Bản thảo luận văn thạc sỹ. Tác giả: Trương Công Huân, HDKH. PGS.TS Phan Quốc Anh. TVU.
Năm 2018.
MỞ ĐẦU
Ở
Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm
chiến lược quốc gia. Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã
khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả
đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng
gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ, nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người” [cần trích dẫn khi đã có ngoặc kép..]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VIII) đã bàn đến trách nhiệm của gia đình trong việc giữ
gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam,
nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn
hoá, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, giá trị gia đình một
lần nữa được Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây
dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình
thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [cần trích dẫn khi đã có ngoặc kép..]. [..]. Sở dĩ gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi cuộc đời con người cũng như đối với sự trường tồn và phát triển của xã hội như vậy, chính là do những giá trị của văn hóa gia đình.
CHƯƠNG 3
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bác Ái năm 2010 - 2015
Năm 2018.
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào
của xã hội. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, gia đình có một vị trí và
vai trò đặc biệt. Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể
chất và nhân cách. Với hai chức năng cơ bản: tái sinh con người để duy trì nòi
giống và xã hội hoá cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi
trong đời sống của nhân loại. Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã
hội phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia đình và văn hoá gia
đình.
Trong vấn đề gia đình, văn hoá
gia đình có vị trí quan trọng, là nền tảng cho gia đình tồn tại và cơ sở bền
vững của gia đình. Văn hoá gia đình vừa là mục tiêu, giá trị phải hướng tới,
vừa là cơ sở thúc đẩy sự phát triển bản thân gia đình, nhằm phát triển con
người và xã hội.
Thầy thêm đoạn này: Việt Nam
có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, trong đó có văn hóa gia
đình truyền thống. Sự khác biệt trong văn hóa gia đình truyền thống thể hiện ở
nguồn gốc tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng mà họ tiếp nhận cũng như truyền thống
mẫu hệ hay phụ hệ. Raglai là một dân tộc thiểu số có số dân… đứng thứ..về dân
số của cả nước. Người Raglai cư trú ở miền tây các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình
Thuận, trong đó, đông nhất và còn cư trú tập trung nhất là ở huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận. Người Raglai có một di sản văn hóa truyền thống riêng đặc sắc, từ
xa xưa đã duy trì chế độ mẫu hệ và cũng duy trì những giá trị văn hóa gia đình
truyền thống cho riêng mình.
Với
tư cách là một thiết chế xã hội văn hoá gia đình của người Raglai ở huyện Bác
Ái, tỉnh Ninh Thuận vẫn là nơi hội tụ, gắn kết mỗi thành viên trong gia đình với nhau. Khi vui người ta luôn san sẻ cùng gia đình và khi buồn cũng
tìm sự an ủi, chở che từ gia đình. Bởi
thế, gia đình là nơi thiêng liêng nhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự
kính trọng và tình thương yêu. Nét đẹp trong văn hoá truyền thống
của gia đình đã góp phần làm phong phú hơn lên bản sắc văn hoá của dân tộc.
Tất
yếu, cùng với quá trình vận động, phát triển về kinh tế, chính
trị, văn hoá xã hội của đất nước, những giá trị trong văn hoá gia đình truyền
thống của người Raglai ở huyện Bác Ái cũng đã có sự biến đổi. Đặc biệt, nước ta
đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó
đã ảnh hưởng trực tiếp và có nguy cơ làm băng hoại các giá
trị văn hoá dân tộc nói chung, giá trị gia đình truyền thống nói riêng.
Xuất
phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, nghiên cứu văn hoá gia đình của
người Raglai huyện Bác Ái hiện nay rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhất là bản thân tôi đang công tác tại phong Văn hóa - Thông
tin huyện Bác Ái, đã có quá trình gắn bó với người Raglai, am hiểu phong tục,
tập quán và một số ngôn ngữ Raglai; để góp phần nhận diện, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa gia đình tryền thống của người Raglai nên tôi chọn đề tài “Truyền thống và biến đổi trong văn hóa gia
đình của người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ” làm luận văn tốt
nghiệp Cao học, chuyên ngành Văn hoá học.
Hy vọng những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của bản thân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá gia đình truyền thống và những
biến đổi gia đình truyền thống cuả người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận.
- Mục tiêu cụ thể:
Để
đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: Trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về
văn hóa gia đình đối với sự phát triển của người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận.
Điền giã, khảo sát văn hóa gia đình truyền thống của
người Raglai 9/9 xã huyện Bác Ái.
Đi
tìm nguyên nhân của sự biến đổi văn hóa gia đình của người Raglai ở huyện Bác
Ái.
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề
tài
Người Raglai đã có mặt rất sớm ở huyện Bác Ái. Dấu
vết của người Raglai tại huyện Bác Ái đã phản ánh đậm nét trong các sử thi và
trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng
đồng người Raglai vẫn còn là xã hội mang dấu ấn mẫu hệ đậm nét ở nước ta, có
giá trị đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa người Việt Nam. Chính vì vậy,
từ lâu đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tìm hiểu và nhiều người
quan tâm. Cho đến nay, vấn đề về người Raglai đã trở thành vấn đề nghiên cứu
của không ít nhà nghiên cứu, nhà khoa học và vấn đề liên quan đến người Raglai
đã được đề cập
đến trong một số công trình nghiên cứu sau:
Công trình Người Raglai ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn
Triết, Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 1991 [60] Nội dung chính của tác phẩm
gồm có 151 trang chia làm 3 chương. Tác giả đã làm nổi bật lên đặc điểm môi
trường sinh sống và sự hình thành nên khu vực cư trú đặc trưng của người
Raglai. Nêu lên những đặc điểm các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hoá truyền
thống. Đặc biệt, là những phân tích các biến đổi của xã hội Raglai giai đoạn từ
sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến những năm đầu thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước. Từ đó, thấy được mối quan hệ giữa tộc người Raglai với các tộc
người láng giềng cùng xu hướng phát triển của người Raglai ở Việt Nam.
Công
trình Văn hóa và xã hội người Raglai Việt
Nam của Phan Xuân Biên, Phan An,
Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện, Nguyễn Văn Huệ, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ
Chí Minh 1998 [4], Nội dung chính của công trình gồm có 346 trang, được chia ra
làm 6 chương. Trên cơ sở tổng hợp những thành quả nghiên cứu về người Raglai
trong nước và trên thế giới kết hợp với nguồn tài liệu điều tra, nghiên cứu
điền dã, các tác giả hệ thống hoá và làm rõ lịch sử phát triển tộc người
Raglai, các loại hình kinh tế, đời sống văn hoá vật chất và tinh thần cùng với
cấu trúc xã hội truyền thống của người Raglai. Đây là một trong những công
trình nghiên khoa học có tính khái quát nhất về tộc người Raglai.
Công trình Văn hoá Raglai những gì còn lại của Phan
Quốc Anh, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, xuất bản năm 2007 [1], nội dung chính
của tác phẩm gồm có 2 phần (Văn hoá truyền thống và Văn hoá đương đại) chia làm
12 chương. Trong phần Văn hoá
truyền thống, tác giả đã trình bày, giới thiệu khái quát về quá trình
phát triển tộc người Raglai, văn hoá làng, tộc họ và gia đình, lễ hội, văn học
dân gian, âm nhạc, trò chơi dân gian, ẩm thực, trang phục, nhà ở, nhà mồ và
nghề thủ công truyền thống. Trong phần văn hoá đương đại, tác giả trình bày về
giáo dục của người Raglai từ bậc tiểu học đến đại học và công tác xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở cùng kết quả của nó.
Công
trình Văn hoá Raglai của Phan Quốc
Anh, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, xuất bản năm 2010 [2], gồm có 341 trang được
chia thành 10 chuyên đề tương đương với 10 chương. Để hoàn thành công trình
nghiên cứu của mình, tác giả Phan Quốc Anh đã hợp tác cùng với một số nhà
nghiên cứu ở địa phương (Ninh Thuận) như Nguyễn Hải Liên, Đình Hy, Sử Văn Ngọc,
Thập Liên Trưởng, Văn Món, Lê Xuân Lợi, Nguyễn Tuấn Triết, Phú Văn Hẳn. Với một
lực lượng nghiên cứu có nhiều uy tín, công trình “Văn hoá Raglai” đã khái quát
được lịch sử hình thành và phát triển tộc người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận. Đặc
biệt, công trình đã đề cập chuyên sâu vào văn hoá làng, tộc họ, gia đình, lễ
nghi, văn học, âm nhạc, ẩm thực, trang phục, tang ma và nghề thủ công truyền
thống. Tác phẩm đã góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu về người Raglai mang
tính hệ thống.
Công trình Truyện
cổ Raglai của Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ, Phan Xuân Viện,
Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2011 [12], Nội dung chính của tác phẩm gồm
có 263 trang, có tất cả 60 truyện kể. Đặc điểm của truyện kể Raglai thường mượn
hình ảnh con vật thông qua đó giáo dục đạo đức con người trong ứng nhân xử thế.
Và thường phản ánh mối quan hệ giữa con người với nhau, mối quan hệ gia đình và
xã hội.
Công
trình Luật tục Chăm và luật tục Raglai của Phan Đăng Nhật và
Nguyễn Thế Sang, Nxb Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2002 [48], Nội dung chính
của quyển sách gồm có 771 trang. Trong đó, có phần viết về luật tục Raglai từ
trang 343-709, chia làm 2 phần: Trình bày về văn hoá-xã hội và luật tục Raglai.
Trong phần 1, giới thiệu sơ lược về văn hoá-xã hội Raglai, những nội dung cơ
bản và việc thi hành luật tục, luật tục Raglai với việc phát triển xã hội. Phần
2, các tác giả trình bày chuyên sâu vào vấn đề của luật tục như những quy ước
chung, quan hệ gia đình, tục cưới và cưới phạt, quan hệ vợ chồng, quan hệ xã
hội, tội về tình dục, loạn luân, về của cải tài sản, trộm cắp, lừa gạt, chiếm
đoạt của cải, đối với trâu bò, vật nuôi, về quản lý ruộng rẫy núi rừng, bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ thú rừng.
Công
trình Văn hoá gia tộc Raglai góc nhìn từ
nghệ nhân của Hải Liên , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 2011
[35], Nội dung chính của tác phẩm gồm có 323 trang được chia làm 2 chương. Tác
giả trình bày về địa bàn cư trú của nhánh Raglai Bắc và Raglai Nam cùng với sự
tan rã của văn hoá làng. Từ gốc nhìn của văn hoá gia tộc, tác giả giới thiệu về
5 gia tộc lớn ở tỉnh Ninh Thuận là Pinăng, Katơr, Taing, Chamaleăq, Tathiăq.
Thông qua văn hoá gia tộc giúp độc giả hình dung được phần nào di sản văn hoá
tộc người Raglai hiện nay đang còn được bảo tồn.
Công
trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam
của Viện dân tộc học với (Các tỉnh phía Nam), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
xuất bản năm 1984 [28], Trong đó, có giới thiệu về tộc người Raglai từ trang
266-276. Nội dung mà tác phẩm đề cập là những lược khảo về người Raglai như địa
bàn phân bố, hoạt động kinh tế, tổ chức gia đình, cấu trúc xã hội, nghi lễ và
phong tục tập quán.
Ngoài
ra còn có một số bài viết về văn hoá của người Raglai đăng trên các báo, tạp
chí, báo điện tử.
Các
công trình nói trên đã dựng nên bức tranh chung về điều kiện địa lý tự nhiên,
môi trường kinh tế, văn hoá, đặc biệt là vấn đề bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hoá của người Raglai. Phong tục
truyền thống người Raglai được trình bày trong sự vận động biến đổi của các giá
trị văn hoá. Vấn đề bảo tồn cũng được nhìn nhận từ góc độ
phát triển, trong sự nghiệp phát triển chung văn hoá các
dân tộc. Có thể nói đây là những nghiên cứu có tính khái quát nhất có liên quan
đến vấn đề văn hoá hiện nay của các dân tộc thiểu số nói
chung và người Raglai nói riêng.
Những thành tựu nghiên cứu đã có
hệ thống, khái quát những nét cơ bản về quá trình vận động phát triển của văn hoá người Raglai. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu vào chuyên đề về sự
biến đổi văn hóa truyền thống gia đình Raglai ở huyện Bác Ái, tôi mong đề tài nghiên cứu của tôi tiếp tục bổ sung vào những
thành quả nghiên cứu trên đây. Các công
trình của các nhà nghiên cứu đi trước đã tạo ra những cơ sở, những điều kiện để tôi tiếp tục khai
thác, làm rõ hơn về văn hóa gia đình của
người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Phương
pháp luận: Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận
văn sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa học là trung tâm. Ngoài ra có sử
dụng các phương pháp hỗ trợ như xã hội học, dân tộc học, lịch sử, tôn giáo, tín
ngưỡng.
Phương pháp cụ thể: Tác giả đi sâu vào
phương pháp quan sát, tham dự, phỏng vấn;
ghi âm, chụp ảnh;
phương pháp tra cứu tư liệu, tổng hợp, phân tích để đạt được mục đích của luận
văn.
5. Phạm vi giới hạn đề tài
5.1. Phạm vi nội
dung:
Nghiên cứu đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế – xã
hội, lịch sử tộc người, phân bố dân cư.
Văn hóa gia đình truyền thống của người Raglai ở huyện
Bác Ái.
Luật tục liên quan đến gia đình của người Raglai ở huyện
Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Biến đổi và phát huy các giá trị tốt đep của văn hóa gia
đinh người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
5.2. Phạm vi không
gian: Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn hiện nay của
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
5.3. Phạm vi thời gian: Nghiên
cứu văn hóa gia đình của người Raglai từ năm 2001 trở lại đây (từ khi tái lập
huyện), có sử dụng tư liệu của thời gian trước.
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo
sát
-
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa gia
đình, bao gồm các cấu trúc, chức năng, hệ giá trị, chuẩn mực,
phong tục,… của gia đình người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
-
Đối tượng khảo sát: Bao gồm các cán bộ địa phương như cán bộ Ủy
ban nhân dân xã, cán bộ các ban ngành, đoàn thể của xã, ban quản lý các thôn và
người dân địa phương.
7. Kết cấu luận
văn
Ngoài phần
mở đầu (….trang), phụ lục, tài liệu tham khảo, kết luận (…..trang), luận văn
có…..trang và được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Văn hóa gia
đình truyền thống của người Raglai.
Chương 3: Biến đổi văn hóa gia
đình của người Raglai
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Quan niệm, lý thuyết về văn hoá gia đình
1.1.1. Quan niệm về gia đình
Gia đình là cái gốc của con người, nơi con
người sinh ra, bắt đầu một cuộc sống.
Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm là
cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết
cho cuộc sống của con người và cho xã hội. Gia đình là một nhóm
xã hội được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hoá nhất
định, như một tập hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân (vợ chồng, bố mẹ, con
cái và anh chị em, ...), gia đình là một thành quả văn hoá
đặc thù của con người.
Khái
niệm gia đình thường được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ
sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ
quan hệ hôn nhân. Ngày nay, quan niệm của một số người về gia đình không chỉ đóng khung trong những mối liên quan về huyết thống, về dòng họ, anh em, bố mẹ, cha mẹ nuôi,... mà gia đình là một phạm vi rộng lớn hơn
trên cơ sở những người có tình yêu thương tương trợ lẫn nhau. Từ lâu chủ đề gia đình được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới
các góc độ khác nhau và do vậy cũng có nhiều định nghĩa về gia đình, trong đó có những định nghĩa đáng chú ý C.Mác và Ph.Ăngghen khi
luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồn tại của con người
đã đưa ra nhận xét: “Hằng ngày tái tạo
ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi,
nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái, đó là gia đình” [44, tr.41].
Như
vậy, bàn về gia đình, C.Mác đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nó trong
duy trì nòi giống và nhấn mạnh mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Tuy
nhiên, vấn đề gia đình không chỉ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
nghiên cứu, vì tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển của con người,
xã hội, vấn đề này còn được đề cập đến trong những văn bản khác nhau, như bàn về các quyền của con người và gia đình. Tổ chức Liên hiệp quốc đã xác định
“Gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội và có quyền hưởng sự bảo vệ của xã hội và của Nhà nước”. Hiến chương cộng đồng Châu Âu khẳng định:
“Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội, pháp lý và kinh tế thích hợp để đảm bảo sự phát triển của nó”. Hai quan điểm này thể
hiện rõ sự gắn kết mật thiết giữa gia đình và xã hội, vài
trò của gia đình đối với xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề gia đình
đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, thuộc nhiều
chuyên ngành và vì thế định nghĩa gia đình cũng rất phong phú.
Khái
niệm “gia đình”
Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học: PGS.TS
Lê Như Hoa, trong công trình khoa học của mình cho
biết: “Một số nhà xã hội học quan niệm gia đình là một nhóm người” [28, tr.24].
Tác
giả đã trích dẫn các quan điểm tiêu biểu của các nhà xã hội Phương Tây
E.W.Burgess và H.J.Cocker coi: Gia đình là một nhóm người được
thống nhất với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con
nuôi; tạo thành một hộ duy nhất, tác động qua lại và giao tiếp với nhau theo vai trò xã hội riêng từng người trong số họ: là
chồng vợ, là mẹ cha, anh trai và em gái; tạo
thành một nền văn hoá chung. Kingley Davis định nghĩa gia đình: “Là một nhóm
người mà quan hệ của họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi và do đó họ là họ
hàng thân thích của nhau” [28, tr.24].
Các
khái niệm nói trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh bản chất của gia đình nhưng sự
khái quát khá chung chung, không rõ bản chất, chức năng và sự tác động của gia
đình với xã hội và ngược lại. Nhà nghiên cứu Lê Thi quan niệm:
Khái
niệm gia đình được sử dụng để chỉ một
nhóm xã hội hình thành trên
cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha
mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại).
Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không
có quan hệ huyết thống các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình
cảm), giữa họ thường có
những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước
thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật hôn nhân và gia đình của
nước ta). Đồng thời trong gia đình có
những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan
hệ tình dục giữa các thành viên [57, tr.42].
(trích dài quá quy định)
Đây
là khái niệm đề cập tới nhiều nét đặc trưng, bản chất cơ bản của gia đình nhưng
nặng nề về trình bày phân tích chưa khái quát cô đọng.
Tóm
lại dưới góc độ xã hội học, định nghĩa gia đình còn nhiều nét bản chất cơ bản
cần được bổ sung và khái quát cô đọng phù hợp hơn.
Luật
Hôn nhân và gia đình của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000,
khẳng định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
lợi giữa họ với nhau theo luật định” [40, tr.12].
Đây
là quan niệm chính thống của nhà nước ta, là cơ sở pháp lý để giải quyết những
vấn đề liên quan đến gia đình. Quan niệm này chưa khái quát rõ nét bản chất
quan trọng: gia đình có vai trò to lớn đối với xã hội.
Qua
phân tích tôi cho rằng cần phải nghiên cứu kế thừa các quan điểm tiêu biểu
trên, khái quát lại và bổ sung để có định nghĩa gia đình vừa đảm bảo tính khái
quát, tính hệ thống tính lôgíc và toàn diện về những nét bản chất đặc trưng của
gia đình.
Thực
tế cuộc sống gia đình hiện nay cho thấy cần có một định nghĩa gia đình mang
tính khái quát cao, phản ánh được khá đầy đủ nét bản chất đặc trưng về gia đình
phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển cùng những biến đổi
của gia đình dưới sự tác động mạnh mẽ của điều kiện
kinh tế - xã hội mới, của thời đại văn minh tin học đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản đặc biệt trong xã hội
hiện đại, cùng với sự vận động, biến đổi của xã hội thì các hình thức, kiểu
loại gia đình cũng biến đổi hết sức phức tạp, đa dạng. Trong thực tế có những
gia đình không có con cái, có gia đình nhiều “chủng loại” con cái, kiểu con
anh, con tôi, con chúng ta, có những gia đình chỉ sống với nhau theo “hợp
đồng”. Lại có những gia đình chị em chăm nuôi lẫn nhau, tuy chúng không có bố
mẹ nhưng không thể nói là họ không có gia đình. Còn có những kiểu gia đình
không hoàn thiện, như: “gia tình thương” (do các nhân, hoặc nhóm tìm những trẻ mồ côi đưa về chăm nuôi dạy dỗ), “gia đình nghĩa hiệp” (do các cháu mồ côi tụ tập nhau lại cùng làm
ăn sinh sống), gia đình “gà trống nuôi con”, “gà mái nuôi con”,...
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau
về gia đình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề gia đình và khái niệm
gia đình cần được nghiên cứu thêm. Căn cứ vào tình hình chung của hôn nhân và
gia đình, chúng ta cần có một cách hiểu hoàn chỉnh hơn về gia đình đảm bảo hạt
nhân hợp lý của nó.
Như vậy, có thể từ nhiều góc độ khác nhau để quan niệm về gia đình. Gia đình nằm trong phạm trù cộng đồng với tư cách là một nhóm
nhỏ xã hội đặc thù, đồng thời như một thiết chế xã hội, đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình xã hội hoá con người.
Trên
thực tế đang tồn tại nhiều kiểu gia đình, nhưng trong đó gia đình hạt nhân
chiếm đa phần (ở Việt Nam, theo điều tra có từ 60-hơn 70%). Chính vì vậy mà chỉ
có thể lấy gia đình hạt nhân làm đối tượng để đưa ra một định nghĩa về gia
đình.
Từ
góc độ văn hoá học, có thể hiểu: Khái
niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan
hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con
cái, ông bà, họ hàng nội ngoại…) cùng chung sống. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường văn
hoá đầu tiên giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, là nơi hội tụ, chọn lọc
và sáng tạo văn hoá của con người và xã hội loài người. Cũng như các thiết chế
xã hội-văn hoá khác, gia đình luôn vận động phát triển.
1.1.2. Quan niệm về văn
hóa gia đình
Để tìm hiểu về văn
hoá gia đình, trước tiên phải đề cập đến khái niệm văn hoá, bởi văn hoá chính
là cơ sở của văn hoá gia đình.
* Quan
niệm về văn hoá
Thuật ngữ văn hoá xuất hiện trong ngôn ngữ nhân loại từ rất sớm. Ngay từ thời La Mã cổ đại, trong tiếng La tinh đã xuất hiện từ “văn hoá”
(cultura). Từ “văn hoá” lúc đầu có nghĩa vỡ đất, cày cấy, vun
trồng trong nông nghiệp, sau chuyển nghĩa sang vun trồng trí tuệ, vun trồng
tinh thần, giáo dục con người. Theo định nghĩa của từ Hán - Việt
“văn hoá” có nghĩa là “văn trị giáo hoá”, “hoá nhân tịch dục” tức là phải giáo
dục cảm hoá con người để có thể quản lý, điều hành xã hội bằng “văn”. Thông qua nhân nghĩa, nhân văn coi trọng giáo dục để bình ổn xã hội, tạo
lập kỷ cương. Văn hoá trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có chung một nghĩa căn bản
là sự giáo hoá, vun
trồng nhân cách con người, làm cho con người
và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Văn hoá có mặt trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống nhưng không thể gọi tất cả cuộc sống là văn hoá. Từ trước đến nay
đã có sự phân chia ra văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Tuy nhiên, sự phân
chia này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì trong văn hoá vật chất vẫn có văn
hoá tinh thần và ngược lại, văn hoá tinh thần thể hiện trong những dạng văn hoá
vật chất. Nhưng sản phẩm vật chất và tinh thần ấy đều do sự
lao động sáng tạo của con người tạo ra để lại những dấu ấn tốt đẹp qua từng
thời kỳ lịch sử. Khi quan niệm văn hoá bao gồm tất cả những gì tốt đẹp do con
người sáng tạo ra tức là thừa nhận tính đa dạng, phong phú và phức tạp của nó.
Nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi
địa phương, mỗi gia đình... phù hợp với nền kinh tế của xã hội đương thời.
Có
rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hoá, trong đó đáng chú ý là ý kiến của
tổ chức UNESCO: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các
cá nhân các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy hình thành hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu những đặc tính
riêng của mỗi dân tộc” [62, tr.23].
Đứng
trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giữ gìn, bảo vệ và
phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc, các quốc gia đang gặp phải những
thách thức to lớn đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, UNESCO đưa
ra định nghĩa về văn hoá trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung đó nhằm thức tỉnh
tinh thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể
hoá văn hoá, hướng tới tôn
trọng và bảo vệ những giá trị văn hoá độc đáo của các quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một
quan niệm về văn hoá:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn
hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn [42, tr.431].
Trong
định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá bao gồm những
thành quả của sự sáng tạo cả về vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của
loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hoá không chỉ là sự
sáng tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này
có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Chúng ta
không chỉ chăm lo tạo ra nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả “phương thức sử dụng” cho hợp tình, hợp lý, mang
tính nhân văn cao cả.
Như
vậy, văn hoá là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lịch sử, chỉ trình độ Người. Văn hoá biểu hiện ở
những hệ giá trị xã hội. Nói cách khác, văn hoá là toàn bộ sự hiểu biết, kinh
nghiệm của con người được tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử
- xã hội.
Văn
hoá còn là mô hình các thiết chế xã hội để
nhằm đảm bảo cho sự trao truyền, vận thông các giá trị, chuẩn mực văn hoá. Hệ
thống thiết chế xã hội - văn hoá bao gồm: gia đình, nhà trường, nhà nước, đoàn
thể chính trị - xã hội, tôn giáo. Các tổ chức ấy hình thành trên cơ sở các mối quan hệ
giữa các thành viên của nhóm, của cộng đồng với các quy định, thể chế, giá trị,
truyền thống của nhóm, của cộng đồng ấy. Các mô hình thiết chế xã hội đó
có sức mạnh vật chất, tinh thần để thực hiện các chức năng văn hoá mà xã hội
đặt ra. Trong các mô hình thiết chế - xã hội đó, tổ chức gia
đình có một vị trí đặc biệt quan trọng, gắn bó cả cuộc đời con người. Gia đình
là thiết chế xã hội - văn hoá quan trọng trong các mô hình thiết chế xã hội.
Văn hoá cũng chính là phương thức
ứng xử của con người. Nếu
như loài vật chỉ tồn tại với tự nhiên và ứng xử trong
môi trường tự nhiên thì con người để tồn tại và phát triển,
con người không chỉ ứng xử với môi trường tự nhiên mà còn ứng xử với môi trường xã hội (quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và cả văn hoá của con người). Các phương thức, quy tắc ứng xử tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu được tích luỹ trong đời sống cộng đồng tạo thành hệ giá
trị văn hoá của mỗi cộng đồng. Gia đình là môi trường đặc biệt, thể hiện phương
thức ứng xử đầu tiên của con người, để ứng xử xã hội.
Văn hoá đặc biệt gắn với giáo
dục, đào tạo con người. Hay nói cách
khác, giáo dục là một hiện tượng văn hoá của con người và cũng là một phương
thức trao truyền văn hoá. Con người sinh ra chỉ mới là cá thể, để được là cá
nhân, đặc biệt có nhân cách, con người phải chịu sự tác động của môi trường xã
hội. Nếu không có giáo dục, con người sẽ về trạng thái dã
man, mông muội như động vật. Như vậy, văn hoá chỉ có ở loài người, đó là năng
lực học hỏi, thích ứng, sáng tạo ra những quan niệm, phương thức ứng xử, hệ
thống biểu tượng, thiết chế, thể chế xã hội nhờ đó loài người có thể vận thông
với nhau để tồn tại và phát triển. Gia đình là cái nôi
nuôi dưỡng con người từ tuổi ấu thơ, có sự gắn bó cả cuộc đời con người từ thuở
lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Từ
nội dung của văn hoá, ta có thể thấy rằng gia đình là một hiện tượng văn hoá
của con người, xuất hiện và tồn tại vì sự tồn tại và phát triển của con người. Nó biến
đổi cùng sự biến đổi của các cộng đồng người trong quá trình lịch sử văn hoá
của các dân tộc, các thời đại có vai trò quan trọng đối với gia đình. Văn hoá
là tiền đề quan trọng trong sự hình thành gia đình và là yếu tố cơ bản của gia đình. Nghiên cứu văn hoá chính là cơ sở để chúng
ta đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề văn hoá gia đình.
* Quan niệm văn hoá gia đình
Có thể hiểu quan niệm văn hoá gia
đình từ những góc độ khác nhau.
Từ các cấp độ của văn hoá cộng
đồng (chủ thể):
văn hoá nhân loại, văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá gia đình, văn hoá
cá nhân, thì văn hoá gia đình là một trong những cấp độ của văn hoá.
Trong xã hội Việt Nam truyền
thống, văn hoá gia đình chính là gia phong
(nếp nhà). Gia phong chính là văn hoá gia đình truyền thống của gia đình,
dòng họ. Biểu hiện đặc trưng của văn hoá gia đình:
Thể
hiện qua thuần phong, mỹ tục, nếp sống, tác phong của các
thành viên trong gia đình.
Biểu
hiện ở sự ứng dụng những tri thức khoa học, y học, giáo dục học, tâm lý học,
thẩm mỹ… để tổ chức gia đình, giáo dục con người, nhất là về mặt tinh thần.
Biểu
hiện ở sự hiếu thuận đối với cha mẹ, sự tôn kính tổ tiên ông bà.
Biểu
hiện ở tấm gương sáng về nhân cách văn hoá trong gia đình.
Biểu
hiện ở truyền thống gia phong của gia đình, dòng họ.
Từ góc độ xã hội học: Người ta chia văn hoá thành hai dạng cơ bản là văn hoá cá nhân và văn
hoá cộng đồng.
Văn
hoá cá nhân là văn hoá của mỗi cá nhân, nó là toàn bộ tri thức, kinh nghiệm,
phương thức ứng xử mà mỗi cá nhân đã học tập, đã tích
luỹ được trong quá trình tham gia vào hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của
đời sống cộng đồng. Văn hoá cộng đồng là văn hoá của một cộng đồng hay nhóm xã hội. Nó là
toàn bộ hệ giá trị, chuẩn mực, thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi cộng đồng. Và cộng đồng tập hợp theo dòng máu thân
thuộc (hôn nhân và huyết thống) gọi là gia đình.
Hiểu văn hoá gia đình theo quan điểm của Đảng ta trong xây dựng và phát
triển nền văn hoá mới, làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội, thì văn hoá gia đình
là một trong những mục đích: Văn hoá cộng đồng, văn hoá nhà trường, văn hoá gia đình, văn hoá giáo dục, văn hoá khoa học, văn hoá giải trí…Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta có chủ trương xây dựng “gia đình văn hoá”, “làng xã văn hoá”,
“công sở văn minh”,... cũng trên cơ sở việc nghiên
cứu “văn hoá gia đình”, “văn hoá làng”.
Chúng ta đã biết, gia đình là một hiện tượng văn hoá của con người, gia đình chỉ xuất
hiện trong xã hội loài người, không có trong thế giới động vật. Gia đình của con người là tâm điểm để tạo ra những quan hệ rộng lớn theo
chiều dọc và chiều ngang. Từ một đôi vợ chồng sẽ tạo nên các
thế hệ sau và quan hệ của nó với các thế hệ đó: con, cháu, chắt, chiu, chíu,
chít, ngược lên là: bố mẹ, ông bà, cụ, kỵ... Cùng với các quan hệ dọc là quan
hệ ngang họ hàng nội ngoại, bên chồng, bên vợ,... ý thức được và
ứng xử với các quan hệ đó là một đặc trưng văn hoá của con người, không hoàn
toàn có trong đời sống bầy đàn của động vật. Từ đó có thể khẳng định: gia đình
của con người là một hiện tượng văn hoá hoàn toàn khác về chất so với hình thức
kết đôi của động vật. Nó không chỉ bị quy định bởi nhu
cầu sinh học mà nó được biến đổi về chất do nhu cầu xã hội (nhu cầu người) trở
thành hiện tượng văn hoá.
Gia
đình là một giá trị văn hoá khi nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu đặc biệt thiêng liêng không vụ lợi của con
người. Đó là tình thương, tình yêu, hạnh phúc, trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người. Chúng ta biết rằng gia đình là
tổ ấm, khi mới cất tiếng khóc chào đời, gia đình là vành nôi yêu thương, che
chở để con người lớn lên, trưởng thành. Tình yêu trai gái xét đến cùng là khát khao hướng
tới một gia đình, hướng tới hạnh phúc ấm êm, đó cũng là một giá trị văn hoá. Hạnh phúc của việc sinh nở sự sống cũng là một giá trị văn hoá. Cha ông
ta đã từng đúc kết nên những câu ca:
“Có vàng vàng chẳng hay phô - Có con con nói trầm trồ dễ nghe”. Quả thật, gia đình là nơi người ta yêu thương,
tin cậy, tự hào, là mục tiêu phấn đấu của con người - gia đình còn là yếu tố
cần phải có để hoàn thiện nhân cách đối với tất cả những con người bình thường trong xã hội. Do vậy gia đình là một giá trị văn hoá thiêng
liêng có thế so sánh với các giá trị cao cả khác.
Gia
đình không chỉ là một hiện tượng văn hoá của con người mà còn là một giá trị văn hoá thấm sâu vào tư tưởng,tình cảm, lý tưởng sống
của con người. “Gia đình được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy” [58, tr.14].
Gia
đình là một hiện tượng văn hoá và là một giá trị văn hoá cho nên
tất cả các quan hệ và hoạt động sống của gia đình đều
biểu hiện đặc trưng văn hoá của con người.
Hệ thống giá trị văn hoá của gia
đình khi đã hình thành có vai trò chi phối, điều tiết các quan hệ của gia đình,
chi phối các phương thức ứng xử của các thành viên gia đình. Đồng thời nó được thể chế hoá bằng: gia đạo, gia
huấn, gia lễ và bằng pháp luật của nhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ
thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của gia đình và giữ cho đời sống gia đình bền vững và an sinh hạnh
phúc. Như vậy, gia đình không chỉ là một nhóm xã hội đặc thù mà còn là một thực
thể sinh học - văn hoá, một thiết chế xã hội văn hoá: “Gia đình ngay từ đầu là
một tồn tại văn hoá, một thực thể văn hoá tất nhiên trong mối liên hệ khăng
khít với những yếu tố sinh học và giới tính. ở những trình độ phát
triển thấp của con người, đã là như thế, ở trình độ phát triển cao hơn, lại
càng như thế” [43, tr.23].
Từ
sự phân tích trên, chúng ta có thể nhất trí với quan niệm về văn hoá gia đình
như sau:
Văn hoá gia đình là dạng đặc thù
của văn hoá cộng đồng, văn hoá của thiết
chế gia đình bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng
văn hoá bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của một cộng đồng mà các
thành viên gia đình đã chọn
lựa để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội [26, tr.33].
Nghiên cứu về cấu trúc văn hoá
gia đình có thể có nhiều hình thức khác nhau nhưng cơ bản nhất theo các nhà
nghiên cứu có 2 dạng:
Văn
hoá gia đình được thể hiện ở các dạng hoạt động cơ bản của gia đình: văn hoá
sản sinh nuôi dạy con cái, văn hoá vật chất và tiêu dùng các
sản phẩm vật chất, văn hoá tinh thần và hưởng thụ các
sản phẩm tinh thần.
Văn
hoá gia đình thể hiện ở hệ
giá trị của gia đình: các giá trị cấu trúc (các giá trị gắn với quan hệ bên
trong của gia đình); các giá trị chức năng (giá trị
thể hiện vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội); các giá trị tâm linh (những giá trị không vụ lợi, mang tính thiêng liêng, bí ẩn).
Sự
chia tách trên đây cũng chỉ là tương đối. Có thể thấy, văn hoá gia đình ngoài yếu tố cốt lõi là hệ giá trị, gia
đình còn được xem xét như là một tập hợp của những biểu hiện văn hoá gắn với
các mặt quan hệ và đời sống gia đình. Văn hoá gia đình vừa là sự biểu
hiện giá trị trong quá trình phát triển, vừa có vai trò định hướng và mục tiêu
cho sự phát triển gia đình qua mỗi thời đại lịch sử. Đối với chúng ta, văn hoá gia đình là cơ sở để xây dựng gia đình văn
hoá trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
1.1.3. Lý
thuyết cấu trúc, chức năng của gia đình.
Các luận điểm gốc của
thuyết chức năng cấu trúc đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả
năng thích nghi của cấu trúc. Lý thuyết này cho
rằng, một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu
thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng
chung của cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần
nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Theo nghĩa đó,
gia đình được coi là một thành phần trong cấu trúc của xã hội, thực hiện những chức năng cơ bản của xã hội,
đáp ứng nhu cầu của các thành viên gia đình và góp phần ổn định xã hội.
Khi
nghiên cứu gia đình như một
hiện tượng xã hội và theo cách tiếp cận cấu trúc chức năng, chúng ta sẽ có hai
bình diện nghiên cứu:
Quan hệ giữa gia đình với xã hội.
Các
mối quan hệ bên trong gia đình.
Hai
bình diện nghiên cứu này tương ứng với với hai hướng nghiên cứu như sau:
Nghiên
cứu gia đình như một thiết chế xã hội. Người ta nghiên cứu xem gia đình tồn tại
nhằm mục đích gì, thực hiện chức năng gì đối với xã hội, mối quan hệ giữa gia
đình và xã hội. Hướng nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi: “Các chức năng của gia đình là gì?”
(Câu hỏi này đề cập đến những đóng góp của gia đình vào việc duy trì xã hội. Nó
cho rằng xã hội có những đòi hỏi tiên quyết về chức năng (hay những nhu cầu cơ
bản) cần đáp ứng để xã hội có thể tồn tại và vận hành có hiệu quả. Gia đình
được xem xét dưới góc độ nó đáp ứng những nhu cầu cơ bản này); “Quan hệ chức năng giữa gia đình và các bộ
phận khác của xã hội là gì? (Câu hỏi này đề cập đến mối quan hệ giữa gia
đình và xã hội, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa gia đình và các thiết chế
xã hội khác như Nhà nước, kinh tế, tôn giáo, giáo dục… Nghiên cứu sự tác động
qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng của nó,
quan hệ gia đình và các tập hợp xã hội khác như nhà trường, làng xóm, bạn bè,
đồng nghiệp, các tổ chức chính trị, văn hóa…).
Nghiên cứu gia đình như một nhóm
xã hội đặc thù. Người ta nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá
nhân trong đời sống gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái,
những mối quan hệ tiền hôn nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn
đời, địa vị, vai trò của các thành viên gia đình, phân công lao động theo giới
trong gia đình, mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình, những
nguyên nhân tan rã của mối liên hệ hôn nhân và gia đình,…”. Tính đặc thù của
nhóm xã hội gia đình do được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan
hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về tình cảm, trách
nhiệm và quyền lợi.
Đối với thuyết cấu trúc chức
năng, hai tác giả được coi là đại biểu chính là George Murdock và
Talcott Parsons Goode.
George Murdock giải thích tính
phổ biến của gia đình do gia đình thực hiện 4 chức năng cơ bản không thể thiếu
được cho sự tiếp nối thành công của xã hội. Đó là các chức năng: tình dục, tái
sinh sản, giáo dục và kinh tế. Ông cho rằng những chức năng này là hoàn toàn
cần thiết cho cả cá nhân và xã hội. Và chỉ có gia đình mới có thể thực hiện
thành công những chức năng này. Vì thế, gia đình là tất yếu và phổ biến – chúng
ta không thể tồn tại mà không có gia đình. Nếu gia đình không thực hiện đầy đủ
các chức năng của nó thì những mục tiêu rộng lớn của xã hội cũng sẽ không đạt
được.
Parsons ủng hộ mô hình phân công
lao động rõ ràng theo giới. Ông cho rằng, trong gia đình, người chồng có vai
trò công cụ, là người đi làm kiếm sống, tạo ra thu nhập. Còn người vợ giữ vai
trò biểu cảm, là người ở nhà chăm sóc
con cái, lo việc nhà. Trong khi chăm sóc cho cả chồng và con, người phụ nữ thể
hiện sự ấm áp, tình yêu, sự an ủi và làm dịu đi những căng thẳng, ức chế gây ra
bởi thế giới bên ngoài. Theo nghĩa này, các vai trò công cụ và tình cảm của
chồng và vợ bổ sung cho nhau. Mỗi một vai trò bảo đảm những yếu tố thiết yếu
đối với những chức năng cơ bản và không thể giảm bớt của gia đình đã được nói
đến ở trên. Từ đó, nó thúc đẩy sự cố kết gia đình.
Cách tiếp cận cấu trúc chức năng
được thịnh hành trong những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cách tiếp cận này
cũng có những hạn chế nhất định. Bởi nó được coi là quá lý tưởng hóa gia đình,
coi gia đình là một đơn vị thống nhất về lợi ích, coi trẻ em là đối tượng tiếp
nhận thụ động văn hóa và tri thức từ người lớn tuổi, đề cao vai trò của người
đàn ông là chủ gia đình và đẩy người phụ nữ vào tình trạng bị phụ thuộc, hợp
pháp hóa hình thức phân công lao động theo giới tính trong gia đình, có lợi cho
việc duy trì quyền lợi của nam giới. Mặt khác, cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc
chức năng được coi là có tính chất bảo thủ vì nó không nhìn thấy hoặc không chấp
nhận những mặt trái của cuộc sống gia đình như mâu thuẫn, xung đột, ly hôn; hay
sự thay đổi vai trò của người phụ nữ, sự giải phóng người phụ nữ ra khỏi công
việc gia đình. Nó cũng không lý giải được những mâu thuẫn về nhu cầu và lợi ích
giữa những cá nhân, thành viên trong gia đình với nhau và mâu thuẫn, xung đột
nhu cầu, lợi ích giữa gia đình với xã hội [65].
Ví dụ, xã hội Việt Nam đang thi
hành luật và chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm mức sinh và hạn chế số
con, để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và sức khỏe con người… Đó là
những đòi hỏi mới về chức năng sinh đẻ của gia đình. Nhưng trong thực tế, nhiều
bậc cha mẹ không muốn hạn chế số con do họ có nhu cầu và giá trị khác với xã
hội. Các tiếp cận cấu trúc chức năng không thể lý giải được hiện tượng này.
Như vậy, về mặt phương pháp luận,
cần lưu ý rằng quan điểm cấu trúc chức năng là chỉ của các nhà nghiên cứu,
không phải của các thành viên gia đình bình thường. Nói cách khác, quan điểm
này là của người ngoài cuộc, nên khá xa với cách nhìn của đối tượng nghiên cứu.
1.1.4. Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Có
nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau về sự biến đổi văn hóa nói riêng và biến
đổi xã hội nói chung như: quan điểm biến đổi xã hội của K.Marx, các lý thuyết
về sự khuyếch tán, tiếp biến, tiến hóa chậm, đợt sóng thứ ba,... nhưng chung
lại, các quan điểm và lý thuyết này cho rằng sự biến đổi văn hoá xuất phát từ 3
nguyên nhân cơ bản sau:
Các
phát minh và sáng tạo đem lại cái mới cho văn hóa, chẳng hạn, bếp ga, bình nóng
lạnh, các trò chơi điện tử,... Mỗi một phát minh đều có thể dẫn đến sự thay đổi
văn hóa.
Các
khám phá là yếu tố thứ hai dẫn đến sự
thay đổi văn hóa, nhất là các lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hoá tinh thần.
Sự
phổ biến hay là khuyếch tán văn hóa. Người ta cho rằng, sự biến đổi văn hóa
thường xảy ra từ một trung tâm, sau đó được phố biến (khuyếch tán) ra toàn thế
giới.
Từ
những quan điểm lý thuyết biến đổi trên,
bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền
đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi. Biến đổi văn hóa (Changement culturel) là một quá trình
diễn ra trong tất cả các xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của
nhiều ngành khoa học. Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa trong đó có tiếp biến
văn hóa (Acculturation) dùng để diễn
giải quá trình thay đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa
độc lập nhau; sự tiếp xúc đó làm tăng đặc tính của nền văn hóa này trong nền
văn hóa kia. Tiếp biến văn hóa gồm nhiều quá trình khác nhau như truyền bá,
thích nghi, phản ứng lại, gồm với nhiều kiểu tái tổ chức văn hóa xã hội sau quá
trình tiếp xúc và sau cùng là “tan rã văn hóa”. Hơn nữa, nếu vì bất cứ lý do
nào mà nhóm văn hóa này từ chối công nhận tiếp biến văn hóa của nền văn hóa kia
thì việc rút ngắn khoảng cách văn hóa có thể sẽ không xảy ra cùng với việc rút
ngắn khoảng cách xã hội tương ứng (đồng hóa).
Lý
thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng trong Đề tài để lý giải sự biến đổi của
các phong tục tập quán trong gia đình, những nhận thức về xã hội mới tiếp xúc
vào cơ cấu gia đình truyền thống tạo nên những văn hóa mang sự thích ứng với
biến đổi của môi trường tự nhiện – xã hội, sự biến đổi đó xuất phát từ chính
trong nội bộ tộc người hay còn gọi là biến đổi nội sinh. Văn hóa không phải là
bất biến mà nó luôn vận động và biến đổi để duy trì và phát triển yếu tố truyền
thống. Sự biến đổi đó ngày càng rộng lớn về quy mô và mạnh về cường độ, nhất là
trong bối cảnh toàn cầu hóa; mọi dân tộc, mọi quốc gia muốn tồn tại và phát
triển vững bền phải hội nhập trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế và chính trị.
Những cách tiếp
cận trên cho thấy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề gia đình và văn
hóa gia đình tùy theo mục đích, đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học,
của các quan điểm nhận thức. Mỗi cách tiếp cận lý thuyết thường chỉ giải thích
được một số khía cạnh nhất định của đời sống gia đình. Sẽ không có một lý
thuyết nào có thể lý giải cho toàn bộ các vấn đề của gia đình, hay nói cách
khác, một số khía cạnh của đời sống gia đình chỉ thích hợp với việc vận dụng lý
thuyết này mà không thích hợp với việc vận dụng lý thuyết kia.
1.2. Khái quát về huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm
ở phía Tây bắc tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng
50km, huyện Bác Ái vốn là căn cứ địa kiên trung của cách mạng trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mĩ xâm lược. Sau khi hòa bình lập lại, Bác Ái là một
trong những địa bàn trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận trên chặng đường phát triển
và hội nhập kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Với
vị trí, phía Đông bắc giáp huyện Khánh Sơn và thành phố Cam Ranh (tỉnh khánh
Hòa), phía Đông nam giáp huyện Thuận Bắc và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm;
phía Tây bắc giáp huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) phía Tây nam giáp huyện Ninh
Sơn [54, tr.4], huyện được coi là nơi giao thoa của 3 tỉnh Ninh Thuận, Khánh
Hòa và Lâm Đồng.
Bác
Ái là một địa bàn có vị trí quan trọng trong việc phát triển nông - lâm nghiệp
kết hợp của tỉnh Ninh Thuận. Về tiềm năng nông lâm nghiệp của Bác Ái, theo
thống kê năm 2015, diện tích đất tự nhiên là 102.722,04 ha chiếm khoảng 30,57%
diện tích toàn tỉnh, bao gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 96.365,77 ha trong đó đất lâm
nghiệp có rừng là 81.939,12 ha, chiếm 93,8% cơ cấu; đất phi nông nghiệp là
5.951,56 ha chiếm 5,79% cơ cấu và đất chưa sử dụng là 404,71 ha chiếm 0,39% cơ
cấu. Như vậy, thổ nhưỡng của Bác Ái thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm
nghiệp kết hợp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn ngày và chăn thả gia
súc, gia cầm và đây cũng là thế mạnh của địa
phương.
Bác
Ái có thảm động thực vật phong phú với những khu rừng nguyên sinh đa đạng
với các kiểu rừng: rừng kín thường
xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ dầu và các loài cây
nhiệt đới khác cùng với các loài động vật như bò tót, cọp, nai, lợn rừng, khỉ, đỏ…
Bác
Ái nổi tiếng với nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn bởi một số các di tích
lịch sử cách mạng như bẫy đá Pi - Năng -Tắc, đồn Tà Lú, đồn Ma Ty, quần thể di
tích lịch sử núi Tà Năng; một số cảnh đẹp như Thác Chapơ, suối Gia Nhong, suối
Lạnh…
Bên
cạnh đó, Bác Ái còn rừng quốc gia Phước Bình có diện tích 19.814 ha rừng tự
nhiên, trên độ cao từ 300m - 2.000m. Rừng quốc gia Phước Bình hiện có 1.225
loài thực vật, có nhiều loài quý hiếm như pơ-mu, thông lá dẹt, cẩm lai, giáng
hương, gõ đỏ. Và trong hơn 300 loài động vật sinh sống tại Phước Bình có tới 69
loài được ghi vào danh mục “sách đỏ” thế giới.
Ngoài
ra, rừng ở Bác Ái còn là nơi sinh sống của các loài thú rừng như sơn dương, đỏ,
rái cá, chồn bạc má, chim công, khướu đầu đen….[1].
Địa
hình Bác Ái thấp dần từ phía Tây bắc xuống Đông nam, tạo thành hai vùng tương
đối rõ rệt. Vùng núi cao là vùng rừng già nguyên sinh với độ cao hơn 1.600 m và
vùng trung du độ cao khoảng 100 m. Ngoài ra, do sự chia cắt bởi các dãy núi đã
tạo nên những thung lũng và các cánh đồng khá bằng phẳng ở Bác Ái.
Khí
hậu Bác Ái có những nét đặc trưng gắn liền với các vị trí phân bố khác nhau.
Khu vực rừng quốc gia Phước Bình tiếp giáp cao nguyên Lâm Đồng, khí hậu mát mẻ,
dễ chịu. Các vùng còn lại thường có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm. Bác Ái là huyện
có lượng mưa lớn nhất tỉnh khoảng 1.000mm/năm với hệ thống các con thác, con
sông suối đan xen và hồ nước lớn Sông Sắt cùng hệ thống các con kênh cấp 2, cấp
3 được đào, nạo vét thuận lợi cho việc tưới tiêu mùa vụ của bà con nông
dân.
Tiềm
năng thổ nhưỡng như đất canh tác, đất rừng, tài nguyên rừng, hệ động thực vật,
hệ sinh thái sông suối đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng,
nông nghiệp, chăn nuôi và du lịch. Các yếu tố trên đã góp phần tạo nên thế mạnh
của huyện miền núi Bác Ái, góp phần định hướng phát triển kinh tế của địa
phương.
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Xã
hội liên quan đến hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng người
trong lịch sử. Xã hội là một tập hợp hệ thống các vấn đề liên quan trực tiếp
tới đời sống của con người như lao động và việc làm, mức sống, tình trạng đói
nghèo, dân số, sức khoẻ và y tế cộng đồng, nhà ở, giáo dục, vệ sinh môi trường,
an ninh giao thông, văn hoá tinh thần... nói tóm lại là tất cả những vấn đề của
đời sống cá nhân và cộng đồng, có tính chất và hệ quả xã hội mà xã hội và nhà nước phải giải quyết bằng
chính sách. Đó là hệ thống chính sách xã
hội và hệ thống chính sách an sinh xã hội [3,
tr.26].
Huyện
Bác Ái được tái lập theo Nghị định số 65/2000/NĐ-CP, ngày 06/11/2000 của Chính
phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2001 trên cơ sở điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Ninh Sơn. Huyện Bác Ái được chia theo đơn vị hành chính
gồm có 9 xã Phước Đại, Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước
Thắng, Phước Thành, Phước Chính, Phước Trung, được chia ra 38 thôn. Theo thống
kê năm 2015, dân số Bác Ái là 6.726 hộ với 26.685 nhân khẩu chủ yếu là người
Raglai (chiếm 95%), còn lại là các dân tộc như:
Kinh, Chăm, Churu và một số dân tộc khác sinh sống trên địa bàn, tạo nên
mối quan hệ xã hội và giao tiếp, trao đổi văn hóa giữa người Raglai và các tộc
người thiểu số và đa số một cách tự nhiên qua các thời kỳ lịch sử khác nhau
trong quá khứ và hiện tại. Mật độ dân số bình quân là 26 người/km2; Phước Đại
là xã có mật độ dân số cao nhất huyện (70 người/km2); xã có mật độ dân số thấp nhất là
Phước Hòa (12 người/km2)[63, tr.2].
Là
một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, Bác Ái luôn nhận được sự quan tâm chú ý
của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết
và các hướng dẫn được xây dựng và ban hành trên địa bàn huyện. Cụ thể, có các
nghị quyết, nghị định, chương trình phát triển như: Chương trình 135/1998/QĐ –
TTg chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng ngườithiểu số và miền núi; Quyết định 102/2009/QĐ - TTg về
chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; Quyết
định 755/QĐ – TTg phê duyêt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho hộ người dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Nghị định 116/ 2010/NĐ – CP chính
sách đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng
vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết
định số 70/2009/QĐ – TTg về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt
cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút tri
thức trẻ, cán bộ chuyên môn kĩ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc
61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP ngày 27 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ; Quyết định số 07/2006/QĐ – TTg quyết định phê duyệt chương trình
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai
đoạn 2006 – 2010; Nghị quyết số 80/NQ – CP nghị quyết về định hướng giảm nghèo
bền vững thời kì từ năm 2011 đến năm 2020.
Tiếp
nhận và thực thi các nghị quyết, quyết định của Trung ương cũng như hướng dẫn
chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo huyện Bác Ái
cũng đã đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch hành động: Nghị quyết số 13 – NQ/HU
ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Ban chấp hành đảng bộ (khóa XI) về giải quyết việc
làm giai đoạn 2008 – 2015.
Bác
Ái đã thí điểm 32 mô hình khuyến
nông, 18 mô hình khuyến lâm, 2 mô hình khuyến ngư để thực hiện chương
trình 135 của Thủ tướng Chính phủ; thực
hiện hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng theo nghị quyết
30a… Như vậy, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đã tạo điều kiện
tích cực giúp Bác Ái có những thay đổi đáng kể về kinh tế và xã hội.
Bên
cạnh đó, đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, chịu thương chịu khó,
vững vàng qua kháng chiến, nên họ cũng quyết tâm phấn đấu vươn lên để thoát
nghèo và thoát nghèo bền vững.
Hệ
thống điện, đường, trường, trạm của Bác Ái được chú ý đầu tư xây dựng. Hệ thống
trường học được phân bố đồng đều ở các xã từ Mầm non đến bậc Trung học cơ sở,
hệ thống trạm y tế được bố trí đều ở 9 xã, mạng lưới điện cũng được các cấp
lãnh đạo quan tâm và phân bố rộng khắp trong toàn huyện. Đặc biệt, con đường
quốc lộ 27 B khởi công vào cuối năm 2001 và hoàn thành vào cuối năm 2004, đã
chấm dứt tình trạng chia cắt, đi lại phức
tạp vào mùa mưa lũ, rút ngắn
khoảng cách và vất vả trong quá trình lưu thông của đồng bào các dân tộc ở
huyện miền núi Bác Ái.
Như
vậy, với các Nghị định, Nghị quyết, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước từ Trung ương đến địa phương cùng với lực lượng lao động dồi dào, đã tạo
điều kiện để Bác Ái có thể vươn lên thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới
một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
1.3. Khái quát về người Raglai ở Ninh
Thuận
1.3.1. Tộc danh, nguồn gốc tộc người
Raglai là một trong năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo – Polinésien (Nam
đảo) ở Việt Nam. Tên tộc người này được các tài liệu phiên âm và dùng các ký tự
khác nhau như: Raglai, Radlai, Oranglai, Roglai, Rắclây” [1, tr. 19]. Vì là một
thành phần dân tộc trong khối các dân tộc Malayo – Polinésien ở Việt Nam nên
người Raglai có mối quan hệ gần gũi về ngôn ngữ, văn hóa với các dân tộc trong
khối đó, như Chăm, Êđê, Churu... Địa bàn cư trú lại gần gũi, tiếp giáp, có chỗ
đan xen nên giữa người Raglai và các dân tộc đó luôn có quan hệ trên nhiều lĩnh
vực sinh hoạt kinh tế, văn hóa – xã hội.
Người Raglai lại chưa có chữ viết nên tư liệu thành văn cổ không có. Những
tài liệu nghiên cứu về văn hóa Raglai của các nhà khoa học trong và ngoài nước rất ít, có thể nói là ít nhất trong năm tộc
người thuộc nhóm ngữ hệ Malayo – Polinésien ở Việt Nam [1, tr. 20].
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất nguồn gốc tộc người của các
cư dân thuộc nhóm ngữ hệ Malayo – Polinésien ở Việt Nam (Chăm, Raglai, Churu,
Êđê, Gia rai). Có hai luận thuyết đáng chú ý. Một luận thuyết cho rằng các tộc
người này đều có nguồn gốc hải đảo Đông Nam Á (những giả thuyết này dùng những
căn cứ như: hình thuyền trên kagor nhà mồ trong lễ bỏ mả, lễ ăn trâu và một số
tư liệu chứng minh họ có nguồn gốc văn hóa biển).
Tác giả Phan Quốc Anh trong công trình Văn
hóa Raglai những gì còn lại, cho rằng:
Các
nhà khoa học Nga cũng cho rằng các người Nam đảo di cư từ các đảo vùng biển nam
Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Luận thuyết thứ hai cho rằng các dân tộc đều di cư
theo đường bộ từ nam Trung Quốc, qua Việt Nam, Lào rồi từ đó di cư ra hải đảo.
Gần đây, có ý kiến cho rằng, do trước đây các đảo Đông Nam Á đều “dính” với đất liền, các dân tộc Đông Nam Á đều ở đất liền. Qua quá trình
tạo sơn, các hải đạo “tách” ra, trôi xa dần đất liền. Một bộ phận dân cư “trôi”
theo, trở thành các dân cư hải đảo ngày nay [1, tr. 20 - 21].
Quá trình hình thành tộc người của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo –
Polinésien ở Việt Nam vẫn mới chỉ dừng lại ở một vài giả thuyết. Nhưng rõ ràng,
các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ này chắc chắn phải có mối quan hệ gắn bó mật
thiết với nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ với người
Churu: người Raglai ở Ninh Thuận và Bình Thuận đều cho rằng, trước kia người
Raglai chỉ cư trú ở vùng phía Tây nam Khánh Hòa, sau đó di cư dần về phía nam.
Địa bàn ngày nay người Raglai đang sinh sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận là địa
bàn cư trú trước đây của người Churu. Vì vậy, giữa văn hóa của người Raglai và
người Churu có nhiều nét tương đồng.
Mối quan hệ với người Chăm: hiện nay đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về
mối quan hệ Chăm – Raglai nhưng có hai quan điểm đáng chú ý. Một là quan điểm
của Nguyễn Tuấn Triết trong công trình Người
Raglai ở Việt Nam, theo đó, “người
Raglai và người Chăm có mối quan hệ gần gũi, cùng nhóm ngữ hệ, nhưng phát triển
độc lập với nhau” [60, tr. 28]. Hai là quan điểm của tác giả trong công trình Văn hóa Raglai những gì còn lại, cho
rằng “người Raglai và người Chăm có mối quan hệ gần gũi nhất, gắn bó hữu cơ,
lâu dài, toàn diện, ở vị trí tiếp nối và có quan hệ hai chiều. Người Raglai là
một tộc người trong thành phần cư dân Chăm Pa cổ đại [1, tr. 23].
Các tác giả của công trình này đã chứng minh luận điểm của mình bằng khối
lượng các tư liệu văn hóa truyền thống như tục ngữ, thơ ca, phong tục tập quán,
lễ hội, ngôn ngữ, nông nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi và các loại hình khác.
1.3.2. Dân số, địa bàn cư trú
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở của Cục Thống kê Ninh Thuận năm
2009, người Raglai ở Việt Nam hiện có 122.245 người. Trong đó, Ninh Thuận có số
dân 58.911 người. Người Raglai mang đầy đủ trên mình những yếu tố văn hóa
truyền thống của các dân tộc trong nhóm ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam. Địa bàn rừng
núi – nơi người Raglai sinh sống chính là vùng kháng chiến (khu VI) của hai
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ở địa bàn cực nam Trung bộ.
Trước đây địa bàn cư trú của tộc người Raglai chủ yếu tập trung ở vùng rừng
núi và thung lũng ở độ cao trên dưới 500m so với mặt nước biển. Do bối cảnh
lịch sử thường xuyên xảy ra nhiều sự biến đổi, địa bàn khu vực cư trú của toàn
bộ cộng đồng Raglai ngày nay không được đồng nhất mà thường mang tính đặc thù
riêng cho từng khu vực địa phương khác nhau. Vì căn cứ vào điều kiện địa lý môi
trường và xã hội, một số nhà nghiên cứu như: V.Cobbey, J.L.Shrock, và L.Lee đã
chia tộc người Raglai làm hai nhóm Raglai Bắc và Raglai Nam. Nhóm Raglai Bắc cư
trú tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây tỉnh Khánh Hòa và trải dài xuống vùng
núi phía Bắc tỉnh Ninh Thuận và Đông bắc tỉnh Lâm Đồng. Còn nhóm Raglai Nam
phân bố dọc theo phía Đông bắc và Tây bắc tỉnh Ninh Thuận và kéo dài xuống phía
Tây và Tây nam tỉnh Bình Thuận (giáp ranh phía Đông tỉnh Lâm Đồng). Với địa bàn
cư trú như vậy, tộc người Raglai đã trở thành tộc người cư trú ở vùng đệm tiếp
giáp với tộc người Êđê ở phía Bắc; tộc người Churu ở phía Tây; tộc người K’Ho ở
phía Tây Nam; và tộc người Chăm ở phía Đông. Do đó, nền văn hóa của tộc người
Raglai chịu sự tác động bởi quá trình đan xen văn hóa với các tộc người Êđê,
Churu, K’Ho và Chăm. Mặc dù vậy, tộc người Raglai vẫn lưu giữ được những sắc
thái văn hóa truyền thống của tộc người mình.
Raglai là tên gọi của tộc người đã được chính thức đưa vào danh mục các
thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê của Nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam công bố vào ngày 02 tháng 3 năm 1978. Mặc dù, tộc người Raglai
là tộc người bản địa sinh tụ ở khu vực này lâu đời, nhưng do bối cảnh lịch sử
diễn biến phức tạp trong suốt thời kỳ chiến tranh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc
ổn định của một palei. Trước năm 1975, tộc người Raglai tập trung sinh sống chủ
yếu ở khu vực giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. Trong thời kỳ
này thuộc tổng Trà Dương, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận, gồm bốn palei: palei
Njak, palei La-a, palei Ra-On, palei Tah No. Đến năm 1959, do chính sách dồn
dân lập ấp, bốn palei dồn về tập trung ở khu vực Ma Nới, huyện Ninh Phước, quận
Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do chính sách định
canh cho những tộc người du canh – du cư, trung tâm xã Phước Hà được thành lập
và di cư một phần tộc người Raglai đến định cư, nhưng ban đầu chính quyền gặp rất
nhiều khó khăn vì một số palei Raglai vẫn định cư tại chỗ cũ (cách nơi cư trú
hiện nay khoảng 60km). Đến năm 1976, toàn bộ palei Raglai này đến định cư ở xã
Phước Hà dọc lưu vực kraong Tak Njat (Sông Tân Giang). Toàn bộ đất đai do Nhà
nước cung cấp và hướng dẫn làm ruộng nước do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Thuận Hải (hiện nay bao gồm tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận) đảm
trách về phần kỹ thuật. Khi định cư chưa được bao lâu, vào năm 1978 đã xảy ra
một trận dịch bệnh gây nhiều tử vong, nên một số palei buộc phải dời về nơi ở
cũ để tránh bệnh dịch. Đến năm 1980, chính quyền buộc phải di dời một số palei
Raglai tránh dịch bệnh về định cư ở nơi mới gần kraong Tak Njat (Sông Tân
Giang). Đến những năm cuối của thập niên 90 của thế kỷ XX, Nhà nước đầu tư xây
dựng hệ thống Hồ Tân Giang nhằm điều tiết hệ thống tưới tiêu cho cánh đồng khao
khát được khoát trên mình thảm xanh của đồng lúa. Đồng thời, khuyến khích cộng
đồng tộc người Raglai định cư lâu dài và khai thác trên cánh đồng màu mỡ này.
1.3.3.
Đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng
Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, cho đến nay họ vẫn duy trì tuy đã có sự
thay đổi theo môi trường xã hội mới. Con gái cưới chồng về nhà mình với quan
niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt người ta về làm người nhà mình”. Chàng rể,
người chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ nhưng quyền quyết định
những công việc lớn lao vẫn thuộc về người vợ và ông cậu bên vợ. Con gái sinh
ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời.
Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc biệt là người con gái út.
Người Raglai có một kho tàng văn chương truyền miệng vô cùng phong phú,
trong đó có những thần thoại, sự tích, truyện kể, những thiên akhàt jucar
trường ca, sử thi phản ánh thời kỳ lịch sử xa xăm, thời sáng thế, buổi bình
minh lịch sử tộc người. Có nền âm nhạc dân gian phong phú, độc đáo. Cổ nhất là
đá kêu, những thanh đàn đá tiền sử được dựng thành dàn trên rẫy, thông qua một
hệ thống truyền lực tự động bằng mây tre gỗ. Kế đến là chiêng cồng, mã la, được
người xưa chế tác bằng thủ công. Đây là báu vật xếp hàng đầu trong báu vật
truyền đời của tổ tiên dòng họ.
Dân ca của người Raglai phong phú về làn điệu, có các làn điệu chính cổ
truyền, một số làn điệu đã được cách tân phát triển thành làn điệu mới. Các
điệu hò, ru con, ru em, đồng dao, lời văn cầu cúng trong các nghi lễ… Các làn
điệu dân ca nhằm chuyển tải tình cảm, giao lưu đối đáp trong lao động sản xuất
sinh hoạt thường ngày, trong các lễ hội.
Tộc người Raglai là một trong những cư nông nghiệp bản địa ở cực Nam Trung
bộ. Đã từ lâu tộc người Raglai sinh tụ giữa bốn bề rừng núi cheo leo và hiểm
trở, dọc dãy Trường sơn Đông. Họ cho rằng các thế lực siêu nhiên có tác động
rất lớn đến cuộc sống của họ, điều đó xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên
còn hạn chế. Họ tin những gì hiện hữu trước mắt của mình đều có linh hồn và tin
vào những vị thần. Họ tin rằng có thần Núi, thần Rừng, thần Nước, thần Đất,
thần Nhà, thần Sấm, thần Sét,… Với họ, thần Núi và linh hồn người quá cố (atuw)
là hai vị thần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Họ quan
niệm, ngọn núi cao nhất trong khu vực cư trú là nơi thần linh ngự trị và cũng
là thế giới tổ tiên. Cây cột giữa nhà là cột thông linh giữa Yang với các thành viên trong nhà, là
nơi trú ngự của các vị thần. Những vị thần này tuy không có một chân dung cụ
thể, rõ nét nhưng theo quan niệm của con người thì khả năng trừng phạt hay giúp
đỡ đối với họ rất lớn.
Dù cận cư và cả xen cư với người Chăm từ trước và người Kinh vài thế kỷ lại
đây, người Raglai vẫn kiên trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. “Yàc Dlòc
Yàc Ala” - “Yang trên cao Yang dưới thấp” là cách nói thể hiện thế giới thần
linh siêu hình, siêu nhân hiện diện khắp nơi. Cùng với tín ngưỡng đa thần là ý
niệm về sự tái sinh - hóa kiếp, đầu thai liên quan đến mọi hoạt động trong cuộc
sống của mỗi con người.
Đời sống tâm linh trên cơ sở tín ngưỡng đa thần đã giúp người Raglai dù
cùng nguồn gốc và suốt bao thế kỷ cận cư, xen cư với người Chăm, người Kinh vẫn
không ảnh hưởng bởi tôn giáo ngoại lai.
Tiểu kết chương 1
Văn hoá gia đình ngoài yếu tố cốt lõi là hệ giá trị, gia đình còn được xem
xét như là một tập hợp của những biểu hiện văn hoá gắn với các mặt quan hệ và
đời sống gia đình. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về văn hóa gia đình và có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, về
gia đình và văn hóa gia đình. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm
theo tác giả Lê Quý Đức và Vũ Thị Huệ [26, tr.33]. Ở đây văn hóa gia đình được
xem là dạng đặc thù của văn hoá cộng đồng, thiết chế gia đình bao gồm tổng thể
sống động các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng văn hoá bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống,
thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng xử với nhau trong gia
đình và ngoài xã hội.
Chỗ này em thêm vài câu về lý thuyết nghiên cứu được áp dụng trong luận văn
này,.....
Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là một vùng văn hóa có
nhiều điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu đặc trưng của vùng
đất Bác Ái, những điều kiện về xã hội nhân văn như lịch sử hình thành, quá
trình vận động, tiếp biến và hòa nhập văn hóa giữa các yếu tố nội sinh và yếu
tố ngoại lai. Mặc dù trải qua nhiều biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhưng
cộng đồng các dân tộc Chăm, Raglai, Churu, K’Ho,...đã và đang sinh sống tại
huyện Bác Ái vẫn giữ được những giá trị văn hóa mang sắc thái riêng, đóng góp
vào nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Người Raglai sinh sống đông nhất là ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (khoảng gần 50%). Mặc dù sinh sống cận cư với người Chăm, K’Ho,
Churu và người Việt nhưng người Raglai vẫn không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo
ngoại lai, vẫn bảo lưu tín ngưỡng đa thần, cư trú nơi núi cao phía tây các tỉnh
Cực Nam Trung bộ, người Raglai mang trên mình đầy đủ các yếu tố văn hóa trong
cơ tầng văn hóa Đông Nam Á.
Văn hoá gia đình của người Raglai vừa là sự biểu hiện giá trị trong quá
trình phát triển, vừa có vai trò định hướng và mục tiêu cho sự phát triển gia
đình qua mỗi thời đại lịch sử. Đối với người Raglai ở huyện Bác Ái, văn hoá gia
đình là cơ sở để xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
CHƯƠNG 2
VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI RAGLAI
2.1. Gia đình truyền thống của người Raglai
2.1.1. Các tiêu chí phân
loại gia đình
Tùy
thuộc vào gióc
độ tiếp cận, mục đích và quan điểm nghiên cứu mà có những
cách phân loại gia đình riêng với các ưu, nhược điểm tương ứng. Nhìn
chung, phân loại hình thái gia đình gồm 4 hệ thống cơ bản là:
Theo
đặc điểm của dòng dõi:
gia đình mẫu hệ, gia đình phụ hệ, gia đình song hệ.
Theo
đặc điểm của quan hệ hôn nhân: gia đình đơn hôn, gia đình đa hôn, gia đình tái hôn, gia đình của người sống đơn thân (không kết
hôn).
Theo
nơi cư trú của cặp vợ chồng chủ nhà: gia đình ở bên nội, gia đình ờ bên ngoại, gia đình ở nơi ở mới, gia đình luân phiên nơi ở.
Theo
quy mô gia đình: gia đình lớn (đông thành viên), gia đinh nhỏ (ít thanh viên).
Hướng
phân loại thứ tư thu hút được khá nhiều sự tranh luận, vì tùy theo quan điểm
riêng của mỗi người mà hai phạm trù lớn,
nhỏ được xác định theo cách khác nhau. Có người tin rằng gia đình từ 4 người
trở xuống là gia đình nhỏ, nhưng cũng có người xem gia đình lớn phải có 6
người, hay thậm chí 10, 15 người trở lên. Cho nên, có một cách phân loại bổ
sung được đặt ra và sử dụng rất phổ biến, mà trong đó kết hợp giữa hai khía
cạnh quy mô và cấu trúc, đó là kiểu phân loại gia đình thành: gia đình mở rộng,
gia đình hạt nhân, gia đình khuyết thiếu.
Gia
đình hạt nhân là trung tâm của hệ thống
phân loại này. Theo cách hiểu phổ biến nhất đây là kiểu gia đình chỉ gồm cặp vợ
chồng và những người con chưa lấy vợ chồng. Do ảnh hường của tuổi kết hôn, quy mô
gia đình được xêp vào loại “nhỏ" với 3-5 thành viên. Trong điều kiện cấu
trúc gia đình được duy tri, việc tăng thêm số con
không làm gia đình trượt khỏi khái niệm “hạt nhân”, nhưng thường người ta chấp
nhận một cách miễn cưỡng. Trong tương quan với gia đình khuyết
thiêu, gia đình hạt nhân có thể được gọi với tên khác là “gia
đình hạt nhân đầy đủ”.
Gia đình mở rộng để chỉ sự phình to lên về cấu trúc, và
kéo theo đó là quy mô của gia đình. Sự mở rộng này có thể là
việc tăng thêm số thế hệ (mở rộng theo chiều dọc trực hệ), tăng thêm số cặp hôn
nhân (mở rộng theo chiều ngang – bàng hệ), hoặc kết hợp cả hai cùng lúc. Ví dụ
sinh động điển hình là một gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ và các con
(cháu của ông bà), ở thế hệ cha mẹ hoặc các con có thể bao gồm nhiều cặp hôn
nhân gọi là những cặp vợ chồng anh chị em. Nhiều người cho rằng, một gia đình
mở rộng đúng nghĩa nên có tối thiểu 3 thế hệ và 2 cặp vợ chồng trở lên, và hình
thái gia đình này thường gắn với các xã hội truyền thống, nhất là các xã hội
nông thôn, nông nghiệp ở Á Đông.
Gia
đình khuyết thiếu, hiểu một cách đơn giản, là gia đình hạt nhân không đầy đủ. Hoặc là gia đình
không có cha (chỉ có mẹ và các con), hoặc
không có mẹ (chỉ có cha và các con), hoặc không có con cái (chi có cặp vợ
chồng). Hình thái gia đình này được xem là đã xuất hiện ngày càng nhiêu trong
xã hội hiện đại, đặc biệt là các xã hội đô thị. Một số người tin rằng nên xếp
loại “gia đình” chỉ có một người (độc thân) vào hình thái này.
Khi
miêu tả về gia đình của các dân tộc thiểu số khu vực
Trường Sơn Tây Nguyên mà người Raglai là một trong số đó, việc căn cứ đơn thuần
vào những hệ thống phân loại kể trên có thể bộc lộ những hạn chế nhất định, như
Vũ Đình Lợi nhận xét:
Số thế hệ và số lượng thành viên
trong gia đình có liên quan chặt chẽ đến đặc
trưng của đại gia đình nhưng không phải là đặc trưng cơ bản của đại gia đình” và “Loại hình
gia đình phải được quyết định chủ yếu bởi quan hệ
hôn nhân và quan hệ kinh tế của cặp hôn nhân tồn tại trong gia đình. Khi xếp gia đình vào hình thức
nào phải căn cứ vào yếu tố kinh tế, từ hình
thức sở hữu đối với tài sản đến cách thức tổ chức sản xuất, phương thức tiêu dùng sản phẩm và số
cặp vợ chồng cùng tồn tại trong gia đình, cùng
nhau thực hiện chức năng kinh tế đó [38,
tr. 27].
Tác giả Phan Quốc Anh
trong công trình Văn hóa Raglai những gì
còn lại, cho rằng:
Bao trùm lên văn hóa gia
đình của tộc người Raglai là sự chi phối của chế
độ mẫu hệ. Cũng như các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Malayo – Polinésien khác ở Việt
Nam, người Raglai duy trì khá bền vững mô hình gia
đình mẫu hệ (đại gia đình và tiểu gia đình). Đặc điểm này chi phối đậm nét văn hóa gia đình tộc
người Raglai từ quy mô, cấu trúc nhà ở, vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân
và gia đình, vấn đề luật tục, thừa kế v.v..
[1, tr. 104].
Từ các lưu ý này, trong khi đề cập đến các hình thái gia đình truyền thống
của người Raglai cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội của người Raglai ở huyện
Bác Ái, có thể phân loại gia đình Raglai thành: Đại gia đình mẫu hệ và tiểu gia
đình mẫu hệ.
2.1.2. Cấu trúc, quy mô
của gia đình
Gia đình là bộ phận cấu thành không thể thiếu của dòng họ. Người Raglai
theo họ mẹ, nên mỗi dòng họ gồm có những người mang họ chính thuộc trực hệ và
những người mang họ khác là những con rể (matơu
lakei). Trong quá trình phát triển, một tộc họ của người Raglai
có thể chia ra làm nhiều gia tộc, mỗi gia tộc như một đại gia đình, bao gồm
nhiều gia đình hợp phần. Những người có gia đình riêng được bố trí ở một gian
nhà; ai chưa lập gia đình được ở chung với cha mẹ ruột.
-
Đại
gia đình mẫu hệ
Trong văn hóa gia đình của người Raglai, đại gia đình mẫu hệ (voh sa)
đươc các nhà nghiên cứu coi là hình thái văn hóa gia đình đặc trưng của người
Raglai. Trên quan điểm chung nhất, một
đại gia đình mẫu hệ tập hợp gồm một số tiểu gia đình mẫu hệ ràng buộc chặt chẽ
với nhau về nơi cư trú sinh hoạt kinh tế. Cụ thể hơn, nếu không cùng cộng cư
trong một nóc nhà thì các tiểu gia đình này ít nhất cũng phải
sống gần nhau, có sự cộng tác trong lao động sản xuất (cùng tiến
hành các hoạt động sinh kế trên một khoảnh đất thuộc quyền khai thác của đại
gia đình), có một khoản chi tiêu chung (không phải tất cả) và cùng sử dụng một
số tư liệu sinh hoạt cơ bản. Dĩ nhiên cũng phải có một người đại diện chung mà
không ai khác chính là bà chủ nhà một vị trí từa tựa kiểu “mẹ truyền con nối”
và không thể để khuyết. Mỗi một tiểu gia đình khi sinh hoạt trong đại gia đình
đều phải tuân theo sự hướng dẫn của người chủ đại gia đình. “Công xã gia đình
mẫu hệ” là thuật ngữ chuyên môn phản ánh tương đối chính xác đặc điểm của hình
thái gia đình này [53, tr. 10].
Đại
gia đình hoàn chỉnh (sa
prong) phải bao gồm các thành viên tối thiểu là: ông, bà,
cha mẹ (những cặp vợ chồng của con gái họ) và con cái (những người con của thế
hệ cha mẹ). Cơ cấu thành viên có thể đa dạng hơn khi có thêm thế hệ cháu chắt,
hoặc còn những thành viên trưởng thành chưa kết hôn mà thường là con ruột của
thế hệ ông bà (anh chị em ruột của những người vợ). Nhìn chung, sự mở rộng về
quy mô gia đình theo trục ngang (bàng hệ) là điển hình hơn cả. Căn cứ vào hồi
cố của những người cao tuồi về số con thựờng có của một phụ nữ và quy mô của
các ngôi nhà dài xưa kia, có thể khẳng định rằng con số 3 - 4 cặp vợ chồng là
phổ biến nhất, tương ứng với tổng
số thành viên tối thiểu của gia đình là từ 8 đên 12 người. Tuổi thọ của người
Raglai trước đây không cao lắm, cho nên ít có trựờng hợp 4 thế hệ trở lên cùng
sinh sống trong một nhà.
Cấu trúc gia đình Raglai còn nổi bật bởi số lượng áp đảo của các thành viên
có quan hệ huyết thống gần gũi tính theo dòng mẹ. Một hoặc vài nam giới đã kết
hôn luôn là “người ngoài”, người khác họ, người “bán thân” cho nhà vợ qua quan
hệ hôn nhân chính thức. Có vài trường hợp gia đình có một số thành viên là con
nuôi, nhưng về cơ bản, cấu trúc thân tộc của gia đình Raglai truyền thống đối
lập một cách căn bản với kiểu gia đình đặc trưng của các xã hội phụ hệ. Ở đây,
các thành viên nam sinh ra trong gia đình sẽ không gắn bó lâu dài với cha mẹ
ruột và các chị em gái. Khoảng 17, 18 tuổi trở lên, họ sẽ bắt đầu thoát ly khỏi
gia đình gốc để sang sống bên nhà vợ, chí thú làm ăn và nuôi dạy con cái suốt
đời. Nói cách khác, vai trò nòng cốt của nam giới trong việc tạo ra của cải
thực chất dành cho gia đình vợ, không phải cho gia đình gốc mà họ sinh ra. Trụ
cột gia đình, do đó, là ý nghĩa được gắn với những kẻ ngoại họ.
Đặc trưng của đại gia đình mẫu hệ còn được phản ánh rõ nét qua cơ sở vật
chất của nó là ngôi nhà dài. Xưa kia, trong khu đất ở của mỗi đại gia đình
thường có một ngôi nhà Tổ mẫu/Mẹ gốc (Sa
mul), nhiều người quen gọi là nhà dài (Sa
atah). Mỗi khi có cô con gái nào “bắt chồng” thành công, người ta
lại nối thêm một hoặc hai gian phòng cho gia đình mới. Gian chính nằm giữa nhà
là nơi đặt cửa ra vào, gác cất của cải quý giá, và cũng là nơi đặt cột cái nóc
nhà (pavuk) là bộ phận
kiến trúc có tính thiêng. Vợ chồng bà mẹ cả (awei prok) sinh
hoạt ở gian chính, còn vợ chồng các cô con gái, cháu gái ở những gian hai bên.
Con cháu chưa lập gia đình phải ở chung một gian thay vì mỗi người một gian, có
thể phân biệt bên nam và bên nữ. Trong nhà hay có nhiều hơn một bếp ăn và tiếp
tục được bổ sung khi ngôi nhà phát triển thêm. Bếp có than lửa vùi sẵn, gồm hai
loại là bếp chính của chủ nhà (gi
inaq) đặt trong gian nhà giữa và các bếp của từng gia đình con
gái, cháu gái (anagd kumei, tico (kamuan)
kumei). Chuyện ăn uống
xung quanh các bếp riêng vừa phụ thuộc vào nguồn lương thực, thực phẩm do chủ
nhân của bếp đó kiếm được, lại vừa có sự san sẻ, đóng góp của chủ nhân các bếp
khác, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng tiểu gia
đình.
Trong văn hóa gia đình của người Raglai, nhà Tổ mẫu là nơi linh thiêng, nơi
trú ngụ của thần nhà, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh của gia đình và họ tộc.
Đây là nơi tổ chức hầu hết các lễ cúng liên quan đến vòng đời người và vòng đời
cây trồng, cũng là nơi cất giữ trưng bày các đồ vật là linh khí của tộc người
như Mã la, các đầu thú săn bắn được... Ngoài ra, nhà Tổ mẫu còn được sử dụng để
tiến hành các cuộc họp, các cuộc nghị sự của những người có vai vế trong dòng
họ để quyết định những việc quan trọng liên quan đến ổn định trật tự và phát
triền kinh tế của gia đình, cộng đồng.
Nhìn chung, tính chất điển hình của đại gia đình mẫu hệ thể hiện qua cư trú
nhà dài không quan trọng ở việc trong nóc nhà có bao nhiêu thành viên, mà quan
trọng ở chỗ có bao nhiêu cặp vợ chồng sống trong đó.
Hình thái cư trú đại gia đình mẫu hệ với một bếp chung chỉ tồn tại đến
những thập niên đầu vào nửa sau thể kỷ XX, nó bị thay thế bằng hình thức bếp
riêng trong các ngôi nhà dài, và đến khoảng những năm 1980 - 1990 trở đi, các
bếp riêng này hầu như đã đi vào các hộ gia đình riêng.
Sau đây là sơ đồ cấu trúc của gia đình mẫu hệ điển hình trước năm 1975,
dựng lại từ tư liệu hồi cổ:
Chú thích: Nam Nữ Người
cung cấp tin
: Quan hệ anh chị em : Quan hệ vợ chồng :
Quan hệ sinh thành
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc gia đình của ông
Patâu Axá Quỳ
(thôn
Ma Ty, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái)
- Tiểu gia đình mẫu hệ
Tồn tại đồng thời với hình thái đại gia đình là hình thái tiểu gia đình.
Tiểu gia đình như ở trên đã trình bày là kiểu phụ thuộc chặt chẽ với đại gia
đình (hay là với các tiểu gia đình khác) về sinh hoạt kinh tế và nơi cư trú.
Còn loại tiểu gia đình thứ hai, như trình bày sau đây, là loại có tính độc lập
cao hơn hẳn và mang bản chất của gia đình hạt nhân đầy đủ.
Tiểu gia đình độc lập được hình thành khi cặp vợ chồng và con cái cùa họ
tách khỏi đại gia đình khi có quá đông thành viên hoặc địa vực cư trú của palei bị xáo trộn. Thường thường, vợ chồng những cô con gái lớn tuổi là thành
phần dễ tách ra ở riêng nhất, đặc biệt khi những em gái út đã “bắt chồng” và
sinh con đầu lòng. Để có một cuộc sống độc lập, cặp vợ chồng trẻ phải dần tự
chủ được hoạt động sản xuất, mà quan trọng nhất là phải khai phá được một mảnh
rẫy riêng làm nguồn sống chính cho bản thân và con cái, đồng thời còn phải tích
lũy được những tư liệu sinh hoạt cơ bản như quần áo, đồ đựng, đồ nấu ăn… Sau
khi có đủ những tiền đề cần thiết, họ sẽ dựng một nóc nhà riêng
gần nhà Tổ mẫu (nhà dài), hoặc một nơi nào đó thuận lợi cho hoạt động sản xuất
miễn là trong phạm
vi của palei. Điều quan
trọng cuối cùng mà họ phải làm là làm sao để được cộng đồng công
nhận là một gia đình riêng, bao gồm việc phải làm lễ đền ơn đáp nghĩa (ea tisơu vilơu tada) cho cha mẹ và lễ bỏ mả (vidhi atơu) cho những người thân trong gia
đình. Dù vậy, giai đoạn đầu sau khi tách ra, họ
vẫn phải lệ thuộc vào nhà gốc trong các sinh hoạt tín ngưỡng.
Có thể nhấn mạnh rằng, trong tương quan so sánh với thiết chế nhà dài của
người Ê-đê, chiều dài khiêm tốn của các ngôi nhà Tổ mẫu của người Raglai là một
minh chứng cho sự gắn kết lỏng lẻo hơn của các tiểu gia đình phụ thuộc, hay
tính cố kết có phần hạn chế của đại gia đình mẫu hệ. Việc tách ra ở riêng của
các tiểu gia đình mà người vợ không phải con cả hay con út luôn được ủng hộ và
giúp đỡ bởi cha mẹ, và trên thực tế, đây là một nguyên tắc cư trú tương đối phổ
biến trong hôn nhân truyền thống. Không phải vô căn cứ khi đi đến nhận định:
chức năng xã hội đặc thù của nhà dài Raglai là “tạo điều kiện cho thanh niên
trai tráng rèn luyện, học hỏi những kinh nghiệm sồng, kinh nghiệm sản xuất để
chuẩn bị cho việc lập gia đình” [30, Tr..].
Sau một hoặc hai thế hệ, những tiểu gia đình độc lập lại phát triển thành
đại gia đình lớn mà nó đã tách ra, nhưng với điều kiện là cặp vợ chồng chủ nhà
phải có đông con gái. Điều này cũng có nghĩa là đa số thành viên trong các gia
đình nhỏ đông con trai sẽ đến sống ở các đình khác qua quan hệ hôn nhân. Dù
vậy, người Raglai lại không quá bi quan về vấn đề “tuyệt tự”. Người con gái sẽ
ở bên nhà chồng nếu như nhận thấy việc tuân thủ cứng nhắc theo phong tục hôn
nhân truyền thống sẽ đẩy cha mẹ chồng vào tình cảnh khó khăn. Trong những
trường hợp này, con dâu sẽ có quyền thừa kế hợp pháp tài sản của cha mẹ chồng,
bao gồm cả nhà cửa và đất đai. Đối với những cặp vợ chồng già bị hiếm muộn hoặc
tất cả các con bị chết yểu, họ vẫn có cơ may được nhận con nuôi từ những người
họ hàng của mình, với điều kiện là phải tích lũy được một số lượng tài
sản đủ lớn để nhường lại cho người con nuôi sau khi qua đời. Nhờ sự linh hoạt
này, sự tồn tại của các gia đình chỉ có một thế hệ duy nhất (gia đình không có
con cháu) là rất hạn hữu trong truyền thống gia đình của người Raglai. Tóm lại,
trong truyền thống văn hóa gia đình của người Raglai, hai hình thái gia đình kể
trên không tồn tại vĩnh viễn và độc lập với nhau, bởi bản thân mỗi hình thái
vừa là tiền đề, vừa là sản phẩm của sự chuyển hóa lẫn nhau thông qua đặc điểm
nhân khẩu và quan hệ kinh tế.
2.1.3. Các chức năng cơ
bản của gia đình
- Chức năng tái sản xuất con người
Trong văn hóa gia đình của người Raglai ở huyện Bác Ái, chức năng tái
sản xuất con người luôn là chức năng
không thể thiếu. Sự sinh sôi nảy nở
của con người được đề cao, vì không chỉ đơn thuần nhằm mục đích tự nhiên là duy
trì nòi giống, nó còn nhằm cung cấp sức lao động cho gia đình và xã hội, là một
trong những cơ sở của sự nối tiếp phát triển liên tục của truyền thống tộc
người. Con cái còn là nguồn hạnh phúc tinh thần của các cặp vợ chồng, là sự đảm
bảo vững chắc cho đời sống của họ khi không còn khả năng lao động. Nhìn chung,
các xã hội truyền thống mà nhất là xã hội
nông nghiệp dựa vào nền sản xuất giản đơn rất khuyến khích việc sinh đông con.
Kết quả của các cuộc khảo sát lớn trước đây về hành vi sinh sản của một số nhóm
dân tộc ở Tây Nguyên đã cho
thấy những động lực cơ bản dẫn đến tâm lý thích sinh đông con của các dân tộc theo
chế độ mẫu hệ cũng không khác gì mấy so với các dân tộc theo chế độ phụ hệ,
nhất là ở mục tiêu tăng thêm sức lao động cho gia đình phục vụ cho hoạt động
khai khẩn, trồng trọt [47, tr. 35].
Theo tiến
trình lịch sử thì trước khi có kinh tế thị trường, các cá nhân bị ràng buộc
chặt chẽ trong chiếc giây vô hình của gia đình, gia tộc. Để duy trì nền kinh tế
tự cấp tự túc,
sự ràng buộc này bao gồm cả nghĩa vụ cống nạp mọi thành quả lao động của bản thân cho
người chủ gia đình [37, tr. 246].
Trong
gia đình người Raglai ở huyện Bác Ái ngày trước, con chưa kết hôn có
quyền sở hữu những tài sản có tính chất cá nhân (quần áo, giày dép trang
sức...), nhưng mọi thứ lương thực, tiền bạc hay của cải giá trị do họ làm ra
đều phải giao lại cho cha mẹ quản lý, phân bổ, tức trở thành sở hữu chung của
gia đình. Quan hệ sở hữu như vậy là một trong những tiền đề để người ta thích
đẻ nhiều, đẻ dày, đẻ liên tục cho đến hết độ tuổi sinh sản; song song với đó là
việc rèn luyện cho mỗi thành viên quen dần với lao đông sản xuất và việc nhà từ
lúc còn nhỏ. Ngoài ra, việc sinh đông con còn giúp đảm bảo sự tồn tại của đại
gia đình mẫu hệ xưa kia trong quá trình chinh phục tự nhiên và đối phó với các
rủi ro nhân mạng luôn rình rập xung quanh như giặc cướp và thú dữ, đồng thời
tạo ra lợi thế chính trị trong quan hệ liên minh, tranh chấp giữa các palei truyền thống vốn mang tính chất
công xã nguyên thủy rõ nét (tức được cấu tạo chỉ bởi một hoặc một số ít gia
tộc). Nói cách khác, sức mạnh, quyền uy và sự giàu có của một gia đình, gia tộc
được xã hội thừa nhận chủ yếu căn cứ qua số lượng thành viên của nó.
Phải thừa nhận rằng, nhu cầu sinh con của các
cặp vợ chồng người Raglai trên địa bàn huyện trước đây rất cao, nhất là khi họ
chưa biết đến cuộc vận động hạn chế sinh đẻ của Nhà nước. Với sự phổ biến của
quan niệm “nhiều con nhiều của”, “sinh nhiều
con thì càng làm rẫy to”, chuyện những cặp
vợ chồng sinh 8 - 10 con không phải là hiếm. Dù vậy, không phải người con nào
cũng có thể sống được đến khi trưởng thành. Tập quán chăm sóc sức khỏe sinh sản
lạc hậu, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cao và sự lan tràn của bệnh sốt xuất
huyết là những nhân tố chính đưa đến tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Đến lượt mình,
tỷ lệ chết cao của trẻ em lại thúc đẩy tâm lý phải sinh đông con để đề phòng bất trắc. Ngay đến thời điểm
hiện nay khi các tiến bộ y học đã vươn tới những địa điểm vùng xa nhất của
huyện, vẫn còn một số cặp vợ chồng chưa cảm thấy thực sự yên tâm khi mới chỉ
sinh một hoặc hai con.
Trong
văn hóa gia đình truyền thống của người Raglai ở huyện Bác Ái, hành vi sinh đẻ
còn có mối liên hệ rõ ràng với tập quán xã hội trong hôn nhân gia đình, mà cụ
thể ở đây chính là truyền thống trọng nữ. Do chế độ ở rể con trai thường chỉ
đóng vai trò tạo ra của cải cho đến hết tuổi thiếu niên; còn con gái mới là
nguồn bổ sung lao động dài hạn, không chỉ bởi con gái biết làm cả việc nhà, là
người “nối dõi tông đường”, “ăn đời ở kiếp” bên cha mẹ, mà còn có khả năng thỏa
mãn mục tiêu có được con rể (matơu lacơi) lực lượng lao động đắc lực
nhất trong gia đình. Cho nên, người ta có thiên hướng thích sinh con gái hơn
khi chủ ý muốn tăng cường lực lượng lao động cho gia đình về lâu dài, từ đó dẫn
đến quan niệm, gia đình mạnh dòng họ mạnh phải có đông con gái. Suy nghĩ này
khá phổ biến và có thể coi là một trong những động lực quan trọng dẫn đến nạn
sinh đông con, tuy vậy, nó lại không ở mức độ quá cực đoan như kỳ vọng sinh
bằng được con trai của một số dân tộc khác theo chế độ phụ hệ mà tiêu biểu là
người Kinh. Tầm quan trọng của nam giới đối với vấn đề sinh kế và những việc
lớn bên trong và bên ngoài gia đình là không phải bàn cãi, cho nên các cặp vợ
chồng không có con gái cũng không đến nỗi quá phiền muộn, vì cộng đồng xã hội
không tỏ thái độ xem thường hay phân biệt đối xử với họ. Tuy vậy, do nhận thức
khoa học còn hạn chế, người Raglai trước đây coi sự hiếm muộn là do “vợ không
biết đẻ”, tức không phải lỗi của người chồng.
Sức
ép của gia đình, gia tộc đối với các thành viên của nó trong vấn đề sinh đẻ còn
được thể hiện một phần qua những thiết lập văn hóa về nguyên tắc cư trú trong
hôn nhân. Đối với các cộng đồng mẫu hệ thì sinh đẻ “không những làm thay đổi thể
trạng sức khỏe, tâm sinh lý mà còn đem lại địa vị làm cha làm mẹ của các cặp vợ
chồng mới cưới” [38,
tr. 63].
Việc
sinh ra đứa con đầu tiên, bất luận là trai hay gái. không chỉ làm tăng nhu cầu
muốn tự chủ đời sống của cặp vợ chồng trẻ, mà còn có ý nghĩa chứng minh cho khả
năng tái sản xuất con người của gia đình mới, cũng như khẳng định tư cách xã
hội để làm một chủ gia đình thực thụ. Bởi vậy, đại đa số các cặp vợ chồng người
Raglai vẫn chỉ ra ở riêng sau khi đã có con đầu lòng, nếu không thì họ vẫn ở
tiếp với cha mẹ hoặc các chi em trong nhà.
Người
Raglai ở huyện Bác Ái không ủng hộ chuyện có con ngoài giá thú hoặc có con mà
không đi đến hôn nhân, tức sinh con bên ngoài phạm vi gia đình chính thống. Tất
cả các trường hợp mang thai mà không rõ cha đều phải bị truy xét đến cùng. Làng
sẽ bắt “thủ phạm” nộp phạt cho gia đình cô gái, hoặc nếu được, bắt làm đám cưới
trước khi đứa trẻ được sinh ra:
Nước đã chui vào cái bụng, con
lươn đã chui vào người rồi thì còn cách nào
làm khác nữa đâu con trai với con gái nó đã như vậy rồi bắt chúng nó ưng nhau, cho được cưới
nhau, cho được ở với nhau”“Latamã tuc, lanuc
tamã rùp vloh Còh hayơu sỉ ngãq wờq vlùp
Lacơi si cumơi nhũ yư hĩa vloh Vù khiãng su gưq, pahuaq padòq
[45, tr. 528-529].
Khách
quan mà nói, tục lệ cưới phạt của người Raglai ở huyện Bác Ái nói riêng và trên
cả nước nói chung, vừa là một hình thức răn đe nhằm đảm bảo các giá trị đạo đức
cơ bản trong hôn nhân, vừa gián tiếp đảm bảo cho mọi đứa trẻ sinh ra nhất thiết
phải có cha mẹ hợp pháp và thuộc về một gia đình bình thường.
- Chức năng kinh tế
Chức
năng kinh tế là chức năng không thể thiếu trong gia đình truyền thống của người
Raglai. Gia đình muốn tồn tại trước hết phải thực hiện tốt chức năng kinh tế,
nghĩa là tiến hành các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra của cải để đáp ứng nhu
cầu đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
Trong
gia đình truyền thống người Raglai trước đây, các hoạt động đảm bảo đời sống
được tiến hành ở quy mô cộng đồng không thực sự đa dạng, biểu hiện chủ yếu qua
các buổi đi săn lớn hoặc là một số hoạt động khai thác tự nhiên khác mà chủ yếu
là nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của palei
nói chung. Trải qua thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, cộng đồng người Raglai ở
Bác Ái vẫn chưa có ý niệm sâu sắc về kinh tế tập thể. Việc tổ chức các hoạt
động sản xuất phục vụ cho nhu cầu cơ bản của đời sống từ trước đến nay chỉ diễn
ra trong phạm vi mỗi gia đình. Nói cách khác, trong xã hội truyền thống, gia
đình là đơn vị sản xuất cơ bản và duy nhất, theo phương châm tự cung tự cấp, tự
tiêu. Vào những dịp đói kém, sự tương trợ lẫn nhau giữa các gia đình trong hoạt
động sản xuất có cơ hội được bộc lộ, nhưng để thỏa mãn những nhu cầu vât chất cơ
bản, các gia đình vẫn phải duy trì các hoạt động kinh tế của riêng mình.
Nhìn
chung thì các hoạt động kinh tế gia đình truyền thống của người Raglai tương
đối đa dạng với sự xuất hiện của các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn
hái lượm, làm nghề thủ công, trao đổi sản phẩm. Trong đó, trồng trọt là hoạt
động kinh tế cơ bản có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các gia đình. Công cụ
sản xuất hết sức thô sơ, lao động hoàn toàn dựa vào sức người. Các cây trồng
phổ biến là bắp (gilo tangei),
lúa rẫy (padai apuh), đậu (ratad ru vai). Sản phẩm nông sản khi thu
hoạch được đựng trong kho, mỗi kho rộng ba sải tay. Nếu kho nông sản của hộ gia
đình nào đầy, chứng tỏ vụ mùa đó gia đình bội thu, đó cũng là tiêu chí để nhận
biết gia đình “giàu” và “nghèo”.
Người
Raglai tận dụng khai thác những sản vật từ rừng như các loại rau, nấm, măng,
động vật lớn nhỏ... để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trong những
dịp giáp hạt. Cái ăn có thể được đảm bảo trực tiếp qua việc đào, thu nhặt rau
củ qủa đem về tiêu thụ, hoặc gián tiếp bằng cách khai thác gỗ (chủ yếu là củi)
và các sàn phẩm phi gỗ để đem về bán lấy tiền, rồi dùng tiền đó để mua thêm
lương thực. Đôi lúc, các gia đình cũng chấp nhận việc trao đổi cho nhau những
gì mình sản xuất hay khai thác được. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến mấy, một khi
khai thác các nguồn lợi thiên nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu thì tình trạng đói
ăn sẽ xảy ra.
Trước
đây do đời sống du canh du cư trên những triền núi cao cheo leo hiểm trở, nghề
chăn nuôi của người Raglai rất kém phát triển. Họ nuôi gia súc và gia cầm, chăn
nuôi theo lối thả rông, lý do nuôi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu cúng, lễ
là chính nhưng đôi khi cũng đem ra làm thực phẩm đãi khách quý. Các gia đình
thường tự sản xuất ra đồ dùng sinh hoạt và công cụ sản xuất với số lượng ở mức
đủ dùng, nghề thủ công (như đan lát hoặc rèn) do đó mà chỉ được tiến hành trong
phạm vi gia đình.
Với
cơ sở nền tảng là quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, cụ thể là quyền tư hữu sơ
khai về đất đai trong phạm vi quản lý và bảo vệ của palei, mỗi đại gia
đình mẫu hệ xưa kia đều có một khu rẫy canh tác khá rộng mà trong đó các thành
viên cùng làm cùng hưởng. Mỗi tiểu
gia đình bên trong gia đình lớn còn
có thể có một khu vực riêng do tự khai phá mà có hoặc do sự phân định
của chủ nhân đại gia đình. Trên mảnh đất này việc lựa chọn trồng cây gì là tùy
ý thích của tiểu gia đình, việc dựng chòi riêng để trông nom mảnh rẫy hay việc dựng kho lương thực riêng để tích trữ các
san phẩm thu hoạch của tiểu gia đình
cũng được cho phép. Tuy nhiên, tính cố kết cao độ giữa các tiểu gia đình trong đời sống lao động sản xuất vẫn được khẳng định qua việc san sẻ lương
thực tích trữ riêng vào kho lương thực chung nếu cần thiết.
Đất
đai tuy rất quan trọng, nhưng để đảm bảo được cái ăn, cái mặc thi quan trọng
nhất là cần có sự lao động cật lực của các thành viên trong gia đinh, trong đó
phải có sự phân chia rạch ròi giữa công việc của nam và nữ. Thông thường, nam
giới thường làm các
công việc đòi hỏi tốn
nhiều sức lao động như: chặt cây làm nhà, phát nương làm rẫy, mang vác vật dụng nặng, săn bắt
thú. tìm kiếm mật ong, đào củ rừng… Còn phụ nữ thường làm các công việc cần sự
tỉ mỉ như: nấu cơm. nuôi con, reo trồng, tìm rau củ quả, làm cỏ trên rẫy... Bên
cạnh sự phân chia lao động theo giới là phân chia lao động theo tuổi. Chẳng hạn như trong việc đi săn thì chỉ có nam giới ở tuổi thanh niên và trung niên là có thể tham gia trực tiếp,
còn người già, trẻ em và phụ nữ giúp họ trong công việc chuẩn bị như: vót tên,
chế độc dược, làm lễ cúng trước khi đi... Từ lứa tuổi thiếu niên trở xuống, tùy
theo từng độ tuổi mà trẻ em sẽ được cha mẹ giao cho công việc phù hợp.
Trong
một gia đình lớn, các cặp vợ chồng chị em tương trợ, giúp đỡ nhau nhiệt tình từ cái ăn, cái mặc hàng ngày cho
đến những việc hệ trọng như tổ chức sản xuất dựng cửa làm nhà, tổ chức đám ma,
đám cưới, nghi lễ vòng đời cho các cháu... Đám cưới, đám ma có khi phải bán cả
trâu bò, heo gà là tài sản riêng của tiểu gia đình để lo liệu cho nhau. Đặc
biệt, sự phân phối khẩu phần ăn theo kiểu cào bằng xưa kia làm cho người một
nhà ở trong tình trạng no cùng no, đói cùng đói, không có chuyện người này đói,
kẻ kia no. Mô hình gia đình lớn bởi vậy khó
kích thích được sự phấn đấu vươn lên
của các tiểu gia đình hợp thành mà hạt nhân là những cặp vợ chồng chị em gái.
Tình trạng dựa dẫm vào nhau chỉ bị hạn chế bớt từ khi sự chia tách hộ đã trở
nên phổ biến bởi các ưu đãi chính sách của Nhà nước.
Khi
nói đên chức năng sản xuất thì không thể không đề cập đến tiêu thụ, vì đây là
điều tất yếu và cũng là mục đích của mọi hoạt động sản xuất. Do trình độ sản
xuất còn thấp kém, nhu cầu tiêu thụ của ngườị Raglai ngày trước không được cao
và đa dạng, nhất là khi so với các dân tộc sống ở miền xuôi. Các gia đình quanh
năm suốt tháng hầu như chỉ lo lắng về những nhu vật chât cơ bản là ăn, mặc, ở,
mà quan trọng nhất là cái ăn vốn rất hay bị thiếu. Nếu không phải rơi vào những
thời điểm thiếu đói nghiêm trọng, các gia đình đều có thể sản xuất hay kiếm
được từ thiên nhiên những loại lương thực, thực phầm đủ để nuôi sống các thành
viên (riêng muối là phải thông qua trao đổi mới có). Khi của cải làm dư thừa
một chút, người chủ gia đình mới nghĩ đến việc đổi chác lấy những loại tài sản
quý từ những người đồng tộc hay khác tộc, mà chủ yếu cũng chỉ quanh quẩn mấy
loại đồ vật bằng kim loại, đồ trang trí trong nhà hay các loại nhạc khí có giá
trị. Nhìn chung, sự khác biệt lớn nhất trong đời sống của các tiểu gia đình
trước và sau khi tách khỏi gia đình lớn là nằm ở sự tự do trong hoạt động tiêu
dùng, trước hết là sự thoải mái trong việc nấu nướng các món ăn riêng bằng
những bếp riêng, sau đó là quyền sở hữu những tài sản quỹ tích góp được nhờ sự
lao động miệt mài của hai vợ chồng.
- Chức năng xã hội
Chức
năng xã hội trong văn hóa gia đình của người Raglai biểu hiện trong mối quan hệ
giữa các gia đình với nhau trong cùng một hệ thống xã hội, mà trong hoàn cảnh ở
đây, đó là thiết chế buôn làng và thiết chế dòng họ. Ở một góc nhìn khác, chức
năng xã hội là cách mà gia đình đóng vai trò trung gian trong liên kết giữa
từng cá nhân với các thiết chế này. Một trong những đặc điểm cơ bản và là sức
mạnh của buôn làng Raglai nói riêng và các các dân tộc nói chung là tính cố kết
cộng đồng. Gia đình là những đơn vị cơ sở cấu thành nên palei, cho nên, cố kết cộng đồng trong
phạm vi palei phải bao hàm sự
liên kết chặt chẽ giữa các gia đình bên trong nó. Sự bền vững của một palei sẽ không thể nào được đảm bảo nếu
như các đơn vị này trở nên tách biệt hay xung đột với nhau, Trong xã hội cũ,
luật tục và quy ước cộng đồng là công cụ đắc lực để giải quyết nhanh chóng và
triệt để những mâu thuẫn phát sinh giữa các gia đình, với các yếu tố: bảo đảm
tính dân chủ và bình đẳng giữa mọi thành viên; quan hệ giữa chủ làng, người có
uy tín với người dân phải được quy định hợp lý trên cơ sở ràng buộc giữa trách
nhiệm và quyền lợi; các nguyên tắc ứng xử giữa các cá nhân từ quan hệ trong gia
đình với dòng họ rồi đến palei được quy định chi tiết để
mọi người làm theo; người trong cộng đồng cùng chung tín ngưỡng, cùng tham gia
thực hiện các lễ hội phục vụ nhu cầu tâm linh và nhu cầu vui chơi giải trí.
Gia
đình người Raglai tham gia một cách tự nhiên vào các hoạt động của cộng đồng
như hội họp, cúng tế và các sinh hoạt tôn giáo khác. Xã hội người Raglai trước
đây chưa phân chia giai cấp, cũng không có cái gọi là họ “quý tộc” và họ
“thường dân”, chúa đất hay gia đình lệ thuộc như một số dân tộc thiểu số vùng Trung
du và miền núi phía Bắc. Vị thế trong cộng đồng chủ yếu dựa vào uy tín và kinh
nghiệm của cá nhân. Trong các buổi họp cộng đồng, người đại diện của các gia
đình được bình đẳng ngang nhau khi bàn bạc, biểu quyết các công việc của họ tộc
và palei. Tuy vậy, quyền quyết định
chủ yếu vẫn thuộc về chủ làng và người có uy tín.
Tập
quán tương trợ giữa các gia đình là điều hết sức cần thiết trong hoàn cảnh khó
khăn, thiếu thốn nhiều bề của đời sống người Raglai. Có nhiều hình thức tương
trợ lẫn nhau trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực (cho mượn bắp, mượn
gạo...), trong lao động sản xuất (giúp nhau dựng nhà, cho nhau hạt giống, giúp
nhau phát rẫy, tra hạt...) và giảm bớt gánh nặng của nghi lễ gia đình, nghi lễ
đời người (hỗ trợ công sức và hiện vật). Sự giúp đỡ hoàn toàn trên tinh thần tự
nguyện, không cần những người đứng đầu palei phải chỉ định hay thúc ép. Những hoạt động
này là một nội dung quan trọng góp phần tạo nên khối đại đoàn kết trong cộng
đồng.
Gia
đình rất quan trọng đối với dòng họ, một họ mà có nhiều gia đình là họ đó tăng
trưởng và ngược lại. Gia đình mạnh là do có nhiều nữ, nhiều nữ sinh nhiều con
gái thì họ cứ thế mà đông thêm. Các gia đình sinh nhiều con trai hoặc không
sinh được con gái thì sẽ dần mất họ, vì con theo họ mẹ nên nếu chỉ sinh con
trai thì không còn người nối dõi. Quan hệ giữa dòng họ và gia đình của người
Raglai là một mối quan hệ rất chặt chẽ và đặc biệt được thể hiện qua các điểm
sau:
Dòng
họ là nguồn gốc tổ tông, “con chim có tổ, cây đa có gốc” (cimt
mlunq sruqh vinuqd mlunq mul), do vậy, dòng họ là cái
nôi thiêng liêng, không người nào có thể xa rời nó. Gia đình là một bộ phận của
dòng họ, người Raglai thường nói. “Nòi giống họ hàng
như dải khoai” (apok ritiadyơ awad havuei),
nghĩa là mỗi gia đình như một dải khoai từ gốc rễ dòng họ.
Dòng
họ là niềm tự hào của mỗi người, mỗi gia đinh, đặc biệt là những họ có nhiều già
làng có uy tín, thông hiểu nghi lễ cúng Nhang, rành rõi lễ tục, có tài lý lẽ, khôn
ngoan...
Dòng
họ là suối nguồn nuôi dưỡng cho con cháu lớn khôn, hỗ trợ gia đình thực hiện
tốt chức năng giáo dục. Từng thành viên của gia đinh chắt chiu những lời dạy
bảo của ông bà tổ tiên qua các trưởng họ, người có uy tín trong những ngày hội,
lễ. Lớp con cháu lớn khôn là nhờ sự khuyên răn, dạy bảo của những người già trong
họ.
Dòng
họ và gia đình là hai khái niệm riêng, nhưng cùng chung tính chất đó là tính
huyết thống, như cành lá trên một thân cây cùng uống chung một dòng nhựa. Tuy
mỗi gia đình có cuộc sống riêng, nhưng những việc quan trọng như hôn nhân, tang
lễ, hòa giải tranh chấp, cúng tế, xử việc hoặc khi có những việc bất thường thì
không thể thiếu các ông cậu. bà dì, những người trong họ để giúp đỡ, hướng dẫn
hoặc đứng ra gánh vác, đỡ đần.
Chức
năng xã hội của gia đình người Raglai cũng có thể xem xét ở vai trò là đơn vị
thực hiện luật tục của cộng đồng và pháp luật Nhà nước. Trước khi pháp luật Nhà
nước được phổ biến rộng rãi ở vùng đồng bào, luật tục có ảnh hường rất mạnh mẽ
đến từng cá nhân và từng gia đình trong xã hội Raglai. Gia đình là chủ thể quan
trọng nhất trong việc giáo dục nhận thức và trách nhiệm thực hiện luật tục cho
các thành viên trong cộng đồng (thông qua chức năng giáo dục), đặc biệt là các
quy định về lời ăn tiếng nói, cách giao tiếp ứng xử, về đảm bảo trật tự xã
hội... Đồng thời, gia đình cung cấp các cơ sở cần thiết để cá nhân thực hiện
trách nhiệm được quy định trong luật tục.
Khảo
sát luật tục truyền thống cho thấy, chỉ riêng sáu hành vi: lừa gạt trong mua
bán, mượn đồ vật không trả, gây thương tích cho nguời khác, trẻ nhỏ chơi giỡn
nhau rủi ro bị chết, con rể mắc lỗi với cha mẹ vợ, chồng bỏ vợ đi biệt xứ là có
quy định rằng gia đình phải bị liên đới, đền của thay cho người phạm lỗi; còn
với tất cả các hành vi khác, người phạm lỗi phải chịu phạt trước làng và người
bị hại chỉ với tư cách cá nhân.
Tuy
nhiên thực tế cho thấy, do chế độ sở hữu chung trong gia đình là những tài sản
quý giá như Mã la, ché cổ, chén cổ, nồi đồng, mâm thau cũng là những thứ hay
được đem ra làm của nộp phạt, các gia đình hầu như phải đứng ra lo liệu chuyện
phạt vạ. Với tội nhẹ, đôi khi chỉ rượu rót bát, con gà cắt cổ cầu
cúng xong hai bên cùng vui vẻ
với nhau và với cả xóm làng. Nhưng với những tội nặng,
của bồi thường thường rất lớn so với hoàn cảnh kinh tế chung còn nghèo nàn của
bà con, buộc người trong họ hàng phải cùng chung sức đóng góp mới đủ. Đây là lẽ
thông thường kể cả trong xã hội cũ lẫn xã hội hiện đại, vì nếu người phạm lỗi
là thanh thiếu niên, nhất là người chưa lập gia đình, thì không thể tự kiếm ra
của bồi thường để thực thi các phán quyết. Con cái mắc lỗi trước làng nước thì
không ai khác, chính cha mẹ phải là người đứng ra chịu trách nhiệm hành vi sai
trái của con (Câu phỏng vấn số 3, Phụ lục 1)
Có
một điểm cần lưu ý khi nói đến vai trò thực hiện luật tục của gia đình, đó là
trường hợp mâu thuẫn cá nhân yêu cầu phải tổ chức hòa giải, thì hòa giải giữa
hai bên ở tư cách hai cá nhân thuộc một họ hay một đại gia đình, còn không thì
là hòa giải giữa hai họ, chứ hiếm khi là hòa giải với tư cách hai tiểu gia đình
(thường rơi vào các vấn đề liên quan đến đời sống vợ chồng, mâu thuẫn giữa con
rể với cha mẹ vợ). Điều này góp phần cho thấy đại gia đình mẫu hệ với quy mô
thành viên lớn và sức mạnh kinh tế của mình là đơn vị xã hội đại diện và bảo
lưu cho tập quán của người Raglai.
- Chức năng giáo dục
Chức
năng giáo dục ở đây chủ yếu được hiểu là hoạt động giáo dục trẻ em, nhưng trên
thực tế, việc giáo dục còn tiếp diễn cho đến khi trưởng thành và lập gia đình
nữa, miễn là các thành viên thuộc thế hệ đi trước còn sống. Nói thế có nghĩa là
việc giáo dục phải bắt đầu từ những hành động mang tính chủ động và là bổn phận
của thế hệ ông bà, thế hệ cha mẹ đối với thế hệ con cháu.
Theo
lẽ tự nhiên, giáo dục trước hết phải bắt đầu từ truyền dạy những kỹ năng sống
cơ bản mà quan trọng nhất là kiến thức trong lao động. Với con trai, người
Raglai có câu: “Dạy con biết làm rẫy, làm nương, biết làm chòi làm nhà, đan lát gùi to, gùi lớn.
Phải biết đan nia, đan thúng, làm ná bắn chim, bắt thú vật, phái biết cầm rìu
chặt cây to”.
Với
con gái thì:“Dạy con gái phải biết chăm
sóc lúa, bắp, dọn cỏ, cho lúa bắp về nhà, giã lúa làm gạo, nấu cơm chín, nấu
canh heo”.
Người Raglai luôn dạy con
cái phải biết chăm chỉ làm lụng, quý trọng của cải. Từ khi 5 - 6 tuổi, trẻ em
Raglai đã có thể làm các công việc nhà đơn giản chỉ bằng cách bắt chước
cha mẹ. Khi lớn lên một chút, các em có thể theo cha mẹ lên rẫy phụ các việc
lặt vặt và quan sát nhiều hơn. Từ 12 - 17 tuổi là thời kỳ học hỏi, rèn luyện
cho thành thục các công việc ở trên rẫy, biết dự đoán thời tiết, thông thuộc
nông lịch. Nếu có ai đó đến độ tuổi này mà vẫn chưa quen với các công việc kể
trên, người đó có thể bị coi là chậm
chạp và gặp khó khăn trong việc lấy vợ, lấy chồng. Phân công công việc
theo giới tính dẫn tới sự phân hóa trong hướng dạy dỗ con cái ở tuổi thiếu niên: con trai
được cha dạy săn bắn, phát nương, đan lát, làm nhà cửa và các nghề truyền thống
của gia đình nếu có;
con gái thì được mẹ dạy các công việc như nấu nướng, đan lát,
khâu vá, tra hạt, làm cỏ trên nương rẫy...
Nhìn
chung, trong văn hóa gia đình truyền thống của người Raglai, mô hình truyền dạy
kinh nghiệm nghề nghiệp hay chế tác sản phẩm không khác gì mấy với các dân tộc
miền núi sống xung quanh. Có những kinh nghiệm có thể học hỏi không chỉ trong
gia đình mà còn từ cộng đồng nhưng cũng
có những tinh hoa gần như chỉ được truyền thụ lại trong phạm vi các thế hệ tiếp
nối nhau của một gia đình nào đó, chẳng hạn như các bài thuốc gia truyền, các
bài cúng của thầy Cati (ViJơu), kỹ
thuật làm đàn Chapi (cappi)
loại tốt...
Người
Raglai, cũng như người Chu-ru, Cơ-ho ở huyện Bác Ái sống ở địa bàn rừng núi,
nên “văn hóa núi rừng” ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hàng ngày. Trước đây,
người Raglai chú ý truyền lại cho con cháu nhận biết các loại hoa quả nào có
thể ăn được, loại rau nào mọc trong rừng có thể làm thức ăn hàng ngày, củ loại
cây gì có thể giúp họ qua cơn đói trong mùa giáp hạt. Chẳng hạn, sau mỗi mùa
mưa, các loại nấm mọc trong rừng có nhiều cây dầu (thông, pơmu) màu trắng sữa
thì hái chứ màu đỏ tuyệt đối không đụng vào; nấm mọc ở rừng cây le, cây lồ ô
nếu có màu tím là độc, nấm màu vàng ăn rất ngon và bổ. Các loại nấm mọc trên
đất tổ con mối hầu hết đều ăn được. Nấm mọc trên các thân cây mục có thân mềm,
giòn thì hái, nấm cứng thì đừng.
Tri
thức người Raglai trong sinh hoạt hàng ngày là một nội dung rất quan trọng
trong việc dạy dỗ con cái trước khi lập gia đình. Do nguyên tắc cư trú bên đằng
vợ, con trai Raglai phải học nhiều kinh nghiệm sống không kém gì con gái. Một
số kinh nghiệm phải được dặn dò rất cẩn thận, vì chúng thể hiện không chỉ tư
chất của con rể mà còn của cả nhà trai trong con mắt nhà gái. Ví dụ như khi vợ
mới sinh, người chồng trẻ phải biết tự lên rừng chọn đúng loại gỗ cây tà nỉa
đem về, để cho củi đốt lên không có mùi ngứa, con sơ sinh có thể uống nước
được.
Những
giá trị văn hóa tinh thần của người Raglai, được thực hiện qua việc duy trì các
nghi lễ gia đình; qua việc kể lại truyền thuyết, sử thi, câu đố, tục ngữ...;
qua việc dạy những điệu hát, điệu múa... Trong mảng này, tùy từng lĩnh vực mà
vai trò truyền thụ chính có thể thuộc về cánh đàn ông hay phụ nữ, những người
có công lớn nhất hầu như là người mẹ và người bà sinh ra mẹ. Mỗi cá nhân thường
biết rất rõ về 2 thế hệ trước mình (bà và mẹ), đến lượt mình, bà và mẹ lại hiểu
rõ về 2 thế hệ kế trước nữa, và lại kể tiếp cho thế hệ sau. Vì vậy, mỗi người
có thể giữ những ấn tượng kí ức về 4 - 5 thế hệ đi trước.
Nói
riêng về nghi lễ, giá trị văn hóa người Raglai được truyền thụ một cách tự
nhiên cho mỗi người thông qua việc tham gia thực hành chính nghi lễ đó. Các
nghi lễ vòng đời được thực hiện bởi gia đình có nhiều loại (khai sinh đặt tên -
ikhad ceh da angan, cầu cúng đeo vòng - pavuh
ko, cầu cúng Giàng Tổ - ya
aluah, cưới xin - kakah
rico, tang ma - pasìq
pavhìq.), nổi bật và đầy tính nhân văn là lễ đền ơn đáp nghĩa cha
mẹ (Ea tíơu vilơu tada),
một hình thức báo hiếu, tán dương công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Ngoài ra còn có một loạt lễ
nghi nông nghiệp cũng được tổ chức trong
pham ví gia đình (tết gia đình - bơk
puin, cúng Giàng rẫy đầu năm Akot
thut, cầu mưa - iơu
emjad, câu năng iơu
pađiat, cầu Giàng trỉa lúa - ngaqt ya pila padai, cúng hồn lúa,
cúng ăn lúa mới...).
Về
những phẩm chất đạo đức. Những năm trở về trước, nhiểu gia
đình Raglai lo dựng vợ gả chồng cho con cái từ khi con 13-14 tuổi. Vì thế việc
sớm dạy dỗ cách đối nhân xử thế, cách làm ăn cho con cái rất được coi trọng.
Khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ là người kèm cặp, chỉ dạy cho con điều hay lẽ
phải, cách ứng xử đúng phép tắc với mọi người trong gia đình. Trước tiên, trẻ
phải biết nghe lời mẹ cha, yêu thương, kính trọng ông bà, luôn nhớ công ơn sinh
thành, dưỡng dục của cha mẹ. Khí cha mẹ già yếu, ốm đau, con cái phải biết ân
cần quan tâm, chăm sóc. Người Raglai có câu:
Cha mặt trời, mẹ mặt trăng làm con
thì phải ghi phải nhớ cha sinh thành mẹ
đẻ bổ đầu sinh mình, bổ trán sinh
người có được con trai lớn mình, con
gái lớn người là do công lao nuôi dưỡng chăm sóc của mẹ của cha. [51, tr. 35].
Người
con có hành vi hư hỏng, không vâng lời thì cha mẹ có quyền trói đánh, nhiều hay
ít thì cũng chỉ để răn dạy chứ không mang ý nghĩa bạo hành, nhưng chỉ trong
trường hợp dùng lời nói đơn thuần không có hiệu quả. Xã hội người Raglai nhìn
chung chấp nhận chuyện cha mẹ dùng bạo lực mạnh để dạy dỗ con. Trường hợp cha
mẹ có lỡ tay đánh chết con thì luật tục quy định họ phải phạt đền 2 mặt mã la,
phải lo chu tất việc chôn cất, việc lễ tang, chặt cột dựng nhà mồ (vaneqt atơu) và làm lễ bỏ mả (vidhi atơu) đàng hoàng. Nếu là cha đánh
chết con thì phải phạt nặng hơn, vì con cái trên danh nghĩa không thuộc về
người cha, và cha với tư cách “kẻ ngoài” đã gây tôn hại lớn cho dòng họ vợ.
Đối
với giáo dục nhân cách và phong tục tập quán cho thế hệ trẻ, người Raglai đề
cao nguyên tắc giáo dục bình đẳng giữa các con, không phân biệt trai, gái hay
con nuôi, con đẻ, đồng thời đây không phải là trách nhiệm của riêng cha mẹ mà
còn của tất cả các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Tùy hoàn cảnh sống, tùy
tính cách và sự quan tâm của các bậc phụ huynh mà có sự khác biệt giữa mỗi gia
đinh về vấn đề này từ ít đến nhiều. Nhìn chung, mô hình gia đình lớn với nhiều
thế hệ luôn đem lại cảnh quây quần, gắn bó giữa ông bà với các cháu, do đó đảm
bảo tốt hơn cho sự bảo lưu truyền thống tộc người theo con đường tự nhiên. Cách
đối nhân xử thế, làm ăn, niềm tin, phong tục tập quán truyền thống... được ông
bà, cha mẹ truyền dạy cho con cái hầu hết qua lời ăn tiếng nói hàng ngày cùng
những lời răn dạy có vần có điệu do ông bà tổ tiên truyền lại. Trong sinh hoạt
gia đình, vào những lúc rảnh rỗi, gia đình quây quần quanh bếp lửa, lúc này ông
bà, cha mẹ đem nhạc cụ ra để đánh cho con cháu nghe. Tiếng Mã la là những lời
tâm sự của ông bà kể về quá khứ xa xưa, có khi là những lời dạy bảo con cháu
sống tốt đối với gia đình và xã hội. Hình ảnh các nghệ nhân dân gian hát sử thi
cho con cháu nghe trong nhà sàn truyền thống thường để lại ấn tượng sâu sắc cho
những ai đã và đang quan tâm tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người Raglai.
về điểm này, chức năng giáo dục của gia đình đã gắn kết chặt chẽ với chức năng
văn hóa.
Khi
nói đến vai trò của giới trong việc bảo lưu văn hóa gia đình nói riêng và văn
hóa tộc người nói chung, có thể đánh giá rằng phụ nữ có sức ảnh hưởng cao so
với đàn ông, nếu không muốn nói là chủ đạo. Hầu như vốn văn học, nghệ thuật ca
múa nhạc dân gian là phụ nữ am tường hơn đàn ông, còn đối với phong tục tập
quán, tri thức dân gian thì tùy từng lĩnh vực nhỏ mà mỗi bên có thể ưu trội
hơn. Nhưng với đặc trưng của chế độ mẫu hệ, gia phong, nền nếp gia đình có được
phát huy hay không là phụ thuộc cả vào người phụ nữ. Như nhận xét của nhà
nghiên cứu Hải Liên về vai trò của gia đình, gia tộc đối với việc gìn giữ vốn
văn hóa tộc người Raglai:
Những gia tộc nào may mắn vẫn còn những bà mẹ cả còn sống với gia
tộc, ở gia tộc ấy nhất
định sẽ còn giữ được những nền nếp văn hóa truyền thông, vẫn giữ được những di sản
của tổ tiên của văn hóa làng xưa để lại, kể
cả nhạc cụ, trang phục cổ truyền và sinh hoạt truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian hoàn toàn tự
giác [54, tr. 38].
2.1.4. Quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình
- Quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ giữa
vợ và chồng là một trong hai cặp quan hệ cơ bản nhất tồn tại trong một gia đình
của người Raglai. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người Raglai coi hôn
nhân là con đường duy nhất để kết hợp một người nam và một người nữ với nhau.
Một cuộc hôn nhân hoàn hảo, hạnh phúc không chỉ là việc nam nữ yêu nhau tự
nguyện, mà còn phải được sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình và dòng họ hai bên
nữa. Muốn được như vậy, trai gái phải không được vi phạm nguyên tắc hôn nhân,
và để tốt hơn nữa thì phải là gái chưa chồng, trai chưa vợ. Tuy vậy, người
Raglai vẫn coi tình yêu chân thành giữa người nam và người nữ là nền tảng đầu
tiên và quan trọng nhất cho hạnh phúc và sự ổn định của gia đình sau này. Dù
đám cưới của đôi trai gái được thực hiện chủ yếu nhờ sự sắp xếp của cha mẹ hai
bên, và các quan hệ hôn nhân cưỡng ép kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy không
phải là không tồn tại, nhưng cơ sở để đi đến hôn nhân phần nhiều lại đến từ sự
tự do tìm hiểu trước đó giữa người nam và người nữ.
Trong truyền
thống văn hóa gia đình của người Raglai, vấn đề hôn nhân gia đình luôn nhận
được sự lưu tâm đặc biệt của cả cộng đồng, nhất là khi nó là nền tảng của trật
tự xã hội. Luật tục Raglai tỏ rõ tính nghiêm khắc của nó với những trường hợp
không chung thủy trong quan hệ vợ chồng, thể hiện qua sự tồn tại của những điều
luật xử phạt rất cụ thể về các trường hợp: đàn ông có vợ ngoại tình với vợ
người khác (maqt sudit gơt), đàn ông có
vợ dụ dỗ con gái chưa chồng (khiang rai ga ku mei dẩ uka
meung u oh), đàn bà góa
dụ dỗ đàn ông có vợ (kumei valơu pa gila lakei mlunq sudit)... Đồng thời,
xã hội cũng thể hiện sự không ủng hộ đối với việc bỏ vợ bỏ chồng và ngược đãi
vợ con, những hành vi đe dọa đến hạnh phúc gia đình.
Một điểm
tích cực trong đời sống hôn nhân gia đình của người Raglai, đó là khi người vợ
qua đời, nguời chồng không bị trói buộc chặt với gia đình vợ bằng tục nối dây,
hoặc tự động bị đẩy ra khỏi gia đình theo cơ chế của tập quán mẫu hệ. Người
chồng có quyền ở lại với các con mà không cần cưới một trong những em gái còn
độc thân của vợ, trở thành người lãnh đạo duy nhất của tiểu gia đinh mà anh ta
xây dựng. Nhưng, nếu có cô em vợ nào chủ động bày tỏ tỉnh cảm thì anh ta cũng
không có ly do gì để từ chối, bởi tâm lý đàn ông nói chung là luôn muốn có
người để đầu gối tay ấp. Trên thực tế, đây là sự lựa chọn rất có lợi cho đôi
bên, người đàn ông lớn tuổi với người phụ nữ quá lứa có thể nên vợ nên chồng;
những đứa trẻ không lâm vào cảnh thiếu cha thiếu mẹ; duy trì được quan hệ thông
gia bền chặt giữa hai gia đình.
Khi lấy vợ
mới là chị em ruột của vợ cũ, người chồng có trách nhiệm phái yêu thương vợ mới
như người vợ cũ. Người vợ mới cũng sẽ coi người chồng là chính đáng và dành
tình cảm cho các con của chị, em gái mình như con ruột. Trường hợp người qua
đời là người chồng, hai lựa chọn tương tự cũng được đặt ra và ý muốn cá nhân vẫn được hết sức đề cao.
Trong phạm
vi gia đình, sự phân chia về vai trò và trách nhiệm giữa vợ và chồng là rất rõ
ràng, có thể xem là biểu hiện cụ thể nhất của sự phân công lao động và phân
chia quyền lực trong gia đình. Với ưu thế tự nhiên về sức mạnh cơ bắp, người
chồng và các con trai, con rể đóng vai trò gánh vác các công việc lao động nặng
nhọc như chặt cây, phát rẫy, xây dựng chỗ ăn ở, cũng như những hoạt động xa nhà
và nguy hiểm như săn bắn hay chiến đấu. Do sự năng động cao của người đàn ông
trong xã hội nông nghiệp, các công việc đối ngoại của gia đình không hoàn toàn
chỉ dành cho người hay các bà chủ nhà. Trên thực tế, các ông chồng Raglai đã
tham gia quản lý xã hội tốt, bởi vì chủ làng luôn là đàn ông, có thể người lớn
tuổi nhất với nhiều kinh nghiệm sống, hay là người trẻ tuổi với nhiều tài năng.
Người vợ
nhìn chung có vai trò lớn hơn chồng mình trong việc đưa ra các quyết định trong
nội bộ gia đình và trong các quan hệ sở hữu tài sản. Xưa kia, người vợ luôn là
chủ nhà và có trách nhiệm quán xuyến, bao quát, điều hành các công việc trong gia
đình. Các đồ vật quý giá như mã la, ché đựng rượu, mâm đồng... theo truyền
thống là do bà chủ nhà cất giữ, các thành viên khác trong gia đình muốn động
đến chúng phải được sự đồng ý của người này. Quyền hạn lớn là như vậy, nhưng
người vợ Raglai vẫn không thể thoát khỏi gánh nặng tự nhiên của người phụ nữ
trong xã hội nông nghiệp. Đó là việc họ phải đảm đương một khối đồ sộ các công
việc nội trợ và nuôi con, điều mà các ông chồng hầu như không quan tâm đến.
Cho dù người
vợ là con một hay con út, có ở suốt đời trong căn nhà của cha mẹ ruột hay
không, người chồng dù sao vẫn là đồng chủ nhân trong tiểu gia đình gồm vợ chồng
và con cái của anh ta. Những ý kiến của người chồng về sinh kế gia đình không
phải lúc nào cũng bị người vợ gạt bỏ, bởi vì trong phần lớn các trường hợp, do
thiếu kinh nghiệm lao động mà người vợ không thể không lắng nghe chúng. Cả
trong khi đã đi ở rể, quyền của người đàn ông với dòng họ của người mẹ đẻ vẫn
được tôn trọng (quyền của ông cậu với hôn nhân của các cháu gái), đôi lúc, họ
còn được trao quyền đại diện cho dòng tộc mình hoặc cho gia đình bên vợ, nhất
là những vấn đề xử kiện hay thực hành các nghi lễ cúng bái.
Những đặc
điểm về cán cân quyền lực giữa vợ và chồng kể trên cho thấy tính chuyên quyền
của người vợ trong gia đình Raglai truyền thống không ở mức độ nặng nề như cách
hiểu siêu hình xem chế độ mẫu hệ là một nghịch lý toàn diện với chế độ phụ hệ
mà nhiều người đã ngộ nhận. Không giống như câu chuyện của những bà vợ trong
các xã hội phụ hệ, vị thế của những ông chồng trong xã hội mẫu hệ không đơn
thuần chỉ là những mắt xích ngang góp phần duy trì nòi giống. Vì về bản chất,
như những gì mà một số học giả đã chứng minh, chế độ xã hội của các tộc người
thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo ở Việt Nam là môt sự cộng sinh hoàn hảo giữa
tính chất mẫu hệ và yếu tố nam quyền [32, tr. 96].
Nói đến yếu
tố nam quyền, không thể không kể đến môt số khía cạnh đặc thù trong sinh hoạt
hàng ngày mà tính chất thiên vị người chồng, người đàn ông đã được bộc lộ.
Chẳng hạn như việc bà chủ nhà tuy phải là người đầu tiên được đặt chân vào ngôi
nhà mới của đại gia đình hoặc nhà của con cái trong nhà, tuy nhiên, người được
phép ngồi xuống trong nhà đầu tiên lại là người đàn ông. Trong đời sống tín
ngưỡng các nghi lễ thờ cúng trong gia đình đều do ông thầy cúng và con trai lớn
trong gia đình thực hiện. Mặt khác, người ta lại rất hạn chế cho đàn bà con gái
động vào vũ khí đi săn của người đàn ông. Khách quan mà nói, không nên nhầm
tưởng những hiện tượng trên là biểu hiện cho sự hình thành tính công bằng giữa
hai giới trong gia đình truyền thống của người Raglai. Bởi vì những kiêng kỵ kể
trên đã làm gợi nhớ phần nào đến nhừng định kiến về giới rất phổ quát trong đa
số các xã hội tiền công nghiệp mà nhiều học giả đã chỉ ra: trong đời sống tín
ngưỡng, do đặc điểm sinh lý tự nhiên và những công việc đặc thù của mình mà
người phụ nữ thường bị xem là thiếu “trong sạch” bằng người đàn ông, kết quả là
họ trở thành đối tượng phải chịu một số hình thức phân biệt đối xử [41]
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Theo quan
điểm chung nhất, con cái là tài sản riêng của cha mẹ, là nguồn hạnh phúc tinh
thần, nguồn lao động đắc lực, là chỗ nương tựa, chăm sóc cha mẹ khi về già.
trong văn hóa gia đình của người Raglai cũng vậy, con cái có một ý nghĩa to lớn
đối với bất kỳ người cha, người mẹ nào. Việc có con đối với các cặp vợ chồng
phải là chuyện tất yếu, và nếu như họ cố gắng hết sức cũng không có được một
mụn con, phương án nhận con nuôi sẽ được tính đến. Có một điểm cần phải lưu ý
là người Raglai quan niệm tình mẫu tử là thiêng liêng, dù đói rách đến mấy cũng
tuyệt đối không cho con, bán con.
Chỉ trong trưởng hợp đứa trẻ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ thì người thân, anh em họ
hàng mới được phép nhận nuôi.
Theo chiều
hướng ngược lại, bất kỳ trẻ em Raglai nào cũng cần phải có cha mẹ chăm sóc, dạy
dỗ từ khi còn bé đến khi lập gia đình và có cuộc sống độc lập. Câu thành ngữ “Con chim có tổ, cây đa có gốc” (cimt mlunq sruqh vinuqd mlunq mul) là
một thể hiện sinh động cho vai trò không thể thiếu của cha mẹ, của gia đình đối
với sự trưởng thành của mỗi cá nhân. Mặc dù hiện tượng hữu sinh vô dưỡng trước
đây diễn ra rất phổ biến, nhưng đó không phải là căn cứ để kết luận cha mẹ Raglai
ngày trước thiếu sự quan tâm hết mình cho con cái. Trên thực tế, tình trạng này
chủ yếu bắt nguồn từ nạn dịch và đói kém thường xuyên diễn ra ngoài ý muốn của
con người trước khi có sự can thiệp của hệ thống y tế Nhà nước.
Cha mẹ có
trách nhiệm giáo dục con cái để trở thành người tốt và chịu trách nhiệm về hành
vi sai trái của con mình:
Phải biết dưỡng nuôi, dạy dỗ theo
khuôn phép
Phải dạy cho biết tổ, biết tông
Phải dạy cho con biết bà, biết ông
Phải dạy cho con biết cái luật, cái lý khuôn phép, biết
phong tục xưa của ông,
bà.
Phải dạy cho con biết điều kiêng cữ liên quan, điều cấm luật Giàng, biết điều cấm kỵ của xóm làng...”
Đã làm cha, làm mẹ, không biết cách dạy điều hay việc tốt,
việc đúng cho con cái Mà lại còn xúi dục thúc đẩy con cái đi làm việc bậy bạ xấu xa... thì cha mẹ chúng
nó phải chịu phạt trả lỗi [45, tr. 577]
Trong gia
đình của người Raglai, tôn ti thứ bậc là yếu tố thường có và cần thiết, đặc
biệt trong hình thái gia đình lớn nơi có nhiều thế hệ cùng sinh sống. Nhìn
chung thanh niên Raglai không thể tự ý chọn một người bât kỳ làm vợ, làm chông
mà không có sự đồng ý của cha mẹ. Nhiều trường hợp, trước khi có nhận thức về
tình yêu và nảy sinh nhu cầu lập gia đình, họ đã “được” cha mẹ chọn sẵn cho một
người vợ, chồng để gắn bó cả đời. Đấy là đang nói đến hiện tượng tảo hôn, một hiện tượng rất
phổ biến trong xã hội người Raglai trước đấy và cho tới tận ngày nay. Ở một góc
độ nào đó, tảo hôn của người Raglai trong quá khứ mang bản chất của hôn nhân có
sắp đặt, mà trong đó, nhu cầu muốn tăng thêm sức lao động của gia đình đóng vai
trò là động lực cơ bản nhất.
Mặc dù sự
thiên vị con gái hơn con trai, con út hơn con cả trong vấn đề thừa kế là thực
tế được chấp nhận rộng rãi, sự đối xử công bằng giữa các con vẫn là hằng số
chung trong đời sống hàng ngày của gia đinh. Với quan niệm “con nào cũng là
con”, ngoại trừ việc phân chia tài sản ra, các bậc cha mẹ hầu như không có biểu
hiện phân biệt đối xử nào giữa con trai và con gái, con ruột và con nuôi, con
riêng và con chung. Đây là một điểm rất tích cực khi đề cập đến gia đình truyền
thống của người Raglai.
Ở bất ký một
xã hội nào, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ diễn ra với một chiều
duy nhất. Câu thành ngữ “trẻ cậy cha, già cậy con” của người miền xuôi phản ánh
rất chuẩn xác cặp quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình của người
Raglai ở huyện Bác Ái. Trong trưởng hợp đau ốm hoặc mất sức lao động khi về
già, các cặp vợ chồng không thể trông cậy vào sự chăm sóc của ai khác ngoài
chính những người con của mình, mà cụ thể hơn là vợ chồng những cô con gái sinh
sống trong hoặc gần nhà tổ mẫu. Do tính chất hệ trọng của vấn đề này, các cặp
vợ chồng phải sớm tính đến việc chọn người kế thừa nhà Tổ mẫu, cũng là người có
trách nhiệm phụng dưỡng họ đến khi nhắm mắt xuôi tay. Để bảo vệ quyền lợi của
các cặp vợ chồng mà đặc biệt là người già, luật tục Raglai cũng nêu rõ trách
nhiệm của con cái đối với cha mẹ, không chỉ cấm các hành vi bất kính, không
vâng lời, bôi nhọ danh dự mà còn xử tội nghiêm khắc tội không chăm sóc hoặc
hành vi bạc đai cha mẹ.
Đối với các dân
tộc ở Việt Nam, cha mẹ có hai xu hướng lựa chọn ngưởi con sống gắn bó lâu dài
với mình: chọn người có kinh nghiệm sống lớn tức người con cả, hoặc chọn người
có sức khỏe tức người con út. Tùy vào cách lựa chọn phổ biến mà người ta có thể
phân biệt các khuôn mẫu gia đình truyền thống. Nếu như ở miền Bắc, người ta đi
theo xu hướng thứ nhất là chọn sống với người con cả, thì ở các tỉnh phía Nam,
người con út lại thường được lựa chọn [25, tr. 12].
Với người
Raglai nói riêng, cha mẹ có thể chọn ở với con gái cả hoặc với con gái út đều
được, trong khi các cô thứ ít khi được tính đến trừ những hoàn cảnh đặc biệt.
Nhưng nhìn chung, trách nhiệm của vợ chồng con gái út với cha mẹ là nặng nề
nhất bởi họ nhận được nhiều sự thiên vị hơn về phân chia tài sản. Đồng thời,
trên quan điểm duy lý, họ là những người còn trẻ và sung sức nhất, tức có khả
năng phụng dưỡng cha mẹ hơn những anh chị lớn tuổi của mình.
Quan hệ gắn
bó giữa cha mẹ với con cái không chỉ thể hiện qua sự tương tác trực tiếp giữa
hai thế hệ, mà còn thể hiện qua việc lưu giữ, bảo quản và trao truyền các tài
sản thừa kế quý giá từ đời này sang đời khác. Thế hệ con cháu phải có nghĩa vụ
tiếp nối quyền sở hữu và truyền lại cho thế hệ sau các đồ vật có giá trị biều
tượng tinh thần của gia đình, dòng họ và tộc người (Câu phỏng vấn số 1, Phụ lục
1).
Trong gia
đình truyền thống của người Raglai, các tài sản này chỉ được chia cho con gái,
vì họ là người “ăn đời, ở kiếp” bên cha mẹ. Tùy vào số lượng nhiều hay ít mà họ
có thể quyết định chia đều cho những người con hoặc giao cả cho người con gái ở
cùng mình. Đa số tài sản thừa kế thì dù có quý hay không thì cũng phải giữ gìn
cẩn thận, việc tự ý đem bán, tặng, đổi chác hay vô ý làm mất các đồ vật này đều
bị coi là tội lớn không chỉ đối với những người thân sinh mà còn với cả dòng
tộc nữa, Bởi thế mà khi không có khả năng tiếp tục giữ những đồ vật này, người
ta phải bàn bạc trước với gia tộc xem có ai có thể nhận giữ trước khi đem bán
hoặc đổi, sau đó, cử hành một buồi lễ tạ tội với tổ tiên. Duy chỉ các đô vật mà
vợ chông tự mua hoặc đôi được là họ được tùy ý định đoạt.
Quan hệ giữa
các anh, chị, em trong gia đình “Anh
em phải thương yêu nhau, có chặt không đứt, có dứt không rời”. Người Raglai từ sớm đã chú trọng giáo dục con cái về tình cảm anh chị em, vì đây cũng là một
mắt xích tối quan trọng trong việc giữ gìn hòa khí, củng cố liên kết và sức
mạnh trong gia đình, dòng họ. Trong một đại gia đình với nhiều cặp vợ chồng chị
em gái cùng sinh sống, các thành viên cùng thế hệ thường
không tránh khỏi va chạm hàng ngày, nhưng các
mâu thuẫn nếu có xảy ra thì
chủ yếu là giữa các chị em gái trưởng thành với nhau. Một phần vì họ là người
đại diện cho những quyền lợi khác nhau của mỗi tiểu gia đình mà họ quản lý, một
phần vì việc tiếp xúc giữa họ diễn ra thường xuyên nhất, vồn là kết quả của đặc
điểm phân công lao động theo giới, trong đó nguời phụ nữ gắn chặt với các công
việc trong nhà nhiều hơn đàn ông.
Với tư cách
là bậc phụ huynh, anh chị phải giúp (hoặc thay mặt) cha mẹ bảo ban, dạy dỗ các
em nên người, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của các
em ngoài xã hội (Câu phỏng vấn số 6, Phụ lục 1).
Bên cạnh
quyền quyết định của người mẹ thì tiếng nói người chị cả cũng có sửc nặng lớn
trong gia đình. Trường hợp người mẹ đi vắng thì người con gái lớn hiện đang
sống trong nhà có trách nhiệm thay mẹ quán xuyến các công việc trong gia đình.
Nếu như cha mẹ đều qua đời và em gái út chưa trưởng thành, quyền làm chủ đại
gìa đình được giao cho người chị cả. Nêu em út đã được chỉ định thừa kế nhà Tổ
mẫu từ trước đợi em lấy chồng xong thì chị giao tài sản của cha mẹ cho em, và
chồng của em út sẽ trở thành đầu Nhang. Anh chị tuyệt đối không được lợi dụng
em còn nhỏ mà chiếm lấy hoặc đem bán tài sản mà cha mẹ để lại cho em (Câu phỏng
vấn số 2, phục lục 1).
Người
ta đã có sự linh động giữa trách nhiệm của
những người con gái trong vấn đề phụng dưỡng người bề trên. Thường thì
con gái út được chỉ định làm người ở cùng cha mẹ và kế tục nhà Tổ mẫu sau khi
người chủ cũ qua đời. Nhưng nếu con gái út không may chết đi và những người chị
thứ đều đã có gia đình, chị cả dù đã ra ờ riêng sẽ về nhà gánh vác trách nhiệm
thờ cúng và chăm sóc cha mẹ. Trong trường hợp đó, gia đình phải thắp hương khấn
ông bà xin phép cho cô chị cả được giữ của.
Ngoài đặc
quyển của ông cậu (kei wa) trong vấn
đề cưới xin của các cháu ruột, trường hợp các cháu mồ côi và phái nữ trong nhà
không còn ai lớn tuổi, người con trai trở thành “cậu
giữ nhà to kho tàng” (wa
âpt sa padud prong) có vai trò như người quản gia đảm nhiệm tại
chỗ, trông nom các cháu và quản lý tài sản trong nhà thay cho người chị em đã
mất, không một ai dám làm sai lời.
Mặc dù nam
giới thường không có quyền làm chủ gia đình gốc, ý kiến của các anh em trai có
sức ảnh hưởng đến các chị em, chứ không phải là không có tí trọng lượng nào. Có
những công việc mà phái nữ bàn bạc nhưng không được những người đàn ông đồng ý,
buộc phải từ bỏ ý định. Sau khi trở thành một thành viên bên nhà vợ, trừ người
trưởng họ (po pitiad), các anh
em trai hiếm khi tham gia bàn bạc các vấn đề của gia đình gốc, mà nếu có thì
chủ yếu liên quan đến chuyện ăn hỏi của các em và các cháu. Nhưng nếu gia đình
gốc có việc gì cần đến, họ vẫn về giúp đỡ tận tình.
Khi ở bên
nhà vợ, ngoại trừ nghi lễ cưới hỏi, vốn chỉ cho phép những người có quan hệ
huyết thống tham gia, các anh con rể được tham gia gánh vác mọi công việc lớn
nhỏ, tham gia thực hành nghi lễ cùng anh chị em vợ không khác gì con cháu ruột
của gia đình. Dù vậy, vẫn có một bức tường ngăn cách nhất định giữa các anh chị
em không cùng huyết thống. Không kể đến vấn đề thừa kế, người đi ở rể mà đánh
nhau với anh em vợ, bất kể nguyên nhân là gì, thì đều bị xem là có lỗi và phải
chịu phạt cho người kia. Trong khi đó, anh em ruột mà đánh chửi nhau thì cũng
chỉ bị xem là điều không nên mà thôi (Câu phỏng vấn số 5, Phụ lục 1).
2.2. Luật tục liên quan đến gia đình của người
Raglai huyện Bác Ái.
2.2.1. Khái quát nội dung luật tục
Luật tục truyền
thống của người Ragiai (manuiqh radlai) là sản phẩm văn hóa dân
gian có từ lâu đời, được gìn giữ thông
qua truyền miệng và được điều chỉnh bổ sung trong quá trình phát triển cộng
đồng. Luật tục Raglai được thể hiện dưới dạng “lời nói có vần” (đơd pakaot) nên dễ đọc,
dễ nhớ. Tất cả được xếp chung vào một hệ thống mang
tính giáo dục từ thấp lên cao gồm từ “thành ngữ, tục ngữ” (pa kaot) đến những “sự vụ, sự vịệc” (gidi kadha), phong tục tập quán, những
điều “kiêng to, cữ lớn” (ukhit prong pikal ghơng).
Đây đều là các quy phạm xã hội có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, thiết lập nên toàn bộ giá trị, nền tảng cho các phán
xét cả về đạo đức, luân lý lẫn pháp luật, từ đó quy
định và chi phối mạnh mẽ các phong tục, tập quán ở địa phương. Nó góp phần đắc
lực vào sự ổn định trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong
gia đình, dòng họ, cộng đồng buôn làng.
Luật
tục truyền thống của người Raglai có tính thống nhất cao trong cộng đồng, không phân biệt
vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, do đặc điểm từng vùng lãnh thổ nên vẫn có một số khác
biệt về mức phạt với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau.
Cuốn
“Luật tục
Chăm và luật tục Raglai do các tác giả Phan Đăng Nhật chủ biên
gồm 5 chương, riêng chương “Nội dung luật tục truyền thống Raglai” có 18 mục 206
điều, được trình bày phần lớn là “lời nói có vần”, về cơ cấu của luật tục
Raglai truyền thống, dựa vào 209 điều được sắp thành 1 chương, 18 mục, cho thấy
có sự phân định rõ ràng về các nhóm hành vi vi phạm:
69
điều về những quy định chung về tổ chức xét xử, thành phần xét xử, phương thức
xét xử sự vụ, sự việc từ nhẹ đến nặng.
03 điều
về quyền sở hữu đất đai, rừng núi không ai được xâm phạm đến.
06 điều
về bảo vệ môi trường, nguồn nước, thú rừng.
10 điều
về bảo vệ rừng, bảo vệ đất.
11 điều
về bảo vệ của cải, tài sản.
04 điều
về tội trộm cắp, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản.
07 điều
về quản lý, bảo vệ trâu bò, gia súc.
20 điều
về hôn nhân, cưới xin và nhiệm vụ đối với gia đình.
04 điều
tội về tình dục, 6 điều về tội loạn luân.
09 điều
về quan hệ giữa cha mẹ và con cái, 19 điều về quan hệ vợ chồng.
04 điều
về lời ăn tiếng nói, 12 điều về hành vi chung trong xã hội.
22 điều về những
tội nặng [45, tr. 422-684].
Chiếm nhiều nhất trong nội dung luật tục
truyền thống là 21 điều thuộc lĩnh vực hôn
nhân, quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng, với 29,2% nội dung. Điều đó cho thấy
vị trí quan trọng của gia tộc, gia đình mẫu hệ trong cộng đồng Raglai.
2.2.2. Việc thực hiện luật tục trong
gia đình của người Raglai
Đối
với quan hệ gia đình, luật tục truyền thống nêu ra nhiều điều phản ánh quy định
trong việc sinh đẻ, nuôi con gồm: trách nhiệm của cha mẹ, trách nhiệm của người
phụ nữ, chồng phải chăm sóc vợ khi ốm đau, sinh đẻ... vấn đề quan hệ giữa cha
mẹ con cái cũng có nhiêu quy định rõ ràng như: trách nhiệm của cha mẹ trong
việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái; tội của cha mẹ lơi lỏng quản lý để con phạm
tội như phá rối, gây gổ, đánh nhau, trộm cắp tài sải...
Bên
cạnh các điều luật khẳng định vai trò của cha mẹ đối với con cái thì còn nhiều
điều luật quy định về chuẩn mực, hành vi ứng xử của con cái đối với ông bà, cha
mẹ. Những tội danh như: con cháu hỗn láo với ông bà, cha mẹ; con bỏ rơi cha mẹ
không chăm sóc con không vâng lời cha mẹ... đều bị xử phạt nghiêm khắc. Điều đó
đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong quan hệ ứng xử trong gia đình, cũng như
trong cộng đồng người Raglai.
Nhằm
bảo vệ cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, dạy dỗ con cái lớn khôn tiếp tuc
gánh vác sự nghiệp của mẹ cha, đồng thời trở thành thành viên tốt của cộng
đồng, Luật tục nêu lên nhiều điều về trách nhiệm người chồng, về những trường
hợp ngoại tình, về những hành vi xấu xa đồi bại trong tình dục, về tội loạn
luân... với những hình phạt hết sức nghiêm khắc.
Có
câu:“Trẻ con ngây thơ ngu dại đưa cứt gà bảo ăn thì nó ăn”
“Ke maluh mida ràc gila pitòq vù va
nhũ bơc eh manũq jừ nhũ bơc”
Bời
thế mà trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái được quy định rõ trong luật tục.
Khi con cái gây tội vạ với làng, cha mẹ cũng bị liên đới theo (Câu phỏng vấn số
3, Phụ lục 1). Tuy vậy, luật tục Raglai không khuyến khích việc cha mẹ đối xử
hà khắc, nặng lời chửi mắng hay đánh đập thậm tệ khi con mắc lỗi (Câu phỏng vấn
số 4, Phụ lục 1).
Một
trong những yếu tố thể hiện vai trò của luật tục Raglai đối với đời sống gia
đình là chế tài xử phạt nghiêm minh đối với cá nhân vi phạm những quy tắc về
bổn phận, trách nhiệm và đạo lý trong quan hệ giữa các thành viên.
Để có thể sinh tồn và phát triển
trong điều kiện đời sống hết sức khó khăn, xã hội người Raglai trước đây rất
coi trọng sự cố kết giữa các thành viên, cho nên việc tự ý thoát ly khỏi gia
đình thường bị lên án gay gắt. Luật tục Raglai quy định con cháu phải lễ phép
với người bề trên và phải luôn nhớ đến họ cho trọn đạo làm con. Con cháu dù bất
cứ lý do gì cũng không được bỏ mặc, mà phải thương yêu, dưỡng nuôi ông bà, cha
mẹ (a nint ranan ro lamhong muqd kei,
awei amaq) (Câu phỏng vấn số 7, Phụ lục 1). Trường hợp con cái bỏ
cha mẹ đi chỗ khác ở thì cha mẹ phải đi tìm con về, nếu con không về thì cha mẹ
có quyền báo làng để huy động người đi bắt con. Khi đứa con được mang về thì
cha mẹ được phép đánh mắng, nếu người con hứa không đi nữa thì sẽ tha thứ.
Trường hợp sau khi bắt về nhà nhưng người con vẫn bỏ đi thì cha mẹ bắt con phải
phạt gà, heo cho mình.
Con
cái có ngôn từ xúc phạm ông bà, cha mẹ thì phải cúng lại cho họ một con gà. Con
cháu không chăm sóc ông bà, cha mẹ thì bị bắt phạt hai con heo, một con tạ lỗi
cho ông bà, một con tạ lỗi với dân làng, đồng thời phải lo ché rượu, quần áo
mới để làm lễ tạ tội với ông bà. Trường hợp người đó không chịu thì già làng
đứng ra xét xử. Người đó sẽ không được thừa kế tài sản của ông bà, cha mẹ để
lại (Câu phỏng vấn số 8, Phụ lục 1). Sau khi kết hôn thì đàn ông phải về ở nhà
vợ, trở thành thành viên trong gia đình nhà vợ. Luật tục có quy định rõ hình
thức xử phạt đối với con rể có hành vi bất kính với cha mẹ vợ hoặc những người
họ hàng bên đây. Con rể mà đánh cha mẹ vợ (matơu
lakei vu poh amaq awei sudi) thì tội nặng hơn là đánh cha mẹ đẻ
(Câu phỏng vấn số 5, Phụ lục 1). Cha mẹ vợ có quyền mời họ hàng nhà trai, ông
mai, ông mối của con rể đến phạt vạ. Lễ vật phạt vạ gồm một con heo 3 - 5
tay, hai con gà. Trường hợp phạt vạ xong mà người con rể vẫn tái diễn thì họ có
quyền đuổi con rể ra khỏi nhà.
Hiện nay,
mức độ anh hưởng và vận dụng các hình thức xử phạt của luật tục trong gia đình
đối với thành viên vi phạm bị hạn chế, có những điều khoản bị xóa bỏ và rơi vào
quyên lãng. Chăng hạn, tội cha mẹ đánh chết con không còn xử phạt bằng hình
thức đền mạng hoặc Mã la, thay vào đó là phải theo quy định của luật hình sự.
Về quan hệ
vợ chồng, người Raglai có quan niệm: con trai con gái xây dựng gia đình không
đơn thuần là hạnh phúc lứa đôi, gia đình yên ấm mà còn là nghĩa vụ duy trì phát
triển cộng đồng dân tộc. Do đó, luật tục nêu ra nhiều chi tiết cụ thể về cuộc
sống vợ chồng trong gia đình mẫu hệ về sau. Đa phần đó là sự phê phán các hành
vi lố lăng, bỉ ổi, không giữ được sự chung thủy, tình yêu trọn vẹn giữa vợ và
chồng. Trường hợp chồng bỏ vợ đi biệt tích lâu năm (vía luei sudit nau thit suei thut), gia đình
nhà chồng và ông mai khi xưa phải đứng ra nhận trách nhiệm trước bên thông gia
(câu phỏng vấn số 9, Phụ lục 1). Trường hợp vợ chồng ngoại tình, tục gọi là
“bắt vợ nhau” (maqt sudit gơt)
cả hai kẻ ngoại tình đều phải bị phạt, nhưng với mức độ khác
nhau (Câu phỏng vấn số 10, Phụ lục 1).
Những người
đã có vợ có chồng mà ngoại tình với nhau thì không chỉ có tội với vợ, chồng
chính thức của mình mà còn bị coi là xúc phạm đến tổ tiên ông bà, xúc phạm đến
thần linh. Sau khi xử việc, bên cạnh khoản đền bù vật chất, việc cúng tế tẩy
rửa không chỉ phải làm gấp một lần mà “bằng mỗi năm, bằng ba năm, bảy năm”.
Trường hợp
đàn ông có vợ mà ngoại tình với gái chưa chồng (lakei mlung kumei vu main aga si kumei dara uka u oh), vì cô gái
được xem là “gái lành”, nhẹ dạ mà bị “thằng đàn ông hư thân mất nết” dụ dỗ, lừa
gạt, cho nên không phải chịu phạt trước gia đình và bà con làng xóm. Người đàn
ông lăng nhăng phải chịu phạt một mặt Mã la, heo 3 - 6 gang tay, ché rượu tạ
tội cho cô gái và gia đình cô gái, trên danh nghĩa là đền bù sự mất mát trinh
tiết cho cô gái (Vayar valơu), lại chịu
phạt heo, gà cho cả gia đình vợ. Đồng thời phải hứa cắt đứt quan hệ, không đi
lại với cô gái nữa, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị làng phạt gấp đôi, gấp ba.
Người Raglai
rất trân trọng đức tính thật thà, cho nên người nào ghen tuông mà nói xạo nói
vu khống, vợ mình (với) chồng người, vợ người (với) chồng mình... thì phài chịu
phạt. Sau cuộc xử việc với sự có mặt của mẹ cha, cậu chú, mối lái hai bên (để biện
hộ phân xử), người vu khống sẽ phải nộp
ché rượu cần, heo 4-5 tay, 3-4 con gà để cúng cho người bị vu khống, tạ tội và nói lời cam đoan (lakơu chuao gam si đrơq rumaqd tumal jơh).
Khác
với bạo lực giữa cha mẹ
và con cái, luật tục hoàn toàn không ủng hộ bạo lực giữa vợ và chồng. Chuyện vợ
đánh chồng là rất hạn hữu cho nên không có quy định xử lý cụ thể, nhưng trường hợp ngược
lại thì có. Người chồng vì ghen tuông, hay vì một nguyên nhân nào đó mà làm hại vợ, làm vợ bị thương
thì phải tìm thầy, tìm thuốc về chữa cho vợ lành, đồng thời phải tạ lỗi cha mẹ, ông bà nhà vợ.
Còn nếu chủ ý cài bẫy để vợ vướng bị
thương hay chết thì bắt buộc phải đền mạng. Đây là một đặc điềm trọng yếu cho thẩy luật tục
mang tính chất bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ chế độ mẫu hệ.
Bên
cạnh những tác động tích cực, luật tục truyền thống Raglai còn tồn tại những
hạn chế mà sẽ trở thành nan giải nếu không có vai trò của pháp luật. Chẳng hạn,
những hình thức xử phạt khắc nghiệt và tốn kém ảnh hưởng đến đời sống kinh tế
của mỗi cá nhân, gia đình; những quy định về phạt vạ thiếu thống nhất dẫn đến
không công bằng, thậm chí mâu thuẫn xã hội xảy ra, cách xét xử bằng đức tin vào
thần linh có thể dẫn đến oan sai, lại chứa đựng những yếu tố mê tín, bảo thủ và
lạc hậu.
Tiểu kết chương 2
Thiết
chế văn hóa gia đình của người Raglai là một trong những hợp thành cơ bản nhất
của tổ chức xã hội truyền thống, phản ánh một cách sinh động nhiều vấn đề khác
nhau của văn hóa - xã hội tộc người. Khác với gia đình của người Ê-đê, gia đình
của người Raglai là sự kết hợp cân bằng hơn giữa chế độ mẫu hệ và yếu tố nam
quyền, trong đó vừa đề cao vai trò lãnh đạo của người đàn ông, vừa bảo vệ chặt
chẽ những quyền lợi của người phụ nữ. Hình thái đại gia đình mẫu hệ với đông
thành viên không chỉ là một đặc sắc trong hệ thống các đặc điểm phản ánh truyền
thống tộc người, mà về thực tiễn, đó là sự phát huy hiệu quả vai trò củng cố
sức mạnh nội tại, đảm bảo khả năng sinh tồn của gia đình, nhất là khi cộng đồng
tộc người có trình độ sản xuất còn lạc hậu, cư trú còn phân tán và điều kiện
sống hết sức bấp bênh.
Sự
tồn tại của luật tục trong đời sống của người Raglai là một thực tế, không chỉ là
biểu hiện của truyền thống tự quản mà còn phản ánh những kinh nghiệm, tri thức
quý giá của tộc người đuợc đúc kết qua bao thế hệ trong việc quản lý xã hội.
Thiết nghĩ, để đảm bảo tính kế thừa luật tục, sử dụng luật tục như một công cụ
tự quản, hỗ trợ cho quản lý nhà nước bằng pháp luật một cách tích cực hiệu quả,
có lẽ đã đến lúc Nhà nước nên xem xét việc “luật hóa” các quy phạm xã hội của
luật tục thành quy phạm pháp luật, áp dụng cho từng địa phương cụ thể trên cơ
sở sàng lọc, loại bỏ những nội dung đã lỗi thời, những chế tài mang tính thần
bí và chọn lựa những nội dung tích cực, tiến bộ phù hợp với pháp luật hiện đại.
Biện pháp khả thi trước mắt là thông qua con đường xây dựng hương ước, quy ước
theo hướng chọn lọc sao cho kết hợp được giữa yếu tố truyền thống và yếu tố
hiện đại. Bên cạnh đó, phải có quy định chi tiết phạm vi áp dụng, đối tượng áp
dụng cụ thể, khắc phục tình trạng các điều luật quá khái quát, không phân biệt
được ranh giới điều chỉnh của pháp luật và luật tục. Muốn làm được như vậy, những
nhà làm luật phải có sự khảo sát thực tế một cách kỹ càng, thấu đáo, nắm được
tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Có như vậy, điều luật được ban hành mới có giá
trị thực tiễn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng
đồng người Raglai hiện nay.
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA
ĐÌNH CỦA NGƯỜI RAGLAI
3.1. Biến đổi
3.1.1. Biến đổi về quy mô gia đình
Sự chuyển
đổi từ gia đình lớn sang gia đình nhỏ được xem như một trong những dấu hiệu căn
bản cho sự phá vỡ tính cố kết của tổ chức xã hội truyền thống, đồng thời có sự
liên hệ chặt chẽ với sự chuyển đổi của các điều kiện kinh tế. Suy giảm số lượng
thành viên của gia đình là một hiện tượng phổ quát không chỉ diễn ra trong cộng
đồng người Raglai mà còn ở các dân tộc khác ở huyện Bác Ái. Đây là kết quả tất
yếu của sự thay đổi theo hướng tích cực tập quán sinh đẻ, trong đó nhất thiết
phải kể đến ảnh hưởng của chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Nhà
nước. Song song với đó, phong trào chia tách hộ cũng là một động lực quan trọng
dẫn đến sự phổ biến của các gia đình có quy mô nhỏ cả về số thế hệ lẫn số thành
viên. Trên nền tảng những hiểu biết về quyền lợi kinh tế của chủ thể hộ gia
đình (trong vấn đề vay vốn ngân hàng và xin các khoản hỗ trợ của chính quyền)
cộng với mong muốn sớm tự chủ về đời sống, những cặp vợ chồng trẻ ngày càng ít
gắn bó với cha mẹ, anh chị em về không gian sống và các khoản chi tiêu, nhất là
sau khi họ có con đầu lòng. Điều này còn được thúc đẩy hơn bởi sự nhận thức về
những rủi ro tình cảm khi duy trì đời sống gia đình lớn theo chủ nghĩa phân
phối bình quân, trong khi phong cách sống và nhu cầu của các cá nhân đã trở nên
đa dạng hơn trước, một trong những hệ quả tất yếu của việc xã hội tộc người
tăng cường giao lưu và hội nhập.
Thông thường
các cặp vợ chồng trẻ đợi 3 – 4 năm sau khi cưới rồi mới tách khẩu. Đôi lúc việc
tách ra ở riêng hơi quá gấp gáp, dẫn đến hiện tượng nhiều cặp vợ chồng sống
trong các nóc nhà độc lập trong khi vẫn thiếu các tư liệu sinh hoạt như bếp và
dụng cụ nấu ăn, do đó họ phải chấp nhận những bữa ăn chung cùng cha mẹ hay vợ
chồng các anh chị em khác. Ngoài ra, còn phải kể đến hiện tượng những cặp vợ
chồng cùng con cái họ tự kê khai rằng bản thân là một hộ gia đình, trong khi họ
chỉ “ở riêng” trong một ngôi nhà chung một bên vách với ngôi nhà của gia đình
bên mẹ. Về khách quan mà nói, chỉ có sự độc lập tương đối về sự thu nhập và
phương thức chi tiêu là điều duy nhất khiến cho sự tồn tại của những hộ gia
đình như thế này không chỉ là trên danh nghĩa.
Cỏ thể khẳng
định chắc chắn rằng kiểu gia đình sổng thử mà trong đó cặp nam nữ chưa dăng ký kết
hôn hoặc làm đám cưới (tức chưa được cả xã hội hay luật pháp thừa nhận) mà đã
quan hệ như vợ chồng (nhưng chưa có con) còn rất lạ lẫm đối với người Raglai ở
huyện Bác Ái. Nói một cách chính xác hơn thì nếu có những cặp như thế này, cặp
nam nữ không có cơ hội để tự xác lập một hộ gia đình và sinh sống ổn định tại
địa phương.
3.1.2. Biến đổi về cấu trúc gia đình
Cẩu trúc đại
gia đình truyền thống người Raglai bao gồm các thành viên là ông bà, cha mẹ,
các gia đình của con gái và con cái họ (các cháu), và những người con trai chưa
lập gia đình. Những đại gia đình như thế dần phân tách thành những tiểu gia
đình có quy mô thành viên và số thế hệ ít con, thường chỉ bao gồm cặp vợ chồng
và con cái họ, tức là gia đình hạt nhân. Sự có mặt của những người dì (chị em
gái của mẹ) và chú (chồng của những người dì) trong gia đình Raglai ngày nay
trở nên rất hạn chế. Hình thái tiểu gia đình của người Raglai không phải mới
phổ biến trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên, có một điểm khác
biệt căn bản giữa tiểu gia đình Raglai ngày nay
so với xưa kia, đó là chúng ít còn khả năng phát triển lên và duy trì lâu dài ở
hình thái đại gia đình. Nếu không kể đến một số địa bàn đặc biệt, hình thái đại
gia đình nay chỉ là bước đệm, tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi giải
thể thành các tiểu gia đình. Mức sinh ít hơn và khoảng cách giữa các lần sinh
giảm đồng nghĩa với việc sẽ có ít cặp vợ chồng con gái trong nhà hơn, cùng như
thời gian họ sống chung với nhau trước khi tách ra ở riêng ngắn hơn. Phần lớn
các cặp vợ chồng trẻ nay chỉ sống với cha mẹ vợ 1 đến 3 năm trước khi tách ra ở
riêng hoàn toàn, thay vì là 5, 10 hay 15 năm như trước đây.
Người Raglai
vẫn giữ phong tục cha mẹ chồng không ở chung với gia đình của con trai. Cho dù
con trai lập gia đình và có nhà riêng, nhưng con trai đã đi về nhà vợ tạm cắt
việc cúng bái họ tộc minh và có trách nhiệm với việc cúng bái bên vợ, vì thế mà
cha mẹ chồng thờ cúng bên họ tộc mình, không thể ở chung với con dâu. Họ chỉ có
thể đến chơi một thời gian nhưng không thể sống lâu dài với gia đình con trai,
riêng cha mẹ bên vợ có thể sống chung với gia đình riêng của con gái, nhưng rất
hạn hữu vì cha mẹ vợ có nhà riêng, có trách nhiệm với tục cúng bái nên rất ít
khi sống chung với gia đình con cái.
Nhà Tổ mẫu (nhà dài) truyền thống của người
Raglai ở huyện Bác Ái có thể nói là đã biến mất, cả về mặt vật chất lẫn mặt
chức năng. Mặc dù yếu tố vật chất là cái hồn của chế độ mẫu hệ đã biến mất,
tính chất cư trú bên đàng mẹ vẫn con có thể nhận ra được qua sự tồn tại của những
cụm nhà mà chủ nhân của chúng là những người phụ nữ có quan hệ huyết thống
khăng khít. Thường thì các nóc nhà trong những cụm này có vị trí rất gần nhau
(20 - 25m đổ lại, trường hợp dính sát vào nhau cũng có), dùng chung đất vườn, nhà vệ sinh,
nước sinh hoạt, còn loại hình nhà không được đồng bộ cho lắm. Ở một số nơi nằm
ở vị trí trung tâm là ngôi nhà của cha mẹ, dù không bề thế
nhưng cũng vững chãi đàng hoàng còn xung quanh là nhà của cặp vợ chồng
các cô con gái, có thể có hơi chút tạm bợ. Ở những địa bàn thôn tái định cư
những cụm nhà kiểu này xuất hiện không nhiều, chủ yếu là những ngôi nhà xây cho
bà con thộc các chương trình do Nhà nước hỗ trợ như chưng trình 167, 134, 135…
Tác giả Phan Quốc Anh trong công trình Văn
hóa Raglai những gì còn lại, cho rằng:
Ngày nay loại nhà sàn
dài đã và đang dần mất đi. Ở các palei chỉ còn rải rác những chiếc nhà sàn nhỏ bốn mái, thậm chí rất
nhỏ. Hiện nay, đa số các
gia đình Raglai đều đã làm nhà trệt, xây gạch hoặc trát tường đất, mái lợp tôn hoặc lợp tranh và
chia thành các gia đình nhỏ. Đó chính là nguyên
nhân thay đổi về quy mô cơ cấu của văn hóa gia đình Raglai [1, tr.
108].
3.1.3.
Biến đổi về chức năng cơ bản của gia đình
- Chức năng tái sản xuất con người.
Sau hơn 17 năm tái lập, huyện Bác Ái đã tập trung đẩy mạnh
cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhờ
những nỗ lực của ngành Dân số, nhớ sự
quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền cũng như những
ưu đãi từ nhiều nguồn lực khác nhau, mức sinh của người Raglai sinh sống trên địa bàn huyện đã thay đổi theo hướng
tích cực.
Bảng 3.1: Tỷ suất sinh thô và tỷ lệ sinh con thứ 3 từ năm 2003 đến năm 2012
Diễn giải
|
Năm
|
|||||||||
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
|
Tỷ suất
sinh thô
|
51,3
%o
|
63,2
%o
|
40,6
%o
|
23,30
%o
|
22,85
%o
|
22,20
%o
|
23,06
%o
|
20,90
%o
|
20,50
%o
|
27,80
%o
|
Tỷ lệ sinh
con thứ 3
|
40.1
%
|
38.2
%
|
27.64
%
|
30.64
%
|
23,67
%
|
31,04
%
|
27,02
%
|
26,41
%
|
24,54
%
|
27,34
%
|
Nguồn: Thống kê qua các năm từ 2003
– 2012 của Trung tâm ân số KHHGĐ huyện Bác Ái
Như vậy, qua bảng số liệu 3.1 ta thấy
được rằng, so với thời điểm năm 2003, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 40,1% thì thời điểm
năm 2012, tỷ lệ sinh con thứ 3 của Bác Ái có giảm còn 27,34%. Tuy nhiên, với
con số này thì tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Bác Ái vẫn còn cao, điều đó làm ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình.
Sự khống chế mức sinh ở mức hợp lý hơn cũng chưa thể xoa nhòa đi khoảng chênh lệch
giữa người Raglai
với những người dân sống ở vùng đồng bằng tỉnh Ninh Thuận. Không những
thế, số liệu so sánh qua từng thời kỳ của các chỉ tiêu dân số học cụ thể lại cho thấy một xu hướng tiến triển không ổn định và thiếu tính bền vững của công
tác giảm sinh đối với người Raglai trong khoảng 15 năm trở lại đây [ 61].
Những thành tựu và hạn
chế kể trên là sản phẩm tất yếu của sự không đồng nhất về tư duy sinh đẻ của
người Raglai. Việc quyết định số con luôn chịu tác động từ những mâu thuẫn
trong mục tiêu kinh tế của hộ gia đình. Thời điểm các gia đình nhỏ trở thành những
đơn vị kinh tế độc lập, tâm lý muốn sinh ít con được thúc đẩy bởi nhận thức về
gánh nặng nuôi con trong bối cảnh mà chi phí cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe
ngày một tăng lên. Nhưng đồng thời, dưới ảnh huởng của chính sách phần phối đất
đai cho các nông hộ, một số người lại tin rằng sự đông con sẵn có sẽ giúp gia
đình có được nhiều đất hơn. Quan điềm này đã được khẳng định trong các nghiên cửu liên quan
đển xu hướng sinh đẻ của hộ gia đình làm nông nghiệp tại Việt Nam [56, Tr. 4].
Đối với văn hóa
gia đình người Raglai hiện nay về cơ bản được đặc trưng bởi sự đan xen giữa những nếp sống
truyền thống và những nét văn hóa của một xã hội hiện đại, đã có những bằng chứng
chứng tỏ sự tồn tại của hiện tượng này. Một số cán bộ Dân số đã kể về việc những
cặp vợ chồng trong gia đình khá giả có 02 con lại muốn đẻ thêm, ngay sau khi họ
cảm thấy kinh tế gia đình đã đủ mạnh để nuôi một đứa con nữa. Ngoài ra, còn phải
kể đến tình trạng cố tình sinh con thứ 3 để được nằm trong diện hộ nghèo, được hưởng thêm gạo, tiền
trợ cấp của Nhà nước.
Cùng với những ý niệm
và mục tiêu mới về số con, những tư duy truyền thống như sinh con nhiều để làm
rẫy to, để phòng trường hợp bất trắc (con chết yểu), hay đơn giản chỉ để “vui cừa
vui nhà” còn tồn tại ở các hộ gia đình thuần nông có trình độ nhận thức thấp,
không phân biệt vùng sâu vùng xa hay là nơi có điều kiện mở mang giao lưu. Đây
đều là những
thách thức nan giải mà ngành dân số nói riêng và chính quyền địa phương nói
chung đã và đang phải đối mặt.
Dù vậy, quan niệm phụ
nữ phải sinh thật nhiều con như trong gia đình truyền thống của người Raglai đã
dần dần trở thành lỗi thời. Ngày càng có nhiều người, nhất là ở các cặp vợ chồng
trẻ, công nhân viên chức Nhà nước ý thức được sinh đẻ
không có kế hoạch là một nguyên nhân của đói nghèo.
Những phong tục, tập quán về vấn đề này đã có nhiều thay đổi theo xu hướng tiến
bộ.
Cùng với sự phát triển
của xã hội, quan niệm “sinh
con gái nối dòng” của người Raglai không còn nặng nề như trước. Hiện có hai quan
điểm chủ đạo về sinh đẻ: thích sinh con gái và thích sinh được cả trai cả gái.
Dường như việc thiên về quan điểm nào đã phụ thuộc chặt chẽ vào tình trạng giao
lưu, tiếp xúc văn hóa với các tộc người sống bên cạnh, mà cụ thể là với người Kinh. Bằng
chứng là các quan điểm
về sinh con có sự khác biệt rõ nét giữa từng địa phương khác nhau, trong đó,
các khu vực vùng xa có thiên hướng thích có con gái bằng được, còn các khu vực
ít xa xôi hơn sẽ có tâm lý muốn được “đủ nếp đủ tẻ”. Dù có theo quan điểm
nào đi nữa thì chúng
đều là nguy cơ thường trực làm hỏng Kế hoạch hóa, nhất là khi các cặp vợ chồng
tìm cách bắt chước việc sinh đẻ của các hộ gia đình khác tộc sống cận cư.
Qua các phỏng vấn
sâu, một số người thừa nhận sở thích sinh con của họ còn bị tác động bởi tình
hình xã hội. Nhiều người được phỏng vấn khẳng định họ hiện không thích sinh con
trai, vì nam giới thanh thiếu niên nơi đây hiện rất khó quản lý, thích tụ tập
ăn chơi và thường gây sự ngoài xã hội. Trái ngược với đó, con gái thường ngoan
ngoãn, dễ bảo, biết đỡ đần cha mẹ hơn con trai [61].
- Chức năng kinh tế
Trong gia đình truyền
thống của người Ralgai công tác phân công lao động theo giới không còn chặt chẽ
theo kiểu “người nào việc nấy” như trước, thay vào đó, các thành viên khác giới
thường hỗ trợ nhau khi giải quyết nhiều loại công việc. Xưa kia, thường thì các
công việc xa nhà, đòi hỏi sự giao lưu nhiều với xã hội thuộc về người đàn ông,
còn phụ nữ thì bị gắn chặt với con nhỏ và các công việc tủn mủn, vụn vặt. Ngày
nay, do sự thúc đẩy của nhu cầu trang trải cuộc sống gia đình, không chỉ người
đàn ông đi ra ngoài làm thuê mà người phụ nữ cũng tham gia tích cực vào thị trường
lao động. Nhờ chủ trương của Nhà nước, đàn ông và phụ nữ còn được trao cơ hội
ngang nhau khi muốn làm việc trong các cơ quan công quyền. Những tấm gương “giỏi
việc nước, đảm việc nhà” của phụ nữ là minh chứng cho sự xóa bỏ
dần những định kiến về giới khi nói đến phân công lao động trong gia đình.
Ngoại trừ những hoàn
cảnh đặc biệt thì ở hầu hết các gia đình người Raglai, người vợ, người chồng,
hoặc là cả hai vợ chồng chủ hộ luôn đóng vai trò chính yếu trong vận hành mọi
công việc, miễn là họ còn sức khỏe.
Về
phân công lao động
giữa hai vợ chồng, những lĩnh vực có xác suất cao nhất của việc cả hai cùng
làm đều liên quan nhiều đến văn hóa, tín ngưỡng truyền thống như ma chay, cưới
xin, giỗ, tết. Trong khi đó, tất cả các lĩnh vực còn lại có nhiều khả năng chỉ
một trong hai người đóng vai trò làm chính, cụ thể: công việc sản xuất, kinh
doanh, mua đồ đạc đắt tiền, mua bán, xây, sửa nhà cửa, chi tiêu hàng ngày, vay
vốn. Trong đó, những việc lớn như sản xuất, kinh doanh, mua bán, xây, sửa nhà cửa,
vay vốn có thiên hướng nghiêng về người chồng; còn việc chi tiêu hàng ngày, mua
sắm đồ đac lại nghiêng về người vợ. Nhìn chung, những kết quả này tỏ ra tương đồng
với khuôn mẫu phổ quát của phân công lao động trong gia đình tại Việt Nam.
So với thời điểm trước
năm 2000 (trước khi tái lập huyện), trẻ em Raglai đã được giải phóng nhiều hơn
khỏi gánh nặng kinh tế gia đình. Lao động trẻ em trong phạm vi gia đình tuy vẫn
còn được chấp nhận, nhưng không còn được sử dụng một cách tối đa. Bât chấp nhu
cầu lớn về
lao động, ít có cặp vợ chồng nào còn muốn tận dụng triệt để thời gian rảnh rỗi
của các con, cùng lắm là sai chúng đi chăn
bò, chăn dê giúp cha mẹ khi không phải đến trường. Trước đây, trẻ mới lên 10 đã
phải theo cha mẹ lên rẫy làm việc, nhưng nay tầm 15 tuổi trở đi thì các em mới
phải đi cuốc đất, phát cỏ, thu hoạch cùng người lớn.
Liên quan đến vấn đề
lao động trẻ em, hầu hết các cặp vợ chồng đều nhận thức được sự cần thiết của
việc phải cho con cái đi học, ít nhất phải đến hết cấp I. Dù vậy, trong nhóm
các hộ có hoàn cảnh khó khăn lại hay có hiện tượng thiếu niên bỏ học để đi làm
thuê hoặc lên rẫy làm việc cùng cha mẹ. Không phải là vì vấn đề học phí hay chi
phí học tập (nay đã được Nhà nước “bao cấp” hết), mà chủ yếu do các em chán học
hoặc muốn nghỉ học để sớm giúp cha mẹ bươn chải cuộc sống. Tình trạng này còn
diễn ra ở những hộ mà cha mẹ thất học, giao lưu với xã hội ít, không thấy được
ích lợi lâu dài của sự học.
-
Các hoạt động tạo thu nhập
Một trong những
thành tựu lớn nhất của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Bác Ái, đó là việc các gia đình người Raglai đã từ bỏ được lối sống tự cung tự
cấp, giảm sự lệ thuộc vào kinh tế tự nhiên; đồng thời chuyển sang tăng cường và
đa dạng hóa các hoạt động có thể tạo nguồn thu nhập tiền mặt, tìm cách thích ứng
với những cơ hội và thử thách của kinh tế thị trường. Đa dạng hóa sinh kế đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện đời sống, đáp ứng phần nào những nhu cầu
vật chất và tinh thần ngày càng tăng lên của mỗi thành viên trong gia đình.
Điểm chung của các các gia đình người
Raglai là lấy lao động chân tay làm nguồn sống chính là: làm rẫy kết hợp với
chăn nuôi và làm thuê. Thường thì hoạt động nông nghiệp đóng vai trò tạo nguồn
lương thực và thu nhập cơ bản để đảm bảo đời sống tối thiểu, còn việc làm thuê
là nhằm chi trả cho các nhu cầu khác như nuôi con cái ăn học, mua sắm vật dụng,
quà biếu... Nghề làm vuờn, trồng cây ăn quả cũng đã có nhiều tiến triển, quan
niệm về cây hàng hóa đã hình thành trong suy nghĩ làm ăn của người Raglai. Một
bộ phận các hộ đã chuyển hẳn từ trồng cây lương thực truyền thống sang các vườn
cây ăn quả như sầu riêng, mãng cầu, măng cụt, chôm chôm... hay cây công nghiệp
như mía, hồ tiêu, cà phê, điều, bắp lai… (điển hình như ở xã Phước Bình)...,
đem lại mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một năm. Đặc biệt trên
địa bàn huyện, được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, rất nhiều các hộ gia
đình người Raglai đã mạnh dạn chuyển từ trồng trọt là chính sang chăn nuôi là
chính, thành công với các mô hình nuôi dê kết hợp gà thả vườn, mô hình chăn thả
bò đàn, trang trại heo đen, dê, cừu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các nguồn vốn
từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp đã có tác dụng thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tăng nhanh về số lượng đàn gia súc có sừng,
nhằm tận dụng đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng. Nhiều gia đình tỏ ra khá nhanh với kinh tế thị trường, biết chọn
cây, con mà thị trường đang ưa chuộng để tập trung sản xuất.
Ngành chăn nuôi có sự
phát triển khá chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp [7,
tr.218].
Biểu đồ 3.2
Tổng đàn gia súc huyện Bác Ái từ năm 2005 – 2015
40,000
35,000
30,000
25,000
20,000
15,000
10,000
5,000
0
tổng đàn gia súc trâu bò dê cừu heo
năm
2005 2010 2015
tổng đàn gia súc trâu bò dê cừu heo
|
Nguồn: [15], [20], [23] Niên giám thống kê huyện Bác Ái
Qua biểu đồ 3.2, có thể thấy đến năm
2005 tổng đàn gia súc trên toàn huyện có 16.667 con, trong đó đàn bò có 11.334
con, tăng 47% so với năm 2001; đàn dê cừu có 2.853 con; đàn heo 2.480 con tăng
46% so với năm 2001. Trên địa bàn Bác Ái có 12 trang trại chăn nuôi với qui mô
lớn. Con bò đã trở thành con vật nuôi quan trọng trong mỗi hộ gia đình. Hằng
năm, nhân dân bán bò với số lượng lớn để làm nhà, mua xe, để trang trải cuộc sống
nhất.
Số gia đình người Raglai chuyển từ sản
xuất nông nghiệp sang kinh doanh nhỏ lẻ, tuy đã xuất hiện nhưng chưa nhiều.
Nhưng số người làm công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước khá đáng kể,
chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu biên chế và đang dần thay thế đội ngũ cán bộ ở huyện
khác được điều lên. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự hình thành
của các “gia đình trí thức”.
Nghề thủ công gia đình truyền thống
đã bị mai một đi nhiều: nghề rèn gần như không cần thiết nữa bởi người ta có thể
dễ dàng mua và thay thế công cụ kim loại hơn trước, nghề gốm cổ truyền mất hẳn,
còn nghề đan lát thì có gia đình giữ, có gia đình không, chi một số ít là phát
triển được thành sản xuất hàng thủ công. Thay vào đó, một số nghề thủ công mới
đã xuất hiện như mộc, vật liệu xây dựng (gạch ngói, gò hàn)..., nhưng sự phát
triển của chúng còn rât hạn chế. Ở những nơi gần đường giao thông chính, các
nghề sửa chữa cơ khí, xe máy, sửa chữa đồ gia dụng đã được một số gia đình
Raglai tiếp thu.
Bất chấp sự phát triển của kinh tế sản
xuất và kinh tế dịch vụ, kinh tế tự nhiên vẫn giữ vai trò nhất định đối với việc
đảm bảo an ninh lương thực cho một bộ phận không nhỏ của gia đinh người Raglai.
Trên địa bàn huyện Bác Ái, dù các gia đình người Raglai cơ bản không còn lên
núi, lên rừng đào củ mài, cù môn, hái rau rịa... ăn cho đến mùa giáp hạt nữa, nhưng họ vẫn đi bắt
cá ở các con sông, suối, trên hồ sông sắc, hồ trà co… để cải thiện bữa ăn hàng
ngày. Dù vậy, hoạt động săn bắt trái phép động vật hoang dã vẫn còn diễn ra, không chỉ để lấy thịt mà
còn nhằm mục đích tạo thêm thu nhập. Sự xa rời những tri thức dân gian lâu đời
trong văn hóa sản xuất hay văn hóa đảm bảo đời sống là một thực tế đã và đang
diễn ra ở cộng đồng người Raglai hiện nay, với những biểu hiện như: nghề thủ
công ít người giữ, thanh niên không biết kiếm củ dại, khoai rừng, hay đi làm rẫy,
làm vườn phải phụ thuộc hoàn toàn vào dự báo thời tiết trên ti vi... Ngoài ra,
nhiều người còn thừa nhận rằng những kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi là
một trong những lĩnh vực bị mai một nhiều nhất trong tổng thể các giá trị văn
hóa truyền thống, về khách quan mà nói, đây là hệ quả tất yếu của sự đổi mới
sinh kế gia đình theo chiều đi lên, mà tiền đề trực tiếp của nó là sự đứt gãy về
nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, một hiện tượng không thể tránh
khỏi khi người ta ngày càng mong muốn có những công việc mang lại thu nhập cao
hơn hoạt động kinh tế truyền thống. Một thực tế không thể bỏ qua khi xem xét về
nguồn thu nhập của hộ gia đình, đó là mặc dù sự đa dạng hóa trong nghề nghiệp
ngày càng lớn và tiền lương từ lĩnh vực ngoài nông nghiệp không hề
nhỏ, hầu hết các gia đình vẫn chưa thoát khỏi sự phụ thuộc lớn vào nguồn thu nhập
đến từ nghề nông, kể cả gia đình nghèo lẫn gia đình giàu, phản ánh hiện trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình trong thời gian qua còn khá chậm, chưa đạt
được bước chuyển biến căn bản.
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bác Ái năm 2010 - 2015
¨ Thương mại – Dịch vụ (32%)
¨ Nông – Lâm nghiệp
(67%)
¨ Công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp (1%)
Nguồn: [9] Huyện ủy Bác Ái
Qua biểu đồ 3.3, cho thấy năm 2010 -
2015, tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 1% tổng
giá trị sản xuất trên địa bàn Bác Ái. Ngành công nghiệp của địa phương Bác Ái
chưa được chú trọng do điều kiện không thuận lợi: chưa có cơ sở hạ tầng, trình
độ lực lượng sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, hơn nữa địa phương
Bác Ái xa con đường giao thông huyết mạch của tỉnh Ninh Thuận nên vận chuyển
gây nhiều tốn kém và khó khăn.
Tuy phần lớn các hộ gia đình người
Raglai đều có một hoặc vài thành viên trưởng thành tham gia vào các công việc
làm thuê theo buổi, theo ngày hoặc theo tháng, không phải hộ nào trong số này
cũng có mức thu nhập tiền mặt ổn định thường kỳ. Chẳng hạn, với câu hỏi “Thu
nhập trung bình một tháng của hai vợ chồng là bao nhiêu?” hoặc “Một
tháng hai vợ chồng thường để dành được bao nhiêu tiền?”, có người đã nhẩm
tính mãi vẫn không ra được, có người thì quy khối lượng nông sản cuối vụ ra tiền
rồi chia đều từng tháng, lại có người lấy giá trị bằng tiền của số gạo ăn trong
một tháng để tính mức thu nhập, tính tựa kiểu “làm đến đâu, ăn đến đấy”. Thực tế
là một bộ phận không nhỏ hộ gia đình quanh năm suốt tháng chỉ biết trồng bắp,
trồng mì và thỉnh thoảng làm cỏ thuê, cho nên thu nhập hết sức bấp bênh, khó
cân đối được với chi phí sống hàng ngày.
Kỹ năng và sự nhạy bén của người chủ
gia đình tuy là yêu cầu tiên quyết nhất cho quá trình thoát nghèo và vượn lên
làm giàu, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của những
nguồn lực vật chất sẵn có. Điểm chung nhất của những “đầu tàu” trong công cuộc
phát triển kinh tế nông nghiệp của hộ gia đình là họ đều sở hữu một diện tích đất
đai lớn, tạo cơ sở để đa dạng hóa nhiều loại cây trồng - một phương thức tăng
thu nhập an toàn hơn hẳn so với đơn canh một hoặc một số giống cây nào đó, vốn
rất đễ gặp rủi ro do sự lên giá thất thường của thị trường.
Chỉ
tiêu và mức sống
Phần lớn người
Raglai ở huyện Bác Ái không còn lấy bắp hay mì làm lương thực thường xuyên,
thay vào đó, họ bán các sản phẩm này để lấy tiền mua gạo và thực phẩm. Sự lo lắng
về cái ăn hàng ngày không còn nặng nề như trước, tuy không còn lâm vào cảnh thiếu
thốn về cái ăn, nhưng cũng không ở mức gọi là dư dả.
Trong các nóc nhà, đồ đạc hay vật dụng
sinh hoạt không còn đơn thuần là những sản phẩm có nguồn gốc từ rừng núi. Những
nhu cầu vật chất nâng cao hơn của hộ gia đình người Raglai đã bước đầu được đáp
ứng, thể hiện qua việc đẩy mạnh mua sắm những tiện nghi hiện đại phục vụ cho
các nhu cầu: giải trí, tin tức, liên lạc, đi lại và giải phóng gánh nặng thời
gian nấu nướng hàng ngày.
Một bộ phận chủ gia đình đã chú ý
dùng tiền để mở rộng sản xuất như mua thêm công cụ, vật nuôi, máy kéo. Đối với
chi tiêu hàng tháng, tiền điện và xăng xe đã trở thành những khoản chi phí bắt
buộc của hầu hết hộ gia đình Người Raglai.
Quan niệm của người Raglai về gia
đình có kinh tế mạnh cũng đã thay đổi. Nếu như xưa kia, họ nhìn vào
kho lương thực để đánh giá sự no đủ, nhìn vào dàn mã la để đo địa vị và sự giàu sang, thì nay họ lại chủ yếu căn cứ vào hình thức
của ngôi nhà. Theo quan điểm của đa số người Raglai, gia đình tự xây được nhà
trệt kiên cố là có điều kiện kinh tế, còn nếu xây được nhà tầng thì chắc chắn
là gia đình giàu có. Trái ngược với đó, những gia đình nào còn ở nhà vách đất,
vách tre, gỗ với mái tranh là thuộc diện cận nghèo trở xuống. Tiếp thu những nội
dung từ định mức chuẩn nghèo của Nhà nước, cũng có người dựa vào điều kiện sinh
hoạt thể hiện ra bên ngoài để đánh giá. Đối với họ, những hộ có nhà ở, có nước
sinh hoạt, có cầu tiêu cầu xí, có điện và có xe máy hoặc là có công việc ổn định
là hộ thoát nghèo; còn những hộ nhà chưa có, bò cũng không, điện thắp chưa, nước
dùng chung với hộ khác thì là hộ nghèo. Chuyện vay nợ ngày nay đã khác nhiều so
với trước, từ chỗ đi vay thóc, vay gạo để có cái ăn hàng ngày, nay người ta dường
như chỉ đi vay để làm kinh tế. Các chương trình hỗ trợ vốn làm ăn đã được triển
khai từ lâu trên địa bàn huyện Bác Ái, cho nên, người Raglai đã không còn xa lạ
gì với việc này, và một bộ phận rất đông hiện có nguyện vọng được vay nhiều hơn
để mở rộng sản xuất.
Trong một số phỏng vấn sâu, có người
nói rằng họ thường
rất ngại huy động
nguồn tài chính từ láng giềng hay họ hàng, thường thì họ chỉ vay của
Nhà nước theo các chương trình phát triển được giới thiệu đến địa phương như: Chương trình 30a có hoạt động cho vay vốn cho các hộ nghèo,
đa phần các hộ nghèo rất cần vốn để sản xuất, chăn nuôi, buôn bán… Phần lớn các gia đình vẫn chưa chú ý tích
lũy vốn tài chính để đầu tư lâu dài cho sản xuất hoặc phòng ngừa các rủi ro đời
sống. Mỗi khi có việc lớn
phải cần đến tiền mặt (tang ma, cưới xin hay có người ốm đau, tai nạn nhập viện),
người Raglai thường bán “nóng” gia súc là phương tiện sản xuất cho các lái buôn
để trang trải.
Bảng 3.4: Bảng thống
kê mô tả về mục đích sử dụng vốn vay của hộ gia đình.
Chương trình vay vốn
|
Mức vay
(triệu đồng)
|
Số hộ vay
|
Tỷ lệ (%)
|
Hình thức vay
|
Mục đích sử dụng
|
Chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng
chính sách huyện
|
6
|
78
|
37,78
|
Tín chấp
|
Lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ
sinh hoạt
|
6
|
86
|
47,78
|
Tín chấp
|
Xây dựng công trình vệ sinh
|
|
8
|
146
|
81,11
|
Tín chấp
|
Sản xuất, chăn nuôi
|
|
10
|
24
|
13,33
|
Tín chấp
|
Cho con đi học
|
|
8
|
82
|
45,56
|
Tín chấp
|
Xây dựng nhà ở
|
|
20
|
18
|
10,00
|
Tín chấp
|
Giải quyết việc làm
|
Nguồn:
Điều tra, 2016
Theo Bảng 3.4, cho thấy trong 180 hộ
điều tra thì các hộ được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng
chính sách xã hội huyện, với mức vay từ 6 triệu đồng đến 20 triệu đồng, các hộ
đều vay tín chấp. Kết quả khảo sát cho thấy các mức vốn cho vay để phục vụ cho
mục đích nước sạch, xây dựng công trình vệ sinh, cho con đi học, giải quyết
việc làm, xây dựng nhà ở cơ bản đáp ứng được nhu cầu; còn mức vốn vay phục vụ
cho sản xuất, chăn nuôi là quá thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ, trong
khi đó nhu cầu vay rất cao là 146 hộ chiếm 81,11%.
Mức vay
(triệu đồng)
|
Số hộ
|
Tỷ lệ (%)
|
6
|
8
|
4,44
|
Từ trên 6 đến 12
|
48
|
26,67
|
Từ trên 12 đến 20
|
92
|
51,11
|
Trên 20
|
32
|
17,78
|
Nguồn: Điều tra, 2016
Bảng 3.5. cho thấy nhu cầu vay vốn
của hộ nghèo có những mức vay khác nhau, có những hộ không vay vốn vì lo sẽ
không có nguồn để trả nợ, có những hộ vay nhưng sử dụng vốn không đúng mục đích
dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Qua kết quả khảo sát thì vốn vay cũng
góp phần rất lớn để các hộ ổn định cuộc sống để sản xuất, chăn nuôi… tạo ra thu
nhập từ đó giúp các hộ từng bước thoát nghèo.
- Chức năng xã
hội
Gia
đình với dòng họ
Trong thiết chế xã
hội truyền thống
của người Raglai, nếu như vị trí chủ núi và chủ xử
việc cơ bản đã biến mất, chủ làng thì được thay thế
hoàn toàn bằng trưởng thôn và chủ nhà đã được thay thế bằng chủ hộ về mặt danh nghĩa,
thì vị trí trưởng họ tiếp tục được duy trì với ý nghĩa truyền thống của
nó. Trong sinh hoạt tộc họ, trưởng họ có quyền quyết định những công việc lớn,
huy động sự đóng góp của các gia đình thành viên đối với chuyện cưới xin, ma
chay, làm nhà... của một gia đình trong họ. Ngày nay, họ còn được chính quyền
khuyến khích tham gia cùng trưởng thôn và những người khác có uy tín trong cộng
đồng vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nhìn chung, các gia đình người Raglai vẫn còn khá tôn trọng ý kiến của người
trưởng họ.
Ngày nay, sự tương trợ giữa các
gia đình có quan hệ họ hàng với nhau chỉ mạnh nhất trong phạm vi 3 đời trở lại,
tính theo dòng cha hoặc dòng mẹ đều được, nhưng thường thì dòng mẹ nổi trội hơn
hẳn. Tất cả các gia đình đều phải lấy dòng họ làm điểm tựa để giải quyết các
công việc lớn, kể cả trường hợp khá giả đến mấy cũng ít khi tự vận
động. Sự tương trợ rõ nét nhất ở 3 lĩnh vực: an ninh lương thực (lúc đói kém thi
cho mượn gạo, mượn bắp), lao động sảọ xuất (giúp nhau làm rẫy, làm nhà không lấy
công, mượn cây, con giống) và đối phó với hoạn nạn (bồi dưỡng chăm sóc nhau khi
gặp ốm đau, tai nạn). Riêng đối với sự tương trợ về mặt tài chính thì ngoại trừ
anh chị em ruột thịt, việc cho không hoặc cho nhau vay có kỳ hạn còn rất hạn
chế, không phải vì đồng tiền quá được coi trọng mà là do hầu hết các gia đình
không có sẵn để mà cho vay. Trong việc thực hành các lễ nghi gia đình hay lễ nghi
đời người, gia đình nhỏ mà đặc biệt là gia đình có cha, mẹ đơn thân vẫn lệ
thuộc vào ông bà hay anh em.
Người Raglai theo Đạo Tin lành, tin tưởng vào Chúa
là đấng duy nhất cứu linh hồn của họ sau khi chết họ được lên Thiên Đàng, vì
thế họ xóa bỏ mọi ảnh hưởng của tín ngưỡng đa thần truyền thống của tộc người
Raglai. Người ta thường tin rằng, nhóm người theo đạo Tin lành không được sự
đồng thuận của đa số người Raglai, họ bị cộng đồng lên án là những kẻ mất gốc,
những kẻ chối bỏ cội nguồn, tổ tiên ông bà. Tuy vậy, theo tìm hiểu của tôi,
quan hệ dòng họ của nhóm gia đình theo đạo không đến nỗi quá gay gắt như định
kiến của nhiều người. Người Raglai theo đạo ít thừa nhận bản thân bị cộng đồng
phân biệt đối xử hoặc không hòa hợp với các gia đình trong dòng họ. Hai cách lý
giải có thể đưa ra ở đây là: cộng đồng người Raglai theo đạo ở các địa phương
trên địa bàn huyện Bác Ái không lớn, khi mà các cá nhân, gia đình hàng ngày chỉ
giao lưu trong nội bộ nhóm, sống tách biệt với bộ phận dân cư còn lại thì không
vẩn đề gì; và theo cách suy nghĩ lạc quan hơn, hầu hết các cá nhân, gia đình
theo và không theo đạo đã tôn trọng quan điểm sống và những giá trị văn hóa -
tinh thần mà bên còn lại đang duy trì hay theo đuổi. Theo báo cáo công tác tôn
giáo 6 tháng đầu năm 2017 của Ban chỉ
đạo công tác tôn giáo huyện Bác Ái, toàn huyện có 158 hộ/666 khẩu theo Đạo Tin lành
[10].
- Gia đình với cộng đồng xã hội
Trước kia, xã hội của người Raglai được cấu trúc
theo tộc họ và vị trí cư trú, các quan hệ nằm ngoài phạm vi họ tộc còn đơn giản
và tương đối nghèo nàn. Sau ngày giải phòng miền Nam, tăng trưởng dân số, di
động dân cư và sự xuất hiện của các thiết chế quản lý xã hội phi truyền thống
đã làm đa dạng thêm các quan hệ giữa gia đình với cộng đồng, đem lại một diện
mạo mới cho đời sống xã hội hàng ngày của người Raglai.
Ngày
nay tuy đời sống còn nhiều khó khăn, sự
tương trợ giữa các gia đình láng giềng (thường là trong thôn, xã) vẫn là yếu tố
không thể thiếu trong văn hóa gia đình của người Raglai ở huyện Bác Ái. Mỗi khi
có nhà nào tổ chức đám tang, đám cưới, các nhà láng giềng gần xa đều đến hộ
giúp công việc. Học theo người kinh, đi mừng hay đi viếng họ cũng mang theo
phong bì, chỉ thân tình thì mới tặng cả gà, rượu. Tuy nhiên, cần phải khẳng
định là những hình thức tương trợ kể trên chỉ phát huy được hết trong phạm vi
nội tộc người, còn giữa các gia đình khác tộc thì lại không được như vậy.
Địa bàn cư trú của người Raglai ở
huyện Bác Ái ngày nay đã có sự xuất hiện của nhiều người khác nhau. Các cư dân
mới đến thường sông tập trung gần huyện lỵ hay gần trụ sở các cơ quan hành
chính cấp xã, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ sống xen trong các thôn của
người Raglai với tư cách hộ gia đình riêng. Nhìn chung, quan hệ giữa các gia
đình người Raglai với các gia đình khác tộc chưa thực sự khăng khít, nhất là
với nhóm có kinh tế gia đình phát triển. Trong nhiều phỏng vấn sâu, một số
người Raglai thừa nhận rằng bản thân gần như không biết gì mấy về những người
hàng xóm người Kinh của mình, những người có điều kiện xây nhà kiên cố và quây
tường gạch xung quanh kiểu “kín cổng cao tường”. Sự giao lưu hiểu biết chỉ nổi
bật giữa những hộ làm nghề kinh doanh buôn bán (phần lớn là người miền xuôi)
với các hộ xung quanh. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người Raglai tỏ ra không
mấy thiện cảm, thậm chí dùng thuật ngữ “con buôn” để chỉ những người miền xuôi
lên mua bán với họ. Ngược lại, tôi cũng thấy rằng ngoại trừ những ai là cán bộ
địa phương hoặc tích cực làm công tác quần chúng, còn phần lớn người Kinh và
người thuộc các dân tộc mới đến thường tìm hiểu rất ít về các gia đình người
Raglai láng giềng. Trong khi đó người Raglai lại có tâm lý ngại tìm hiểu, ngại
quan hệ với các hộ gia đình nằm ngoài phạm vi thân tộc, đặc biệt là các hộ khác
tộc, vốn biết làm kinh tế hơn như Kinh, Chăm…Khách quan mà nói thì đây là một
thực trạng đang tồn đọng chứ không phải là
một thuộc tính văn hóa cô hữu, bởi vì nền sản xuất nhỏ với cạnh tranh
thị trường chưa gay gắt thường đi liền với việc các hộ sản xuất thiếu
động lực xây dựng liên kết xã hội rộng rãi. Điều đáng quan ngại ở đây là nó ảnh
hưởng như thế nào tới tinh thần tự giác học tập các điển hình làm kinh tế giỏi
trong nhân dân.
Trong lĩnh vực quản lý xã hội, sự tham gia của gia
đình người Raglai đã chuyển theo hướng rất tích cực. Cùng với việc kiện toàn bộ
máy lãnh đạo ở mỗi cấp chính quyền đã khuyến khích quần chúng nhân dân phát huy
quyền làm chủ của mình, tạo cơ hội cho tất cả hộ gia đình không phân biệt lớn,
nhỏ, giàu, nghèo được tham gia quản lý đời sống văn hóa, trật tự trị an thôn
xóm, cũng như được phê bình, góp ý cho các phong trào phát triển kinh tế xã
hội, phong trào xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở. Nếu như trước đây, chỉ có
người già và chủ gia đình mới có quyền tham gia giải quyết các vấn đề chung của
palei, thì ngày nay, bất cứ thành viên nào trong gia đình
cũng có thể tham gia vào các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội.
- Chức năng
giáo dục
Trước đây, việc nuôi dạy con cái của người Raglai ở huyện
Bác Ái giới hạn trong gia đình và cộng đồng thôn. Ngày nay, ngoài gia đình, trẻ em còn nhận được sự giáo dục
của nhà trường và xã hội. Đây là kết quả tích cực từ việc
triển khai các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tại các địa phương 9/9 xã trên địa bàn
huyện Bác Ái. Hệ thống nhà trẻ, trường tiểu học,
trường phổ thông, trường nội trú được xây dựng đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của con em người Raglai.
Bảng 3.6: Đội ngũ giáo viên và tỷ lệ huy động trẻ
đến trường
Năm
|
2005
|
2010
|
2015
|
Đội
ngũ GV
|
397
|
462
|
682
|
Tỷ
lệ huy động trẻ đến trường (%)
|
95
|
95
|
95
|
Nguần: [4], [40], [41]
Qua bảng 3.6, có thể nhận
thấy trong 10 năm (2005 – 2015), tỷ lệ học sinh ở độ tuổi đến
trường của Bác Ái được huy động được huy động bình quân hàng năm trên 95%; chất
lượng học sinh từng bước được nâng lên; đội ngũ giáo viên không ngừng được bổ
sung về số lượng và nâng lên về chất lượng.
Trước đây, trẻ em Raglai chỉ biết
làm các công việc ở nhà và lên rẫy phụ giúp cha mẹ, hiện nay các em được cắp sách tới trường, thụ hưởng nền giáo dục
quốc dân với đầy đủ các quyền lợi như tất cả trẻ em
trên cả nước. Đặc biệt các em học sinh mầm non còn được hưởng rât nhiêu chính
sách ưu tiên từ Trung ương và địa phương, đặc biệt là về khẩu phần ăn uống khi
học bán trú. Dù tỷ lệ đến trường của con em người Raglai còn thâp so với những
nơi thị trấn, thành phố nhưng đã cho thấy sự biển chuyển tích cực trong nhận
thức, quan niệm của người dân về vấn đề giáo dục con cái. Người Raglai ở huyện
Bác Ái, hay nói rằng: “Sinh con ra lớn
lên rồi để nó đi học chữ rồi nó hiểu công tác xã hội và phong tục tập quán.”
Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã khẳng định
về sự tác động rất lớn của các điều kiện kinh tế, nhân khẩu, văn hóa gắn với hộ
gia đình đối với khả năng tiếp cận giáo dục của thanh thiếu niên. Ở đây, cỏ thể
thấy các hộ gia đình mở rộng và đơn thân, hộ gia đình thuần nông, hộ gia đình
có chủ hộ là nữ có tỷ lệ con cái bỏ học cao hơn những hộ còn lại. Đối lập với
đó, gia đình hạt nhân, gia đình trí thức, gia đình có chủ hộ là nam có khả năng
tốt hơn trong việc đảm bảo tiến trình học tập liên tục cùa con cái.
Theo tìm hiểu của tôi, hiện tượng trẻ em thất học cơ
bản đã không còn, đại đa số đều biết viết chữ và nói tiếng phổ thông. Phổ cập
giáo dục cho thế hệ trẻ tương đổi thành công ở bậc Trung học cơ sơ, ở ơ bậc
Trung học phổ thông thì khó khăn hơn bời có nhiều em không theo học hoặc bỏ dở
giữa chừng vì hoàn cảnh kinh tế (muốn đi làm sớm để có tiền), do ham chơi hoặc
do lập gia đình sớm (nạn tảo hôn). Do Nhà nước không “bao cấp” cho hoạt động
giáo dục ở cấp học cao, thường chì có một số gia đình có điều kiện mới cho con
học đến Cao đẳng, Đại học. Nếu như trách nhiệm giáo dục văn hóa phổ thông được
giao hết cho nhà trường, thị việc giáo dục văn hóa tộc người cho trẻ em vẫn do các
gia đình đảm nhiệm . Vai trò giáo dục
của gia đình được thể hiện đầu tiên ở mảng giáo dục ngôn ngữ. Các thành viên
trong gia đình vẫn thường dụng tiếng Raglai
để giao tiếp với nhau, phổ thông được dùng
khi nói chuyện với người khác tộc. Một hiện tượng khác là người Raglai có xu
hướng dùng tiếng phổ thông nhiều hơn khi nói chuyện với con mục đích để chúng dễ dàng hòa nhập với môi trường
học tập tại Theo một chiều hướng khác, cũng có người cho rằng là
do con cháu họ đến trường nói chuyện nhiều bằng tiếng phổ thông, về nhà quen
miệng nên ông bà cha mẹ cũng bị nói theo
chúng. Trong bối cảnh hiện tại, nghề thủ công gia đình đã
không được chú ý trao truyền cho
thế hệ trẻ. Sự phát triên của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề phổ thông đã
đem đến những kỹ năng nghề nghiệp mới, cũng như tri thức mới trong một số lĩnh
vực sinh kế truyền thống, thay thế dần cho những tri thức dân gian được
lưu truyền lại trong phạm vi gia đình. Sự đứt đoạn nghề nghiệp giữa các thế hệ
là rất phổ biến, cho nên số lượng người thuộc thế hệ trẻ có kinh
nghiệm cơ bản về các nghề đặc thù là không có
nhiều. Như đối với nghề đan lát thì không còn nhiều thanh niên biết rõ lá dứa
nhà, dứa rừng, lá buông sơ, lá nón... mỗi thứ để
đan cái gì. Hay ở nghề bốc thuốc dân gian, nay chỉ các cụ già là còn tường tận.
Cũng phải thừa nhận rằng tình trạng kém phát triển, thiếu điểm nhấn của thủ
công nghiệp trong xã hội Raglai trước đây đã không tạo cơ sở thuận lợi cho việc
khai thác giá trị kinh tế của chúng trong thời buổi hiện tại. Những dấu ấn rõ
nét nhất về nghề truyền thống may ra chỉ còn trông thấy ở một vài hộ gia đình
của nghệ nhân cao tuổi. Sản phẩm mà họ làm ra gần đây cũng chưa thực sự nhắm đến thị trường mà chủ yếu là “cho vui”, vậy nên người ta không khỏi
tiếc nuối khi trông thấy những bộ cung nỏ, vật dụng đan lát chỉ còn là vật
trang trí trên tường trong những hộ gia đình này. Các cặp vợ chồng ngày nay vẫn có
nhiều động lực để quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con cái. Trả lời cho
câu hỏi “ông bà chú trọng
giáo dục con cái phẩm chất
nào?",
hiếu thảo với cha mẹ là phương án đuợc đại đa số lựa chọn (90,7%), các phương
án như trung thực, thật thà, kính thầy yêu bạn đều là 56,4%, sau đó mới là các
phẩm chất về năng lực và lối sống. So sánh giữa các lứa tuổi của những người
được phỏng vấn, tỷ lệ này còn tăng cao nữa ở thế hệ cha mẹ trẻ từ 24 đến 34
tuổi (từ 58,3 - 92,9%). Như vậy, với nhận định cho rằng, các bậc phụ huynh ngày
càng ít quan tâm giáo dục đạo đức con cái, thật sự thì họ đang chú ý đặc biệt
đển vấn đề này.
Không
có mấy sự khác biệt giữa các thế hệ trong vấn đề giáo dục duy trì nghi lễ, phong tục của dân tộc, cho thấy các thế hệ người Raglai
đang có mức độ quan tâm giống nhau về vấn đề truyền thụ văn hóa người Raglai trong phạm vi gia đình. Mức độ quan tâm tương đối
cao (đều trên 54%) góp phần bổ sung cho lập luận: trở ngại lớn nhất cho việc
duy tri phong tục, tập quán đến từ sự ít hào hứng của thanh thiếu niên hơn là do
thiếu sự quan tâm của cha mẹ hay ông bà.
Với câu hỏi “lý
do nào dẫn đến
việc thanh niên hiện nay không biết đến phong tục tập quản của cha ồng?” số được phỏng vấn nói là do không được bố mẹ truyền
lại chỉ chiếm 39,3%, không ai làm để học, để làm theo phong tục chỉ chiếm
12,1%, không được người già truyền lại chiếm 34,6%, còn phương án được lựa chọn
nhiều nhất lại là thanh niên không quan tâm đến phong tục tập quán với 63,4%.
Nhìn chung, trách nhiệm giáo dục của cha mẹ trong
gia đình người Raglai ngày nay có phần bị hạn chế, thậm chí có những gia đình
do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nên cha mẹ không thể quan tâm đến con đúng
mức. Ngược lại, có những gia đình khá sung túc, nhưng cha mẹ do mải làm ăn,
kiếm tiền nên không có thời gian giáo dục kinh nghiệm sống cho con. Cùng với
đó, sự tan rã của đại gia đình không chỉ hạn chế đi sự chăm sóc về vật chất và
tinh thần giữa các thế hệ, mà còn làm giảm vai trò hỗ trợ giáo dục con cháu cùa
ông bà, góp phần khiến cho các tri thức tộc người được đúc kết qua nhiều thế hệ
không được truyền thụ đầy đủ.
3.1.4. Biến đổi về các
quan hệ trong gia đình
- Quan hệ giữa
vợ và chồng
Trong
đời sống hàng ngày của gia đình người Raglai, sự phân chia về vai trò giữa vợ
và chông vẫn tồn tại nhưng không còn khắt khe như trước. Ngày
càng có nhiều công việc mà hai vợ chồng đều có thể làm được như: chăn dắt gia
súc, làm thuê, kinh doanh buôn bán, làm việc trong cơ quan Nhà nước... Vị trí
“tay hòm chìa khóa” vẫn thuộc về những người vợ, nhưng khác một chút là họ
không còn năm thê độc tôn trong việc sở hữu và quản lý các tai sản quy giá.
Thay vào đó, nay họ thường chỉ giữ tiền mặt và quản lý chi tiêu hàng ngày. Tuy
vậy, không thể phủ nhận một thực tế là bình đẳng giới trong gia đình phần nhiều
chỉ dừng lại ở tính dân chủ nam nữ. Còn đối với việc thực hiện và duy trì sinh
hoạt hàng ngày, sự san sẻ trên tinh thần công bằng chưa được thực hiện đầy đủ.
Cho đến nay, phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn còn đậm nét. Phụ
nừ Raglai phải đảm nhiệm một khối lượng đồ sộ các công việc nhà tốn khá nhiều thời gian và
công sức - mà chỉ có thể trông chờ vào sự hỗ trợ của trẻ em. Các ông chồng hầu
như không lo lắng về việc chăm sóc con cái và nội trợ, thậm chi ngay cả khi như
cánh phụ nữ đi làm, đi nương về muộn mà chậm nấu ăn cho cả nhà, họ vẫn chỉ ngồi
chơi xơi nước cho bớt đói chứ không chịu sắn ống tay vào bếp. cần phải nhận
thức rằng, việc duy trì một ranh giới rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của mỗi
người trong gia đình như là sự tôn trọng các kiến tạo tự nhiên về thể chất, tâm
lý ở nam và nữ. Nhưng ở đây, khi mà người phụ nữ, theo văn hóa mẫu hệ, có trách
nhiệm ở cả bốn lĩnh vực kinh tế, tham gia xã hội, giáo dục con cái và công việc
nhà, việc dồn hết gánh nặng việc nhà lên họ gây ra một áp lực công việc lớn.
Đây có thể là một trong những nhân tố góp phần tạo nên nghịch lý
là: mặc dù xã hội (cả truyền thống lẫn hiện đại) tôn trọng việc phụ nữ tham gia
công việc ngoài xã hội, họ lại hay giao phó hết cho cánh đàn ông. Ở từng gia
đình, tùy theo đặc thù nghề nghiệp và vị thế xã hội mà người vợ hoặc người
chồng có những khả năng tác động khác nhau đến hành vi của người còn lại.
Trải qua những thay đổi lớn về đời sống tộc người, người
Raglai vẫn chưa bao giờ xem nhẹ những mối liên kết gia đình và dòng họ.
Trong quan niệm của họ, sự hòa thuận và gắn bó giữa các thành viên trong một
nóc nhà, cũng như với anh em cô bác gần xa vẫn được xem như là những tiêu chuẩn
quan trọng nhất của một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng không thể miễn
cưỡng phủ nhận sự xuất hiện của những rạn nứt và mâu thuẫn trong đời sống gia đình.
Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng diễn ra tương đối) phổ biến trong gia đình của
người Raglai ngày nay, và các cặp vợ chồng trẻ có xu hướng thể hiện sự bất đồng
trực tiếp nhiều hơn các cặp vợ chồng lớn tuổi.
Khi so sanh giữa từng kiểu gia đình,
có thể thấy mô hình gia đình giản đơn chi gồm hai vợ chồng là ít có xung đột hơn cả, sau đó là gia
đình mở rộng đa thế hệ và gia đình hạt nhân đầy đủ. Tại sao gia đình hạt nhân
đầy đủ xu hướng phát triển chủ đạo của
hộ gia đình ngày nay, lại có tỷ lệ xung đột giữa vợ và chồng cao nhất. Nếu
tạm đặt vấn đề tuổi tác sang một bên thì có thể giải thích rằng: sự tự do hơn trong đời sống gia đình đã khiến cho các cặp vợ chồng có
ít động lực trong việc kiềm chế các bất đồng trực tiếp. Trên thực tế, trong một
gia đình lớn, sự có mặt của các anh chị em và vợ, chồng của họ (cũng như thế hệ
ông bà) đã càn trở đáng kể hành vi bạo lực của cha với con cái.
Bạo lực giữa vợ và chồng đã được ghi nhận trong cộng đồng người Raglai ở Bác Ái,
bao gồm cả việc vợ bị chồng bạo hành, một điều tưởng như rất lạ đối với một xã hội mẫu hệ. Thât ra thi bạo lực giới trong gia
đình có khả năng diễn ra ở cả hai chiếu,
và có nhiều bằng chứng khẳng định tình
trạng chồng bị vợ đánh diễn ra tương đổi nhiều ở các xa
hội phụ hệ [59, tr. 30-31], cho nên, không nên
quá ngạc nhiên vi sự tồn tại
của hiện tượng ngược lạị trong xã hội của người Raglai. Lý do dẫn đến bạo lực gia đình trong cộng đồng người Raglai ngày nay rất đa
dạng: vợ chồng bất đồng quan điểm,
uống rượu say rồi không kiểm soát được hành vi, chồng muốn dạy bảo vợ, vợ kém
mình hơn chục tuổi, nghi ngờ nhau ngoại tình..., nhưng đáng chú ý nhất là do sự
chuyên quyền đến mức gia trưởng của người chồng ở một số gia đinh sống sâu
trong núi. Người làm công tác vận động thực hiện kế hoạch hóa đã phản ánh rằng,
những gia đinh này, các ông chồng nhiều lúc không cho họ tiếp xúc với vợ của
mình, thậm chí còn đánh vợ khi cô ta tỏ ý định muốn dùng biện pháp tránh thai. Do thiếu những thông tin cần thiết, khó có thể kết luận đây là
một hiện tượng mới hay đã có từ
lâu. Nhưng
ít nhất, nó đang phản ánh tính chất đa dạng, không thuần nhất trong quan hệ vợ chồng
ngày nay. Rõ ràng là các khuôn mẫu văn hóa của xã hội
truyền thống đã không đủ sức tạo ra một chuẩn mực thống nhất trong đời sống hôn
nhân gia đình của người Raglai.
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Đối với người Raglai ngày
nay, giá trị của con cái đối với cha mẹ không còn khác biệt so với quá
khứ. Con cái vẫn là nguồn động viên tinh thần, là nguồn lao động bổ sung và
nguồn bảo hiểm cho cha mẹ khi về già. Thay vào đó, sự thay đổi trong quan hệ
này lại diễn ra một cách rõ nét ở khía cạnh tình cảm và hành vi. Có thể kể đến một số
điểm đáng chú ý sau: Thống
nhất, tùy từng gia
đình mà cha mẹ dành những tình cảm khác nhau cho
con trai và con gái, con cả với con út, nhưng sự phân
biệt đối xử hầu như không còn, có những cặp vợ chồng đã không quá bận tâm về
việc phải chia đất, chia tài sản cho con nào nhiều hơn con nào. Sau lễ cưới một
thời gian, cha mẹ vợ hoặc cũng có khi cả cha mẹ chồng cùng nhau góp tiền của,
công sức để xây dựng chỗ ở mới cho con cái của họ. Số con ít hơn (do mức sinh
giảm) đồng nghĩa với việc cha mẹ có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn, và đồng
thời cũng bớt phân vân hơn trong vấn đề thừa kế. Trường hợp cha mẹ qua đời mà
không kịp dặn dò hay để lại di chúc, người chị cả có trách nhiệm phân chia tài
sản cho các em với sự chứng kiến của người trong họ, có sự xác nhận nhận từ
trưởng thôn đại diện cho chính quyền địa phương. Việc xử lý vấn đề theo chế
định thừa kế của Bộ luật Dân sự mới bước đầu được phát huy.
Nhờ công tác tuyên
truyền của các ban ngành nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung, cha
mẹ người Raglai ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sự nghiệp học hành
của con cái. Kết quả là hiện tượng “hữu sinh vô dưỡng” đã bị đẩy lùi căn bản,
chất lượng dân số được nâng cao.
Trong vấn đề hôn
nhân, sự ảnh hưởng của cha mẹ tới quyết định lựa chọn bạn đời của con cái đã
giảm đến mức tối thiểu. Theo đúng tinh thần của Luật Hôn nhân Gia đình và những
diễn ngôn của xã hội hiện đại, hôn nhân theo sự sắp đặt hoàn toàn của ông bà
cha mẹ đã gần như biến mất, thay vào.đó, sự tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời
đang là xu thế chủ đạo trong hôn nhân của thế hệ trẻ. Dẫu vậy, cha mẹ vẫn duy
trì một vài thứ vô cùng lớn trong việc chuẩn bị và cử hành đám cưới. Không chỉ
là vấn đề lễ vật hay nghi thức cưới hỏi, bằng cách này hay cách khác, họ vẫn
luôn là người đặt nền tảng cho cuộc sống sau hôn nhân của các con. Chẳng thế mà
hầu hết các cặp vợ chồng mới cưới đều mong được cha mẹ hai bên tặng cho đất
đai, gia súc, tiền và vàng như là vốn liếng làm ăn ban đầu, đặc biệt là vàng.
Nhà nào có điều kiện thì cho con vài ba chỉ vàng, nhà nào không có cũng cho con
một chỉ vàng.
Cha
mẹ bây giờ không nhất thiết phái sống gần hay sinh hoạt cùng với những người con khi các nhu cầu vật
chất cơ ban có thể được đáp ứng hết thông qua nguồn tiền mặt (do các dịch vụ cung ứng hàng hóa lên vùng cao, vùng xa ngày càng phát triển), cuộc sống của người già trở nên dễ dàng hơn trước, kể cả khi những người con trưởng thành
phải đi làm hoặc lấy vợ, lấy chồng xa. Đặc biệt, sự tổn tại của khái niệm lương hưu và trợ cấp xã hội cho ngưởi cao tuổi đã làm giảm
bớt phần nào gánh nặng phụng
dưỡng cha mẹ của những người con. Có thể thấy, sự xuất hiện của các hộ gia đình chỉ gồm cặp vợ chồng già tự chăm sóc bản
thân là kết quả tất yếu của những thay đổi kể trên. Dù vậy, vai trò tương trợ giữa hai bên có thể đảo chiều khi đôi lúc cha mẹ
phải làm người trông nom các cháu ruột một cách bất đắc dĩ.
Khả năng kiểm soát
con cái của cha mẹ đã lỏng lẻo hơn nhiều so với trước. Một mặt là do nhịp sống
gấp gáp, bận rộn nên họ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn. Mặt khác là
do nhu cầu tìm cái mới, cái lạ của thanh thiếu niên được thúc đầy mạnh bởi sự
phổ biến dần của các phương tiện truyền thông, truyền hình, Internet, mạng xã
hội... ở trên địa bàn huyện Bác Ái. Một số người khẳng định rằng rất khó để cha
mẹ biết được con cái họ thực sự đang làm gì hay ở đâu, vì môi trường hoạt động
của hai bên không còn đồng nhất như trước kia. Phần lớn các cặp vợ chồng dành
thời gian gần như cả ngày, thậm chí cả tuần để lên rẫy hoặc đi làm thêm, trong
khi con cái họ đi học hay đi chăn bò, chăn dê vào cùng thời điểm. Mà cha mẹ
muốn bắt con cùng lên rẫy hay ở nhà cũng không được, vì các trẻ em được Nhà
nước vận động tới trường để phổ cập giáo dục
Một thực tế không thể phủ nhận là việc giáo
dục con cái trong gia đình Raglai ngày nay không còn nền nếp như xưa. Con cái chịu ảnh
hưởng môi trường xã hội mạnh hơn ảnh hưởng của gia đình. Tình trạng con cái
không nghe lời khuyên bảo của cha mẹ tương đối phổ biến, thậm chí có biểu hiện
coi thường cha mẹ. Một số bậc cha mẹ vẫn tiếp tục dùng biện pháp trói đánh con
xưa kia để răn đe việc chúng mải mê chơi game hoặc đi chơi đến nỗi bỏ học, bỏ
làm. Một số khác, trái lại, không dám nặng lời với con vì sợ chúng tức giận mà
tự tử. Người ta cũng hay nói đến sự thiếu quan tâm giảo dục về tập quán truyền
thống cộng với quản lý con cái lỏng lẻo là một trong những nguyên nhân căn bản
của nạn quan hệ tình dục trước tuổi, trước hôn nhân của giới trẻ Raglai hiện
nay. Trên địa bàn huyện Bác Ái tình trạng nam thanh nữ tú tuồi vị thành niên mà
đã quan hệ đến mửc có thai vẫn còn sảy ra.
Giữa những chị em gái vởi nhau, sự phân chia trách nhiệm
cùa mỗi người với cha mẹ cơ bàn vẫn như cũ, dù rằng ai ở với cha
mẹ đêu được, nhưng phổ biến nhất vân là con gái út vì đây là người lấy chồng
sau cùng, chưa có điều kiện xây cửa cất nhà, trong các chị lớn đều đã sớm ổn
định gia đình riêng của mình. Nhưng không vì thế mà con gái lớn có thể quên đi
nghĩa vụ của mình. Trường hợp cha mẹ qua đời, chị cả va anh cả vẫn là người có
trách nhiệm chính trong tổ chức tang lễ cho họ.
3.2. Nguyên nhân tác
động đến sự biến đổi
Trước
năm 2000 (khi huyện Bác Ái chưa tái lập), đời sổng kinh tế của người Raglai trên địa bàn huyện Bác Ái còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhiều gia đình người dân ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ
ấm phải ăn khoai mài, khoai mì độn cơm và rau rừng là chủ yếu; trìn độ dân trí
còn thấp, các tập tục và các quan niệm nghi lễ lạc hậu, nhận thức văn hóa nghèo
nàn, đơn điệu; các cơ sở văn hóa, thể thao, điện, đường, trường, trạm, khu vui
chơi giải trí… chưa đáp ứng được nhu cầu và lợi ích chính đáng của bà con nhân
dân. Đứng trước thực trạng này, từ năm 2000 trở lại đây (sau khi huyện Bác Ái
được tái lập và chính thức đi vào hoạt động năm 2001). Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân huyện đã tập trung chỉ đạo và triển khai, phát động đến các cơ quan, ban,
ngành, địa phương và toàn thể nhân dân, đoàn kết cùng nhau xây dựng địa phương
ngày càng phát triển đi lên, cụ thể như sau:
3.2.1.
Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
-
Quản lý dân cư:
Việc thu nhập và nâng cao chất lượng
thông tin, quản lý dữ liệu dân cư là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến
các quyết sách phát triển kinh tế. Với sự quyết tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND
huyện, sự nỗ lực và nhiệt tình của đội ngũ làm công tác dân số từ huyện đến cơ
sở, đã làm cho công tác dân số ngày càng có tiến triển.
Qua 10 năm từ (năm 2003 đến 2013),
công tác tuyên truyền pháp lệnh dân số huyện Bác Ái được đẩy mạnh. Huyện Bác Ái
đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho các ban ngành đoàn thể và nhân dân trên
địa bàn của huyện, đã giúp cho cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn hiểu một
cách đầy đủ, đúng đắn về qui định của pháp lệnh dân số, đưa pháp lệnh dân số đi
vào cuộc sống. Nhận thức của người dân và cán bộ công chức trên địa bàn Bác Ái
có sự chuyển biến rõ rệt tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm
giảm [63, tr.5].
-
Chính sách dân số
Để thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình, UBND huyện Bác Ái đã có nhiều chương trình, kế hoạch đề ra.
Cụ thể có kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 5/1/2004 về triển khai công tác tuyên
truyền pháp lệnh dân số, nhằm định hướng cho các hoạt động để thực hiện mục
tiêu chính sách dân số trong thời kỳ mới, duy trì mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2
con để ổn định qui mô dân số, xây
dựng gia đình ấm no hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, phát triển bền vững trên
mọi lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, huyện Bác Ái còn các
chương trình, các quyết định về dân số như: Chương trình hành động số15-CTr/HU,
ngày 18/10/2010 của Ban thường vụ huyện Ủy về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW
ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”; Quyết định 734 /QĐ-UBND ngày
23/3/2011 của UBND huyện về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình Giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1768 QĐ-UBND ngày 26/4/
2012 của Uỷ ban nhân dân huyện Bác Ái về việc phê duyệt Kế họach Dân số- Kế
hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015 [64, tr.1 – 2].
Ngoài ra, các hoạt động truyền thông
của Bác Ái cũng được tiến hành đồng bộ dưới nhiều hình thức: hội thảo, nói
chuyện chuyên đề, phát thanh, tờ rơi, khẩu hiệu, tổ chức các cuộc thi tuyên
truyền viên dân số...Mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số của
Bác Ái đã tổ chức các buổi tư vấn nhóm nhỏ, tuyên truyền
giải thích về Pháp lệnh dân số thông qua hình
thức thăm hỏi tại nhà cho người dân. Chính vì vậy, chính sách dân số đã phần
nào được người dân trên địa bàn Bác Ái nắm bắt thực hiện.
- Chất
lượng dân số
Bác
Ái đã có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, huyện đã triển khai
thí điểm mô hình kiểm tra sức khỏe
và tư vấn tiền hôn nhân... cho nhân dân nhằm nâng cao chất lượng dân số. Đây là
mô hình mới có nhiều vấn đề tế nhị,
nhạy cảm liên quan đến truyền thống và thuần phong mỹ tục của người Raglai nên
vẫn còn một bộ phận dân cư chưa thật sự quan tâm, ủng hộ, chưa khuyến khích con
em họ tham gia.
Nội dung hoạt động truyền thông của
Bác Ái ngày càng phong phú, đa dạng thu hút các đối tượng tham gia. Bên cạnh
đó, người dân trên địa bàn ngày càng quan tâm đến việc kiểm tra sức khỏe định
kỳ cũng như kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân.
Dịch vụ chăm sóc người già, người
khuyết tật, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm.
-
Kế hoạch hóa gia đình
Biểu đồ 3.7. Trung bình dân số huyện Bác Ái qua
các năm 2003 – 2012
30
25
20
15
10
5
0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
năm
Nguồn: [64] UBND huyện Bác Ái
Qua biểu đồ 3.7, ta thấy dân số trên
địa bàn Bác Ái tăng nhẹ qua các năm, từ năm 2003 dân số là 19.523 người đến năm
2007 là 21.187 bình quân tăng 1.655 người so với năm 2003. Như vậy, trong 5 năm
chỉ số dân số trung bình Bác Ái không tăng cao. Năm 2012 là 25.256 người tăng
2.334 người so với năm 2008 là 22.922 người.
Điều đó chứng tỏ công tác thông tin
giáo dục, tuyên truyền huyện Bác Ái về pháp lệnh dân số được đẩy mạnh và chú
trọng về số lượng và chất lượng, phong
phú hình thức, nội dung. Công tác tuyên truyền đã huy động đông đảo lực lượng
tham gia, đã góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện có
chuyển biến nhận thức, hiểu rõ sự cần thiết của KHHGĐ, chấp nhận gia đình ít
con để nâng cao chất lượng dân số và cuộc sống
.
3.2.2. Phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”
và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Phong trào “Xây đựng gia đình văn hóa”
và ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã tạo nên diện
mạo mới ở địa bàn Bác Ái, đáp ứng được vai trò cầu nối giữa Đảng - chính quyền
- nhân dân, phát triển đã huy động và phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân
dân trong việc thực hiện thẳng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở cơ sở, nhất
là công tác xoá đói giàm nghèo, xây dựng các thiết chế văn hóa, giữ vững ổn
định trật tự xã hội và vận động nhân dân đóng góp xây dựng các quỹ xã hội.
Qua
15 năm thực hiện Nghị quyết, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” thực sự đã trở thành một phong trào rộng lớn, xuyên suốt trong quá
trình xây dựng và phát triển quê hương Bác Ái; từng bước đẩy lùi, xóa bỏ các hủ
tục lạc hậu, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc trên địa bàn. Đây cũng là động lực to lớn để huyện Bác Ái thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng, tạo
tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ xây dựng Nông thôn mới văn minh, hiện đại. Cụ thể:
- Về đời sổng kinh tế
Được sự quan tâm của các cấp chính
quyền và sự hướng dẫn, tuyên truyền của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các hộ gia đình
người Raglai đã biết xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế gia đình, chủ động xóa đói giảm nghèo, năng động làm giàu chính
đáng, từ việc trồng trọt cây mía, mì, cây lúa nước, cây bưởi da xanh, cây sầu
riêng... đến chăn nuôi gia súc như trâu, bò, heo...; biết ứng dụng các phương
pháp khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế gia
đình phát triển ổn định. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hộ đói, hộ
nghèo và cận nghèo giảm đáng kể, nhân dân cũng đã có cơm ăn, áo mặc
và từng bước chuyển từ ăn no, mặc ấm sang ăn ngon, mặc đẹp. Nhiều gia đình dòng
họ đã mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh và các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày.
- Về đời sống văn hóa, tinh thần
Kết hợp thực hiện nội dung của các
thông tư, chỉ thị của Trung ương về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội, chính quyền các địa phương đã hướng người Raglai tổ
chức tiệc cưới, lễ hội theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với
truyền thống của tộc người, việc tang thì tô chức nhanh, gọn, trang trọng, an
táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường, giảm dần việc mời thầy cúng và rải vàng mã dọc
đường và hạn chế các hủ tục lạc hậu. Đồng thời hướng dẫn người dân không sử
dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại, tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội
và phòng, chống các loại tội phạm. Các thiết chế văn hóa, văn nghệ, thể thao
phục vụ cho bà con nhân dân ngày càng được chú trọng đầu tư xây dựng, hệ thống
điện đã đến từng nhà dân, hệ thống giao thông được mở rộng đến từng thôn xóm,
cơ sở vật chất như trạm y tế, trường học được trang bị xây dựng đáp ứng được
nhu cầu học tập cũng như khám, chữa bệnh của bà con nhân dân.
Hàng năm, nhân kỷ niệm ngày Lễ lớn
của Đất nước và của địa phương. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành
chuyên môn, các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò
chơi dân gian truyền thống..qua
đó phát huy và giữ gìn các giá tri văn hóa truyền thống đặc biệt qua các hoạt
động là tổ chức trình diễn Mã la, hát sử thi và mở lớp học tiếng Raglai… Riêng
trên địa bàn huyện Bác Ái đên thời điểm hiện nay đã có 03 nghệ nhân (Nghệ nhân
Katơr Sính thôn Ma Ty xã Phước Tân; Nghệ nhân Mai Thấm và Pi Năng Thị Kính thôn
Ma Oai xã Phước Thắng) đã được Chủ tịch nước ký quyết định công nhận nghệ nhân
dân gian... góp phần bảo tồn và làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần
của người dân.
-
Vê giáo dục và xây dựng gia đình
Phong trào bước đầu phát huy tốt những
giá trị của gia đình truyền thống, củng cố nền nếp gia phong như: con cái
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy anh em đoàn kết, thuận hòa,
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Qua các đợt tuyên truyền, vận động và qua các phương tiện
thông tin đại chúng, ngườiđã nhận thức được vai trò, hiệu quả của việc học hành
đối với tương lai cuộc sống của con em. Hiện nay, hầu hết trẻ em đều được đến
trường, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông có nguyện vọng được tiếp tục
theo học các trường Cao đẳng, Đại học tại các tỉnh, thành phố để nâng cao trí
thức. Trinh độ học vấn của người Raglai ngày càng nâng cao, hiện đã có nhiều
người Raglai có trình độ Đại học, Cao đẳng vả Trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh những thay đổi trong giáo dục thì
nhận thức về xây dựng đời sống gia đinh cũng có những thay đổi tích cực hơn so
với trước đây. Việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch được người Raglai quan tâm hơn,
tỷ lệ gia đình sinh con thứ 3 trở lên đã giảm đáng kể, các trường hợp bạo lực
gia đỉnh, tảo hôn, cưỡng hôn cũng đã giảm nhiều, tình trạng rượu chè bê tha
cũng bước đầu thuyên giảm, con cái trong gia đình được quan tâm chăm lo, dạy dỗ
tốt hơn.
Bảng 3.8: Số lượng gia đình đăng ký và đat danh hiệu gia
đình văn hóa trên địa bàn huyện Bác Ái, giai đoạn 2012 – 2017.
Stt
|
Nội dung
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
1
|
Số hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa
|
5884
|
5967
|
6511
|
6536
|
6795
|
6834
|
2
|
Hộ gia đình đạt danh hiêu gia đình văn hóa
|
2820
|
3050
|
3952
|
4217
|
5118
|
5343
|
3
|
Tỷ lệ %
|
47,3%
|
52%
|
60,5%
|
65%
|
75%
|
78%
|
Nguần: Phòng Văn hóa – Thông tin
huyện Bác Ái.
Qua bảng 3.5 ta thấy số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa
trên toàn huyện tăng dần theo các năm, cụ thể như: Năm 2012 số hộ gia đình được
công nhận gia đình văn hóa 2820 hộ đạt 47,3%, đến năm 12017 con số này tăng lên
5343 hộ đạt 78%, trong đó số gia đình người Raglai chiếm tỷ lệ cáo. Sự xuất
hiện ngày càng nhiều những tấm gương “hộ gia đinh sản xuất giỏi”, “hộ gia đình
có ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “gia đình hiếu học” đóng vai trò điển
hình để vận động các gia đình khác noi theo việc xây dựng đời sống mới.
Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, phong trào ít nhiều
mang tính hình thức do tính chất thi đua giữa các thôn nên có tình trạng “chín
bỏ làm mười”. Việc hướng dẫn người dân xây dựng đời sống mới theo các chuẩn mực
hiện đại nhiều khi là theo tư duy của người miền xuôi, không phát huy được hết
truyền thống tốt đẹp của người Raglai. Mặt khác, phong trào không thể hoàn toàn
ngăn chặn được mặt trái của cơ chế thị trường với lối sống thực dụng và các sản
phẩm trò chơi độc hại; tình trạng ly hôn, ly thân, quan hệ tình dục, tệ nạn xã
hội như cờ bạc, rượu chè bê tha... đang co nguy cơ đe dọa đến trật tự an toàn
xã hội. Nét văn hóa truyền thống của người Raglai đang mất dần những giá trị
văn hóa đặc trưng, thay vào đó là sự tiếp nhận không chọn lọc, pha tạp, lai
căng của thế hệ trẻ. Đối với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng bị Hình hưởng
bởi sự thay đổi của kinh tế thị trường, sự xâm nhập ào ạt của các ấn phẩm văn
hóa khác nhau từ nhiều luồng: báo chí, Internet, truyền hình, phim ảnh... làm
cho những quy tắc ứng xử truyền thống tốt đẹp cùa người Raglai đã và đang bị
biến dạng, làm mất bản sắc, các phong tục tập quán, tín ngưỡng cũng dân bị mai
môt
3.3.
Phát huy các giá trị tốt đẹp trong văn hóa gia đình của người Raglai ở huyện
Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Văn
hóa của mỗi tộc người luôn là một tài sản quý giá, cần được tôn trọng, giữ gìn
và phát huy trong đời sống hiện nay. Văn hóa gia đình truyền thống của người
Raglai ở huyện Bác Ái đã đóng góp vào sự đa dạng, phong phú và độc đáo của nền
văn hóa chung của tộc người Raglai ở Việt Nam. Việc đưa ra những khuyến nghị
nhằm phát huy các giả trị văn hóa tộc người đòi hỏi phải phù hợp với những chủ
trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt là phù hợp với nguyện vọng thực sự của đồng bào. Đây là quan điểm trung
tâm cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong đời sống văn
hóa gia đình của người Raglai, cụ thể như:
Phát
huy giá trị luật tục truyền thống của người Raglai trong xây dựng huơng ước, quy ước thôn nhằm
góp phần thực hiện tốt Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, góp phần quan trọng làm chuyển biến mạnh mẽ kinh tế - văn hóa - xã
hội các thôn trên địa bàn huyện Bác Ái.
Để việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới đạt kết quả cao hơn, gắn bó mật thiết với người Raglai,
cần thiết phải xây dựng nội quy Quy ước văn hóa thôn gắn với bản sắc văn hóa
truyền thống của người Raglai, để bà con hiểu và dễ thực hiện.
Vai trò luật tục trong đời sống của
người Raglai là điều kiện không thể chối bỏ. tuy nhiên một số hình thức phạt vạ
quá lớn so với một số người lỡ lầm vi phạm. Mức phạt khi xử phạt lại cao hơn
nhiều so với mức quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà pháp luật cho
phép. Mặt khác, theo xu thế hiện nay, luật tục được đưa vào hương ước, quv ước
văn hóa mang tính giáo dục, vận động là chính. Vượt tầm hương ước. quy ước có
văn văn bản pháp luật xử lý theo quy định. Vì vậy, nên nghiên cứu để bỏ bớt cho
phù hợp quy định pháp luật.
Để xây dựng được quy ước văn hóa cho
người Raglai cần có sự hiểu biết về phong tục tập quán, về luật tục, yếu tố tâm
linh đã ăn sâu vào suy nghĩ, hành động của người tại chỗ. Qua đó, kết hợp với
các quy định của pháp luật hiện hành làm cho nội dung quy ước văn hóa có sự
đồng thuận cao trong xây dựng cũng như trong tổ chức thực hiện. Trong vấn đề
này cần chú ý hai điểm sau:
-
Phát huy vai trò của trưởng tộc, người có uy tín
Xuất phát từ bối cảnh một xã hội
chưa phát triển, nhận thức con người về thế giới tự nhiên còn hạn chế, tín
ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh bao phủ cuộc sống cộng đồng nên luật tục
truyền thống của người Raglai mang đậm yếu tố tâm linh. Với tín ngưỡng đa thần,
vạn vật hữu linh, thần linh ở khắp mọi nơi trên tầng trời, giữa tầng không
gian, trên mặt đất, dưới lòng đất, từ nương rẫy đến con suối, dòng sông, cây đa, ụ gò mối… đều có thần linh ngự trị.
Đối
với các công trình xây dựng, cảc các công trình công cộng phục vụ cho người
Raglai ở địa phương, khi khởi công xây dựng phải có trưởng thôn, người có uy
tín, người già và đại diện nhân dân địa phương tham dự. Người có uy tín (am
hiểu phong tục cúng bái) là người đừng ra xin thần linh cho sử dụng chỗ đất này
để xây dựng công trình phục vụ cho bà con địa phương. Khi người có uy tín (am
hiểu phong tục cúng bái) đứng ra làm lễ thì nhân dân yên tâm vì thần linh, ông
bà đã chấp thuận làm công trình này để bà con sử dụng. Công trình được thần
linh cho phép là có yếu tố tâm linh, việc vận động bà con tham gia giữ gìn bảo
vệ trong quá trình sử dụng sẽ được bà con hưởng ứng. Ngược lại, công trình do
nhà thầu tự khởi công thì không liên quan gì đến bà con, dù là công trình để
phục vụ bà con.
-
Tôn trọng tính “thiêng hóa” trong luật tục Raglai
Vạn
vật được “thiêng hóa” đã ăn sâu vào đời sống tâm linh tộc người nên trong sinh
hoạt, trong sản xuất, người Raglai đều làm lễ cầu cúng mỗi khi bắt đầu công
việc. Trong việc xét xử bất kỳ việc lớn hay việc nhỏ, lỗi nặng hay lỗi nhẹ,
ngoài của cải mà người phạm tội phải bồi thường cho người bị hại, mức phạt bao
giờ cũng kèm theo tễ vật dùng vào việc cúng tạ thần linh, tổ tiên ông bà, tẩy
rửa tội lỗi của người phạm tội. Với tội nhẹ đôi khi chỉ “rượu rót ra tô, gà xem cái lưỡi” (Tapai sa-ừq jaluq, manũq iaq cal), cúng
thần linh trước, con cháu ăn uống sau. Tội nặng thì theo loại tội, mức độ mà có
hình thức phạt khác nhạu.
Yếu
tố “thiêng hóa” không chỉ thể hiện ở đất trời, núi rừng, sông suôi, cây đa, bến
nước, ngôi nhà truyền thống mà cả đến mọi vật dụng thông thường của người Raglai
như các vật dụng dùng trong nghi lễ cầu cúng (chén đồng, chén bạc, mâm có chân, Mã la, ché cổ), cái lò rèn, cái rựa,
cái nỏ... Bât cứ thứ gì mà họ đã xin thần linh chứng giám thì sẽ không còn là
vật bình thường nữa. Cây lúa, cây bắp trên đồng họ cũng cầu cúng thần linh cho
tươi tốt. Khi thu hoạch, họ phải đê riêng để cúng đầu lúa, đầu bắp mới. Người
vô tình hoặc cô ý lam hư vài bụi lúa, đừng nghĩ đó là việc giản đơn. Ở đây
không chỉ là giá trị vài bụi lúa mà hành vi của ta
đã xúc phạm đến thần linh, vì lúa này chưa cúng thần linh. Cái dao, cái rựa
bình thường thì không có gì đáng nói, nhưng nếu đầu năm, đầu mùa rẫy họ đã xin
thần lò rèn, thần lửa
cho hừng than, cho mài sắc bén để đi phát rầy đầu năm. Người không biết dẫm đạp
lên, hoặc cầm lên bỏ đi chỗ khác là tổn thương đến thần linh, xúc phạm đến thần
linh của họ. Vì thế, trong quy ước cần thể hiện sự tôn trọng yếu tố “thiêng
hóa” của người Raglai, luật tục quy định cụ thể những điều “kiêng cữ” để moi
người biết mà tránh. Những cái riêng tư dù nhỏ của bà con, không ai được xâm
phạm. Mọi người trong cộng đồng đều phải hiểu và tôn trọng. Tuy nhiên, trong
cộng đồng dân cư có đan xen với người thuộc người đa số hoặc người thiểu số
khác, cần làm rõ yếu tố “thiêng hóa” trong quy ước để tránh hiểu lầm, gây mất
đoàn kết. Vận dụng các quy định, yếu tố “tâm linh” và tính “thiêng hóa” của
luật tục truyền thống người Raglai phù hợp với yêu cầu xây dựng quy ước văn hóa
mới, vừa phát huy giá trị luật tục, vừa gắn kết tâm lý cộng đồng để tổ chức thực
hiện thắng lợi Bộ tiêu chi quốc gia nông
thôn mới là giải pháp quan trọng có đặc thù trên địa bàn huyện Bác Ái.
Tiểu
kết chương 3
Dưới
tác động của nhiều nhân tố đa dạng, thiết chế gia đình của người Raglai đã và
đang có những biến đổi cả về cấu trúc bề mặt lẫn cấu trúc chiều sâu, phản ánh
sự đổi mới về nhận thức liên quan đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa và khuôn
mẫu gia đình, cũng như những nhu cầu về cách định dạng, duy trì và phát triển
gia đình trước đòi hỏi của xã hội hiện đại. Sự tan rã của gia đình lớn song
song với sự xuất hiện của các hình thái giản đơn của gia đình nhỏ hay còn gọi
là gia đình hạt nhân, với những nguyên nhân tạo lập riêng, cho thấy gia đình người
Raglai đã không nằm ngoài xu thế vận động chung của gia đình các dân tộc ở Việt
Nam.
Việc triển khai và thực hiện những
giải pháp mang lại tiến bộ trong đời sống văn hóa, phát triển
trong đời sống kinh tế của người Raglai ở Bác Ái còn nhiều khó khăn, gian nan
và lâu dài. Chính bản thân người Raglai và những người làm công tác quản lý phải
xác định không phải ai khác mà chính người Raglai là chủ thể gìn giữ, phát huy
bản sắc văn hóa người mình trong quá trình cùng cả nước xây dựng xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh.
KẾT LUẬN
Phần
kết luận ít nhất phải khoảng 4 trang em phải nêu được nội dung các tiểu kết. Nội
dung chính của từng chương
1.
Phần lý luận và cơ sở thực tiễn
Vai
trò gia đình trong xã hội; Gia đình là… văn hóa gia đình là…
Người
Raglai cư trú đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận, huyện Bác Ái là huyện miền núi, nơi
có tới 95% là người Raglai sinh sống. Đây là một vùng văn hóa đậm đặc các yếu
tố truyền thống Raglai, trong đó có văn hóa gia đình…
2.
Nội dung chính của chương 2: Cần nêu được đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, đặc
điểm cấu trúc gia đình của người Raglai (mẫu hệ, đại gia đình, tiểu gia đình)…
các chức năng, quy mô gia đình Raglai. Luật tục có còn đóng vai trò gì trong
việc duy trì văn hóa truyền thống, mâu thuẫn giữa luật tục và Luật hôn nhân,
gia đình?
3.
Nội dung chính của chương 3: Trong quá trình phát triển, với sự ảnh hưởng của
quá trình giao lưu, giao thoa văn hóa và sự biến đổi điều kiện sống, văn hóa
gia đình Raglai cũng đang có sự biển đổi mạnh… biến đổi chính là những gì?
4.
Kết luận cho cả 3 chương và ý kiến cá nhân gút lại những vấn đề quan trọng
nhất: Cần phát huy những giá trị văn hóa nào trong truyền thống gia đình
Raglai, phát huy bằng những biện pháp gì? Dự báo trong thời gian tới gia đình
Raglai sẽ như thế nào?
Từ việc nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về vấn đề văn hóa gia đình của người Raglai ở huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định rằng: gia đình có một
vị trí vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người cũng như trong tiến
trình phát triển của xã hội loài người. Với chức năng riêng mà không một thiết
chế xã hội nào có được. Dù cho các hình thức gia đình có thay đổi trong lịch sử
theo hướng phát triển đi lên thì vị trí và tầm quan trọng của gia đình đối với
xã hội không thay đổi.
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có nhiều gia đình tốt,
và ngược lại mỗi gia đình có nếp sống đẹp, có niềm vui và hạnh phúc sẽ góp phần
làm cho xã hội ngày càng tốt hơn. Xây dựng văn hóa gia đình của người Raglai ở
huyện Bác Ái, chính là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển.
Các giá trị văn hóa truyền thống gia đình tiếp tục được giữ gìn và phát huy,
kinh tế gia đình ngày càng phát triển, công tác bảo vệ và chăm sóc, giáo dục
trẻ em ngày càng được quan tâm hơn. Trẻ em được đến trường đầy đủ, được đảm bảo
quyền lợi và chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí. Tình trạng bạo lực gia đình
được hạn chế, tính dân chủ trong mỗi gia đình càng được nâng cao. Việc chăm sóc
phụng dưỡng người già được các gia đình quan tâm hơn. Tình yêu thương trách
nhiệm giữa các thành viên trong gia đình được thắt chặt. Ông bà, cha mẹ mẫu mực,
con chăú hiếu thảo, trên kính dưới nhường. Những nét đẹp truyền thống ấy đã
được kế thừa trong đời sống hiện tại từ phạm vi gia đình đến cộng đồng xã hội.
Mọi thành viên cùng nhau đồng tâm, gắng sức hướng tới xây dựng một gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng,
thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nói chung và người Raglai ở huyện Bác Ái nói
riêng.
Thiết chế gia đình của người Raglai là một trong những
hợp thành cơ bản nhất của tổ chức xã hội truyền thống, phản ánh sinh động nhiều
vấn đề khác nhau của văn hóa – xã hội tộc người. Thiết chế gia đình Raglai
truyền thống mang những đặc điểm của chế độ mẫu hệ kết hợp với tính nam quyền,
trong đó vừa đề cao vai trò lãnh đạo của người đàn ông, vừa bảo vệ chặt chẽ
những quyền lợi của phụ nữ và con gái họ.
Tuy nhiên
trong thời gian qua, văn hóa gia đình của người Raglai cơ bản là sự đan xen
giữa những nếp sống, phong tục truyền thống với những sinh hoạt kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội hiện đại được đem lại bởi các ảnh hưởng của giao lưu, tiếp
xúc văn hóa. Chịu sự tác động ấy gia đình người Raglai ở huyện Bác Ái cũng có
sự biến đổi theo chiều hướng tích cực đồng thời cũng có những hạn chế trong quá
trình biến đổi như: những hiện tượng tiêu cực gần đây như bạo lực gia đình và
tình trạng ly hôn, ly thân, cha mẹ thiếu thời gian giáo dục con cái, con cái ít
quan tâm đến cha mẹ, ông bà… là những vấn đề có tính thời sự và thách thức lớn
cho sự nghiệp xây dựng gia đình tiến bộ, ổn định và hạnh phúc
Vì vây, để
phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong giai đoạn mới đòi hỏi chính quyền
và toàn thể nhân dân phải quan tâm chăm lo, lành mạnh hóa hơn nữa các môi quan
hệ gia đình, một mặt để giữ vững truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của tộc
người, mặt khác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại
để phát triển.
Tóm lai,
luận văn đã đề cập và giải quyết tương đối có hệ thống vấn đề văn hóa gia đình
của người Raglai ở huyện Bác Ái trong giai đoạn hiện nay, trong thời gian tới để vấn đề này thực sự
phát huy có hiệu quả thì các giải pháp phải được thực thi một cách đồng bộ để
vấn đề xây dựng văn hóa gia đình góp phần quan trong vào sự thay đổi diện mạo
của quê hương Bác Ái trong sự phát triển kinh tế cũng như tiến bộ xã hội tạo đà
cho sự hòa nhập với đất nước và thế giới.