Tiểu luận kết thúc môn Văn hóa Chăm: Một số nghi lễ của người Chăm Thành phố Hồ Chí Minh, sv Siu Khũ, k9 Đại học Văn hóa Tp HCM

 




Tiểu luận kết thúc môn Văn hóa Chăm: Một số nghi lễ của người Chăm Thành phố Hồ Chí Minh, sv Siu Khũ, k9 Đại học Văn hóa Tp HCM



MỤC LỤC

I: Dẫn luận………………………………………………………………………3

1: Lý do và mục đích chọn đề tài………………………………………………..3

1.1: Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...3

1.2: Mục đích……………………………………………………………………4

2: Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………………………………………………4

2.1 Ý nghĩa khoa học……………………………………………………………4

2.2: Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………………4.5

II NỘI DUNG…………………………………………………………………...5

CHƯƠNG I: Khái niệm và thực tiễn của nghi lễ………………………………..5

1.1: khái niệm về nghi lễ………………………………………………………..5

1.2: Tôn giáo Islam ( Hồi Giáo)…………………………………………………6

1.3: Thánh đường Islam…………………………………………………………8

1.4: Lịch sử quá trình hình thành Cộng đồng người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………………9.10

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG NGHI LỄ THÁNH ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………………….11

1: Đáp ứng nhu cầu Tôn giáo…………………………………………………..11

2: Đáp ứng nhu cầu tâm linh…………………………………………………...11

3: Ý nghĩa………………………………………………………………………12

4: Điều kiện cần để hành lễ…………………………………………………….13

5: Các loại lễ nguyện…………………………………………………………..13

6: Các thời điểm hành lễ trong ngày…………………………………………..14

7: Nghi thức hành thanh tẩy trước khi hành lễ………………………………..15

8: Lễ nguyện đặc biệt và hai ngày lễ đặc biệt…………………………………15

-         Hành lễ thứ sáu………………………………………………………15.16

-         Hai ngày Đai lễ……………………………………………………16.17.18

9: Sự khác nhau giữa Chăm Islam và BaNi………………………………….18.19

 

I.       DẪN LUẬN

1.      mục đích chọn đề tài

1.1    Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tâp trung các cư dân đến nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau, ới từng tộc người khác nhau có thể kể đến nhiều nhất là người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm, người Tày,… là nơi tạo nên sự hòa hợp của những yếu tố văn hóa, đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như lối sống, phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt đặc trưng thẻ hiện các giá trị văn hóa truyền thống của họ. Đây là một trong những trung tâm tôn giáo lớn của cả nước trong đó có sự du nhập của tôn giáo Islam.

Người Chăm là một dân tộc có nguồn gốc gắn liền với cư dân Champa cổ. Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa của cộng đồng người Chăm, ngoài các yếu tố bản địa, người Chăm còn tiếp thu nhiều yếu tố của các nền văn hóa khác như căn hóa Mã Lai, Ấn Độ và Arab để từ đó tạo ra một nền văn hóa Chăm phong phú, đa dạng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Người Chăm chủ yếu sinh sống tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Chăm Islam ở Việt Nam có khuynh hướng giao lưu với các tín đồ Islam giáo chính thống ở các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia,… và có mối quan hệ gắn bó với cộng đồng Islam trên thế giới.

Trải qua quá trình di trú và định cư lâu dài tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, dân số người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh lên đến hơn 10.000 người, là cộng đồng dân tộc đứng thứ ba về dân số ở Thành phố sau người Việt và người Hoa.

Người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hầu hết đều là tín đồ Islam. Trải qua nhiều biến động lịch sử, họ đã đến và quần tụ, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Người Chăm Islam Thành phố Hồ Chí Minh luôn tuân thủ chặt chẽ giới luật, nếp sống đặc trưng và hình thành nên một sắc thái riêng trong đời sống văn hóa tinh thần, được xem là truyền thống lâu đời của người Chăm Islam. Niềm tin tôn giáo của người Chăm Islam luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ, đồng thời chi phối hành động, nhận thức, tình cảm, cũng như quan niệm sống của mỗi cá nhân của cộng đồng người Chăm Islam.

Các nghi lễ Thánh đường phần nào thể hiện đời sống tâm linh, taam hồn cũng như niềm tin của người Chăm theo đạo Islam. Các hoạt động nghi lễ của cộng đồng người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu khai thác sâu và ngoài những tín dồ theo Islam thì các hoạt động nghi lễ này chưa nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu. Thế nên “Các nghi lễ Thánh đường của cộng đồng người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh” được chọn làm đề tài báo cáo từ những thực tế trong đời sống sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Chăm Islam Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2    Mục đích

Nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề có liên quan đến cá hoạt động nghi lễ tại Thành đường của người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở thực tiễn, hệ thống tại các nghi lễ tại Thánh đường gắn với đời sống tinh thần của người Chăm theo đạo Islam, làm rõ vai trò của tôn giáo Islam đối với đời sống tinh thần của cộng đồng người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.      Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cảu đề tài

2.1    Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần cung cấp kiến thức, lý thuyết về các vấn đề có liên quan

đến các nghi lễ Thánh đường của người Chăm Islam ở thành phố Hồ Chí Minh bằng cách mô tả chi tiết về vai trò, mục đích, đối tường và nghi thức cử hành các nghi lễ Thánh đường của cộng đồng Chăm Islam ở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

2.2    Ý nghĩa thực tiễn

          Đề tài là nguồn tham khảo hộc tập cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên Khoa Văn hóa các dân tộc thiểu số, và là tư liệu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến người Chăm Islam cũng như tôn giáo Islam này.

 

II.      NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1:   Khái niệm về nghi lễ

 

          Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hieenjc các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều thân linh, đang cao cả và siêu nhiên. Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiều nghi thức (rituals) hành lễ hợp lại.

          Nghi có nghĩa là uy nghi, dáng vẻ, cung cách. Nghi cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường.

          Lễ là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa đã thực hiện; là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tế xã hội ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện,… Như vậy, Nghi lễ được hiểu là nghi thức thi hành lễ, hội đủ các yếu tố magn tính văn hóa tâm linh.

          Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người. Các nhà nghiên cứu xác định các nghi lễ xã hội vốn đã được thể hiện khởi đầu từ thời địa đồ đá mới (upper paleotic) cách đây khoảng 10.000 nam. Theo sách Chu Lễ (Thiên Thu Quan, Tư Nghi), sách Công Dương truyện (Thiên Hy Công nhị niên), sách Hán Thư (Chu Bột truyện) nói về cách thực hiện nghi lễ rất chi tiết từ giao tế đến đối nhân xử thế và vô số nghi lễ kể cả nghi thức tôn giáo. Như vậy nó đã có một lịch sử lâu dài, đa dạng phong phú, tạo nên một nền văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc.

 

1.2: Tôn giáo Islam ( Hồi giáo)

Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (tiếng Ả Rập: Allah), và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa. Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới sau Ki-tô giáo với hơn 1,8 tỷ người theo tương đương 24% dân số thế giới, và họ thường được gọi là người Hồi giáo. Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, toàn năng và độc nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các tiên tri, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên. Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an, được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là sunnah, bao gồm các ghi chép được gọi là hadith) của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632).

 Về ý nghĩa, trong tiếng Á rập, Islam có nghĩa là phục tùng “ sự vâng lời” nghĩa là các tín đồ phải phục tùng vâng lời Thượng đế duy  nhất là Thánh Allah và không ai khác ngoài Allah. Những ai qui phục mệnh lệnh và chỉ thị của Allah, như tôn giáo Islam đã quy định thì được gọi là người Muslim.

Đức tin của đạo Islam gồm sáu điều chính yếu là tin vào thánh Allah, tin các thiên thần của Allah, tin vào các kinh sách, tin vào các vị thiên sứ, tin vào ngày phán sét cuối cùng và tin vào số mệnh tốt xấu đã được Allah định sẵn.

Người Islam phải có nghĩa vụ hay còn gọi là năm nền tảng trong đời. Bao gồm:

1- Lời tuyên thệ Shahadah:

(Chứng nhận không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là người bề tôi và Thiên sứ của Ngài). Đức tin vào lời tuyên thệ này phải được nói thành lời trên chiếc lưỡi, giống như thể nó phải được thốt lên trước sự chứng kiến của mọi người.

Lời tuyên thệ này gồm nhiều điểm nhưng chỉ được xem là một nền tảng trụ cột lý do: hoặc là bởi vì Thiên sứ của Allah e là vị truyền tin của Ngài cho nên việc chứng nhận Người là người bề tôi và là vị Thiên sứ là điều làm hoàn thiện sự chứng nhận “không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”; hoặc là bởi vì hai điều chứng nhận này là yếu tố cơ bản làm nên giá trị của mọi hành động và việc làm cũng như khiến chúng được chấp nhận nơi Allah, có nghĩa là việc làm cũng như hành động sẽ không có giá trị và không được chấp nhận ngoại trừ phải có Ikhlas (lòng chân tâm) hướng về Allah đồng thời phải tuân thủ theo đúng đường lối dạy bảo của Thiên sứ của Ngài e. Do đó, sự chân tâm Ikhlas hướng về Allah là sự chứng thực cho “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”, còn sự tuân thủ theo đúng đường lối của Thiến sứ của Allah là chứng thực cho “Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Allah”. Và mục đích của lời tuyên thệ Shahadah thiêng liêng này là giải phóng con tim và tinh thần khỏi sự tôn thờ tạo vật và tuân theo những người không phải là Thiên sứ của Allah.

 2- Dâng lễ nguyện Salah:

Là hình thức thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc trong các giờ được ấn định bằng những động tác và cử chỉ của thân xác lẫn tâm hồn được qui định thành một phong cách đặc trưng nhất định. Mục đích và ý nghĩa của lễ nguyện Salah là làm cho tấm lòng thư thản, an bình đồng thời giúp người bề tôi tránh xa những điều ác đức, sàm bậy, tội lỗi và trái đạo.

 3- Xuất Zakah:

Là một dạng thức thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc, bằng sự trích ra một phần tài sản bắt buộc coi như phần thuế an sinh cho xã hội.

Ý nghĩa và mục đích của việc xuất Zakah là để tẩy sạch tâm hồn của người bề tôi khỏi tính keo kiệt, ích kỷ và hẹp hòi, đồng thời góp phần vào việc hỗ trợ sự an sinh trong Islam và cứu giúp những người Muslim khốn khó và nghèo khổ.

4- Nhịn chay tháng Ramadan:

Là dạng thức thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc bằng sự kiềm hãm những nhu cầu tự nhiên của cơ thể vào ban ngày của tháng Ramadan.

 

Ý nghĩa và mục đích của nhịn chay Ramadan rèn luyện bản thân tính kiến nhẫn và chịu đừng trong việc từ bỏ những điều yêu thích để tìm sự hài lòng và sự thương xót của Allah.

 5- Hành hương Hajj:

Là một dạng thức thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc, bằng cuộc viếng thăm ngôi đền thiêng Ka’bah tại Thánh đường Alharam – Makkah với những nghi thức nhất định.

Ý nghĩa và mục đích của hành hương Hajj là để người bề tôi thể hiện các biểu hiệu của Allah, rèn luyện cho người bề tôi tính nỗ lực phấn đấu trong việc chi dùng của cải cũng như công sức cho việc phụng mệnh Allah. Cũng vì vậy mà hành hương Hajj được xem là một hình thức của Jihad (chiến đấu) cho con đường chính nghĩa của Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc.

Tất cả những ý nghĩa và mục đích được đề cập ở đây cũng như những gì không được đề cập là những yếu tố làm nên giá trị của một công đồng, cộng đồng Islam tinh khiết, cộng đồng qui thuận tôn giáo của Allah, một tôn giáo đích thực và chân lý, đồng thời giúp người bề tôi cư xử và hành động một cách công bằng và ngay chính.

1.3: Thánh đường Islam.

Thánh đường Hồi giáo hay giáo đường Hồi giáo, nhà thờ Hồi giáo là nơi thờ phụng của những người theo đạo Hồi. Thánh đường phải đủ chỗ cho người hành lễ (ít nhất phải trên 60 người). Mỗi Thánh đường được xây cất theo kiến trúc khác nhau, đa số theo kiến trúc trung đông với các tháp cao để phát đi tiếng gọi về hành lễ, người hành lễ sẽ hướng về Thánh Địa Makka (Kiblah). Trần có vòm lõm để khi đọc kinh thì âm thanh sẽ phát tán xa về phía sau cho người ở xa nhất trong phòng có thể nghe được, trong chính diện được bố trí thành hàng, người vào trước ngồi trước, vào sau ngồi sau, Hồi giáo không phân biệt giai cấp, mọi người đứng hành lễ, và trực tiếp với Allah, không qua trung gian nào cả. Thánh đường là nơi tập trung hành lễ cho người Hồi giáo năm lần mỗi ngày.

Thánh đường Jamiul Islamic ở 52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một thánh đường của người Chăm và cũng là Văn phòng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Về cơ sở thờ tự: Thánh đường của người Chăm Islam tại thành phố Hồ Chí Minh có dáng dấp như các Thánh đường Hồi giáo trên thế giới bởi nó tôn trọng những quy định về kiến trúc xây dựng thánh đường và cách bài trí bên trong. Có hai loại: Đại thánh đường và tiểu thánh đường. Đại thánh đường được xây dựng theo hướng Đông – Tây để khi quỳ lạy, tín đồ hướng về Thánh địa Mecca.

 

 

1.4: Lịch sử quá trình hình thành Cộng đồng Chăm Islam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nay, người Chăm là một trong 54 dân tộc anh em đang sinh sống tại Việt Nam, có dân số khoảng chừng 132.873 người. Tiếng nói của họ gần gũi với các dân tộc Raglai, Churu, Giarai, Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian. Do quá trình biến động của lịch sử, cộng đồng người Chăm ngày nay chỉ còn thu hẹp ở vùng Nam Trung bộ Việt Nam, tập tung chủ yếu ở khu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số ít tập trung ở khu vực thuộc tỉnh Bình Định, Phú Yên và một bộ phận còn lại sống rãi rác ở các nơi như Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh.

Chính sự xáo trộn của các giai đoạn lịch sử và địa bàn cư trú lại bị phân bố cách biệt nhau về điều kiện địa lý và môi trường xã hội nên đặc điểm lịch sử và văn hóa của tòan bộ cộng đồng dân tộc Chăm ngày nay không được đồng nhất mà mang tính đặc thù cho từng khu vực địa phương khác nhau, trong đó cộng đồng người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh là trường hợp điển hình.

“Đến đầu thế kỷ 20, bắt đầu người Chăm định hình dần ở TP.HCM. Tập trung nhiều nhất ở hai nơi: Nơi thứ nhất là ở chợ Nancy, quận Cầu Kho hiện nay. Ở quận I, vì ở chỗ đó rất gần sông, những nông sản buôn bán người ta hay tấp và lấy hàng lên. Thứ hai là ở Hòa Hưng,là quận 3

Ngoài lý do giao thương, buôn bán, tín ngưỡng tôn giáo cũng chính là lý do đưa người Chăm đến định cư tại TP.HCM. Bởi từ cuối thế kỷ XVIII, một nhóm tín đồ Hồi giáo Ấn Độ đã sang ngụ cư ở TP.HCM. Người Chăm khi sang Campuchia tiếp thu Hồi giáo, quay trở về, họ đã tìm đến những thánh đường của người Ấn Độ tại TP.HCM để thực hiện những nghi lễ tôn giáo.

“Khi người Chăm truyền thống từ Phan Rang, từ miền Trung đi khỏi Campuchia, bộ phận đó ảnh hưởng Hồi giáo từ người Mã Lai, người Java, họ trở thành người Hồi giáo Islam hết. Nngười Chăm Islam khi họ trôi dạt về TP.HCM, họ mới tìm đến người Ấn Độ.

Khi buôn bán, chở hàng nông sản, vải vóc, là người Hồi giáo, họ có nhu cầu cầu nguyện. Cầu nguyện phải tìm thánh đường. Và lúc đó, thánh đường đầu tiên ở TP.HCM là của người Ấn Độ chứ không phải người Chăm” – TS Món phân tích.

Lũ trẻ người Chăm Islam lên thánh đường học chữ. Sống tập trung theo nhóm Mặc dù trải qua nhiều cuộc di cư, nhưng dù ở đâu người Chăm Islam vẫn sống tập trung theo nhóm nơi các địa bàn nhiều kênh rạch, bến sông. Điều đó thuận lợi cho việc sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, buôn bán và trở về quê cũ An Giang.

Hiện nay, ở TP.HCM, họ sống rải rác thành nhiều xóm nhỏ như: xóm người Chăm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (Phường 13, quận 3), xóm người Chăm gần cầu Công Lý (Phường 15 và 17 quận Phú Nhuận), xóm người Chăm trên rạch Bến Nghé;..  Ngoài ra, họ còn cư trú gần các chợ như khu người Chăm đường Huỳnh Văn Bánh nằm sát chợ Phú Nhuận, Khu người Chăm Cầu Kho gần chợ Nancy (quận 1), khu người Chăm Trương Minh Giảng (nay là chợ Nguyễn Văn Trỗi, Quận 3), khu người Chăm Thị Nghè gần chợ Thị Nghè… Tuy nhiên, dù định cư nơi nào họ vẫn giữ nghề truyền thống. Đàn ông làm bảo vệ, đàn bà buôn bán vải.

 

 

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG NGHI LỄ THÁNH ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1: Đáp ứng nhu cầu Tôn giáo.

 Nghi thức hành lễ hay còn gọi là lễ nguyện. vừa là nồng cốt vừa là nền mống cuẩ đạo Islam. Người Chăm Islam nào không hành lễ và không có lý do hợp lý thì bị xem là một tội lỗi nghiêm trong. Lễ nguyện thể hiện sự sùng bái Thượng đế vĩ đại và ước vọng các mục đích cao cả. Nói cách khác, để xây dựng và giáo dục một cách căn cơ  và hướng đến việc thực hiện ước vọng của con người chính là lễ nguyện. Bỏ bê việc lễ nguyện là thiếu sự quan tâm đến bản chất tốt đẹp của tín đồ, bao gồm việc tôn sùng và yêu thương, quyền ước vọng và vươn cao, quyền cầu đức độ tốt lành và khả năng hoàn thành các mục đích cao quý. Lễ nguyện chính là ý nghĩa và sinh khí trong cuộc sống.

2: Đáp ứng nhu cầu tâm linh.

 Người Chăm Islam được giáo dục rằng Thượng đế Allah vốn không có nhu cầu, tức không cần có lễ nguyện của con người, bởi lẽ Thượng đế thực sự hoàn toàn không có nhu cầu nào cả. Thượng đế chỉ quan tâm đến sự thịnh vượng và phúc lợi của con người Islam trong mọi ý nghĩa. Khi nhận mạnh sự cần thiết của lễ nguyện, chính là đấng Allah muốn nhấn mạnh con người là trung tâm của trọng lực và quyền lợi chung của tập thể là mối quan tâm chính yếu. Đây không phải là một lý thuyết mang tính quy ước, đây là một kinh nghiệm đức tin tâm linh. Theo đó tính hiệu quả của lễ nguyện Islam được giải thích như sau:

+ Lễ nguyện tăng cường thêm lòng tin vào sự hiện tôn và Đức tốt lành của Thượng đế.

+ Lễ nguyện làm niềm tin mang tính xây dựng trong cuộc sống.

+ Lễ nguyện phát triển tâm trí, cây trồng lương tri và khuây khỏa linh hồn.

+ Lễ nguyện nuôi dưỡng các yếu tố tốt lành, đoan chính và hủy diệt tội ác các khuynh hướng thô tục.

 

3: Ý nghĩa.

 Lễ nguyện gồm một số động tác và các lời kinh mà mọi người Islam phải thực hiện trong giờ nhất định, biểu thị tín đồ tôn thờ Allah. Mỗi lễ nguyện được phân thành một số động tác khác nhau về những tư thế hợp thành một bộ động tác gọi là “rak at” trong khi thực hiện các động tác này, người Islam được một số câu kinh, thống nhất bằng tiếng Á rập là ngôn ngữ của Thiên kinh Qua’ran, mặt quay về hướng Qiblat tức hướng đến Ka’bah tại nước ArabSaudi. Thể hiện tính thống nhất vào một Ummah ( Đại cộng đồng) dù là đang sống trong nước khác nhau trên thế giới.

Lễ nguyện  của Chăm Islam về bản chất là một cộng thức suy gẫm tinh thần và sùng kính tâm linh, nâng cao đạo đức và thực tập cơ thể: tất cả được kết hợp lại. Nó là một kinh nghiệm riêng biệt của Chăm Islam nói riêng và Giáo hội đạo Islam nói chung. Cụ thể là   

+ Một bài học trong kỹ thuật và trong lực ý chí.

+ Một thực hành trong sự tôn sùng Thượng đế

+ Một điều nhắc nhở về đức tốt lành của Thượng đế.

+ Một hạt giống tạo dựng tâm linh và đạo lý.

+ Một kim chỉ nam đi đến lối sống chính trực nhất.

+ Một sự che chở chống lại tội ác, sai trái và lầm lạc.

+ Một sự bình đẳng trong khối đại đoàn kết huynh đệ.

+ Một sự biểu lộ nhận biết và tạ ơn Thượng đế.

+ Một hành trình đi vào sự bình an của nội tâm.

+ Một nguồn kiên nhẫn, can đảm, hy vọng và tin tưởng.

Đó là lễ nguyện của Chăm Islam tại Thành phố Hồ chí Minh cũng như  Islam trên thế giới vẫn xác tín. Và là những gì lễ nguyện có thể làm cho con người.

 

 

4: Điều kiện cần để hành lễ.

  Việc dâng lễ nguyện có tính chất bắt buộc đối với mỗi người Islam, nam cũng như nữ:

-         Ở trong tình trạng ý thức và có trách nhiệm:

-         Tương đối chín chắn và trong tuổi dậy thì, thường là từ mười bốn tuổi trở lên. Các trẻ con cần được cha mẹ khuyến khích bắt đầu học thực hành dâng lễ vào khoảng 7 tuổi và tích cực thúc đẩy vào khoảng 10 tuổi

-         Phụ nữ không ở trong thời kì kinh nguyệt và sinh đẻ.

·       Lễ nguyện chỉ có giá trị nếu các yêu cầu sau đây được làm tròn:

-         Thực hiện nghi thức tẩy thể (wudu).

-         Toàn thân thể, y phục đang mặc và nền nhà dùng để dâng lễ nguyện phải hoàn toàn sạch sẽ, thoát khỏi mọi thứ dơ bẩn và ô uế.

Ăn mặc thích hợp, đáp ứng các quy lệ đạo đức, che phủ các phần kín đáo của thân thể. Đối với đàn ông, thân thể phải được che phủ tối thiếu từ rốn đến đầu gối. Riêng đối với phụ nữ toàn thân phải được che kín. Ngoại trừ gương mặt và bàn tay. Tránh mặc y phục mỏng, trong tuốt khi dâng lễ nguyện.

Người chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, trang phục phải sạch sẽ, phải do tín đồ tự mua và mặc lấy bằng chính tiền bạc mà mình làm ra, tuyệt đối không được mang trang phục của người khác, bằng không sự hành lễ của họ sẽ không được tính. Vì đối với họ, trang phục tự họ mua và mang lấy mới có giá triij và thể hiện cái tâm của  họ với Thượng đế, như vậy mới được Thượng đế chấp nhận.

Không bắt buộc một trang phục nào cho cuộc hành lễ đó, nhưng cái tối thiếu nhất là che rún và qua đầu gối. Hiện nay, trang phục đa dạng hơn rất nhiều, các tín đồ không nhất thiết phải mặc trang phục truyền thống khi hành lễ. Nhưng cần ăn mặc sao cho đẹp và phù hợp với các quy chuẩn đạo đức tại Thánh đường.

5: Các loại lễ nguyện: có nhiều loại lễ nguyện khác nhau.

-         Lễ nguyện Fardu có tính cưỡng bách bao gồm năm lễ nguyện hằng ngày, lễ nguyện tập thể vào buổi trưa thứ sau và lễ nguyện tang chế. Khiếm khuyết thực hiện các nghi lễ nguyện này là một lỗi nghiêm trọng và bị trừng phạt, nếu không có lý do chính đáng để miễn trừ.

-         Sunnat Mu’akkadah và Ghayr Mu’akkadah bao gồm các lễ nguyện đi kèm sau lễ nguyện Fardu và hai lễ nguyện tập thể Eid.

-         Lễ nguyệ Tatawwu( tự nguyện) bao gồm các lễ nguyện tự nguyện và bất cứ lúc nào trong ngày hoặc trong đêm. Đặc biệt vào lúc khuya cho đến lúc trời rạng sáng và vào giữa buổi sáng.

6: Các thời điểm hành lễ trong ngày.

 Mỗi người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Mình, đều phải hành lễ tối thiểu năm lễ mỗi ngày, nếu không có lý do được giáo luật quy định cho miễn , cho kết hợp hoặc tạm hoãn. Có 5 nghi lễ quan trọng nhất trong đạo Hồi, thường được gọi là "Năm cột trụ của Hồi Giáo" (The five pillars of Islam):Năm lễ nguyện sau là:

-Lần thứ nhất vào lúc rạng đông

 

- Lần thứ hai đúng ngọ

 

- Lần thứ ba sau trưa

 

- Lần thứ tư lúc mặt trời lặn

 

- Lần thứ năm lúc nửa đêm.

 

Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quì mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo.

 

 

7: Nghi thức hành thanh tẩy trước khi hành lễ.

Trước khi muốn dâng lễ Solah bạn cần phải biết nghi thức tẩy rửa tức lấy nước Wuđụa để trở thành người hoàn toàn tinh khiết sạch sẽ vì bạn phải đứng trước mặt Thượng Đế của bạn là Allah, Đấng Tối Cao.

Cấm dâng lễ Solah trong khi không có nước Wuđụa (tẩy thể) trên người.

-         Định tâm người dâng lễ phải biết rõ mục đích của việc mình làm nhằm mục tiêu tôn thờ Allah và đạt sự thuần khiết trong tinh thần.

-         Rửa tay: rửa hai bàn tay tới cổ tay, tay phải trước tay trái sau.

-         Súc miệng: súc miệng với nước ba lần, dùng ngón trỏ tay phải chà răng cho sạch ( có thể dùng bàn chải răng).

-         Rửa vành trong lỗ mũi: thực hiện ba lần bằng cách hít nước vào rửa sạch.

-         Rửa mặt: rửa nguyên khuôn mặt từ chân tóc trên trán xuốn cằm, từ tai phải sang tai trái thực hiện ba lần…

-         Rửa hai cánh tay đến khuỷu tay phải rồi đến trái. Ba lần.

-         Rửa tóc cho ướt tóc trên trán, ba lần

-         Lau hai vành tai. Dùng ngón trỏ lau vuốt hai vành tai thực hiện ba lần.

8: Lễ nguyện đặc biệt và hai ngày lễ đặc biệt.

-Hành lễ thứ sáu: « Vào ngày Sau, sự hành đạo đầu tiên của nô lệ được đem ra xét xử là sự solah của họ, nếu họ solah được đầy đủ (trên cán cân) thì sẽ được ghi là đã đầy đủ. Nếu chưa đủ trọng lượng, thì Allah phán cho thiên thần của Ngài hãy coi lại người đó có solah tự nguyện hay không, nếu có thì ghi bù vào những sự solah bắt buộc còn thiếu, sau đó cứu xét đến phần đóng zakat và sau cùng là kiểm tra tổng quát về sự hành đạo của họ trên thế gian này». Do Abu Dawud và Imam Ahmad ghi lại. Cho nên, đối với Islam vấn đề Solah rất quan trọng

- Lễ nguyện tập thể (Solatul Jum’at) vào ngày thứ sáu hàng tuần có tính cách bắt buộc cho mọi người Muslim có đầy đủ trí khôn, loại lễ nguyện này chỉ bắt buộc cho phái nam, còn phái nữ thì không bắt buộc nhưng nếu có tham dự thì phải đứng sau phái nam hoặc riêng rẽ theo chỗ dành riêng cho phái nữ mà không có tội gì, và khi đến giờ hành lễ thì bắt buộc những ai đang làm việc hay làm ăn buôn bán đều tạm ngưng để đến Masjid hay một nơi nào rộng lớn để cùng nhau thi hành lễ nguyện tập thể này. Vào thời của Rosul Muhammad (saw) nếu ai không đến Masjid để solah tập thể ngày thứ sáu thì sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc, cho nên khi đến giờ tất cả cửa hàng buôn bán đều phải tạm đóng cửa, những người dân lao động cũng phải tạm dừng công việc, riêng công chức thì không có làm việc ngày thứ sáu.

 

-Hai ngày đại Lễ: Hàng năm, theo truyền thống của tín đồ Hồi giáo Islam (Muslim), sau khi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng nhịn chay tháng Ramadan  (tháng 9 niên lịch Hồi giáo), tổ chức Đại lễ Idil Fitr (Lễ Xả chay) vào ngày 01 Sauval tháng 10 Hồi lịch, người Muslim trên toàn thế giới bước vào mùa Hành hương (Haji) đến thánh địa Mecca để thực hiện tín điều thứ năm của tôn giáo Islam. Sau khi chu toàn nghĩa vụ thiêng liêng cuối cùng trong năm, cộng đồng Muslim hân hoan tổ chức Đại lễ Raya Idil Adha (Lễ đón chào năm mới theo Hồi lịch), được xác định từ ngày 10 đến ngày 13 Zulhijjah tháng 12 Hồi lịch.

Có thể nói, Đại lễ Raya Idil Adha là một trong hai kỳ lễ quan trọng nhất trong năm của người tín đồ Hồi giáo Islam và được xem như là Tết Nguyên đán của người Muslim trên thế giới. Đây là lễ kỷ niệm của người Muslim tuân lệnh Đức ALLAH hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Thượng đế và họ được Đức ALLAH ban cho vô vàn ân huệ, hồng phúc, nên mỗi Idil là một ngày Tạ ơn  Đức ALLAH. Trong những ngày này, mọi tín đồ Islam tập hợp lại trong bầu không khí vui tươi với tình nghĩa huynh đệ Muslim, dâng lên kỳ hành lễ để tỏ lòng tri ân Đức ALLAH đã giúp cho tất cả hoàn thành nghĩa vụ tâm linh trước ngày Đại lễ Idil với tấm lòng sùng đạo tối cao. Đặc biệt Hajj (tiếng Ả Rập: حج‎ Ḥaǧǧ "hành hương", cũng viết là haj và hadj) là cuộc hành hương đến Mecca, Ả Rập Saudi. Đây là một trong các cuộc hành hương lớn nhất trên thế giới, và là cột trụ thứ năm của Hồi giáo, một bổn phận tôn giáo phải được thực hiện ít nhất một lần trong cuộc đời của người Hồi giáo nếu họ có khả năng làm như vậy. Hajj là một minh chứng cho sự đoàn kết của người Hồi giáo, và lòng quy phục của họ trước Thượng đế (Allah trong tiếng Ả Rập).

Trong dịp này, đối với những tín đồ Hồi giáo Islam có điều kiện về kinh tế hoặc được tài trợ, từ khắp nơi trên thế giới sẽ thực hiện việc hành hương Haji tới Mecca thuộc Saudi Arabia (Ả-Rập Saudi) và tham gia Đại lễ Raya Idil Adha ở đây. Đối với những người không có điều kiện thực hiện Haji thì đến thánh đường và tiểu thánh đường các khu vực có cộng đồng Muslim cư trú để tham gia Đại lễ. Như người Chăm Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh đa số không có điều kiện nên họ tham dự đại lễ vào các tiểu Thánh đường.

       Theo truyền thống, vào buổi sáng ngày lễ chính 10 Zulhijjah 1431.HL tín đồ Hồi giáo Islam trong những bộ trang phục đẹp nhất có thể có tập trung hành lễ Sambahyang Raya tập thể dưới sự hướng dẫn của vị Imâm (người phụ trách việc hướng dẫn thực hành lễ nghi trong các buổi lễ). Sau đó tín đồ Hồi giáo Islam thực hiện Qurban hoặc Aqiqah (nghi thức giết mổ các loại bò, cừu, dê để dâng lễ và phân phát trong cộng đồng Muslim) trong tình cảm gắn bó, chia sẻ niềm hạnh phúc và những điều tốt đẹp mà Thượng đế ALLAH đem lại cho mọi người trong năm qua. Dịp này, những người Muslim cũng dành cho nhau những lời chúc mừng tốt đẹp nhất với mong muốn sang một năm mới đón nhận được nhiều hồng ân mà Đức ALLAH ban cho.

 

Năm 2010, tại Việt Nam theo Công lịch thì tháng Ramadan được thực hiện từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 11 tháng 9, tiếp đó Đại lễ Idil Fitr tổ chức vào ngày 11 tháng 9 năm 2010 và Đại lễ Raya Idil Adha được tiến hành từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 11 năm 2010 với ý nghĩa kết thúc năm cũ 1431 Hồi lịch, bước sang năm mới 1432 Hồi lịch. Với sự nỗ lực của Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh,..và các Ban Quản trị thánh đường ở các tỉnh; sự hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức Hồi giáo quốc tế và nhất là sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương, Cộng đồng tín đồ Hồi giáo Chăm Islam tại Việt Nam đã hoàn tất nghĩa vụ thiêng liêng trong tháng Ramadan, giúp cho gần 50 tín đồ đi hành hương Thánh địa Mecca và  tổ chức thành công Đại lễ Idil Fitr và Đại lễ Raya Idil Adha.

 

Điều đó đã minh chứng cho sự vươn lên của một cộng đồng tôn giáo luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và sự chuyển biến tích cực trong đời sống tâm linh của  tín đồ Hồi giáo đồng bào người Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Cộng đồng Is lam nói chung. Hơn thế nữa, nó còn là dẫn chứng sinh động cho chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân.

 

9:Sự khác nhau giữa Chăm Islam và Chăm Bà Ni.

 Chăm Islam ở Việt Nam là cộng đồng Chăm Hồi giáo thuộc dòng Sunni. Cộng đồng Chăm Bàni là kết quả của sự hỗn dung giữa Hồi giáo nguyên thủy với nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian. Khác với người Chăm Islam, trong tâm thức tôn giáo của người Chăm Bàni, những tập tục, lễ nghi của Hồi giáo gốc đã bị phai nhạt đi khá nhiều bởi nhiều lý do, trong đó phải kể đến sự tác động của tín ngưỡng bản địa dân tộc Chăm và của đạo Bàlamôn. Bởi vậy, có thể nói Chăm Bàni là một tôn giáo đặc thù mang đậm tín ngưỡng bản địa. Trong khi đó, người Chăm Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt giáo lý, giáo luật của Hồi giáo nguyên thủy, thể hiện qua việc thực hiện nghiêm chỉnh 5 cốt đạo của Hồi giáo. Nếu như người Chăm Islam tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Đấng Allah và tiên tri Mohammed thì đối với người Chăm Bàni, niềm tin của họ còn dành cho rất nhiều thần linh khác như Nữ thần sáng tạo ra dân tộc Chăm, những vị anh hùng dân tộc Chăm và ông bà tổ tiên.

 

Một đặc điểm khác biệt rõ nét giữa người Chăm Islam và người Chăm Bàni là vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong khi người phụ nữ Chăm Islam chịu nhiều ràng buộc nghiêm ngặt trong các quan hệ gia đình và xã hội cũng như trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, thì phụ nữ Chăm Bàni không chỉ được bình đẳng, được khuyến khích vươn lên khẳng định vị trí của mình mà còn có nhiều ưu thế hơn so với nam giới do ảnh hưởng chế độ mẫu hệ đã đi sâu vào tiềm thức của họ. Tóm lại, bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản giữa Hồi giáo mới – Chăm Islam và Hồi giáo cũ – Chăm Bàni vẫn có những nét khác biệt nhất định, tạo ra một bức tranh tôn giáo rất phong phú, đa dạng ở Việt Nam.

III KẾT LUẬN

 Các nghi lễ Thánh đường là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là hình thức sinh hoạt Tôn giáo cộng đồng  Chăm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cư dân người Chăm đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Mình có xu thế sinh sống thành từng cụm nhóm nhỏ, đoàn kết tình nghĩa láng giềng. Luôn giữ thói quen hành lễ và giới luật. Việc hành lễ hằng ngày đủ 5 lần trong ngày theo một khuôn mẫu nhất định đã tạo cho cộng đồng Islam tại Thành phố Hồ Chí Minh một nếp sống chuẩn mực và đưa họ ngày càng gần gũi với nhận được nhiều ơn phước từ Thánh Allah. Nếp sống này đã ăn sâu và chi phối đời sống của từng tín đồ. Nhờ vào quá trình hành đạo hội nhập, giao lưu văn hóa, mà mỗi tín đồ luôn cố gắng không để vượt quá giớ hạn cho phép cả trong hành động lẫn trong lời nói. Nó tăng cường thêm niềm tin và giúp cho tín đồ tránh những khuynh hướng vẫn xa trái pháp luật, lương tâm, đạo đức, cúng cố sự tự tin tưởng và lòng kiên định hoàn toàn vào thượng đế là thánh Allah.

Hành lễ trước thánh Allah không đơn giản chỉ là hình thức mà còn là mối tương quan giữa đời sống tâm linh của người Chăm Islam với Thượng đế Allah mà họ tôn thờ. Đây là mối ràng buộc tôn giáo, các nền tảng giáo lý và tâm linh đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. các nghi lễ thánh đường cộng đồng của người Chăm Islam giúp cho tín đồ giữ vững được niềm tin vào Thượng đế, hướng mọi người tới những điều thiện trong cuộc sống và trở thành lý tưởng sống của họ.

Ngoài ra học thể hiện tình thương, trách nhiệm đối với người nghèo khó, những người không may mắn trong cuộc sống. Đồng thời cúng cố mối quan hệ thân thiết, đoàn kết giữa các tín đồ của cộng đồng Chăm Islam cùng cư trú một khu vực nhất định, thúc đấy kết chặt tình cảm của họ với mọi người tại Thành phố Hồ Chí Minh này hiện trong hiện tại cũng như trong tương lai.

 

 

 

 

 

 

 



văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn