Lễ hội Ok Om Bok hay đua ghe Ngo truyền thống là một
trong những lễ hội lớn của người Khmer, thể hiện sự gắn bó cộng đồng của người
Khmer Nam bộ và tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Lễ hội
được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Trong lễ hội Ok Om Bok, có nhiều lễ khác như: lễ cúng trăng, lễ thả đèn
nước, lễ thả đèn gió… nhưng sinh động nhất đó là lễ hội đua ghe Ngo.
VĂN HÓA HỌC xin giới thiệu tiểu luận TÌM HIỂU LỄ HỘI ĐUA GHE NGO CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ của học viên Đỗ Thị Kiều Oanh, học viên Cao học Trường Đại học Trà Vinh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ
VINH
TIỂU LUẬN MÔN
VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
TÌM
HIỂU LỄ HỘI ĐUA GHE NGO CỦA
NGƯỜI
KHMER NAM BỘ
Giảng viên giảng dạy:
TS. Phan Quốc Anh
|
· Học viên: Đỗ Thị Kiều
Oanh
· Lớp:
Cao học ngành Văn hóa học
· Mã
lớp: CH17VH_TV6_2
· Mã học
viên: 910117009
|
Trà
Vinh, tháng 8 năm 2018
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài …………………………………………… 1
2.1. Mục tiêu đề tài……………………………………………………………. 1
2.2. Nhiệm vụ của đề tài………………………………………………………. 1
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài……………………. 1
3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………. 2
3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 2
4. Ý nghĩa đề tài………………………………………………………………. 2
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………….. 3
1.
Các khái niệm ……………………………………………………………….. 3
2. Ý nghĩa, giá trị của chiếc Ghe Ngo………………………………………… 4
5.1.
Cách tạo dáng cho chiếc ghe Ngo ………………………………………… 8
5.2.
Cách trang trí cho ghe Ngo ……………………………………………….. 8
5.3.
Cách chọn hoa văn vẽ cho ghe Ngo ……………………………………… 8
5.4.
Cách vẽ mắt cho ghe Ngo …………………………………………………
9
5.5.
Yếu tố tâm linh trong mỗi chiếc ghe Ngo ……………………………… 10
PHẦN
III. KẾT LUẬN ………………………………………………………. 12
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội Ok Om Bok hay đua ghe Ngo truyền thống là một
trong những lễ hội lớn của người Khmer, thể hiện sự gắn bó cộng đồng của người
Khmer Nam bộ và tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Lễ hội
được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Trong lễ hội Ok Om Bok, có nhiều lễ khác như: lễ cúng trăng, lễ thả đèn
nước, lễ thả đèn gió… nhưng sinh động nhất đó là lễ hội đua ghe Ngo.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu đề tài:
Tìm hiểu
về lễ hội đua Ghe Ngo của người dân Khmer. Bởi vì Ghe Ngo là tài sản quí giá
của những ngôi chùa của người Khmer. Sự thành bại của ghe Ngo trong lễ hội đua
còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia
thi đấu. Vì vậy, nhằm tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam bộ đã
vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe Ngo cũng
như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh cũng là một trong những yếu tố giúp
thành công cho ghe Ngo.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
Những
ảnh hưởng của lễ hội đua Ghe Ngo đối với đời sống tinh thần của người dân Khmer
nói chung và của người dân Trà Vinh nói riêng.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên
cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài
nghiên cứu về lễ hội đua Ghe ngo truyền thống của dân tộc Khmer tại tỉnh Trà
Vinh. Và giá trị giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thông qua lễ hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài
được giới hạn nghiên cứu riêng lễ hội đua Ghe Ngo truyền thống của dân tộc
Khemer trong tỉnh Trà Vinh trong lễ hội Ok Om Bok và những giá trị văn hóa
trong lễ hội này.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong
quá trình tìm hiểu lễ hội đua Ghe Ngo đề tài sử dụng các phương pháp như:
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, nghiên cứu
lịch sử,…
4. Ý nghĩa đề tài
Đề tài
giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về lễ hội đua Ghe Ngo của dân tộc Khmer
Nam bộ nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Bên cạnh đó đề tài giải mã một số
yếu tố tâm linh trong quá trình tạo nên một chiếc Gho Ngo và ý nghĩa đời sống
tinh thần của người dân Khmer thông qua lễ hội truyền thống.
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm về lễ hội
Lễ hội là một trong những hiện tượng
sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như
trên thế giới. Nó là tấm gương phảm chiếu khá trung thực đời sống văn hóa của
mỗi dân tộc. Lễ hội ra đời và tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều
tộc người nói chung và làng xã người Việt nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị
trong đời sống kinh tế - xã hội, van hóa của cộng đồng. Tuy nhiên khi bàn đến
khái niệm lễ hội thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Trong quyển “Từ điển tiếng việt”
của Trung tâm từ điển học, các tác giả cho rằng: Lễ hội là “Cuộc vui chung có
tổ chức; có hoạt động nghi lễ mang tính văn hóa truyền thống”.
- “Từ điển bách khoa Việt Nam” cho
rằng: “Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính
của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn
hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của sự
tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc
cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở cho gia
súc, sự bội thu của mùa màng từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn
chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội
là một hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo”.
1.2. Khái niệm ghe Ngo
Hiện nay, chưa có nhà nghiên cứu viết
nào viết sách nói về khái niệm “Ghe ngo”. Theo truyền miệng và hình dáng bên
ngoài, con người có thể mô tả hình dáng ghe ngo như sau:
Ghe Ngo (tiếng Khmer là
“Tuk Ngo”) là một loại thuyền độc mộc khoét từ thân cây gỗ tốt, cây cổ thụ một
thân, ra đời từ nhiều thế kỷ trước. Cách khoét ghe ngo theo hình cung giống như
thuyền độc mộc của người Kinh.
Ghe Ngo nguyên thủy là
một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, nhưng ngày nay, việc tìm
cây Sao vừa to, vừa dài rất khó, nên người Khmer đã dùng những mảnh ván với
nhau để thay thế.
2. Ý nghĩa, giá trị văn hóa của chiếc ghe Ngo
2.1. Tính “thiêng” trong lễ hội đua ghe Ngo
Trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, chiếc ghe Ngo giữ
vai trò, vị trí rất quan trọng về mặt tâm linh. Người Khmer coi ghe ngo đua
không giống như các ghe thông thường, mà đó là một vật thiêng.
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm
ra được một lý do mang tính “thiêng” nào đó. Đó có thể là người anh hùng
đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mãnh đất ấy. Đó là nơi người anh hùng bỗng
dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi chỉ là bờ sông…. Cũng có khi lễ hội
được hình thành nhằm tưởng nhớ ngày sinh hoặc ngày mất của một người có công
với làng nước. Song những người đó bao giờ cũng được “thiêng hóa” và đã
trở thành “Thần thánh” trong tâm trí của người dân.
Nhân dân có niềm tin rằng những người đó đã trở
thành thần thánh, không chỉ phù hộ cho họ, giúp họ vượt qua khó khăn của đời
sống hiện tại. Chính tính “thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho
nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào
điều tốt đẹp sẽ đến.
Người Khmer vốn sống
bằng nghề trồng lúa nước. Trồng lúa nước ngày xưa rất khó khăn, tai
họa thiên nhiên thường xảy ra luôn, có khi trồng xong lúa bị gió mưa,
lụt lội cuốn trôi hết, nên việc đấu tranh chinh phục thiên nhiên bằng
cách đắp bờ ngăn mặn giữ người nước ngọt, chọn giống lúa để sinh
trưởng phù hợp với đất và thời tiết. Từ đó, mùa vụ đầu tiên không
bị gió mưa tai họa thiên nhiên hủy hoại, lúa bụi to, trỏ đều, no
hạt, được gặt hái thu hoạch tốt đẹp vào những ngày tháng nói
trên. Nên lễ Ok Om Bok mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng
sáng, mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống, mở đầu cho một mùa
khô ráo sau những ngày tháng lao động vất vả.
Ghe Ngo không phải là sản phẩm của một cá nhân hay
một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một
hay nhiều phum sóc người Khmer, tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó sự thắng bại
của các ghe Ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, sự thắng bại giữa
những phum, sóc người Khmer với nhau.
2.2. Tính “cộng
đồng” trong lễ hội đua ghe Ngo
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi
nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi lễ
hội cũng lớn. Bởi thế mới có của lễ hội của một họ, một làng, một dân tộc…
Lễ hội đua ghe Ngo là một lễ hội của dân tộc Khmer,
lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ hội đua ghe Ngo là
dịp để các đội ghe đến than gia tranh tài, qua đó nhằm tôn vinh, nâng cao ý
thức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, thể hiện tinh thần
đoàn kết dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương.
3. Nguồn gốc hình thành ghe Ngo
Ngày nay, có rất nhiều tích kể về nguồn gốc của
chiếc ghe Ngo, nhưng tích được nhiều người nhớ và truyền miệng nhiều nhất như
sau:
Dân gian kể rằng, đã
lâu lắm, cách đây bảy, tám trăm năm về trước, ghe Ngo đã xuất hiện ở
đồng bằng. Lúc đó vùng này còn hoang dại lắm, đất ẩm thấp, cây rậm
rạp, có nhiều rắn rết và thú dữ... cuộc sống của người dân nơi đây vô
cùng khó khăn và nhiều nguy hiểm.
Lúc bấy giờ, người dân
thấy con rắn bò rất nhanh nhanh, nhất là trườn đi trên mặt nước. Chính
vì thế họ mới nghỉ ra rằng cần làm một chiếc ghe có hình dáng giống như con rắn
để có thể đi trên mặt nước vừa di chuyển nhanh, vừa tránh được thú dữ. Hình
ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước phản ảnh gần đúng hệt như chiếc
ghe Ngo, và chiếc ghe Ngo được tạo dáng giống như con rắn thật.
Chiếc ghe làm bằng cây
Sao phải tổ chức đi đốn tận miền xa nơi vùng núi cao mới có. Đốn
xong dùng voi kéo xuống sông kết thành bè thả theo dòng nước để trôi
xuôi về. Các cụ truyền nhau kể lại: hồi đó trên rừng lắm thú dữ, ở
dưới sông cá sấu như bánh canh, sấu con bò lên bè gỗ như nhái con.
Mỗi lần đi thế nào cũng mất năm bảy mạng cọp bắt, sấu nuốt.
Xuất phát từ hình
tượng rắn bò chúng sợ bén mạng thi nhau chạy thoát thân khi người
đến xục xạo khai phá đã đập vào mắt người Khmer và tư duy sáng tạo
ra chiếc ghe độc mộc này.
Trải qua những năm
tháng lớn lên của lịch sử thiên nhiên, phù sa biển bồi đắp ngày một
lớn dần. Nhiều sông ngòi do thiên nhiên tạo ra, đổ nghiên theo chiều
mặt bằng, việc đi lại rất khó khăn. Người Khmer đến cư trú vùng này
lúc đó chưa ổn định, người ta chưa đủ sức đắp đường đi mà bắc cầu
qua lại giao tiếp với nhau, hơn nữa mang tâm lý sợ thú dữ nên cố tạo
phương tiện đi lại bằng ghe độc mộc dưới sông, đi có tập thể để đối
phó với thú dữ.
Từ ghe độc mộc đơn sơ
ấy. Sau này do yêu cầu tự vệ và chống chiến tranh giữa các tộc
người xung quanh, người Khmer nghĩ đến cách đục đẽo ra “Tuk ngo” để cho
gọn nhẹ dễ bơi và bơi nhanh hơn.
4. Kích thước chiếc ghe Ngo
4.1. Chiều dài và
chiều rộng của ghe Ngo
Nguồn:http//:vanhoamientay.com
4.2. Số lượng người
tham gia hội thi đua ghe Ngo
Kích thước của ghe ngo còn tùy thuộc vào số người
ngồi trên ghe, cũng như là số người được Ban Tổ chức hội thi quy định mỗi đội
là 40 người hoặc 50 người,… tùy thuộc vào Ban Tổ chức hội thi (nhưng không quá
60 người). Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy.
Ví dụ như chùa Ông Mek (Trà Vinh) tham dự hội thi
đua ghe ngo vào năm 2016 là 53 người; năm 2017 là 57 người gồm cả người chỉ
huy.
5. Công đoạn hình thành chiếc ghe Ngo
5.1. Cách tạo dáng cho
ghe Ngo
5.2. Cách trang trí cho
ghe Ngo
5.3. Cách chọn hoa văn
vẽ cho ghe Ngo
Để hoàn thành một chiếc
ghe Ngo, công đoạn sơn, vẽ sao cho chiếc ghe Ngo trong đẹp nhất cũng là cả một
quá trình tỉ mỉ của người làm. Thông thường chọn hình các con vật để vẽ lên ghe.
Hai bên thân ghe, mũi nge và đuôi ghe được trang trí bằng hình ảnh của những
con vật như: hình con rồng, hình rắn, hình con chim, hay hình một vị thần…. Mỗi
một biểu tượng đều mang một ý nghĩa riêng, đại diện cho sức mạnh của một ngôi
chùa.
Việc chọn biểu tượng này
rất là quan trọng. Chọn biểu tượng tức là chọn đại diện cho một chùa hoặc một
địa danh, hay là đại diện cho quyền lực của chùa nào đó…Mỗi một con vật mang
một ý nghĩa riêng. Cũng như tại chùa Ông Mek tỉnh Trà Vinh chọn hình vẽ là một
con cá Nược, có ý nghĩa đây là loài cá bơi rất nhanh trong nước, khó có loài cá
nào đuổi kịp. Vì thế chùa chọn hình cá Nược mong muốn rằng đội đua ghe Ngo cũng
có thể bơi nhanh và dành được chiến thắng trong cuộc thi.
Nguồn:http//:vanhoamientay.com
5.4. Cách vẽ mắt cho ghe Ngo
Ở đầu mỗi chiếc ghe đều
vẽ hai mắt nổi. Hai mắt này được vẽ sao cho phù hợp với mỗi chiếc ghe. Việc vẽ
mắt cho ghe, thể hiện yếu tố tâm linh, được giải thích bằng nhiều quan niệm
khác nhau nhưng đa số cho rằng vẽ mắt nổi cho ghe là xem ghe như là một loài cá
hoặc loài rắn dưới nước (cá và rắn là hai
loài vật có mắt nổi) cần phải có mắt để thấy đường đi và tránh những nguy
hiểm dưới nước. Quan niệm này gần giống với quan niệm vẽ mắt cho thuyền của
người Kinh.
Điều đặc biệt
là con mắt này được vẽ riêng và được chính trụ trì chùa làm ghe ngo gắn mắt vô
cho ghe, hoặc người chủ nhiệm (người chủ đóng ghe) gắn vào ghe trong một nghi thức
tín ngưỡng dân gian, chót mắt ghe Ngo là tượng hình đuôi con chim Điểu với niềm tin vượt nhanh, bay nhanh.
Nguồn:http//:vanhoamientay.com
5.5. Yếu tố tâm linh trong mỗi chiếc
ghe Ngo
Yếu tố tâm linh còn tìm
thấy trong quan niện xem mỗi chiếc ghe Ngo có một vị thần giữ ghe, vị thần này
quy định sức mạnh của ghe cũng như đảm bảo sự an toàn cho vận động viên tham dự
đua ghe. Điều này thể hiện sức mạnh tôn giáo, niềm tin vào sự che chở của thần
linh. Ghe Ngo chỉ được sử dụng vào dịp thi đấu, được xem là vật linh thiêng,
nhất cử nhất động đều phải tiến hành lễ cầu xin như: lễ cửa rừng (xin cây làm
ghe), lễ khởi công làm ghe, lễ khánh thành ghe, lễ đưa ghe lên nhà ghe,… Trước
mỗi lần thi đấu khoảng 01 tuần, các chùa Khmer thường tổ chức lễ mặc áo cho ghe
(hay còn gọi là lễ hạ thủy cho ghe ngo). Đây là lễ có vai trò đặc biệt quan
trọng, có giá trị về mặc tâm linh, thể hiện niềm tin chiến thắng của người
Khmer vào lực lượng huyền bí, vào vị thần nắm giữ vận mệnh, quyết định sự thành
bại của cuộc thi đấu ghe Ngo sắp tới.
Trong lễ cúng thần linh,
lễ vật chính của buổi lễ là Sla – Tho làm bằng trái dừa hoặc làm bằng thân cây
chuối để cắm nhang và nến. Dọc hai bên thân ghe đều cắm Sla – Tho có nhang và
nến. Ở đầu ghe, giữa ghe và cuối ghe có đặt mâm bánh, trái cây, đầu heo, gà,
vịt,… tùy theo mỗi chùa chọn lễ vật cúng. Sau đó Sư cả đại diện cho phum sóc chọn
những thanh niên khỏe mạnh làm quân bơi và cử ra một người làm chỉ huy ngồi ờ
đầu ghe. Đến giờ định thì , người ta thấp nhang, nến, đánh ngũ âm, đánh chiêng
trống, reo hò, tập hợp lực lượng. Vị Sư cả chùa hoặc thành viên Ban Quản trị
chùa đứng ra chủ trì buổi lễ, khấn nguyện thần bảo hộ ghe đi theo giúp sức để
ghe chiến thắng trong cuộc thi. Xong, họ tập hợp lực lượng đẩy ghe xuông nước
tập luyện.
Ngoài ra, khi xuất ghe đi
dự hội, xuất phát trước mỗi cuộc thi đấu hay kết thúc cuộc thi đưa ghe lên nhà
ghe đều tổ chức nghi lễ cúng riêng. Mỗi lễ đều có những quy định riêng cụ thể
về lễ vật cúng, nghi lễ cúng, người cử hành lễ, người tham dự lễ,…
Vấn đề được đặt ra hiện
nay là liệu những yếu tố tâm linh đó có thật sự mang lại những hiệu quả thiết
thực, làm nên chiến thắng của chiếc ghe Ngo trong lễ hội đua ghe Ngo truyền
thống của người Khmer hay không?. Điều đó, có lẽ không ai dám khẳng định một
cách chắc chắn. Nhưng điều mà mọi người có thể khẳng định đó là niềm tin vào
những yếu tố tâm linh trong các nghi lễ liên quan đến ghe Ngo vẫn giữ được vị
trí quan trọng trong tâm thức người Khmer Nam bộ.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Lễ hội đua ghe Ngo là dịp
để các đội ghe ngo từ các địa phương đến tham gia tranh tài, qua đó nhằm tôn
vinh, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của người Khmer Nam
bộ nói chung và người Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng, thể hiện tinh thần đoàn
kết dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước. Đây là sự kiện
văn hóa, thể thao và du lịch đặc trưng nhằm bảo tồn, giữa gìn phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Khmer, góp phần cùng cả nước xây
dựng nền van hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với người Khmer
Nam Bộ, đua ghe ngo là lễ hội thiêng liêng. Vào những dịp này, họ gác hết mọi
việc của cuộc sống thường nhật để đến với ngày hội của dân tộc mình.
Đua Ghe ngo ngày nay trở thành ngày
hội chung của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, làm cho mối quan hệ cộng đồng
các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng ngày
càng gắn kết, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương Trà Vinh
ngày càng giàu đẹp. Đồng bào Khmer Trà Vinh tổ chức Hội đua ghe Ngo như một
phong tục tốt đẹp. Đây cũng là một ngày hội lớn để mọi người vui chơi, thưởng
thức cái đẹp, cái hào hùng, cái tài nghệ tuyệt vời của các tay đua tranh tài
trên sông nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi
Thiết, Từ điển Lễ hội Việt Nam, Nxb.
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.5.
2. Thanh
Thùy, Văn hóa lễ hội, Nxb, Khoa học
xã hội, Hà Nội 2016, tr.22.
3. Nhiều tác giả, Từ điển tiếng Việt, Nxb, Khoa học xã
hội, Hà Nội 2008, tr. 694.
4. Ghe
Ngo của người Khmer Nam Bộ, http://vanhoamientay.com, truy cập ngày 05/7/2018.