Trà Vinh có đặc
thù là tỉnh có đông đồng bào Khmer, chiếm 32% dân số với một kho tàng văn hóa
mang đậm tính chất giá trị nư nhứng lễ hội truyền thống gắn liền với đời sống
tinh thần của Phât tử trong Phum, Sóc. Về văn hóa vật chất, Bảo tàng văn hóa
Khmer Trà Vinh là một trong những di tích nổi tiếng ở Nam Bộ. Nơi hội tụ tất cả
những giá trị văn hóa, tập tục liên quan đến sinh hoạt văn hóa của đồng bào
Khmer. Đồng thời, đây là hội lưu giữ tất cả những di sản vật thể của người xưa
sáng tạo ra và lưu truyền đến tất những thế sao hiểu và bảo tồn chúng trong thời
đại hôm nay.
VĂN HÓA HỌC trân trọng giới thiêu tiểu luận QUẢN LÝ BẢO TÀNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER TRÀ VINH của học viên Sơn Thị Cẩm Tiền, lớp cao học 17 - Đại học Trà Vinh - tiểu luận kết thúc môn Quản lý văn hóa. VĂN HÓA HỌC và học viên rất mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc quan tâm.
Lớp Cao học 17 đi thực tế Bảo táng Văn hóa Dân tộc Khmer |
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tiếp cận đề tài
Ở Việt Nam, thuật
ngữ” bảo tàng” từ lâu khá quen thuộc đối với cán bộ nghiên cứu liên quan và quản lý bảo tàng. Hiện
nay, Ở đất nước trên dãy hình chữ S này có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo
thành một khối đại đoàn kết toàn dân. Mỗi dân tộc chứa đựng một kho tàng văn
hóa, bản sắc văn hóa riêng tạo ra cho dân tộc ta có một nét riêng về văn hóa trở
nên phong phú và đa dạng. Trong đó, dân tộc Khmer là một trong những dân tộc có
nề văn hóa khá đặc sắc về văn hóa vật chất lẫn tinh thần; chính từ hai nề văn
hóa này hòa lẫn vào nhau làm cho nền văn hóa của đồng bào dân tộc trở nên độc
đáo thêm.
Trà Vinh có đặc
thù là tỉnh có đông đồng bào Khmer, chiếm 32% dân số với một kho tàng văn hóa
mang đậm tính chất giá trị nư nhứng lễ hội truyền thống gắn liền với đời sống
tinh thần của Phât tử trong Phum, Sóc. Về văn hóa vật chất, Bảo tàng văn hóa
Khmer Trà Vinh là một trong những di tích nổi tiếng ở Nam Bộ. Nơi hội tụ tất cả
những giá trị văn hóa, tập tục liên quan đến sinh hoạt văn hóa của đồng bào
Khmer. Đồng thời, đây là hội lưu giữ tất cả những di sản vật thể của người xưa
sáng tạo ra và luwu truyền đến tất những thế sao hiểu và bảo tồn chúng trong thời
đại hôm nay.
Để hiểu thêm về
văn hóa vật chất khi chúng được lưu giữ trong Bảo tàng Khmer Trà Vinh này. Tác
giả chọn đề tài” Quản lý Bảo tàng văn hóa dân tộc
Khmer Trà Vinh”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh; tìm hiểu
về một số vấn đề công tác quản cá hiện vật Bảo tàng; một số giải phát và phát
huy mặt giá trị lich sử của đông bào Khmer.
.3. Phạm vi
nghiên cứu
3.2. Phạm vi thời gian: từ năm 2017 đến nay
II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ
CƠ SỞ THỤC TIỄN
1.1.Một số khái niệm
1.1.1. Định
nghĩa quản lý
Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập
thể thực hiện nhiệm vụ chung nhằm hòan thành mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở
tổ chứ từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn hơn, từ đơn giản đến phức tạp. Xã hội
càng phát triển dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công và
hợp tác lao động.
Hiện nay có nhiều cách giải
thích khác nhau về thuật ngũ quản lý nhằm cho rằng quản lý là hành chính, là
cai trị. Có quan niệm khác nhau lại cho rằng quản lý là điều hành, chỉ huy. Mỗi
quan niệm lại có cách giải thích khác nhau về quản lý nhưng ở gốc độ khác nhau
trên cở sở triết học về điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau. Chính vì vậy. có nhiều
khái niệm khác nhau về quản lý. Tuy nhiên, quản
lý là sự tác động có mục đích, có định hướng có chủ thể quản lý, nhằm đạt mục
tiêu định trước.
1.1.2. Định nghĩa văn hóa
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “ Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của của nó mà loài người sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Con
người là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là chủ thể của văn hóa, chỉ có con
người mới có văn hóa. Văn hóa là một kiểu ứng xử giữa con người với con người,
con người với xã hội, con người với tự nhiên. Chính con người mới có văn hóa mới
nâng cao chất lượng sống của con người và tự mình bảo vệ quyền lợi của mình.
1.1.3. Quản lý văn hóa
Nhìn chung,
chúng ta thường hiểu rằng, quản lý văn hoá là công việc của Nhà
nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nưỡ nói chung. Trong đề tài này, chúng tôi xác định khái niệm này như sau:
Quản lý văn hoá: Là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp
nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nưỡ nói chung. Trong đề tài này, chúng tôi xác định khái niệm này như sau:
Quản lý văn hoá: Là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp
“Quản lý văn hóa” trong xã hội hiện đại được
hiểu là công việc của nhà nước, được thực hiện thông qua việc ban hành quy chế,
chính sách, tổ chức triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Nhìn vào thực tiễn, không khó
để nhận thấy, quản lý văn hóa còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều
hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng,
nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm
quản lý) đối với khách thể (mọi thành phần/thành tố tham gia
và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn
(bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải
thiện chất lượng sống của người dân.
1.1.4. Di sản văn hóa
1.1.4.1. Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hpá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử-
văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa vật thể quy định
tại khoản 2, Điều 2 Nghị điịnh số 98/2010/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung gồm các loại
sau:
- Di tích lịch sử- văn hóa-,
danh lam thắng cảnh( sau đây gọi là di tích).
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia
1.1.4.2. Di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể
là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn
hóa, khoa học thể hiện bản sắc dân tộc, không ngừng được tái tạo và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 2 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21-9-2010 của Chính phủ quy địnhchi tiết
thi hành một số Luật di sản văn hóa và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế haowjc bãi bỏ các quy định có
liên quan đến thủ tục hành chính thuọc phạm vi chức năng quản lý củ Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28-10-2015 về việc hỗ
trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, có hoàn cảnh
khó khăn, di sản văn hóa phi vật chất bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết;
- Ngữ văn dân gian;
- Nghệ thuật trình diễn dân
gian;
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian;
1.1.5. Bảo tàng và hiện vật bảo tàng
1.1.5.1. Khái niệm Bảo tàng
Theo Điều 47 của Luật Di sản
văn hóa cộng đồng công bố năm 2001, khái niệm” Bảo tàng” được định nghĩa như
sau: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng
bày các sưu tập lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu,
giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.
Ngoài ra, còn một định nghĩa
nữ về Bảo tàng được đề cập Trong quy chế
tổ chức và hoạt động của Bảo tàng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin ban
hành năn 1998 khi Luật Di sản văn hóa ra đời cụ thể như sau: “ Bảo tàng là một thiết chế văn hóa có chức
năng nghiên cứu và giáo dục khoa học thông qua hoạt động nghiên cứu, sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản, trung bày, tuyên truyền, phát huy tác dụng di sản lịch sử-
văn hóa thiên nhiên phù hợp với loại hình, tính chất và nội dung của bảo tàng”.
1.1.5.2. Khái niệm Hiện vật Bảo tàng
Theo Quy chế kiểm kê Hiện vật Bảo tàng do Bộ
trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin ban hành 19/5/2006. Trong Quy chế này, khái niệm bảo
tàng được hiểu như sau: “ Hiện vật bảo tàng là di sản văn hóa gồm di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia, các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể hóa và các
mẫu tự nhiên, thuộc đối tượng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ và loại hình bảo tàng”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh thuộc
vùng Tây Nam Bộ, là một tỉnh đặc thù có đông đồng bào dân tộc Khmer, chiếm khoảng
32% dân số toàn tỉnh. Người Khmer tỉnh
Trà sống chủ yếu ỏ khu vực nông thôn, nghề nghiệp chính của họ là trồng lúa nước
và trồng rẫy. Tuy nhiên , nhờ sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, cuộc
sống đại đa số đồng bào được cải thiện nhiều hơn, trình độ dân trí ngày càng
nâng cao đáp ứng nhu cầu theo xu hướng hiện nay.
Trà Vinh được
đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch văn hóa, lịch
sử, du lịch biển, sông nước miệt vườn, các cồn nổi ven biển chuyên canh vườn
cây ăn trái đặc sản...đặc biệt là du lịch khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất
gắn bó lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với 142 ngôi chùa Khmer có kiến
trúc độc đáo trãi khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các lễ hội
mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm. Đồng hành cùng với văn hóa chứa bản sắc đặc
thù mà ba dân tộc lưu giữ và tồn tại, Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer cúng là nới
có điiẻm điiẻm thu huát du khách gần xã đến đây để tìm hiểu và nghiên cứu nhứng
giá trị vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer, đố là điều rất đáng trân trọng
và bảo tồn.
1.2.2. Quá trình hình thành Bảo Tàng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh
Bảo tàng được xây dựng
năm 1995, và đưa vào sử dụng năm 1997 trên diện tích 1.700 m2 trong một khuôn viên rộng 1 ha. Tòa nhà chính được xây theo kiểu kiến trúc
truyền thống kết hợp với kiến trúc hiện đại, gồm một trệt một lầu. Tầng trệt là
văn phòng làm việc của cán bộ, nhân viên bảo tàng. Tầng trên gồm có ba phòng
dùng để trưng bày gần 1.000 hiện vật, phản ánh đời sống văn hóa, vật chất tinh
thần rất phong phú của dân tộc Khmer ở Nam Bộ.
Tòa nhà trưng bày các hiện
vật
Phòng đầu tiên dùng để
trưng bày các hiện vật về mô hình các ngôi chùa của người Khmer, có sala dùng để các nhà sư ngồi...
Phòng thứ hai trưng bày các
nông cụ và các công cụ để đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, ở đây còn trưng bày các
loại trang phục truyền thống và chữ viết của dân tộc Khmer ở Nam Bộ. Nổi bật là những văn tự cổ
chứ kinh Phật, các lời huấn ca về đạo đức, lối sống và các truyện kể
nhân gian,...Trong số đó, độc đáo nhất là sách viết trên lá buông và giấy xếp
bằng tiếng Phạn.
Một ngôi tháp trong khuôn viên
Phòng thứ ba là phòng trưng
bày các nhạc cụ truyền thống, các trang phục, đạo cụ, mặt nạ...Những hình ảnh
trưng bày tại đây đã tái hiện hai loại hình nghệ thuật sân khấu là sân khấu
Rồ-băm (kịch múa) xuất xứ từ nghệ thuật cung đình, sân khấu Dù-kê (kịch hát) ra
đời trong dân gian từ đầu thế
kỷ 20 và
phát triển mạnh hơn từ sau năm 1945. Các nhạc cụ của người Khmer ở đây cũng rất
phong phú và đa dạng, được chia làm hai loại: dàn nhạc dân gian (nhạc dây) và
dàn nhạc lễ (nhạc ngũ âm). Dàn nhạc ngũ âm được chế tác bằng năm chất liệu khác
nhau gồm đồng, sắt, gỗ, da và hơi.
Bảo tàng văn hóa dân tộc
Khmer tỉnh Trà Vinh là nơi khách đến tham quan và nghiên cứu học tập.
CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ BẢO TÀNG VÀ
QUẢN LÝ HIỆN VẬT BẢO TÀNG
2.1. Quản lý bảo tàng về nguồn nhân lực
Để quản lý Bảo tàng văn hóa
dân tộc Khmer một cách hiểu quả và phát huy tình những tiềm năng vốn có của nó.
Nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tàng là nhứng cá nhân và tập thể được đào tạo
chuyên môn và có những kỹ năng thiết yếu để quản lý bảo tàng. Đối với công tác
quản lý bảo tàng thật sự đam mê và am hiểu sâu về lĩnh tất cả các giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần đề nhằm đề ra những phương hướng phù hợp phụ vụ cho
nhu cần chính đáng của khách du lịch quan. Ngoài những kỹ năng trên, để nhằm
thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, nguồn nhân lực trong bảo
tàng phải có những đặc thù riêng mang tính chất lao động gắn với thông tin, dữ
liệu lưu giũ được phản ánh qua từ hiện vật.
Hoạt động của Bảo tàng ngày
càng đóng vai trò quan trọng xã hội đạ, xã hội thông tin. Cũng như các hoạt động
khác của con người, nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt quyết định chất
lượng và hiêu quả hoạt động cảu Bảo tàng.
Cán bộ quản lý bảo tàng là yếu
tố quan trọng, vai trò hàng đầu. Nhiệm vụ của cán bộ Bảo tàng vô cùng đa dạng,
phức tạp. Họ chính là những người lực chọn, xủa lý, bảo quản, sắp xếp tài liệu,
hiện vật theo một trậ tự nhất định, giới thiệu chúng với khách tham quan khi họ
có nhu cầu.
Trong quan hệ với khách tham
quan, cán bộ quản lý có quan hê giũa tài liêu, hiện vật và khách tham quan,
nghiên cứu nhu cầu tìm hiêu thông tin, từ đó gới thiiẹu, tuyên truyền một cách
tích cực những thông tin mà hiện vật đang chứ đựng , hướng dẫn khách tham quan
tìm hiểu hiện vật, tài liêu phù hợp với nhu cầu. Đồng thời tạo ra các dịch vụ
cơ bản thỏa mãn các nhu cầu của khách tham quan.
Đội ngũ cán bộ quản lý Bảo
tàng là những người có trình độ cao, có năng lực quản lý, là đại diện hợp pháp
của Bảo tàng, đồng thời họ đề ra những chủ trương, chính sách, đưa các kế hoạch
hoạt động của Bảo tàng.
2.2. Quản lý các cơ sở vật chất của Bảo tàng
Những năm gần đây, để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
trong tỉnh nói chung, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer, các cấp, các
ngành đoàn thể của Tỉnh Trà Vinh đã phối hợp chặt chẽ và triển khai có hiệu quả
việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư", đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hoá mới ở vùng đồng
bào dân tộc Khmer.
Nhà
Bảo tàng được xây một trệt một lầu theo kiểu kiến trúc truyền thống kết hợp với
kiến trúc hiện đại. Tầng trệt là văn phòng làm việc của cán bộ, nhân viên bảo
tàng. Dưới cầu thang để lên tầng trên có xây một hồ bán nguyệt, trong hồ nuôi
nhiều cá cảnh góp phần tạo cảm giác dễ chịu, thoáng mát. Tầng trên có ba phòng
trưng bày hiện vật. Phòng đầu tiên dùng để trưng bày các hiện vật về mô hình
các ngôi chùa của người Khmer, có sala dùng để các sư sãi ngồi... Đến gian này,
du khách như được đi vào một thế giới khác - thế giới của các thần linh qua óc
tưởng tượng bay bổng, lãng mạn và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.
Đáng
chú ý là các tượng chim thần Key-no, hiện thân của nữ thần trong các truyền
thuyết tín ngưỡng dân gian của người Khmer, tượng người chim Tết Pro-nam với
nghệ thuật cách điệu tinh tế, dùng để trang trí dưới các hiên chùa, tạo đường
nét nhẹ nhàng, thanh thoát cho các công trình trong quần thể kiến trúc đa dạng,
độc đáo và sinh động.
Đáng chú ý
là các tượng chim thần Key-no, hiện thân của nữ thần trong các truyền thuyết
tín ngưỡng dân gian của người Khmer, tượng người chim Tết Pro-nam với nghệ thuật
cách điệu tinh tế, dùng để trang trí dưới các hiên chùa, tạo đường nét nhẹ
nhàng, thanh thoát cho các công trình trong quần thể kiến trúc đa dạng, độc đáo
và sinh động.
Phòng
thứ hai trưng bày các nông cụ truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long; các công cụ sản xuất như khung cửi và đánh bắt thủy sản như đăng, đó, nò,
cộ... Óc thẩm mỹ dân gian Khmer được thể hiện rõ trên các công cụ sản xuất và
đời sống bằng những màu sắc, đường nét tinh xảo mang sắc thái dân tộc độc đáo
ngay trên các chất liệu tre, gỗ và gáo dừa. Chiếc hái cắt lúa được chạm khắc,
trang trí hình chim hoặc hình đầu rồng “niêk”. Chiếc cọc cấy lúa chạm hoa văn
hình dọc.
Trong
gian này còn có các loại trang phục truyền thống của người Khmer ở đồng bằng
sông Cửu Long. Du khách vào đây sẽ thấy rất lạ lẫm và thích thú trước các hiện
vật được trưng bày sinh động với nhiều thể loại khác nhau. Đặc biệt, bảo tàng
còn trưng bày một cách có hệ thống về chữ viết của dân tộc Khmer. Phát triển từ
chữ Phạn được viết trên lá buông trải qua 12 lần cải biên, chữ viết Khmer mới
định hình như ngày nay.
Phòng
thứ ba là phòng trưng bày các nhạc cụ truyền thống, các trang phục, đạo cụ, mặt
nạ… Những hình ảnh trưng bày tại đây đã tái hiện rất sinh động hai loại hình
nghệ thuật sân khấu là sân khấu Rồ-băm (kịch múa) xuất xứ từ nghệ thuật cung
đình, sân khấu Dù-kê (kịch hát) ra đời trong dân gian từ đầu thế kỷ XX và phát
triển mạnh hơn từ sau năm 1945. Các nhạc cụ của người Khmer rất phong phú và đa
dạng, được chia làm hai loại: dàn nhạc dân gian (nhạc dây) và dàn nhạc lễ (nhạc
ngũ âm). Dàn nhạc ngũ âm được chế tác bằng năm chất liệu khác nhau gồm đồng,
sắt, gỗ, da và hơi.
Cùng
với Bảo tàng Văn hóa Khmer Sóc Trăng, Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh là điểm
tham quan hấp dẫn đối với du khách, các nhà khảo cổ, sưu tầm văn hóa dân tộc
trong và ngoài nước. Đến đây, chúng ta càng có dịp hiểu được sâu hơn những giá
trị văn hóa to lớn mà cộng đồng người dân tộc Khmer đã gìn giữ và phát huy.
2.3.
Quản lý các” hiện vật” tại Bảo tàng
Bảo
tàng văn hóa dân tộc Khmer Ttrà Vinh, trung bày và lưu giữ gần 1000 hiện vật có
giá trị văn hóa, lịch sử, đó là đóng góp đáng kể của đồng bào Khmer lưu truyền
qua nhiều thế hệ. Những di sản này không chỉ tạo ra sự khác biệt, tính đăc thù
của mỗi dân tộc mà qua đó làm cho đòi sông văn hóa của con người thêm phong
phú, đa dạng, giúp con người vun đắp thêm niềm tự hào với bản sắc của dân tộc
mình; khẳng định vai trò của dân tộc Khmer trong quá trình hình thành và phát
triển.
Hiện nay, các
Hiện vật Bảo tàng luôn được bảo quản một cách chặt chẽ của các nhà quản lý theo
sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước. Thực hiện theo Thông tư 18/2012/TT-BVHDLTT
ngày 31 tháng 12 năm 2010 về” Quy định tổ
chức và các hoạt động của Bảo tàng” quy định tại Điều
6. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật
thể; Điều 7. Hoạt động kiểm kê; Điều 8. Hoạt động bảo quản; Điều 9. Hoạt động
trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
Cùng
với quan tâm của các cấp chính quyền; đặc biệt là sự quan tam từ những nhà quản
lý đã nhận trách nhiệm thực hiện công việc quản lý bảo tàng về văn hóa phi vật
thể lẫn văn hóa vật chất; quan trọng đó là những hiện vật còn được lưu giữ tại
nay đây, mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khắc sâu vào tâm thức của tất con người người Khmer. Di sản văn hóa là sản phẩm có giá
trị lịch sử, là sản phẩm của quốc gia được biết đến với nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước, đến đây không chỉ để tìm hiêu, học tập nghiên cứu mà hưởng
thụ được nét văn hóa độc đáo của bản sắc
văn hóa đân tộc Khmer Trà Vinh.
CHƯƠNG III. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢO TÀNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER TRÀ VINH
3.1. Các giá trị
văn hóa của người Khmer ở Trà Vinh bộ hiện nay
Có thể khẳng
định, những giá trị văn hóa do dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ cúng như Ttrà Vinh sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử là vô cùng đa dạng và phong phú, nó bao gồm cả
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Những giá trị văn hóa đó thể hiện bản sắc
của người Khmer ở Trà Vinh trong lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, chiến đấu
chống thiên tai và giặc giã, cũng như trong đời sống sinh hoạt tinh thần. Những
giá trị văn hóa đó thể hiện đa dạng trong nhà ở, nông cụ, trang phục, ngôn ngữ,
kho tàng văn học dân gian, các loại hình nghệ thuật, nhạc cụ, lễ hội truyền thống,
các phong tục, tập quán. Các giá trị văn hóa đặc sắc, mang tính đặc trưng riêng
có của dân tộc Khmer thể hiện tập trung ở các loại hình nghệ thuật, lễ hội truyền
thống và phong tục, tập quán là những đóng góp quan trọng vào kho tàng âm nhạc
cổ truyền dân tộc. Trước hết là sân khấu Rô băm, Dù kê, rồi múa Ram Vong, Lâm
lêv, Saravan; các điệu hát dân gian như Hát Aday, Chlay Yam, hát ru con… và nhiều
hình thức nhạc cổ với các làn điệu: Alê, Chôl Chhung, Khan Bram, Peak Brambei,
peak Brampil, Sâm - pông. Đặc biệt, Rôbăm, Dù kê là loại hình sân khấu cổ truyền
của người Khmer, đã từng rất phát triển và kết tinh nhiều giá trị văn hóa độc
đáo. Người Khmer cũng có một hệ thống các lễ hội riêng (khoảng 30 lễ hội) trong
đó có những lễ hội chứa đựng những giá trị văn hóa rất riêng của tộc người này
như tết Chool Chnăm Thmây, lễ cúng ông bà, lễ cúng trăng với các trò chơi dân
gian đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc, đó là hội “đua
nghe go” đậm tính chất dân gian .
Một
nét đặc sắc trong các lễ hội của người Khmer là tính chất tôn giáo đã chi phối
toàn bộ các lễ hội truyền thống của họ, ngay cả những lễ hội dân gian truyền thống.
Sư sãi, chùa chiền đều hiện diện trong mọi lễ hội của người Khmer. Người Khmer
có những phong tục, tập quán rất riêng so với các cư dân khác sống trong vùng Trà
Vinh. Nhắc đến người Khmer, ai cũng nghĩ đến tập tục đi tu được lưu truyền từ
bao đời nay. Khi chết đi họ thường chọn hình thức hỏa táng, tro thường để trong
tháp cốt của chùa...
3.2.
Hệ thống các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer
và việc thực hiện các chính sách đó ở Trà Vinh hiện nay
Thực
tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer ngoài tác động
của các chính sách chung về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân
tộc thiểu số nói chung, còn có các chính sách dành riêng cho người Khmer ở Trà
Vinh như Chỉ thị 117/ CT-TW, ngày 29-8-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa
V về công tác ở vùng dân tộc Khmer; Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI ra Chỉ
thị 68/CT-TW, ngày 18-4-1991 về công tác ở vùng dân tộc Khmer. Các nội dung
thực hiện chính sách về bảo tồn, phát triển văn hóa đối với đồng bào Khmer,
được bổ sung và cụ thể hóa thêm trong Chỉ thị 14/2003/CT-TTg, ngày 05/6/2003
của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ
2001 - 2010.
Các
chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer không chỉ
bao quát hết các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà còn đưa ra những
phương thức hoạt động cụ thể để hiện thực việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của người Khmer ở Tây Nam bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cụ
thể là
Công
tác bảo tồn, bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer được các địa phương quan tâm chú ý.
Hiện nay, đã hình thành Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh Sóc Trăng
và tỉnh Trà Vinh, hình thành Phòng Trưng bày văn hóa Khmer tại Bảo tàng các
tỉnh Tây Nam bộ.
Về
việc phát huy các giá trị văn học, nghệ thuật của người Khmer, nhiều loại hình
nghệ thuật dân gian truyền thống tiếp tục được khai thác, phát huy. Một số đoàn
nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như không chuyên được Nhà nước quan tâm đầu tư đã
hoạt động khá tốt, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp
trong văn học, nghệ thuật của người Khmer.
Việc
xây dựng các thiết chế văn hóa, các tụ điểm sinh hoạt văn hóa - thông tin trong
vùng đồng bào Khmer sinh sống đã được đầu tư.
Về
công tác đào tạo đội ngũ những nhà làm văn hóa, nghệ thuật Khmer, các địa
phương đã quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ mở nhiều lớp truyền dạy nâng cao trình
độ nghệ thuật, âm nhạc dân gian dân tộc Khmer, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ văn hóa của đồng bào.
Tuy nhiên,
việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người
Khmer ở Tây Nam bộ nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng còn một số hạn chế: công
tác quản lý Bảo tàng chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người khách tham
quan; về đào tạo nguồn nhân lực quản lý chưa thực sự chặ chẽ, còn lỏng lẻo. Đối
với cán bộ trực tiếp đón khách và giới thệu còn linh hoạt và còn gặp lúng túng
khi xử lý tình huống đối với khách du lịch hoạch nhứng nhà nghiên cứu; họ chưa
hiểu sâu về các công tác quản lý.
III.
KẾT LUẬN
Bảo tàng văn hóa dân tộc Trà Vinh được
xem là một nghệ thuật kiến trúc khá đồ sộ; nơi đây chứa đựng những giá trị vật
chất và giá trị phi thể của người Khmer thông qua hiện vật còn được lưu giữ lại
rất quý giá. Di sản văn hóa có giá lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền
qua nhiều thế hệ.
Trước bối cảnh toàn cầu hóa, đát nước
đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ, cùng với sự tiến bộ của khao học kỹ thuật, giao lưu toàn diện dẫn đến
những giá trị văn hóa vật thể Trà Vinh có nguy cơ bị mai một cao và luôn tiềm ẩn
nguy cơ biến mất. Do dó, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh nhà đưa
di sản văn hóa Trà Vinh tỏa sáng.
Tài liệu
tham khảo
[1]. Bùi Quang Thanh Quản lý văn hóa và văn
hóa quản lý đối với lễ hội cổ truyền ở Việt Nam hiện nay, Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia, truy cập 15/3/2016.
[2]https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_v%C4%83n_h%C3%B3a_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Khmer_t%E1%BB%89nh_Tr%C3%A0_Vinh.
[3]. https://www.thesaigontimes.vn/94824/Bao-tang-Van-hoa-Khmer-Tra-Vinh.html
[4]. Hoàng Tuấn, Bao tồn và Phát huy các giá trị di sản văn
hóa vật thể ở Trà Vinh”, Báo Văn hóa Trà Vinh.