THAM LUẬN
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ
GẮN VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
TS. Nguyễn Hồ Phong - Khoa Quản lý VH, NT
Đặt
vấn đề:
Ngày 08/9/2016, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định Số:
1755/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong Chiến lược
này, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ những quan điểm chính trong việc phát triển
các ngành công nghiệp văn hoá (CNVH) ở Việt Nam như sau:
- Các ngành CNVH là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển
các ngành CNVH.
- Phát triển các
ngành CNVH dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí
tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa.
- Phát triển các
ngành CNVH có trọng tâm, trọng Điểm, có lộ trình theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các quy luật
cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân
phối, phổ biến và tiêu dùng.
- Phát triển CNVH gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội
nhập và hợp tác quốc tế [Thủ tướng Chính phủ, 2016].
- Bên cạnh đó, Chiến lược này cũng cho
thấy mục tiêu chung mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra trong việc phát triển các ngành
CNVH ở Việt Nam là: Phát triển các ngành CNVH Việt
Nam bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công
mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ
thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa trở
thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và
lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông
qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa
của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên
phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng [Thủ tướng Chính phủ, 2016].
Để thực hiện những mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ, giải
pháp mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra là đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực với những việc làm cụ thể: Xây dựng kế
hoạch về phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, nâng cao năng
lực chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành CNVH;
đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và cải thiện
kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh trong các ngành CNVH; tăng cường liên kết, hợp tác để các cơ sở giáo dục đại
học, các viện nghiên cứu tham gia có hiệu quả vào phát triển nguồn nhân lực nói
riêng cũng như phát triển các ngành CNVH nói
chung; đào tạo và đào
tạo lại đội ngũ cán
bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan;
thường xuyên tập huấn chuyên môn về bảo vệ bản quyền và thu phí
bản quyền có hiệu quả;
hình thành đội ngũ chuyên gia trong các ngành CNVH và
lĩnh vực bản quyền; có chế độ đãi ngộ
phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh
nghiệm chuyên môn từ các nước có trình độ phát triển cao về CNVH đến Việt Nam [Thủ tướng Chính phủ, 2016].
Tuy
nhiên, sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam,
nhiều vấn đề vẫn cần được thảo luận, phân tích và nghiên cứu một cách sâu sắc,
trong đó có vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Điều đã được Thủ tướng Chính phủ
phát biểu trong “Thông báo số 21/TB-VPCP
ngày 18/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hoá
Việt Nam” như sau: Nguồn
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, chính sách đãi ngộ
chưa thỏa đáng. Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ cũng kết luận một trong những
thách thức chủ yếu là phát triển công nghiệp văn hóa liên quan đến sáng tạo
(nhân tố con người) nhưng chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao còn không ít hạn chế. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng rút ra một trong
những bài học kinh nghiệm để phát triển ngành CNVH Việt Nam trong tương lai là:
con người là trung tâm, là chủ thể, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất và
là mục tiêu của phát triển văn hóa, CNVH [Văn
phòng Chính phủ, 2024].
Từ mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp phát triển các ngành CNVH của Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ đề ra
trong Chiến lược phát triển CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
cũng như những kết luận trên của Thủ tướng Chính phủ sau gần 10 năm thực hiện
Chiến lược này đã cho thấy một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết để
phát triển các ngành CNVH ở Việt Nam xứng với tiềm năng và lợi thế là vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực. Như vậy, với tư cách là một đơn vị sự nghiệp công thuộc Bộ
VH, TT & DL, công tác đào tạo chuyên ngành CNVH của trường Đại học Văn hoá
Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần được xem là một bên liên quan mật thiết, một chủ
thể cần có những đóng góp tích cực và trách nhiệm trong việc cùng Chính phủ giải
quyết vấn đề này. Với quan điểm tiếp cận này, tác giả tham luận đặt ra vấn đề cải
tiến chương trình đào tạo chuyên ngành CNVH của Trường Đại học Văn hoá Thành phố
Hồ Chí Minh gắn với Chiến lược phát triển các ngành CNVH của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.
Giới thiệu về chương trình đào tạo chuyên ngành CNVH tại trường Đại học Văn hoá
Thành phố Hồ Chí Minh
Theo Quyết định 683 /QĐ-ĐHVHHCM ngày 31 tháng 12 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Đại học
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên
ngành CNVH bậc đại học, hệ chính quy có tổng 131 tín chỉ (Không bao gồm 8 tín chỉ kiến thức Giáo dục quốc phòng - An ninh.
Số tín chỉ này được phân bố gồm: 41 tín chỉ dành cho Khối
Kiến thức Giáo dục Đại cương; 90 tín chỉ dành cho khối Kiến thức
Giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp được cấu
trúc như sau:
Stt |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Ghi chú |
KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH |
20 |
|
|
1.
|
Văn hóa học đại cương |
3 |
Bắt
buộc |
2.
|
Nhập môn Nhân học văn
hóa |
2 |
Bắt
buộc |
3.
|
Kinh tế học văn hóa |
2 |
Bắt
buộc |
4.
|
Ký hiệu học văn hóa |
2 |
Bắt
buộc |
5.
|
Giao tiếp liên văn hóa |
3 |
Bắt
buộc |
|
|||
6.
|
Địa văn hóa |
2 |
Tự
chọn |
7.
|
Ngôn
ngữ và văn hóa |
2 |
Tự
chọn |
8.
|
Văn hóa dân gian |
3 |
Tự
chọn |
9.
|
Văn
hóa đại chúng |
3 |
Tự
chọn |
10. |
Nghệ thuật học đại
cương |
3 |
Tự
chọn |
11. |
Đạo đức nghề nghiệp |
2 |
Tự
chọn |
KIẾN THỨC NGÀNH |
20 |
|
|
12. |
Phương pháp nghiên cứu
khoa học văn hóa |
3 |
Bắt
buộc |
13. |
Di sản văn hóa |
2 |
Bắt
buộc |
14. |
Tín
ngưỡng và tôn giáo |
3 |
Bắt
buộc |
15. |
Marketting văn hóa |
3 |
Bắt
buộc |
16. |
Quản lý nhà nước về văn
hóa |
3 |
Bắt
buộc |
|
|||
17. |
Tổ
chức phát triển cộng đồng |
3 |
Tự
chọn |
18. |
Văn
hóa đô thị |
3 |
Tự
chọn |
19. |
Tổng quan về CNVH |
3 |
Tự
chọn |
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
50 |
|
|
20. |
Kinh tế học sáng tạo |
2 |
Bắt
buộc |
21. |
Sáng tạo và Kế hoạch
sáng tạo trong các CNVH |
2 |
Bắt
buộc |
22. |
Bản quyền, quyền tác giả
và quyền liên quan |
3 |
Bắt
buộc |
23. |
Nguồn lực phát triển
CNVH |
3 |
Bắt
buộc |
24. |
Xây dựng và quản lý dự
án CNVH |
3 |
Bắt
buộc |
25. |
Phát triển khán giả cho
các ngành CNVH |
3 |
Bắt
buộc |
26. |
Xây dựng thương hiệu
CNVH |
3 |
Bắt
buộc |
27. |
Kỹ thuật quay phim, chụp
ảnh |
3 |
Bắt
buộc |
28. |
Tổ chức sự kiện |
3 |
Bắt
buộc |
|
|||
29. |
Công nghiệp mỹ thuật,
nhiếp ảnh và triển lãm |
3 |
Tự
chọn |
30. |
Công nghiệp quảng cáo |
3 |
Tự
chọn |
31. |
Công nghiệp thời trang |
3 |
Tự
chọn |
32. |
Công nghiệp điện ảnh |
3 |
Tự
chọn |
33. |
Công nghiệp nghệ thuật
biểu diễn |
3 |
Tự
chọn |
34. |
3 |
Tự
chọn |
|
35. |
Kỹ năng dẫn chương
trình |
3 |
Tự
chọn |
Nguồn:
Quyết định
683 /QĐ-ĐHVHHCM
Bên cạnh đó, để
tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành CNVH, người học cần hoàn thành các điều
kiện sau:
Stt |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Ghi chú |
1.
|
Thực tập giữa khóa |
2 |
Bắt
buộc |
2.
|
Thực tập tốt nghiệp |
6 |
Bắt
buộc |
3.
|
Khóa luận tốt nghiệp |
8 |
Tự
chọn |
Các
học phần thay thế khoá luận |
8 |
Bắt
buộc |
|
4.
|
Công nghiệp Du lịch |
3 |
Tự
chọn |
5.
|
Công nghiệp thủ công mỹ
nghệ |
3 |
Tự
chọn |
6.
|
Công nghiệp xuất bản |
2 |
Tự
chọn |
7.
|
Công nghiệp kiến trúc |
2 |
Tự
chọn |
8.
|
Công nghiệp phần mềm và
trò chơi giải trí |
2 |
Tự
chọn |
9.
|
Công nghiệp phát
thanh-truyền hình |
3 |
Tự
chọn |
10. |
Gây quỹ và tài trợ |
2 |
Tự
chọn |
Nguồn:
Quyết định
683 /QĐ-ĐHVHHCM
3.
Kết luận và khuyến nghị cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành CNVH gắn với
Chiến lược phát triển CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Từ cầu trúc hiện
hữu của phần kiến thức chuyên ngành của chuyên ngành CNVH cho sơ với những định
hướng, mục tiêu phát triển của ngành CNVH mà Thủ tướng Chính phủ đề ra, cũng
như từ thực tiễn nhu cầu của thị trường lao động thuộc lĩnh vực CNVH ở Việt Nam
và trên thế giới cho thấy việc cải tiến chương trình hiện hữu này là cần thiết.
Đó cũng là phương thức để Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những
đóng góp cụ thể và tích cực hơn trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
của các ngành CNVH – một trong những vấn đề trọng tâm cần được giải quyết mà Thủ
tướng Chính phủ đã xác định. Dưới đây, tác giả tham luận đưa ra 02 khuyến nghị
sau:
Một là,
khuyến
nghị phương án cải tiến chương trình đào tạo đối với phần kiến thức chuyên
ngành và các học phần thay thế khoa luận tốt nghiệp (Số thự tự trong bảng này không đồng nghĩa
thứ tự ưu tiên trước-sau của các học phần trong chương trình đào tạo)
Stt |
Tên học phần |
Ghi chú |
1.
|
Chính sách phát triển
CNVH của Việt Nam và bài học kinh nghiệm của quốc tế |
Bắc
buộc |
2.
|
Kinh tế học sáng tạo |
Bắc
buộc |
3.
|
Luật sở hữu trí tuệ và
các luật liên quan |
Bắc
buộc |
4.
|
Nguồn lực phát triển
các ngành CNVH |
Bắc
buộc |
5.
|
Vai trò của khoa học công nghệ trong
phát triển CNVH |
Bắc
buộc |
6.
|
Công nghiệp quảng cáo |
Bắc
buộc |
7.
|
Công nghiệp kiến trúc |
Bắc
buộc |
8.
|
Phần mềm và các trò
chơi giải trí |
Bắc
buộc |
9.
|
Thủ công mỹ nghệ |
Bắc
buộc |
10. |
Công nghiệp thiết kế |
Bắc
buộc |
11. |
Công nghiệp điện ảnh |
Bắc
buộc |
12. |
Công nghiệp xuất bản |
Bắc
buộc |
13. |
Công nghiệp thời trang |
Bắc
buộc |
14. |
Nghệ thuật biểu diễn |
Bắc
buộc |
15. |
Mỹ thuật |
Bắc
buộc |
16. |
Nhiếp ảnh và triển lãm |
Bắc
buộc |
17. |
Truyền hình và phát thanh |
Bắc
buộc |
18. |
Du lịch văn hóa |
Bắc
buộc |
|
||
19. |
Xây dựng và quản lý dự
án CNVH |
Tự
chọn |
20. |
Truyền thông đại chúng
và phát triển xã hội |
Tự
chọn |
21. |
Báo chí và truyền thông
hiện đại |
Tự
chọn |
22. |
Sáng tạo và kế hoạch
sáng tạo trong các ngành CNVH |
Tự
chọn |
23. |
Phát triển thị trường tiêu
thụ cho sản phẩm CNVH |
Tự
chọn |
24. |
Xây dựng thương hiệu các
sản phẩm CNVH |
Tự
chọn |
25. |
Kỹ thuật quay phim, chụp
ảnh |
Tự
chọn |
26. |
Gây quỹ và tài trợ |
Tự
chọn |
27. |
Tổ chức sự kiện |
Tự
chọn |
28. |
Công ước quốc tế gắn với
phát triển CNVH |
Tự
chọn |
29. |
Quản lý và kinh doanh sản phẩm CNVH |
Tự
chọn |
30. |
Văn hoá kinh doanh sản phẩm CNVH |
Tự
chọn |
31. |
Sức mạnh mềm quốc gia và vấn đề phát triển
CNVH |
|
Nguồn: Nguyễn Hồ Phong, 2024
Hai là, khuyến
nghị phương án xây dựng mạng lưới đối tác để tạo lập môi trường thực tế-thực
hành-thực tập và cơ hội việc làm cho người học
Phương án này có thể được thực hiện theo một
quy trình sau:
Bước 1: Xác định các đối tác mục tiêu
trong lĩnh vực CNVH;
Bước 2: Tìm kiếm cơ hội tiếp cận đối tác mục
tiêu trong lĩnh vực CNVH;
Bước 3: Thiết lập quan hệ chính thức với đối
tác mục tiêu thông qua các ký kết hợp tác giữa Nhà trường với đối tác mục tiêu;
Bước 4: Duy trì, củng cố và nuôi dưỡng các
đối tác mục tiêu thông qua các hoạt động cụ thể như: Đưa sinh viên đến tham
quan thực tế, thực hành, thực tập; mời đối tác tham gia giảng dạy một số học phần,
hoặc một số tiết nhất định của 01 học phần; phối hợp đối tác tổ chức các toạ
đàm chuyên môn; góp ý xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo; hàng năm tổ chức
“Ngày hội đối tác”;…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ chin Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI về Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Từ Thị Loan (Chủ biên) (2017), Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc.
Phạm Hồng Thái (Chủ biên) (2015), Sự phát triển của công nghiệp văn hoá ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Nxb.
Khoa học xã hội.
Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định Số: 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Quyết định
số
683 /QĐ-ĐHVHHCM ngày 31/12/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học
chuyên ngành Công nghiệp văn hoá;
Văn phòng Chính phủ
(2024), Thông báo số 21/TB-VPCP ngày
18/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hoá
Việt Nam”.