địa vị xã hội càng cao thì quần áo của họ càng nhiều loại hoa văn. Hoa văn Chăm
có 40 loại và chia làm 4 nhóm: hoa văn động vật, hoa văn thực vật, hoa văn chỉ
đồ vật và các loại hoa văn khác. Hoa văn trên tấm vải được bố trí theo chiều dọc
nhưng không trang trí trên diện tích rộng.
Hoa
văn gồm các hình thoi lồng vào nhau và hoa văn được lặp đi lặp lại thành từng
khối. Các hoa văn này được bố trí trên toàn bộ mặt vải, trông như những bông
hoa hoặc cụm hoa. Hoa văn hình học nhiều màu sắc thường được bố trí ở hai đầu
khổ vải và hai đường biên tấm vải. Người Chăm cũng sử dụng hoa văn cách điệu,
hoa lá, núi non, chúng được cách điệu bằng đường nét hình khối, riêng các cánh
hoa dù được cách điệu hay chân phương đều được bố trí thành những dải xen kẽ
trong toàn bộ mảnh vải.
Để
tạo hình hoa văn cổ trên nền vải thổ cẩm, thợ dệt phải đếm và sắp xếp hàng
nghìn sợi chỉ có kích thước và màu sắc chuẩn, để khi căn chỉ vào khung dệt phải
khớp…khi dệt phải đều tay để thoi đánh chặt đều thì việc phối các màu mới
đúng, đủ các họa tiết của hoa văn cổ.
Hoa văn thổ cẩm dân tộc
Chăm thường theo hơi hướng trừu tượng, lấy chi tiết đơn giản để gợi ra hình ảnh
cụ thể, lấy một bộ phận thay thế cho tổng thể, tựa hồ như: lấy hoa văn chân chó
thay cho con chó, hoa văn tay nắm hộp thay cho hộp đựng đồ dùng, những chấm nhỏ
màu trắng trên nền vải đen tượng trưng cho sao trên trời, hoa 4 cánh được kết
nên từ những vạch khối hình vuông xếp chéo vào nhau, hình móc câu tượng trưng
cho cái neo thuyền... Từng dấu chấm, vạch ngang, hình thoi, hình tam giác… đều
mang một ý nghĩa rất riêng và đặc trưng, đủ để làm nên vẻ cuốn hút lạ thường của
thổ cẩm người Chăm.
Từ
những hoa văn hình họa tiết đơn giản, hoa văn thổ cẩm Chăm còn được biến tấu
thêm những hoa văn hình dạng phức tạp khác nhau như: Hoa bốn cánh, hoa tám cánh
nằm trong ô vuông, những đường ô vuông, quả trám, những đường gấp khúc ngoằn
ngoèo ấn tượng, … hình động vật với nhiều loại đa dạng như: voi, thỏ, rồng, con
công, bướm lượn...Các đường nét hoa văn ấy quyện vào nhau tạo nên những tấm thổ
cẩm đầy màu sắc, vừa ấn tượng, vừa mộc mạc chân phương...
Hoa
văn trên nền vải của người Chăm là muôn hình muôn vẻ, được hiện hữu sinh động
trên những sản phẩm thổ cẩm rất đỗi quen thuộc như balo, túi xách thổ cẩm, túi
đeo chéo thổ cẩm, bóp ví cầm tay thổ cẩm ấn tượng, khăn choàng, khăn trải bàn,
grap giường,...Đây là một phương thức để người Chăm nói riêng và anh em dân tộc
Việt Nam nói chung dùng để duy trì một ngành nghề đẹp được biết bao thế hệ lưu
truyền, gìn giữ. Tất cả tạo nên những giá trị tinh thần vô giá của người Chăm.
2.3. Ý nghĩa của làng nghề Mỹ
Nghiệp đối với cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận
Làng
dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận duy trì được giá trị truyền thống của mình, quảng
bá được những giá trị ấy không chỉ thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài
qua những sản phẩm thông dụng nhưng rất đặc trưng về nghệ thuật lẫn văn hóa, mà
còn phát triển kinh tế vững vàng từ ngành dệt truyền thống này.
Trước
đây sản phẩm dệt thổ cẩm chủ yếu để đap ứng thị trường may mặc trang phục và
các sản phẩm tiêu dùng khác của cộng đồng, tiêu thụ ở các vùng Tây Nguyên và phục
vụ sinh hoạt lễ hội. Ngày nay chúng được đa dạng hóa trở thành hàng hóa đặc biệt
vừa có giá trị sử dụng, vừa mang lại, tiêu thụ khá phổ biến ở những trung tâm
du lịch và được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Sản phẩm có mặt ở khắp các hội
chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và cả nước ngoài.
Làng
nghề Mỹ Nghiệp có tổ chức Festival tại làng nghề nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm làng
nghề với du khách gần xa. Đây là một cơ hội tốt để làng nghề Mỹ Nghiệp có dịp
được giới thiệu tới bạn bè, du khách gần xa nét văn hoá đặc sắc của mình, qua
đó quảng bá rộng rãi sản phẩm thổ cẩm tới mọi người.....
Làng
dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp được coi là cái “nôi” của làng nghề truyền thống. Hiện
nay, các nghệ nhân và thợ dệt nơi đây vẫn giữ nguyên kỹ thuật dệt thổ cẩm bằng
hình thức thủ công bởi một chiếc khung gỗ dệt có gắn các quả cuốn những sợi chỉ
muôn màu sắc để thợ dệt ung dung thả hồn mình vào từng “bước” chỉ đan xen nhau,
tạo nên những hoa văn cổ Chăm, từ đó dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tuyệt đẹp.
Làng
dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp không chỉ là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào
dân tộc Chăm, mà còn là nơi để các bạn trẻ học hỏi, tiếp thu những giá trị truyền
thống. Đưa tinh hoa của dân tộc mình đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
III. Tổng kết
3.1.Nghề dệt thổ cẩm của người
Chăm ở Ninh Thuận hiện nay
Hiện
nay, số nghệ nhân cao tuổi ở làng Mỹ Nghiệp không còn nhiều, trong khi thế hệ
trẻ chưa kịp kế thừa, cho nên nhiều thợ dệt biết rất ít các kỹ thuật tạo hình
hoa văn cổ Chăm. Với mong muốn bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống,
các nghệ nhân, thợ dệt giỏi trong làng đã và đang khẩn trương sưu tầm, phục chế
lại những mẫu hoa văn cổ mà ít người Chăm còn biết đến.
Vào
dịp lễ hội Katê của đồng bào hàng năm, có tổ chức các cuộc thi dệt thổ cẩm để
tìm thợ dệt giỏi, nhằm tìm kiếm thêm các hoa văn cổ còn bảo lưu trong cộng đồng,
đồng thời tìm những thợ giỏi, nghệ nhân làm người hướng dẫn, dạy nghề cho thế hệ
trẻ tiếp nối việc gìn giữ những nét đẹp của nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Nhiều
nghệ nhân lớn tuổi cho biết, việc khôi phục những hoa văn cổ phải mất nhiều thời
gian. Nhiều người mất cả tuần, thậm chí cả tháng mới biết được cách làm, vì những
mẫu hoa văn có nhiều họa tiết phức tạp. Để tạo hình hoa văn cổ trên nền vải thổ
cẩm, thợ dệt phải đếm và sắp xếp hàng nghìn sợi chỉ có kích thước và màu sắc
chuẩn, để khi căn chỉ vào khung dệt phải khớp…khi dệt phải đều tay để thoi
đánh chặt đều thì việc phối các màu mới đúng, đủ các họa tiết của hoa văn cổ.
Công
việc rất vất vả, nhưng với tâm huyết bảo tồn nét văn hóa độc đáo của cộng đồng,
nhiều nghệ nhân lớn tuổi vẫn cần mẫn sưu tầm, khôi phục nhiều mẫu hoa văn cổ
xưa để truyền dạy lại kỹ thuật dệt cho con cháu tiếp nối nghề truyền thống.
3.2. Hướng bảo tồn và phát triển
nghề dệt truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận
Ngày
nay do sự phát triển của thị trường, các loại nguyên liệu cũng khó kiếm nên được
thay thế bằng sợi chỉ công nghiệp. Ngoài các sản phẩm truyền thống người thợ dệt
còn tạo ra các sản phẩm mới mang tính chất hàng hóa như túi xách, ví,balo,…tạo
ra nguồn hàng lưu niệm cho du khách thập phương khi đến với làng dệt thổ cẩm của
người Chăm.
Nhờ
mặt hàng đẹp, độc đáo mà đầu ra sản phẩm cũng được nước ngoài ưa chuộng nên xuất
khẩu ra được với số lượng lớn. Giúp cho sản phẩm thổ cẩm của người Chăm được quảng
bá rộng rãi.
Mặc
dù bị bị cạnh tranh khá khốc liệt trên thị trường nhưng sản phẩm thổ cẩm của
người Chăm vẫn có chỗ đứng vững trãi trên thị trường nhờ vào chất lượng sản phẩm
tốt, mẫu mã đẹp, tinh tế, độc đáo. Vì để làm nên một sản phẩm hoàn chỉnh người
nghệ nhân đã phải rất tỉ mỉ, kỳ công, cẩn thận đến từng chi tiết.
Hiện
nay có làng Mỹ Nghiệp vẫn giữ đúng nghề dệt truyền thống. Nơi đây hiện có 8 tổ
hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống với sự tham gia của hàng trăm chị em phụ nữ địa
phương đang ngày đêm lao động sản xuất để kịp cho ra những sản phẩm tốt nhất phục
vụ du khách gần xa.
Nghề
dệt truyền thống người Chăm vừa là sản phẩm văn hóa vật chất, vừa là sản phẩm
văn hóa tinh thần, đồng thời cũng vừa là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc được
cấu thành trong hệ thống văn hóa đầy màu sắc của nền văn hóa Việt Nam. Nét độc
đáo của nghề thổ là người Chăm vẫn còn giữ nguyên kỹ thuật dệt thủ công truyền
thống trong việc tạo hoa văn trực tiếp ngay trên khung dệt.
Những
sản phẩm được làm ra, ngoài giá trị về mặt kinh tế, thẩm mỹ, những hoa văn được
trình bày trên vải còn hàm chứa nhiều ý nghĩa, triết lý sâu sắc trong đời sống
tâm linh của xã hội người Chăm nói chung, nó làm cho sản phẩm dệt truyền thống
người Chăm mang những nét đặc trưng, tiêu biểu.
Nhiều
bạn trẻ trong cộng đồng người Chăm hiện nay đã và đang không ngừng học hỏi, tiếp
thu kiến thức về dệt thổ cẩm. Họ được những người bà, người mẹ trong gia đình dạy
lại. Cứ thế nghề truyền thống được tiếp nối từ đời này sang đời khác, đây là dấu
hiệu đáng mừng về việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của dân tộc.
3.3. Biện pháp giữ gìn làng nghề
truyền thống
Việc
đẩy mạnh phát triển và gìn giữ làng nghề trong tỉnh Ninh Thuận có ý nghĩa rất
quan trọng, tạo việc làm cho nông nhàn, tăng thu nhập và tiến tới xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn giảm dần
theo hướng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, đồng thời góp phần lớn
trong việc bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc.
Để
có thể gìn giữ nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc, thì mỗi cá nhân cần có
ý thức trong việc đó. Cần có chính sách mở các lớp dạy nghề để tạo điều kiện
cho người dân đến học từ phát triển thêm nghề dệt.
Xây
dựng các chương trình giao lưu văn hóa để quảng bá sản phẩm rộng rãi, để nhiều
người biết đến với dệt thổ cẩm của người Chăm.
Đẩy
mạnh du lịch, xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để
bà con phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, mở rộng giao lưu, học hỏi, đồng
thời phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Qua đó, góp phần nâng cao đời
sống kinh tế, đời sống văn hóa, tạo thành các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn,
thu hút khách tham quan đến Ninh Thuận.
Phụ lục
Tài lệu tham khảo
-Người
Chăm xưa và nay – Nguyễn Duy Hinh, Từ điển bách khoa và thư viện
-Đặc
trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam – GS. TS Hoàng Nam
-
http://www.phanrangninhthuan.com/du-lich-ninh-thuan/lang-tho-cam-my-nghiep.html
-
http://dulich24.com.vn/du-lich-ninh-thuan/lang-det-tho-cam-my-nghiep-id-5592
Ảnh
nguồn Internet.