Tiểu luận VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI JRAI Ở GIA LAI

 





 

  Tóm tắt: Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Do đó âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và ở Gia lai nói riêng là giá trị văn hóa dân gian tổng hợp nhiều loại hình, gắn với nghi lễ, lễ hội, trong đó cồng chiêng trước hết là linh khí để con người giao tiếp với thần linh trước khi giao tiếp với nhau. Vì lẽ đó, văn hóa cồng chiêng không đơn thuần chỉ là âm nhạc cồng chiêng, là nghệ thuật đánh cồng chiêng mà bao gồm cả không gian lễ hội, nghi thức đánh chiêng và điều kiện cụ thể cho việc sử dụng từng bài chiêng…

 

Từ khóa: không gian văn hóa cồng chiêng, đặc trưng văn hóa, Tây Nguyên.


I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm năm  dân tộc Kinh, Jrai, Tày, Mường, Bana, Nùng cùng chung sống chan hòa gần gũi xen kẽ lẫn nhau, tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, mặc dù vậy nhưng người Gia Rai còn bảo lưu được những giá trị văn hóa riêng của dân tộc mình.

Đặc biệt, người Jrai ở tỉnh Gia Lai họ bảo lưu rất tốt về không gian văn hóa cồng chiêng, nó mang ý nghĩa to lớn về đời sống tinh thần to lớn về đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai ở tỉnh Gia Lai nói riêng và cả người Jrai Tây Nguyên chung từ xưa mà cha ông để lại.

Văn hóa cồng chiêng của người Jrai ở tỉnh Gia Lai rất đa dạng phong phú, vì thế nhiều bài nghiên cứu đã được công bố và sách, báo đưa tin. Tuy nhiên, một bài tìm hiểu xoay quanh về vấn đề bảo tồn và phát huy nghệ thuật không gian văn hóa cồng chiêng của người Jrai tỉnh Gia Lai vẫn chưa có người tìm hiểu sâu.

Bài nghiên cứu không chỉ giới thiệu khái quát chi tiết làm rõ bản sắc văn hóa cồng chiêng người Jrai ở Gia Lai và còn đưa vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy nghệ thuật không gian văn hóa cồng chiêng đang đứng trước mặt nguy cơ mai một.

2. Mục đích nghiên cứu

Văn hóa cồng chiêng đã được tồn tại và phát triển đến hôm nay chủ yếu nhờ vào phương pháp múa từ thế hệ này sáng thế hệ khác. Mai một theo thời gian bởi các giao lưu công cụ nhạc hiện đại lấn át, theo thời gian các loại hình nghệ thuật tinh hoa làm cho nghệ thuật đánh cồng chiêng cũng sẽ mai một dần.

Việc bảo tồn, Giữ gìn và phát huy các nghệ thuật đánh cồng chiêng đặc biệt nghệ thuật đánh cồng chiêng người Jrai ở tỉnh Gia Lai.

Giúp cho người Jrai có thể hiểu hơn về giá trị văn hóa nghệ thuật đánh cồng chiêng có truyền thống đối với bản sắc riêng của dân tộc mình.

3. Lịch sử nghiên cứu

Từ những kết quả nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả, nhà khoa học trong và ngoài nước đã được công bố nhiều công trình về dân tộc học, lịch sử dân tộc người,... của người Jrai Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung trên hầu hết chỉ đề cập dến các sử học,... và thiên về ghi chép, mô tả cuộc sống của người dân bản địa.

4. Đối tượng nghiện cứu

Văn hóa Cồng Chiêng trong đời sống người Jrai ở Gia Lai

5. Phương pháp nghiên cứu

Cần tìm tài liệu liên quan và các nguồn tư liệu lịch sử, nghệ thuật múa cồng chiêng, văn hóa dân gian, dân tộc học, tôn giáo,... Tổng hợp thông tin đa dạng và thiết thực hơn.

Để thực hiện nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành phân tích về nghệ thật múa cồng chiêng người Jrai ở tỉnh Gia Lai, tổng hợp tư liệu và so sánh từ nguồn tài liệu thu thập được để đưa những bài viết thiết thực.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu học tập và giảng dạy.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài cung cấp thông tin giúp mọi người có cái nhìn đa chiều và khách quan, cũng như góp phần phát triển nghệ thuật văn hóa cồng chiêng Gia Lai.


 

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1. Đặc trưng văn hóa cồng chiêng

Nhạc cụ là những dụng cụ chuyên dùng để khai thác những âm thanh âm nhạc và tạo tiếng động tiết tấu, được sử dụng cho việc biểu diễn âm nhạc. Mỗi nhạc cụ có âm sắc riêng biệt về âm vang, có cường độ âm thanh riêng và âm vực khác nhau.

Cồng, chiêng là loại nhạc cụ biểu diễn nghệ thuật gắn liền với lịch sử, văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã có các giải pháp hữu hiệu bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa cồng, chiêng Tây Nguyên.

Khi nghe tiếng Cồng chiêng, chúng ta có thể phát hiện các tầng giai điệu được đan xen và đối ứng với nhau bên cạnh phần đệm hòa âm trong các bài bản liên quan đến lễ hội cúng bến nước, lễ hội mừng được mùa, lễ hội cầu mưa, nghi thức đón khách hay kết nghĩa... Âm thanh mở đầu của tiết tấu Cồng chiêng thường là chuỗi âm thanh tạo nên một tổng phổ âm nhạc vừa tinh tế, vừa đầy đặn và sâu lắng. Điều này cho thấy, Cồng chiêng Tây Nguyên là sự hòa quyện giữa hai loại nghệ thuật âm nhạc chủ điệu và đa điệu theo lối tư duy hòa âm được hình thành từ chính bản chất bồi âm đa thanh của tự nhiên. Đặc tính hợp tấu và hòa tấu của âm nhạc đã xác định tính diễn xướng tập thể của cồng chiêng qua mối quan hệ tương tác với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong dòng chảy lịch sử.

2. Giới thiệu về tỉnh Gia Lai

2.1. Thành phố dân số, dân cư

Năm 2021 dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt hơn 1.5 triệu người. Toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất với 713.403 người, người Gia Rai có 372.302 người, người Ba Na có 150.416 người, người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, tiếp theo là người Mường có 6.133 người, người Thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người.

 2.2. Giáo dục và Y tế

Giáo dục:

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai có 530 trường học phổ thông trong đó Trung học phổ thông 41 trường, Trung học cơ sở 229 trường, Tiểu học 226 trường. Bên cạnh đó còn có 236 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Gia Lai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

Y tế:

Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế, tỉnh Gia Lai có 5 bệnh viện, 2 chi cục (là Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và An toàn Vệ sinh Thực phẩm), 7 trung tâm y tế dự phòng, trường trung cấp y tế, trung tâm giám định sức khỏe và ban quản lý dự án đầu tư Chuyên ngành Y tế. Có 17 Phòng Y tế, 17 Trung tâm Y tế huyện, 17 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 220 xã, phường, thị trấn có y tế hoạt động, trong đó có 208 trạm y tế xã và 14 trạm y tế trung tâm cấp xã.

2.3. Phong tục lễ hội người Jrai ở tỉnh Gia Lai

Với những nét đặc sắc trong nghệ thuật đánh cồng chiêng, kèm theo đó là tín ngưỡng thờ cúng ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Lễ cầu mưa tại thôn Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện được duy trì thường xuyên hàng năm vào cuối tháng 4 Dương lịch, đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch thế mạnh của huyện nhà.

                                Hình 1: Lễ cầu mưa huyện Phú Thiện.

Mừng lúa mới là một phong tục lâu đời của đồng bào Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Yàng ban cho dân làng và tập tục cúng Yàng, cúng các vị thần trời đất, các thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm, thần mùa màng với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng. Năm nào cũng vậy, vào tháng 1-2 dương lịch, khi toàn bộ lúa chín ngoài đồng đã được thu hoạch hết, cũng là lúc người dân các làng chuẩn bị lễ vật để mừng lúa mới. Lễ mừng lúa mới là lễ hội mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh.

Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ pơ thi của người Bahnar và Jrai ở Gia Lai là lễ hội lớn nhất và tinh túy nhất của văn hóa lễ hội Tây Nguyên. Đây là một trong những lễ hội truyền thống và thiêng liêng, có ý nghĩa đưa tiễn linh hồn người chết về với tổ tiên. Lễ hội bỏ mả hàng năm thường diễn ra trong 3 ngày, khi mùa mưa vừa chấm dứt và luôn phải trải qua ba bước: Dựng nhà mồ, lễ bỏ và lễ rửa nồi (giải phóng linh hồn). Có thể nói lễ bỏ mả là một lễ hội không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn đầy chất nhân văn: Tái sinh cho người chết và giải phóng cho người sống khỏi những ràng buộc với người chết.

 

 

CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT CHUNG VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG NGƯỜI JRAI Ở TỈNH GIA LAI

 

1. Lịch sử hình thành

Cồng chiêng Tây Nguyên có tiếng anh là gong. Về nguồn gốc cồng chiêng có thể là “hậu duệ” của đàn đá trước khi có sự xuất hiện của đồng thì người xưa đã chế tác ra các nhạc cụ bằng đá, tre như đàn đá, cồng đá, chiên đá, tre…

Đến thời kì đồ đồng thì các nhạc cụ cồng chiêng đồng cũng theo đó mà ra đời. Từ thuở sơ khai tiếng cồng chiên được xuất hiện trong tất cả các lễ hội trong năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, xuống đồng, mừng lúa mới, hay trong một số buổi nghe khan tiếng chiên dài hơn đời người, âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người như là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên hay kết nối các thế hệ.

Cồng chiêng Tây Nguyên biểu hiện cho sự quyền lực và giàu có. Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên thì đằng sau mỗi chiếc Cồng chiêng điều ẩn chứa một vị thần chiếc Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực vị thần đó càng cao.

Đã có thời một chiếc chiêng có giá trị ngan bằng 2 con voi hay 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.

Cồng chiêng Tây Nguyên đã gióp phần tạo nên những sử thi đi vào những áng thơ ca đậm chất tây nguyên vừa lãng mạng vừa hùng tráng khẳng định giá trị tồn tại trên mãnh đất Tây Nguyên từ hàng ngàn đời nay.

2. Văn hóa cồng chiêng thể hiện trong đời sống văn hóa tinh thần người Jrai

Đến với Gia Lai vào mùa lễ hội, ta có thể hòa mình vào âm thanh cồng chiêng khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với đất trời, với tiếng lòng của đồng bào Jrai – những chủ nhân đang sở hữu Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo này.

Đồng bào nơi đây xem cồng chiêng là tài sản vô giá. Tiếng chiêng ngân vang trong mọi lễ hội, niềm vui, nỗi buồn, tiếng nói của tâm linh hay kể cả những sinh hoạt hàng ngày của họ đều được thanh âm của cồng chiêng truyền tải một cách tinh tế. Khi những bản hòa tấu cồng chiêng vang lên, những chủ nhân của Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng say sưa thể hiện bản sắc, vẻ đẹp từ các buôn làng, từ những con người mộc mạc, chất phác nơi vùng đất đầy nắng và gió.

Cồng chiêng là văn hóa độc đáo của người Jrai.  Từ ông bà, cha mẹ ngày xưa đã truyền lại cho con cháu. Bài chiêng này ý nghĩa là mừng lúa mới vì dân làng làm việc trong 1 năm có lúa mới ấm no. Giai điệu múa theo đúng nhịp của nó, thể hiện sự vui mừng.

Cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc của người Jrai. Đồng bào Jrai không được bỏ cồng, chiêng, nếu ai bỏ cồng, chiêng là như bỏ ông bà, cha mẹ mình vậy.

Mảnh đất Gia Lai dù đã trải qua nhiều đổi thay theo sự phát triển chung của đất nước, song Gia Lai vẫn giữ lại cho mình một vẻ đẹp hoang sơ vốn có của đại ngàn.

Nói đến Gia Lai, chúng ta không thể nào quên được với những trang sử thi hào hùng mà cũng rất đời thực; những tập tục, lễ hội đã gắn bó với người dân bản địa nơi đây từ bao đời nay, làm nên cái hồn của người dân Tây Nguyên và cũng là nét độc đáo riêng có ở Gia Lai.

Nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng Gia Lai được thể hiện rất đa dạng và độc đáo. Nghệ nhân Jrai có thể dùng cồng chiêng theo dàn, theo bộ cồng chiêng. Mỗi bộ có từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc, hoặc dùng đơn lẻ. Mỗi dân tộc một âm điệu, mỗi dân tộc một cách diễn tấu khác nhau.

Đó cũng là nét độc đáo, mang bản sắc riêng trong sử dụng nhạc cụ truyền thống của đồng bào Churu- một trong 3 dân tộc sinh sống lâu đời ở Lâm Ðồng. Khác với chiêng của người K’Ho, Mạ là bộ chiêng 6  thì chiêng của người Churu là bộ chiêng 3. Và trong dàn hòa tấu các nhạc cụ, trống có vai trò giữ nhịp làm cho lời dân ca thêm ngọt ngào, những vũ điệu dân vũ thêm uyển chuyển, nhịp nhàng.

Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hằng năm và luân phiên giữa các huyện có văn hóa Cồng chiêng của người Jrai.

Lễ hội Cồng chiêng người Jrai không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Gia Lai.

Đến với lễ hội Cồng chiêng ngoài thưởng thức các nghệ nhân trình diễn những vũ điệu kết hợp với tiếng Cồng chiêng mà còn được tham gia các hoạt động văn hóa khác như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Gia Lai.

Vào từng năm tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau. Cồng chiêng người Jrai không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".

3. Giá trị Văn hóa cồng chiêng thể hiện đời sống xã hội Người Jrai ở tỉnh Gia Lai

Ở phần lớn người Gia Rai Thì cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau cho mỗi sự kiện quan trọng những tiếng cồng chiêng kết hợp với những tiếng hò reo tạo nên không khí vui tươi những giai điệu đi theo họ từ lúc sinh ra (lễ thổi tay) gắn liền đời sống hằng ngày qua các lễ hội đến khi họ mất (lễ bỏ mả).

Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.

4. Cách đánh cồng chiêng

Người Jrai có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách đánh bằng dùi, một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng có hai loại, một loại dùi mềm và một loại dùi cứng.

Loại dùi mềm thường làm bằng gốc cây dứa dại khô hoặc làm bằng gỗ có bọc vải. Lọa dùi cứng thường làm bằng nhánh gỗ khô hoặc thân cây sắn tươi. Mỗi loại dùi chiêng khi tác động lên mặt chiêng tạo ra âm sắc chiêng khác nhau. Loại dùi mềm cho âm thanh tròn trĩnh, vang ngân, trầm hùng.

Loại dùi cứng cho âm thanh sắc nhọn, nghe có tiếng va chạm của kim khí và sự mãnh liệt của âm thanh. Còn cách đánh bằng cườm tay cho ta một cảm giác âm thanh xa xăm, bí ẩn.

Khi đánh chiêng, tay phải cầm dùi, hoặc cườm tay kích vào mặt chiêng tạo âm thanh, tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc rời khỏi mặt chiêng sẽ tạo ra âm chiêng (nốt nhạc chiêng).

Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tay phải và trái của người đánh chiêng sẽ tạo ra một âm chiêng hoàn chỉnh. Nhưng để có thể tham gia diễn tấu được một bài chiêng thì vấn đề còn phức tạp hơn rất nhiều. Mỗi thành viên tham gia vào dàn chiêng giữ vị trí một cao độ và tiết tấu khác nhau.

Do vậy họ phải nắm rất chắc thời khắc gõ chiêng của mình làm sao cho đúng thời khắc tiết tấu, đúng gai điệu, đúng âm sắc. Và điều kì diệu của bản nhạc chiêng chính là sự đồng cảm, sự tập trung, sự hào hứng của những "tâm thức chiêng" khi cùng nhau trình diễn một bản nhạc cồng chiêng.

5. Những bài nhạc cồng chiêng

Tiếng chiêng là tiếng nói của con người giao tiếp với thần linh. Để thỏa mãn tiếng nói giao tiếp ấy, các dân tộc ở Gia Lai đã sáng tạo ra rất nhiều các bài nhạc chiêng khác nhau. Mỗi bài nhạc chiêng ứng với một lễ thức, một tiết lễ trong lễ thức, mỗi lễ thức ứng với một dàn chiêng.

Lễ đâm trâu người dân Gia Lai sẽ chơi dàn chiêng honh chơi các bài Cheng, Spo, Pru là những bài chiêng hùng tráng như muốn mô tả những cuộc chiến đấu dũng cảm của các vị tù trưởng và dân buôn khi xảy ra chiến tranh bảo vệ lãnh thổ.

Lễ bỏ mả chơi dàn chiên Arap Vào đếm cuổi cùng khi mọi việc đã hoàn tất, con cái, người thân quỳ lại trước Pnang than khóc linh hồn người đã khuất và nói lời từ biệt linh hồn và mong linh hồn đừng quay về quấy rầy con cái. Khi ông thầy lễ dứt bài khấn, các chàng trai đánh bài chiêng Xoang. Bài chiêng có tiết tấu rộn rã cuốn hút mọi người vào vòng Xoang sôi động và vui vẻ.

Ngoài những bài chiêng đánh trong các lễ thức lớn như lễ Đâm trâu, lễ Bỏ mả, các dân tộc ở Gia Lai có có rất nhiều các bài chiêng đánh trong lễ Cúng bên nước, lễ Cúng cơm mới, lễ Dựng nhà, lễ Thổi tai, lễ Rước kpan, lễ Cúng đất v.v... Người Mnông Gar có các bài chiêng: Booc-ngăn, Rơ-le, Bar-đăn, Đol-rơ-la, Goong-Yowl, Táp-tốp, Tiêng, Par-mây. Người Ê-đê có các bài chiêng: Chiêng gọi buôn làng, Chiêng gọi hồn lúa, Chiêng ngày mùa, Chiêng Chi-ria, Chiêng thác đổ, chiêng Tông-gát. Người Cơ-ho có các bài chiêng: Voa-nắc (chiêng đón khách), Bắc-đơn, Pép-ê-zun (săn nai), Ti-tắp-tắp, Dăn pắc - Dăn Điếp, Chinh boch, Po-trim-po. Người Ba-na Rơngao có các bài chiêng: Kă-kơ-pô, Pơ juăr (đuổi ma)...

6. Giao lưu văn hóa cồng chiêng người Jrai

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được diễn ra năm 2018 tại Gia Lai:

Lễ hội Cồng chiêng nơi này được tổ chức hàng năm nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng nơi đâyđã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tại mảnh đất này mà còn cả với đất nước Việt Nam.

Festival Văn hóa Cồng chiêng năm 2018 diễn ra vào tháng 5 tại TP. Plei Ku – Gia Lai với sự tham gia của hơn 800 nghệ nhân của 11 cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

Theo đề án dự thảo, Festival Văn hóa Cồng chiêng lần này có những nội dung chính đặc sắc hấp dẫn như:  Lễ hội đường phố, Phục dựng một số nghi lễ, lễ hội truyền thống có yếu tố cồng chiêng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, Tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm, Diễn xướng sử thi Tây Nguyên, Hội thảo về bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng, Triển lãm, trình diễn trang phục dân tộc.

Đây là một lễ hội lớn mang đậm màu sắc nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch Tây Nguyên. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên.

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN  BẢO TỒN PHÁT HUY VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG NGƯỜI JRAI Ở TỈNH GIA LAI

1. Thực trạng

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng vẫn còn những thực trạng lo ngại như:

Một là, chưa có một đề án tổng thể, quy hoạch văn hóa cồng chiêng người Jrai cho bài bản, chiến lược. Qua báo cáo của các huyện ở Gia Lai, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý của các tỉnh đã vào cuộc nhưng chưa đồng bộ: về kinh phí, về các biện pháp, phương pháp thực hiện. Mục tiêu của các đề án, dự án đã triển khai thực hiện đã trúng và đúng nhưng chưa đủ. Chưa có một cuộc khảo sát và đánh giá tổng thể một cách thực chất về thực trang văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai hiện nay. Điều đó đòi hỏi phải có có giải pháp tổng thể, đồng bộ. Đó là phải Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xây dựng một đề án tổng thể, trong đó cần quan tâm đến nhu cầu của cộng đồng đối với di sản mà họ đang sở hữu. Trong bối cảnh 4.0, không thể đòi hỏi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai nói riêng phải quay trở lại như những gì trong quá khứ từng có, mà cần căn cứ vào thực tiễn cụ thể của mỗi địa phương để có những định hướng chung nhất, để những giá trị ấy không cần hiện hữu đầy đủ nhưng cũng sẽ không mất đi.

Hai là, chưa có hoạt động bảo tồn, quảng bá định kỳ. Trong 15 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên mới tổ chức được 5 kỳ Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào các năm 2007, 2017 (tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); năm 2009, 2018 (tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) và năm 2015 (tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Có thể nhận thấy các festival này chưa được định hướng thống nhất, chưa định kỳ, mà còn manh mún, tùy thuộc vào điều kiện của các địa phương, tỉnh nào thuận lợi thì làm và cũng không có quy định chương trình khung. Việc này đang rất cần sự chỉ đạo chính thức từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kỳ Festival Văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai được tổ chức định kỳ với những nội dung phong phú, thiết thực.

Ba là, chưa có một cú hích thật sự. Môi trường sống thay đổi, xuất hiện các yếu tố văn hóa mới đã làm thay đổi, mai một nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng, tác động không nhỏ tới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng, không gian diễn xướng bị mất hoặc thu hẹp. Chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, người có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản còn hạn chế và bất cập. Kinh phí hỗ trợ cho các đội cồng chiêng, đội văn nghệ, hỗ trợ trang phục, mở lớp truyền dạy còn hạn chế. Thiếu những quy định cụ thể về nội dung, mức chi hỗ trợ cho các nghệ nhân, cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. 

2. Đề xuất hướng phát triển và phát huy bảo tồn văn hóa cồng chiêng truyền thống người Jrai

Thiết nghĩ, ở góc độ quản lý nhà nước, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên:

(1) Chủ trì xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, trong đó cần phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của địa phương để các huyện ở Gia Lai có căn cứ triển khai thực hiện. 

(2) Có văn bản chỉ đạo chính thức để các tỉnh Tây Nguyên định kỳ tổ chức Festival cồng chiêng định kỳ 2 - 3 năm/lần luân phiên giữa các tỉnh với nhiều nội dung phong phú, khoa học, thiết thực, thu hút sự quan tâm không chỉ của khách du lịch mà còn thu hút giới khoa học trong và ngoài nước.

(3) Tham mưu với Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể (hằng tháng) đối với các nghệ nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng, nhất là đối với các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú. Có thực hiện những giải pháp căn cơ và đồng bộ nhưng cũng rất cụ thể như vậy, văn hóa cồng chiêng mới có thể phát huy tốt hơn nữa giá trị quý báu của mình trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa Tây Nguyên ngày càng phát triển bền vững.

IV. KẾT LUẬN

Hiện nay, kinh tế - xã hội phát triển đã và đang tạo ra sự biến đổi lớn về không gian, môi trường văn hóa, tác động sâu sắc đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc ở Gia Lai. Việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng trong bối cảnh đương đại là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp và cấp bách. Tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Sự thay đổi đời sống kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông - Nam Á” (năm 2009) và gần đây nhất là hội thảo “Bảo vệ và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” (năm 2018) được tổ chức tại TP Pleiku (Gia Lai), đã đưa ra nhiều giải pháp giá trị thiết thực. Trong đó, quan điểm và mục tiêu “đưa di sản thành tài sản” để người dân được hưởng lợi mang tính bảo tồn bền vững nhận được sự đồng tình của nhiều nhà khoa học và nghiên cứu văn hóa. Nếu bảo tồn chỉ dựa trên nguồn vốn ngân sách hạn chế thì rất khó, trong khi nếu biết huy động nguồn lực và sự chung tay của cộng đồng thì công việc này sẽ hiệu quả và lâu dài hơn. Khi di sản đem lại lợi ích vật chất và tinh thần thiết thực cho cộng đồng, người dân sẽ tự giác cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ, phát huy mà không cần hô hào, vận động.

Lễ hội Festival được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Tại đây, những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc ở tỉnh Gia Lai được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Cồng Chiêng ở tỉnh Gia Lai là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.

 

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn intenet:

1.    https://dulichvn.org.vn/index.php/item/gia-lai-giu-gin-di-san-cong-chieng-tay-nguyen-46491

2.     https://gonatour.vn/van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen.html

3.     https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-nhung-dieu-tran-tro-133459

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn