Phát biểu của PGS.TS Phan Quốc Anh về chương trình đào tạo khoa Du lịch

 

17/1/2019.

Phát biểu của ông Phan Quốc Anh: vai trò của các học phần văn hoá trong ngành du lịch trong Hội thảo xây dựng đề án đào tạo khoa Du lịch

         


        Du lịch là ngành kinh tế. Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá. Du lịch là lĩnh vực kinh tế, nhưng trong du lịch không thể thiếu văn hoá.

Khi kinh tế thị trường phát triển, văn hoá bị coi nhẹ.

                  Vì sao Đảng phải ra các NQ về văn hoá?

“Cấm đổ rác là nơi đang đổ rác”. Đạo đức xã hội xuống cấp, tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội, thiếu an toàn cho khách du lịch, dân trí vùng du lịch chưa cao, xả rác bừa bãi.

NQTW5,

                  xây dựng và phát triển nền vhvn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. NQ33

                  Xây dựng văn hoá con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước.

Du lịch và văn hoá hay văn hoá du lịch.

Nhu cầu khách du lịch là nghỉ dưỡng và khám phá sinh thái, khám phá văn hoá các quốc gia khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, văn hoá ẩm thực khác nhau.

Kỷ nguyên Unesco về văn hoá, bình đẳng và tôn trọng văn hoá giữa các quốc gia, các dân tộc

Tốt nghiệp Đại học du lịch cần phải biết càng nhiều nền văn hoá càng tốt. Nhưng trước hết phải là văn hoá Việt Nam, thâm chí phải chia các phân ngành theo khu vực văn hoá các quốc gia trên thế giơi.

Trước hết là cái hay cái đẹp của văn hoá Việt Nam, là lịch sử Việt Nam, lịch sử vùng đất, địa phương, lịch sử điểm tham quan di tích, danh thắng.

Giới thiệu về lịch sử Việt Nam, đôi lúc để hướng dẫn viên nước ngoài ko am hiểu, hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Nhất là hoạt động hướng dẫn viên, nhất là hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phải am hiểu lịch sử và văn hoá nơi mình đưa khách đến.

Văn hoá là một sản phẩm du lịch: ta rất thiếu dịch vụ văn hoá chất lượng và có thương hiệu văn hoá như kiểu ca huế trong du lịch trên sông hương, đờn ca tài tử trong du lịch Tây Nam bộ, ca múa Chăm trong du lịch Nam Trung bộ, trên các đền tháp Chăm.

Vậy, cần coi trọng và bổ sung các môn cần thiết trong chương trình đào tạo du lịch như

Cơ sở văn hoá Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam, việt Nam học, văn hoá dân gian Việt Nam, phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, địa phương học như: Nam Trung bộ học, Khánh Hoà học, Bình định học, văn hoá Chăm Pa, văn hoá các dân tộc Tây nguyên,

Ẩm thực du lịch địa phương học. Giới thiệu các món ăn Việt Nam ở các cùng miền.

Xây dựng các chương trình nghệ thuật từ chuyên nghiệp đến dân gian để phục vụ khách du lịch. Đây là điểm yếu của du lịch Việt Nam, vì các ngành của Việt Nam thiếu sự gắn kết, rời rạc như cơm nguội. Giao thông biết giao thông, văn hoá biết văn hoá, du lịch là việc của du lịch.

Khắc phục yếu kém về dịch vụ du lịch.

Tìm hiểu phong tục tập quán của những đoàn khách du lịch nước ngoài, để có văn hoá giao tiếp cho đúng, ví dụ khách du lịch Nga. Việc rót rượu, cách chào hỏi, gặp gỡ, cách bắt tay nam giới, nữ giới. Nếu lạ, nếu quen.

Hay như hướng dẫn viên outbout phải khuyến nghị cho đoàn khách Việt Nam khi đi ra ngoài nước, không nói to, không la hét, văn hoá xếp hàng, văn hoá giờ giấc, nhất là đối với những đoàn khách lần đầu đi nước ngoài. tránh dư luận du lịch quốc tế thường nói người TQ xấu xí.

Tóm lại, đề nghị các khoa đào tạo du lịch quan tâm, coi trọng và dành một thời lượng nhất định cho việc đào tạo các môn văn hoá, xã hội. Ít nhất là các môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Văn hoá dân gian Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam...

Trân trọng cám ơn!

Đào tạo phải gắn kết cộng đồng

Sinh viên thì phải cống hiến, dấn thân.

 

văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn