Tiểu luận kết thúc môn: Lễ hội Ra Mư Van của người Chăm Awal ở Ninh Thuận, sv Nguyễn Hồng Thắm, k9_2019

 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINHKHOA 

VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

VĂN HÓA CHĂM

ĐỀ TÀI : LỄ HỘI RAMAWAN CỦA NGƯỜI CHĂM AWAL (CHĂM BÀ NI) Ở NINH THUẬN

 

 

GVHD : PGS.TS Phan Quốc Anh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Thắm

MSSV : D16DT028

Lớp : Văn hóa dân tộc thiểu số 9 

TPHCM, ngày 25 tháng 12 năm 2019

MỤC LỤC

 LỜI MỞ ĐẦU

 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHĂM AWAL Ở NINH THUẬN

1.1 Lịch sử tộc người

1.2 Môi trường cư trú

1.3 Hoạt động kinh tế

1.4 Văn hóa đảm bảo đời sống

  1.4.1 Nhà ở

  1.4.2 Trang phục

  1.4.3 Ẩm thực

  1.4.4 Y học dân gian

1.5 Văn hóa ứng xử cộng đồng

1.5.1 Hình thái cư trú

1.5.2 Gia đình và hình thái gia đình

1.5.3 Dòng họ, buôn làng

1.5.4 Nghi lễ vòng đời

1.6 Tôn giáo tín ngưỡng

CHƯƠNG II. LỄ HỘI RAMAWAN CỦA NGƯỜI CHĂM AWAL Ở NINH THUẬN

  2.1 Nguồn gốc và thời gian diễn ra lễ hội

  2.2 Phần lễ trước khi vào lễ Ramawan

   2.2.1 Lễ Nao ghur (lễ tảo mộ)

   2.2.2 Lễ Éw muk kei (cúng gia tiên)

  2.3 Phần hội trong lễ hội Ramawan

  2.4 Phần lễ chính của lễ hội Ramwan : Hành lễ Ramawan trong thánh đường

2.4.1 Lễ tẩy thể tu sĩ Acar

2.4.2 Đánh trống và gọi lễ (ataong hagar)

2.4.3 Lễ đọc kinh (terawah)

2.4.4 Lễ kết thúc Ramawan

2.5 Một số tiểu lễ khác trong lễ hội Ramawan

 2.5.1 Lễ ngày thứ Sáu

   2.5.2 Lễ kinh vào ngày thứ Năm

   2.5.3 Lễ muk trun, ong trun

  2.6 Cơ cấu lễ hội Ramawan

  2.7 Ý nghĩa lễ hội Ramawan

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 LỜI MỞ ĐẦU

  Nếu như Kate là lễ hội của người Chăm Ahier được coi như lễ tết của cộng đồng người Chăm ảnh hưởng Bà La môn giáo thì Ramawan là lễ tết của cộng đồng người Chăm Awal (Bàni) ảnh hưởng Hồi giáo. Cũng như Kate, khi Ramawan bắt đầu là lúc các chức sắc chuẩn bị kinh kệ, trang phục và các dụng cụ làm lễ. Phụ nữ thì mua sắm nguyên liệu để chuẩn bị làm bánh trái, lễ vật và may sắm trang phục mới cho trẻ em. Tất cả tạo nên một không khí tràn đầy sôi động. Ramawan (hay Ramânvan, Ramadan) là lễ hội có nguồn gốc từ lễ tháng chay “Ramadan” của người Hồi giáo được tổ chức vào tháng 9 Hồi lịch hàng năm. Đây không chỉ là tháng chay niệm của người Chăm Awal (Chăm Bàni) và người Chăm Islam ở Ninh Thuận nói riêng mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, người Chăm Awal và Islam ở Ninh Thuận đã tiếp thu rồi bản địa Hồi giáo và biến tháng chay tịnh “Ramadan” thành một lễ hội đặc sắc của cộng đồng mình với những nét riêng biệt. Theo đó hàng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 Hồi lịch, tất cả các làng Chăm Bàni và Islam náo nức chuẩn bị cho mùa lễ hội Ramawan. Các chức sắc chuẩn bị kinh kệ, trang phục và các công cụ làm lễ. Phụ nữ mua sắm nguyên liệu chuẩn bị để làm bánh trái, lễ vật và may sắm trang phục mới cho trẻ em. Có thể nói lễ hội Ramawan đã trở thành một lễ hội truyền thống của người Chăm Awal ở Ninh Thuận và đây là dịp sinh hoạt cộng đồng của người Chăm Awal.

 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHĂM AWAL Ở NINH THUẬN

1.1 Lịch sử tộc người - tộc danh

  Theo ghi chép của Tống sử, từ thế kỷ 10 đạo Hồi đã được truyền vào Chăm Pa, tuy nhiên từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 đạo Hồi vẫn chưa phải là tôn giáo chính thống, từ sau khi Chăm Pa suy vong, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống là đạo Bà La Môn để theo Hồi giáo, từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng người Chăm và chính từ thời điểm này, sự giao hòa giữa đạo Hồi và đạo Bà La Môn với tín ngưỡng dân gian và các Tục lệ mà người Chăm đã hình thành ra một hệ phái tín ngưỡng tôn giáo mới của người Chăm, đó là phái Bàni.                   Người Chăm Awal thuộc ngữ hệ Nam Đảo của nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesia.

1.2 Môi trường cư trú

  Người Chăm Awal ở Ninh Thuận cư trú ở các thôn như : Phước Nhơn, An Nhơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải), Thành Tín (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước), Phú Nhuận (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước), Văn Lâm (huyện Thuận Nam), thôn Lương Tri (huyện Ninh Sơn). Người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận có khoảng 72.000 người. Người Chăm Awal có khảng 17.000 người.

1.3 Hoạt động kinh tế

  Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm Awal ở Ninh Thuận là hoạt động nông nghiệp trồng trọt (lúa, bông, nho,..), chăn nuôi (cừu, dê,...). Ngoài ra còn có nghề thủ công truyền thống như làm gốm, nghề dệt và các hình thức trao đổi buôn bán khác.

1.4 Văn hóa đảm bảo đời sống

1.4.1 Nhà ở :

 Kiến trúc nhà trình tường, bao giờ cũng có 4 mái, 2 mái chính và 2 mái phụ được trét bằng đất sét với rơm. Nhà ở hiện nay được thay bằng nhà xây mái ngói hoặc tôn.

  1.4.2 Trang phục :

            Nữ : Áo dài bít tà, mặc chui đầu, một lỗ chui và hai ống tay. Cổ áo thường khoét lỗ hình tròn hoặc hình trái tim.Ngoài ra còn có khăn đội đầu được dệt bằng vải thô màu trắng, xanh, đó, vàng,...

            Nam : Áo ngắn, được may ghép với 6 mảnh vải. Cổ áo thường là cổ con, tròn đứng, ôm sát cổ.

            Trang phục chức sắc Chăm Awal : Mỗi tầng lớp chức sắc sẽ có sắc phục riêng và mỗi cấp bận sẽ được thể hiện qua các chi tiết của trang phục. Chủ yếu là áo dài trắng, mặc váy, buộc dây lưng và có khăn đội đầu.

  1.4.3 Ẩm thực :

Văn hóa ẩm thực của người Chăm Awal cũng khá độc đáo, các món ăn chế biến từ các loại nông sản do người dân tự sản xuất và đánh bắt. Ví dụ như các món ăn chế biến từ gạo có bánh gừng và bánh tét,... Điểm lưu ý trong văn hóa ẩm thực của người Chăm Awal là họ không dùng thịt heo.

  1.4.4 Y học dân gian :

Chữa bệnh bằng nghi lễ và y học cổ truyền

1.5 Văn hóa ứng xử cộng đồng

1.5.1 Hình thái cư trú

  Người Chăm Awal ở Ninh Thuận cư trú ở đồng bằng. Đơn vị cư trú là Plei. Plei Chăm thường tọa lạc trên một khu đất cao hoặc vùng gò đồi.

 Mỗi Plei cách nhau một cánh đồng hoặc một con mương, con đường. Khuôn viêc các Plei đa số có dạng hình tròn, xung quanh là đồng ruộng. Mỗi Plei có từ 70 - 100 hộ gia đình.

1.5.2 Gia đình và hình thái gia đình

  Người Chăm Awal thuộc gia đìng mẫu hệ. Tồn tại một hình thái đại gia đình. Gia đình bị chi phối bởi các luật tục của cộng đồng.

1.5.3 Dòng họ, buôn làng

  Người Chăm Awal ở Ninh Thuận có quan hệ quyết thống theo dòng họ mẹ. Dòng họ của người Chăm Awal là ghuh. Ngày xưa họ cả họ được gắn theo tôn giáo, con cái sinh ra không nhất thiết phải theo họ mẹ

  Người Chăm Awal gọi làng là palei, mỗi palei đều có tên tiếng Chăm riêng. Người Chăm Awal ở Ninh Thuận sống ở 6 Palei trong đó có Palei sống xen với người Chăm Islam.

1.5.4 Nghi lễ vòng đời

  Nghi lễ trong giai đoạn sinh

   - Kiêng cử khi mang thai

   - Những lễ khi sinh

   - Lễ đặt tên

  Nghi lễ trong giao đoạn trưởng thành :

   - Lễ cấm phòng cho các thiếu nữ

   - Lễ cắt da qui đầu cho nam

   - Hôn nhân

  Nghi lễ trong giai đoạn tử :

   - Lễ tang

   - Lễ chôn

   - Lễ tảo mộ

1.6 Tôn giáo - tín ngưỡng

Tín ngưỡng thờ nữ thần Yang Po Inư Nagar

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở các khu mộ với các biêu tượng đá “ghuh”.

Tôn giáo :

 Người Chăm Awal theo Hồi giáo. Ở Ninh Thuận có khoảng 17 nghìn người. Hồi giáo vào cộng đồng người Chăm từ sau thế kỉ X. Trước đó họ vẫn theo Bà La Môn.

Hiện nay người Chăm Awal ở Ninh Thuận có cơ sở tôn giáo là “thánh đường”, gồm 7 thánh đường. Thánh đường Bà Ni là một ngôi nhà lớn nằm trong một khuôn viên được bao bọc bằng những tường rào.

Hệ thống chức sắc Awal gồm : Thầy Char, Chức Khotip, Chức Imâm, Thầy cả Po grù là chức vụ cao nhất và duy nhất trong một thôn hay một thánh đường người Chăm Awal.

Lễ hội Ramawan là một lễ hội từ Hồi giáo của người Chăm Awal.

 CHƯƠNG II. LỄ HỘI RAMAWAN CỦA NGƯỜI CHĂM AWAL Ở NINH THUẬN

  2.1 Nguồn gốc và thời gian diễn ra lễ hội

    Ramawan (hay Ramânvan, Ramadan) là lễ hội có nguồn gốc từ lễ tháng chay “Ramadan” của người Hồi giáo được tổ chức vào tháng 9 Hồi lịch hàng năm. Đây không chỉ là tháng chay niệm của người Chăm Awal (Chăm Bàni) và người Chăm Islam ở Ninh Thuận nói riêng mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, người Chăm Awal và Islam ở Ninh Thuận đã tiếp thu rồi bản địa Hồi giáo và biến tháng chay tịnh “Ramadan” thành một lễ hội đặc sắc của cộng đồng mình với những nét riêng biệt. Đây là lễ nghi lớn nhất trong hệ thống lễ nghi ở thánh đường Chăm Awal.

   Ramawan (hay Ramânvan, Ramadan) là lễ hội có nguồn gốc từ lễ tháng chay “Ramadan” của người Hồi giáo được tổ chức vào tháng 9 Hồi lịch hàng năm. Lễ Ramawan diễn ra trong thời gian một tháng. Trước khi vào lễ họ thường tổ chức lễ hội trong ba ngày đầu. Lễ hội diễn ra ba phần : Nao ghur (lễ tảo mộ), Éw muk kei (lễ cúng gia tiên) và Po Acar tama aek (tu sĩ vào lễ chay niệm ở thánh đường).

  2.2 Phần lễ trước khi vào lễ hội Ramawan

   2.2.1 Lễ Nao ghur (lễ tảo mộ) :

Trước khi bước vào lễ Ramawan chính thức, người Chăm tổ chức đi tảo mộ gọi là “Nao ghur” thành từng tộc họ, từng làng Palei. Lễ cúng mộ do tu sĩ Po Acar hoặc những đàn ông biết chữ Chăm thuộc vài đoạn kinh Koran thực hiện. Đây là lễ khởi đầu của mùa lễ Ramawan thường tổ chức vào cuối tháng 8 hồi lịch.

 Lễ tảo mộ được thực hiện ở nghĩa địa. Theo đó, người Chăm Hồi giáo Bàni (Awal) khi chết đi được chôn trong nghĩa địa gọi là Kabur rak (Ghur). Kabur là những ngôi mộ, mỗi dòng tộc được địa phương phân cho một khoảng đất trong nghĩa địa để chôn cất người thân khi qua đời. Trầu cau là thứ được làm lễ vật dâng cúng trong lễ Ramawan.Vào những ngày lễ trọng tâm trong một năm như Ramawan, các thành viên trong dòng tộc trở lại thăm viếng, chăm sóc phần mộ của thân nhân và cung kính mời gọi vong linh về nhà an hưởng lễ vật mà thân nhân sẽ dâng cúng. Trong ngày tảo mộ, dân chúng đổ về nghĩa trang trong những trang phục đẹp nhất, những người đàn ông vai vác cuốc, tay xách ấm nước, còn những phụ nữ, những bà mẹ đội những quả trầu (Nduen Ginyaong hay còn gọi là Nduen Sula) bằng mây tre đan, một tay nách thêm chiếc chiếu cói con để các vị Acar ngồi làm lễ.Trong nghĩa trang, người dọn cỏ, người vun đắp những phần mộ, tiếng gọi nhau tạo nên khung cảnh rất riêng của một năm nơi thân nhân đang yên nghỉ.Việc thực hành nghi lễ tảo mộ ở nghĩa trang cũng khá độc đáo. Trước khi làm lễ các vị Acar làm thủ tục quấn khăn áo đâu vào đó. Sau đó thực hiện nghi thức tẩy uế cho những phần mộ bằng động tác dội nước thánh (Aia gar) lên phiến đá mộ và đọc những bài kinh thánh tẩy, một lần nữa họ lại bôi lên phiến đá hỗn hợp nước với bột vỏ cây cam rừng (Luk aia kalik phun kruec)

Những Acar chủ lễ và những trợ tế của dòng tộc ngồi thành dây dọc theo những ngôi mộ, tụng những bài kinh dài được rút ra từ bộ kinh Kuru-ưn (Koran) bằng thứ tiếng Ả Rập trầm buồn trong khói hương trầm thơm nghi ngút.

Lễ vật của lễ tảo mộ là những miếng trầu têm Dam – Dara, loại trầu được têm bằng một nửa chiếc lá, bôi một chút vôi, hình chữ nhật khoảng 2cm vuông đã được những bà mẹ chuẩn bị lúc gà gáy nửa đêm. Chấm dứt bài kinh, những Acar gửi chúng lại dưới những phiến đá cho những vong linh “ăn theo đường” về sum họp với người trầm mặc, vắng lặng vốn có của nó.

2.2.2 Lễ Éw muk kei (cúng gia tiên)

  Sau lễ tảo mộ về, họ lập bàn thờ cúng lễ tạm thời trong nhà gọi là “danaok muk kei” Bàn thờ được trải chiếu hoa, để khay trầu, ấm trà, hai cái gối nằm,... Đây là nơi yên vị tạm thời của tổ tiên trong nhà nhân ngày lễ Ramawan. Khi kết thúc lễ Ramawan, bàn thờ sẽ được dọn.

  Sau khi lập bàn thờ xong, họ dâng lễ vật cúng tổ tiên như bánh tét, bánh ít, xôi chè, bánh sakaya ginraong kaya (món lạt - kaya yuer); gà luộc, cơm canh, cá khô (món mặn - kaya kalm)... Lễ vật dâng cúng được làm thành nhiều mâm. Mỗi thành viên gia đình đã khuất được cúng hai mâm, mâm chay và mâm mặn. Trong mỗi lần dâng lễ vật, người dâng lễ luôn đọc kinh, vừa rót rượu vừa khấn vái trong khói hương trầm tỏa ra nghi ngút. Các vị thần linh được mời về hưởng lễ là tổ tiên bên nội ngoại sau đó là những người thân đã khuất trong gia đình. Trong ngày cúng gia tiên những người thân trong gia đình họp mặt đông đủ. Họ cầu khấn để mong tổ tiên phù hộ, độ trì. Kết thúc lễ, gia đình thường mời bà con, bạn bè về cùng hưởng lễ. Họ cùng ăn cùng chúc tụng lẫn nhau.

 2.3 Phần hội trong lễ hội Ramawan

   Trong thời gian ngày thực hiện lễ cúng gia tiên họ thường tổ chức ngày hội. Đây là những hoạt động vui chơi giải trí nhân ngày lễ Ramawan. Mỗi làng Palei Chăm Awal đều tổ chức giao hữu bóng đá, văn nghệ, trò chơi dân gian,... Đặc biệt, chương trình biểu diễn văn nghệ - thể thao không chỉ lôi cuốn các thành viên trong làng mà còn có nhiều thành viên trong làng Palei khác tham gia. Ba ngày đầu cúng lễ gia tiên người Chăm Awal thực sự là ngày vui mở đầu cho lễ Ramawan. Không khí lúc này của cộng đồng người Chăm Awal như đang đón một mùa tết vui vẻ.

  2.4 Phần lễ chính của lễ hội Ramwan : Hành lễ Ramawan trong thánh đường

Sau khi kết thúc ngày lễ cúng gia tiên, làng Chăm lại chìm trong không khí trang nghiêm. Tất cả các tín đồ Chăm Awal phải làm lễ tẩy thể cho tâm hồn thanh tịnh. Họ không được sát sinh, ca hát, nhảy múa nữa, mà phải luôn để cho tâm hồn trong sạch, mặc quần áo sạch sẽ, nam nữ đều mặc áo lễ màu trắng truyền thống đẻ vào thánh đường dữ lễ Ramawan.

Hành lễ Ramawan trong thánh đường : Lễ Ramawan tại thánh đường do các tu sĩ Po Acar thực hiện. Tất cả tu sĩ Po Acar phải tập trung vào thánh đường. Trong suooast tháng lễ họ không được trở về nhà sinh hoạt với gia đình và vợ con. Họ phải nhijn đói suoast tháng lễ, chỉ được ăn lúc về đêm. Mỗi ngày đêm cầu nguyện năm lần, đọc kinh Koran, cầu thần Awluah (Alla). Hành lễ Ramawan tại thánh đường được diễn ra theo các nghi lễ : Lễ tẩy thể (mâk aia), lễ đánh trống (ataong hagar), lễ đọc kinh (tarawweh) và lễ kết thúc Ramawan (talaih ék).

2.4.1 Lễ tẩy thể tu sĩ Acar :

Trước khi vào hành lễ các tu sĩ Pa Acar đều làm lễ tẩy thể diễn ra trước thánh đường. Lễ được thực hiện mỗi lúc 9 vị tu sĩ, mỗi tu sĩ mặc váy, mình trần (áo khoác vai), tay cầm tô đồng để lấy nước tẩy thể từ giếng hoặc cái hồ ở trong khuôn viên thánh đường. Khi lấy được nước 9 vị tu sĩ đứmg trên 9 miếng đá (batau kakbah) được đặt trước thánh đường đọc kinh làm lễ tẩy thể. Sau đó, họ mặc trang phục chỉnh tề bước vào thánh đường làm lễ. Khi bước vào cửa của thánh đường, họ còn đọc câu kinh dài và làm nghi thức lễ của người Hồi giáo là lấy tay chạm mũi.

2.4.2 Đánh trống và gọi lễ (ataong hagar) :

Mỗi lần thực hiện lễ trong thánh đường họ đều dùng trống để khởi lệnh. Nhiệm vụ đánh trống lễ trong thánh đường được phân công cụ thể. Người đánh trống thường là cấp Po Acar Jama-ah (tu sĩ tập sự) hoặc ông Madin. Trống được treo ở góc bên trong thánh đường (gần cửa ra vào). Tiếng trống gọi lễ thường bắt đầu bằng một hồi dài liên tục và kết thúc bằng ba tiếng sau cùng tượng trưng cho limâ rakun hay lima taphuat. Khi tiếng trống gọi lễ kết thúc, người đánh trống được một vị tu sĩ khác đến tiếp đón về nơi dự lễ bằng cử hai người đứng cạnh nhau, hai tay chạm lên mão và hai tai. Cuối cùng ngân lên bài kinh và bắt đầu lễ đọc kinh.

2.4.3 Lễ đọc kinh (terawah) :

Trong các bước hành lễ, lễ đọc kinh “tarawah” là quan trọng do một vị Imâm hoặc Katip hướng dẫn đọc và hành lễ. Tuy nhiên, trong dịp lễ Ramawan siễn ra 30 ngày nếu gặp những ngày lễ lớn, ngày “malam po suk” rơi vào các ngày 5, 10, 15, 20 và 25 trong tháng lễ thì các buổi hành lễ này người ta ưu tiên cho các vị tân Imâm hay tân Katip tại chức tập sự làm chủ lễ đọc kinh. Hình thức hành lễ này thường các vị tu sĩ đứng theo hàng ngang trong thánh đường, mặt hướng về hướng tây (hướng về La Mecque). Bài kinh có khi một người đọc, có khi tất cả cùng đọc và thỉnh thoảng đọc đồng thanh hoặc hô vang tiếng “omin hoặc amin”, có nghĩa là “Lạy Alla! Xin ngày chấp nhận lời cầu xin của chúng con”. Khi đọc kinh, các tu sĩ thể hiện nhiều thao tác khác nhau như bái lạy, quỳ, đứng, tay lần từng hạt chuỗi. Kết thúc một lần đọc kinh tại thánh đường các tu sĩ thường ngồi lại thành vòng tròn. Từng vị tu sĩ tham gia lễ trong thánh đường đều bắt tay nhau, rồi đưa tay chạm vào mũi. Đây là nghi thức chào nhau thân thiện của các tín đồ Hồi giáo.

Trong lúc các tu sĩ hành lễ, bà con trang làng thường dâng lễ vật cho vị thần Alla như tem trầu, cây nến thắp sáng,... để biết ơn đến Alla và cầu may, cầu tài lộc. Những gia đình có tu sĩ còn đội mâm lễ vật như cơm, bánh trái đến thánh đường để các tu sĩ dùng về đêm.

   2.4.4 Lễ kết thúc Ramawan :

       Lễ Ramawan kết thúc vào ngày thứ 30 của tháng lễ. Ngày kết thúc lễ được tổ chức rất long trọng trong thánh đường. Ngoài việc tổ chức đọc kinh Koran như thường lễ và cầu những điều tost lành cho dân làng; họ còn tổ chức lễ rước gậy thần Alla; làm lễ thăng quan tiến chức cho các vị tu sĩ trong thánh đường (Imâm, Katip). Ngày cuối cùng của tháng lễ, ngoài việc tín đồ trong làng tổ chức ăn cơm bố thú (cơm, trứng luộc và muối mè) gọi là “lisei yakat” của các vị tu sĩ, dân làng còn dâng lễ vật, mỗi tín đồ dâng 2 mâm lễ (một mặn, một ngọt)... cho thánh đường để cúng lễ Alla rồi kết thúc Ramawan.

  2.5 Một số tiểu lễ khác trong lễ hội Ramawan

   2.5.1 Lễ ngày thứ Sáu

      Trong tháng lễ Ramawan, họ tổ chức bốn lần đọc kinh lễ trong những ngày thứ Sáu. Nghi thức lễ cũng tương tự như lễ đọc kinh, chỉ khác ở chỗ là chủ lễ đọc kinh trong ngày thứ Sáu là vị tân Imâm. Nghi thức hành lễ này khá long trọng, vị tân Imâm phải đứng vào bục giảng trong thánh đường, tay cầm gậy lễ và sách kinh Koran đọc dâng lên Alla. Kinh Koran này viết bằng tiếng Ả Rập được người Chăm phiên qua chữ Chăm gọi là Akhar Bini để dễ đọc. Khi bài kinh Koran được kết thúc, tín đồ dâng lễ vật (chuối, xôi, chè) cho tu sĩ trong thánh đường. Các tu sĩ ngồi quay quần lại với nhau cùng đọc kinh và đốt chén lửa xông hương trầm cầu phước lành cho dân chúng để kết thúc lễ.

   2.5.2 Lễ kinh vào ngày thứ Năm

      Lễ này cũng được thực hiện trong ngày thứ Năm hàng tuần. Nghi thức hành lễ, đọc kinh dâng lễ vật cũng tương tự như lễ thường ngày trong thánh đường. Chỉ khác ở chỗ là lễ này đọc kinh vào giờ esa và cuối cùng có đọc thêm năm kinh lễ cầu cúng tổ tiên tương tự như lễ cúng gia tiên.

   2.5.3 Lễ muk trun, ong trun

      Lễ Ramawan kết thúc 15 ngày đầu gọi là “muk trun” (nữ thần giáng thế” và từ ngày thứ 20 trở đi đến cuosi tháng là lễ “ong trun” (thần nam giáng thế”. Nghi thức hành lễ của các lễ này cũng tương tự các nghi thức lễ ngày thứ Sáu. Đặc biệt, sau lễ “muk trun” là mốc thời gian báo hiệu các tín đồ ở làng Chăm Awal đã hết thời kỳ kiêng cữ, chay tịnh. Họ sẽ được phép sát sinh, cúng tế thuộc về lễ nghi tín ngưỡng dân gian Chăm. Còn sau lễ “ong trun” từ ngày 20 - 27 trong tháng Ramawan bà con trong làng có tục dâng gạo cho thánh đường đẻ các tu sĩ còn thực hiện lễ nghi cho các tín đồ như lễ “palaik kalem” cho các cháu trai đã làm lễ cắt da qui đầu để kể từ đây các tín đồ mới trưởng thành, năm sau được phép đọc lễ kinh tảo mộ, lẽ cúng gia tiên theo tập tục của người Hồi giáo.

     2.6 Cơ cấu lễ hội Ramawan

     Lễ hội Ramawan được tổ chức hàng năm luân phiên nhau tại bảy thánh đường vùng Chăm Awal ở Ninh Thuận như thánh đường thôn An Nhơn (palei pablap aklak), Phước Nhơn (palei pablap birau), Lương Tti (palei cang), Phú Nhuận (Palei baoh dang), Thành Tín (palei cuah patih), Tuấn Tú (Palei katuh), Văn Lâm (palei Ram).

     Thầy cúng lễ trong hệ thống chủ lễ này chủ yếu là các vị tu sĩ Po Acar, Po Gru và Madin điều hành lễ chính, họ đọc giảng kinh Koran trong thánh đường.

      Hệ thống thần linh của lễ này, ngoài cầu cúng tổ tiên, chủ yếu là hướng về thượng đế Awluah (Alla)

      Lễ vật cúng ở thánh đường chủ yếu là món chay như xôi, chè, chuối, bánh bột gạo và món mặn dùng để cúng tổ tiên tại nhà như cơm, canh, cá,...

      Lễ Ramawan không có nhạc lễ, chỉ sử dụng một trống đánh trống gọi lễ, đọc kinh, lễ kết thúc Ramawan.

      Phần hội thường diễn ra trước lễ chay niệm Ramawan 3 ngày. Hội Chăm trong lễ này chủ yếu là các làng Chăm tổ chức văn nghệ, hát dân ca, dân vũ và tổ chức các trò chơi như đá bóng, thi đội nước để đón chào lễ Ramawan.

      Tổ chức lễ hội ở thánh đường do ban lãnh đạo của thánh đường điều hành. Đứng đầu là thầy Madin thay mặt cả sư đứng ra tổ chức, quyên góp tiền của để thực hiện. Thông thường mỗi dịp lễ trong thánh đường, các làng Palei, đặc biệt là mỗi gia đình có tu sĩ phải đội lễ vật đến thánh đường để tu sĩ hành lễ.

      Trang phục chức sắc của Po Acar : Váy áo, khăn đội đầu, hoa văn trang trí trên cạp váy, đeo chùm khăn dài trước ngực tượng trưng cho dương vật. Trang phục của tu sĩ Po Acar ảnh hưởng Hồi giáo.

  2.7 Ý nghĩa lễ hội Ramawan

Lễ hội Ramawan nhằm tưởng nhớ tổ tiên đồng thời là tháng chay niệm của các tu sĩ Po Acar. Họ đọc kinh Koran, nhịn đói để tưởng nhớ thượng đế Alla và thấu hiểu nổi khổ, cơ cực của người khác để tâm hồn thanh thản mà hướng đến cái thiện.

     Ramawam là lễ hội lớn nhất của người Chăm Awal. Lễ nguyên gốc chỉ là lễ đơn thuần cho mùa chay niệm của tín đồ Hồi giáo. Thế nhưng, khi người Chăm tiếp nhận, họ đã cải biến lại thành lễ hội mang bản sắc riêng của mình. Do vậy, lễ Ramawan của người Chăm Awal không chỉ là lễ chay niệm, đọc kinh cầu nguyện Alla một ngày năm lần trong thánh đường mà nó còn kết hợp với lễ cúng gia tiên, tục dâng gạo, lễ cúng nữ thần giáng thế. Hơn thế nữa, trong lễ Ramawan còn chấp nhận cho các tín đồ múa hát- một loại hình sinh hoạt khó có thể chấp nhận trong luật của Hồi giáo nhưng cuối cùng cũng hội nhập vào lễ Ramawan. Những yếu tố trên đã kết hợp, dung hòa lại với nhau tạo cho lễ hội Ramawan có sắc thái riêng, góp phần làm phong phú và đa dạng sắc màu độc đáo của lễ hội Chăm.

 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

  Lễ hội Ramawan là kết quả của quá trình xâm nhập tín ngưỡng Hồi giáo vào cộng đồng người Chăm Awal. Thế nhưng lễ hội này cũng bị tín ngưỡng bản địa Chăm hóa. Trong lễ họi Ramawan ở các thánh đường Chăm Awal không chỉ là ngày lễ chay niệm của các tu sĩ Po Acar như đọc kinh Koran, cầu nguyện Alla mà trong lễ hội này họ còn kết hợp tục thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt nghệ thuật như ca hát, nhảy múa,...Đặc biệt trong lễ hội Ramawan có tục cúng dâng gạo và nghi thức hành lễ trong lễ Ramawan được chia làm hai giai đoạn lễ : Giai đoạn I : hành lễ 15 ngày đầu gọi là “muk trun” (thần mẹ giáng thế” và đến ngày thứ 20 trở đi đến cuối tháng là cúng lễ “Ong trun” (thần cha giáng thế). Trong lễ Ramawan có tục tu sĩ lấy nước, rước nước trong nghi lễ tẩy thể... Như vậy, lễ Ramawan là lễ hội lớn nhất của người Chăm Awal Chăm ảnh hưởng Hồi giáo nhưng không giống lễ Ramadan Hồi giáo thế giới mặc dù họ cũng xây dựng được thánh đường. Lễ hội Ramawan phủ lên tín ngưỡng Chăm nhưng bên trong vẫn còn in đậm dấu ấn tín ngưỡng nông nghiệp tục lấy nước, thờ nước, tục dâng gạo lễ, tục cúng thần cha, thần mẹ, trời-đất, âm-dương.

  Nói chung lễ hội Ramawan thể hiện rõ tín ngưỡng-tôn giáo của người Chăm Awal. Đến với lễ hôi sẽ nhận biết được người Chăm đến đây để cầu cúng thần thánh nào? Theo tín ngưỡng tôn giáo nào? Phải nói lễ hội Ramawan của cộng đồng Chăm Awal ở Ninh Thuận còn lưu giữ mộ cách nguyên vẹn con đường và dấu ấn của Hồi giáo. Lễ hội Ramawan của người Chăm là nơi bảo tồn và lưu giữ những yếu tố, những giá trị văn hóa truyền thống của cả cộng đồng.

 

 

 

 

PHỤ LỤC

 Hình ảnh chương I

 Description: 9e3f6ce3357ecc20956f

 Description: fa4c4097fd0b04555d1a

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC PALEI CHĂM NINH THUẬN

Description: c9a8bccae5571c094546

THÁP PO KLONG GIRAI

Description: 5c6636a66f3b9665cf2a

PALEI PHÚ NHUẬN

Description: 0a9f402519b8e0e6b9a9

CÁNH ĐỒNG CỪU NINH THUẬN

Description: 6afd68b7312ac874913b

CÁNH ĐỒNG LÚA NINH THUẬN

Description: 18fa47af1032e96cb023

NHÀ Ở CỦA NGƯỜI CHĂM AWAL Ở NINH THUẬN

Description: 771a66843f19c6479f08

NGHỀ LÀM GỐM

Description: 6ef52f5f76c28f9cd6d3

LÀNG DỆT MỸ NGHIỆP

Description: 76cd73082a95d3cb8a84

LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI CHĂM AWAL

 

Description: 733689cad05729097046

BÁNH CĂN

Description: cd192a92730f8a51d31e

 

Description: d4077aca2357da098346CHỨC SẮC CHĂM AWAL

Description: 17e3b6d6ec4b15154c5a

 

Description: 9bfdf5ccaf51560f0f40

LỄ CẤM PHÒNG CHO THIẾU NỮ

 

 

 

Hình ảnh chương II

 

 

Description: 7f93a811f18c08d2519d

CHỨC SẮC CHĂM CHUẨN BỊ LỄ TẢO MỘ

 

Description: fce909f2536faa31f37e

 

Description: 21611c4b46d6bf88e6c7

 

Description: 683f6e2934b4cdea94a5

 

LỄ TẢO MỘ

Description: 2399eb76b2eb4bb512fa

LỄ ĐỌC KINH

Description: cf468096d90b2055791a

LỄ ĐÓN MỪNG THÁNH RAMADAN

Description: 90bc22369faa66f43fbb

 

Description: 873993b62e2ad7748e3b

KINH KORAN

 

 

 

 

 Hình ảnh chương III

Description: 55a8d1c5885871062849

THÁNH ĐƯỜNG CHĂM AWAL

Description: 843ef1bfa822517c0833

 

Description: 7ff248e0127deb23b26c

 

Description: 1e18007059eda0b3f9fc

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lễ hội của người Chăm (2014), Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

2. Nghi lễ - lễ hội của người Chăm và người Ê-đê (2012), Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.

3. https://www.nhandan.org.vn/vanhoa/item/36397402-dong-bao-cham-ninh-thuan-vui-don-le-hoi-ramuwan.html

4. https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/doc-dao-le-hoi-ramuwan-cua-dong-bao-cham-20150616120147248.htm

5. https://khamphaninhthuan.com/le-hoi-ramuwan-cua-nguoi-cham-ninh-thuan-nam-2019.html

 

văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn