LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CHĂM H’ROI Ở HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH, sv Phạm Thị Thùy Duyên, K9

 

 


BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

**


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN VĂN HÓA CHĂM

Đề tài:

LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CHĂM H’ROI Ở HUYỆN VÂN CANH,

 TỈNH BÌNH ĐỊNH


    GVHD: PGS.TS. PHAN QUỐC ANH

                          SVTH: Phạm Thị Thùy Duyên

                               MSSV: D16DT006

          Lớp: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ 9

 

TP.HCM, THÁNG 12/2019


 

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 3

2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 4

3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 5

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG.................................................... 6

1. Chăm H’roi ( Chăm Hời)................................................................... 6

    1.1. Dân số và phân bô dân cư............................................................ 6

    1.2. Nguồn gốc lịch sử người Chăm H’roi......................................... 6

    1.3. Văn hóa tinh thần........................................................................ 6

    1.4 Giá trị vật chất.............................................................................. 8

2. Chăm H’roi ở huyện Vân Canh......................................................... 9

     2.1 Vị trí địa lí................................................................................... 9

     2.2 Dân số và phân bố dân cư............................................................ 10

     2.3 Tên gọi......................................................................................... 10

     2.4 Hành chính................................................................................... 10

     2.5 Giao thông................................................................................... 11

     2.6 Kinh tế......................................................................................... 11

     2.7 Lịch sử......................................................................................... 11

CHƯƠNG II. NỘI DUNG.................................................................... 12

1.Thời gian.............................................................................................. 12

2. Khâu chuẩn bị..................................................................................... 12

3. Lễ từng nhà (Lễ mừng mưa)............................................................... 14

4. Lễ chung cho cả làng (Plây), lễ cầu mưa........................................... 15

5. Kết thúc lễ Plây.................................................................................. 26

 CHƯƠNG III. SỰ BIẾN ĐỔI, PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CHĂM H’ROI Ở HUYỆN VÂN CANH............ 28

1. Sự biến đổi của Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi.................... 28

2. Một số phương pháp bảo tồn và phát huy Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi 29

3. Nhận định cá nhân về lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi........... 29

 KẾT LUẬN........................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 32


Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ hình chữ S, mỗi một dân tộc mang một bản sắc văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đặc sắc. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều cư trú ở các tỉnh miền núi với địa bàn chiếm 3/4 diện tích cả nước. Tuy hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau song mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa  của các dân  tộc  được thể hiện  rõ trong  các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của cộng đồng tộc người.

Ngày nay, đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển, việc giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời mà bao nhiêu năm qua ông cha ta để lại là một vấn đề vô cùng cấp thiết.  Giới trẻ ngày nay không còn quan tâm nhiều tới  lễ hội nữa. Trước đây, khi sắp tới ngày lễ hội bất cứ ngày lễ hội  nào cũng vậy, họ phải chờ đợi từng ngày để rồi ngày hội trôi qua nhanh chóng trong sự nuối tiếc, nghẹn ngào và một niềm khao khát mong ngóng đến ngày lễ hội của năm sau. Không chỉ lũ trẻ được tha hồ tung tăng vui chơi  trong ngày lễ hội  với các trò chơi dân gian  với các điệu múa đặc sắc và vô cùng bổ ích và ý nghĩa  mà cả người lớn họ cũng vô cùng mong ngóng lễ hội- nơi cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tâm hồn thanh thản,  sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình an.

Mỗi một cộng đồng dân tộc có mỗi phong tục tập quán riêng nhưng họ đều hướng đến môt ý nghĩa vô cùng linh thiên đó cũng cách để họ gắn kết con người với con người. Điển hình như đồng bào người chăm H’roi sống ở Vân Canh, một huyện miền núi của Bình Định nằm ở chân dãy núi Trường Sơn, nguồn nước khan hiếm mưa ít, nắng nhiều, dẫn đến tâm lý sợ nắng hạn kéo dài sẽ mất mùa, gây sự đói kém vì vậy họ luôn giữ  phong tục truyền thống  xưa đó là Lễ hội cầu mưa, một nghi thức lễ tưởng chừng như đã bị lãng quên thế nhưng ở nơi đây người đồng bào xem Lễ hội cầu mưa như một phần trong văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào Chăm H’Roi nơi đây.

Cộng đồng dân tộc Chăm H’roi hiện còn lưu giữ nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ ăn cơm mới, Lễ đổ đầu, Lễ cúng Thần làng... trong đó tiêu biểu là nghi lễ cầu mưa (còn gọi là Lễ Quai Yang plâyq achan). Lễ hội để người Chăm H’roi giao lưu, trao truyền đạo lý, những ước mơ về cuộc sống yên bình, mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, góp phần cho vườn hoa văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam thêm rực rỡ. Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi, tỉnh Bình Định luôn có sức hấp dẫn không chỉ đối với đồng bào dân tộc Chăm, mà còn thu hút sự quan tâm của những dân tộc anh em khác sinh sống tại miền Trung.

2. Đối tượng nghiên cứu

Chủ thể nghiên cứu là Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định từ đó bắt đầu làm nổi bật nên những nét văn hóa trong  Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi một phong tục truyền thống lâu đời của người Chăm H’roi.

Bên cạnh đó ý nghĩa và quan niệm của Lễ cầu mưa  đối với người Chăm  H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cũng là mục tiêu nghiêm cứu mà tôi muốn tìm hiểu.

3. Phương pháp nghiêm cứu

          Vì chưa có cơ hội đi thực tế ở Bình Định và cũng chưa tiếp xúc quan sát tham dự vào Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nên chỉ giới hạn ở nghiêm cứu trên sách vở và các trang web, youtube...

Phương pháp liệt kê

Phương pháp thống kê

Phương pháp so sánh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Chăm H'roi (Chăm Hời)

        1.1 Dân số và phân bố dân cư

Tổng số dân của người Chăm H’roi ở Bình Định (2009) là 5.336 người.

Người Chăm ở Bình Định sinh sống nhiều nhất ở huyện Vân Canh, tập trung ở 13 làng thuộc 3 xã Canh Hòa, Canh Thuận, Canh Hiệp và thị trấn Vân Canh. Người Chăm ở Bình Định hiện nay là một trong những cư dân bản địa, có mặt từ rất sớm.

        1.2 Nguồn gốc lịch sử người Chăm H’roi

Họ có nguồn gốc từ những người Chăm cổ, là một bộ phận của cộng đồng Chăm Việt Nam.

        1.3 Văn hóa tinh thần

 Người Chăm H'roi bảo lưu tín ngưỡng đa thần và tục thờ cúng tổ tiên. Chủ làng là người đứng đầu tổ chức tự quản của làng. Xưa kia chủ làng do dân làng bầu lên theo nguyên tắc lựa chọn dân chủ. Chủ làng quản lý cộng đồng dựa theo luật tục của ông bà truyền lại, có trách nhiệm huy động dân làng chiến đấu bảo vệ làng.

 Văn hóa của người Chăm H'roi không giống với Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, cũng không giống người Chăm khu vực Nam Bộ mà văn hóa họ lại gần giống văn hóa một số tộc người Ê- đê, Bana…

Vì văn hoá khá tương đồng với nhiều cộng đồng tộc người cộng cư trong vùng nên văn hoá có nhiều sự pha trộn lẫn nhau. Tuy nhiên, người Chăm H’roi cũng có những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của mình. Hàng năm có rất nhiều lễ hội diễn ra ở đây. Trong đó hai lễ tục đáng chú ý là Qu-oai Min cam và Qu-oai Cruh akaok. Lễ tục “Qu-oai Min cam” còn gọi là lễ Đầu Phục. Mục đích nhằm để tống tiễn đưa những cái xui xẻo, xấu xa, ô uế… ra ngoài làng và đón nhận những cái may mắn tốt lành. Bên cạnh đó họ cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màn được bội thu và cầu xin thần linh đừng gieo tai họa cho con người và vật nuôi. “Qu-oai Min Cam” dân làng hy vọng rằng ước nguyện của mọi người trong cộng đồng làng về một đời sống chung no đủ, giàu có, bình an, được trở thành hiện thực. Họ đã gửi gắm vào lời khấn vái đến thần linh (vị thần bảo hộ của làng), những ước nguyện và hy vọng đó, dù kết qủa chưa đến như được đề đạt ý nguyện trước thần linh, nhưng cũng đã tạo nên một sự an ủi, bình ổn về tâm linh của họ. Còn lễ Qu-oai Cruh akaok, theo quan niệm của các cụ già người Chăm H’roi thì trong một năm qua (từ sau lễ năm trước), con người đã trãi qua nhiều biến cố, trong đó đã vấp phải những điều kiêng kỵ như ăn phải thịt chó, tai ương, bệnh tật hoặc giả đã gặp phải nhiều điều không may mắn trong việc làm ăn, làm nhiều việc trái với đạo lý lương tâm, phạm phải luật tục của tộc người và địa phương cư trú. Để “giũ sạch” những điều trên, con người phải trải qua một nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu sắc, đó là lễ Qu-aoi hay Kuai “ Kuai Cruh akaok”. Để sang năm mới mỗi cá nhân sẽ được mạnh khỏe, học hành giỏi giang, gia đình  sẽ được bình an và sung túc, cây trồng vật nuôi sẽ được tươi tốt, sinh sôi.  Mỗi lễ hội có những ý nghĩa và giá trị riêng nhưng nhìn chung đều tưởng nhớ về tổ tiên, cầu mong cho cuộc sống anh lành, hạnh phúc.

 Cũng như nhiều dân tộc khác, văn học của người Chăm H’roi khá phong phú và đa dạng bao gồm dân ca, thơ, đối đáp…, đã phản ánh về những kinh nghiệm sống được đúc kết qua nhiều thế hệ cha ông của họ. Trong đó, đã chứa đựng tính giáo dục cao, mang ý nghĩa răn dạy về cách ăn ở, cư xử, nhất là cho thanh thiếu niên. Trong sáng tác dân gian họ đã phản ánh một cách hết sức sinh động về cuộc sống  như về quan niệm, phong tục tập quán, cách cư xử và đời sống xã hội của tộc người Chăm H’roi.

 Trang phục: phụ nữ mặc váy đen chàm, nam mặc sà rông.

Trong hôn nhân: họ bị chi phối bởi chế độ mẫu hệ, con cái theo họ mẹ và con gái được kế thừa tài sản được ở nhà do cha mẹ tạo dựng, có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ lúc già yếu, bệnh tật, thay mặt cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ của cộng đồng.

             1.4 Giá trị vật chất

Bên cạnh những giá trị văn hoá tinh thần, người Chăm H’roi còn lưu giữ những giá trị vật chất rất đáng quan tâm. Những giá trị kiến trúc về nhà sàn, về nghề thủ công truyền thống (dệt, đan lát) và phương kế sinh nhai ( sản xuất, săn bắn..) của đồng bào để thích ứng với môi trường nơi đây chứa đựng những giá trị tích quí báu vốn được lũy hang trăm năm nay.

 

 

 

 

2. Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Bản đồ hành chính của tỉnh Bình Định

1. Vị trí địa lí

Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía tây nam của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km, dựa lưng vào những khối đá núi kết tinh đồ sộ của cao nguyên Gia Lai – KonTum.

Với diện tích đất tự nhiên 79.797 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp: 976,54 ha, lâm nghiệp: 41.557 ha và chưa sử dụng: 31.103,3 ha. Vân Canh hiện có 6 xã và 1 thị trấn; trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn là Canh Hòa, Canh Hiệp, Canh Liên và 2 xã nghèo của tỉnh là Canh Hiển và Canh Thuận.

Vân Canh có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nam giáp huyện Đồng Xuân (Phú Yên), bắc giáp hai huyện An Nhơn và Tây Sơn, tây giáp huyện Kông Chơro (Gia Lai), và phía đông là huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Do vậy, Vân Canh cùng với Vĩnh Thạnh, tựa như một hàng lang lớn giữa bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ án ngữ đèo An Khê.

2. Dân số và phân bố dân cư

Dân số: 22.316 người; trong đó nam: 10.859 người; nữ: 11.457 người.

Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Kinh, dân tộc Chăm và dân tộc Ba Na; trong đó dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hòa, dân tộc Bana tập trung ở các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so tổng dân số. Người Chăm (Chăm H’roi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ý trong cộng đồng người Chăm trong cả nước.

3. Tên gọi

Người Chăm ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có khá nhiều tên gọi và tên tự gọi khác nhau: Chăm Hroi, Hroi, A roi, Chăm ĐắcRây, Chăm Hơđang, Chăm Đèo....

4. Hành chính

Huyện Vân Canh có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vân Canh (huyện lỵ) và 6 xã: Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận, Canh Vinh.

 

 

5.Giao thông

Phần lớn các xã của huyện Vân Canh nằm trên tuyến đường Diêu Trì - Mục Thịnh mới được nâng cấp nên giao thông khá thuận lợi; trong những năm gần đây phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn phát triển nên đường sá có phần được cải thiện đáng kể, trừ địa bàn xã Canh Liên giao thông còn khó khăn. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có đường sắt Việt Nam đi qua với ga Vân Canh.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang đi qua đang được xây dựng.

6. Kinh tế

Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đất đai bị bạc màu và thiếu nước tưới nên chủ yếu sản xuất lúa nước 1 vụ và màu. Trong những năm gần đây, cây mía phát triển khá, là vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường Bình Định, nên đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Khu vực Canh Liên có đồng cỏ rộng, khả năng phát triển bò đàn. Ở đây còn là khu vực có diện tích rừng tự nhiên còn khá và đang phát triển rừng trồng.

7. Lịch sử

Huyện Vân Canh được tái lập ngày 24-8-1981 do tách ra từ huyện Phước Vân cũ, ban đầu gồm 4 xã: Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận.

Ngày 23-9-1981, chuyển 2 xã Canh Hiển và Canh Vinh (tách ra từ xã Phước Thành) thuộc huyện Tuy Phước về huyện Vân Canh quản lý.

Ngày 19-4-2002, thành lập thị trấn Vân Canh - thị trấn huyện lỵ huyện Vân Canh.

CHƯƠNG II NỘI DUNG

 

Lễ hội cầu mưa người Chăm hay lễ mừng mưa (tiếng Chăm oai lơ cau chăhơzan) là một lễ hội của dân tộc Chăm H'roi ở huyện Vân Canh, tỉnh  Bình Định, Việt Nam. Với quan niệm mọi biến chuyển của vũ trụ đều do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ điều khiển. Con người muốn đạt được sở nguyện thì phải cầu nguyện, cúng khấn để được thần linh trợ giúp. Tùy theo thời tiết mà có tên gọi cho từng dịp lễ hội - trời hạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ thì gọi là lễ mừng mưa.

Từng gia đình có thể làm lễ riêng trên rẫy của mình hoặc cùng nhau góp lễ để cả làng làm chung.

1. Thời gian

Dân tộc Chăm H'roi sống ở Vân Canh, một huyện miền núi của Bình Định nằm ở chân dãy núi Trường Sơn, nguồn nước khan hiếm mưa ít, nắng nhiều, dẫn đến tâm lý sợ nắng hạn kéo dài sẽ mất mùa, gây sự đói kém. Do vậy, cứ vào đầu tháng hai âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên đán), dù trời hạn hay trời mưa, đồng bào đều tổ chức lễ hội. Tùy theo thời tiết mà có tên gọi cho từng dịp lễ hội - trời hạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ thì gọi là lễ mừng mưa.

2. Khâu chuẩn bị

Để cầu mưa (hay mừng mưa), người ta có thể làm lễ riêng, trên rẫy của mình. Hoặc nếu trời nắng quá lâu, cả làng (Plây) phải làm chung một lễ, cả làng cùng chuẩn bị và cùng đóng góp lễ vật để cúng. Già làng sẽ là người chỉ đạo mọi việc trong lễ hội, từ việc chọn ngày làm lễ đến việc họp người dân trong làng cùng nhau đóng góp đồ lễ. Đồ lễ Plây trước tiên, già làng sẽ cử người dựng một đài dâng lễ vật-lễ vật trên đài cũng gồm một con gà trống, một bình rượu, một vòng sáp ong để đốt và một bát gạo và trầu cau… để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).

Đài dâng lễ vật được đặt tại sân nhà của già làng hoặc bến nước của làng.

Đài và án được dựng từ 4 gốc cây Pay Ch'panh (cây gạo). Phần trên là án, phần dưới là đài, được các nghệ nhân trong làng trang trí những tua, những họa tiết cách điệu hoa văn theo mô típ Chăm có tên gọi Pơrưng. Bên cạnh đó là cây Nêu vươn cao, tạo thành đôi cánh chim (loài chim biểu hiện cho sự yên bình của người Chăm H'roi). Đó là một cách thể hiện thông điệp cầu trời cho sự yên bình của họ.

 

Để chuẩn bị cho lễ cầu mưa, dân làng cùng đóng góp lễ vật

 

3. Lễ từng nhà ( lễ mừng mùa)

Do từng nhà tự lo liệu lễ vật để cúng tại rẫy của mình. Khi hạt giống đã trỉa xuống, chủ nhà làm lễ cầu mưa cho hạt giống ở rẫy mình nảy mầm. Ngày giờ do chủ nhà tự chọn sau khi đã xuống giống.

Chủ nhà thu dọn cây, vun một đống đất ở rẫy, đường kính khoảng 50 cm, cao 30 cm. Ở giữa là một cây tre rừng, phần gốc được chôn dưới đất, phần ngọn được chẻ làm tư tỏa ra bốn hướng đông tây nam bắc đón nước mưa.

Trên phần ngọn tre chẻ tư đó, chủ nhà gác dàn đặt lễ vật gồm: một con gà trống (con vật biểu hiện cho sự bền bỉ, dẻo dai trước cuộc sống), một bình rượu nhỏ, một vòng sáp ong để đốt và một đấu thóc (có nơi dùng gạo). Bên cạnh gốc tre là cái cuốc nhỏ buộc chung vào gốc tre (thể hiện ý niệm cầu xin nước để lao động sản xuất. Có nước thì cái quốc mới làm việc có kết quả còn nếu không có nước thì cái quốc cũng nằm im bên gốc tre cằn cỗi mà thôi). Bên cạnh đó, người ta đem từ 7 đến 9 ống nứa nhỏ bằng ngón tay cắm xung quanh một gốc cây rừng đã cháy trên rẫy rồi rót nước đầy vào các ống với ngụ ý nước đã về rẫy, nước làm mát đất.

Nội dung lời khấn cầu của chủ nhà:

"Ơ Yàng! cầu Yàng cho hạt mưa xuống

Hạt mưa nhỏ nhỏ như hạt lúa

Hạt mưa lớn lớn như hạt bắp

Đổ nước xuống, đổ mưa xuống

Để cái suối không còn khô

Để người và mọi loài sống lại

Cầu nước để người có nước trồng trỉa

Chỉ có Yàng là lớn nhất trần gian

Chỉ có Yàng cho nước

Người mới có nước trồng cây lúa. Ơ Yàng!"

Phụ nữ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm thanh của gió. Đàn ông gõ trống tạo nên âm thanh của sấm. Chủ nhà thành kính rót rượu mời thần Mây, thần Gió và thần Sấm về làm mưa.

Đặc biệt trong quá trình làm lễ cầu mưa không được vui chơi, ca hát để biểu lộ lòng thành kính thần linh. Chỉ khi nào có mưa mới được mừng vui ca múa. Sau khi làm lễ xong, tất cả rượu thịt được phân chia cho người và cho thần, tất cả chè chén tại rẫy. Đồ chia cho thần để lại. Tất cả ra về chờ Mưa.

4. Lễ chung cho cả làng (Plây), lễ cầu mưa

Việc tiến hành nghi lễ cúng cầu mưa được tổ chức tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng phải có mặt, đại diện cho mỗi gia đình đến chạm tay và khấn trước món đồ cúng, người Chăm H’roi quan niệm phải làm như vậy thì mới được thần biết đó là người của làng nên thần sẽ phù hộ cho.

“Đàn cúng, cây nêu được đồng bào Chăm làm từ cây tre và gỗ được trang trí với hai màu chủ đạo là màu đen, đỏ. Đây là hai màu đặc trưng của đồng bào Chăm H’roi, xung quanh là những sợi chỉ treo những hình thù độc đáo, mô phỏng lại những hình tượng, dụng cụ thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Chăm. Sau khi đất nước giành độc lập, cây nêu của đồng bào Chăm H’roi có thêm lá cờ Tổ quốc thể hiện lòng biết ơn với Đảng, với Bác Hồ”

 

Trong nghi thức cúng của người Chăm H’roi, dân làng sẽ chọn một người có uy tín mặc trang phục truyền thống của dân tộc, tượng trưng cho người của Yàng (còn gọi là Oi quai) cử xuống nghe lời khấn nguyện và nhận lễ vật của dân làng.

Sau khi đất nước giành độc lập, cây nêu của đồng bào Chăm H’roi có thêm lá cờ Tổ quốc

Tất cả các nghi trượng cúng tế và bày biện cũng như từng nhà tổ chức, có điều quy mô lớn hơn, lễ vật bày biện bên dưới cũng nhiều hơn.

Lễ vật dâng cúng

Công việc chuẩn bị xong bắt đầu lễ cúng.

Chiếu cói mới (chưa dùng) được trải ra phía dưới đài và án. Ở giữa chiếu có đặt một chiếc đĩa dựng hai đồng xu để gieo quẻ âm dương, xung quanh chiếu là các ché rượu cần.

Số người làm lễ cúng phải là số lẻ do làng chọn, từ 3-5 người (hoặc từ 7-9 người) kể cả lễ vật cũng phải là số lẻ để khi cầu Yàng cho thêm chẵn là đủ.

 

Theo quan niệm của người Chăm H'roi, đồ lễ và số người làm lễ phải là số lẻ, để thần linh cho một phần nữa là đủ

Già làng xin thần linh ban cho dân làng mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no

Trong các lễ thức, người ta bao giờ cũng chỉ cầu đủ là vừa bụng-không tham nhiều, sợ lấy nhiều, lần sau xin trời không cho… Trong số người tham gia cúng, dân làng chọn ra một người có uy tín đưa lên ngồi trên đài tượng trưng cho người của Yàng (trời). Bên dưới già làng khấn cúng:

"Ơi Yàng! chỉ có Yàng là lớn nhất trần gian

Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng!

Yàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây

Yàng hãy mau mưa xuống Yàng ơi!

Cho măng mía, măng tre mọc nhiều

Cho lúa bắp trên rẫy tươi tốt

Cho dân làng được dự Hội mừng mưa - Ôi Yàng!

Cầu Yàng - Yàng hãy mau mưa xuống!

Cho đụm lúa nếp dân làng ăn đến tháng 5

Cho đụm lúa to dân làng ăn hết tháng 10

Yàng hãy mưa xuống cho lũ làng tay múc nước thành hoa, tay múc nước thành bông

Yàng mưa - cho con chim Kơrơtau không ngừng rỉa cánh, để con ếch trong hang kêu "ộp ộp", con cá dưới suối quẩy "bun bun"

Xin Yàng nhìn xem dân Plây…

Đều đủ mặt chào Yàng

Xin Yàng cho nước trên trời rơi xuống

Để cây lúa bén rễ

Để lúa dưới đất trồi lên…

Hỡi ông Núi - bà Non

Hỡi ông Coông - bà Ch'ơ

Hãy nghe Yàng đổ nước…"

Bên dưới đài cúng là già làng và 1 thầy cúng (gọi là Oi quai) sẽ tới án cúng cầm đồng xin keo lên, đồng xin keo này tượng trưng cho hai mặt âm dương của đất trời, vũ trụ và luôn gắn bó với tâm linh của con người. Thầy cúng khấn xong sẽ đến trước đài cúng, già làng tung đồng xu xin keo lên, nếu đồng xin keo có hai mặt khác nhau âm và dương thì Yàng và các vị thần đã đồng ý. Sau khi làm nghi thức xin keo xong, được các vị thần chứng giám, thầy cúng vãi gạo ngụ ý vui mừng, thầy cúng và già làng cùng bưng 2 ly rượu lên mời Yàng và các vị thần uống rượu. Tiếp đó, già làng tiếp tục cầu khấn, vừa vãi gạo một lần nữa để biết được các vị thần Mây, thần Sấm, thần Chớp và thần Gió đã ngụ về làng này đủ chưa. Cùng lúc đó, thầy cúng bước tới án cúng ngắt một ít thịt trên đầu con heo và con gà để tiếp tục khấn xin, vãi gạo và sau đó lại tung đồng xin keo lên, xin các vị thần chứng giám lần nữa, đồng thời xin cảm tạ Yàng.

Chủ lễ đăng đàn làm lễ, dưới đài cúng là các già làng khác giúp việc. Sau khi khấn xong, già làng sẽ tung đồng xu xin keo lên, nếu đồng xu xin keo có hai mặt âm dương khác nhau là Yàng và các vị thần đã đồng ý

Thầy cúng (Oi quai) vừa hành lễ vừa vãi gạo để mời các vị thần Mây, thần Sấm, thần Chớp và thần Gió.

Lúc này "người của Yàng" ở trên đài cúng hất rượu theo 4 hướng đông tây nam bắc - đồng bào dân tộc không có khái niệm 8 hướng như dân tộc Kinh.

Những người phụ nữ sẽ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm thanh của gió, đàn ông gõ trống k’toang nổi cồng chiêng lên tạo nên âm thanh của sấm chớp, già làng hô vang kêu gọi dân làng: “Nào hỡi dân làng  hãy nổi cồng chiêng chào đón những cơn mưa to mà Yàng cho”.

Gõ trống K’toang, nổi cồng chiêng tạo âm thanh của sấm chớp

Nghi thức truyền thống trong Lễ cầu mưa.

"Người của Yàng" vẩy nước xuống cho ướt mọi người và rải những hạt lúa xuống… Dân làng tin rằng trời chấp thuận cho mưa, vui vẻ vào hội.

Sau khi nghe tiếng hô của già làng, mọi người cùng hú theo vui vẻ, những thiếu nữ Chăm bắt đầu múa xoang các điệu truyền thống quanh đội cồng chiêng, mở đầu cho phần hội tưng bừng, vui vẻ với mong ước Yàng và các vị thần sẽ che chở, mang lại cho dân làng những cơn mưa, những điều may mắn, tốt đẹp.

Image result for lê cau mưa chăm h'roi ở binh định

Image result for lê cau mưa chăm h'roi ở binh định

Image result for lê cau mưa chăm h'roi ở binh định

Bên cạnh bàn cúng lễ có từ 5 -7 người phụ nữ đứng để cầu nguyện xin ông trời . Theo quan niệm của người Chăm H’roi phụ nữ là người chủ của gia đình theo chế độ mẫu hệ. Ông trời và thần linh phải thấy và muốn nếp người chủ phải thực sự muốn mưa hay không. Người phụ nữ chăm H’roi luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình trong các mối quan hệ với buôn làng và cả với thần linh. Nhưng họ lại luôn đứng ở vị trí phụ trong nghi lễ.

Sau cách mạng tháng 8-1945 đến nay, bà con không còn làm lễ "cầu mưa" riêng nữa mà gắn chung trong "Hội đâm trâu mừng lúa mới" để mừng mưa thuận gió hòa cho ngô lúa tươi tốt. Do đó mô hình trang trí của lễ hội này có những thay đổi như sau:

Đài và án được dựng từ 4 gốc cây Pay Ch'panh (người Kinh gọi là cây gạo). Phần trên là án, phần dưới là đài, được các nghệ nhân trong làng trang trí những tua, những họa tiết cách điệu hoa văn theo mô típ Chăm có tên gọi Pơrưng; bên cạnh đó là cây Nêu vươn cao, tạo thành đôi cánh chim (loài chim biểu hiện cho sự yên bình của đồng bào Chăm H'roi). Đó là một cách thể hiện thông điệp cầu trời cho sự yên bình của đồng bào.

Nghi thức lễ có phần tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa. Phần Hội vui hơn tưng bừng hơn vì vụ mùa đạt kết quả…

Có thể nói, lễ hội cầu mưa là một dạng thức văn hóa phi vật thể khá đặc sắc của người Chăm H'roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

5. Kết thúc lễ Plây

K’toang cùng dàn chiêng trỗi lên giai điệu A Tonh Ch'yong e pla (Chào trời-chào khách). Theo chiều ngược kim đồng hồ, trai, gái trong làng nhịp nhàng nhảy múa hú gọi. Tư thế của họ tượng trưng cho gió thổi, mây bay, sấm nổ đón những giọt mưa từ "người của Yàng" ngồi trên đài đổ xuống… Người làm lễ cúng cùng già làng chia lễ vật cho thần linh. Mọi người ăn uống, nhảy múa. "Người của Yàng" vẩy nước xuống cho ướt mọi người và rải những hạt lúa xuống… Dân làng tin rằng trời chấp thuận cho mưa, vui vẻ vào hội. Dân làng uống rượu và múa xoang Ch'yong với niềm tin trời sẽ mưa thuận gió hòa cho dân Plây có nước sản xuất.

  

 

Các thiếu nữ duyên dáng trong điệu xoang uyển chuyển mừng hội làng Chăm

 

 

 

CHƯƠNG III. SỰ BIẾN ĐỔI, PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ CẦU MƯA  CỦA NGƯỜI CHĂM H’ROI                                                   HUYỆN VÂN CANH

1. Sự biến đổi của Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi

Ngày nay, lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở Vân Canh tuy không còn phổ biến và tồn tại trong sinh hoạt cộng đồng nhưng nó vẫn được người già nhớ và kể lại.

Lễ cầu mưa theo nghi thức truyền thống của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là một trong những nghi lễ quan trọng trong các nghi lễ về cuộc sốg lao động và trồng trọt trong nông nghiệp của con người đặt biệt là lúa nước. Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh đã có sự thay đổi trong đời sống của nhân dân được thể hiện qua nhiều mặt. Mặt khác, quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và sự giao lưu văn hóa giữa người Chăm H’roi với các dân tộc khác cũng diễn ra rất mạnh. Vì vậy, đã dẫn đến những biến đổi trong  Lễ cầu mưa của đồng bào nơi đây qua việc ảnh hưởng ít nhiều theo phong tục tập quán, và văn hóa của người Kinh từ cách trang trí, ẩm thực và các nghi lễ trong nông nghiệp,... những nét mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh cũng đang dần biến đổi.

Qua những biến đổi đó,chúng ta nhận thấy rằng việc kế thừa và phát huy bảo tồn những tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình định là việc làm hết sức cần thiết, kịp thời góp phần bảo tồn sự đa dạng văn hoá mang bản sắc tộc người trong xã hội đương đại.

 

 2. Một số phương pháp bảo tồn và phát huy Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi

      Đối với người dân tộc Chăm H’roi  ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cần nhận thức sâu sắc về giá trị ,văn hoá được thể hiện trong Lễ cầu mưa truyền thống của dân tộc.

  Truyền dạy cho con cháu kế thừa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc qua các nghi lễ cầu mưa truyền thống.

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá đặc sắc qua các nghi lễ.

  Nhà nước cần đặc biệt quan tâm hơn nữa trong việc giúp đỡ người dân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Bởi vì Lễ cầu mưa cũng nghi lễ nơi diễn ra sự gắn kết cộng đồng thân thiết với nhau hơn.

Có ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá qua phần lễ,và hội lưu giữ các nghi lễ đặc trưng qua từng thời kì. Đồng thời bảo vệ và gìn giữ được lễ hội cầu mưa mà còn gìn giữ được những điệu múa xoan truyền thống của dân tộc.

3. Nhận định cá nhân về lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi

Với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân tộc Chăm H’roi tự bao đời đã xem lễ hội cầu mưa là một lễ hội truyền thống, không thể thiếu trong cuộc sống của họ, lễ hội cầu mưa không đơn thuần là một lễ hội truyền tải nguyện vọng cầu cho mùa màng tốt tươi, làm ăn thuận lợi, mà lễ hội còn là không gian sinh hoạt chung, thể hiện tình đoàn kết của đồng bào dân tộc H’roi.

Bản thân là một người dân tộc Kinh nhưng khi tìm hiểu về Lễ hội cầu mưa của người chăm H’Roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định tôi biết thêm được rất nhiều điều bổ ích về nền văn hóa Việt Nam. Đến mỗi nơi khám phá nét đặc sắc riêng của từng người dân đó là cách để giới trẻ ngày nay luôn nhớ về nguồn gốc, cội nguồn của mình. Tuy Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi ngày nay đã thay đổi rất nhiều thế nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung.Vì vậy việc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định của người Chăm H’roi không chỉ mang ý nghĩa phát triển kinh tế địa phương, mà qua đó những giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi được giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh giúp thế hệ trẻ nơi đây biết yêu quý và phát huy những giá trị tốt đẹp đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là một nghi lễ quan trọng và gắn liền với cuộc sống nông nghiệp lúa nước của  đồng bào nơi đây với  ý nghĩa là cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cay côi sinh sôi nảy lộc, kết trái, và đồng thời còn cầu mong sức khỏe  bình an.

Cầu mưa là hình thức nghi lễ nhưng cũng là dịp để đồng bào Chăm H’roi mọi nơi hội tụ gắn kết tình cộng đồng gần gũi với nhau hơn, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống tín ngưỡng cũng như cuộc sống hàng ngày.

Mỗi một nghi thức lễ thể hiện được giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc đó, vì vậy cần phải phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa đó để các thế hệ sau này hiểu hơn về nền văn hóa Việt Nam nói chung và của cộng đồng dân tộc của mình nói riêng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

1.https://www.dantocmiennui.vn/54-dan-toc-viet-nam/dac-sac-le-hoi-cau-mua-cua-dan-toc-cham-hroi/141584.html

 2. https://dulichmien.net/le-hoi-cau-mua-cua-nguoi-cham-hroi

3. https://dinhvanphuongdoquyen.blogspot.com/2018/06/ac-sac-le-hoi-cau-mua-cua-dan-toc-cham.html

4. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n_Canh

5.https://bdt.binhdinh.gov.vn/content.php?id=99

6. http://www.mapnall.com/vi/B%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%93-V%C3%A2n-Canh_1110293.html

7. http://www.mapnall.com/vi/B%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%93-V%C3%A2n-Canh_1110293.html

8. http://www.baobinhdinh.com.vn/569/2003/8/5723/

9. http://alov-hcmc.org.vn/le-hoi-cau-mua/

10. Văn hóa người Chăm H’Roi ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định. NXB VĂN HỌC DÂN TỘC. Tác giả: Nguyễn Xuân Nhân, Đoàn Văn Téo

11. Giáo trình  Lịch sử văn hóa Việt Nam, tác giả  TS.Huỳnh Công Bá ,Tái bản có sửa chữa, bổ sung. -- Huế : Thuận Hóa, 2012.

12. Lễ tục dân tộc Chăm ở miền Trung Việt Nam /Đoàn Đình Thi.. - H. : Khoa học Xã hội, 2015.

 

 

Một số hình trong Lễ cầu mưa Chăm H’roi ở Vân Canh, Bình Định

     Description: http://suckhoedoisong.vn/Images/duylinh/2015/11/30/006.JPG  

 

 

văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn