1. Lễ hội Kate
Thời
gian: tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 Cham lịch, rơi vào khoảng cuối tháng
9 đầu tháng 10 Tây lịch
Ý
nghĩa: tưởng nhớ các vị nam thần (Ppo Klaung Giray, Ppo Rome...), tưởng nhớ ông
bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì
Chu trình và các tiểu lễ:
Ở các đền tháp:
là nơi diễn ra lễ hội chính thức và long trọng. Có 3 đền tháp đó là đền Ppo Inư
Nưgar ở palei Hamu Tanran - Hữu Đức, tháp Ppo Klaung Giray, Ppo Rome ở palei
Thwơn - Hậu Sanh. Lễ hội được tổ chức cùng một lúc ở 3 địa điểm trên, cùng ngày
giờ và cách hành lễ.
Các lễ gồm: lễ rước
trang phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm thần, lễ mặc trang phục, cúng thần.
Thành
phần ban tế lễ ở các tháp cũng giống nhau gồm: Ppo Dhia - Cả sư làm chủ lễ, Ong
Kadhar kéo đàn rabơp và ngâm thánh ca, Muk Pajuw - bà bóng dâng lễ vật lên các
vị thần, Camưnei - ông từ chủ trì lễ tắm tượng và một số vị paseh phụ lễ.
Lễ
vật dâng cúng: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 5 mâm cơm, canh cúng
và thịt dê, 1 mâm cơm muối vừng, 3 cỗ bánh gạo và hoa quả, còn có rượu, trứng,
trầu cau, xôi chè...
Lễ Rauk au khan Ppo Yang
(rước trang phục): tất cả các trang phục của vua chúa thờ ở các đền tháp đều do
người Raglai cất giữ, vì họ được xem như là em út, theo chế độ mẫu hệ con út được
thừa kế tài sản, giữ gìn gia bảo và phụng sự tổ tiên. Đến Kate, người Chăm làm
lễ đón rước người em Raglai chuyển trang phục về lại các đền tháp. Tại lễ còn tổ
chức múa lễ mừng.
Lễ Pơh bbơng Yang
(mở cửa tháp): sau khi kết thúc lễ rước trang phục, các tu sĩ xin phép Ppo
Ginwơr Mưtri (thần Shiva) làm lễ mở cửa tháp ở trước cửa tháp. Lễ vật cúng gồm
rượu trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các hương vị khác.
Lễ Mưnei Yang (tắm tượng
thần): diễn ra bên trong tháp, lễ này gồm ban tế lễ đã nêu trên thực hiện.
Camưnei sẽ là người tắm pho tượng, sau đó mọi người cùng làm. Các tín đồ lúc
này sẽ lấy nước từ thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khỏe,
tài lộc, may mắn.
Lễ Angwei khan aw Ppo Yang
(mặc trang phục cho tượng thần): lễ được tiến hành theo lời ngâm thánh ca của
Ong kadhar
Lễ Mưlieng Yang
(cúng thần): Ppo dhia làm chủ nghi lễ, muk pajuw dâng lễ, ong kadhar hát mời
các vị thần có công với dân với nước về dự lễ, như Ppo Inư Nưgar, Ppo Klaung
Giray, Ppo Par... Có khoảng trên 20 vị thần được mời để dự lễ. Lễ mưlieng Yang
kết thúc bằng hội với điệu trống ginơng, kèn xaranai với những giọng hát dân
ca. Đến khoảng đầu giờ chiều thì lễ kết thúc.
Sau
đó, lễ hội tiếp tục ở các palei Cham với các điệu múa hay bóng đá ở sân bóng
palei, đêm thường có tổ chức diễn văn nghệ.
2. Lễ hội Xuk Yơng (Kinh
Hội)
Thời
gian: được tổ chức 3 năm một lần, luân phiên tại các sang mưgik (thánh đường)
trong ngày thứ sáu, nên mới gọi là xuk yơng (xuk - thứ sáu, yơng - vòng hay
xoay vòng), diễn ra vào tháng 11 hay tháng 12 Hồi lịch.
Ý
nghĩa: là lễ của Cham Awal, là dịp các chức sắc tín ngưỡng của Cham Ahier và
Cham Awal họp mặt bàn về phương thức phong tục hay lịch pháp trong 3 năm đã
qua.
Diễn
tiến: Sau khi các chức sắc họp bàn, các Ppo Acar (Pô Chan) làm lễ cầu kinh
trong thánh đường. Mỗi gia đình trong palei, mỗi nhà có tu sĩ acar đều đội mâm
lễ vật (cơm canh, bánh trái) đến sang mưgik để tu sĩ hành lễ. Các gia đình cũng
thường chuẩn bị quà bánh để tiếp đón bạn bè người thân đến chơi. Một lễ hội náo
nhiệt của các palei Cham với việc tổ chức thể thao, văn nghệ ca múa nhạc.
3. Lễ hội Ramưwan
Thời
gian: tháng 9 Hồi lịch.
Ý
nghĩa: lễ hội còn được gọi là bilan bbơng muk kei - tháng cúng gia tiên hay
bilan ơk - tháng chay niệm. Ramưwan là từ đọc trại từ Ramadan (tháng 9 Hồi lịch),
nên đây đồng thời cũng là tháng chay niệm của cộng đồng tín đồ Islam trên thế
giới. Lễ hội Ramưwan mang một sắc thái rất riêng của cộng đồng Cham Awal
Diễn
tiến: Diễn ra trong 1 tháng. Ở 3 ngày đầu thường tổ chức lễ hội như: Nau ghor
(tảo mộ), iew muk kei (cúng gia tiên), và bbơng ơk - chay niệm tại sang mưgik.
Nau
ghor: lễ tảo mộ được tổ chức theo từng tộc họ, từng palei, với trang phục chỉnh
tề và các lễ vật như bánh trái, ấm trà, rượu, trứng. Lễ bao gồm việc làm sạch cỏ,
vun đất mộ, Ppo acar làm lễ tẩy uế mộ và mời tổ tiên dự lễ iew muk kei.
Iew
muk kei: sau khi nau ghor, họ chọn nơi trang trọng trong nhà và lập danauk (bàn
tổ), dâng lễ vật cúng tổ tiên. Trong ngày này, các thành viên gia đình đều họp
mặt đông đủ, cầu khấn cho tổ tiên phù hộ độ trì. Kết thúc lễ này, bà con bạn bè
sẽ dự lễ ăn uống, chúc tụng cho nhau.
Trong 3 ngày đầu thường tổ chức hội như giao
lưu bóng đá, văn nghệ, trò chơi dân gian...
Bbơng
ơk: Sau 3 ngày lễ hội vui vẻ, các palei sẽ trở về không khí trang nghiêm của
tháng chay tịnh và thực hiện các lễ tẩy thể, cầu kinh ở các sang mưgik.
4. Lễ hội Rija Nưgar
Thời
gian: là lễ tống ôn đầu năm nên Rija nưgar diễn ra vào đầu năm Cham lịch. Lễ hội
diễn ra trong 2 ngày, Cham Ahier tổ chức lễ hội vào ngày thứ tư, thứ năm, còn
Cham Awal tổ chức ngày thứ năm, thứ sáu trong tuần.
Ý
nghĩa: là lễ hội quan trọng của cộng đồng Cham Ahier và Cham Awal, nhằm tống khứ
những cái xấu, năm mới đón nhận cái lành về cho palei, đón nhận những cơn mưa đầu
mùa và bước vào vụ mùa trồng trọt mới.
Chu trình lễ:
lễ được tổ chức trong kajang (nhà lễ), một cửa hướng về phía Đông, cách trang
trí bên trong như không gian thánh đường sang mưgik. Ngày đầu cúng lễ cho Yang
biruw (thần mới - Allah, Mohamad), ngày sau cúng các Yang klak (thần cũ - Ppo
Inư Nưgar, Ppo Klaung Giray...).
Lễ
diễn ra trong 2 ngày: Tamư di jip, tabiak di xuk - Vào thứ năm, ra thứ sáu; hay
Tamư mưnuk tabiak pabaiy - Vào (cúng) gà, ra (cúng) dê; hay Tamư Ppo biruw
tabiak Ppo klak - Vào thần mới, ra thần cũ.
Lễ vật: gà, dê, 5 mâm cơm canh bánh trái, trầu
cau, rượu, trứng... Trên bàn lễ còn 2 lễ vật quan trọng là lửa và nước.
Thầy
làm lễ: Ong ka-ing mặc áo đỏ múa đạp lửa, lên đồng; 3 Ong mưdwơn mặc áo trắng vỗ
baranưng và ngâm thánh ca, 2 nghệ nhân đánh trống ginơng, 1 nghệ nhân thổi kèn
xaranai.
Hệ
thống thần: người Chăm theo đa thần, các palei sẽ cúng vị thần của họ trước các
vị thần khác. Hệ thống các thần gồm: Ppo Tơng (thần mới), Ppo Tơng Ahauk, Ppo
Gahluw (thần trầm), Cei Thun, Cei Dalim, Cei Haniim Par (Par?), Cei Xit... (còn
rất nhiều, xem thêm "Lễ hội của người Chăm" - Sakaya, trang 80)
Lễ
được tổ chức khá sôi động với lễ múa roi, múa chèo thuyền, múa đạp lửa, múa lên
đồng và thường có rất nhiều người đến xem và hò reo ở mỗi đoạn đặc biệt của lễ.
Ngày hôm sau cũng thực hiện lễ cúng như hô trước, có thê lễ tiễn đưa hình nhân
(palau xalih - " thả đổi" hay thả hình nhân thế mạng). Hình nhân được
làm bằng bột gạo sống gồm 2 tượng trưng cho đàn ông và 2 tượng trưng cho đàn
bà, hình trâu bò, heo, rắn... đặt trên tra đan tre. Hình nhân được tạo thành
trong lễ nặn hình nhân, sau đó sẽ có lễ tiễn hình nhân thế mạng, hoán đổi cho
dân làng, mang đi cái xấu, bệnh tật, thiên tai năm cũ, đón nhận năm mới mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ palau xalih được thực hiện ở ngã 3 đầu làng hay
thả trôi sông và kết thúc lễ Rija Nưgar.
Ở mỗi palei, tiểu tiết lễ có thể có sự khác
biệt.
Phần II. Lễ hội nông nghiệp
Hoạt động chính: cũng như các hoạt động của cộng đồng DTTS Tây
Nguyên, cộng đồng người Cham với các hoạt động văn hóa, lễ hội liên quan đến
nông nghiệp, trải dài theo "hành trinhg" phát triển của cây lúa, từ
giai đoạn cây gieo, giai đoạn cây lúa đẻ nhánh đến khi mùa màng được thu hoạch
1. Lễ dựng chòi cày:
là một lễ mở đầu công việc đồng áng hàng
năm của người Cham, lễ được thực hiện trên thửa ruộng của từng gia đình. Thầy
cúng lễ là Hamu ia hoặc Camưney, người nông dân sắm sửa lwx vật ^ dâng cúng các
vị thần linh (thần mẹ xứ sở, thần đất, thần núi, các vị klhẩn hoang tiền hiền...)
với ý nguyện cầu mong cho mưa thụcc gió hòa, mùa màng được tốt tươi...
Khoảng một tháng sau ngày ruộng lúa được gieo thì người nông dân
Cham tiếp tục làm lễ cúng cho cây lúa đẻ nhánh/,lễ vật cúng cho lễ này tương tự
như lễ cúng dựng chòi cày nhưng thần linh cầu cúng cho lễ này chủ yếu là Thần Mẹ
Xứ Sở Po Inư Nưgar. Đếncái ngày cây lúa ra bông kết hạt thì người ta tổ chức nlễ
cúng lúa (padai pok tian) , người nông dân sắm sửa đầy đủ lễ vật dâng cúng các
vị thần^ ca hát những bài thánh ca ca ngợi công đức của các vị thần Mẹ đã có
công dạy người
trồng
lúa ...^ca ngợi công đức của các vị thần cho mùa màng được bội thu_
2. Lễ thu hoạch lúa
(iew yang trun yuak), vào tháng II lịch chăm là thời gian người nông dân Cham
thu hoạch, người ta chọn ngày tốt để xuống đồng gặt lúa; bó lúa đầu tiên của buổi
khai lễ là bó lúa "làm giống" cho mùa màng sau...
3. Lễ "da a patai tagok lau" (Sau ngày thu hoạch) đây
là nghi thưc cuối cùng của công việc đồng áng, ý nguyện là tạ ơn các vị thần, tổ
tiên đã phù hộ cho họ thóc lúa đầy bồ...
Các nghi lễ căn bản của Nông nghiệp người Chăm cho chúng ta thấy
người nông dân Cham rất chăm lo đời sống tinh thần , những lễ hội đã thường
xuyên diễn ra theo sát chu trình phát triển của cây lúa cho us ta thấy nông
nghiệp đã có những gắn liền với cuộc sống, người nông dân Cham thương yêu, trân
trọng cây lúa như chính cây lúa là một phần quan trọng của cuọc sóng...
4. Lễ Cầu đảo
Là một lễ liên quan đến cầu mưa, cầu nước của người Cham, được tổ
chức vào tháng 4 Chăm lịch, lễ được tổ chức tại các cửa biển như: cửa biển Lâm
Ngư (Phương hải, Ninh Hải)_cửa biển Cà Na(Phước Diêm, Ninh Phước)_cửa biển Mỹ
tân (Mỹ Tườngng, Ninh hải).Đây là lễ cúng chung cho cả cộng đồng , chăm Ahiêr lẫn
Chăm Awal...
Là một lễ cúng chung cho
các vị thần Chăm như các vị Balamôn, các thần Hồi giáo-Bani, các thần sông, thần
biển... các vị chức sắc cúng lễ như tu sĩ Pasel của nhóm Chăm Ahiể, tu sĩ Acar
của nhóm CHăm Awal, thầy cúng tín ngưỡng dân gian như Kadhar(thầy kéo đàn
Rabap), thầy Mưduôn (thầy vỗ trống Baranưng), thầy ka-in (thầy bóng), Muk
Pajau, ông cai đập, ông Cai mương (hamu ia)...
Lễ cầu đảo bao gồm nhiều tiểu
lễ với nghi thức trang nghiêm riêng, người dân sắm sửa cho các ngày diễn ra lễ
và mời những vị tu sĩ, sư thầy, Bà bóng, để thực hiện việc cúng các vị thần, với
nghi thức đọc kinh và cầu Thánh về hưởng lễ, thầy bóng, Bà bóng thì múa phụ họa;
dân làng thì van vái, cầu khẩn các vị thần ban cho dân làng mưa thuận gió hòa,
mùa màng được thuận lợi...
- Ý
nghĩa: như là một nghi thức từ xưa đến giờ, cứ đên tháng 4 lịch Cham la trong mọi
nẻo thôn làng đều rộn ràng hội hè đến gõ cửa từng nhà,trong từng palei; trong
cái nắng oi bức như thế,từ bãi trống đầu làng đến mỏm núi đầu sông,bờ biển của
các làng Cham đều diễn ra những lễ hội thu hút đông đảo tập trung không chỉ giới
chức sắc tu sĩ, mà lôi kéo được cả dân làng, từng thôn và từng khu vực tham
gia;người dân tổ chức lễ hội trong cái nắng hè oi bức, cũng là mùa cầu mưa cầu
nước của dân làng Chăm với khát vọng cầu được nước hằng ngày , và một cuọc sóng
ấm no hạnh phúc...
5. Lễ chặn nguồn nước:
Sau khi làm lễ cầu đảo, trời bắt đầu ban mưa cho dâng làng cày cấy.
Để tránh mưa nhiều, gây lũ lụt thì người Chăm còn tổ chức làm lễ chặn nguồn nước(kap
kruang halau). Lễ đuwocj thực hiện tại các cửa sông lớn, nghi thứ lễ diễn ra ở
cả hai cộng đồng người Chăm Ahiêr và Chăm Awal..
- Vật cúng cho lễ là 5 mâm cơm &xôi chè
- nghi thức lễ rước gậy rao giảng Kinh từ thánh đường (sang
mưgik)đến cửa sông.09 vị tu sĩ Acar mặc áo đen sẽ đọc kinh Coran cầu nguyện
Thánh Alla, xin đừng cho mưa nhiều gây lũ lụt, sau lễ kết thúc, tất cả tu sĩ
Acar ở trần,lội xuống sông làm lễ "té nước" ^ kết thúc nghi lễ.
Ý nghĩa: lễ chặn nguồn nước là một trong nhiều lễ hội hè của người
dân Chăm, qua đó gắn kết con người hiện hữu với cuộc sống tâm linh, mọi người
tham gia lễ hội đông vui, và nhiệt huyết, cho chúng ta thấy được tín ngưỡng tôn
giáo của họ và khát vọng vầ một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc
6:
Lễ tế Trâu:
Lễ
tế Trâu là loại lễ nghi cúng tế lớn nhất trong hệ thống lễ nghi Nông nghiệp của
người Chăm. Lễ được tổ chức 07 năm một lần. Lễ vật cúng là một Trâu trắng tại
núi đá trắng( cơk yang patau) thuộc thôn Như Ngọc- Ninh Phước- Ninh Thuận. Đây là
một lễ hội mang tính khu vực, từ lâu đã trở thành phong tục tín ngưỡng của người
Chăm,&chu kỳ lặp lại cứ 07 năm một lần, người Chăm tổ chức lễ cúng Trâu tại
Núi Đá Trắng, với mong muốn có được cuộc sống yên bình trong từng nhà và trong
từng con ngõ Palei....
3. HỆ
THỐNG LỄ HỘI CÚNG TẾ THẦN LINH:
3.1:
LỄ PUIS
Hoạt động chính: Sau khi được Thầy Kadhar ấn định ngày tháng tổ chức
lễ, thì bà con trong tộc họ nô nức cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng
này. Ngày đó, từ sáng sớm tộc họ tập trung đông đủ tại nhà được tổ chức lễ. Mọi
người phân công, chia tay nhau ra làm mỗi người một công việc. Sau khi lễ vật đựơc
sắm sửa đầy đủ và sắp xếp theo mâm lễ thì Thầy kéo đàn
Rabap và Bà bóng sẽ làm chủ lễ chính. Muk pajau khấn vái mời thần
linh, po trauk, patra trình lễ...
Sau
lễ cúng mời các vị thần,tổ tiên trong nhà, thì Thầy Kadhar& Muk pajau bắt đầu
cúng mời đãi các vị thần linh sau:
-Po Ginôr mưtri
-Yang di sang
-Po Inư Nưgar taha
-Po Inư Nưgar Hamu Ram
-Po Inư Nưgar Hamu Ram
-Po Par
-Po Rame
-Po Thun Garai
-Po Garai phauk
-Cey Thuơr
-Po Yang In
-Po Tang,Po Galau
-Po Riyak
-Po Dam
-Po Trauk, Po patra
Mỗi vị thần khi được mời về dự thì cùng lúc Thầy Kadhar kéo đàn
Rabap hát bài thánh ca, Muk pajau sẽ rót rượu cầu khấn và dâng lễ vật. Bà con dự
lễ cũng cầu khấn cho các vị thần vui lòng hưởng lễ vật của dòng họ dâng cúng mà
phù hộ-che chở cho tộc họ.
- Múa dâng lễ các vị thần linh:
tiếp theo lễ đãi thần linh thì Muk pajau còn múa dâng lễ, Thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát mời thần, Muk pajau múa
nhún nhảy & dâng lễ vật mỗi vị thần một khay trầu (thôn hala)&1 ché rượu
cần, những điệu múa hòa vào tiếng trống kèn và tiếng vỗ tay nhiệt thành của những
người tham gia lễ tạo nên một sắc thái riêng, mang màu sắc của lễ Puis. Đây là
một lễ của các Tộc họ thuộc các làng thờ tháp Po Rame, Hậu Sanh, Mỹ Nghiệp,
Vĩnh Thuận...;lễ đựợc tộc họ tổ chức theo định kỳ 01, 03 or07 năm một lần, với
nghi thức cúng để trả lễ & thết đãi thần linh ...
Cũng như ở lễ tễ Thần Po Rame, ở các Tôc họ thờ tháp Po Klaung
Galai (Phước Đồng, Hòa Trung, Hiếu Lễ...) thì lại có lễ "Payak";lễ được
tổ chức có cùng chung ý nghĩa, mục đích với lễ Puis...; lễ thết đãi thần linh với
mong muốn mọi người trong Tộc họ có được một cuộc sống ấm no, thịnh vượng.
Cả hai lễ Puis và Payak thực sự đã trở thành ngày
hội của Tộc họ; ngày lễ hội mừng đc mùa, mừng con cháu đầy đàn no ấm, biểu hiện sự giàu sang phú quý của Tộc họ ; và Tục lệ đã
trở thành phong tục tín ngưỡng; hàng năm khi đến chu kỳ thì Tộc họ phải thực hiện
lễ cúng trên
Lễ tế Trâu tại
Tháp Po Klaung Galai
Nghi lễ cả lễ này người ta
cúng nguyên con Trâu khiêng lên dâng cúng tại Tháp (hình
thức cúng giống như ở lễ thết đãi thần linh Payak), mọi người trong tộc họ chứng
kiến lễ cùng tham gia ca hát nhảy múa...
Ý nghĩa:Lễ cúng trâu để thết đãi thần linh đc tộc họ tổ chức 07
năm/ 1lần đôi khi cũng đem lại một làn sống mới cho bà con trong Tộc ,và là dịp
để mọi người sinh hoạt bên nhau...
Lễ tế Trâu diễn ra tại Tháp dẫu có linh đình và long trọng thật,
nhưng thiết nghĩ cuộc sống của những người dân Chăm lương thiện đã có những
tháng ngày goi là "chay tịnh" thì viêc tế Trâu theo mình thì không thực
sự cần thiết nữa, và giá như có thể bỏ qua được các nghi thức này...
LỄ HỘI CHĂM Ở THÁNH ĐƯỜNG (SANG MƯGIK)
Lễ hội Chăm ở Thánh đường là một biểu hiện rõ nét nhất tín ngưỡng
lễ hội của người Chăm Awal- Chăm ảnh hưởng Hồi giáo
Mặc dù được đồng hóa bởi bản
sắc bản địa nhưng những nguyên thủy của đạo thì vẫn còn ảnh hưởng
đậm, như họp lễ ngày thứ 6, mà ngày nay là "chu kỳ lễ ngày thứ 6" được
tổ chức 03 năm/ 1 lần, gọi là lễ "Suk yương"; được tổ chức vào tháng
11, hoặc 12 Hồi lịch;; ngoài việc các Tu sĩ Po Acar mở cửa Thánh đường làm lễ
và cầu Kinh,thì cũng là dịp họp mặt của các Chức sắc- Tín ngưỡng của Tôn giáo
Chăm Ahiêr & Chăm Awal, đồng thời là dịp thể hiện các công viêc của Hội đồng
phong tục...
Tín đồ Bà Ni
Chăm sinh hoạt ở Thánh đường, các nhà trong Palei cũng như các nhà có Tu
sĩ chuẩn bị lễ vật dâng lên Thánh đường
cúng và chúc tụng lẫn nhau, và hình thức sinh hoạt cộng đồng như bóng đá, văn
nghệ, ca múa hát ...đã làm cho ngày lễ Suk yương thực sụ trở thành ngày lễ cho
cả Cộng đồng ...
3.2. Lễ Ramưwan:
3.2.Lễ hội Ramưwan :
Lễ hội Ramưwan còn được gọi là lễ cúng gia
tiên hay lễ chay tịnh của người chăm Awal.
Lễ hội Ramưwan của người chăm Awal diễn ra
trong thời gian một tháng, trước khi vào lễ thường có lễ hội trong 3 ngày đầu.
Lễ hội diễn ra gồm 3 phần: lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên (kèm theo hội),và lễ
chay niệm.
-Lễ tảo mộ(nau ghôr):trước khi bước vào lễ Ramưwan,
người Chăm tổ chức đi tảo mộ; họ thường đi tảo mộ thành từng dòng tộc, theo từng
palei, với trang phục chỉnh tề và dâng lễ lễ vật đơn giản đến nghĩa địa từng
gia tộc để làm lễ, Po Acar làm chủ lễ...
-Lễ cúng gia tiên(ieu muk key), ngay sau khi tảo
mộ về, Po Acar liền đại diện cả tộc họ thực hiện lễ cúng gia tiên, mọi người
dâng bánh(bánh tét, bánh ít, sakaya...)lênn dâng cúng Tổ
Mọi người sum họp vui vầy bên nhau bên bèn thờ
tổ tiên, mong sẽ được Tổ tiên che chở phù hộ cho từng thành viên trong tộc họ
được yên ổn.
Trong 3 ngày diễn ra lễ cúng gia tiên của người
chăm Hồi giáo Bàni thực sự là ngày hội mở đầu cho lễ Ramưwan, mỗi làng Chăm
Awal đều diễn ra các hoạt động văn hóa, đều tổ chức giao lưu bóng đá, văn nghệ,
các trò chơi dân gian.. Hội đã lôi kéo được nhiều thanh niên các palei chăm lân
cận và đây thực sự là ngày hội mở đầu lễ lớn của dân tộc Ramưwan.
Trong tháng Ramưwan, mọi người cùng nhau tập
trung tại thành đường trong suốt tháng, các Tu sĩ Po Acar sẽ không có
những
ngày về thăm nhà, họ phải ở lại cùng đọc Kinh, cầu nguyện ngày 5 lần, cùng ăn về
ban đêm...
Lễ ngày thứ 6(harey jamưah):trong tháng lễ
Ramưwan có 4 lần đọc lễ vaò ngày thứ 6, chủ lễ đọc kinh là vị Katip, lễ vào giờ
kinh vảhik -hướng về thánh mohamat,và thực hiện các lễ nghi ở Thánh đường; cho
đến ngày thứ 30 của tháng,thì ở thánh đường, mọi người đọc kinh Coran và cầu những
đều tốt lành cho dân làng; và thực hiện một số tiểu lễ; các tín đồ dâng mâm lễ
cúng thánh Alla % kết thúc lễ Ramưwan.
*** Ý nghiã
Lễ
hội Ramưwan là lễ hội lớn nhất của người chăm Awal, trong tyáng họ thực hiện việc
tảo mộ, lễ dâng cúng gia tiên và tháng chay tịnh như là lễ hội điển hình của
người Chăm Awal, tất cả mọi người khi kết thúc lễ hội đều thấy dâng lên một sức
sống mới.
5. LỄ RIJA
Lễ
nghi liên quan đến cộng đồng làng palei: Rija Nưgar
Lễ
múa trong phạm vi tộc họ và gia đình: lễ Rija Harei
5.1. lễ Rija Nưgar
Vào
những ngày đầu năm mới, người Chăm tổ chức lễ hội Rija Nưgar mừng năm mới và
đón nhận những điều mới cho dân làng &đón nước, cầu mưa; chuẩn bị cho việc
khai mương cày cấy.
Kể từ ngày đó(mồng một) cho đến hết thượng tuần
trăng tháng giêng là thời gian mở hội lễ Rija Nưgar. Khắp nơi làng chăm đều tổ
chức hội lễ Rija Nưgar. Người làng chăm Ahiêr thương tổ chức vào ngày thứ tư,
thứ năm &chăm Awal thì ngày thứ năm , thứ sáu trong tuần và bắt đầu bằng
các ngày lẻ (1,3,5,7) trong tháng giêng.
Trên bàn cúng được chia ra làm hai phần
"âm-dưong" và hai vật lễ quan trọng là "lửa-nước"., mọi người
dâng lễ vật cúng và cac thầy hành lễ, Người chăm có tục thờ đa thần , nhưng
quan trọng là làng nào cúng lễ thì thần làng của làng đó được mời cúng lễ đầu
tiên trong hệ thống thần linh chung ấy.
Lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn làm chủ lễ, vỗ
trống Baranwng rót rượu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy
ka-in dâng lễ vật và mùa phụ họa theo các nhịp trống, điệu kèn saranai... Cuối
cùng là lễ tiễn đưa hình nhân , với ý nghĩa sẽ
mang
đi những điều xấu xa, những cái không tốt cho dân làng, và đón một năm mới mưa
thuận gió hòa, mùa màng đc bội thu...
Rija Nưgar là một lễ hội lớn mang tính văn
hóa cao,toàn bộ lễ liên quan đến đời sống tín ngưỡng dân gian của người Chăm và
tục thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng, đậm nét nhất liên quan đến nghề nông.Tất
cả đã tạo nên ở lễ Rija Nưgar một diện mạo mới, đậm đà bản sắc dân tộc.
5.2. Lễ Rija Praung
Lễ Rija Praung là lễ ngi lớn nhất và quan trọng
nhất trong hệ thóng lễ hội múa của người
Chăm , là một lễ hội của tộc họ đuợc tổ chức để cầu mong thầm linh, cầu mong tổ
tiên cho người bệnh đc tai qua nạn khỏi; để có thể trở lại với sum họp đời thường.
Lễ Rija Praung còn đc tổ chức khi trong tộc họ
tôn chúc vũ sư Muk Rija để trông coi "chiêt atâu" cúng lễ cho tộc họ...
Lễ Rija Praung chủ yếu là cầu cúng các vị thần
Chăm nhóm Awal ,, những nghệ thuât múa cham độc đáo cũng đc thể hỉện trong lễ hội
này....
""Jak
mưnhum alak jiơng taba
Gila
mưnhum alak jiơng hanrwai"
Người
khôn uống rượu hóa khờ
Kẻ
dại uống rượu hóa điên"
""Takrư
praung ngap ppa'anaih
Takrư
ligaih ngap twei jalan"
Muốn
lớn hãy (phải biết) khiêm tốn
Muốn
thuận lợi hãy làm theo lối"
""Akauk
bilan sa, hala amil throh"
Đầu
tháng giêng, lá me trổ"
Mai
rawơng palei adei ơy hai
Jwai
bboh mưda blauh wơr wơy ai
Dwa
urang sa pajaih pajiơng mai
Jwai
nưh rabha ka talah tung hatai
Ke
kan cơk kraung glai
Min
kan di tian ai
Tabbwak
takai mai ka adei bwei hai
Bboh
bbauk bblwak di jien padai
Ai
taum adei đom klau shơh shai
Ia
tanưh ghur, adei đwa padơng caik cang
Mưnhum
baik ai ka mat tai hatian
Tamkai
yamưn, yamưn bblwak xaradang
Piơh
cang ai, rawik harei rup liwang.
Bbơng
baik, bbơng baik ka hu yawa prưn
Piơh
harei hadei ngap jalan tagok trun
Cwah
Patih bei bhong bauh ribbung
Mưyah
ai takrư adei tuk ka ai bbơng
Jwai
wơr palei adei ơy ai
Jwai
bboh mưda wơr kathaut rah mai
Sang
taik kathaut jien padai
Min
yut cwai adei khik klauh hatai
Jwai
bboh adei rabbah, ai plơk bbauk sa gah
Dwix
xak lo tian adei dauk tawak
Cam
saung Bini taum gơp jwai calah
Dwa
urang drei kajap karo xwan atah.
Nưh
rabha: phân ly; talah: nát tan, vỡ - chú ý: talah khác với calah: lạc; bblwak:
hơn; yawa prưn: sức khỏe; rabbung: tươi tốt, nở nang; yut cwai: bạn bè, hay người
yêu; klauh hatai: thủy chung; dwix xak: tội nghiệp; tawak: vấn vương; kajap
karo: mạnh khỏe.
Dịch
nghĩa:
Về
thăm quê em, anh hỡi. Đừng thấy (em) nghèo mà quên nhé anh!
Hai
đứa cùng dòng giống mà ra, chớ chia phân cho nát tan cõi lòng.
Khó
đâu núi, sông, rừng (chia cách) mà khó bởi lòng anh (cách chia).
Nối
gót (trở bước) về cho em vui với.
Thấy
mặt còn hơn là (cho) tiền bạc.
Anh
gặp em nói cười vui vẻ.
Nước
(ngọt) quê đụn cát, em đội đứng chờ anh. Uống đi anh, cho mát lòng dạ.
Dưa
ngọt, ngọt còn hơn đường, (em) cất dành cho anh, đi xa lâu thân hình gầy. Ăn đi
cho lại sức, để ngày mai nối đường lên xuống.
Thành
Tín - khoai lang củ tốt, nếu anh thích em luộc đãi anh.
Đừng
quên quê em anh hỡi; đừng thấy (người) giàu sang mà quên phận nghèo xưa nay.
Nhà
rách nghèo tiền nghèo bạc, nhưng tình mình em giữ thủy chung.
Chớ
thấy em cơ khổ, anh nỡ ngoãnh mặt một bên.
Tội
nghiệp lắm, lòng em còn vương vấn.
Chăm
- Bàni xum vầy đừng lạc (lòng).
Hai
đứa mình khỏe mạnh, (sống) dài lâu.
KAK
TIAN KA ANƯK NAU BAC
*
đã đăng trong Tagalau1.
Rapanưh:
Tantu
Radauh:
Đàng Năng Đức
1.
Hajan bơl liwa, rup trơm ia amư li-an yuh yuh.
Pađiak
bilan ywak, amaik nau maut aw khơn o ngwei sir.
Bbơng
kiem, bbơng ưn, amaik amư halar tian.
Mưrat
sa jalan, raung anưk nau bac.
2.
Ligwai ngap apah, ligah ngap cadwa oh mưda bbwah kar.
Brah
padai mưthraiy, jien đwơc nhim, amaik amư anit payer.
Xanưng
atah, ciip rabbah, jhak dahluw siam hadei.
El
rup drei, halei buw tơl.
* Ơn ngai praung glaung, anưk likuw đwa naung,
thun
anak bilan hadei, ia harei hadah hadai,
anưk
likuw gilac mai, ppok lisei ppok ia,
sa
rituh thun taha, amaik amư bwei tian.
4.
Sang pađie, paga jalơh o maung drơh yuw urang.
Min
amaik amư tian hahwai praung ka anưk ralo.
Xanưng
atah, ciip rabbah piơh ka jalan hadei.
Wơr
rup drei, ka anưk hadah bbauk.
*
Chú thích: GP cố gắng ghi đúng chính tả tiếng Chăm, khi hát, các bạn lược bỏ
các âm không có nốt. Vd: Amaik / chỉ đọc là Mek.
Bơl:
mùa; yuh yuh: run run; halar tian: thỏa lòng; cadwa: làm rẽ, làm ruộng chia
hai; bbwah kar: trách móc; ơn ngai: ân nghĩa; pađie: nghiêng ngả; hahwai: rộng
lòng.
Sau
đây là bản lời Việt của bài hát. Xin lưu ý, đây không phải là bản dịch. Theo
đánh giá bản thân, bản tiếng Cham hay hơn rất nhiều.
1.
Ngoài đồng sâu mưa lất phất bóng cha già run run
Mẹ
gặt hái dưới nắng cháy chiếc áo sờn ngang vai
Thương
con, nuôi con lớn khôn mẹ mong
Xót
xa lòng, một đời nghèo khó
2.
Mẹ vì con bao năm tháng không hề than van
Gạo
tiền thiếu nhưng mong sao con đi học cho ngoan
Gian
nan lo toan ước mong ngày sau
Tấm
thân gầy nay đã già nua
*
Công ơn sinh thành tình thương bao la
Cha
với mẹ già nuôi con học hành
Để
một ngày mai mặt trời rực sáng
Con
như cánh chim xa nhớ ơn mẹ cha
3.
Lều tranh vách đất bữa cơm nghèo đơn sơ
Tuổi
già yếu nhưng thương con quyết một lòng hy sinh
Gian
nan lo toan để cho ngày mai
Suốt
một đời gian khổ vì con.