Đề thuận tiện cho các học viên viết tiểu luận, luận văn, luận án, đề tài khoa học, VĂN HÓA HỌC giới thiệu một số quy định và yêu cầu sau đây:
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH - YÊU CẦU
KHI THỰC HIỆN BÀI BÁO, THAM LUẬN KHOA HỌC
TIỂU LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN
TRONG ĐỀ TÀI XHNV
2.1. Những quy định chung
2.1.1. Về bố cục
Tham luận, tiểu luận, bài báo khoa học:
Bài viết tham luận, tiểu luận thường ngắn, khoảng từ 6 - 8 trang hay từ 10 - 20 trang đánh máy trên khổ giấy A4 (210 x 297mm), sử dụng phông chữ VnTime (hoặc Time New Roman) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines.
- Bài viết tập trung vào một khía cạnh cụ thể của nghiên cứu;
- Bài viết hội thảo có thể phát triển thành bài viết trong tạp chí chuyên ngành hay một bài, hay một chương trong cuốn sách;
- Trong bài viết cho hội thảo, phần phân tích tài liệu, vấn đề liên quan ít hơn, ngắn hơn một chương trong cuốn sách.
Bài báo khoa học thường có dung lượng từ 2.000 - 3.000 từ (khoảng 4 - 6 trang đánh máy khổ A4 (210 x 297mm), sử dụng phông chữ VnTime (hoặc Time New Roman) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, dãn dòng ở chế độ 1,5 lines.
Cấu trúc của một bài viết:
- Mở đầu: Phần này viết nghiên cứu cái gì? Vấn đề nghiên cứu và luận điểm nghiên cứu là gì?
- Nội dung: Lịch sử nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và lý thuyết; Phân tích số liệu nghiên cứu để tìm ra cái mới, cái hay, cái thú vị…
- Kết luận: Phải nói lên được kết quả, đóng góp của tiểu luận, tham luận, bài báo khoa học.
Yêu cầu về lối viết, văn phong phải ngắn gọn; ý tưởng phải rõ ràng; câu văn súc tích.
Luận văn, luận án mỹ thuật:
Số chương của mỗi luận văn, luận án tùy thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, nhưng thông thường bao gồm những phần và chương sau:
- Trang bìa luận văn, luận án: Trang bìa được đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt với nội dung: Tên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tên cơ sở đào tạo; Tên người viết; Tên đề tài; Tên ngành luận văn (luận án); Tên địa danh, năm thực hiện (Mẫu 2.1). Trang bìa phụ bao gồm nội dung: Tên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tên cơ sở đào tạo; Tên người viết; Tên đề tài; Tên chuyên ngành; Mã số ngành; Tên ngành luận văn (luận án); Tên người hướng dẫn khoa học; Tên địa danh, năm thực hiện (Mẫu 2.2).
- Lời cảm ơn
- Lời cam đoan
- Mục lục (xem phần trình bày)
- Bảng ký hiệu các chữ viết tắt (nếu có)
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do nghiên cứu đề tài (Tính cấp thiết của đề tài), mục này trả lời câu hỏi tại sao chúng ta nghiên cứu đề tài này?
Phần này phải nêu bật được sự cần thiết phải nghiên cứu, những vấn đề mới về khoa học mang tính ứng dụng, lý thuyết cần cho học thuật, chuyên ngành hay xã hội đang quan tâm.
Phân tích, đánh giá cụ thể những vấn đề khoa học còn tồn tại, hạn chế của nội dung cần được đặt ra nghiên cứu, nêu rõ tính cấp thiết, tính thực tiễn của đề tài, nếu đề tài này thành công thì đạt được kết quả gì? Có những lợi ích gì cho chuyên ngành, cho xã hội?
2. Tình hình nghiên cứu (Lịch sử nghiên cứu): Trả lời câu hỏi ai đã làm gì và làm đến đâu?
Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước
ngoài, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài; phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của những công trình nghiên cứu đã có, làm rõ lịch sử của quá trình nghiên cứu đối với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, từ đó nêu rõ tình huống nảy sinh vấn đề nghiên cứu, cụ thể hoá được sự cần thiết của đề tài và những vấn đề mới về khoa học mà đề tài đặt ra nghiên cứu. Nếu có các đề tài cùng bản chất đang thực hiện hoặc đăng ký nghiên cứu ở cấp khác, nơi khác của cùng tác giả, phải giải trình rõ các nội dung liên quan đến đề tài này.
Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã nêu trong phần này (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ ghi những công trình mà tác giả tâm đắc và đã trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài
3. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Trả lời câu hỏi “Tôi định làm cái gì?”
Mục đích là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hình thành, mục đích thường khó có thể đo lường hay định lượng. Mục đích trả lời câu hỏi “Nhằm vào việc gì?”
Mục tiêu là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu mà là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “Làm cái gì?”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trả lời câu hỏi “Đề tài này tập trung vào đối tượng nào? định làm đến đâu?”
Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét hoặc làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nghiên cứu nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực cần nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu: Trả lời câu hỏi “phải nghiên cứu như thế nào?”. Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tùy thuộc vào từng loại đề tài, mà chọn cách nghiên cứu thích hợp: Nghiên cứu tài liệu, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội nghị, điều tra, chọn mẫu, thực nghiệm, chỉ đạo thí điểm.
6. Đóng góp của đề tài (công trình nghiên cứu khoa học)
- Về lý luận
- Về thực tiễn
PHẦN NỘI DUNG
Liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu, nêu bật những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, kể cả những dự kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng.
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2. Phân tích thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, những cái được, cái chưa được.
3. Giải pháp (biện pháp) thực hiện.
4. Kết luận, kiến nghị (đề xuất).
Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan (khung lý thuyết - lịch sử)
Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận nghệ thuật có liên quan đến luận văn, luận án.
Khái lược tổng quan về lịch sử hình thành của vấn đề nghiên cứu trên thế giới, trong nước.
Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận văn; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận văn, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.
Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết (thực trạng)
Trình bày thực trạng vấn đề cần nghiên cứu hiện nay trong phạm vi mà luận văn, luận án đưa ra.
Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của vấn đề luận văn, luận án nghiên cứu, đồng thời nêu lên (tiên đoán) xu hướng phát triền tới của vấn đề đang nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày, đánh giá bàn luận các kết quả (giải pháp)
Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu
nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn, luận án hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
Đưa ra hướng giải quyết và phát triển trong tương lai.
KẾT LUẬN
- Trình bày những kết quả mới của luận văn, luận án một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.
- Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của tác giả về nội dung của đề tài luận văn, luận án, theo trình tự thời gian công bố.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO (xem hướng dẫn trong phần trình bày)
Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong luận văn, luận án.
PHỤ LỤC (xem phần trình bày)
2.1.2. Cách trình bày
Tiểu luận, tham luận, luận văn, luận án, bài báo khoa học phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả luận văn, luận án cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Luận văn, luận án đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt (xem phụ lục Mẫu 2.1), trang bìa phụ (xem phụ lục Mẫu 2.2). Luận văn, luận án được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), dày khoảng từ 50 đến 70 trang (đối với luận văn chuyên ngành Mỹ thuật tạo hình) và khoảng từ 90 đến 100 trang (đối với luận văn chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật); khoảng từ 120 đến 150 (đối với luận án chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật) không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
1. Soạn thảo văn bản:
Luận văn, luận án sử dụng phông chữ VnTime (hoặc Time New Roman) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
2. Tiểu mục:
Các tiểu mục của luận văn, luận án được trình bày và đánh số thành nhóm số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình:
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Trong luận văn, luận án, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề, cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “...được nêu trong bảng 4.1” hoặc “(xem hình 3.2)” mà không được viết “... được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là
tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn, luận án. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).
4. Viết tắt:
Không lạm dụng việc viết tắt trong tiểu luận, tham luận, luận văn, luận án, bài báo khoa học. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong tiểu luận, tham luận, luận văn, luận án, bài báo khoa học. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong tiểu luận, tham luận, luận văn, luận án, bài báo khoa học. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức..., thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu tiểu luận, tham luận, luận văn, luận án, bài báo khoa học có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu tiểu luận, tham luận, luận văn, luận án, bài báo khoa học.
5. Tóm tắt luận văn:
Tóm tắt luận văn, luận án phải in, photocopy với số lượng khoảng 15 - 20 bản, kích thước 140 x 210 mm (khổ A4 gập đôi). Tóm tắt phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa. Số của bảng biểu, hình vẽ, đồ thị phải có cùng số như trong luận văn, luận án.
Tóm tắt luận văn, luận án được trình bày nhiều nhất trong 24 trang, in trên hai mặt giấy, cỡ chữ VnTime (Roman) 11 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương. Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ. Chế độ dãn dòng là Exactly 17 pt. Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải đều là 2 cm. Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Tóm tắt luận văn, luận án phải phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung luận văn, luận án phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận văn, luận án. Bìa của tóm tắt luận văn, luận án cũng chia ra hai cách trình bày là bìa ngoài (Mẫu 2.3), bìa trong (Mẫu 2.4).
2.1.3. Cách xắp sếp tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, hình ảnh minh họa
1. Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
- Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận văn theo thông lệ của từng nước:
+ Tác giả là người nước ngoài, xếp thứ tự ABC theo họ;
+ Tác giả là người Việt Nam, xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ;
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B,...
- Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách);
+ Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn);
+ Tên sách, luận văn hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
+ Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản);
+ Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo);
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách..., phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách);
+ Năm công bố, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn);
+ Tên bài báo, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
+ Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
+ Tập (không có dấu ngăn cách);
+ Số, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn);
+ Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc);
- Số thứ tự của tài liệu tham khảo theo số 1, 2, 3...
- Những tài liệu là sách (có tên nhà xuất bản) hay luận văn, luận án thì không ghi số trang trong tài liệu tham khảo, chỉ ghi số trang đối với bài viết trong các tạp chí, tham luận, tổng kết hay các báo cáo khoa học chuyên ngành…
- Không được đưa những tài liệu kiến thức phổ thông và những kiến thức thấp hơn bậc học của mình vào tài liệu tham khảo. Thí dụ: khi thực hiện luận văn thạc sĩ thì không được dùng các luận văn (khóaluận), đồ án của đại học làm tài liệu tham khảo. Khi thực hiện luận án tiến sĩ thì không được lấy các luận văn thạc sĩ, khóa luận, đồ án của đại học làm tài liệu tham khảo… (Mẫu 2.5)
2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo:
Mọi ý kiến, kháiniệmcó ý nghĩa, mangtínhchấtgợi ý khôngphảicủariêngtácgiảvà mọithamkhảokhácphải đượctríchdẫnvà chỉrõ nguồntrongdanhmụcTàiliệuthamkhảocủatiểuluận, thamluận, luậnvăn, luận án, bàibáokhoahọc; phảinêurõ cảviệcsửdụngnhững đềxuấthoặckếtquảcủa đồngtácgiả. Nếusửdụngtàiliệucủangườikhácvà của đồngtácgiả (bảngbiểu, hìnhvẽ, côngthức, đồthị, phươngtrình, ý tưởng, tácphẩm…) mà khôngchú dẫntácgiảvà nguồntàiliệuthì luậnvăn, luận ánkhông đượcduyệt đểbảovệ.
Khôngtríchdẫnnhữngkiếnthứcphổbiến, mọingười đềubiết; khôngtríchdẫnnhữngtàiliệuởbậc đàotạothấphơn… Việctríchdẫn, thamkhảochủyếunhằmthừanhậnnguồncủanhững ý tưởngcó giá trịvà giúpngười đọctheo đượcmạchsuynghĩ củatácgiả, khônglà trởngạiviệc đọc.
Nếukhôngcó điềukiệntiếpcận đượcmộttàiliệugốcmà phảitríchdẫnthôngquamộttàiliệukhácthì phảinêurõ cáchtríchdẫn, đồngthờitàiliệugốc đó không đượcliệtkê trongdanhmụcTàiliệuthamkhảocủaluậnvăn, luận án.
Khicầntríchdẫnmột đoạnvăn íthơnhaicâuhoặcbốnhàng đánhmáythì có thểsửdụngdấungoặckép đểmở đầuvà kếtthúcphầntríchdẫn; Nếucầntríchdẫnmột đoạnvăndàihơnhaicâuhoặcbốnhàng đánhmáythì phảitáchphầnnàythànhmột đoạnriêngkhỏiphầnnộidung đangtrìnhbày, vớilềtráilùithêm 2cm (mở đầuvà kếtthúc đoạntríchnàykhôngphảisửdụngdấungoặckép).
Tàiliệuthamkhảotríchdẫntrongluậnvăn, luận áncần đượctríchdẫntheosốthứtựcủaTàiliệuthamkhảoởdanhmụctàiliệuthamkhảocủaluậnvăn, luận ánvà sốthứtự đó được đặttrongngoặcvuông, khicầncó cảsốtrang, ví dụ: 4, tr.314-315. Đốivớiphầntríchdẫntừnhiềutàiliệukhácnhau, sốcủatừngtàiliệu được đặt độclậptrongtừngngoặcvuông, theothứtựtăngdần, ví dụ: [19], [22].
3. Phụlục:
Phầnnàybaogồmnhữngnộidungcầnthiếtnhằmminhhọahoặcbổtrợchonộidungluậnvăn, luậnánnhư sốliệu, mẫu biểu, tranh ảnh. Nội dung cần làm rõ hơn... Nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của luận văn, luận án. Phụ lục không được dày hơn phần chính văn của luận văn, luận án.
4. Mục lục:
Nên sắp xếp sao cho mục lục của luận văn, luận án gọn trong một trang giấy, chỉ nên viết: Mục lục; Mở đầu; Tên chương, tên các mục hai chữ số (1.1) đến các tiểu mục 3 chữ số (1.1.1.), không nên viết đến tiểu mục 4 chữ số.... (Mẫu 2.6)
5. Hình ảnh minh họa:
Đối với các tác phẩm mỹ thuật, chỉ sử dụng hình ảnh tranh, tượng của các tác giả có tên tuổi đã được công bố trên sách, báo chuyên ngành có uy tín hay những tác phẩm đã đạt được giải thưởng qua các cuộc thi, triển lãm từ cấp khu vực, thành phố, tỉnh trở lên hoặc những công trình nghệ thuật đã được xây dựng
thông qua Hội đồng nghệ thuật.
Khi trình bày ở phần Phụ lục, phải ghi rõ số hình ở phía dưới tác phẩm (ví dụ: Hình 1.1), sau đó ghi tên tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, chất liệu, kích thước, nguồn. (Mẫu 2.7, 2.8)