TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ
MINH
KHOA VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
MÔN: VĂN HÓA CHĂM
Chủ đề: LỄ HỘI KATE ĐỒNG BÀO CHĂM TẠI NINH THUẬN
Sinh viên thực hiện: Chau Kim Sơn
GVHD: PGS. TS PHAN QUỐC ANH
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG II : LỄ HỘI KATE CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN
2.2. Quá trình tổ chức lễ Kate
2.3. Thời gian và địa điểm tổ chức
Lý do chọn đề tài
Mỗi con người Việt Nam chúng ta luôn
cảm thấy tự hào về một đất nước Việt Nam giàu truyền thống và tinh thần dân tộc.
Một đất nước với 54 thành phần dân tộc cùng chung tay xây dựng một Việt Nam
tươi đẹp. Mỗi dân tộc là một bông hoa cùng nhau tô màu cho nét đặc sắc của 54
dân tộc anh em. Nếu như người Kinh chúng ta vốn rất giàu truyền thống làng xã,
cuộc sống luôn gắn bó với miền sông nước, với ruộng vườn bao la thì các dân tộc
khác Ê Đê, Ba Na, Chăm, Khmer… với những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống
đặc sắc. Người Chăm là một trong những 54 tộc người anh em của đại gia đình dân
tộc Việt Nam, đã từng có một nền văn minh phát triển và nền văn hóa đặc sắc
riêng của họ trong bức tranh tổng thể của nền văn hóa Việt Nam.
Văn hóa Chăm đã có những đóng góp to
lớn trong việc làm nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam trong thời đại hiện
nay. Người Chăm Việt Nam sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng miền Trung với hoạt
động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Một dân tộc hiền hòa, chân chất và cuộc sống
của họ với sự đa dạng màu sắc nghệ thuật, những nghi lễ trang trọng luôn trải
dài trong lịch sử tạo nên bản sắc văn hóa của người Chăm hiện nay.
Một dân tộc với những phong tục, lễ
nghi rất thu hút mọi người, từ tháng ăn kiêng (Ramadan) đến lễ hội Kate luôn
làm cho du khách ước muốn được nghiên cứu, tìm hiểu về nó. Tại sao cùng là người
Chăm nhưng có sự khác nhau giữa người Chăm ở An Giang và Người Chăm ở Ninh Thuận-
Bình Thuận? Về tín ngưỡng của người Chăm như thế nào và ý nghĩa của tháng
Ramadam đến lễ hội Kate hằng năm, sự huyền bí ở những ngôi tháp…
Người Chăm là cư dân bản địa ở khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực
này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là
do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt
Nam và một số các quốc gia khác. Với sự phong phú và độc đáo trong nét văn hóa
truyền thống của tộc người, người Chăm đã có sự đóng góp không ít trong việc
làm phong phú cho nền văn hóa của một nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong
nghi lễ vòng đời, cụ thể là trong tổ chức tang sự của mỗi tộc người có một cách
thức tổ chức và ý nghĩa riêng mang nét đặc trung và ý nghĩa riêng biệt của
mình, điều đó có thể do các yếu tố bản địa, ảnh hưởng từ các tín ngưỡng của tộc
người hoặc là có sự chi phối của cả yếu tố tôn giáo trong đó. Với người Chăm
thì họ cũng có những cách thức tổ chức tang sự cho người mất riêng của mình,
mang cả yếu tố về tín ngưỡng lẫn tôn giáo trong đó. Người Chăm ở mỗi nhóm có
cách thức tổ chức tang sự khác nhau, mang đặc trưng của mỗi tôn giáo mà người
Chăm đang tin theo. Riêng với người Chăm Bàlamôn thì nghi thức quan trọng nhất
đối với người mất không phải là việc tổ chứa tang sự, mà là lễ “Nhập Kút”, Nghi
lễ quan trọng nhất trong đám tang của người Chăm Bàlamôn.Từ các vấn đề đó đã
thôi thúc tôi nghiên cứu về đề tài “Lễ nhập kút của người Chăm Bàlamôn”.
Đây không chỉ là một bài tiểu luận kết
thúc môn mà nó còn là sự đam mê khao khát được nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa
của cộng đồng tộc người anh em. Việc nghiên cứu về lễ “ Kate”,
không chỉ là việc khái quát lên nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng người Chăm
Bàlamôn mà còn đóng góp vào làm rực rỡ hơn những nét văn hóa của cả người Chăm ở
Việt Nam nói chung. Từ đó, tạo được những hướng tích cực trong việc giữ gìn và
phát triển nền văn hóa bản địa của người Chăm người Chăm Bàlamôn nói riêng và
dân tộc Việt Nam nói chung. Không những thế mà còn góp phần tạo nên những tài
kiệu quý báu trong việc tìm hiểu về người Chăm ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT
NAM
Người
Chăm là một trong các dân tộc ở Việt Nam có một nền văn hóa, văn minh phát triển
rực rỡ và đặc sắc. Tiếng nói của họ được nhà ngôn ngữ xếp vào ngữ hệ Nam đảo
cùng nhóm ngôn ngữ với các dân tộc Êđê, Raglai, Churu, Jarai. Đây là cư dân bản
địa thuộc loại hình nhân chủng Indonesian có truyền thống canh tác nông nghiệp
lúa nước với trình độ phát triển cao và đã định cư lâu đời dọc theo đồng bằng
duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay.
Chăm là tên một nhóm dân cư, trước kia là thần dân
vương quốc Chiêm Thành (Campa, Champa, hay Chăm Pa) cũ, đã có mặt từ lâu đời tại
miền Trung trước khi người Kinh đến đây lập nghiệp. Trước khi đi vào chi tiết,
tưởng cũng nên phân biệt người Chăm và người Chămpa. Chăm là nhóm dân cư gốc
Nam Đảo (malayo-polynésien) sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải miền
Trung, Chămpa là toàn thể các nhóm dân cư thuộc vương quốc Chiêm Thành cũ gồm cả
người Chăm đồng bằng lẫn người Thượng (gốc Nam Đảo hoặc Môn Khmer), sinh sống rải
rác trên các vùng rừng núi phía Tây dãy Trường Sơn, hay Tây Nguyên.
Champa là tên một loài hoa màu trắng hồng nhạt, hay trắng
vàng nhạt, có hương thơm ngào ngạt có thể tìm thấy tại khắp nơi trên duyên hải
miền Trung. Người Việt gọi là hoa sứ, tên khoa học là Michelia Champaca Linn.
Không biết người Champa đã chọn loài hoa sứ này đặt tên cho xứ sở mình từ hồi
nào, nhưng chữ Champa đã được tìm thấy trên một bia ký có từ thế kỷ thứ 6 tại Mỹ
Sơn, viết bằng chữ Phạn (sanscrit). Trước đó, trong bộ Geographica năm 150 sau
công nguyên, Claudius Ptolémée (90-168), nhà địa lý gốc Hy Lạp và là sứ giả của
hoàng đế La Mã Marc-Aurèle Antonin tại Alexandrie (Ai Cập), đã có lần nói tới một
xứ tên Zamba trên vùng Viễn Đông. Sách Tân Đường thư, do Âu Dương Tu và Tổng Kỳ
biên soạn thế kỷ 10, phiên âm là Chiêm Bà khi nói về Hoàn Vương Quốc (vương quốc
Lâm Ấp cũ). Về sau Champa được người Việt biết qua tên phiên âm Hoa ngữ là
Chiêm Thành (Tchan-tcheng).
Trước kia người Việt gọi cộng đồng người Chăm là
Chiêm, Chàm, Hời… Những danh xưng này được đọc theo cách viết của người Trung
Hoa, hay theo cách phát âm của người miền Trung, do đó không phản ánh trung thực
danh xưng chính xác của người Chăm hiện nay.
Chiêm là
tên gọi những cư dân sinh sống trên lãnh thổ Chiêm Thành; danh xưng Chiêm thỉnh
thoảng vẫn được nhắc nhở trong sử sách và tài liệu nghiên cứu, ngoài dân gian
ít ai nói tới.
Chàm là cách đọc trại đi từ chữ Champa; danh xưng Chàm
hiện còn rất thông dụng trong dân gian, một vài địa danh còn giữ chữ Chàm kèm
theo như Cù Lao Chàm tại Quảng Nam, Tháp Chàm tại Phan Rang, quận Phan Lý Chàm,
xã Ma Lâm Chàm tại Bình Thuận… Trong nước, những nhà dân tộc học đã thay chữ
Chàm bằng danh xưng Chăm từ lâu; điều này đã làm hài lòng cộng đồng người Chăm
tại cả Thuận Hải lẫn Châu Đốc, vì là cách gọi đúng nhất theo lối phát âm từ chữ
Chăm-pa. Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, người chỉ thấy chữ này xuất hiện một
vài lần trong tập thơ Điêu Tàn, năm 1937, của Chế Lan Viên. Hời là cách đọc trại
đi từ chữ Hroi (H’roi hay Hờ Roi), tên của một bộ lạc sơn cước sinh sống trên
vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Người Hroi
thật ra cũng là người Chămpa, vì trước kia là thần dân của vương quốc Chiêm
Thành cũ di tản lên Tây Nguyên tránh loạn rồi định cư luôn tại đây, họ vẫn còn
giữ ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của người Chăm đồng bằng trong những
sinh hoạt thường nhật. Ngoài ra còn phải kể thêm những nhóm Bahnar Chăm,
Bru-Vân Kiều, Kaho, Raglai, Rhadé, Djarai, Stiêng, Churu v.v…, tất cả đều là thần
dân của vương quốc Chiêm Thành cũ di tản lên cao nguyên trong những giai đoạn
loạn lạc rồi ở luôn tại đây.
Trên khắp cao nguyên, những nhóm người mới hòa nhập và
pha trộn với các nhóm người cũ tạo thành những sắc dân hỗn hợp mang hai dòng
máu Chăm-Thượng trong những thời điểm khác nhau. Người Chăm lai Thượng gọi là
Chăm Pal, nhưng người Việt ít biết đến tên này. Vì không có truyền thống đặt
tên cho từng nhóm người, dân chúng gốc Kinh gọi chung tất cả những cư dân sinh
sống trên miền núi phía Tây là người Hroi, sau đó biến âm thành người Hời.
Do biến cố lịch sử thường xuyên xãy ra đối với quá
trình hình thành và phát triển tộc người, ngày nay địa bàn cư trú của dân tộc
Chăm có khuynh hướng phân tán thành nhiều khu vực khác nhau. Theo Tổng cục thống
kê Việt Nam, dân số người Chăm ở Việt Nam có khoảng 132.873 người, phân bố ở
các khu vực thuộc các tỉnh thành khác nhau. Khu vực Cam Hroi tập trung sinh sống
ở các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Dak Lak… Khu vực Cam
Klak tập trung sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng… Khu vực Cam
Birau tập trung sinh sống ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh
và một số ít ở các tỉnh khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà
Vinh, Đồng Tháp …
Trong ba khu vực vừa nêu trên, khu vực Cam
Klak thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng là nơi cộng đồng tộc người
Chăm tập trung sinh sống đông nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 65,26%. Đồng thời, đây
cũng là nơi còn bảo lưu nhiều di tích văn hóa lịch sử gắn liền với văn minh
Champa.
Riêng ở tỉnh Ninh Thuận, cộng đồng Urang
Cam Klak ngày nay phân hóa thành 4 nhóm: Nhóm cộng đồng Cam Awal, Cam Ahier,
Cam Angaok, Cam Jawa.
Nhóm cộng đồng Cam Awal là nhóm cộng đồng
chịu ảnh hưởng sâu đậm lễ nghi của Hồi giáo nên khi chết họ đưa thi hài (atau)
đi chôn (dar). Sau đó, họ thực hiện các nghi lễ Padhi để tiễn người chết về với
tổ tiên (nao taom muk nao toam akei).
Nơi chôn người chết của Cam Awal gọi là Ghur. Mỗi một Ghur có hai patau kut hay
còn gọi patau ghur.
Ngược lại với nhóm cộng đồng Cam Awal,
nhóm cộng đồng Cam Ahier là nhóm cộng đồng chịu ảnh hưởng sâu đậm lễ nghi của
Balamon giáo nên khi chết họ đưa thi hài (atau) đi hỏa thiêu (cuh). Sau đó, họ
lấy 9 mãnh xương tráng cho vào một chiếc hộp làm bằng chất liệu vàng, bạc hoặc
đồng gọi là Klong để thực hiện các nghi lễ Padhi và cuối cùng đưa các mãnh
xương này đi chôn (ba talang tama Kut) để tiễn người chết về với tổ tiên (nao
taom muk nao toam akei). Nơi chôn người
chết của Cam Ahier gọi là Kut. Mỗi một Kut người ta đặt một dãy các phiến đá gọi
là Patau Kut.
Vì trong khuôn khổ giới hạn bài báo cáo,
nên chúng tôi chủ yếu tập trung giới thiệu những vấn đề liên quan đến Kut của
nhóm cộng đồng Cam Ahier ở Ninh Thuận là chính.
Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu
hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. ở những vùng
theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được
đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia
đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị
tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê-đê. Về sau thị tộc Cau
biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng
lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng
đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã
hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội ấn Ðộ cổ đại. Họ có
những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan
hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...
- Trong cưới
xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến
ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái
lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân.
- Ma chay:
Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và
hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bàlamôn thường hoả táng theo giáo luật, còn các
nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn
cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ.
- Nhà mới:
Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi
lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng
phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất
ngôi nhà.
- Lễ tết:
Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai
mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn
nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng
mười âm lịch.
- Lịch:
Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.
- Học: Dân
tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ
Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này
còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền
nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo.
- Văn nghệ:
Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân
ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt
ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy
trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp.
Khi nói về tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc
này, nhiều người trong chúng ta xác nhận rằng: tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng
cư dân Chăm có một sắc thái riêng, rất đa dạng và phong phú, ngoài sự kết hợp
hài hòa giữa Ấn Độ giáo với tín ngưỡng dân gian và lễ hội truyền thống mang
tính bản địa của dân tộc Chăm, theo đó tính vượt trội của yếu tố dân tộc bao giờ
cũng lớn hơn và mang tính bền vững hơn trong đời sống – xã hội của cộng đồng.
Như đã nói, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng
đồng cư dân Chăm có một sắc thái riêng, theo đó tính vượt trội của yếu tố dân tộc
bao giờ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, một vấn đề khác nữa là nét đặc thù của dân tộc
này còn có một đặc điểm mang tính nguồn gốc, được phỏng theo yếu tố tôn giáo mà
xã hội loài người đã chia cộng đồng dân tộc Chăm thành bốn nhóm tín ngưỡng –
tôn giáo khác nhau.
Nhóm thứ nhất, là tín ngưỡng – tôn giáo bản
địa cổ Bà la môn, còn gọi là Bà Chăm. Nhóm này, cư trú ở hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận, thuộc vùng Cực Nam, Trung bộ, với khoảng 46.000 người;
Nhóm thứ hai, là Chăm Bàni, còn gọi là đạo
Bàni hoặc Hồi giáo Bàni. Nhóm này, hiện cư trú tại ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
và Bình Phước, với khoảng 39.500 người;
Nhóm thứ ba, là người Chăm theo tín ngưỡng
Islam, gọi là Chăm Islam hoặc Hồi giáo Islam (đạo Islam). Nhóm này, hiện cư trú
ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ, bao gồm các tỉnh: Tây Ninh, Đồng Nai,
Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang và
tập trung chủ yếu ở tỉnh An Giang, với khoảng 25.700 người – trong đó An Giang
là 12.700 người;
Nhóm thứ tư, là cộng đồng người Chăm không
theo tín ngưỡng, tôn giáo nào, còn gọi là Chăm Roi. Cư ngụ ở các tỉnh: Phú Yên,
Bình Định và Đắc Lắc, với khoảng 18.400 người.
Như đã nói ở phần I trên đây, cộng đồng đồng
bào Chăm ở Việt Nam ngoài tín ngưỡng – tôn giáo bản địa cổ Bà la môn, còn chịu ảnh
hưởng một số tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới. Khi nói về tín ngưỡng – tôn
giáo của cộng đồng cư dân Chăm, các nhà quản lí chỉ “nhìn nhận” Chăm Bàni và
Chăm Islam. Điều đó hoàn toàn đúng và không có vấn đề gì bàn cãi nữa. Tuy
nhiên, đối với tín ngưỡng – tôn giáo bản địa cổ Bà la môn có một số người mà
trước hết là các nhà quản lí cho rằng đó không phải là một hình thức tôn giáo,
vì rằng nếu là một tín ngưỡng – tôn giáo thì nó phải hội đủ bốn điều kiện, yếu
tố, sau:
Phải có Giáo chủ
– người đứng đầu.
Phải có hệ thống
tín lí và luật lệ.
Phải có cơ sở
thờ cúng.
Phải có người
hướng dẫn việc đạo (chức sắc, giáo sĩ) và tín đồ.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu lĩnh vực tín
ngưỡng – tôn giáo, chúng ta không thể không công nhận một thực tế khách quan rằng:
Lịch sử hình thành và phát triển tôn giáo nói chung và một tôn giáo cụ thể nào
đó bao giờ cũng gắn với quá trình vận động, biến đổi và phát triển của lịch sử
xã hội (tức xã hội nào, tôn giáo đó). Theo đó, nó chỉ ra tín ngưỡng – tôn giáo
cũng hình thành qua các thời kì, từ hình thái tôn giáo sơ khai (tôn giáo chưa
hoàn chỉnh), nó mới phát triển thành một tôn giáo hoàn chỉnh (tôn giáo có tổ chức).
Vì vậy, trong nghiên cứu về tín ngưỡng –
tôn giáo bản địa cổ Bà la môn của cộng đồng cư dân Chăm ở nước ta, thì nền tín
ngưỡng đó có nguồn gốc và đã từng chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng Bà la môn giáo Ấn
Độ xưa, với những yếu tố sau đây: Như đã nghiên cứu, nước Chămpa xưa chịu ảnh
hưởng sâu đậm của ba nền văn minh lớn Án Độ, Trung Hoa và Ả Rập. Đồng thời, chịu
tác động nhiều mặt của ba nền tín ngưỡng – tôn giáo, là: Bà la môn giáo (Ấn Độ),
Phật giáo và Hồi giáo: Đồng bào Chăm ở nước ta cũng có truyền thống cùng thờ
chung hoặc riêng 3 vị thần linh có nguồn gốc Bà la môn giáo Ấn Độ. Với hệ thống
tín ngưỡng của con người cổ xưa: Tín ngưỡng vật linh và tín ngưỡng đa thần; đạo
Bà la môn nó mang tính đẳng cấp, phù hợp với chế độ phong kiến của vua chúa
Chăm pa xưa; là cư dân của một nước nông nghiệp nên có quan niệm mọi vật đều có
“linh hồn”. Do đó, mới sản sinh ra nhiều phong tục, lễ hội, như lễ Cầu Đảo, lễ
Chặn nước đầu nguồn, lễ Cầu yên… Và trong gia đình có truyền thống thờ chiếc
Atâu – biểu tượng cho linh hồn tổ tiên dòng họ mẹ.
Ngoài ba vấn đề có tính nguồn gốc trên,
tín ngưỡng cổ Bà la môn của cộng đồng cư dân Chăm có yếu tố quan trọng được mô
phỏng từ giáo lí của Ấn Độ giáo, là: thần tượng con bò đực (Nandin) và đề cao
luật nhân quả, thuyết luân hồi.
Khi nghiên cứu tín ngưỡng – tôn giáo của cư dân Chăm,
vấn đề trước hết là cần xác định thuật ngữ về tín ngưỡng – tôn giáo Chăm thì mới
có thể nhận ra bản chất của nó. Như đã nói, nước Chămpa thời cổ đại đã chịu ảnh
hưởng của ba nền văn minh lớn của thế giới và chịu tác động của ba nền tôn giáo
lớn (Bà la môn giáo – Ấn Độ, Phật giáo và Hồi giáo). Tuy nhiên, cho mãi tới khi
nước Chiêm Thành suy vong thì mới nổi lên sự tranh giành ảnh hưởng của hai luồng
tín ngưỡng Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Từ sự tranh giành ảnh hưởng này, nó đã dẫn tới
sự phân hóa trong cộng đồng cư dân Chăm. Vì vậy, để giải quyết sự phân hóa đó
con người đã dùng quan niệm “lưỡng hợp” bằng phương pháp lập hai nhóm cộng đồng,
là: Cộng đồng Jat – Ahier và cộng đồng Awal (Ahier là biểu tượng dương tính,
Awal là biểu tượng về âm tính). Ahier và Awal luôn luôn có mối quan hệ và tác động
lẫn nhau, là biểu hiện sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Vì vậy, trong nghiên cứu tín ngưỡng – tôn
giáo của cư dân Chăm phải làm rõ hai việc khác nhau. Một mặt, phải xác định tín
ngưỡng – tôn giáo của người Chăm; Mặt mữa, khi nói về cộng đồng Chăm Bà la môn
hoặc Chăm Bàni thì phải chỉ ra và làm rõ bản chất của hai cộng đồng này, đó là:
thứ nhất, Nhóm cộng đồng Chăm nguyên gốc (Chăm Jat – Ahier); thứ hai, nhóm cộng
đồng Chăm đã biến đổi từ nhóm cộng đồng gốc (Chăm Bà ni – Awal). Điều đó có
nghĩa là, dù Bà Chăm hay Chăm Bàni đều xuất phát từ một nguồn gốc. Vì vậy, dù
ngày nay có sự khác nhau, nhưng sự khác biệt đó chỉ là sự khác biệt trong vai
trò phụng sự Yang hoặc Awluah mà thôi. Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận hình thức
tín ngưỡng – tôn giáo bản địa cổ Bà la môn là một tín ngưỡng – tôn giáo của cộng
đồng Chăm nguyên gốc, tức Bà la môn hay còn gọi là Bà Chăm.
CHƯƠNG II : LỄ KATE CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN
2.1. Nguồn
gốc và ý nghĩa.
Cho đến ngày nay, dù trải qua bao biến cố
thăng trầm lịch sử. Người Chăm tại Ninh Thuận vẫn gìn giữ trọn vẹn nét đặc sắc
lễ hội Kate. Một lễ hội mang dấu ấn đậm nét của nền văn hóa tín ngưỡng Chăm sau
hàng trăm hình thành.
Dựa theo từ điển của E. Aymonier – A.
Cabaton, Kate là danh từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu (Hindu giáo) và từ
kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ. Ý nghĩa của từ Kate này được dịch theo
nghĩa hẹp là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm. Tuy nhiên, một điều chú ý ở đây là Ấn
Độ không có tục lễ cúng này.
Ngoài ý nghĩa được dịch theo từ Kate của
Hindu và Ấn Độ, Kate còn có ý nghĩa chung rộng hơn là một lễ tưởng nhớ tổ tiên,
một số vị thần linh, một số vua chúa và các nhân vật có công với đất nước và
dân tộc. Ý nghĩa này được thể hiện rõ qua nội dung tổ chức lễ hội kate theo văn
bản chữ Chăm (akkar thrah) bao gồm: kinh hành lễ Kate (danak ngap yang Kate),
bài thánh ca của các vị thần (damnây dom po yang) và những lời cầu nguyện của
người tham dự lễ (panuec alankar po yang).
Từ những điều lý giải trên, ta có thể kết
luận Kate là một nghi lễ có nguồn gốc bản địa (tín ngưỡng địa phương) mang bản
sắc riêng của Champa xưa. Tuy nhiên, về sau lễ hội Kate có một số yếu tố ảnh hưởng
của nền văn minh Ấn Độ và Hồi giáo. Minh chứng cho chúng ta thấy rõ, tuy ba cộng
đồng tôn giáo Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam đều có chung một lễ nghi, lễ
tục ban đầu. Tuy nhiên, về sau khi chịu sự ảnh hưởng từ Hồi giáo và Ấn giáo nên
có sự khác biệt theo tín ngưỡng và lễ cúng riêng.
Lễ hội Kate của người Chăm xuất hiện khi
nào?
Nếu để chọn một khoảng thời gian chính xác
để nói về sự ra đời và hình thành của lễ hội Kate thì thật khó, vì chiến tranh
giữa vương quốc Champa với các triều đại phong kiến Việt Nam đã hủy hoại rất
nhiều tài liệu.
Để xác định rõ hơn mốc thời gian và quá
trình hình thành nên lễ hội Kate ta có thể nhìn nhận lại quá trình lịch sử từ
thế kỷ II đến thế kỷ XII khi Champa còn là một vương quốc thịnh vượng. Đáng nói
hơn, đây là giai đoạn mà Ấn độ giáo du nhập vào và phát triển mạnh mẽ tại
Champa. Sự du nhập này đã hình thành nên các nghi lễ cúng tế của người Chăm
trong những sự kiện quan trọng như hoàn thiện công trình đền tháp, thu hoạch
mùa màng, đánh thắng trận, đăng cơ của vua chúa… Tuy nhiên, thời kỳ này cũng
chưa có một minh chứng nào cụ thể nói về sự hình thành của lễ hội Kate. Đa phần
chỉ nói về những lễ nghi, lễ tục, nghi thức thờ cúng trong những dịp trọng đại.
Mãi cho đến thế kỷ XV (1471), khi thủ đô
Vijaya (Bình Định) bị suy tàn, đánh dấu cho nền văn minh Champa đã sụp đổ, kéo
theo đó là ảnh hưởng của Ấn Độ giáo cũng đi xuống và nhường chỗ lại cho Hồi
giáo. Dựa theo nhiều ghi chép về tiếng Phạn trên các bia ký và tài liệu của
Champa trong giai đoạn này. Hồi giáo đã bắt đầu phát triển mạnh và ảnh hưởng ở
phía Nam Champa, vùng Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận nay) và đã xác lập một
nền văn minh mới. Tuy phát triển cực thịnh nhưng nền văn minh này còn lưu giữ lại
một số tàn dư của Ấn Độ giáo kết hợp với những tín ngưỡng địa phương. Cũng từ
đây, các tín ngưỡng thờ cúng trong Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa
phương đã dần hình thành nên nghi thức cúng tế thường niên vào tháng 7 lịch
Chăm.
Sau quá trình du nhập và phát triển của Hồi
giáo vào thế kỷ XV tại xứ Panduranga. Một nghi thức cúng tế, kèm theo đó là các
lễ nghi, lễ tục đã hình thành theo phương thức mới bao gồm các tín ngưỡng của Ấn
Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương. Để minh chứng cho điều này, ta có
thể thấy rất rõ, trong lễ hội Kate có chứa đựng các yếu tố: Ấn Độ giáo (tục
cúng tế đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ (Basaih) và lời văn cúng tế thền
Siva (Po Ginuer Mantri) của Chăm Aheir), Hồi giáo (cúng tế tượng thần Poklong
Grai và Po Rome có đội một loại mũ hình ống). Và có lẽ, lễ hội Kate có thể hình
thành trong giai đoạn này với các yếu tố rõ nét và riêng biệt nhất định.
Thông qua những điều trên, ta có thể nhận
định rằng: Lễ hội Kate được hình thành trên những nền tảng về tục cúng lễ và
tín ngưỡng của Ấn Độ giáo từ thế kỷ II đến thế kỷ II. Về sau, nó được lan tỏa
và hình thành nên lễ hội khi có sự ảnh hưởng và dung hòa của Hồi giáo từ thế kỷ
XV và tín ngưỡng địa phương.
Ai là chủ nhân chính trong việc tổ chức lễ
hội Kate?
Trong suốt tiến trình lịch sử được tiếp biến
bao tín ngưỡng, tôn giáo từ bên ngoài vào. Người Chăm đã có sự phân chia cộng đồng
về mỗi tín ngưỡng tôn giáo nhất định. Cụ thể bao gồm Chăm theo Hồi giáo, Chăm
theo Ấn giáo, Chăm theo Hồi giáo truyền thống, Chăm Thiên chúa giáo và Chăm Tin
lành. Tuy nhiên, đến ngày nay chỉ còn hai bộ phận chính là Chăm Ahier theo tôn
giáo Bà La Môn và Chăm Awal theo tôn giáo Bà Ni.
Theo đó, Chăm Ahier theo tôn giáo Bà La
Môn nổi bật với lễ hội Kate còn Chăm Awal theo tôn giáo Bà Ni thì nổi bật với lễ
hội Ramưwan. Hai cộng đồng dân tộc Chăm này tuy tách rời nhau về các phong tục,
tập quán tín ngưỡng nhưng vẫn thường xuyên liên hệ qua lại với nhau khi các lễ
hội, lễ tục của dân tộc mình được diễn ra. Điều này thông qua sự kính viếng,
dâng kính lễ vật để cầu an và tham gia trực tiếp vào lễ hội. Chính vì thế, mà lễ
hội của cộng đồng nào thì cộng đồng đó là người chủ trì buổi lễ trong suốt quá
trình diễn ra. Tuy nhiên, đối với lễ hội Kate của người Chăm thì còn có sự góp
mặt của một dân tộc nữa có vai trò quan trọng, đó là cộng đồng người Raglai.
Nhắc đến bộ phận người tham gia trực tiếp
vào lễ hội Kate, ngoài bộ phận người Chăm Awal đến tham viếng và dâng kính lễ hội.
Bộ phận người Raglai là bộ phận đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên
tính thành công của lễ hội. Bởi lẽ, chính người Raglai là người giữ những đồ vật
quan trọng của vua chúa như áo, váy, khăn mão, còng tay, hoa tai, cùng với đó
là các đồ vật cúng lễ như tô, bát, chén… được làm bằng vàng và bạc. Ngoài ra,
những lễ vật cúng tế như trầu cau, đậu, dê, nếp… cũng đều do người Raglai chuẩn
bị.
Dựa theo tiến trình lịch sử và văn hóa của
tài liệu Chăm ghi chép. Theo đó, người Raglai là một bộ phận thần dân của
Champa xưa và người Raglai chính là người em út của người Chăm theo sự lưu truyền
trong tập quán mẫu huệ. Chính vì thế mà mối gắn kết giữa hai dân tộc chính là mối
gắn kết của chị em ruột chung một mẹ goi là Chăm sa – ai Raglai ader. Quan trọng
hơn nữa, trong tập quán mẫu hệ, người em út chính là người thừa kế tài sản, giữ
đồ gia bảo vả thờ phụng tổ tiên. Chính vì thế, mà hầu hết các đồ vật quan trọng
người Raglai đều lưu giữ và bảo quản hết.
Tóm lại, khi nói về tính chủ đích trong việc
tổ chức lễ hội kate thì người Chăm và người Raglai đóng vai trò quan trọng nhất
để quyết định tính thành công của lễ hội. Còn người Chăm Awal cũng như một số
tín đồ khác chỉ đóng vai trò đến tham gia và công hiến lễ vật để cầu nguyện chứ
họ không đứng ra tổ chức. Thế nhưng, nếu xét về phương diện văn hóa, lịch sử và
cộng đồng thì lễ hội Kate là di sản vắn hóa của cả chúng Champa vùng
Panduranga.
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Kate
Lễ hội kate của người Chăm tại Ninh Thuận
được diễn ra trong vòng 3 ngày. Thường được bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 theo lịch
Chăm (khoảng 25/9 – 5/10 dương lịch). Địa điểm được hơn để tổ chức là đền tháp
Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp Po Klaong Garai
(phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po Rome (thôn Hậu Sanh, xã
Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tỉnh Ninh Thuận.
Theo trình tự tổ chức của lễ hội, quy
trình được bắt từ từ đền tháp cho đến các làng xã và mỗi gia đình. Theo đó, tên
gọi của từng nơi tổ chức là: đền tháp (Bi môn, Ka lan), làng (Paley) và từng
gia đình (Nga wôm). Quy trình này được xem như một dòng chảy phong phú theo suốt
thời gian hàng ngàn năm nay.
2.2. Quá
trình tổ chức lễ hội Kate
Quá trình tổ chức lễ hội
Katê của người Chăm tại Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng
giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ. Thời gian diễn
ra lễ hội dễ kéo dài trong vòng ba ngày. Ngày đầu tiên sẽ diễn ra ở trên các đền
tháp, ngày thứ hai tại làng và ngày thứ ba là tại nhà.
• Trên đền tháp
Bắt đầu tiến hành nghi lễ
cúng tế trên đền tháp là sự chủ trì của thầy cả sư hay còn gọi là vị chủ lễ thực
hiện nghi thức đầu tiên trên đền tháp. Cùng với vị cả sư là thầy kéo đàn Kanhi
hát thánh ca, bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần, ông từ chủ trì lễ tắm tượng
cùng một số tu sĩ Bà la môn phụ lễ.
Các lễ vật dâng cúng Katê
tại đền tháp bao gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế ở tháp, 5 mâm cơm, canh
cúng với thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và hoa quả. Ngoài ra
còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè… Đây là những lễ vật được bay cúng trên
các tháp, riêng dưới chân tháp còn có hàng trăm mâm lễ vật khác cũng được bày
ra từ những người đi tham gia lễ.
Trình tự theo các bước,
nghi thức cúng tế sẽ được thực hiện theo quá trình như sau:
Đầu tiên là lễ đón rước y phục do người
em út Raglai đem từ trên núi xuống lên trên các đền tháp. Lễ rước y phục của vị
thánh mẫu Po Ina Nagar, buổi lễ thường được bắt từ 7 giờ sáng. Các đồ vật trong
lễ được đón rước một cách trang nghiêm và cẩn trọng trước khi thực hiện các
nghi lễ tiếp theo.
Tiếp theo là lễ mở cửa tháp diễn ra tại
3 đền tháp gồm tháp Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước),
tháp Po Klaong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po
Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước) tháp tại cụm tháp Po
Klaong Garai).
Sau lễ mở cửa tháp là lễ tắm tượng thần,
gọi theo tiếng Chăm là Manei yang, lễ mặc y phục cho tượng thần (Anguei khan aw
kapo) và cuối cùng là phần đại lễ (adaoh tama). Phần đại lễ thường bắt đầu từ
9h sáng kéo dài đến 11h trưa. Hầu hết, tất cả các lễ thực hiện tại đền tháp đều
diễn ra cùng thời gian và cùng địa điểm.
• Tại
làng và tại gia đình
Sau phần lễ cúng tế trên
các đền tháp là nghi thức cúng lễ tại làng. Song song trong nghi thức cúng lễ tại
làng này là phần hội. Để chuẩn bị cho phần lễ và phần hội tại làng, dân làng
phân công nhau quét dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị sân khấu,
sân bãi… Cùng thời gian đó một bộ phận khác lại chuẩn bị lễ vật cúng thần.
Nghi thức làm lễ tại làng
cũng được tổ chức trang trọng không kém gì như ở trên các đền tháp. Vì tín ngưỡng
là mỗi làng thờ một vị thần riêng nên trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ
không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng tôn vinh hoặc người có
uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông là người thay mặt cho dân làng
dâng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần sẽ phù hộ, độ trì ban phước lành cho
làng.
Khác với những nghi thức
trang trọng được tổ chức tại các đền tháp. Quá trình lễ diễn ra ở làng là lúc tổ
chức các hoạt động gắn kết cộng đồng như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi đội
nước, đá bóng, văn nghệ…
Kết thúc lễ Katê ở làng
là lễ Katê ở các gia đình. Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người
lớn tuổi trong tộc họ. Cũng như những ngày quan trọng trong văn hóa người của
người Việt, vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ để cầu
mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Không chỉ
vậy, đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng tổ tiên. Điều
đặc biệt, lễ kate tổ tại gia đình là khoảng thời gian sum hợp tràn ngập tiếng
cười.
2.3. Thời
gian và địa điểm tổ chức lễ hội Kate
Lễ hội kate của người
Chăm tại Ninh Thuận được diễn ra trong vòng 3 ngày. Thường được bắt đầu vào
ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 – 5/10 dương lịch). Địa điểm được
hơn để tổ chức là đền tháp Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước),
tháp Po Klaong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po
Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tỉnh Ninh Thuận.
Theo trình tự tổ chức của lễ hội, quy
trình được bắt từ từ đền tháp cho đến các làng xã và mỗi gia đình. Theo đó, tên
gọi của từng nơi tổ chức là: đền tháp (Bi môn, Ka lan), làng (Paley) và từng
gia đình (Nga wôm). Quy trình này được xem như một dòng chảy phong phú theo suốt
thời gian hàng ngàn năm nay.
CHƯƠNG
III: KẾT LUẬN
Cũng như các nghi thức và nghi lễ diễn
ra tại các đền tháp, các nghi thức làm lễ tại làng được tổ chức một cách trang
trọng. Bởi lẽ theo tín ngưỡng, mỗi làng thờ một vị thần riêng nên trong lễ cúng
tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng
tôn vinh hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông là người
thay mặt cho dân làng dâng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần sẽ phù hộ, độ
trì ban phước lành cho làng. Có một điều đáng nói trong ngày thứ ba của
lễ hội Kate này là có rất nhiều hoạt động gắn kết cộng đồng diễn ra. Nổi bật
trong số đó có thể kể đến như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi làm gốm (làng
Bàu Trúc) thi đội nước, đá bóng, đánh bóng chuyền, trình diễn văn nghệ…
Và quan trọng hơn, vào những ngày này, tất cả thành viên trong mỗi gia đình dù đi đâu, làm
gì, ở nơi nào cũng gác lại công việc để về sum họp bên gia đình. Trong từng
nghi thức và mỗi nghi lễ, ai ai cũng cầu nguyện thần linh phù hộ cho làm ăn
phát đạt, gặp nhiều may mắn. Quan trọng hơn, qua những ngày này, đây là dịp ông
bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng tổ tiên, yêu thêm nét văn hóa đậm đà bản
sắc của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Khamphaninhthuan.com
2.
Bài
viết được tổng hợp từ Sách Sakaya “Văn hóa Chăm – nghiên cứu và phê bình” –
NXB: Phụ nữ
3.
Những
vấn đề văn hóa –xã hội người Chăm ngày nay.( Nhà xuất bản trẻ)
4.
Hành
trình văn hóa Chăm (Nhà xuất bản dân tộc học)
5.
Văn
hóa Chăm nghiên cứu và phê bình. (Nhà xuất bản phụ nữ)
6.
Văn
hóa xã hội Chăm nghiên cứu và đối thoại. (Nhà xuất bản khoa học xã hội)
HÌNH ẢNH