Phan Quốc Anh - Bài đăng trên Báo Văn hóa 2002
Được sự giới
thiệu của Sở Văn hóa thông tin tỉnh Cần Thơ, chúng tôi đến thăm và làm việc với
Nông trường Sông Hậu, đơn vị có một bề dày thành tích mà khó có một nông trường
nào có được: Huân chương Lao động Hạng nhất, Huân chương Độc lập Hạng Ba, 2 lần
được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, hai đồng chí giám đốc nông trường
được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Mặc dù rất bận, nhưng đồng chí
Xuân Quỹ, phó giám đốc Nông trường đã dành thời gian tiếp phóng viên Báo Văn
hóa, kể cho chúng tôi nghe qúa trình hình thành và phát triển của Nông trường.
Tiền thân
của nông trường Sông Hậu là Nông trường Quyết thắng của quân đội, thành lập năm
1976 với nhiệm vụ vừa truy quét tàn quân địch vừa cải tạo vùng đất lau sậy
hoang hóa rộng lớn hơn 7000 ha. Đến năm 1979, nông trường Sông Hậu chính thức
được thành lập do đồng chí thiếu tá Trần Ngọc Hoàng (Năm Hoàng) làm giám đốc.
Lúc thành lập chỉ có 16 cán bộ công nhân viên. Với phương châm sử dụng sức dân
là chính, đồng chí Năm Hoàng cương quyết đấu tranh để không áp dụng mô hình của
các nông trường quốc doanh theo lối bao cấp. Mỗi hộ gia đình nhận khoán 2,5 ha,
khai hoang và làm kinh tế theo mô hình RRVAC ( Ruộng, Rẫy, Vườn, Ao, Chuồng).
Để đảm bảo an toàn, chống lại lũ lụt, nông trưỡng đã làm hệ thống đê bao vững
chắc dài 400km. Trong khi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long luôn bị lũ lụt hoành
hành, nhất là cơn bão số 5 năm 2000, nông trường Sông Hậu vẫn thu hoạch mùa vụ
với năng suất cao. Nông trường đã xây dựng
được trên 100 km kênh rạch thủy lợi, 70 cầu gỗ, 3 cầu bê tông vĩnh cửu.
Nông trường có10 nhà máy xay xát, đánh bóng gạo, 7 nhà máy chế biến nông sản, 2
nhà máy chế biến gỗ gia dụng, 1 nhà máy thủy hải sản, hàng năm nông trường xuất
khẩu nửa triệu tấn gạo, chiếm gần 1/5 sản lượng gạo xuất khẩu gạo của cả nước.
Với 15 ngàn
nhân khẩu, 5 ngàn lao động, nhu cầu đòi hỏi về văn hóa xã hội là rất lớn. Nông
trường chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có các thiết chế văn hóa. Hệ
thống điện và điện thoại phủ hết nông trường, có một Bưu điện văn hóa, một Trạm
xá với 20 giường bệnh, một Nhà văn hóa thông tin, nhà truyền thống, thư viện.
Hệ thống giáo dục có đủ các cấp và các lớp học với 3560 học sinh, 162 thầy cô
giáo. Từ năm 1997, nông trường bổ sung hơn 1 tỷ đồng vào lương giáo viên, bình
quân thu nhập của giáo viên nông trường là 1,5 triệu đồng/tháng. Nông trường có
các chính sách khuyến học và giáo dục cưỡng bức. Con em của nông trường được
học miễn phí. Em nào thi đỗ vào trường chuyên và vào đại học được hỗ trợ từ 150
đến 200 nghìn đồng và 15 kg gạo/ tháng. Nếu em nào 2 năm liền đạt học sinh giỏi
sẽ được cấp gạo. Hiện nay toàn nông trường
có 50 em đang học đại học.
Đã từ lâu,
chúng tôi được biết nông trường không chỉ nổi tiếng về những hoạt động kinh tế
mà còn là một điểm sáng văn hóa, một điển hình về công tác xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở không chỉ của tỉnh Cần Thơ mà là của cả nước. Nông trường có 8
khu thì đã 4 năm liền, cả 8 khu đều đạt danh hiệu Khu Văn hóa. Vừa qua, nông
trường thành lập đoàn đi kiểm tra chấm điểm, kết quả có 90% số hộ gia đình đạt
chuẩn gia đình văn hóa, trong đó có 400 gia đình tiêu biểu. Những hộ đạt tiêu
chuẩn gia đình tiêu biểu loại I được thưởng 500 ngàn đồng và một chuyến tham
quan du lịch, hộ đạt tiêu biểu loại II được thưởng 300 ngàn đồng. Nông trường
hàng năm chi 200 triệu tiền thưởng cho phong trào XD ĐSVHCS. Thông qua chấm
điểm, ban chỉ đạo tổ chức bình chọn công
nhân nông nghiệp. Đây là mô hình chuyển đổi từ nông dân thành công nhân
nông nghiệp đầu tiên của cả nước. Để được chuyển thành công nhân nông nghiệp,
phải hội đủ 5 tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Những
người sau khi trở thành công nhân nông nghiệp, được xét ưu tiên giao
quản lý đất đai lâu dài, được ưu tiên xét tuyển vào làm cán bộ CNV trong biên
chế của nông trường, được nông trường chăm lo các quyền lợi như được cấp Bảo
hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động…Công đoàn ngoài quốc doanh của nông trường
đã quản lý đến tận người nông dân. Đến tháng 7 năm 2001 đã có 394 nông trường viên được chuyển thành công nhân nông nghiệp.
Nhà văn hóa
của nông trường được xây dựng khang trang, hiện đại, là tổ ấm tinh thần, là nơi
tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục văn hóa, các hoạt động giao lưu văn
nghệ. Ngoài ra, ở các khu đều có thiết chế văn hóa và thường xuyên duy trì 18
loại hình hoạt động trong đó mạnh nhất là câu lạc bộ đàn ca tài tử, gần đây đã hình thành câu lạc bộ “làng vui chơi, làng ca hát”. Nông trường có hệ thống truyền thanh phủ sóng FM
150W, phát thanh ngày 3 buổi. Cả nông trường không có quán Karao ke, không có
quán nhậu, không có ăn xin. Đảng bộ nông trường thường xuyên quan tâm đến công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quan tâm đến hoạt động đoàn thể. Cán bộ đoàn
thể ở cơ sở được hỗ trợ phụ cấp từ 100 đến 200 nghìn đồng/tháng. Chế độ hội họp
chính quyền cũng như các đoàn thể được duy trì nghiêm, những người không tham gia
họp trong 6 tháng không có lý do chính đáng sẽ bị cắt hợp đồng lao động.
Chia tay
chúng tôi, đồng chí Xuân Quĩ thổ lộ: Nhờ
vừa phát triển sản suất kinh doanh, vừa đầu tư phát triển văn hóa, chăm lo tốt
các chính sách xã hộị, thưởng phạt nghiêm minh nên hầu hết cán bộ công nhân
viên, nông trường viên đều tự giác chấp hành các qui định của nông trường. Từ
đó họ cảm thấy Nông trường như một tổ ấm gia đình, ruôät thịt gắn bó, tạo nên ý
chí, niềm tin và sức mạnh tổng hợp, xây dựng nông trường ngày càng phát triển
cân bằng cả về kinh tế và văn hóa, xã hội.
Tags:
Báo chí