Quản lý văn hóa đối với nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đối với sức khỏe cộng đồng


Người Khmer Nam Bộ cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm, với nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi cả nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi. Vì vậy, văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam Bộ trong tình hình hội nhập hiện nay trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị đó.
VĂN HÓA HỌC xin giới thiệu tiểu luận  "QUẢN LÝ VĂN HÓA ĐỐI VỚI NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG" của học viên Đỗ Thị Kiều Oanh, học viên Cao học Trường Đại học Trà Vinh





PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Khmer Nam Bộ cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm, với nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi cả nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi. Vì vậy, văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam Bộ trong tình hình hội nhập hiện nay trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong việc giữ gìn và phát huy nghi lễ cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, thì cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận và tìm cách khắc phục,  để bảo tồn những mặt tinh hoa của nghi lễ cổ truyền, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Một trong những mặt tiêu cực đáng quan tâm đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định “Sức khỏe là vốn quý” mà chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ, đó là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý văn hóa đối với nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đối với sức khỏe cộng đồng”.
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ của đề tài
2.1.Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng giữ gìn và phát triển.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
Làm sáng tỏ hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sự ảnh hưởng, tác động của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng tại Trà Vinh. Bên cạnh đó đề ra các giải pháp giúp hạn chế những tác động của việc hỏa thiêu đến sức khỏe, khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nhằm góp phần xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ và môi trường sống khỏe mạnh ở Trà Vinh.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đối với sức khỏe cộng đồng. Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu đối với sức khỏe con người và giá trị của hỏa thiêu trong đời sống hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được giới hạn ở nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa của người Khmer và đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo, việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này sử dụng các phương pháp như: Phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích; nghiên cứu lịch sử;…

Đề tài góp phần nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của hình thức nghi lễ mang đậm tính văn hóa của người Khmer trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó đề tài có thể đưa ra một số giải pháp thiết thực để người làm công tác quản lý về văn hóa tham khảo có hướng quản lý tốt hơn trong việc bảo vệ nghi lễ hỏa thiêu truyền thống của dân tộc Khmer và việc giữ gìn sức khỏe cộng đồng trong thực hiện nghi lễ.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Đề tài được triển khai thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu và những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng
Chương 3: Giải pháp trong quản lý văn hóa về tục hỏa thiêu của dân tộc Khmer




PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
1.1.Khái niệm về văn hóa 
Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa theo thống kê có tới trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, những góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mà họ quan tâm hay nghiên cứu. 
Đnh nga ca UNESCO trong bn Tuyên b tn cu ca UNESCO về đa dng văn hóa (11-2001): Văn a nên được xem là mt tập hp các đặc điểm ni bt v tinh thn, vật cht, tri thc và tình cm ca xã hi hay mt nhóm xã hi, và ngoài văn học và ngh thut, nó còn bao gm lối sng, cách thc cùng chung sng, các h thng giá tr, các truyền thng và n ngưng”.
ng tiếp cận văn hóa t h thng cấu trúc ca GS Phm Xuân Nam: Yếu t hàng đu của văn hóa là s hiểu biết, bao gồm tri thc, kinh nghiệm và s khôn ngoan, tích lũy được trong quá trình hc tp, lao đng sn xuất và đu tranh đ duy t và phát trin cuc sng ca mi cộng đồng dân tộc và các thành viên trong cng đng y. Nhưng ch riêng s hiểu biết không thôi chưa làm nên văn hóa. S hiểu biết ch trở thành văn hóa khi nó làm nền và định hưng cho thế ng x (th hin tâm hồn, đo lý, li sng, thị hiếu, thẩm mĩ, hành vi…) ca mi nhân và của ccng đồng vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đp trong quan h với t nhiên, với xã hi, vi ngưi khác và vi chính bn thân”.
GS. Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
1.2. Khái niệm hỏa thiêu
Hỏa táng (hỏa thiêu) là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu thi thể trong lửa thành tro cốt. Sau đó tro cốt của thi thể được cho vào hủ, bình, lọ…và tiến hành các nghi thức thờ cúng. Tùy theo từng tôn giáo mà tro cốt sau khi được hỏa thiêu được đem chôn hay mang về nhà thờ hoặc gửi vào những nơi thờ phụng như: chùa, miếu, đình, nhà thờ….điều này phụ thuộc vào tập quán sống và tín ngưỡng tâm linh, tôn giáo của từng dân tộc ở từng địa phương khác nhau.
Lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nhiều nhà nghiên cu cho rằng, nghi lễ ha thiêu của người Khmer mô phỏng theo nghi lễ ha thiêu của Phật Thích Ca, tập tục này đã được các phật tử tiếp nhận và noi theo trong đó có người Khmer và được lưu truyền cho đến ngày nay.
1.3. Khái niệm sức khỏe
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (1946) “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội….” . Mỗi điều kiện và hiện tượng của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động nhất định đến sức khoẻ. Có sức khoẻ tức là có sự thích ứng của cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khoẻ là một tiêu chuẩn của sự thích ứng của cơ thể con người và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường..
1.4. Sức khỏe cộng đồng
Sức khỏe cộng đồng hay môi trường sức khỏe là bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người bao gồm cả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường (Theo định nghĩa trong chiến lược sức khỏe môi trường Quốc gia của Australia – 1999) . Định nghĩa này cũng ám chỉ tới cả lý thuyết và thực tiễn của quyết định, kiểm soát và phòng ngừa đối với những yếu tố trên trong môi trường, những yếu tố có thể ảnh hưởng tiềm tàng bất lợi  đối với sức khỏe của thế hệ hiện tại cũng như thế hệ tương lai. 
Sức khoẻ của cộng đồng hay sức khoẻ của xã hội là sức khoẻ chung, hiểu toàn diện là một hệ thống có tổ chức giữa con người, quan hệ và tác động lên nhau trong một môi trường hữu sinh và vô sinh với một môi trường xã hội bao gồm kinh tế, văn hoá, chính trị, tôn giáo. Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong lao động và sinh hoạt, đảm bảo một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần.
2. Dân tộc Khmer tại Trà Vinh
            Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 80%. Dân số chung dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ hơn 60%; dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ hơn 30%; dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ  0,77% còn lại là dân tộc Chăm và một số dân tộc chiếm tỷ lệ 0,05%. Đại đa số đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam Tông, toàn tỉnh có 142 chùa Khmer, với khoảng 3.616 vị sư sãi, các hoạt động lễ hội truyền thống, phong tục tập quán luôn được bảo tồn và phát huy. Ba dân tộc dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm và các dân tộc thiểu số khác trong tỉnh có truyền thống đoàn kết yêu nước, gắn bó trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên, lao động sản xuất, mỗi dân tộc đều có đặc điểm và sắc thái văn hóa riêng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa lành mạnh làm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
          Tỉnh Trà Vinh có những thuận lợi chung như: khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 260C – 270C, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, mật độ cây xanh nhiều, khí hậu của Trà Vinh có hai mùa rõ rệt.
CHƯƠNG 2
 NGHI LỄ HỎA THIÊU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA NGHI LỄ HỎA THIÊU VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

1. Nghi lễ hỏa thiêu của dân tộc Khmer
1.1. Ngày xưa
Theo học thuyết của Phật giáo Nam Tông thì thân xác con người sau khi qua đời không mấy quan trọng, con người xuất thân từ cát bụi thì khi chết đi cũng trở về với cát bụi do đó hỏa thiêu là giúp người chết sớm siêu thoát,  phù hợp với các triết lí Đức phật tuyên thuyết.
Ngày xưa thực hiện hỏa thiêu người ta thường làm ở giữa đồng trống. Trước khi thực hiện nghi thức hỏa thiêu, rêng acha Duki không có hỏi ai, nhưng ông đã định hình rằng đây là nơi vắng vẻ, nên ông thực hiện nghi thức đóng cọc, nhưng trước khi đóng cọc phải đi vòng nơi đây 3 vòng, đi 3 vòng có nghĩa rằng bản thân ông là người rất niệm tình và nơi đây là nơi phù hợp là nơi để hỏa thiêu, nên tiến hành đóng cọc dựng đài dàn hỏa và người ta đưa thi thể người chết lên chất trên dàn hỏa; song thỉnh chư tăng (có 05 vị, 01 vị ngồi thiền và 04 còn lại đi kèm) đọc kinh cầu siêu và kinh giáo huấn thêm một lần nữa và xem như phần sư sãi đã xong (trong kinh giáo huấn nhằm mục đích làm cho con cháu nối tiếc đến người đã khuất).
           Khi con cháu được nghe kinh giáo huấn, con cháu sinh lòng thương tiếc đến người đã khuất. Ngày sau khi thức hiện đầy đủ các nghi thức, các vị Acha Duki còn có nghi thức mở quan tài xem mặt người chết lần cuối. Sau nghi thức đọc huấn thị, Acha mới cho con cháu mỗi người thắp 1 cây nhang cầu kinh và đi xung quanh quan tài theo Acha, đi xung quanh 3 vòng quan tài xong, những người thân đưa hết nhang đèn cho vị Acha, kể cả hoa trên tay đưa hết cho Acha để hỏa thiêu cầu siêu đến người đã khuất.
Song, tiếp theo Acha tiếp tục cầu kinh, Acha đem nhang đèn, hoa hòe trên quan tài và bắt đầu hỏa thiêu, khi lửa cháy bừng lên rực đỏ  lúc này các vị Acha họp lại đọc kinh, song con cháu có thể ra về hoặc một số người không thể đội tang đủ một trăm ngày vì ở xa hay đi làm xa thì cũng xin xả tang trong lúc này.
1.2. Ngày  nay (trong thực tế xã hội)
Nếu trước đây người Khmer thường thiêu người đã khuất ngoài đồng trống thì ngày nay bà con đã biết sự dụng lò thiêu được xây dựng trong chùa để ít ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Trong nghi lễ hỏa thiêu ngày nay xét về mặt cơ bản của nghi lễ hỏa thiêu thì không có gì khác so với truyền thống, tuy nhiên trong sự phát triển của xã hội, sự giao lưu trong văn  hóa giữa các dân tộc thì một số mặt hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu theo hình thức truyền thống được cải tiến, văn minh hơn, như người dân đã xây dựng lò thiêu tại các chùa hay cụm dân cư để thiêu người chết, tục xem mặt người chết trước khi hỏa thiêu cũng được lượt bớt, việc thực hiện đưa quan tài đi vòng quanh chánh điện trước khi mang đi hỏa thiêu không còn nữa. Có thể nói các nghi lễ mà người Khmer chuẩn bị cho người thân lúc quá vãng với mục đích là rửa sạch tội lỗi và tích thêm phước đức cho người thân, đồng thời cầu mong tích đức cho bản thân và con cháu sau này.
2. Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu đối với sức khỏe cộng đồng
2.1. Con người
2.1.1. Những người trực tiếp công việc hỏa thiêu
          Các Acha, người trực tiếp thực hiện công việc thiêu xác, tiếp xúc trực tiếp với khói, bụi tro, mùi lâu ngày sẽ là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe các Acha, phần lớn các Acha đều là những người có tuổi hệ miễn dịch đã giảm, sức đề kháng của con người ngày một giảm theo thời gian thì sẽ rất dễ mắc phải những bệnh mãn tính về đường hô hấp, hoặc khi thiêu xác của những người mắc một số bệnh truyền nhiễm.
2.1.2. Những người tham gia nghi lễ 
          Trong quá trình thiêu xác thì sẽ có một lượng khí thải sinh ra, khí sử dụng nhiên liệu đốt khi đốt sẽ sinh ra khí lưu huỳnh, bụi rắn và tro là những sản phẩm dễ nhận thấy khi đốt sinh ra từ lò. Trong giai đoạn thiêu huy xác chết và các vật dụng mai táng (mùng mền, quàn áo, cao su…) có thế gây ra một số loại khí độc và lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào chất đốt và thời gian đốt, nhiệt độ của lò đốt.
          Khi đốt xác, lượng bụi sẽ bay tỏa ra xung quanh và vào phổi nếu hít phải có thể gây ra một số bệnh cho đường hô hấp như: hen, suyễn, viêm phổi, bệnh khí thủng….bụi than trong quá trình thiêu xác người chết có đường kính rất nhỏ nên nó có thể dễ dàng thâm nhập sâu vào trong phổi người. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến đường hô hấp bởi bụi thì các loại khí độc còn nguy hiểm hơn do có chứa chất độc tính cao, có khả năng gây ung thư cho con người.
Với các loại khí độc là khí có tính kích thích, khi người tham buổi lễ hỏa thiêu tiếp xúc phải thâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp có thể gây nhiễm độc cho da, có thể ảnh hưởng xấu đến hô hấp và khi hít nhiều khí độc với nồng độ cao có thể bị nhiễm độc, gây ra các triệu chứng tức ngực, chống mặt, rối loạn các gián quan, tâm thần, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí có thể xuất hiện rối loạn nhịp tim, hô hấp.
2.2. Môi trường
Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer sẽ tạo ra nguồn phát sinh khi thải độc hại tác động đến sức khỏe con người và môi trường sống trong quá trình thực hiện hỏa thiêu là: giai đoạn đốt nhiên liệu, loại nhiên liệu đốt nóng lò là dầu Diezel và củi, nên khi đốt sẽ sinh ra khí lưu huỳnh đioxyt (SO2) và cacbon đioxyt (CO2), trên thực tế C và S sẽ cháy hoàn toàn tạo thành khí SO2, CO, CO2, quá trình đốt cháy nhiên liệu thu được NOx trong nhiên liệu khí, thông thường là ở dạng NO2. Khí thải sinh ra trong quá trình đốt xác người chết và khi sử dụng nguyên liệu để làm chất đốt đã sinh ra một số loại khí trên. Ngoài ra, trong giai đoạn thiêu hủy xác và các vật dụng mai táng (mùng, mền, quàn áo, cao su…) thì hỗn hợp những vật được đốt cháy, trong quá trình cháy kết hợp với một số phản ứng hóa học có thể xảy ra trong lò đốt và các phản ứng khác từ bên ngoài có khả năng sản sinh ra một số loại khí như: hyđrocacbon (CnHm), Dioxin, Furan (phần lớn phụ thuộc vào chất liệu đem đốt, thời gian và nhiệt độ của lò)… Tất cả các chất thải và khí thải trong suốt quá trình hỏa thiêu đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người, môi trường sống.
2.3. Khói bụi
          Bụi rắn và tro là sản phẩm dễ nhận thấy được sinh ra từ lò đốt, bụi có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe người tham dự buổi hỏa thiêu và nhân dân sống xung quanh khu vực nhà hỏa thiêu mà còn cả môi trường sống xung quanh khu vực lò hỏa thiêu. Với người bụi vào phổi sẽ gây ra các chứng bệnh cho đường hô hấp như: hen, suyễn, viêm phổi, bệnh khí thủng…bụi than trong quá trình thiêu hủy xác người chết có đường kính trung bình rất nhỏ khoảng 0,3µm(10-6m) nên rất dễ thâm nhập sâu vào trong phổi. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, nó còn nguy hiểm do có chứa các chất hydrocacbon đa vòng (3,4-bezpyrene), Dioxin, Futan…là chất có tính độc cao, có khả năng gây ung thư cho người.
Ảnh hưởng của khói bụi và khí thải đến sức khỏe con người phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng, nồng độ và thời gian tiếp xúc, nếu con người tiếp xúc với khói, bụi trong thời gian dài sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bụi vào phổi  gây kích ứng cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên các bệnh như trên. Bên cạnh đó cũng có những tác động gây tổn thương vùng mắt và niêm mạc đường hô hấp, viêm nan lông. Tro, bụi còn đọng lại lâu ngày sẽ ngấm dần trong đất, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân.
2.4. Ô nhiễm mùi
          Quá trình đốt xác người chết sẽ tạo ra mùi khét khi cơ thể người cháy một lượng lớn mùi tỏa ra xung quanh gây nên hiện tượng ô nhiễm mùi khu vực lò hỏa thiêu, đây là vấn đề rất phức tạp vì mùi là cảm giác chủ quan, điều này phụ thuộc vào năng lực khứu giác và tập tính lối sống của từng dân tộc và mỗi cá nhân trong trong cộng đồng. Các nguyên nhân gây mùi chủ yếu khi hỏa thiêu là quá trình đốt nhiên liệu, xác người khi cháy, các phế phẩm đưa tang khi đốt, khói phát ra từ lò thiêu, nước thải sau khi phun lên thiết bị lọc để rửa khói, bụi có thể dẫn đến mùi. Bên cạnh đó thì một lượng lớn chất thải phát sinh trong hỏa thiêu đó là các phế thải sinh hoạt của những người đưa tang với các phế phẩm như bao nylon, tàn nhang, vật dụng sinh hoạt…nếu không được xử lý tốt và thiêu hủy sẽ tạo ra mùi hối thối khó chịu để bảo vệ môi trường các chất thải trên cần được thu gom mà xử lý thật tốt, nếu không đó cũng là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng môi trường, cảnh quang…
2.5. Khí thải
          Trong quá trình đốt xác và các vật dụng liệm xác sẽ sinh ra một lương lớn khí thải, số lượng khí thải ngày càng tăng khi lửa cháy mạnh, cho nên, trong quá trình vận hành lò thiêu sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí SO2, NO2 đây là chất khí có tính kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt sẽ tạo thành các axit, các loại khí này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp,   .. Đối với các trường hợp thiêu người chết mắc phải những bệnh truyền nhiễm thì đó là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

2.6. Nước thải
              Trong quá trình thực hiện nghi lễ hỏa thiêu xác thì nước cũng là nhu cầu không thể thiếu trong thực hiện nghi lễ, nước ngoài giá trị tâm linh, niềm tin tôn giáo thì nước còn là nguyên liệu để dập lửa, để làm nguội lò thiêu, để tiến hành lấy cốt, theo truyền thống thì phần lớn các lò thiêu của đồng bào Khmer được xây dựng gần các hồ nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ cho hoạt động của lò thiêu, vì vậy sẽ gây ra ô nhiểm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
                                                       














CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ VĂN HÓA
VỀ TỤC HỎA THIÊU CỦA DÂN TỘC KHMER
Nghi lễ hỏa thiêu truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Vì, các hoạt động văn hoá một mặt góp phần khẳng định vai trò chủ thể văn hoá trong cộng đồng, mặt khác bảo tồn, phát triển văn hoá, đề cao lẽ sống tốt đẹp giữa con người với con người, tôn trọng giá trị văn hoá bản sắc của cộng đồng như quan điểm của Nghị quyết Trung ương IX khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Vì thế đề tài xin đưa ra một số giải pháp trong vấn đề quản lý văn hóa về tục hỏa thiêu của dân tộc Khmer làm sao vừa đảm bảo được đây là truyền thống tốt đẹp của người dân Khmer cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy và vừa hạn chế được những tác hại về ô nhiểm môi trường và con người trong thời gian tới.
Một là, Tiếp tục tăng cường công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra bảy nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội, nghi lễ cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn.
          Hai là, Trà Vinh là một tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện dự án xây dựng lò hỏa thiêu đạt tiêu chuẩn quy định tại các chùa Khmer hệ phái Nam Tông và các cụm dân cư có đông đồng bào Khmer sinh sống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu do hoạt động hỏa thiêu gây ra, đáp ứng được nhu cầu bức xúc của cộng đồng, đồng bào Khmer của tỉnh. Trong tương lai, hoạt động hỏa thiêu có thể sẽ dần thay thế phong tục thổ táng, đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào Khmer nói riêng và các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa nói chung trong tỉnh.
Ba là, tăng cường bảo vệ và trồng mới cây xanh tại các điểm chùa và tại lò thiêu. Đây là một trong những ưu điểm lớn khi nhà hỏa thiêu đi vào vận hành với ống khói cao 19m, được trang bị hệ thống xử lý khói bụi và nước thải hấp thu khói, bụi kết hợp với mật độ cây xanh nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu của khói, bụi và khí thải ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh các biện pháp về công nghệ và kỹ thuật mang tính chất quyết định để kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu có hại đến môi trường và sức khỏe con người thì các trụ trì của chùa có lò hỏa thiêu nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để góp phần tích cực, giảm thiểu tác động xấu gây ô nhiễm môi trường như khuyên khích trồng thêm cây xanh quanh khu vực xây dựng lò hỏa thiêu, chọn các loại cây có tán rộng, tốc độ sinh trưởng nhanh…để hấp thụ bớt các khí thải độc hại và hạn chế phát tán ra môi trường sống xung quanh.
Bốn là, Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng nhằm nâng cao ý thức về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Việc làm này cần được thực hiện thường xuyên trong các cuộc họp mặt bà con phum sóc và cần trang bị bảng quy định về bảo vệ môi trường tại nhà hỏa thiêu.
          Năm là, Nên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các Achar Duki để theo dõi tình trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp khi có thể. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị của nhà hỏa thiêu và hệ thống xử lý chất thải. Người làm công việc hỏa thiêu cần sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân như mũ, kính mắt, khẩu trang, quần áo, ủng, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc thiêu xác; phải thường xuyên khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành và thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân khác sau khi công việc kết thúc.
          Cần tuân thủ các qui định khuyến nghị của Nhà nước, người làm nghề mai táng, hỏa thiêu, cải táng chuyên nghiệp phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 01 lần để theo dõi tình trạng sức khỏe.
          Sáu là, Đảng và Nhà nước cần quan tâm khi xây dựng thiết kế kiểu mẫu thống nhất của các chuyên gia đầu ngành về xây dựng lò hỏa thiêu. Hỏa thiêu không phải là hình thức mới mẽ, hỏa thiêu đã có rất lâu đời. Trong thời  buổi ngày nay đất hẹp, người đông thì phong tục hỏa thiêu người mất là phong tục văn minh, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhưng đòi hỏi các lò hỏa thiêu phải đạt qui chuẩn, khuôn mẫu nhất định ở các nhà lò hỏa thiêu, cần phải được thống nhất, lựa chọn vị trí và quy hoạch xây dựng.
Ngoài ra, khi tiến hành lựa chọn điểm xây lò hỏa thiêu cần chú ý mật độ dân cư quanh khu vực xây lò, chú ý khoảng cách an toàn là khoảng 500m, tùy từng vùng, nên chúng ta cần chú trọng hơn các biện pháp giảm thiểu tác động của lò thiêu khi vận hành đến môi trường xung quanh.
Phải được đầu tư được xây dựng theo công nghệ mới hiện đại, có đầy đủ quy trình hệ thống xử lý bụi khói, đảm bảo các yếu tố vệ sinh môi trường, đồng thời hạn chế tốn kém về tiền bạc của thân nhân gia đình của người mất được hỏa thiêu, thì mới mang lại hiệu quả.
KẾT LUẬN
So với các vùng dân tộc, tôn giáo khác, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ có sự giao thoa văn hóa rất phổ biến. Các ngôi chùa Khmer đã trở thành biểu tượng của Nam Bộ, là nơi gần gũi duy trì tín ngưỡng của số đông người Khmer, Kinh, Hoa. Cũng vì thế mà phật tử luôn giữ vững được niềm tin, lạc quan trong cuộc sống.
Qua lễ tục tang ma, có thể thấy văn hóa Khmer được thể hiện rõ nét. Ý nghĩa của các lễ thức cho thấy lối sống và niềm tin của cả một cộng đồng mà lối sống và niềm tin này được chấp nhận và truyền lại qua nhiều thế hệ. Nó còn cho chúng ta thấy sức mạnh của văn hóa truyền thống của người Khmer hết sức mạnh mẽ, tạo nên những nét riêng của người Khmer, làm cho văn hóa Khmer khác với văn hóa của các tộc người khác cùng sống trên địa bàn. Và điều này, về phương diện môi trường sinh thái, hay y học... hỏa thiêu cũng là một cách bảo vệ môi trường, hạn chế tật bệnh... Nhất là ngày nay, khi diện tích đất đang ngày càng thu hẹp, con người thì ngày càng nhiều, số lượng người chết vì bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y... tỉ lệ khá cao, hỏa thiêu chắc chắn sẽ diệt hết những mầm bệnh, còn mai táng nếu chôn cất sơ sài bệnh tật rất dễ lây lan, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua không khí, nguồn nước...
          Qua những quan điểm trên có thể kết luận rằng hỏa thiêu là hình thức mai táng văn minh, phù hợp với đời sống hiện đại nhưng để phổ biến và trở thành thói quen thì chúng ta cần có thêm thời gian do tập tục, tín ngưỡng đã ăn sâu vào đời sống của người dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp mà nghi lễ hỏa thiêu mang lại trong đời sống là rất cần thiết và thiết thực trong sự phát triển và văn minh của xã hội hiện đại.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].  Đào Duy Anh (1960), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khai Trí, Sài gòn.
[2].  Phan An (2001), Dân Tộc Khmer Nam Bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia.
[3].           Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh (2013), Phòng trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (1930 - 2010)
[4].  Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, (2010) Báo cáo đánh giá tác động của Dự án xây dựng công trình nhà hỏa táng cho các chùa Khmer hệ phái Nam tông và các cụm dân cư có đồng bào Khmer cư trú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
[5].           Ban Bí  thư (1991), Chỉ thị số 68/CT-TW, Về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.
[6].           Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, NXB Y học.
[7].      Bộ Y tế,  ngày 26 tháng 05 năm 2009, Thông tư  số: 02/2009/TT-BYT, về việc Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng , đối với người tham gia hoạt động mai táng và hỏa táng.
[8].      Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và Nghi lễ vòng đời người Khmer Nam bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9]. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[10]. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm hiển bản sắc văn hóa Việt Nam, Tp.HCM, Nxh Tp.HCM
[11]. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục
[12]. Thủ tướng Chính phủ, ngày 26 tháng 11 năm 2013, Quyết định số:2282/QĐ-TTg, của về việc phê duyệt đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………...

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài……………………………………
2.1. Mục tiêu của đề tài …………………………………………
2.2. Nhiệm vụ của đề tài…………………………………………
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………                   
3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………
3.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………..
3.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………...   
4. Ý nghĩa của đề tài ………………………………………………..
5. Kết cấu của đề tài …………………………………………………                 
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………               
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………..
1. Các khái niệm………………………………………………………           1.1. Khái niệm về Văn hóa ……………………………… …………                         1.2. Khái niệm về hỏa thiêu……………...……………………………..
1.3. Khái niệm về sức khỏe………………………………………...
1.4. Khái niệm về sức khỏe cộng đồng………………………….…                
2. Dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh …………………………………                 
CHƯƠNG 2: NGHI LỄ HỎA THIÊU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGHI LỄ HỎA THIÊU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG………………………………………………………………….
1. Nghi lễ hỏa thiêu của dân tộc Khmer  ……………………………            
1.1. Ngày xưa…………………………………………………..…                
1.2. Ngày nay………………..……………………………………               
2. Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu đối với sức khỏe cộng đồng …………………………………………………………………...
         2.1. Con người…………………………………………………         
2.1.1. Những người trực tiếp công việc hỏa thiêu ……………..…                
2.1.2. Những người tham gia nghi lễ ……………….……………                
         2.2. Môi trường………………………...………………………             
2.3. Khói bụi ………………………………………………….
2.4. Ô nhiểm mùi.……………………………………………..
2.5. Khí thải……………………………………………………..
2.6. Nước thải…………………………………………………...
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ VĂN HÓA VỀ TỤC HỎA THIÊU CỦA DÂN TỘC KHMER…………………………….
KẾT LUẬN............................................................................................            
Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6

7
7
7
8

8
8
8
9
9
10
11
11
12

13
16










văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn