PHONG TỤC CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ LA MÔN

 



I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

  CUNG CẤP MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ PHONG TỤC, LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI CHĂM

  TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM


1.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

  NGƯỜI CHĂM

  HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  PHẠM VI NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

  ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI CHĂM TRONG VÙNG NINH THUẬN

1.3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

   THẢO KHẢO TÀI LIỆU CÓ SẴN.

   TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU

I. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHĂM

1. LỊCH SỬ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI CHĂM

1.2 KHÁI NIỆM HÔN NHÂN

1.2.1 KHÁI NIỆM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

II. PHONG TỤC CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ LA MÔN

2. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

2.1 GIAI ĐOẠN TÌM HIỂU CỦA CÔ GÁI VÀ CHÀNG TRAI

2.1.1 NGHI LỄ CƯỚI XIN

 A. LỄ MAI MỐI

B.LỄ DẠM NGÕ

C. LỄ DỨT LỜI

D. LỄ CƯỚI CHÍNH THỨC

 E. LỄ TRAO TAY CHÚ RỂ CHO NHÀ GÁI

E. LỄ TRẢ ÁO

 

III. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

3.1 XU HƯỚNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

IV. KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Từ ngàn xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng vợ chồng có hạnh phúc với nhau đến "đầu bạc răng long" hay không, có sinh sôi "con đàn cháu đống" hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục cưới hỏi được thực hiện đúng cách.Nói đến hôn nhân và tập tục cưới hỏi thì ta có thể liên tưởng ngay đến những thủ tục thời xưa mà bất kỳ người  nào cũng phải tuân thủ, nhất là dưới thời phong kiến. Có thể nói thời đó tập tục dựng vợ gả chồng được thực hiện rất nghiêm khắc con cái hầu như phải tuyệt đối nghe theo lời cha mẹ, cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đấy. Thậm chí có người ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đã được định đoạt chuyện hôn nhân. Như ở người chăm nói chung và người chăm Bà La môn nói riêng, lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để phong tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống.Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải tự đưa ra quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ sống đời ở kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì phải tuân thủ rất nhiều nghi lễ trước khi cưới. Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Chăm đều rất coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong việc chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới… tất cả phải được chuẩn bị chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong ước về một cuộc sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề huề về sau. Hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung Hoa về sau dần dà đã cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ của người chăm từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn là chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề, tín ngưỡng, câu nệ và phép tắc."Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc chăm đã góp phần củng cố gia đình bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xã hội.

 

 

 

1. Mục đích nghiên cứu

  Đề tài nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay nhằm

giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước, đồng

thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi.

 

1.1 Đối tượng nghiên cứu

  Người chăm

  Hôn nhân của người Chăm

1.2 Phạm vi nghiên cứu

   Phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực hôn nhân của người Chăm

   Địa bàn cư trú của người Chăm trong vùng Ninh Thuận

1.3 Phương pháp nghiên cứu

   Tham khảo tài liệu có sẵn.

   Tổng hợp và phân tích tài liệu

II. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI Ê-ĐÊ VÀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

2.1 LỊCH SỬ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI CHĂM

Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.

Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Sử sách Trung Quốc cho biết, đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm. Ba trong bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin cũng ghi nhận điều này. Đạo Bà la môn được truyền bá đến Chăm pa nói riêng và Đông Nam Á nói chung bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ cảng Coromandel thông qua eo biển Malaka (Mã Lai), và đường bộ thì từ Atxan đi vào Mianma rồi qua khu vực đồng bằng sông Mêkông. Người Chăm gọi đạo Bà la môn (đã Chăm hóa) là Bà chăm. Đạo Bà chăm phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận

2.2 KHÁI NIỆM HÔN NHÂN

Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. ... Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ.

Trên cơ sở khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, hôn nhân được xem là kết quả của tình yêu, là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Đây là sự kết hợp giữa nam và nữ về tình cảm, xã hội, giới tính, tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ, cho phép nam nữ sống chung với nhau đồng thời đặt ra các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau. Trên thực tế, lễ cưới hỏi thường được xem là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Tuy nhiên, về mặt luật pháp, hôn nhân bắt đầu từ việc đăng ký kết hôn, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật khi đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

2.2.1 QUAN NIỆM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

Người Chăm vẫn duy trì chế độ mẫu hệ nên quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về nhà gái. Khi con gái đến tuổi lấy chồng, cha mẹ đã phải lo nhắm trước những chàng trai trong vùng để "lựa rể" cho con mình, và vì là nhà gái, nên cha mẹ bao giờ cũng phải giữ "tiếng" cho con gái mình, mọi nghi thức mai mối dạm hỏi thường được diễn ra "bí mật" tuyệt đối, vì lỡ sự dạm hỏi không thành, ảnh hưởng tới "tiếng" của cô gái và vì vậy lần dạm hỏi sau sẽ khó hơn.

Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm quy định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

 

III. HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

3.1 NGHI LỄ CƯỚI XIN

A. LỄ MAI MỐI

Với người Chăm, con gái chủ động mọi công việc trong hôn nhân nên khi người con gái mới lớn thì nhà gái thường chủ động chọn chồng cho con gái qua hình thức mai mối. Ông mai bà mối (ong binyuk muk binyuk) phải có tài ăn nói lưu loát, nói bóng nói gió để thể hiện ý đồ của nhà gái. Đây là một nét nhân văn đặc trưng của chế độ mẫu hệ người Chăm vì họ nhà gái luôn phải giữ kín chuyện mai mối, tiền hôn nhân nếu chưa biết được ý tứ của nhà trai như thế nào.

 

 

 

B. LỄ DẠM NGÕ (Palwak panwơc)


  Dân tộc Chăm duy trì chế độ mẫu hệ nên quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về nhà gái. Nên nhà gái sẽ đi hỏi chồng, và người con trai sau khi kết hôn phải theo về ở rể tại nhà vợ.

Nghi thức trước tiên sẽ là Lễ dạm hỏi (Palwak panwơc), tiếp đến là Lễ hỏi (Nau pwơc) với lễ vật đơn giản như: trầu cau, rượu, bánh trái, bánh tét, và cá đuối tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, ‘con đàn cháu đống’ sau này. Sau lễ dạm hỏi là Lễ dứt lời (Paklauh panwơc). Trong lễ này đại diện hai họ cùng nhau quyết định ngày tháng tổ chức để tiến đến lễ cưới chính thức (Harei bbang mưnhum) cho đôi vợ chồng trẻ.

 

IMG_256 

Dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ nên quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về nhà gái. Trong phong tục của người Chăm, cha mẹ sinh thành không đứng ra tổ chức cưới hỏi cho con cái mà là do Ông Inư bà Amư (ông bà nưmư) – cha mẹ đỡ đầu của cô dâu, ông bà nưmư phải là đôi vợ chồng hạnh phúc, gia đình hoà thuận, con cái đề huề, hợp tuổi với cô dâu, chú rể, am hiểu phong tục tập quán và các nghi lễ. Nếu nhà trai đồng ý, ông bà nưmư sẽ thay mặt nhà gái để bàn bạc với nhà trai những bước tiếp theo để tổ chức đám cưới. Ngoài ra, theo tục lệ quy định, trong một năm ông bà nưmư chỉ được làm chủ hôn một lần vì theo quan niệm cha mẹ mỗi năm chỉ đẻ được một con.
Chọn ngày tổ chức đám cưới trong Lễ dứt lời (Paklauh panwơc)

 

 

 

C. LỄ DỨT LỜI (paklauh pawoc)

Trước khi ra về, họ nhà gái sẽ mời nhà trai sang nhà gái để quyết định chính thức về hôn nhân của hai trẻ, nhà gái sẽ thết đãi nhà trai một bữa tiệc mặn. Người Chăm gọi lễ này là lễ “dứt lời bên nhà trai” (paklaoh panuec gah likei). Sau lễ này, đại diện hai bên đem lễ vật (trầu, cau, rượu,…) đến gặp gru (thầy) xem ngày lành tháng tốt. Trước lễ cưới vài ngày, hai họ nhà trai và nhà gái sẽ cử những người uy tín, có tài ăn nói bao gồm trưởng tộc họ, cha mẹ đỡ đầu cho đôi vợ chồng, ông mai bà mối, cha mẹ hai bên đến nhà gái làm lễ “dứt lời bên nhà gái” (paklaoh panuec gah kamei). Lễ này khá đơn giản và nhanh chóng, hai bên sẽ bàn về thời gian, vật chất, hình thức, nội dung… để tiến hành lễ cưới.
  Cũng như các dân tộc khác, người Chăm cũng quan niệm ngày lành tháng tốt. Do theo chế độ mẫu hệ nên lễ cưới cũng liên quan đến hệ âm, phải rơi vào đúng các tháng 3, 6, 10, 11 lịch Chăm và phải nhằm vào những ngày hạ tuần trăng (thuộc âm - từ đêm trăng tròn cho đến khi hết trăng). Ngày cưới phải rơi vào những ngày chẵn (các số thuộc âm): 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 Chăm lịch và phải vào ba ngày (thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm) trong tuần. Trong ba ngày ấy, lễ chính thức rơi vào ngày thứ Tư. Giờ bắt đầu lễ cưới vào đầu buổi chiều (vì buổi chiều thuộc hệ âm). Cách tính ngày, giờ, tốt xấu của người Chăm khá phức tạp nhưng tuân thủ chặt chẽ theo những quy luật nhất định và phải thống nhất từ đầu đến cuối, lễ cưới thuộc âm và mang tính ‘mẹ’ rất rõ ràng. Đây là một phong tục thể hiện chế độ mẫu hệ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hoá dân tộc Chăm.

IMG_257

Ngày tổ chức lễ cưới thuộc số chẵn (số âm) thể hiện nét đẹp văn hóa trong chế độ mẫu hệ

 


D. LỄ CƯỚI CHÍNH THỨC (Harei bbang mưnhum)

Vào ngày cưới, nhà gái cho ông mối (chano) sang đón rể. Lễ vật đi rước gồm có:

§  Chiếc vòng mà trong lễ hỏi

§  Máongang (nhà trai đã tặng)

§  Gạo

§  Rượu

§  Thịt

§  Ên

§  Áo

§  Chén đồng

Khi họ đến đầu làng, nhà trai phải cho người ra đón và dẫn về nhà. Sau khi sắp đặt các lễ vật như:

§  Trầu cau

§  Rượu cần

§  2 chiếc vòng (một nam, một nữ)

§  1 cái nồi đồng

§  1 chiếc kiềng bạc


  Trong lễ cưới hỏi của người Chăm ở Ninh Thuận, đám cưới sẽ bắt đầu vào ngày thứ Tư ở nhà trai, lễ cưới diễn ra với những lễ vật đơn giản. Sau đó, khoảng 2h chiều, mẹ đỡ đầu sẽ dẫn chú rể và họ nhà trai bắt đầu khởi hành sang nhà gái. Gần đến nơi, nhà gái tổ chức làm lễ đón rể (Rauk anưk mưatau) từ ngoài cổng làng về đến nhà gái.
  Món ăn trong đám cưới là những món cổ truyền của dân tộc Chăm được làm từ các loại nông sản và vật nuôi như thịt gà, vịt, cá… các loại canh rau, đặc biệt là phải có cá đuối vì người Chăm quan niệm cá đuối là loại cá đẻ ra con, với mong muốn cầu chúc đôi vợ chồng trẻ sẽ con đàn cháu đống, có nếp có tẻ, ngoài ra, cá đuối còn tượng trưng cho ánh sáng.

 

IMG_258Ngày lễ cưới chính thức sẽ do Ông Bà Nưmư (cha mẹ đỡ đầu) đứng ra làm chủ hôn lễ


  Một nét văn hoá khá độc đáo trong đám cưới người Chăm Bà La Môn là trong ngày cưới, cha mẹ đẻ của cô dâu chú rể phải lánh mặt và không xuất hiện trong các nghi lễ đưa đón rể và lễ nhập phòng the của hai vợ chồng trẻ. Họ hàng đối với người Chăm rất quan trọng vì họ quan niệm rằng ‘lúc còn nhỏ là con của cha mẹ, lớn lên là con của họ hàng’. Vì vậy, khi cưới, cha mẹ ủy thác công việc cho ông bà nưmư để cô dâu chú rể làm quen với bà con trong tộc họ của hai bên trước. Chỉ sau lễ nhập phòng the, cha mẹ mới được xuất hiện. 

 IMG_259

Lễ đón rể diễn ra tại nhà gái


  Lễ nhập phòng the của người Chăm ở Ninh Thuận cũng vô cùng độc đáo, trong vòng 3 ngày 3 đêm, vợ chồng trẻ sẽ không được động phòng, trong phòng tân hôn sẽ có một chiếc cổ bồng mâm tơ hồng gồm trầu cau, nến sáp cháy suốt ngày đêm, ngăn cách giữa cô dâu với chú rể. Đôi vợ chồng trẻ phải giữ cho cây nến không bị tắt. Sau ba đêm, ông bà nưmư làm một lễ nhỏ để tháo gỡ các bùa chú đã yểm trên gối chiếu và dời chiếc cổ bồng đi, thì vợ chồng mới được động phòng. Phong tục ba đêm cấm động phòng này ảnh hưởng từ Ấn Độ. Người Ấn Độ xưa rất đề cao sinh hoạt tình dục sau khi kết hôn và phong tục này trở thành nghệ thuật mà điển hình là bộ kinh tình yêu còn được lưu truyền đến ngày nay.

 

E. LỄ TRAO TAY CHÚ RỂ CHO NHÀ GÁI

Sau nghi thức chào hỏi, chú rễ được dẫn vào phòng the. Tại đây, cô dâu được bà sửa soạn trang phục, trang điểm và xức dầu thơm để chuẩn bị đón rể. Tại đây, lễ Jaw tangin ong inâ amâ được tổ chức để chúc tụng cho đôi uyên ương trăm năm hạnh phúc, sống trọn với nhau đến đầu bạc răng long.

Một nghi thức trong phòng the của Người Chăm.

Sau nghi thức làm lễ, cô dâu chú rể được dặn dò kỹ lưỡng trong ba đêm đầu hai người ở bên nhau chỉ được trò chuyện cùng nhau, cấm tuyệt đối “chuyện chăn gối”. Truyền thống này phần nào phản ánh tàn dư Bà La Môn giáo trong tín ngưỡng của người Chăm mà trong kinh tình yêu Kamasutra của Ấn Độ cũng có nhắc đến, đại ý là trong ba đêm đầu, vợ chồng chỉ ngủ trên nền nhà và phải kiềm chế nhục dục. Đây là truyền thống lâu đời của người Chăm và được xem là nét đẹp trong phong tục tập quán. Trong ba ngày đầu, chú rể cũng không được quay về nhà cha mẹ, nếu có về cũng chỉ đứng ngoài cổng mà không được bước chân vào nhà.

F. LỄ TRẢ ÁO

Đến ngày thứ ba sau lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị vật lễ như bánh trái, cau trầu, bánh sakaya, bánh tét… để về nhà trai trả lễ. Người Chăm gọi lễ này là taleh khan aw (lễ trả áo). Nhà trai sẽ trịnh trọng đón đôi vợ chồng trẻ và dịp này, cha mẹ, anh chị, cô bác chú rể cũng trao tặng cho đôi vợ chồng những tặng phẩm như vải lụa, trang sức, tiền và những vật dụng thiết yếu xem như là của hồi môn. Theo luật tục Chăm, lễ cưới đến đây xem như hoàn tất. Cô dâu chú rể chính thức được xã hội Chăm công nhận là vợ chồng.

III. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM

Ngày nay nền kinh tế đã phát triển, sự giao lưu văn hóa hay tác động của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa: Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi các đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Sự giao thoa của các nền văn hóa là quá trình xảy ra khi những dân tộc có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai dân tộc. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với các yếu tố văn hoá ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn cho mỗi dân tộc. Quá trình này luôn đặt ra cho mỗi dân tộc phải xử lý phù hợp mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa đó. Kết quả cuối cùng là sự giao thoa văn hóa đem lại cho mỗi dân tộc sự biến đổi cụ thể của một số yếu tố văn hóa trong hệ thống cấu trúc của nền văn hóa dân tộc đó.

Trong quá trình vận động phát triển của văn hóa tộc người, có những yếu tố truyền thống bị mai một thậm chí mất đi, trái lại có những yếu mới du nhập, hòa quyện vào truyền thống. Hôn nhân của người Chăm Bàlamon không nằm ngoài quy luật khách quan đó. Thực tế cho thấy các yếu tố văn hóa mới được hình thành trong hôn nhân thông qua sự biến đổi được trình bày ở trên không làm mất đi nét đẹp truyền thống trong văn hóa cổ truyền nói chung, trong nghi lễ hôn nhân của đồng bào Chăm Bàlamon nói riêng mà trái lại, các yếu tố văn hóa mới đó góp phần làm phong phú thêm bản sắc và giá trị văn hóa của người Chăm.

 

 

 

IV. KẾT LUẬN

Qua phong tục cưới xin truyền thống, có thể thấy đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm Bàlamon rất phong phú, thể hiện sự quan tâm bố mẹ, dòng họ đối với con cái. Dù có quan niệm tự nhiên trong vấn đề hôn nhân, trai gái lớn được tìm hiểu yêu đương nhưng bên cạnh đó cũng có những tục lệ cho thấy sự cẩn trọng, khắt khe để đảm bảo sự tự do hôn nhân đó nằm trong khuôn khổ nhất định. Nhờ đó, tạo nên sự bền chặt trong quan hệ vợ chồng, dòng họ, là nét đẹp trong phong tục đám cưới của người Chăm Bàlamon nói riêng và người dân tộc Chăm nói chung. Những nghi lễ, tục lệ trong đám cưới của người Chăm đến nay vẫn được lưu giữ song đã được giản tiện hơn, một số hủ tục đã lược bỏ, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới tại Ninh Thuận - Bình Thuận. Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp đó, mặc dù có nhiều yếu tố truyền thống đã dần bị mai một như trên, nhưng vẫn còn nhiều giá trị truyền thống được bảo tồn. trong phong tục hôn nhân, nhà gái vẫn là bên chủ động đi hỏi chồng; sau hôn nhân việc cư trú bên nhà vợ được quy định trong luật tục vẫn là hình thức được người Chăm Bàlamon ưa thích. Các nghi thức truyền thống tuy bị rút ngắn nhưng vẫn diễn ra theo đúng trình tự xưa. Tuy không còn diễn ra trong thời gian dài và đầy đủ các bước như trước, nhưng các nghi lễ vẫn đảm bảo vai trò và chức năng truyền thống. Đặc biệt trong đám hỏi, các nghi thức quan trọng vẫn được thực hành nghiêm ngặt. Nam nữ mặc trang phục truyền thống trong lễ đính hôn, trong đám cưới. Ngoài ra, các trường hợp vi phạm Biên bản thuận tình hôn nhân hoặc các điều quy định trong luật tục vẫn bị xử phạt theo phong tục truyền thống.


Tài liệu tham khảo

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tim-hieu-su-thay-doi-ve-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-dan-toc-raglay-trong-boi-canh-xua-va-nay-857538.html

https://www.dichvudamcuoi.com.vn/vn/newsdetail/nhung-phong-tuc-dep-trong-dam-cuoi-cua-nguoi-cham-balamon.html

http://pphanrang.blogspot.com/2008/01/nghi-l-ci-ca-ngi-chm-balamon.html

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so/454-phan-quoc-anh-su-bien-doi-balamon-giao-trong-cong-dong-nguoi-cham.html

http://www.camnangcuoi.net/cuoi-hoi-360/phong-tuc-cuoi-hoi/2008-nhung-net-dep-trong-phong-tuc-cuoi-nguoi-cham-.html

http://www.vncgarden.com/lang-nghe-tap-quan-luu-tru/ninh-thuan/lecuoicuanguoichambalamon

http://me.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=65788

 

văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn