Trong năm, người
Khmer có 3 lễ hội lớn như Senl Đônl Ta, Chôl Chnam Thmay và Ok Om Bok, trong đó
Senl Đônl Ta được xem là lễ hội mang đậm nét nhân văn, có ý nghĩa quan trọng đối
với đồng bào Khmer tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Đối với
người Khmer, lễ hội truyền thống cũng là dịp và cơ hội để mọi người giao lưu, gặp
gỡ thể hiện tình đoàn kết keo sơn của họ; lễ hội trở thành loại hình văn hóa đặc
sắc không thể thiếu trong đời sông tinh thần và tâm linh của cộng đồng của người
Khmer.
VĂN HÓA HỌC trân trọng giới thiêu tiểu luận Vai trò và ý nghĩa của Lế hội Sen Đôn Ta của người Khmer Trà Vinh của học viên Sơn Thị Cẩm Tiền, lớp cao học 17 - Đại học Trà Vinh - tiểu luận kết thúc môn Văn hóa các dân tộc Việt Nam. VĂN HÓA HỌC và học viên rất mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc quan tâm.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tiếp cận
đề tài
2. Đối tượng
nghiên cứu:
3. Mục đích
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý
luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương 2. Vai trò và ý nghĩa của lễ hội Senl Đônl Ta
2.1. Nguồn gốc xuất hiện lễ hội Sen Đôn Ta
2.2. Vai trò của Lễ hội Sen Đôn Ta
2.2.1. Đối với đời sống
tâm linh của đồng bào dân tộc Khmer
2.2.2.
Đối với xã hội hiện nay
2.3.
Ý nghĩa của Lễ hội Sen Đôn Ta
Chương 3. Bảo
tồn và phát huy lễ hội Senl Đônl Ta trong xã hội hiện nay
3.1. Trách
nhiệm của Đảng và Nhà Nước
3.2. Đối với
đồng bào Khmer Trà Vinh
3.3. Một số
quan điểm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer Trà Vinh
III. KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
VĂN HÓA HỌC trân trọng giới thiêu tiểu luận Vai trò và ý nghĩa của Lế hội Sen Đôn Ta của người Khmer Trà Vinh của học viên Sơn Thị Cẩm Tiền, lớp cao học 17 - Đại học Trà Vinh - tiểu luận kết thúc môn Văn hóa các dân tộc Việt Nam. VĂN HÓA HỌC và học viên rất mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc quan tâm.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tiếp cận
đề tài
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cộng cư trên một lãnh thổ
trải dài từ bắc vào nam. Mỗi dân tộc đều thừa hưởng một nền văn hóa đặc sắc
riêng, làm cho dân tộc có nét đặc thù riêng, trong đó bao gồm những giá trị vật
chất và phi vật chất đóng vai trò quyết định nền vai hóa của mỗi dân tộc có sắc
thái riêng để nhận dạng từng dân tôc một cách dễ dàng. Dân tộc Khmer là một
trong những dân tộc có một nền văn hóa phong phú, đa dạng có sức ảnh hưởng lớn
và lan rộng đến cộng đồng xã hội; đó là kho tàng văn hóa chứa dựng nét đặc thù
độc đáo của dân tộc.
Người Khmer có hơn một triệu người sống tập trung ở vùng
Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ. Riêng Trà Vinh, Người Khmer chiếm
khoảng 290.000 người; họ sống tập trung ở vùng nông thôn; làm nương rẫy; một số
họ sống tập trung ở thành thị theo nghề buôn bán. Hầu hết người Khmer có đặc
tính là khép kín, cuộc sống của họ ít giao lưu với mọi người cũng như xã hội.
Tuy nhiên, họ có một nền văn hóa hóa khá độc đáo, tạo một nét riêng cho dân tộc
thể hiện qua văn hóa tinh thần; những giá trị văn hóa này luôn được phát huy và
bảo tồn thông qua các lễ hội truyền thống của dân tộc.
Trong năm, người Khmer có 3 lễ hội lớn như Senl Đônl Ta,
Chôl Chnam Thmay và Ok Om Bok, trong đó Senl Đônl Ta được xem là lễ hội mang đậm
nét nhân văn, có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer tưởng nhớ đến ông bà
tổ tiên, những người đã khuất. Đối với người Khmer, lễ hội truyền thống cũng là
dịp và cơ hội để mọi người giao lưu, gặp gỡ thể hiện tình đoàn kết keo sơn của
họ; lễ hội trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sông
tinh thần và tâm linh của cộng đồng của người Khmer.
Vì thế để hiểu thêm những giá trị truyền thống, bản sắc của
đồng bào dân tộc Khmer thông qua những lễ hội mang tính nhân văn văn sâu sắc, bản
thân chọn nghiên cứu đề tài” Vai trò và ý nghĩa của Lế hội Sen Đôn Ta của
người Khmer Trà Vinh”.
2. Đối tượng
nghiên cứu:
Lễ hội Senl Đônl Ta của đồng bào dân tộc Khmer; tìm hiểu
về ý nghĩa của lễ hội. Qua đó, cũng làm rõ ý nghĩa và vai trò của lễ hội đối với
người Khmer.
3. Mục đích
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Hiểu về ý nghĩa của lễ hội truyền thống của dân tộc
Khmer; vai trò trong đời sông tâm linh của người Khmer. Đồng thời, đưa ra một số
phương pháp bảo tồn dân tộc Khmer.
4. Phương pháp
nghiên cứu: phân tích, tồng hợp và nghiên cứu tài liệu; sử dụng nhiều
phương pháp đa dạng nhằm làm rõ vần đề cần được đề cập tới trong bài nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý
luận
1.1.1. Một số khái niệm
Lễ trong lễ hội
là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng
đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói
riêng. Ðồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con
người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải
tạo.
Hội là một hệ thống trò chơi, trò diễn
phong phú và đa dạng. Có thể kể các loại trò sau đây theo đặc trưng tương đối của
nó như tròn chơi thượng võ, trò chơi thi tài, trò chơi giải trí, trò chơi phong
tục.
Hội là để vui chơi, chơi thỏa thích,
thoải mái. Nó không bị ràng buộc bởi lễ nghi, tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác.
Lễ hội là hoạt động tập
thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền
phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông
qua lễ hội để phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những
thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần
giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Lễ Sen Đôn Ta được tổ chức
nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho những người đã khuất và
tri ân tổ tiên phù hộ cho xóm làng an vui. Năm nay, bà con Khmer tổ chức lễ
trong 3 ngày chính ngày, 30/9, 01 và 02/10 dương lịch.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, các chùa Khmer thường tổ
chức nhiều chương trình, biểu diễn nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa Khmer như
hòa nhạc Ngũ âm, hát dù kê, múa truyền thống lăm vông... cùng với nhiều hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào Khmer.
Người Khmer ở Trà Vinh là một dân tộc thiểu số mang đậm
nét tôn giáo là Phật giáo Nam Tông; truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc trong
tâm thức của họ rất cao, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc tạo ra nét đẹp bao trùm
bản sắc dân tộc. Mặc dù có nhiều thay đổi trong cuộc cuộc sống như về văn hóa vật
chất nhưng văn hóa tinh thần của họ vẫn luôn được đề cao; giá trị văn hóa luôn
gắn kết với cuộc sống của họ làm cho cuộc sống tinh thần của họ ngày càng phong
phú, đa dạng và mang đậm màu sắc chứa đụng tinh thần dân tộc. Theo quan niệm của
người Khmer, tín ngưỡng và tôn giáo được xem là vật biểu thị của văn hóa dân tộc,
mỗi người sinh ra ai cũng mang trong mình dòng máu phật giáo, luôn hướng về Phật
và xem phật là đấng tối cao che chở và bảo hộ cho cuộc cuộc của cả cộng đồng
dân tộc.
Những lễ hội truyền thống của đồng bào được xem là tín
ngưỡng tôn giáo, phải được bảo tồn và phát huy. Định kỳ hàng năm, họ luôn tổ chức
ngày lễ thể hiện tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, chính họ là những có công sinh
thành và nuôi dưỡng họ; đồng thời thể hiện tình đoàn kết cộng đồng dân tộc. Cuộc
sống của họ luôn gắn với tín ngưỡng, tôn giáo; đặc biệt là xuất phát từ văn hóa
gốc nông nghiệp về cuộc sống của cộng đồng dân cư phải hòa thuận với thuận với
thiên nhiên và làm bạn với chúng. Vì thế, lễ hội truyền thống thường gắn với
nông nghiệp, gắn yếu tố tâm linh của dân cư nông nghiệp lúa nước, có niềm tin
tuỵêt đối vào Đấng thiêng liêng để bảo hộ cho cuộc sông tuyệt đối của họ.
Chương 2. Vai trò và ý nghĩa của lễ hội Senl Đônl Ta
2.1. Nguồn gốc xuất hiện lễ hội Sen Đôn Ta
Lễ Sen Đôn Ta (hay còn gọi là lễ Phchum ban) bắt nguồn từ tín
ngưỡng dân gian.
Truyền
thuyết kể rằng vào thời Đức Phật còn tại thế, một hôm vào lúc nửa đêm, trong
hoàng cung của vua Tần Bà Sa La có tiếng rên la than khóc. Nhà vua sợ hãi ra
lệnh cho mời các nhà tiên tri đến để xem quẻ.
Những
nhà tiên tri thưa rằng: “Tiếng kêu khóc này là do các Ngạ quỷ chết oan ức,
không gia đình người thân, từ lâu không ai cúng cho họ ăn, nay họ đến xin được
ăn uống. Nếu Hoàng thượng không cúng cho họ, thần lo e sợ sẽ có chuyện bắt 100
người nam, 100 người nữ và 100 con vật để làm lễ cúng tế”.
Nghe
xong, hoàng hậu can gián: “Nếu Hoàng thượng làm như vậy, thì sẽ 200 con người
và 100 con vật bị chết oan ức, những thân nhân của họ càng phẫn uất và oán
trách Hoàng thượng, sẽ càng tổn hại đến vương quốc.
Đức
Phật là thầy của chư thiên và phàm dân, vậy mình đem việc này bạch với Đức Phật
xem ngài có dạy bảo gì không?”.
Sau
khi nghe Hoàng hậu, vua đến chùa bạch với Đức Phật, Đức Phật nghe xong, dạy
rằng: “Đây là Ngạ quỷ thuộc dòng dõi quý tộc, là thân nhân quốc thích của nhà
vua khi họ còn tại ở dương gian từ nhiều đời nhiều kiếp, do phạm phải lỗi lầm
nên bị đọa xuống âm phủ, hiện họ đang thiếu ăn thiếu mặc đến cầu xin đức vua.
Nhưng Ngạ quỷ không ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng đồ ăn cho các vị giới
đức rồi nhờ các vị đó tụng kinh hồi hướng, thì các ma quỷ đó mới thọ hưởng
được”.
Đêm
đầu tiên sau khi thực hành theo lời Phật dạy, nhà vua không nghe ma quỷ rên
khóc nữa. Nhưng đến đêm thứ hai nhà vua lại tiếp tục nghe tiếng rên khóc nữa.
Sáng sớm hôm sau, nhà vua lại đến chỗ Đức Phật xin chỉ giáo. Đức Phật dạy rằng:
“Đêm trước là do đã được ăn no nên họ không rên la nữa. Đêm sau họ khóc là do
bị rét lạnh vì không có quần áo để mặc”. Nhà vua nghe xong, về chuẩn bị y áo
cùng vật thực làm lễ dâng cúng cho chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng.
Sau
khi làm lễ, nhà vua không còn nghe tiếng Ngạ quỷ rên khóc nữa. Từ đó về sau mỗi
năm cứ đến ngày này là nhà vua lại thỉnh các vị chư tăng đến cúng dường và hồi
hướng cho Ngạ quỷ và những người quá cố.
Từ đó về sau, cứ đến
ngày 29/8 đến ngày 01/9 âm lịch hàng năm, người Khmer lại tổ chức làm lễ hồi
hướng cho những người thân đã mất và cả những người đã mất mà không phải họ
hàng. Đến ngày nay đã trở thành một lễ hội truyền thống của người Khmer.
Hàng năm, cứ đến ngày
này cho dù đang làm ăn xa, những người Khmer lại quay trở về nhà để cùng gia
đình tổ chức lễ Sen Đôn Ta.
2.2. Vai trò của Lễ hội Sen Đôn Ta
2.2.1. Đối với đời sống
tâm linh của đồng bào dân tộc Khmer
Truyền thống lễ Sen Đôn Ta, trải qua mấy ngàm năm người
Khmer ngoài thế giới hiện hữu còn thế giới linh hồn. Trong thế giói tâm linh của
họ luôn mang đạm dấu ấn nét tín ngưỡng tôn giáo, gắn kết cuộc sống của cộng đồng
hướng về cội nguồn, dân tộc, quan trọng là những có công với nuội dưỡng, sinh
thành; tạo ra bản thân họ có mặt trên thế gian này. Vì thế, lễ hội này có ý
nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng Người Khmer. Nó mang ý nghĩa tâm linh lẫn vật
chất, nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Nhân dịp lễ hội truyền thống này, cộng
đồng dân tộc có xum họp và vây quần bên nhau để tham gia vào những trò chơi
gian dân mang dậm chất lễ hội, không thể phủ nhận sự ý thức của scộng đồng thể
hiện khá rõ nét thông qua các hoạt động dân gian này, gắn kết cộng đồng.
Cộng đồng Khmer Trà Vinh có cuộc sống tinh thần rất phong
phú, tạo nên sức mạnh dân tộc, đoàn kết dân tộc thông qua những lễ hội truyền
thống và đầy nghĩa dân tộc. Mỗi lễ hội truyền thống này mang một ý nghĩa chung
đó là ý thức dân tộc rất cao. Người Khmer nói chung và Khmer Trà Vinh nói riêng
xuất phát từ nông nghiệp lúa nước là chinh, họ luôn sông khép kín, không thích
giao với dân tộc khác. Tuy nhiên, Sen
Đôn-ta là dịp để đồng bào Khmer tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, đấng sinh thành
và cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với gia đình, người thân. Đây được xem là một
trong những nét đẹp văn hóa truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ, mang
tính giáo dục, tính nhân văn của đồng bào dân tộc.
Hiện nay, do sự phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại, cuộc sống của đa số dân cư ngày càng thay đổi; đặc biệt là cộng
đồng dân tộc Khmer, họ luôn tập vào công việc để mưu sinh, vì thế họ co thể
quên đi nững giá trị văn hóa của dân tộc họ đó lànhững phong tục, tập quán, lễ
hội truyền thống mang đậm tính dân tộc và truyền thống dân tộc không gì thay thế
được.
Lễ hội người khmer ang tính cộng đồng
cao, thể hiện sự đồng lòng của mọi người
khi chung tay góp sức cả về vật chất lẫ tinh thần, cùng nhau đón những
phước lộc mà Phât, thần linh, ông bà, tổ tiên đã mang đến. Vào những ngày lễ hội
người Khmer được nghe lới tụng niệm của các sư hòa vào âm thanh của dàn nhạc
ngũ âm vang khắp ngội chùa, vọng cả Phum, sóc. Khi sư sãi tụng kinh trong không
khí trang nghiêm của buôi rươac đại lịch và lễ dâng cơm. Tất cả đều đồng lòng
hướng về phật, ông bà, tổ tiên và những vị nhiên thần.. với tấm lòng thầnh
kính, tưởng nhớ và biết ơn.
2.2.2.
Đối với xã hội hiện nay
Trong phát triển hội nhập hiện nay,
người Khmer ở Trà Vinh cũng đang dần thay đổi các tập quán, lối sống truyền thống
của dân tộc. Phạm vi sinh hoạt không chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ gia đình, dòng
họ, phum sóc hay chỉ quan hệ giữa những người Khmer với nhau, mà phạm vi sinh
hoạt của gia đình người Khmer đã được mở rộng. Người Khmer đã đến trường, vào
làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, quan hệ rộng rãi với tất cả mọi người, hòa
nhập vào nhịp sống chung của xã hội. Hiện nay nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản
lý của Nhà nước đxa ban nhành nhiều chính sách, chủ trương trong việc bảo tồn
và phát huy bản sắc dân tộc Khmer như văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội
sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước. Nền tảng đó đã giúp cho nhân dân ta vượt qua bao khó
khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc
và nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhận thức rõ vai trò
quan trọng của văn hóa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách về văn hóa, được thể hiện thông qua các chỉ thị,
nghị quyết, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết Trung
ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, … góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách của con người Việt Nam
trong thời kỳ mới.
Những thành tựu nổi bật trong xây dựng,
phát triển văn hóa Việt Nam thời gian qua là: văn hóa đã được Đảng, Nhà nước
quan tâm đúng mức trong các chính sách kinh tế - xã hội; quan hệ biện chứng giữa
văn hóa với con người và những đặc trưng của văn hóa, đặc tính của con người Việt
Nam được xác định đầy đủ hơn; vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân, đặc biệt của
đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa được đề cao. Hệ
thống thể chế, thiết chế văn hóa từng bước được tăng cường. Nhiều giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc, từng vùng, miền được kế thừa và có bước khởi sắc,
nhất là trong điều kiện hội nhập, giao lưu văn hóa với thế giới. Nhiều di sản
văn hóa được bảo tồn, tôn tạo; xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mở rộng.
Văn học, nghệ thuật có bước phát triển mới; nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống
được quan tâm đầu tư gìn giữ; nhiều tác phẩm về đề tài cách mạng và kháng chiến,
về công cuộc đổi mới có chất lượng tốt. Truyền thông đại chúng phát triển nhanh
cả về loại hình, quy mô, lực lượng, phương tiện và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối
với đời sống xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” đã khơi dậy được nhiều giá trị nhân văn trong cộng đồng;
giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều sắc thái mới, v.v. Bởi vậy, những
năm qua, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, “bước
đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm
xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên”.
2.3.
Ý nghĩa của Lễ hội Sen Đôn Ta
Lễ Sen Đôn Ta không chỉ để tỏ lòng tôn kính
đối với tổ tiên, ông bà mà còn tạo nên nếp sống lành
mạnh trong sinh hoạt, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Khmer. Lễ
Sen Đôn Ta thường diễn ra dưới hai dạng thức đó Sen Đôn Ta( Đôn có nghĩ là Ba,
Ta có nghĩa là Ông) được tổ chức tại Pro Chum Banh( nghĩa là hội cơm nắm, cơm
cúng vong linh của ông bà, tổ tiên) được tổ chức tại chùa. Sen Đôn Ta mang màu
sắc tín ngưỡng tôn giáo, còn Pro Chum Banh mang màu sắc tôn giáo. Đồng bào
Khmer tổ chức Sen Đôn Ta ngày đầu tiên ngày 29/8 âm lịch, cúng kiến ông bà để
đón mừng tổ tiên, ông bà về nhà. Vào những
ngày diễn ra lễ hội khắp nơi trong phum, sóc nhà hà đều rộn ràng trong không
khí chào đốn Ssen Đôn Ta. Đâu tiên đồng bào Sen( cúng) ông bà bà quá cố; tiếp
theo mừng thọ, tặng quà cho ông bà, cha mẹ còn sống; xong các phần nghi thức đó
đến bữa cơm sum họp gia đình đố là những vật dùng để Sen( cúng) như cơm, đồ ăn
mặn, bánh trái.. khá phong phú, đậm đà hương vị phum, sóc là những sản vật có
theo mùa ở địa phương ở đồng bào tự chế biến trong đó bành tế, bánh gừng… là vật Sen( cúng) phổ biến nhất, là vật Sen
Đôn Ta của gia đình đồng bào Khmer, đó là những móm ăn tinh thần của cộng đồng
dân tộc Khmer. Tất cả đều được bài trí đẹp mắt và ngăn nắp chia thành hai măm
được đặt song song ở nơi tang rọng trong nhà. Những người cao tuổi nhất trong
nhà ông bà, cha mẹ làm chủ bái và đọc
bài Sen( cúng) 3 lần có vần, có điệu, có nội dung sâu sắc thể hiên lòng tri ân
đến ông bà tổ tiên và những người có công với cộng đồng dân làng đã quá cố. Sáng
ngày thứ 2 là ngày 1/9 âm lịch ngày cuối cùng của tháng(phot-Chro- Cho- Khmer);
đồng bào Khmer phải thức dậy sơm để chuẩn bị các thứ vật dụng cần thiết đị đến
chùa làm lễ Pro Chum Banh và thắp hương bàn thờ tổ tiên cầu mời vong linh của tổ
tiên, ông bà đi theo vào chùa. Pro Chum Banh Taqji gồm kềm theo 3 lễ tiết như
sau: Róp bat Banh Chôl Bai Banh( đặt bát rước cơm vắt, cơm nắm) cuối cùng Pro
Chum Banh( dâng mâm huê vật thực và lễ vật đến các vị chư tăng). Tất cả 3 lễ tiết
này đều có nguồn gốc tíng ngưỡng dân gian đến tích truyện phật giáo nam tông
Khmer mang đậm dấu ấn màu sắc tôn giáo.
Trong thời gian diễn ra lễ tiết này,
đồng bào Phật tử Khmer đã nghe các vi sư tụng kinh cầu an, cầu siêu nhằm hồi hướng
đến người thân quá cố của minh và được nghe thuyết giáp những nội dung mang
tính giáo dục khuyên bảo làm đều lành, tránh làm điều xấu và cố gắng tích lũy
phước cúng chùa làm từ thiện xã hội theo khả năng của gia đình, để tạo công đức
cho mình hiện tại và người thân quá cố. Cũng trong thời gia diễn ra lế hội truyền
thống này, tại chùa có nhiều tiết mục văn nghệ, trò chơi vui dân gian để cho đồng
bào có không khí, phấn khởi, vui tươi, náo nhiệt trong lễ hội này.
Ngày thứ 3 của lễ hội Sen Đôn Ta là
ngày 2/9 âm lịch của tháng A Sách Khmer. Đồng bào tổ chức Sen(cúng) đưa ông bà,
tổ tiên về nơi cũ. Những ngày này khắp nơi trong mọi Phum, Sóc; con cháu phải
làm lễ cúng tiễn ông bà, tổ tiên về nơi cũ, bên cạnh đó phải chuẩn bị mọi
phương tiện làm bằng bẹ chuối, kết thành những chiếc thuyền nhỏ có trạng bị cờ
xí, thức ăn, đồ dùng mang tính tượng trưngvà đem thả xuống sông, rạch để đưa
ông, bà trở về an toàn.
Lễ Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer
mang đậm màu sắc tín ngướng, tôn giáo xen lã tín ndân gian, chứa đựng nhiều yếu
tố tích cực mangđậm màu sắc dân tộc. Lễ thể hiện được truyền thống đạo lý” Cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng
dân tộc Việt Nam nói chung, mang tính nhân văn và tính giáo dục sâu sắc. Lễ Sen
Đôn Ta giúp cho thân tộc, gia đình, phum sóc sum họp, đầm ấm thắc chặt tình
đoàn kết, yêu thương giúap đỡ lẫn nhau trong phum sóc; cũng là dịp mọi người
thăm hỏi, bàn bạc, trò chuyện chuyệ tương lại. Nó mang một ý nghĩa sâu sắc là
tình đoàn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn
kết, nghĩa đồng bào. Tổ chức xong lễ Sen Đôn Ta này cũng có nghĩa là người
Khmer đã làm xong bổ phận báo ân với tổ tiên của mình trong năm.
Lễ Sen Đôn Ta không chỉ để tỏ lòng tôn kính
đối với tổ tiên, ông bà mà còn tạo nên nếp sống lành
mạnh trong sinh hoạt, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Khmer.
Chương 3. Bảo
tồn và phát huy lễ hội Senl Đônl Ta trong xã hội hiện nay
3.1. Trách
nhiệm của Đảng và Nhà Nước
Đảng và nhà nước nêu cao vai trò lãnh đọao, quan tâm sâu
sắc đến việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và quan trọng nhất là các di sản
văn hóa phi vật thể của tất cả 54 dân tộc Việt Nam. Trong đồng bào dân tộc
Khmer là kho tàng văn hóa phi vật thể đẫ được mọi gìn giữ và lưu truyền cho đến
nay. Đặc sắc nhật là những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, phải kế đến
là Lễ hội Sen Đôn Ta( gọi là lễ cúng ông bà). Hàng năm vào dịp lễ hội Đảng và
Nhà nước tổ chức họp mặt mừng lễ hội tryền thống mang đậm tính nhân văn sâu sắc
của đồng bào Khmer.
Ngày
10-10, tỉnh Trà Vinh tổ chức họp mặt mừng lễ Sene Đôn-ta cổ truyền của đồng bào
dân tộc Khmer Nam bộ. Hơn 400 đại biểu là cán bộ người dân tộc Khmer, gia đình
chính sách gương mẫu tiêu biểu, các vị Sư cả, Àcha và những người có uy tín
trong cộng đồng người Khmer trong tỉnh đã tham dự.
Năm 2015, thực hiện Chương trình 135, Trà Vinh được Trung
ương phân bổ nguồn vốn hơn 46,8 tỉ đồng, đến nay tỉnh giải ngân cho các địa
phương xây dựng mới và duy tu 71 công trình hạ tầng kỹ thuật cho vùng đồng bào
Khmer khó khăn, khôi phục sản xuất, sinh hoạt. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, toàn tỉnh
Trà Vinh có 11.177 hộ và 603 lao động trong diện được hưởng lợi, tỉnh đã hỗ trợ
đất ở cho 2010 hộ, chuộc đất sản xuất cho 468 hộ. Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh thực
hiện nhiều chương trình lồng ghép về giáo dục, y tế, các dự án thuộc chương trình
mục tiêu quốc gia. Chất lượng giáo dục và đào tạo trong vùng đồng bào Khmer có
nhiều tiến bộ. Hàng năm, tỷ lệ học sinh Khmer vào học ở các cấp ngày càng tăng.
Năm học 2015-2016, toàn tỉnh có hơn 58.390 học sinh dân tộc Khmer theo học các
bậc học phổ thông, chiếm 31,40% so với học sinh chung của tỉnh. Các trường ở
vùng có đông đồng bào Khmer đều được tổ chức dạy song ngữ. Các trường Phổ thông
dân tộc nội trú từ tỉnh đến huyện được bổ sung trang thiết bị đảm bảo cho công
tác dạy và học.
Dịp này, tỉnh Trà Vinh đã dành nguồn ngân sách hơn 400 triệu
đồng tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu là người dân tộc Khmer, các
chùa Khmer, hộ đồng bào Khmer đặc biệt khó khăn trong tỉnh đón lễ Sene Đôn-ta
vui tươi, đầm ấm.
Có
thể nói, cùng với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ và các địa phương về nguồn vốn
thực hiện chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở, đầu tư xây dựng nhà ở, hỗ trợ vốn
sản suất cho đồng bào Khmer, hoạt động chăm lo các hoạt động văn hóa, xã hội
luôn được các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt quan tâm.
Sự chăm lo này đã góp phần động viên đồng bào Khmer Nam bộ phấn khởi, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với dân
tộc thiểu số, từ đó hăng say lao động sản xuất phát triển kinh tế cho gia đình
và địa phương
3.2. Đối với
đồng bào Khmer Trà Vinh
Trà Vinh Là một
trong những tỉnh thuộc vực Tây nam Bộ có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer khá phong phú và đa dạng xen lẫn
những lễ hội truyền thống của đầng bào dân tộc; ý thức dân tộc về giũ bản sắc
trong tâm thức của họ rất cao.Đa số đồng bào dân tộc Khmer theo tôn giáo phật
giáo Nam tông. Vì thế, mọi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo luôn hướng về
Phật; Khi đề cập đến lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, phải liên tưởng
ngay đó Lễ Sen Đôn Ta mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc tưởng nhớ đến ông bà, tổ
tiên và những đã quá cố.
Quá trình nhận
thức và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của đòng bào dân tộc
Khmer; cần nêu cao tinh thần và giáo dục cho đồng bào và nhữn thề hệ hiểu tầm
quang trọng chủ những lễ hội dân tộc tộc. Hiện nay, do sự tác động của thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống gày càng phát triển kéo theo
những nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa
ngày càng được mở rộng; đồng bào dân tộc tộc Khmer đã có những thay đổi đáng kể
về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Do sự thay đổi như thể cũng ảnh hưởng đến sự
lãng quên những giá trị truyền thống dân tộc đã được cha ông ta giũ gìn từ xưa
đến nay. Đối với người Khmer cần nhận thức sâu sắc về việc phát huy những giá
trị văn hóa của dân tộc đi đối với việc giáo dục nhân thức sâu sắc; chúng có tầm
ảnh hưởng lớn đến tâm thức cả cộng đồng dân tộc; giúp gắn kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc; tạo nên bản sắc văn vắn
đăn trưng và rường tồn theo thời gian.
3.3. Một số
quan điểm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer Trà Vinh
Trên cơ sở thực
tế khách quan, quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cưus đưa ra một vài quan điểm về
giũ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer đó là những lễ hội truyền
thống Senl Đôn Ta của đồng bào Khmer như sau:
Thứ nhất, trước
bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế thông tin và ít nhiều không đồng thuận với lối
sông văn hóa như hiện nay, cần sớm xây dựng bộ khung chung về bản sắc dân tộc của
Người Khmer Nam bộ nói chung và Khmer Trà Vinh nói riêng để làm cơ sở cho các
Chính sách Đảng và Nhà nước về vấn đề văn hóa để dân tộc Khmer hiểu, biết và định
hướng cho sự phát triển văn hóa dân tộc mình.
Thứ hai, gìn giữ
bản sắc gắn liền với hội nhập và phát triển. Những bản sắc văn hóa truyền thống
cảu người Khmer nếu không phát huy thì đưa vào danh sách bảo tồn. Đồng thời,
chúng ta đang tiếp cận cách làm” Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”; phát huy vai trò lễ hội truyền thống mang tính dân tộc xen lẫn
tính văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống và tồn tại trong tâm thức của đồng bào
Khmer.
Thứ ba, Kết hợp
nhân tố kinh tế văn hóa, an ninh quốc phòn, thực hiện chính sách văn hóa chính
sách dân tôc có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần xây dựng một chính sách văn
hóa đặc thù cho cộng đồng Khmer Nam bộ nói chung và Khmer Trà Vinh nói riêng để
duy trì những yếu tố then chốt trong việc xây dựng và thiết kế mô hình bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer; gắn bảo tồn với nghiên cứu
khai thác; tiếp nhận những quan điểm tiên tiến, những cách làm sáng tạo, phù hợp.
III. KẾT LUẬN
Sen Đôn Ta là một
trong ba lễ hội lớn và đóng vai quan trọng tâm thức của cộng đồng Khmer Nam bộ
nói chung và Khmer Trà Vinh nói riêng. Người Khmer Trà Vinh, lế hội truyền thống
ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống cộng đồng Phum, Sóc của họ; gắn liền với đồi sống
tinh thần và mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong tâm linh
của đồng bào Khmer. Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã khuất; lễ hội
này còn có một ý nghĩa là thể hiện sự gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc.
Trong dịp này, đồng bào trong Phum, Sóc có cơ hội tụ tập bên nhau, trò chuyện,
chia sẻ, tham gia những hoạt động truyền thống mang tính chất đoàn kết trong ộng
đồng dân tộc.
Lễ hội truyền thống
thể hiện mối quan hệ tôn trọng giũa con người với thần linh cùng với những người
đã khuất. Theo quan niệm người Khmer, đối với ông bà, tổ tiên thì” Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có
nguồn mới bể rộng sông sâu”. Lễ hội truyền thống Sen Đôn Ta đặc biệt để đồng
bào Khmer sum họp, gần gũi nhau hơn trong cuộc sống tinh thần xen lẫn vật chất.
Tài liệu tham khảo
[1].http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/248/0/8180/Hop_mat_mung_le_Sene_Don_ta_co_truyen_cua_dong_bao_Khmer
[3]. ĐCSVN
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016.
[4]. Nguyễn Tiến Dũng, Giải phát giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa của người Khmer Nam bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tháng
6/ 2014.