TÍNH DÂN TỘC TRONG LÝ LUẬN VĂN HÓA
Tại Việt Nam, khi đề cập đến tính dân tộc trong
lý luận văn hóa, Hà Văn Tấn
(2002) đã cho rằng:
Đó là sự độc đáo với tư cách là một bộ phận hữu cơ cùng sống với văn
hóa thế giới. Có thể nhận ra rằng, phương Đông và phương Tây là hai
nền văn hóa hoàn toàn khác nhau: “phương Tây sinh ra nền văn hóa cá
nhân, bởi thế mỗi thành quả của nó là thành quả cá nhân, là sản phẩm
của sự tìm tòi”23.
Qua đó, có thể hiểu văn hóa truyền thống phương Đông coi trọng chữ “hòa” và
chữ “công”; do đó trong văn hóa Việt Nam, những cái “riêng” của cá nhân phải
gắn
liền với sự “chung”. Từ đó, có thể nói văn hóa phương Tây đề cao các “quyền”
của
con người nhưng văn hóa phương Đông lại coi trọng “nghĩa vụ” của con người.
Như vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô về sự cộng sinh văn hóa (cultural co-existence),
chính là sự cộng sinh từ các nền văn hóa khác biệt nhau; còn đối với cộng sinh
văn hóa
vi mô, có thể hiểu đó là sự cộng sinh từ một số yếu tố văn hóa trong cùng một
nền văn
hóa.
Rõ ràng, khi đối chiếu với việc cộng sinh trong môi trường tự nhiên, ở đó các
phần tử tự liên kết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Còn đối với môi trường văn
hóa, yếu
tố cộng sinh lại được thể hiện qua sự áp đặt từ các cá nhân mà tác giả Ngô Văn
Lệ
(2005) đã giải thích như sau:
Bằng cách con người tạo ra giữa những thực thể nào đó hoặc giữa những
yếu tố nào đó của cùng một thực thể những mối liên kết mà con người
cho là có lợi, còn ở mức vĩ mô thì cộng sinh văn hóa được thực hiện
23 Hà Văn Tấn (2002), Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 142.
43
hoặc bằng
sự tự liên kết giữa những con người (giao lưu văn hóa tự
nguyện) hoặc bằng cách áp đặt sự thống trị của tộc người này đối với tộc
người khác qua con đường cưỡng bức (Ngô Văn Lệ, 2005, trang 43).
Ngoài ra, tiếp cận từ quan điểm của Bonislaw Malinowski trong nhân học văn
hóa đã cho thấy sự phát triển của văn hóa bắt nguồn từ nhu cầu của con người và
thỏa
mãn (phục vụ) những nhu cầu đó của con người.
Theo Mạc Đường (2016), ở nghĩa rộng hơn thì “văn hóa là tổng thể những hoạt
động của những con người sống cấu thành xã hội và sản phẩm của những hoạt động
đó
nhằm thiết lập và duy trì tính trật tự của hệ xã hội” (Mạc Đường, 2016, trang
102).
Cũng từ quan điểm dân tộc học khi đề cập đến giao lưu văn hóa, Phan An
(2001) còn cho rằng:
Khi nói đến sự cộng sinh giữa những yếu tố của hai hay nhiều nền văn
hóa như là quá trình liên kết cùng có lợi giữa những yếu tố văn hóa bản
địa với những yếu tố văn hóa ngoại lai (đến
từ bên ngoài nhưng chưa
được biến đổi thông qua việc bản địa hóa). Đây có thể xem là cộng sinh
văn hóa vi mô nhờ tiền đề là giao lưu văn hóa (Phan An, 2001, trang
15).
Bên cạnh đó, Phan Xuân Biên (1999) mở rộng vấn đề tiếp biến văn hóa có sự
cộng sinh như sau:
Nếu nhìn sự tiếp nối giữa giao lưu và tiếp biến văn hóa thì sự cộng sinh
giữa những yếu tố của hai nền văn hóa xảy ra như là giai đoạn trung
gian. Từ chỗ nhận biết qua giao lưu văn hóa, các yếu tố ngoại lai có ích
lợi để sử dụng và qua quá trình sử dụng theo điều kiện sống và lề thói
văn hóa của mình, tộc người bản địa đã dần dần cải biến chúng thành
những yếu tố bản địa ngoại sinh thích hợp, tiện dụng (Phan Xuân Biên,
1999, trang 87).
Ngoài ra, nếu tiếp cận theo quan điểm của Lương Văn Hy và Trương Huyền Chi
(2012) về tiếp nhận và sáng tạo truyền thống thì thấy rằng “quy luật của quá
trình là
tiếp nhận thô ban đầu cái ngoại lai để sử dụng rồi chọn lọc và sáng tạo về sau
thành cái
bản địa ngoại sinh cho mình” (Lương Văn Hy và Trương Huyền Chi, 2012, trang
245).
Cùng với quan điểm trên, Phan An (2001) kết luận rằng: “Để có được và duy trì
tính hiện đại dân tộc trong văn hóa cần có sự giao lưu giữa văn hóa dân tộc và
văn hóa
44
quốc tế,
qua quá trình cộng sinh (vi mô) và sau đó là quá trình tiếp biến văn hóa sẽ
giúp nền văn hóa dân tộc phát triển, tạo và giữ được tính hiện đại dân tộc”
(Phan An,
2001, trang 22)