TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở
CƠ SỞ
PGS.TS Phan Quốc Anh
* Mục
đích:
Trang bị những kiến thức lí luận và thực tiễn về nội dung, ý nghĩa, nguyên tắc của việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, đi sâu phân tích những dạng hoạt động văn hoá cơ sở, nhất là văn hoá cơ sở ở nông thôn để sinh viên có thể nắm vững và vận dụng trong nghề nghiệp của mình.
* Nội dung cốt lõi:
1. Đời sống văn hoá cơ sở
là gì?
1.1. Khái niệm đời sống
văn hoá
1.2. Thế nào là đơn vị cơ
sở
1.3. Cấu trúc của đời
sống văn hoá cơ sở
2. Ý nghĩa của việc xây
dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
2.1. Ý nghĩa văn hoá – xã
hội
2.2. Ý nghĩa kinh tế – xã
hội
2.3. Ý nghĩa chính trị xã
hội
3. Các dạng hoạt động văn
hoá ở cơ sở
3.1. Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động
3.2. Hoạt động câu lạc bộ
3.3. Hoạt động thư viện, đọc sách báo
3.4. Hoạt động giáo dục truyền thống
3.5. Hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng
3.6. Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
3.7. Hoạt động xã hội từ thiện
3.8. Hoạt động xây dựng
nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa
4. Những nguyên tắc của hoạt
động văn hoá cơ sở
4.1. Tính dân tộc gắn với
tính tư tưởng
4.2. Tính khoa học gắn
với tính thẩm mĩ
4.3. Phát huy tính chủ
động sáng tạo của nhân dân ở cơ sở
Nội dung:
Quyết
định số 159 HĐBT ngày 19/12/1983 có đoạn viết: “Từ nay đến năm 1985, phải đảm bảo
cho phần lớn đơn vị cơ sở đều có hoạt động văn hoá; nhân dân lao động được đọc
báo, nghe đài, xem phim, xem nghệ thuật. Đặc biệt chú ý các vùng cao và biên giới.
Theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cần củng cố và xây dựng các cơ
sở văn hoá ở cấp tỉnh và huyện, nhà văn hoá, thư viện, rạp chiếu bóng, bảo tàng,
triển lãm… ở xã, phường hay cụm kinh tế-kỹ thuật, từng bước xây dựng cơ sở văn
hoá tuỳ theo thực tế cơ sở”.
Quyết
định trên chính là sự cụ thể hoá chủ trương tổ chức, xây dựng đời sống văn hoá ở
cơ sở, một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại
hội Đảng lần V (1981).
1.
Đời sống văn hóa cơ sở là gì?
1.1.
Khái niệm đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa của con người gồm có đời sống vật chất (văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ở, văn hóa đi lại) và đời sống văn hóa tinh thần (tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa ứng xử v…). Từ buổi bình minh của lịch sử loài người, hai nhu cầu cơ bản này đã xuất hiện và giúp con người một mặt tồn tại như một sinh thể, mặt khác tồn tại như một sinh thể xã hội. Hai nhu cầu cơ bản ấy cũng đồng thời hình thành nên nhu cầu văn hóa-một nhu cầu tất yếu, thể hiện trình độ phát triển của mỗi xã hội loài người.
1.2.
Khái niệm đơn vị cơ sở
Theo tinh thần Văn kiện
Đại hội Đảng lần V, đơn vị cơ sởbao gồm:
-
Nhà
máy, công trường, nông trường, lâm trường
-
Đơn
vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân
-
Cơ
quan
-
Trường
học
-
Bệnh
viện
-
Cửa
hàng
-
Hợp
tác xã
-
Làng
xã
-
Phường
ấp
… Và những cộng đồng xã
hội tương đương.
Đơn vị cơ sở là hình thức
tổ chức cơ bản của văn hóa. Đó là những cộng đồng dân cư liên kết với nhau
trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày.
Nghĩa là mỗi cộng đồng dân cư có địa bàn sinh sống ổn định và có tổ chức hành
chính được coi là một đơn vị văn hóa cơ sở.
1.3.
Cấu trúc của đời sống văn hóa cơ
sở
Đời sống văn hóa cơ sở
bao gồm ba yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn
hóa và những con người văn hóa.
1.3.1.
Sản phẩm văn hóa
Sản phẩm văn hóa của cộng
đồng gồm hai bộ phận: Sản phẩm văn hóa hữu hình và sản phẩm văn hóa vô hình.
- Sản phẩm văn hóa vô
hình: là các sản phẩm văn hóa không có
hình thể, tồn tại dưới dạng giá trị, được ghi nhận trong ký ức xã hội: các
huyền thoại, truyền thuyết, lễ hội, tín ngưỡng dân gian, các nghệ thuật biểu
diễn, các anh hùng văn hóa, các nhân thần có công dựng nước và giữ nước…
- Sản phẩm văn hóa hữu
hình: Là dạng sản phẩm văn hóa hữu thể, tồn tại dưới dạng vật thể:
+ Các dạng sản phẩm văn hóa đang lưu hành: sách,
báo, tranh, tượng, phim, ảnh, hiện vật trưng bày…
+ Các thiết chế văn
hóa-xã hội: trường học, nhà mẫu giáo, sân vận động, câu lạc bộ, trung tâm văn
hóa, phòng truyền thống, thư viện, công viên văn hóa, rạp hát, nhà xuất bản…
+ Cảnh quan văn hóa: các
công trình kiến trúc, tượng đài, quảng trường, đường sá…
1.3.2.
Các dạng hoạt động văn hóa:
-
Hoạt
động sáng tác và biểu diễn văn nghệ
-
Hoạt
động ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống
-
Hoạt
động khai trí-giáo dục nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài
-
Hoạt
động lưu giữ sản phẩm văn hóa: triển lãm, bảo tàng, sưu tập…
-
Hoạt
động tiêu dùng sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe nghạc, xem phim, tham
quan, du lịch…
-
Hoạt
động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, gia đình văn hóa.
-
Hoạt
động thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
1.3.3.
Con người văn hóa
Nói “con người văn hóa”
nghĩa là nói đến trình độ văn hóa của con người. Trình độ ấy được biểu hiện ở
học vấn, sức khỏe, ứng xử văn hóa của cá nhân trước nghĩa vụ xã hội, đối với
lao động và ở nơi công cộng.
2.
Ý nghĩa của việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở
2.1.
Ý nghĩa văn hóa-xã hội
- Xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ
các giá trị văn hóa, tạo dựng một nếp sống văn minh, những phong tục tập quán
tốt đẹp, vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vừa phù hợp với văn hóa tiến
bộ của nhân loại.
- Xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở một mặt là sự khẳng định các giá trị tiến bộ của văn hóa, giáo dục
nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người, vừa gìn giữ
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; mặt
khác, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là sự tuyên chiến với những hiện tượng
và hành vi phản văn hóa, phi đạo đức và nhân tính. Đặc biệt, âm mưu “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch vẫn đang diễn biến phức tạp trong lĩnh vực
tư tưởng và văn hóa. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở sẽ góp phần giúp nhân
dân nhận ra được bộ mặt của những thế lực thù địch và âm mưu đó.
2.2.
Ý nghĩa kinh tế-xã hội
Xây dựng đời sống văn hoá
ở cơ sở là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hoá như trưng tâm văn hoá, thư viện,
trường học, trạm y tế, sân vận động, công trường, nhà máy… không chỉ góp phần tạo
nên cảnh quan văn hoá mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để để phát triển kinh tế và văn
hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”, Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn coi trọng vai trò của văn hoá, thường xuyên chăm lo đời sống văn hoá, đáp ứng
các nhu cầu văn hoá của nhân dân lao động, mặt khác thu hút đông đảo quần chúng
tham gia vào quá trình sản xuất, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới. Những
giá trị văn hoá mới ấy đến lượt nó lại tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển
kinh tế, tạo nên sự phát triển bền vững.
2.3.
Ý nghĩa chính trị xã hội
Xây dựng đời sống văn hoá
ở cơ sở được coi là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đây vừa là nhiệm
vụ cấp bách trước mắt vừa là nhiệm vụ mang tính lâu dài nhằm hình thành
và phát triển nhân cách hài hoà và toàn diện, hướng ý thức công dân vào nghĩa vụ
và quyền công dân, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, giác ngộ xã hội chủ nghĩa,
có phẩm chất đạo đức trong sáng và tình cảm lành mạnh trong quan hệ ứng xử từ
gia đình đến xã hội.
3.
Các dạng hoạt động văn hoá ở cơ sở
Căn cứ vào hình thức tổ
chức, có thể phân loại thành các dạng hoạt động văn hoá ở cơ sở như sau:
-
Hoạt
động thông tin, tuyên truyền, cổ động
-
Hoạt
động câu lạc bộ
-
Hoạt
động thư viện, đọc sách báo
-
Hoạt
động bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, giáo dục truyền thống và lịch sử cách mạng
-
Hoạt
động văn nghệ quần chúng
-
Hoạt
động xây dựng gia đình văn hoá và nếp sống văn hoá
-
Hoạt
động thể dục thể thao vui chơi giải trí
-
Hoạt
động xã hội từ thiện
….
Sự phân chia các dạng hoạt
động văn hoá cơ sở như trên cho thấy nhu cầu văn hoá của nhân dân rất đa dạng,
thể hiện sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa hiện nay. Tuy nhiên, sự phân
loại cũng chỉ mang tính tương đối bởi đời sống văn hoá cơ sở là sự tổng hợp, hài
hoà của tất cả những yếu tố cấu thành nên. Tuỳ theo tình hình thực tế của địa
phương mà có sự phân chia một cách linh hoạt các dạng hoạt động.
3.1.
Hoạt động thông tin, tuyên
truyền, cổ động
-
Cơ
quan, đơn vị tổ chức: các cơ quan phát thanh, truyền hình và báo chí của địa phương.
-
Nhiệm
vụ:
+ Tuyên
truyền, cổ động, phổ biến rộng rãi trong công chúng các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước.
+ Nêu
gương người tốt việc tốt, phê phán các thói hư tật xấu, góp phần tạo dựng nếp sống
văn hoá ở cơ sở.
+ Sàng
lọc và định hướng thông tin, giúp mọi người lựa chọn và tiếp nhận thông tin một
cách thuận lợi, đúng hướng, không bị “nhiễu” bởi nhiều luồng thông tin, qua đó
xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh ở cơ sở.
3.2.
Hoạt động câu lạc bộ
- Câu lạc bộ là một tổ chức
xã hội tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của những người có chung sở thích, nhằm
tiến hành các hoạt động thuộc các lĩnh vực chính trị-xã hội, kinh tế, khoa học-kỹ
thuật, văn học nghệ thuật, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
- Câu lạc bộ thường được
tổ chức tại các cơ quan văn hoá-giáo dục như: nhà văn hoá, trung tâm văn hoá, các
ngành, giới như quân đội, công an, công đoàn, thanh niên, hội phụ nữ.
- Mục đích: thu hút đông đảo
quần chúng tham gia vào các hoạt động văn hoá theo sở thích, qua đó một mặt tiến
hành giáo dục định hướng XHCN mặt khác đáp ứng các nhu cầu văn hoá lành mạnh của
công chúng.
- Một số loại hình câu lạc
bộ:
+ Loại CLB chính trị-xã hội:
Câu lạc bộ tìm hiểu danh nhân; câu lạc bộ những người yêu thích tìm hiểu nước này
hay nước khác; câu lạc bộ những người yêu thích lịch sử cách mạng…
+ Loại CLB kinh tế-xã hội:
Câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp trẻ; câu lạc bộ giám đốc trẻ…
+ Loại CLB khoa học-kỹ
thuật: Câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ, câu lạc bộ các nhà vật lý, toán học…; câu
lạc bộ sinh vật cảnh…
+ Loại CLB văn hoá-nghệ
thuật: câu lạc bộ âm nhạc, điện ảnh, sân khấu; câu lạc bộ những người yêu thơ,
văn…
+ Loại CLB thể dục-thể
thao: câu lạc bộ những người chơi cờ tướng, cờ vua; câu lạc bộ những người chơi
bóng bàn, quần vợt…
-
Nội
dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ: tổ chức hoạt động theo nhu cầu của
các thành viên, mở các lớp học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ
chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để bổ sung kiến thức, tham gia vào quá trình
sáng tạo trong hoạt động văn hoá-văn nghệ hoặc trong lĩnh vực ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào đời sống.
-
Về
tài chính và quản lý: câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự quản: tự quản về
tài chính để duy trì và phát triển câu lạc bộ; tự quản về tổ chức (kết nạp thành
viên, bầu ban quản trị hoặc ban chủ nhiệm, xây dựng quy chế hoạt động); tự quản
về nội dung hoạt động, đảm bảo đúng pháp luật Nhà nước.
3.3.
Hoạt động thư viện, đọc sách báo
Mita Norihio, chuyên gia
CNTT ở Tokyo cho biết: “Trước đây tôi rất thích sách và mua khá nhiều, nhưng
bây giờ, tôi không còn mua sách vì mục đích thông tin nữa, thậm chí, tôi còn
giảm cả việc đặt báo... Tôi có thể có nhiều thông tin mình cần trên Web. Nhưng
ngoài vấn đề thông tin thì tôi chọn sách. Tôi càng bị nhận chìm trong Internet
bao nhiêu thì tôi càng tìm thấy sự hấp dẫn của sách in bấy nhiêu”.[1]
Sách, báo từ lâu đã trở
thành nguồn tri thức quý báu và vô tận đối với con người. Ngày nay, với sự phát
triển như vũ báo của thông tin, mặc dù không còn chiếm vị trí độc tôn như trước
đây trong việc mang lại nguồn tri thức thông thái cho con người nhưng đọc sách
báo vẫn là một hoạt động văn hóa quan trọng và góp phần vào quá trình hình
thành, phát triển nhân cách của con người.. Vì vậy, thư viện, phòng đọc là một
trong những địa chỉ quen thuộc của hoạt động khai trí ở các cơ quan, nhà văn
hóa.
Để hoạt động thư viện,
đọc sách báo thực sự mang ý nghĩa, cần phải có sự hướng dẫn, chọn lọc các loại
sách báo phù hợp với đối tượng, thị hiếu, khơi dậy ở người đọc sự ham thích,
say mê đối với nguồn tri thức vô tận này.
3.4.
Hoạt động giáo dục truyền thống
Giáo dục truyền thống là
một trong những hoạt động được Đảng và Nhà nước quan tâm bởi đây là hoạt động
hướng về cội nguồn, nhắc nhở các thế hệ sau về những giá trị lịch sử của dân
tộc. Hoạt động giáo dục truyền thống bao gồm:
-
Xây
dựng các nhà bảo tàng và phòng truyền thống ở những nơi có địa danh văn hóa,
lịch sử và cách mạng nổi tiếng.
-
Xây
dựng phòng truyền thống hoặc góc truyền thống trong cơ quan nhà văn hóa hoặc
tại trụ sở làm việc của cơ quan.
-
Bảo
tồn những danh lam thắng cảnh, những khu vườn quốc gia, những địa điểm khảo cổ
học quan trọng.
3.5.
Hoạt động văn nghệ quần chúng
Hoạt
động văn nghệ quần chúng là hoạt động thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Mặc
dù là một hoạt động không chuyên nhưng lại khá hấp dẫn ở các đơn vị văn hóa cơ
sở bởi nó thổi một luồng gió mới vào đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo
tầng lớp nhân dân.
- Phương thức của hoạt
động văn nghệ quần chúng:
+ Tổ
chức cho công chúng xem phim, nghe nhạc, xem kịch… nhằm đưa các tác phẩm văn
nghệ có chất lượng đến với nhân dân.
+ Thu
hút quần chúng tham gia vào các hoạt động sáng tác tự biên, tự diễn.
-
Nhiệm
vụ của hoạt động văn nghệ quần chúng:
+ Qua thơ, văn, nhạc,
kịch, phản ánh kịp thời và sinh động cuộc sống đa dạng của nhân dân địa phương.
Thông qua hình tượng nhân vật trong các tác phẩm, đề cao những tấm gương người
tốt, phê phán thói hư tật xấu, góp phần vào sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa
đối với công chúng.