LUẬN BÀN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NAM
TRUNG BỘ VIỆT NAM
(Qua nghiên cứu lễhội cổtruyền của dân tộc Chăm và Raglai ởNinh Thuận)
PGS.TS Phan Quốc Anh
Trường Đại học Văn hóa Tp HCM
Lời mở
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có tết năm mới của riêng mình. Tuỳ theo phong
tục tập quán, điều kiện địa lý, điều kiện lịch sử văn hoá mà mỗi dân tộc tổ chức
đón tết khác nhau về hình thức, nội dung, tính cộng đồng và cả thời điểm đón tết.
Từ khi xuất hiện dương lịch, đa số các dân tộc ở phương Tây đón tết theo dương
lịch, người Việt ta thường gọi là “tết tây”. Ở một số cộng đồng tôn giáo có lịch
riêng (khác với dương lịch), lễ hội chính của tôn giáo đó được coi như là “tết” của
họ. Đa số các dân tộc phương Đông đón tết theo âm lịch (tết ta). Nhưng một số
dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Trung bộ (và cả một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh
Tây Nguyên) lại đón tết ở những thời điểm khác. Bài viết này đi tìm nguyên nhân
của sự khác biệt về về “tết” giữa các dân tộc thiểu số ở Nam Trung Bộ với tết của
người Việt, thông qua nghiên cứu một số lễ hội cổ truyền của người Chăm và
Raglai.