Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên PGS.TS
Phan Quốc Anh - người đã giảng dạy kiến thức và chỉ bảo, hướng dẫn trong quá
trình hoàn thành bài tiểu luận.
Với những kiến thức đã học từ môn Văn hoá dân tộc học nghệ
thuật tôi đã lựa chọn đề tài “Nghệ thuật thêu ghép vải của người Mông trắng” để
làm bài tiểu luận kết thúc môn học này.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian để nổ lực để hoàn thành bài
song do sự hạn chế về kiến thức nên cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót. Tôi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Văn hoá dân tộc học nghệ thuật là môn học nghiên cứu vô
cùng phong và đa dạng về những nét đẹp bản sắc dân tộc. Được hình thành và phát
triển trong tiến trình lịch sử đó là sắc thái, đăc thù riêng về văn hoá tạo nên
nét đẹp đặc trưng cho một dân tộc, tồn tại duy nhất trong văn hoá tinh thần của
một tộc người. Đây là tiền đề cho sự gắn kết, đoàn kết dân tộc, minh chứng cho
bề dày lịch sử phát triển lâu đời của một dân tộc. Bản sắc văn hoá mỗi dân tộc
là một đẹp riêng cần được giữ gìn và phát triển.
Người Mông là dân tộc thiểu số trong 53 dân tộc anh em của
Việt Nam. Trải qua nhiều cuộc thiên di họ đến Việt Nam và định cư ở vùng núi
phía Bắc. Từ lâu, dân tộc Mông đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nghành
khoá học và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến. Cần tìm hiểu
và khám phá về bản
sắc văn hoá của dân tộc Mông để có cái
nhìn cụ thể hơn về những giá trị vật chất và tinh thần của người Mông trong tiến
trình lịch sử.
Bộ trang phục đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống
văn hoá tộc người của người Mông. Hoa văn trang trí trên trang phục đóng vai
trò không thể thiếu không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn mang giá trị vật chất
và tinh thần mà họ sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử của mình. Nghệ thuật ghép vải là một trong các kĩ thuật truyền
thống lâu đời của người Mông, là một phần để tạo hoa văn trên một bộ trang phục
truyền thống.
Thời đại hiện nay, các loại vải công nghiệp với hoa văn bắt
mắt được bày bán sẵn, các sản phẩm quần áo may sẵn, công cụ thiết bị máy may,
thêu hiện đại đã khiến cho người phụ nữ Mông ít cầm kim thêu. Đặt ra cảnh báo về
sự mai một nét đẹp bản sắc văn hoá bộ trang phục truyền thống của người Mông. Điều đó đặt ra một thách thức lớn trong việt bảo tồn
lưu giữ và phát triển nghệ thuật ghép vải truyền thống nói riêng và việc mất đi
bản sắc của bộ trang phục truyền thống dân tộc Mông nói chung.
Vì vậy có thể coi nghệ thuật ghép vải là một nét văn hoá
quan trọng cần được lưu giữ và bảo tồn. Đó cũng là lí do em chọn đề tài này.
Mong muốn khám phá về nghệ thuật ghép vải của người Mông Trắng và lưu giữ và
truyền tải bản sắc của người dân tộc Mông đến với cộng đồng giới trẻ hiện nay.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghệ thuật thêu ghép vải của người
Mông trắng
Phạm vi nghiên cứu: nghệ thuật thêu ghép vải của dân tộc
Mông và nghệ thuật ghép vải kiểu trổ thủng của người Mông trắng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: tập trung vào việc phân tích chuyên sâu và tổng hợp
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, để xây dựng một cơ sở lý thuyết toàn diện. Mục
tiêu của phương pháp này là cung cấp cái nhìn rõ ràng và đa chiều về đối tượng
nghiên cứu, đồng thời đánh giá, tận dụng sự đa dạng của các nguồn thông tin.
Phương pháp lịch sử: phương pháp nghuên cứu, phân tích sự phát triển và thay
đổi của một lĩnh vực nghiên cứu qua thời gian. Nghiên cứu lịch sử giúp hiểu rõ
hơn về nguồn gốc, sự phát triển, tương lai của lý thuyết trong ngữ cảnh lịch sử
và xã hội.
A.
Phần
mở đầu
B.
Phần
nội dung
Chương I. Tổng quát về đặc điểm tộc người và trang phục của
dân tộc mông
Chương II. Nghệ thuật thêu ghép vải của người Mông trắng
Chương III. Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật thêu ghép vải
của người Mông trắng
C.
Kết
Luận
Chương I. TỔNG QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM
TỘC NGƯỜI VÀ TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC MÔNG
Cách nay khoảng 4-5 nghìn năm, hai tộc người Mông - Dao
cùng bị người Hán đẩy ra khỏi vùng đất Tam Miêu ở Trung Quốc, phải chịu các
cuộc binh chiến và thiên di kéo dài hàng nghìn năm. Vào cuối thế kỷ XVII đầu
thế kỷ XVIII, họ bắt đầu thiên di vào vùng Đông Nam Á.
Hầu hết người Mông có nguồn gốc từ tỉnh
Quý Châu, Vân Nam (Trung Hoa) do 3 đợt thiên di lớn của tổ tiên họ vào Việt
Nam.
Đợt đầu có khoảng 80 hộ thuộc họ Vừ và họ Giàng từ Quý Châu
và vùng Đông Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) cách đây khoảng 300 năm.
Đợt thứ hai cách 200 năm, có 100 hộ thuộc các họ Vàng
và Lý vào vùng Đồng Văn (Hà Giang) và 80 hộ thuộc các họ: Vàng, Lù, Chấu, Sùng,
Vừ, Mùa vào vùng Xi Ma Cai (Lào Cai), một bộ phận qua miền Tây Bắc.
Đợt thứ ba đông hơn cả, họ đi theo các đường vào Hà Giang,
Lào Cai và các tỉnh vùng Tây Bắc.
1.1.2 Tên gọi và phân nhóm
Người Mông trước đây còn gọi là người
Mèo, ở Trung Hoa gọi là người Miêu, tại Lào gọi là người Mẹo. Sau này, các nhà nghiên cứu dân tộc thường gọi là dân tộc Hmông hoặc
dân tộc Mông.
Tại Việt
Nam người Mông gồm các nhóm sau:
- Mông Trắng (Mông Đờ)
- Mông Đen (Mông Đu)
- Mông Hoa (Mông Lềnh)
- Mông Đỏ (Mông Si)
- Mông Xanh (Mông Sua)
- Na
Miẻo.
Tuy có các nhóm Mông khác nhau, nhưng về ngôn ngữ và văn
hoá thì cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là
dựa trên trang phục phụ nữ. Vì trang phục của nam giới giữa các nhóm hầu như có
mô típ giống nhau.
1.1.3 Dân cư và địa bàn cư trú
Dân
tộc Mông là một trong các dân tộc thiểu số có số dân tương
đối đông ở miền Bắc nước ta. Với dân số 1.393.547 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân
tộc thiểu số 01/4/ 2019). Thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (gồm 3 dân tộc Hmông, Dao
và Pà Thẻn).
Tại Việt
Nam họ sinh sống ở những vùng núi cao từ 800 - 1700m so với mặt nước biển. Với
nhiệt độ trung bình trên 20°c, địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt. Cư trú chủ yếu ở các tỉnh
miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai
Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An,...
Trong vài thập kỷ gần đây xuất hiện tình trạng một loạt
các gia đình người Mông du cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên. Chủ yếu hộ đế để
khai hoang làm nông nghiệp để mưu sinh tại hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng với số dân trên 12.000 nhân khẩu.
1.2 Về
trang phục nữ của dân tộc Mông
Trừ nhóm H'mông Xanh và nhóm Na Miẻo dệt vải bằng vải
bông. Các nhóm Mông
khác đều dệt bằng vải lanh. Đối với người Mông cây lanh
không chỉ là vật liệu dệt may mặc mà rất quan trọng đóng góp vào đời sống tâm
linh, tình cảm, trở thành biểu tượng cho sự bền chặt của đời sống, sự gắn bó
lứa đôi, là sợi dây dẫn đường cho linh hồn người đã khuất về với tổ tiên.
Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông
phản ảnh rõ nhất về điểm đặc trưng tộc người. Tổng quan một bộ trang phục
thường bao gồm váy, áo xẻ ngực, yếm lưng, có tấm vải che phía trước
và vuông vải nhỏ che lưng phía sau, thắt lưng, khăn quấn đầu, chân quấn xà cạp. Chiếc váy là điểm đặc biệt
của người Mông. Váy có hình nón cụt, xếp nhiều nếp xoè rộng với hơn 200 nếp xếp
ly. Ở mỗi nhóm Mông
sẽ có sự khác biệt về trang trí và kỹ thuật. Trang
phục trẻ em được
may giống với người lớn.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, phụ nữ Mông
thường dùng các loại váy áo đã cũ hoặc loại váy áo may thêu đơn
giản gọn gàng hơn. Người phụ nữ dệt được nhiều váy đẹp nhưng
không bao giờ đem ra sử dụng khi lao động. Người Mông quan niệm, con gái
lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt váy áo đẹp là loại lười biếng,
thích làm dáng, không chịu lao động, thường bị dư luận cười chê. Trong
lao động hàng ngày những vật trang sức như vòng tay, vòng cổ cũng
ít được phụ nữ mang trên mình trừ đôi hoa tai là đeo cố
định. Váy của người Mông ngắn, nhiều nếp gấp tạo ra một cảm
giác thoải mái, rất thuận tiện trong lao động và việc đi lại trên
núi cao.
Người Mông không có trang phục dành riêng cho các dịp đám
cưới, đám tang và lễ hội. Trong các dịp lễ hội người Mông sẽ mặc những bộ
trang phục tương tự hằng ngày nhưng mới hơn và đẹp hơn. Trong lễ
cưới các cô gái sẽ mặc bộ váy áo giống với trang phục thường ngày nhưng
được may bằng vải lanh, đeo nhiều vòng ở cổ và tay, đầu quấn khăn đen và tay
cầm ô. Đây là 1 loại ô thủ công từ tre và giấy của người Mông và là một bộ phần
không thể thiếu trong bộ trang phục cưới. Trang phục tang lễ của
người chết hoàn toàn toàn bằng vải lanh dù trẻ em mới 1 tháng tuổi hay người
già. Sẽ bao gồm váy lanh (nam mặc quần lanh), đắp chăn lanh, khăn quàng và khăn
rửa mặt đem theo đều bằng lanh. Theo quan niệm mặc vải lanh “để sang thế giới bên kia tổ
tiên còn nhận ra mình cũng là con cháu người Hmông”
Trước môi
trường rừng núi khắc nghiệt bộ trang phục của người
Mông không hoà lẫn với màu sắc của thiên nhiên mà nổi bật tạo nên sự tương phản
hài hòa. Nhờ đó tạo ra một đặc điểm
nổi trội trong nghệ thuật tạo dáng trang phục của người Mông. Nghệ thuật tạo
dáng của trang phục, nhất là trang phục nữ là nơi tập trung nhiều
giá trị thẩm mỹ, sự tài hoa, là nơi giữ gìn, phản
ánh đặc trưng tộc ngưòi. Người phụ nữ Mông thể hiện được nhận thức được vẻ đẹp
hình thể tự nhiên qua bộ trang phục của mình.
Để tạo nên được một bộ trang phục người phụ nữ Mông
phải trải qua nhiều công đoạn từ dệt vải, nhuộm và tạo các hoa văn trên trang
phục. Để tạo hình hoa văn hoạ tiết trên váy áo người phụ nữ Mông cần mẫn, tỉ mỉ tận dụng tối đa các kỹ thuật khác nhau bao gồm in sáp
ong, thêu, ghép vải, ghép cườm. Họ kết hợp khéo léo các kĩ thuật đó với nhau tạo
nên sự phong phú về hoa văn và hiệu quả về màu sắc.
1.2.3 Trang phục của phụ nữ
Mông Trắng
Theo truyền thống, hầu hết phụ nữ các
nhóm Mông đều quấn khăn vòng quanh đầu thành vành rộng màu đen. Với phụ nữ Mông
trắng quấn tóc thành búi giữa trán hoặc cạo tóc xung quanh và để
chỏm lớn ở đỉnh đầu. Áo mặc
được thiết kế xẻ ngực, ghép vải hoặc thêu hoa văn ở
hai bên nẹp cổ áo. Cổ áo được thêu và ghép vải ở mặt trong để khi bẻ ra sẽ lộ
mảng hoa văn ra bên ngoài. Ở hai bên cánh tay
áo có ghép vải với độ rộng các dải khoảng 3cm. Tấm váy của
người phụ nữ Mông Trắng là màu trắng của vải lanh. Tạp dề của các nhóm Mông tương đối
giống nhau, đều có hình chữ nhật, nền màu đen và dài qua váy một chút. Phụ nữ
Mông trắng dùng vải phin hoa làm tạp dề và phía trước tạp dề còn được làm thêm
những dây vải màu nhỏ, có hoa văn hoặc ghép vải ở phần gấu.
Ngày nay, nhiều loại vải, quần áo hoạ
tiết bắt mắt được bày bán sẵn và các máy may, thêu hiện đại với giá thành rẻ đã
hỗ trợ người phụ nữ Mông rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian tạo nên bộ
trang phục nhưng không tránh khỏi việc làm mai một đi nghệ thuật tạo hoa văn
trên trang phục. Vì người phụ nữ Mông ngày càng ít cầm kim thêu.
Tiểu kết: Bộ trang phục của phụ nữ Mông trắng được ứng dụng tạo
hoa văn nhiều bằng kĩ thuật ghép vải. Không chỉ góp phần tạo nên vẻ đẹp của bộ
trang phục mà còn thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Mông trắng.
Đó là một nghệ thuật cần được bảo tồn và phát triển.
Chương II. NGHỆ THUẬT THÊU GHÉP VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG
TRẮNG
2.1 Hoa văn trên trang phục
người Mông
Có truyền thuyết cho ràng hoa văn trên trang phục của người Mông là chữ viết
của dân tộc mình. Dù chỉ là truyền thuyết nhưng cũng là một thông tin thú vị về
hệ thống hoa văn của dân tộc Mông. Phụ nữ Mông được dạy cầm kim thêu từ thuở rất
sớm khi chỉ mới 9 – 10 tuổi với sự hướng dẫn của bà, mẹ hoặc chị trong gia
đình. Để đến khi tới tuổi trưởng thành các thiếu nữ Mông đã có thể tự may, thêu
lên bộ trang phục của riêng mình.
Mặc dù hoa văn người Mông không phong phú như của người
Thái, Mường nhưng vẫn thể hiện được rõ nét riêng, tinh thần của họ trong văn
hoá và đời sống xã hội. Khi tạo hoa văn
người Mông thường chú ý bố trí tạo các đường nét và hoa văn các loại hình khác
nhau đan xen sao cho hoạ tiết chính nổi bật, gây ấn tượng. Các hoa văn chủ yếu
dạng đường cong, nhất là hoa văn thêu. Có hai loại hoa văn là hoa văn hình học và hoa văn hiện thực.
Hoa
văn hiện thực giúp truyền tải tư duy hay thể hiện những suy nghĩ về cuộc sống của
người Mông bao gồm:
- Nhóm hoa văn hình người (cách điệu từng bộ phận)
- Nhóm hoa văn hình móng chân gà
- Nhóm hoa văn chấm chim
- Nhóm hoa văn hình con cua
- Nhóm hoa văn
hình con ốc hay còn gọi là ốc rồng
- Nhóm hoa văn hình hoa cỏ
- Nhóm hoa văn hình hoa cúc
- Nhóm hoa văn hình hoa đào
- Nhóm hoa văn hình hoa bầu
- Nhóm hoa văn hình hoa bí
- Nhóm hoa văn hình hoa tỏi
- Nhóm hoa văn hình hoa dâu da
- Nhóm hoa văn hình hoa dưa
Trong khi đó, hoa văn hình học chỉ đơn thuần phục vụ thẩm
mỹ, với chức năng làm nền bao gồm:
- Nhóm hoa văn hình
núi ( hình rẻ quạt)
- Nhóm hoa văn hình
răng cưa
- Nhóm hoa văn chấm
tròn to nhỏ khác nhau
- Nhóm hoa văn đường
gạch dài song song
- Nhóm hoa văn hình
zíc zắc
- Nhóm hoa văn hình
ô trám
- Nhóm hoa văn đồng
tiền thủng giữa
- Nhóm hoa văn hình
chong chóng
- Nhóm hoa văn hình
xoắn ốc
- Nhóm hoa văn hình
chữ S
2.2
Nghệ thuật thêu ghép vải của người Mông trắng
2.1.1
Nghệ thuật thêu ghép vải của người Mông
Thêu ghép không phải chỉ để tạo ra các mảng màu mà còn
dùng để tạo nên các hoa văn trên cổ áo, ống tay, néo ngực, gấu váy và tạp dề.
Thêu ghép vải là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ đối với người phụ nữ Mông. Giữa các nhóm Mông với nhau thường
có đôi chút sự khác nhau về cách sử dụng các gam màu nóng hay vải trắng làm diềm
nhỏ bao bọc các hoạ tiết và các mô típ hoa văn riêng biệt.
Người Mông sử dụng một số miếng vải đỏ, vàng có tiết
diện nhỏ từ 0,5-1cm được viền xung quanh ghép vào vải nền tạo thành các hình xếp
nếp hoặc các đường viền của hoạ tiết chính. Họ sáng tạo ra rất nhiều kiểu đính
vải từ đơn giản đến phức tạp.
Kiểu đơn giản nhất
là chọn những miếng vải màu đỏ, vàng hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
khâu lên gấu váy, mũi khâu giấu ở mặt sau miếng đính cùng với đệm lót và khâu gấp
mép lên.
Kiểu phức tạp là ghép các miếng vải thành nhiều lớp với
nhiều màu sắc khác nhau. Việc đính những miếng vải này thường làm từng lớp, mỗi
lớp là một hoặc vài miếng vải cùng màu, lớp dưới có diện tích lớn hơn lớp trên,
hoặc may thành những đường kẻ chỉ bao xung quanh các mô típ hoa văn thêu và in
sáp ong tạo nên một mô típ hoa văn ghép vải nổi.
2.1.2
Nghệ thuật thêu ghép vải của người Mông Trắng
Người Mông trắng có một nghệ thuật thêu ghép vải tạo
nên các hoa văn phức tạp hơn hết đó là thêu ghép vải kiểu trổ thủng. Đây là kỹ
thuật tạo ra các mảng hoa văn để
trang trí trên cổ áo, tay áo, thắt
lưng, địu trẻ...
Kỹ thuật thêu ghép vải của người Mông trắng gồm 5 bước:
- Bước 1: Đặt hai mảnh
vải chồng lên nhau, dùng kim vạch những đường thẳng đánh dấu vị trí các hoa văn
dự định sẽ thêu.
- Bước 2: Khâu cố định
hai lớp vải bằng những mũi chỉ dài.
- Bước 3: Dùng kéo
nhỏ cắt thủng các đường nét hoa văn.
- Bước 4: Gấp mép
các đường nét hoa văn, khâu viền bằng các sợi chỉ mảnh. Các mũi chỉ phải đều,
ngắn và được giấu kín không lộ ra ngoài.
- Bước 5: Khi đã đi
viền hết các đường hoa văn trổ thủng, dùng chỉ màu thêu thêm các hoa văn nhỏ,
các đường móc xích xen kẽ các hoa văn chính.
Công đoạn được người phụ nữ Mông trắng coi là khó và mất
nhiều thời gian trong nghệ thuật thêu ghép vải là bước 4 và bước 5.
Tuy các mẫu hoa văn truyền thống này luôn có tông màu
trầm, không quá sặc sỡ với những mảng màu lớn, nhưng lại có sức lôi cuốn người
nhìn. Đó là bởi những họa tiết hoa văn cầu kỳ, đa dạng được tạo ra từ chính kỹ
thuật thêu ghép vải kiểu trổ thủng truyền thống bao đời của người Mông trắng.
Hiện nay, người phụ nữ Mông trắng ngày càng sáng tạo
ra các họa tiết hoa văn cầu kỳ bắt mắt hơn. Để sản phẩm được đẹp mắt hơn, họ đã cải cách họa tiết,
sáng tạo những hoa văn nhỏ hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao hơn và thời gian thực hiện
hiện lâu hơn. Người phụ nữ Mông Trắng thường phải mất khoảng 3 ngày mỗi ngày khoảng 6
tiếng để thêu để hoàn thành 1 miếng hoa văn ghép vải nhỏ, với những tấm hoa văn
lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Tiểu kết: Ghép
vải không chỉ là một cách trang trí thẩm mỹ cho bộ trang phục mà nó còn thể hiện
được nét văn hoá và nếp sống của người dân Mông trắng. Từng họa tiết được
thêu tỉ mỉ đều mang những ý nghĩa và biểu tượng riêng, ẩn chứa trong đó là giá
trị văn hóa, tín ngưỡng và sự tỉ mẩn của người làm ra nó. Là một bản sắc văn
hoá cần được lưu giữ và bảo tồn và phát triển. Với nghệ thuật thêu ghép vải của người Hmông trắng khi
được ứng dụng vào việc trang trí các sản phẩm thủ công sẽ giúp cho sản phẩm đó
trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ, cũng như bảo tồn và được biết tới
rộng rãi hơn.
Chương III. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT THÊU
GHÉP VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG TRẮNG
3.1 Vấn đề hiện nay
Việc giữ gìn và phát triển
nghệ thuật thêu và ghép vải truyền thống không chỉ là việc bảo vệ một nghệ thuật
trang trí trang phục, mà còn là bảo vệ một phần quan trọng của di sản văn hóa
dân tộc Mông. Điều này không chỉ là vấn đề của riêng dân tộc Mông trắng mà còn
là của toàn xã hội. Nếu không hành động kịp thời, chúng ta sẽ đối mặt với nguy
cơ mất đi một di sản quý báu.
Để làm được điều đó cần sự hỗ trợ từ cộng đồng, chính quyền và các tổ chức xã hội
khuyến khích người phụ nữ Mông giữ gìn và lưu truyền nghệ ghép vải truyền thống
đến các thế hệ sau.
3.2 Bảo tồn và phát triển
Như
vậy, chúng ta cần phải có định hướng cụ thể trong việc bảo tồn và phát triển được
nghệ thuật ghép vải truyền thống này. Nghệ thuật ghép vải tạo nên các mảng hoa
văn không chỉ để trang trí trang phục mà chúng ta cũng có thể phát triển những
hoạ tiết đó để ứng dụng vào việc trang trí các sản phẩm thương mại. Ở đây không
chỉ giúp tạo thêm việc làm và thu nhập cho người Mông trắng mà còn là một cách
khuyến khích việc tiếp nối, phát triển nghệ thuật ghép vải mà tổ tiên người
Mông đã truyền lại.
Với
định hướng cụ thể ở đây là việc hợp tác với những người phụ nữ Mông mang các
hoa văn hoạ tiết ghép vải vào trong việc tạo ra những sản phẩm kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại để vừa bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa truyền bá được giá
trị đến toàn xã hội.
Mong muốn nghệ thuật ghép vải của người Mông trắng được
xã hội biết đến rộng rải hơn nhấm đến người trẻ tuổi (ở độ tuổi khoảng 25 đến
35 tuổi) là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh của Việt Nam
Đây là độ tuổi của những người trưởng thành với tính độc lập cao trong tiêu
dùng, yêu thích những sản phẩm thể hiện cá tính và sự độc đáo. Tuy nhiên, các sản phẩm cũng cần phải thực
dụng, phù hợp với môi trường làm việc và sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, các sản phẩm cũng cần phải thực
dụng, phù hợp với môi trường làm việc và sinh hoạt của họ. Khi lựa chọn sản phẩm,
họ thường nghiêng về tình cảm hơn.
Từ hướng người dùng đó mà định hướng việc ứng dụng kĩ thuật
ghép vải trổ thủng truyền thống của người Mông trắng vào việc trang trí thời
trang, phụ kiện và nội thất hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên những hoạ tiết hoa
văn truyền thống.
- Các sản phẩm thời trang theo phong các hiện đại như áo
thun, áo sơ mi, áo hoddie,...
- Các sản phẩm phụ kiện như túi vải, móc khoá, dây đeo đồng
hồ, túi đựng máy tính,..
- Các sản phẩm nội thất như tranh, gối dựa, màn treo tường,...
Để làm được điều đó cần sự liên kết người
phụ nữ Mông lại để từ đó lên một kế hoạch cụ thể để đưa câu chuyện về nghệ thuật
ghép vải trổ thủng và các hoa văn truyền thống của người Mông trắng vào các sản
phẩm thiết kế để từ đó phát triển các mẫu thiết kế kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại, nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và ứng dụng cao. Cuối cùng cần xây dựng
các chiến lược kinh doanh để tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Để từ đó mà nghệ thuật thêu ghép vải trổ thủng và văn hoá
truyền thống của người Mông trắng sẽ được duy trì và biết đến rộng rãi hơn.
Tiểu kết: Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật ghép vải trổ thủng
của người Mông trắng không chỉ giúp duy trì một phần quan trọng của di sản văn
hóa mà còn mang đến giá trị kinh tế và tinh thần dân tộc Mông trắng. Bằng cách
kết hợp truyền thống với hiện đại, chúng ta có thể giới thiệu và lan tỏa văn
hóa này đến với nhiều người hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần bảo vệ và
phát triển bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập.
Nghệ thuật ghép vải trổ thủng không chỉ là một kỹ thuật
thủ công tinh xảo mà còn là biểu tượng của sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của
người phụ nữ Mông trắng. Nghệ thuật này không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho
trang phục truyền thống mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc
của người Mông trắng Từng họa tiết và mũi kim thêu đều phản ánh đời sống vật chất
và tinh thần, tín ngưỡng và bản sắc của dân tộc. Đó là những giá trị vô giá, cần
được giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau.
Tuy nhiên, với xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay
việc người Mông ưu tiên sử dụng vải in hoạ tiết và máy may thêu để tạo nên
trang phục là không còn gì xa lạ. Điều đó đặt ra một vấn đề về việc bảo tồn và
phát triển nghệ thuật ghép vải của người Mông trắng là một nhiệm vụ quan trọng
và cần thiết. Nhiệm vụ đặt ra không chỉ là bảo tồn nghệ thuật truyền thống mà
còn phải đưa nó trở nên gần gũi hơn đến với xã hội hiện đại.
Với đề xuất kết hợp nghệ thuật ghép vải truyền thống với
các thiết kế hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm độc đáo, phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là giới trẻ. Những sản phẩm này không chỉ giúp
người Mông có thêm thu nhập mà còn là động lực giữ gìn và truyền lại kỹ thuật
cho thế hệ sau.
Để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự chung tay của
nhiều bên, từ dân tộc Mông, nhà thiết kế, doanh nghiệp đến các tổ chức văn hóa
và giáo dục. Dân tộc Mông cần được hỗ trợ để duy trì và phát triển nghề truyền
thống, trong khi các nhà thiết kế và doanh nghiệp cần sáng tạo trong việc đưa
nghệ thuật ghép vải vào các sản phẩm mới. Các tổ chức văn hóa và giáo dục cần
đóng vai trò trong việc truyền bá và giáo dục về giá trị của nghệ thuật này.
Cuối cùng, việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật ghép vải của người Mông trắng
không chỉ là việc giữ gìn một nghệ thuật truyền thống, mà còn là việc bảo vệ một
phần quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Sự kết hợp truyền thống với hiện đại
là rất cần thiết vì có thể giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận và lan tỏa văn
hóa này đến với nhiều người hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần truyền bá bản
sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.
1. chủ biên Chu Thái Sơn TS. Trần Thị Thu Thuỷ. (2005).
Việt Nam các dân tộc anh em - Người HMông, Nhà xuất bản Trẻ.
2. Diêp Trung Bình. (2005). Hoa văn trên vải dân
tộc Hmông, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
3. Trần Thị Thu Thuỷ. (1999). Trang phục truyền
thống của người phụ nữ Hmông trong đời sống xã hội tộc người, Các công trình
nghiên cứu của bảo tàng dân tộc học Việt Nam I, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội.
5. NDO (2022). Dân tộc Hmông. https://nhandan.vn/dan-toc-hmong-post723895.html
6. Trương
Vui. (2023).
Kỹ thuật thêu ghép vải của người Mông. https://baodantoc.vn/ky-thuat-theu-ghep-vai-cua-nguoi-mong-1691654243503.htm
7. Diệu Huyền. (2023). Độc đáo nghệ thuật thêu ghép
vải của phụ nữ Mông trắng bản Phà Xắc. https://www.qdnd.vn/xa-hoi/dan-toc-ton-giao/chinh-sach-phat-trien/doc-dao-nghe-thuat-theu-ghep-vai-cua-phu-nu-mong-trang-ban-pha-xac-749064
8. VTV3. (2023). Nghệ thuật thêu ghép vải của bà con
dân tộc Mông Trắng. https://www.youtube.com/watch?v=5lTOP1XMvLc