PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM




NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY; MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

 

Trong thời gian qua, kinh tế số Việt Nam phát triển mạnh cả về nền tảng hạ tầng và thị trường kinh doanh. Internet đã trở thành một phần thiết yếu của các ngành thương mại dịch vụ, như: ngân hàng, giao thông, y tế..., ước tính mức độ đóng góp của Internet là khoảng 2 - 3% GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tăng đến 40 - 50% GDP trong tương lai. Năm 2007, số người sử dụng Internet Việt Nam là 17,7 triệu người; đến năm 2020 đã tăng lên 68,17 triệu, xấp xỉ 70,3% dân số.

 

Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, năm 2020 nền kinh tế số Việt Nam đạt 14 tỷ USD, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á cùng với Indonesia. Theo Tập đoàn Miniwatts Marketing, Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới. Dự kiến đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam đạt 52 tỷ USD, bao gồm các lĩnh vực: Thương mại điện tử (TMĐT), du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.

 

Sự phát triển của nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:

 

1. Thuận lợi

 

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, thể hiện quyết tâm lớn trong định hướng, hành động và tận dụng mọi cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

 

Thứ hai, Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Với lợi thế dân số trẻ, cách thức tiêu dùng, có nền tảng toán học và công nghệ thông tin tương đối tốt, người Việt Nam lại yêu thích và nhanh nhạy tiếp cận với công nghệ mới, đây chính là chìa khóa thành công để thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam phát triển.

 

Thứ ba, nền tảng hạ tầng kinh tế số của Việt Nam khá thuận lợi cho việc chuyển đổi và ứng dụng sổ. Việt Nam có mạng lưới hạ tầng mạng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp và hiện đại không thua kém các nước tiên tiến trên thế giới. Tỷ lệ người dân sử dụng internet và điện thoại thông minh cao, nằm trong top đầu các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

 

Thứ tư, thời gian gần đây, các phát triển đa dạng, và có xu hướng hình thức của kinh tế số ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Xu hướng số hóa, chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số trên nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại đến giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, giải trí, quảng cáo và các dạng ứng dụng trực tuyến... Trong đó, TMĐT phát triển nhanh cả về quy mô lẫn hình thức.

 

Thứ năm, hệ thống chính trị và nền kinh tế vĩ mô Việt Nam luôn duy trì ổn định. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh và một nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, sự gia tăng thu nhập của người dân, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân. Đây thực sự là nền tảng thúc đẩy kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng phát triển.

 

Thứ sáu, dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam, bên cạnh những thách thức đồng thời cũng là chất xúc tác” thúc đẩy các doanh nghiệp và Chính phủ thúc đẩy nhanh chóng, tích cực, mạnh mẽ hơn quá trình chuyển đổi số, nhất là kinh tế số. Do tác động của đại dịch, kinh tế số không còn chỉ là sự lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia, doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam để tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình mới.

 

2. Khó khăn

 

(1) Hệ thống thể chế, chính sách cũng như các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi liên quan đến phát triển kinh tế số còn chưa đồng bộ và hiệu quả nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế số; (2) Cơ sở dữ liệu của nhiều bộ, ngành, địa

 

phương đang xây dựng còn manh mún và phân tán, không có sự kết nối liên thông; (3) Các doanh nghiệp kinh tế số ở Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài; (4) Kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng vẫn có một khoảng cách lớn giữa thành thị với các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, thiểu số của nước ta; (5) Nhận thức vùng xa, vùng đồng bào dân tộc của người dân và một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế số còn hạn chế, kỹ năng sử dụng internet tốc độ phát triển của công nghệ; (6) an toàn thấp và chưa theo kịp với Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Việt Nam đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông.

 

3. Một số giải pháp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới

 

Văn kiện Đại hội XII xác định, đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ trong 20% GDP, đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Để đạt mục tiêu trên, Văn kiện cũng nhấn mạnh yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế số, xã hội số.

 

 

 

Phát triển mạnh hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số...

 

Để phát triển kinh tế số ở Việt Nam, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

 

(1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số. (2) Đẩy mạnh cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, bao gồm việc xây dựng kết cấu hạ tầng dữ liệu quốc gia, xây dựng chiến lược quản trị số. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính như đơn giản hóa, số hóa, điện tử hóa, minh bạch hóa thông tin để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tập trung vào việc phát triển chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, giao dịch điện tử và TMĐT. (3) Hỗ trợ nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời chú trọng bồi dưỡng, phổ biến, trang bị kiến thức cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như thích ứng với hội nhập vào thị trường thế giới trong thời kỳ mới. (4) Khuyến khích và thúc đẩy mạnh việc thanh toán điện tử trong nền kinh tế. (5) Trang bị kiến thức, thống nhất tư tưởng và hành động về kinh tế số, từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ tư duy lãnh đạo quản lý cũng như điều hành kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế số. (6) Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số. Trong đó tập trung phát triển, thu hút các chuyên gia về công nghệ số, các doanh nhân số...

 

4. Công tác tuyên truyền số ở Việt Nam, cần chú trọng một số nội dung sau

 

Một là, thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng tuyên truyền những cơ hội, thách thức đặt ra đối với nền kinh tế số ở Việt Nam.

 

Hai là, tuyên truyền các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh nội dung đẩy mạnh cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số.

 

Ba là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về kinh tế số, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào nền kinh tế số, trước mắt là sử dụng các phương thức thanh toán điện tử hiện đại như quét mã QR, thanh toán bằng ví điện tử qua điện thoại di động, sử dụng các dịch vụ Internet Banking của hệ thống ngân hàng....

nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

 

 

 


văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn