Nhạc sỹ, nhà phê bình
âm nhạc Minh Châu: Vừa gặp bài viết về nhạc giao hưởng trên Tiền phong, tôi mừng
rơn tự nhủ sẽ link sang trang web của Hội Nhạc sĩ để quảng bá thêm cho những
tác giả chịu viết về đề tài quá thiếu này.
Hu hu, giời ơi là giời, đọc nửa đầu thấy quen không chịu được, thì ra nguyên cả khúc đầu được xào xáo lại từ 1 bài viết của tôi từ 13 năm trước (Giao hưởng Việt Nam: cuộc hành trình đi tìm bản sắc, 2005).
Tác giả ơi, chắc bạn có mặt trên FB chứ, chả nhẽ bạn không hề biết sử dụng câu chữ của người khác theo cách này mà không cho ngoặc kép và chú thích trích dẫn từ đâu thì bị coi là đạo văn, đạo ý tưởng à?
Sao cứ phải gặp cảnh này quá nhiều lần vậy hở giời?
https://www.tienphong.vn/…/nhac-giao-huong-am-nhac-dinh-cao…
Còn 1 "biến tấu" của bài này đăng cùng ngày trên Lao động với tên tác giả khác nữa. Tác nghiệp kiểu này... hãi quá!
PS, Đưa luôn bài từ 2005 lên đây kẻo lại bị vu "đạo văn" của Tiền phong http://www.hoinhacsi.vn/giao-huong-viet-nam-cuoc-hanh-trinh…
Hu hu, giời ơi là giời, đọc nửa đầu thấy quen không chịu được, thì ra nguyên cả khúc đầu được xào xáo lại từ 1 bài viết của tôi từ 13 năm trước (Giao hưởng Việt Nam: cuộc hành trình đi tìm bản sắc, 2005).
Tác giả ơi, chắc bạn có mặt trên FB chứ, chả nhẽ bạn không hề biết sử dụng câu chữ của người khác theo cách này mà không cho ngoặc kép và chú thích trích dẫn từ đâu thì bị coi là đạo văn, đạo ý tưởng à?
Sao cứ phải gặp cảnh này quá nhiều lần vậy hở giời?
https://www.tienphong.vn/…/nhac-giao-huong-am-nhac-dinh-cao…
Còn 1 "biến tấu" của bài này đăng cùng ngày trên Lao động với tên tác giả khác nữa. Tác nghiệp kiểu này... hãi quá!
PS, Đưa luôn bài từ 2005 lên đây kẻo lại bị vu "đạo văn" của Tiền phong http://www.hoinhacsi.vn/giao-huong-viet-nam-cuoc-hanh-trinh…
Nhạc
giao hưởng:
Âm nhạc
đỉnh
cao chứa
đựng
‘giá trị
vàng’
Trong thế giới âm
nhạc, nhạc giao hưởng thường được ví như "kỳ quan âm thanh". Đến với
nhạc giao hưởng, người nghe sẽ có cảm tưởng như đang đặt chân vào ngôi đền
thiêng liêng trăm năm tuổi của âm nhạc. Chính vì thế, ngày nay, nhiều người
càng lội ngược về với dòng nhạc cổ điển này.
Mở cánh cửa bước vào ngôi đền thiêng
Nhạc giao hưởng bắt đầu được hình thành trong những năm 30 của
thế kỷ XVIII với tên gọi “symphonie”, tiếng Hi Lạp có nghĩa là ‘hòa hợp âm
thanh’. Nhạc giao hưởng đến với công chúng từ sự mẫu mực và hài hòa của Cổ điển
Vienne của thế kỷ XVIII, chuyển dịch dần thành chất thơ đắm say và cuồng nhiệt
của thời kỳ Lãng mạn thế kỷ XIX. Đến thời Cận đại, Hiện đại của thế kỷ XX đầy
sóng gió, nhạc giao hưởng trở thành nỗi trăn trở của thời đại khoa học kỹ thuật
khi người ta tìm cách chuyển tải ngôn ngữ của thời cuộc vào dòng nhạc hàn lâm
lâu đời này.
Trải qua bao nhiêu thăng hoa của nghệ thuật, nhạc giao hưởng vẫn
khiến nhiều người say mê. Bởi khi ta nghe một bản nhạc giao hưởng, tưởng chừng
như đang mở cánh cửa bước vào ngôi đền thiêng, kết nối với những điều tốt đẹp
trong quá khứ. Chính vì lẽ đó, nhiều người chọn tìm về với dòng nhạc cổ điển có
hơn 300 năm tuổi này. Người ta bỏ lại những ồn ã của nhạc thị trường đang phát
đầy khắp quán xá để tìm chút lắng đọng với thể loại nhạc không lời. Càng tìm
hiểu, càng dấn thân, người ta càng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp mang tính từng trải,
chuẩn mực, tinh tế, khi thì dịu dàng lúc lại dữ dội đến huyền hoặc của
giao hưởng. Diễn tả được toàn bộ chiều sâu tâm hồn của một con người cũng như
vạn sự vạn vật, làm được điều đó, có thể nói chỉ có giao hưởng!