Hội thảo “Phát triển đô thị ở miền Trung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”



Hội thảo diễn ra dưới 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý; lãnh đạo các sở, ban ngành của các địa phương miền Trung. Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Hoàng Hồng Hiệp, quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho biết: Đô thị hóa là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vùng và địa phương. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa ở vùng Trung Bộ đã có những bước chuyển mạnh mẽ, nhất là ở khu vực phía Đông của vùng. Tính đến nay, toàn vùng Trung Bộ có TP Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương; 5 đô thị loại I trực thuộc tỉnh (Thanh Hóa, Vinh, Huế, Quzy Nhơn, Nha Trang); 7 đô thị loại II, 11 đô thị loại III, 15 đô thị loại IV và khoảng 140 đô thị loại V. Chuỗi đô thị lớn của vùng Trung Bộ gắn liền với khu vực ven biển phía Đông, nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế-xã hội. Hội thảo “Phát triển đô thị ở miền Trung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” Quang cảnh hội thảo. Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý đã trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển đô thị, đề xuất các giải pháp phát triển đô thị ở miền Trung, như: Quản lý rủi ro đô thị: Kinh nghiệm từ một số quốc gia và gợi ý chính sách đối với Việt Nam; chính quyền đô thị và vấn đề xây dựng chính quyền đô thị tại Việt Nam; đô thị hóa và phát thải khí nhà kính: Kinh nghiệm quốc tế; đô thị và bất bình đẳng thu nhập tại vùng Trung Bộ: Một phân tích kinh tế lượng không gian; phát triển bền vững đô thị ở vùng Trung Bộ trong bối cảnh mới… Tin, ảnh: VĂN CHUNG
văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn