LỜI CAM
ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Quản lý hoạt động lễ hội của
người Chăm tỉnh Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Katê)” là kết quả
nghiên cứu và tổng hợp từ các nguồn tư liệu một cách nghiêm túc, dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Phan Quốc Anh.
Tôi đảm bảo luận văn được thực hiện trung thực, khoa
học, chính xác, có xuất xứ và ngồn (nguồn) gốc
rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả nghiên cứu trong
luận văn.
Tp. Hồ Chí
Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Thùy
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Sau Đại học, cùng các thầy
cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quí báu trong suốt chặng đường theo học lớp Cao học Quản lý Văn hóa khóa III
(2013 – 2015).
Xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến TS. Phan Quốc Anh, là người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong quá
trình nghiên cứu, thu thập, phân tích tư liệu và hoàn thành đề tài này một cách
tốt nhất.
Xin cảm ơn chính quyền
địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Ninh Phước, Ban văn hóa xã hội các xã, Hội đồng chức sắc Chăm tỉnh Ninh Thuận, Ban
Phong tục 03 đền, tháp Chăm đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi được tiếp
cận các nguồn thông tin trong quá trình khảo sát thực tế.
Trong quá trình nghiên
cứu dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, tuy nhiên đề tài không tránh
khỏi những hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được các ý kiến, góp ý của Hội
đồng phản biện, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia, bạn đọc quan tâm để
đề tài tiếp tục được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT/TW |
Chỉ thị
Trung ương |
CT-TTg |
Chỉ thị Thủ
tướng |
TT-BVHTT |
Thông tư Bộ
Văn hóa Thông tin |
UBND |
Ủy ban nhân
dân |
HĐND |
Hội đồng
nhân dân |
VHTTDL |
Văn hóa,
Thể thao và Du lịch |
Bộ VHTT |
Bộ Văn hóa
Thông tin |
Bộ VHTTDL |
Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch |
Sở VHTTDL |
Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch |
GS.TS |
Giáo sư
Tiến sỹ |
Nxb |
Nhà xuất
bản |
km |
ki lô mét |
m |
Mét |
cm |
xăng ti
mét |
ha |
hét ta |
kg |
ki lô gam |
Nxb. |
Nhà xuất
bản |
TP.HCM |
Thành phố
Hồ Chí Minh |
Tp. |
Thành phố |
Tp. PRTC |
Thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm |
PGS.TS |
Phó giáo sư
Tiến sĩ |
T.S. |
Tiến sĩ |
Th.S. |
Thạc sĩ |
HĐCS |
Hội đồng
chức sắc |
Phòng VHTT |
Phòng Văn
hóa và Thông tin |
Ban VHXH |
Ban Văn hóa
xã hội |
H. |
Hình |
DANH
MỤC TỪ VỰNG TIẾNG CHĂM
Palei hoặc Palay, Muk
pajau… phải thống nhất từ đầu đến cuối luận văn.
Tiếng Chăm |
Tiếng phổ thông |
Tiếng Chăm |
Tiếng phổ thông |
A dat |
Luật tục |
Kut: |
Nghĩa địa, nghĩa trang |
Ahiêr |
Cộng đồng Chăm ảnh hưởng tôn giáo
Bà-la-môn |
Sang pô
yang |
Đền thờ
thần |
Awal |
Cộng đồng Chăm ảnh hưởng tôn giáo Bà-ni |
Paley mblang
kacak |
Làng Phước Đồng |
Agril |
Hướng Đông |
Paley
thuer |
Làng Hậu Sanh |
Palei |
Làng |
Paley
cauk |
Làng Hiếu Lễ |
Paley baoh bini |
Làng Hoài Trung |
Paley
hamu tanran |
Làng Hữu Đức |
Paley
dara |
Làng Như Bình |
Ong ka-in |
Ông bóng |
Paley
caklaing |
Làng Mĩ Nghiệp |
Sang yơ |
Nhà tục |
Paley bal
caong |
Làng Chung Mĩ. |
Adat peng tameng padeng sang |
Lễ động thổ, đóng cọc nhà |
Sang |
Nhà |
Aduk caik kaya binrik |
Kho để của cải |
Sang ging |
Nhà bếp |
Aduk ging |
Gian bếp |
Adat brei |
Lễ cho người chết ăn uống |
Danok |
Đền làng |
Adat laik aia |
Lễ rửa tội |
|
Thầy cả sư |
Adat padeng mbang |
Lễ dựng cổng ngõ |
On Kadhar |
Thầy kéo đàn Pabap |
|
Lễ dựng chòi canh |
Muk Payâu |
Bà bóng |
Iew Po Bhùm |
Lễ cúng ruộng lúa lúc đẻ nhánh |
Camưnay |
Ông từ |
Padai Dôk Tian |
Lễ cúng lúa làm đồng |
|
Thần
Siva |
Iew Yang Trun Yuak |
Lễ thu hoạch lúa |
Muk pajau |
Bà bóng |
Da A Patai |
Lễ mừng lúa lên sân |
Muk rija |
Vũ sư |
Kap Kraung |
Lễ chặn nguồn nước |
Pô Inư Nưgar |
Thần mẹ xứ sở |
|
Lễ cầu đảo |
Pô Klong Girai |
Thần Klong Girai |
Ngak Kabaw Yang Patau |
Lễ tế trâu |
Pô Par |
Tướng quan văn |
Rija Nư gar |
Lễ tống ôn đầu năm |
Than
Cih |
Hoàng
hậu |
Rija Harei |
Lễ hội múa ban ngày |
Than can |
Hoàng hậu |
Rija Dayuap |
Lễ hội múa ban đêm |
Than
yang |
Hoàng hậu |
Rija Praung |
Lễ tôn chức vũ sư |
Paseh |
Tu sĩ Chăm Ahiêr |
Suk Yương |
Lễ kinh hội |
|
Tu sĩ Chăm Awal |
Lễ Katé |
Tết Katê, băng Katê |
Mưliêng yang |
Đại lễ |
Lễ Ramưwan |
Lễ chay niệm hay cúng gia tiên |
Mưduôn |
Thầy vỗ trống |
Lễ hội Chabun |
Lễ hội cúng nữ thần mẹ xứ sở |
Mưney yang |
Lễ tắm tượng thần |
Pơh Băng Yang |
Lễ mở cửa tháp |
Angui khan aw |
Lễ mặc y phục cho thần |
Rauk aw khan |
Lễ rước y phục |
|
|
Người Chăm là một trong 54 dân
tộc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Nam
Trung Bộ và Nam Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Đồng Nai, An Giang, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh… Ninh Thuận là nơi có
nhiều người Chăm sinh sống nhất cả nước (trên 50%) và hiện nay họ vẫn còn lưu
giữ truyền thống và tập tục mang bản sắc văn hóa Chăm lâu đời nhất. Trong
đó, lễ hội Chăm là một di sản văn hóa
tinh thần quí giá trong kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của người Chăm.
Theo thống kê của Trung tâm
Nghiên cứu văn hóa Chăm, trong một năm có hơn 100 lễ hội của người Chăm. Mỗi lễ
hội đều mang một sắc thái, một diện mạo và đặc trưng riêng. Lễ hội Katê là lễ
hội lớn nhất người Chăm Bàlamôn, thu hút tất cả cộng đồng người Chăm ở Ninh
Thuận, du khách trong và ngoài nước. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, chính
sách tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều
kiện cho hoạt động lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển. Đồng thời với
việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý giá trong di sản văn hóa lễ hội,
công tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống như thế nào để đảm bảo đúng đắn,
tránh phát triển thái quá, vượt tầm kiểm soát nhằm đáp ứng yêu cầu bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa, phục vụ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, địa
phương là rất cần thiết.
Đặc biệt trong những năm gần đây
lễ hội Chăm nói chung và lễ hội Katê
nói riêng có xu hướng khôi phục và phát triển mạnh. Công tác tổ chức và quản lý
lễ hội ở địa phương cũng có những chuyển biến tích cực, từ tư duy nhận thức của
các cấp lãnh đạo và toàn xã hội đến việc thực thi các văn bản quản lý nhà nước,
công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và
phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống và nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân địa phương.
Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực, lễ hội Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng hiện
nay đã và đang nảy sinh nhiều bất cập, nhiều hạn chế và tồn tại. Một bộ phận chủ
thể quản lý (thuộc về Nhà nước) vẫn còn cái nhìn dè dặt do nhận thức chưa đúng
mức và khách quan về ý nghĩa của lễ hội. Việc chưa có sự thống nhất trong tổ chức
quản lý của Nhà nước và địa phương cũng là hạn chế, bởi cùng một lúc có nhiều
chủ thể tham gia quản lý chồng chéo như: xã, huyện, Ban quản lý di tích, Ban
Phong tục, Bảo tàng tỉnh và cả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận
trong khi chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Là một người sinh ra và lớn lên ở vùng đồng
bào Chăm, đã từ lâu có niềm đam mê tìm hiểu về văn hóa Chăm, hiện nay đang làm
việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, đồng thời là người
trực tiếp quản lý các hoạt động lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh, tôi rất quan tâm
tới việc quản lý các lễ hội Chăm ở Ninh Thuận sao cho thật sự hiệu quả, nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống, đồng thời góp phần
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây là một trong những trăn trở lớn
của các nhà quản lý về lễ hội trong đó có bản thân mình. Qua nghiên cứu thực
tiễn từ các hoạt động lễ hội của các cộng đồng cư dân, trong đó có lễ hội Katê
của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận trong thời gian qua, tôi chọn đề tài “Quản
lý hoạt động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Katê)”
làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình.
Phân tích, làm rõ thực trạng,
nhận định đánh giá những mặt tích cực và tồn tại công tác quản lý nhà nước về
hoạt động lễ hội của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong thời
gian qua.
Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến
thực trạng trên.
Đề xuất các phương hướng, giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong các lễ hội của người
Chăm ở Ninh Thuận (trong đó nghiên cứu lễ hội Katê là chủ yếu) với mục đích
giúp cho các nhà quản lý và chính quyền địa phương vận dụng các giải pháp trong
quá trình quản lý lễ hội, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
3. Tổng quan tình hình
nghiên cứu
Trong những năm gần đây, văn hóa
Chăm đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, ngoài việc khảo tả thống
kê các di tích đền tháp, bia kí, ngôn ngữ, văn chương, khảo cổ học, nghệ thuật,
kiến trúc Chăm ở dọc dải đất miền Trung Việt Nam, lễ hội Chăm cũng là một lĩnh
vực được nhiều nhà khoa học quan tâm chú ý. Lễ hội Chăm được nghiên cứu ghi
chép rải rác từ nhiều nguồn tư liệu, từ thư tịch cổ Trung Hoa cho đến Việt Nam
như: Hán Thư, Lương Thư, Thủy Kinh Chú, Phủ biên tạp lục…cho đến những ghi chép
của các nhà thám hiểm Marco Polo (Italia) trong cuốn “Lelivre de Marco Polo”
(cuốn sách của Marco Polo) ghi chép tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ vào
năm 1298 [77]. Vào thế kỷ XIV, linh mục Odiric de Pordenone… có ghi chép về
phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách “Những cuộc viễn du sang
Châu Á” [79] được xuất bản tại Paris, Pháp. Những công trình này chỉ là những
nét chấm phá đầu tiên giới thiệu sơ lược về người Chăm và những phong tục, tập
quán của họ.
Từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, hàng
loạt các công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp được công bố, phần
lớn tập trung vào các lĩnh vực ngôn ngữ, văn bia, khảo cổ học, nghệ thuật, kiến
trúc, điêu khắc, lịch sử, tín ngưỡng – tôn giáo… có thể kể đến các tác giả như:
E.Aymonier, J. Crawford, A. Bastian, H Parmentier, E.M. Durand, L. Finot, A.
Cabaton…Tuy nhiên, chỉ có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến lễ hội và
phong tục – tập quán của người Chăm như: A.Cabaton với công trình: “Nouvelles
recherches sur les Chams” (Nghiên cứu về lễ nghi và nghi thức tôn giáo của
người Chăm) xuất bản 1901 [76]. Trong công trình này, tác giả giới thiệu qua
một số lễ nghi và tôn giáo của người Chăm, chưa miêu tả một cách tỉ mỉ về các
lễ hội của người Chăm; tác giả E.Aymonier với công trình “Người Chăm và tôn
giáo của họ” xuất bản 1891[77], đây chưa phải là công trình chuyên khảo về lễ
hội, chủ yếu mô tả sơ lược không khí lễ hội dưới dạng bút ký. Nhìn chung, giai
đoạn này chưa có công trình mang tính chất thống kê, nghiên cứu chuyên sâu về
hệ thống lễ hội của người Chăm.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu
cũng đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về văn hóa Chăm. Một số tác giả trước năm
1975 đã đăng tải các bài báo bằng tiếng Việt trong các tạp chí địa phương về
những vấn đề lịch sử liên quan đến mối quan hệ Việt – Chăm trong quá khứ hoặc
về nền văn minh Chăm hiện nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nhà nghiên
cứu chỉ dừng lại ở mức độ các bài viết nhỏ, nêu những vấn đề liên quan đến
người Chăm và người Việt lúc bấy giờ.
Từ sau năm 1975, việc nghiên cứu
về người Chăm có chiều hướng phát triển hơn. Đặc biệt từ năm 1980 trở lại đây,
những bài nghiên cứu viết về người Chăm bằng tiếng Việt ngày càng gia tăng so
với trước. Những bài nghiên cứu này chủ yếu đăng tải trên các tạp chí khoa học
như: Dân tộc học, Xã hội học, Khảo cổ học, Khoa học xã hội, Nghiên cứu lịch sử,
Nghiên cứu văn hóa Nghệ thuật, Ngôn ngữ, Mỹ thuật, Văn hóa dân gian. Bên cạnh
đó, xuất bản nhiều công trình nghiên cứu góp phần không nhỏ cho việc tìm hiểu
bản sắc văn hóa dân tộc Chăm như: “Mẫu hệ
Chàm” của Nguyễn Khắc Ngữ [42], “Người
Chăm ở Thuận Hải” của Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp [2] đây là
những công trình nghiên cứu khá công phu giới thiệu về gia đình, hôn nhân và
các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm. Tuy nhiên những công trình này
chỉ giới thiệu sơ lược qua về một số lễ hội Chăm ở Ninh Thuận, chưa phân tích
kỹ và sâu về các lễ hội đặc trưng của người Chăm. Công
trình “Văn hóa Chăm” của các tác giả Phan An, Phan
Xuân Biên, Phan Dốp [1] đã phác thảo một bức tranh
toàn cảnh về các loại hình và cách dạng thức văn hóa Chăm với những đặc trưng
phong phú đa dạng trong suốt tiến trình lịch sử phát triển. Đây
là một công trình rất có giá trị, tập hợp được nhiều tư liệu có được từ trước
tới nay về các phong tục tập quán, các tác giả đã nêu một số lễ thức liên quan
đến lễ hội của người Chăm. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở mức
độ khái quát, để phục vụ cho công trình có phạm vi rộng là “Văn hóa Chăm”, chưa
phải là công trình chuyên sâu về lễ hội. Tác giả Ngô Văn Doanh “Văn hóa cổ Chăm
Pa” [28]; “Tháp Chăm sự thật và huyền thoại” [29] khi viết về văn hóa Chăm đều
đề cập đến một số lễ hội của người Chăm, tuy nhiên các công trình này không
phân tích sâu và kỹ về lễ hội Katê của người Chăm, mà chỉ dừng lại ở mức độ mô
tả một cách khái quát về một số lễ hội của người Chăm. Công trình nghiên cứu “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở
Ninh Thuận” tác giả Phan Quốc Anh [4] là một công trình nghiên cứu chuyên
sâu về hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr, trong công trình này tác
giả đã nghiên cứu về nghi lễ của một đời người từ khi sinh ra cho đến lúc mất
đi, tác giả có sơ lược qua một số lễ hội tiêu biểu của người Chăm. Nhưng chỉ ở
mức độ miêu tả một cách tổng quát, chưa chuyên sâu. Công trình “Một số vấn đề
cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh
Thuận hiện nay” của Nguyễn Hồng Dương [32], “Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người
tới phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận”
của Ngô Thị Chính và Tạ Long [19] là một trong những công trình nghiên cứu miêu
tả về một số lễ hội của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trong
công trình này các tác giả nêu lên được những ảnh hưởng về văn hóa, sinh hoạt của
người Chăm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội lúc bấy giờ… Thế nhưng, những
công trình nêu trên chưa phải là chuyên khảo về lễ hội, mà đa số là những ghi
chép chung chung, các tác giả cũng đã sơ lược qua một số lễ hội của người Chăm
tuy nhiên cũng chỉ giới thiệu qua theo hình thức mô tả, tư liệu còn rải rác,
chưa tập trung.
Riêng về lễ hội Katê của người
Chăm đã có những công trình nghiên cứu như: “Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh
Thuận”, và “Những đặc trưng của lễ hội Katê” của Phan Quốc Anh [6], [7]; “Tìm
về lễ hội Katê” của Đinh Đức Cần và Lâm Gia Tịnh và “Lễ hội Katê truyền thống
của người Chăm Ninh Thuận” của Quang Đại Cẩn [20], [21]; “Văn hóa Chăm với phát
triển du lịch ở Ninh Thuận” của Phan Quốc Anh [8]… đây là một trong số những
công trình mà các tác giả nghiên cứu sâu về lễ hội của người Chăm. Trong đó, lễ
hội Katê của người Chăm được các tác giả miêu tả khá tỉ mỉ về không gian, thời
gian diễn ra lễ hội. Lễ hội Katê có ý nghĩa quan trọng đối với người dân trong
và ngoài tỉnh. Đây không chỉ là lễ hội mang lại giá trị văn hóa mà còn là tạo
ấn tượng về hình ảnh của vùng đất Ninh Thuận góp phần phát triển du lịch của
địa phương. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về lễ hội
Katê của người Chăm như: “Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận” của Viện
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam thực hiện [73]; “Lễ hội của người Chăm” của Trương
Văn Món (Sakaya) [44]. Tác giả các công trình này đã bước đầu tập hợp tư liệu
về lễ hội của người Chăm, miêu tả khá tỉ mỉ về hệ thống lễ hội của người Chăm,
đặt biệt là lễ hội Katê. Công trình nghiên cứu về sự biến đổi của lễ hội Katê
do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chỉ mới dừng lại ở mức độ cảm
quan và chưa có số liệu thống kê chi tiết như công trình: “Bảo tồn, phát huy
văn hóa nghệ thuật Chăm trong cuộc sống hôm nay” tại hội thảo do tạp chí Văn
hóa Nghệ (nhiều tác giả) [43].
Ngoài những công trình kể trên có
khá nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học đã nghiên cứu khá kỹ
về một số lễ hội tiêu biểu của người Chăm ở Ninh Thuận trong thời gian gần đây,
các tác giả cũng đã nêu lên được những thực trạng, cách tổ chức và quản lý của
một số nhà quản lý, chính quyền địa phương và các nhà hoạt động trong lĩnh vực
du lịch, cũng có đề xuất giải pháp và kiến nghị những giải pháp khai thác văn
hóa Chăm kết hợp với phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận điển hình như: khóa
luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành nhân học “Bảo tồn giá trị Văn hóa và phát triển Du lịch – Qua trường hợp lễ hội
Katê truyền thống của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận” của tác giả Nguyễn
Thanh Hải [34] có thể được xem như một trong những công trình có giá trị về lễ
hội Katê của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận. Trong khóa luận, các giá trị văn
hóa của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, đã được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối
quan hệ biện chứng với sự phát triển du lịch của địa phương. Cùng với những giá
trị tích cực đạt được, đề tài cũng chỉ ra những tác động tiêu cực mà du lịch
mang đến cho văn hóa Chăm. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cũng
như đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
những giá trị tích cực, ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực đối với
các giá trị văn hóa Chăm.
Gần đây, các giá trị văn hóa mà
đặc biệt là lễ hội của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận một lần nữa lại được nghiên
cứu gắn với hoạt động du lịch. Những tiềm năng, giá trị, cũng như thực trạng
trong việc khai thác các lễ hội của người Chăm đã được nêu lên, trên cơ sở đó,
đề ra những định hướng cho hoạt động khai thác lễ hội phục vụ phát triển du
lịch trong thời gian tới. Đó là những nội dung được đề cập đến trong Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hân với tên đề tài
“Định hướng khai thác lễ hội của dân
tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận phục vụ mục đích du lịch” [33]. Luận văn cao học của tác giả Trần Ngọc Sơn
“Khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở Ninh Thuận”
[51], tác giả luận văn nêu lên các giá trị của văn hóa Chăm, thực trạng khai
thác văn hóa Chăm trong thời gian qua, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch kết hợp với văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.
Tất cả những nguồn tư liệu trên
đều là những công trình nghiên cứu tập trung
dưới góc độ dân tộc học, văn hóa học, nhân học, địa lý học, du lịch học.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu với hướng tiếp cận quản lý văn hóa.
Nhưng những công trình đó là những mảng tư liệu quý giá làm cơ sở khoa học để
chúng tôi có cái nhìn toàn diện về hoạt động lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận
hiện nay, qua đó tìm ra những giải pháp và định hướng chính sách đúng đắn nhằm góp
phần vào quá trình quản lý nhà nước về lễ hội Chăm, đồng thời góp phần bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
4. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác
quản lý hoạt động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận, trong đó tập trung chuyên sâu công
tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống (lễ hội Katê) của các ngành, các
cấp và chính quyền địa phương.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Vùng
đồng bào Chăm Ninh Thuận, các địa điểm diễn ra lễ hội Chăm, 03 đền, tháp Chăm
(tháp Pô Klong Girai, tháp Pô Rôme và đền Pô Inư Nưgar) gắn với việc tổ chức lễ
hội Katê của cộng đồng người Chăm.
Thời gian: Nghiên cứu, phân tích,
đánh giá dựa trên thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động lễ
hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận trong khoảng thời gian từ khi Luật Di sản ra đời năm 2001 đến nay.
Phương pháp luận: Thực hiện luận văn này, tác giả
sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành về văn hóa như dân tộc học, sử học,
văn hóa học, quản lý văn hóa. Trong đó, lấy phương pháp quản lý văn hóa làm
trung tâm, trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển
văn hóa.
Phương pháp cụ thể:
Nội dung của đề tài hướng đến là phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Chăm. Từ đó, phân
tích, đưa ra những nhận định và đề xuất các giải pháp. Do đó, quá trình khảo sát thực tế, thu thập tài
liệu có vai trò quyết định đến nội dung đề tài. Vì vậy, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như điền dã dân tộc học, quan sát
tham dự, điều tra xã hội học, phỏng vấn, thu thập tư liệu, tài liệu, phân tích,
xử lý thông tin, khảo sát việc thực thi các văn bản pháp quy về quản lý nhà
nước về văn hóa tại các địa phương và tại vùng đồng bào Chăm, nơi diễn ra lễ
hội Ka tê và lễ hội Chăm.
Luận văn có kế thừa các kết quả
nghiên cứu tham vấn đã công bố.
6. Ý nghĩa khoa học và
thực tiễn
Khái quát hệ thống lễ hội Chăm, tập trung qua
nghiên cứu trường hợp lễ hội Kate. Khảo sát đánh giá một cách khách
quan, thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội Katê, những tiềm năng gắn kết lễ
hội Katê với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Đề tài góp phần làm rõ những mặt
tích cực, những hạn chế trong công tác quản lý, tìm ra các nguyên nhân trong
quá trình quản lý nhà nước về lễ hội Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng.
Đồng thời đưa ra những nhận định, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc
quản lý nhà nước về lễ hội Katê của người Chăm trong thời gian tới, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động lễ hội của các ngành,
các cấp và chính quyền địa phương nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hóa của cộng đồng dân tộc Chăm.
Ngoài các phần: Mục lục (3
trang), phần mở đầu (09 trang), kết luận (4 trang) và danh mục tài liệu tham
khảo (6 trang), luận văn có (93 trang) được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng
quan vấn đề nghiên cứu (30)
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt
động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Katê) (35).
Chương 3: Quan điểm và giải pháp
quản lý hoạt động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ hội
Katê) (28)
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.
Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước về văn hóa và lễ hội
Trong tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực
của bản thân mình, đồng thời cần có sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ
đến phạm vi rộng lớn đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó. Như vậy,
quản lý là một khái niệm được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực như: kinh tế,
văn hóa, xã hội, giáo dục, luật học. Vì thế, các nhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực
đã đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý. Theo nghĩa rộng, quản lý là
hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt,
chăm nom công việc. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý:
Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp
với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. Quản lý là
quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn
lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. Quản
lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối
hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác. Quản lý là biết chính
xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng, họ đã hoàn thành
công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Ở góc độ khác thì quản lý là sự
điều khiển, định hướng, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những
quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật định tương ứng để cho quá trình ấy vận
động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước. Như
vậy, nói một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý: Quản lý là hoạt
động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều
chỉnh các quá trình xã hội và các hình vi của con người nhằm duy trì sự ổn định
và phát triển của đối tượng theo những mục đích nhất định. Hay quản lý là sự
tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước là sự tác động
của các chủ thể mang quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối
tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước. Bằng chính sách và
pháp luật Nhà nước trao cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt Nhà nước
tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước về văn hóa là
hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam. Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm trong
hệ thống chính trị, đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được
thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có các quyền về văn hóa như:
quyền học tập, sáng tạo, phê bình văn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo
tín ngưỡng. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các
thành tố văn hóa, điều tiết lợi ích văn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát
triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của toàn xã hội.
Ở Trung ương, các cơ quan chức
năng quản lý nhà nước về văn hóa là Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. Chính phủ thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật
trên cả nước. Thi hành các biện pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa, chống
các hiện tượng, hành vi truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, các hủ
tục mê tín dị đoan. Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình các dự
án, pháp lệnh về tổ chức hoạt động và quản lý văn hóa, quyết định quy hoạch, kế
hoạch xây dựng và phát triển văn hóa. Ban hành các nghị định, chế tài quản lý, quyết
định các chính sách, đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài về việc tổ chức
hoạt động phát triển văn hóa. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính pháp chế
nhà nước ở các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa ở địa
phương mình theo quy định của pháp luật. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trực thuộc tỉnh, thành phố, các phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, Ban Văn
hóa các xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu tư vấn
giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý văn hóa ở địa phương mình.
Nhà nước tiến hành quản lý văn
hóa bằng chính sách và pháp luật về văn hóa. Chính sách pháp luật về văn hóa
được hiểu là những nguyên tắc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về chủ
trương đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với
mục tiêu phát triển chung của đất nước. Song song với việc tiến hành các chính
sách về văn hóa, để quản lý văn hóa, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản
pháp luật về văn hóa nhằm phát huy tác dụng của văn hóa đối với việc hình thành
nhân cách, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người, chế ước những
ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Quản lý văn hóa bằng pháp
luật là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với việc ban hành các
văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Quản lý lễ hội là một lĩnh vực
trong quản lý nhà nước, cụ thể trong ngành văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng:
“Quản
lý lễ hội là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ
chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế,
xã hội của từng địa phương nói riêng của cả nước nói chung” [49, tr.23].
Theo Tác giả Phạm Thanh Quy cho rằng: “Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước
và những hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội. Quản lý lễ hội
nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển được hiểu là sự tổ chức, huy động các nguồn
lực. Nói cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích công cộng, mục
tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước” [48].
Như vậy, quản lý nhà nước đối với
hoạt động lễ hội nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng được hiểu là quá
trình sử dụng các công cụ quản lý: chính sách, pháp luật, các nghị định, chế
tài, tổ chức bộ máy vận hành các nguồn lực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt
động của lễ hội bằng các phương thức tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra,
giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách, hệ thống văn bản pháp
quy, chế tài của Nhà nước đã ban hành. Quản lý lễ hội là một quá trình thực
hiện bốn công đoạn: xác định nội dung và phương thức tổ chức; xây dựng kế
hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng
kết, đúc kết kinh nghiệm. Cơ sở pháp lý của việc thực thi công tác quản lý nhà
nước về lễ hội truyền thống là dựa trên hệ thống các chính sách và pháp luật
hiện hành của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật pháp và văn bản mang tính
pháp quy nêu trên đã thể hiện rõ mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt
động lễ hội truyền thống là quy trình và thực hiện nghiêm minh các điều khoản
đã được ghi trong luật và các văn bản pháp quy, nghị định, chế tài, các văn bản
liên quan. Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu
trách nhiệm cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động lễ hội. Đồng thời, phối hợp
cùng các cơ quan chức năng như: công an, quản lý thị trường, môi trường, giao
thông, y tế xử lý sai phạm trong lễ hội. Việc chịu trách nhiệm quản lý nhà nước
nói chung thuộc chính quyền sở tại, nhưng được phân chia trách nhiệm cụ thể cho
các đơn vị chức năng thuộc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Do đó, công
tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tùy từng vụ việc mà có những cơ quan
chức năng chịu trách nhiệm giải quyết.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Ninh Thuận là cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội ở
địa bàn tỉnh Ninh Thuận. địa phương, chịu trách nhiệm quản lý
hoạt động lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh, phối hợp cùng với các đơn vị liên quan
như: công an, quản lý thị trường, môi trường, giao thông, y tế quản lý hoạt
động lễ hội của đồng bào người Chăm nói riêng và lễ hội ở tỉnh Ninh Thuận nói
chung nhằm mục đích mang lại kết quả cao trong quá trình quản lý lễ hội trên
địa bàn toàn tỉnh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội phải xin phép
và được sự đồng ý của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch mới được phép tổ chức lễ
hội. Những lễ hội không phải xin giấy phép, nhưng trước khi tổ chức phải báo
cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là những lễ hội tổ chức thường xuyên, liên tục,
định kỳ. Người tổ chức lễ hội phải thực hiện các quy định hướng dẫn như: Thành
lập Ban tổ chức lễ hội; Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo
truyền thống có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao
và du lịch có thẩm quyền; Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo ở nơi
trang trọng, cao hơn cờ hội; Nguồn thu công đức, từ thiện, tài trợ và nguồn thu
khác thu được từ việc tổ chức lễ hội phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy
định của pháp luật; Người đến dự lễ hội phải thực hiện nếp sống văn minh trong
lễ hội quy định. Đồng thời thực hiện đúng các quy định của Ban tổ chức đối với
người đến dự lễ hội như: ăn mặc đảm bảo thuần phong mỹ tục dân tộc; Không thực
hiện các hoạt động mê tín dị đoan; không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới
mọi hình thức; Không gây mất trật tự, an ninh; không làm cản trở giao thông và
các hoạt động công cộng; Giữ gìn vệ sinh môi trường lễ hội và thực hiện đúng
những quy định của Ban tổ chức lễ hội và Ban quản lý di tích đối với những nơi
có di tích [64].
1.1.2.
Khái niệm di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội và lễ hội truyền
thống
Theo Luật Di sản văn hóa, “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” [47, tr.1].
Theo Cục Di sản văn hóa về Bảo vệ di sản văn hóa tập 1, di sản văn hóa phi vật
thể được
hiểu là “các tập quán, các hình
thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ
vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các
nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di
sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn
hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để
thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và
lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục,
qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người” [26].
Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể được cụ thể hơn trong Điều 4 Luật Di sản văn hóa là “sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ
văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về
nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực,
về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” [47, tr. 1 - 2].
Có
thể thấy rằng, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đều cơ bản thống nhất biểu
hiện cụ thể di sản văn hóa phi vật thể như:
a) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương
tiện của di sản văn hóa phi vật thể; b) nghệ thuật trình diễn; c) tập quán xã hội,
tín ngưỡng và các lễ hội; d) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ
trụ; e) nghề thủ công truyền thống [26,
Mục I], thì Nghị định số 98 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, cụ thể
bao gồm: a) Tiếng nói, chữ viết; b) Ngữ văn dân gian; c) Nghệ thuật trình diễn
dân gian; d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng; đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ
công truyền thống; f) Tri thức dân gian [66, Chương 1].
Trong
các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống được xem là loại
hình di sản tiêu biểu. Từ trước đến nay, có nhiều quan
điểm, khái niệm về lễ hội của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tùy vào
cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của mỗi người. Các nhà nghiên cứu Trung
Quốc trên cơ sở nghiên cứu lễ hội ở các miếu thờ Thành hoàng ở nước này họ gọi
hoạt động lễ hội là miếu hội – lễ hội ở miếu. Ở nước ta, theo từ nguyên, lễ hội
là sự kết hợp của hai từ Hán – Việt là lễ và hội. Do đó lễ, hội gồm hai phần là
lễ và hội.
Theo Đào Duy Anh trong cuốn từ
điển Hán - Việt lễ là “cách bày tỏ kính ý hoặc đồ vật để bày tỏ kính ý” [3]. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng
tập trung lại đều có nhiều đặc điểm chung tất cả đều cho rằng lễ hội là văn
hóa, tồn tại trong không gian và thời gian cụ thể và do con người sáng tạo ra
để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người. Họ cho rằng lễ hội gồm hai phần là
lễ và hội, hai phần nội dung này có quan hệ biện chứng lẫn nhau, thống nhất với
nhau về nhiều mặt. Phần “lễ” là phần hoạt động của con người dành cho các đấng
bề trên thì phần “hội” chính là những hoạt động do con người tổ chức để đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ của người dân đi tham dự lễ hội; nếu phần lễ là phần có yếu
tố nghiêm trang, thiêng liêng và có phần linh thiêng thì phần hội lại là phần
gần giũ, vui vẻ, là hoạt động kết nối giữa con người với con người. Theo GS.
(tác giả) Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam” cho rằng:
“Lễ hội
là hệ thống phân bố theo không gian: vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc
đồng án rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi
vùng có lễ hội riêng của mình. Như vậy, lễ hội có phần lễ và phần hội: Phần lễ
mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Phần hội
gồm các trò vui chơi giải trí. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều
xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp. Bên cạnh
phần lễ, phần hội có nghĩa là cuộc vui được tổ chức cho đông đảo người tham dự
theo phong tục hoặc vào những dịp đặc biệt” [59, tr.303].
Nhìn từ triết thuyết Folklore Đông Á, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch cho biết các nhà nghiên cứu
folklore Hàn Quốc thường dùng từ chúc tế,
theo đó tế chữ Hán có nghĩa là tế tự,
tế lễ - một thuật ngữ chỉ các hoạt động khánh hỷ, khánh chúc (féliciter) trong
tiếng Hàn, tương đương với các từ truyền thống như đại yến tiệc, đại vu thuật
hoặc cuộc du hý quần thể… với ý nghĩa ngày hội/tế lớn… hay chúc nghi của người Nhật (nghi lễ chúc mừng) mang hàm nghĩa “làm
vui cho thánh thần”, tức có quan hệ chặt chẽ với việc thờ thần [37, tr. 100 -
101]. Như vậy tựu trung, lễ và hội là một tổng thể thống nhất không thể chia tách trong hoạt động
tín ngưỡng và tôn giáo của con người. Lễ là phần “đạo”, phần tín ngưỡng, phần
thế giới tâm linh sâu lắng của con người. Còn phần hội là tập hợp các trò diễn
có tính lễ thức, các cuộc vui chơi, giải trí tại một địa điểm nhất định [37,
tr.29].
Ở khía cạnh dân gian, trong cuốn:
“Folklore một số thuật ngữ đương đại”, GS. TS. (tác giả) Ngô Đức Thịnh và Frank
Proscha đưa ra định nghĩa “Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế
giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng,
nghi lễ và trò chơi truyền thống” [60, tr.98].
Theo PGS.TS (tác giả) Bùi Hoài Sơn: “Lễ hội là một hiện tượng văn
hóa dân gian tổng thể, được hình thành trên cơ sở một nghi lễ, tín ngưỡng nào
đó. Các lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa tiến hành theo định kỳ, mang
tính cộng đồng (Làng)”. Hay “Lễ hội là một di sản văn hóa, một sản phẩm của lịch
sử, tồn tại và vận hành không bối cảnh xã hội hiện đại” [49, tr.21].
PGS.TS
(Tác giả) Nguyễn Xuân Hồng trong công trình
“...” cho rằng: “Lễ hội nói chung là một hình thái văn hóa diễn ra nhân một sự
kiện xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong một không gian và thời gian
thiêng liêng và bằng những lễ thức trang trọng cùng với các loại hình văn hóa
cộng đồng hướng tới sự kiện đó” [35, tr.37]. Qua khái niệm này, có thể thấy lễ
hội trước hết là một hình thái văn hóa, đã là hình thái văn hóa thì cần bao gồm
nhiều yếu tố liên quan như: tổ chức, nhận thức và ứng xử. Đối với lễ hội, cần
phải có nhận thức đúng đắn và phù hợp từ đó dẫn đến việc tổ chức tốt lễ hội và
ứng xử đúng mực với lễ hội truyền thống. Khái niệm này cũng đã nêu ra nguồn gốc
xuất xứ của lễ hội, đó là diễn ra nhân một sự kiện xã hội có ý nghĩa đặc biệt,
các yếu tố để hình thành lễ hội và tổ chức lễ hội.
Như vậy, từ những khái niệm trên
cho chúng tôi một nhận định được: lễ hội là hoạt động của một tập thể người
liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội
kết hợp giữa tín ngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới
âm và dương để thông qua đó con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào
các vị thần linh. Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu
cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng
đồng.
Lễ hội ở nước ta đã được đề cập tới
từ nhiều thế kỷ trước, nhưng chỉ trở thành một đối tượng, một lĩnh vực nghiên
cứu sâu vào những năm 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước
đã mất không ít thời gian để nghiên cứu về lễ hội mà tập trung nhiều ở lễ hội
dân gian truyền thống.
Tác giả Ngô Đức Thịnh đưa ra nhận
định chung:
“Từ
nhiều năm nay, giới nghiên cứu về lễ hội nước ta, từ nhiều góc độ khác nhau, cố
gắng đưa ra một cách phân loại lễ hội sao cho thỏa đáng nhất. Trước hết người
ta căn cứ vào nội dung phản ánh của lễ hội để chia đây là lễ hội nông nghiệp,
kia là lễ hội anh hùng lịch sử, còn kia nữa là lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng...
Căn cứ vào phạm vi to nhỏ để phân đâu là hội làng, hội vùng và hội của cả
nước...; rồi lại căn cứ vào thời gian mở hội để chia ra lễ hội mùa xuân, lễ hội
mua thu, hay nơi tổ chức ở chùa, đền hay đình... Cách phân chia nào cũng có mặt
hợp lý, nhưng cũng đều không tránh được những chồng chéo, bất hợp lý của nó”
[60].
Như vậy việc phân loại lễ hội tùy
thuộc vào cách tiếp cận và tiêu chí đưa ra của mỗi nhà nghiên cứu. Xét dưới góc
độ của những người làm công tác quản lý nhà nước về lễ hội, năm 2001, Bộ trưởng
Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành quyết
định số 39/2001/QĐ-BVHTT kèm theo Quy chế tổ chức lễ hội. Quy chế này đã đưa ra
4 loại lễ hội ở nước ta thuộc đối tượng cần điều chỉnh là: Lễ hội dân gian, lễ
hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt
Nam [18]. Ngày 18/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
11/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa
công cộng [63], chương VI: Tổ chức lễ hội viết: Điều 23. Lễ hội quy định tại Quy
chế này bao gồm: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội văn hóa du
lịch và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam”. Năm 2009 Thủ
tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2009/ NĐ-CP, ngày 06/22/2009 về việc
Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng [66], chương V: Tổ
chức lễ hội viết: Điều 17. Lễ hội quy định tại Quy chế này bao gồm: Lễ hội dân
gian, lễ hội lịch sử, cách mạng, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội có
nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam”.
Gần nhất là Thông tư
15/2015/TT-BVHTTDL, ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định về tổ chức lễ hội. Tại Chương 1, Điều 3 cũng đã thể hiện các loại hình lễ
hội như: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch
sử, cách mạng, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội có nguồn gốc từ nước
ngoài tổ chức tại Việt Nam. Tất cả các Nghị định nêu trên đã phân loại các lễ
hội một cách đầy đủ và rõ ràng.
Lễ hội truyền thống được hiểu là
lễ hội đã xuất hiện trước thời điểm tháng 8/1945, chủ yếu ở các làng, bản, ấp,
gắn với nông dân, ngư dân, thợ thủ công. Loại lễ hội này được cộng đồng tổ chức
định kỳ, lặp đi, lặp lại với các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định; là bộ
phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân vào thời gian nhàn
rỗi. Chẳng hạn như lễ hội Katê của đồng bào Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, lễ hội
Núi Bà Đen ở Tây Ninh, lễ hội Bà chúa xứ ở An Giang và nhiều lễ hội khác. Lễ
hội truyền thống là một bộ phận những giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổ truyền
của dân tộc được các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước tái tạo và khẳng định
để bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Như vậy, lễ
hội truyền thống được coi như một thành tố quan trọng cấu thành nên hình thái
sinh hoạt văn hóa lịch sử khác nhau. Trong Hán – Việt từ điển bách khoa, Đào
Duy Anh đã định nghĩa truyền thống như sau: “Thống gồm có nghĩa là mối tỏ,
đường mối, đầu góc; còn truyền là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền với
nhau mang ý nghĩa “Đời nọ truyền xuống đời kia” [3, tr.836].
Ngoài “Lễ hội truyền thống” và
“lễ hội cổ truyền” còn có “lễ hội dân gian” là đồng nhất với nhau nói về lễ hội
trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân xưa và nay. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về lễ hội truyền thống, tùy thuộc vào các tác giả tiếp cận ở khía cạnh
nào theo phương thức nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng lễ
hội truyền thống là hình thái văn hóa có tính chất hai mặt trong một chỉnh thể
thống nhất. Lễ hội truyền thống là một hệ thống hành vi nghi thức biểu đạt thế
ứng xử của cộng đồng hướng tới một đối tượng thần nhất định và những hoạt động
văn hóa để minh họa cho các hành vi nghi lễ. Lễ càng thiêng thì hội càng đông,
hội càng đông thì lễ càng thiêng. Mặc dù vậy, khi đứng ở góc độ quản lý văn hóa
để tiếp cận và tìm hiểu về lễ hội thì tất cả các yếu tố của lễ hội sẽ được quan
tâm nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,
đồng thời tái sáng tạo những giá trị văn hóa bác học dựa trên những yếu tố dân
gian. Có thể nói quản lý văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy và khai
thác những vốn văn hóa truyền thống cùng với sự tái sáng tạo để làm nên những
lễ hội dân gian mang đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa
tinh thần của mọi người dân.
Lễ hội truyền thống là hình thức
sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của cộng đồng cư dân nông nghiệp nước ta.
Tính nguyên hợp của lễ hội thể hiện ở chỗ lễ hội vừa là hoạt động tín ngưỡng
thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn
hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất.
Theo PGS.TS (tác giả) Bùi Hoài Sơn:
“Lễ hội
dân gian là một hình thức diễn xướng dân gian bao gồm nhiều hình thức diễn
xướng nhỏ, kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội. Lễ hội
gian dân là một hình thức diễn xướng tâm linh không còn là thế giới hiện thực
mà đã vươn lên một thế giới biểu tượng linh thiêng “nó tái hiện sự tự nhiên,
lịch sử xã hội trong một thời điểm mạnh, thời điểm có giá trị đặc biệt; thời
điểm thiêng, khác với thời gian thường ngày”; “Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt
tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó tạo nên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết
cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của cộng đồng thỏa mãn ước vọng
vươn tới sự hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, với cội nguồn” [49, tr.17].
(Những phần trích này dài quá và không cần thiết)
Việc phân loại lễ hội tùy thuộc
vào cách tiếp cận và tiêu chí đưa ra của mỗi nhà nghiên cứu. Chúng tôi, phân
chia theo nội dung phản ánh của lễ hội: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo và
nghi lễ vòng đời người.
Lễ hội nông nghiệp có liên quan đến các nghi thức cầu cúng, tế lễ trong đó
có sử dụng các nghi thức để cầu mùa, cầu mưa, cầu tạnh, tạ ơn. Nội dung và hình
thức của nó chứa đựng những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến diện mạo
đời sống của cư dân nông nghiệp, nhằm phản ánh cuộc sống của nhà nông trong quá trình làm ăn,
sinh hoạt, cải tạo tự nhiên, xây dựng bản làng. Lễ hội nông nghiệp rất phong
phú đa dạng và được mở theo mùa, theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp, theo thời vụ
làm ăn của từng địa phương mà chủ yếu là vào cuối vụ thu hoạch. Lễ hội nông
nghiệp được bắt nguồn từ nông nghiệp và phục vụ mục đích nông nghiệp nên trong
tâm thức của người nông dân mở hội cũng là một công việc cần thiết và quan
trọng như bất kỳ khâu sản xuất nào trong quá trình làm ăn. Các nghi lễ diễn ra
với mong muốn cầu mong tổ tiên và các lực lượng siêu nhiên trợ giúp cho mùa
màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, âm dương tương hợp, tạ ơn thần thánh, trời
đất, tổ tiên mang lại mùa màng phong đăng, sau đó là những vui chơi, giao tiếp
tận hưởng những ân đức mà trời đất, thần thánh mang lại.
Lễ hội tôn giáo là những lễ hội gắn liền với các cộng đồng tín đồ
tôn giáo, như: lễ Giáng sinh (25/12) còn gọi là
lễ Noel; lễ hội của Phật giáo có Lễ
Đản sinh (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm
lịch); lễ kỷ niệm khai sáng Phật giáo Hòa Hảo; lễ hội Katê của người Chăm
Bàlamôn, lễ hội Ramưvan của người Chăm Bàni. Đồng thời nhân đấy có thể là dịp hội
hè, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của quần chúng nhân dân sở tại. Hoặc, đó là các
lễ hội mang màu sắc đặc thù của phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng riêng
thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số. Như vậy, lễ hội theo tín ngưỡng tôn giáo là một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Nghi lễ vòng đời người theo GS.TS
Ngô Đức Thịnh là “những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi
chết” [60, tr. 23]. Nghi lễ vòng đời người là cách ứng xử của cộng đồng người
đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế
giới tự nhiên bao quanh con người. Nghi lễ vòng đời người thể hiện sự lo lắng,
chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội loài người. Nếu như
những nghi lễ nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự nhiên ngoài ta
(ngoài con người) thì những nghi lễ vòng đời người là sự ứng xử với cái tự
nhiên trong ta (trong con người). Thông thường, nghi lễ vòng đời người được
chia ra những lễ thức theo từng giai đoạn mà mỗi con người đều phải trải qua,
được tính từ khi người mẹ mang thai, nghi lễ sinh đẻ, đạt tên, lễ cáo gia tiên,
lễ thức đầy tháng, đầy năm, lễ trưởng thành, lễ cưới xin, lên lão, thượng thọ,
nghi lễ tang ma và sau tang ma. Như vậy, nghi lễ vòng đời người là những nghi
lễ liên quan đến cá nhân từ trước khi sinh ra cho đến sau khi chết.
Như vậy, có thể thấy việc phân
loại lễ hội còn nhiều ý kiến khác nhau nên việc phân loại lễ hội trên đây cũng
chỉ mang tính tương đối. Nhưng dù sao việc phân loại lễ hội sẽ giúp cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá về nội dung lễ hội Katê của Chăm Bàlamôn tỉnh
Ninh Thuận. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý
của nhà nước về lễ hội, để đưa ra những giải pháp giúp cho các nhà quản lý bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội một cách tốt nhất. Qua phân tích,
tìm hiểu các khái niệm và phân loại lễ hội, cho thấy lễ hội Katê của người Chăm
Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận thuộc nhóm nghi lễ tôn giáo. Được xem là lễ hội
truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm nơi đây.
1.1.3. Vai trò của
Nhà nước trong duy trì và phát huy lễ hội truyền thống
Nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì và phát huy lễ hội truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
Bởi lẽ, lễ hội truyền thống là lễ hội dưới sự quản lý của Nhà nước. Ngày nay
cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và thiết chế văn hóa, những lễ hội truyền
thống đã được phục hồi mạnh mẽ trên khắp mọi miền đất nước và trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu của mọi tầng lớp nhân dân. Song, sự phục hồi quá
nhanh và gia tăng quá mạnh cả về tần suất, quy mô trong thời gian qua đã khiến
nhiều lễ hội như con tàu chệch khỏi đường ray, bị biến tướng, đánh mất những
giá trị tích cực. Bây giờ và hơn lúc nào hết rất cần sự vào cuộc quyết liệt của
các cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội. Cùng với vai trò nêu gương, đi đầu của
những người quản lý hoạt động lễ hội trên địa bàn của mình. Trong thời gian
qua, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương chưa nêu cao tinh thần và
trách nhiệm trong quá trình quản lý hướng dẫn tổ chức các hoạt động trong lễ
hội truyền thống. Lễ hội vốn sinh ra từ nhân dân, là của dân, nhưng điều đó
không có nghĩa là thả nổi cho người dân muốn làm gì thì làm, mà luôn cần sự tham
gia của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương và những cán
bộ quản lý hoạt động lễ hội giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng tổ
chức các hoạt động trong lễ hội nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương;
đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội. Tuy nhiên,
hiện nay ở nhiều địa phương, nhiều nhà quản lý lễ hội chỉ quan tâm đến việc thu
hút được bao nhiêu người tham dự, đem về lợi ích kinh tế như thế nào,... mà
không tính đến chất lượng hay nội dung văn hóa của lễ hội. Lối tư duy này góp
phần cổ súy phong trào làng nào, tỉnh nào cũng muốn tổ chức lễ hội; lễ hội mọc
lên tràn lan, đông người tham dự nhưng nhạt dần về giá trị văn hóa. Một số lễ
hội vì buông lỏng quản lý đã bị biến tướng theo xu hướng thương mại hóa, mang
tính bạo lực, thiếu tinh thần nhân văn, đi ngược truyền thống yêu chuộng hòa
bình, mến khách của người Việt. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, lễ hội không
chỉ đơn thuần là duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn đóng vai trò
kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam tới bạn bè thế
giới. Vì thế, việc bảo đảm giá trị, ý nghĩa đích thực cho lễ hội là điều mà Nhà
nước và Nhân dân ta luôn mong đợi. Để làm được điều đó, phụ thuộc rất nhiều vào
vai trò tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm của Nhà nước và các ngành chức
năng và chính quyền địa phương. Những cán bộ quản lý trực tiếp hoạt động lễ
hội, phải định hướng cho địa phương và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc tổ
chức lễ hội. Ngoài vai trò định hướng hoạt động tổ chức lễ hội, Nhà nước còn có
vai trò không kém phần quan trọng quyết định rất lớn đến việc thành công trong
tổ chức lễ hội, đó là vai trò hỗ trợ về kinh phí, hỗ trợ về mặt pháp lý, hỗ trợ
về chuyên môn và phương thức thực hiện. Để đạt đến mục tiêu cuối cùng là duy
trì và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc. Như vậy, có thế thấy vai trò
của Nhà nước trong việc duy trì và phát huy giá trị lễ hội truyền thống trong
giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, Nhà nước chưa
thể hiện rõ vai trò và năng lực của mình trong việc triển khai các văn bản pháp
quy đến địa phương, chưa định hướng, hướng dẫn cho địa phương nắm được quy
định, quy chế trong quá trình tổ chức lễ hội ở địa phương mình thì lễ hội sẽ
không phát huy hết tiềm năng và giá trị. Thậm chí với nhiều tác động trong thời
đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay lễ hội truyền thống có khả năng bị
mai một và biến tướng dần.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của người Chăm tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận, nơi có số người Chăm
đông nhất cả nước, là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, nằm từ 11018’ đến
12002’ vĩ Bắc và 108035’ đến 109015’ kinh Đông.
Toàn tỉnh có diện tích khoảng 3.360 km2 với các mặt phía Bắc giáp
tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và
phía Đông giáp với Biển Đông [12, tr.24].
Về mặt địa hình, Ninh Thuận có hai dạng địa hình chính là núi và đồng
bằng. Trong đó, núi với độ cao trung bình là dạng địa hình chiếm phần lớn diện
tích, tạo nên một vành đai bao bọc bốn mặt của tỉnh. Đồng bằng Ninh Thuận rất
nhỏ hẹp (có diện tích nhỏ nhất miền Trung) và nằm lọt giữa các ngọn núi. Điều
này làm cho Ninh Thuận trở thành một “lòng chảo” nằm bên bờ Biển Đông, đồng
thời góp phần không nhỏ tạo nên các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi…
tương đối đặc trưng cho vùng đất này. Với địa hình bốn mặt núi bao bọc, “lòng
chảo” Ninh Thuận phải gánh chịu những điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt. Nơi
đây đã được khẳng định là điểm khô, nóng và ít mưa nhất trong cả nước với lượng
mưa hằng năm chỉ khoảng 700mm (thấp hơn mức trung bình của cả nước
rất nhiều) và nhiệt độ trung bình là 29 – 330C. Sự che chắn của các
ngọn núi đã làm cho mùa khô Ninh Thuận kéo dài hơn những nơi khác (từ tháng 12
đến tháng 8 năm sau), đồng thời làm cho thời gian mưa ít đi, chỉ với khoảng 60
ngày trong 3 tháng (tháng 9 đến tháng 11) [12, tr.27]. Mạng lưới sông ngòi ở đây khá thưa thớt với các đặc điểm nhỏ,
ngắn và dốc. Vì vậy, chúng thường gây ra những đợt lũ lụt mạnh và dâng cao vào
mùa mưa, cũng như thường hay cạn kiệt nước trong những tháng mùa khô. Điều này
gây rất nhiều khó khăn cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và trong
sinh hoạt đời sống của người dân. Mặt khác, hệ thống sông ngòi ở Ninh Thuận (sông Dinh, sông Cái, sông Quao…) khá nghèo
nàn về nguồn lợi thủy sản nên ít có giá trị về kinh tế, ngoại trừ một số tiềm
năng về thủy điện.Ngược lại với sông ngòi,
Ninh Thuận lại có một diện tích mặt biển lớn và có nhiều tiềm năng. Với tính
chất là một vùng biển ấm và dồi dào thủy hải sản, biển ở đây đã được đánh giá
là một trong những ngư trường đánh bắt trọng điểm của cả nước. Ngoài ra, đây
còn là một địa điểm du lịch lý tưởng với nhiều bãi tắm trong xanh, nhiều vũng
vịnh đẹp như: Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy, Hòn Đỏ,… [12, tr32]. Nhìn chung
Ninh Thuận là một vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi. Tuy
nhiên, chính tại đây, nơi mà tưởng chỉ có những cây xương rồng là phát triển
được, thì cộng đồng người Chăm đã có một quá trình sinh sống lâu dài. Không
những vượt qua khó khăn, cộng đồng này còn sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa
đặc sắc mang đậm tính đặc trưng của vùng đất Ninh Thuận.
Theo Báo
cáo Tổng điều tra dân số năm 2009, Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận có
khoảng hơn 67.274 người [11, tr.12], sống tập trung thành từng làng riêng biệt
ở 13 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn,
Thuận Nam, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Cộng đồng này bao gồm
hai nhóm lớn là Chăm Ahiêr (người Chăm chịu ảnh hưởng Bàlamôn giáo, còn gọi là
Chăm Bàlamôn) và Chăm Awal (người Chăm chịu ảnh hưởng của Hồi giáo cũ, thường
được gọi là Chăm BàNi). Ngoài hai nhóm này, trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh
Ninh Thuận còn có một nhóm khác là Chăm Islam (người Chăm chịu ảnh hưởng của
Hồi giáo hiện đại, thường được gọi là Chăm Islam) [44, tr.131-173]. Theo Cục
thống kê tỉnh Ninh Thuận, dân số người Chăm của tỉnh Ninh Thuận chiếm tỉ lệ
11,29% dân số toàn tỉnh. Trong đó, người Chăm Bàlamôn có 37.737 người, người
Chăm Bàni có 23.059 người và người Chăm Islam có 1.850 người [25]. Trong đó
huyện Ninh Phước có đồng bào người Chăm sinh sống đông nhất, với 7972 hộ người
Chăm, gần 50.000 nhân khẩu, chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện [25]. Người Chăm
tập trung chủ yếu ở phía Đông và phía Nam của tỉnh. Hầu hết họ sống tập trung ở
34 làng Chăm [PL1, Bảng 1.1]. Mặc dù theo các tôn giáo khác nhau nhưng giữa
nhóm người Chăm Ahiêr, Chăm Awal và Chăm Islam hầu như không có nhiều sự khác
biệt về mặt tổ chức xã hội. Có chăng, ở đây chỉ là sự thay đổi khác nhau về tên
gọi của các chức sắc tôn giáo và vai trò của họ đối với từng cộng đồng, hoặc là
sự khác nhau về cách phân chia đẳng cấp trong xã hội trước đây (hiện nay hầu
như không còn rõ nét).
Xã hội Chăm ở Ninh Thuận còn mang
đậm nét của các xã hội Chăm truyền thống trước kia. Người Chăm vùng đất này vẫn
cư trú tập trung trong các làng (Paley), và gia đình mẫu hệ vẫn là các đơn vị
cư trú hạt nhân của họ. Paley của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là một đơn vị cư
trú tập trung khoảng 300-400 hộ gia đình, thường tọa lạc trên những khu đất cao
hoặc gò đồi, xung quanh có ruộng lúa và nương rẫy bao bọc. Trong mỗi làng Chăm
đều có một đền thờ làng và một Nhà làng [1, tr.85]. Đây là những địa điểm dùng
làm nơi tiến hành các nghi thức cộng đồng (Tết (lễ)
Katê, Ramuwan (Ramưval), Rija nưgar...) và tập
hợp dân làng. Cơ cấu tổ chức quản lý của các làng Chăm ở Ninh Thuận có sự tồn
tại song song giữa hai hình thức quản lý hành chính và quản lý theo truyền
thống, luật tục. Ở đây, một mặt vừa có Hội đồng già làng (đứng đầu là chủ làng)
và Hội đồng chức sắc tôn giáo chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan
đến phong tục tập quán, luật tục trong làng. Mặc (mặt)
khác, mỗi làng đều có Ban quản lý thôn (đứng đầu là trưởng thôn), Đoàn thanh
niên, Hội nông dân chuyên thực hiện các công việc mang tính hành chính (chính
sách, thu thuế,...). Nhỏ hơn và nằm trong khuôn viên làng, các gia đình và dòng
họ mẫu hệ là những đơn vị cư trú quan trọng cơ bản của người Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận. Mỗi gia đình thường gồm nhiều thế hệ (3-4 thế hệ) sinh sống tập trung
trong khuôn viên nhà ở gọi là Nhà Tục, dựng theo hướng Bắc – Nam, có rào bao
quanh. Nhiều gia đình như vậy có chung quan hệ huyết thống bên mẹ với nhau tạo
thành một tập hợp lớn hơn là dòng họ mẫu hệ. Tập hợp này do một người lớn tuổi
thường được gọi là chị cả trong gia đình đứng đầu. Người này được gọi là Muk
Rija hay Muk Praong, có nhiệm vụ giữ Chiết Atâu [1 (trang
bao nhiêu?)] và tổ chức các lễ Rija, lễ cúng bái tổ tiên cho cả dòng họ.
Trong quan hệ gia đình và xã hội, quan hệ gia đình mẫu hệ vẫn là mối quan hệ
nền tảng, do đó người phụ nữ Chăm ở đây rất được đề cao.Nói một cách chung
nhất, các hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
vẫn còn bảo lưu về cơ bản các yếu tố truyền thống của dân tộc Chăm trước đây.
Và đó chính là cơ sở, là điều kiện để cộng đồng này tiếp tục kế thừa và phát
triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình trong những hoàn cảnh mới, tình hình
mới.
1.2.2.
Đặc điểm về văn hóa truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh Thuận
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận là chủ nhân của một kho tàng di sản văn hóa đặc
sắc với rất nhiều loại hình khác nhau. Có nhiều loại hình như: nghệ thuật kiến
trúc - điêu khắc các đền, tháp; nhà ở; y phục – trang sức, các làng nghề truyền
thống đều thể hiện cách nhìn, cách ứng xử của họ đối với thiên nhiên và con
người xung quanh. Qua đó, nó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cuộc sống vật
chất cũng như tinh thần của cộng đồng này.
Trong lĩnh vực kiến trúc – điêu
khắc, hiện nay người Chăm ở tỉnh Ninh thuận hầu như không còn duy trì được hoạt
động của mình. Tuy nhiên, qua những đền, tháp Hòa Lai (thế kỷ IX), Pô Klong
Girai (thế kỷ XIII), Pô Rôme (thế kỷ XVII) và các hiện vật điêu khắc còn lại,
một thời kỳ phát triển rực rỡ với trình độ kỹ thuật cao về kiến trúc – điêu
khắc của cộng động này đã được khẳng định. Các công trình, hiện vật kiến trúc,
điêu khắc của người Chăm ở đây đều được làm từ gạch, đất sét, đá. Trong đó, các
kiến trúc đền tháp luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc chung của đền tháp
Chăm là thân, đế vuông vắn, đỉnh nhọn, có nhiều tầng giả, cân xứng nhiều chiều,
cửa chính quay về hướng đông... Riêng những hiện vật điêu khắc thì thể hiện
theo các mô típ truyền thống về thần Bàlamôn (Shiva,
Vishnu, Brahma), về các vị vua, hoàng hậu người Chăm, các biểu tượng phồn thực
(linga, yoni) và các họa tiết, hoa văn cách điệu... Ở đây, giữa các công trình
kiến trúc và các hiện vật điêu khắc, cũng như giữa các chất liệu, luôn luôn có
sự đi đôi, gắn liền với nhau tạo thành một tổng thể đa dạng nhưng hài hòa, uy
nghi nhưng uyển chuyển, mềm mại.
Nhà ở của người Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận được xem là một loại hình kiến trúc khá đặc trưng với nhiều sự kết hợp đa
dạng giữa truyền thống và hiện đại. Về mặt hình thức, các ngôi nhà này chủ yếu
là nhà trệt, có dạng chữ nhật hoặc vuông với 4 mái (hai mái chính và hai mái
nhỏ hai bên) và được xây dựng trên những khu đất bằng phẳng. Đồng thời chúng
thường được liên kết tập trung trong một khuôn viên theo đơn vị gia đình gọi là
nhà Tục. Trong đó, mỗi ngôi nhà có vị trí và tên gọi khác nhau như: Sang ye,
Sang (mưyau) mâyau, Sang gin, Sang (tộ) tuey (đưa vào phần từ vựng chữ Chăm)... Nhà thường được
bao bọc xung quanh là hàng rào bằng cây khô hay xương rồng, có cổng ra vào quay
về hướng Nam hoặc Tây Nam.
Về y phục – trang sức: các đặc trưng của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được phản ảnh một
cách cụ thể, rõ nét trên sự tồn tại vừa song song vừa thống nhất của hai nhóm
cộng đồng tôn giáo Chăm Ahiêr và Chăm Awal (câu văn
lủng củng). Các vật liệu được người Chăm dùng chủ yếu trong y phục và
trang sức là vải và các kim loại đồng, bạc, vàng,... Đối với người phụ nữ Chăm
Ninh Thuận (cả hai nhóm Ahiêr và Awal), y phục truyền thống của họ là váy
(khăn), áo dài không xẻ tà (Ao) và khăn đội đầu. Các loại y phục này được mặc
kết hợp cùng lúc với nhau và tùy theo lứa tuổi, tôn giáo mà chúng có độ dài
ngắn và màu sắc phù hợp. Ở đây, người phụ nữ lớn tuổi thường được mặc áo dài
hơn (chấm gót), có màu sẫm, tối, còn các cô gái trẻ thì chủ yếu mặc những áo
dài ngắn hơn (qua gối) với màu sáng tươi. Trong khi đó, người đàn ông Chăm
thường mặc trang phục truyền thống của mình là xà rông và áo likei Xà rông.
Riêng đối với các chức sắc tôn giáo thì lại có những y phục riêng và khác nhau
giữa Chăm Ahiêr và Chăm Awal. Ở đây, chức sắc đạo BàNi trong nhóm Chăm Awal
phải mặc loại áo Thầy Chang hay còn được gọi là ao plut. Trước đây, các y phục
và trang sức (hoa văn, túi, bóp, dây thắt lưng, nhẫn, hoa tai, vòng,...) truyền
thống của nam và nữ trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được sử dụng
một cách thường xuyên và phổ biến trong sinh hoặt hằng ngày. Thế nhưng hiện nay
các loại trang phục này hầu như chỉ còn được mặc nhiều trong các dịp lễ tết,
hội hè như lễ hội Katê, Ramưwan, lễ Rija...
Làng nghề truyền thống: hiện nay
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang tồn tại nhiều làng nghề truyền thống, tuy
nhiên trong các làng nghề truyền thống hiện nay nổi bậc nhất là làng nghề
truyền thống Bàu Trúc của người Chăm, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước và
làng nghề dệt thổ cẩm của làng Mỹ nghiệp. Đây là hai làng nghề được nhiều người
biết đến trong những năm trở lại đây, được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ về
kinh phí cũng như cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà trưng bày để phục vụ nhu
khách trong và ngoài nước, đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng
như tinh thần cho người dân nơi đây.
Về tín ngưỡng, tôn giáo trong
cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang có sự tồn tại song song
của nhiều tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau. Ở đây, hệ thống tín ngưỡng của cộng
đồng này được xác định là khá đa dạng và mang tính truyền thống, bản địa cao.
Trong đó, bên cạnh các tín ngưỡng nông nghiệp, phồn thực, thờ cúng ông bà tổ
tiên... mang tính bao quát, chủ đạo thì những tín ngưỡng cổ xưa, tàn dư của xã
hội nguyên thủy mang tính tôtem giáo, saman giáo (vật thờ tổ, bùa chú, ma
thuật) cũng còn tồn tại khá phổ biến. Tất cả những tín ngưỡng này liên kết, hòa
nguyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất, bền vững chi phối mọi hoạt động
trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận. Cùng với hệ thống tín ngưỡng mang tính truyền thống, bản địa trên, cộng
đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn theo hai tôn giáo khác có nguồn gốc từ
Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Đây là những thành tố văn hóa có nguồn gốc bên ngoài
được người Chăm nói chung và người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng tiếp nhận
từ nhiều thế kỷ trước. Trải qua thời gian, đến nay các tôn giáo này hầu như đã
bị bản địa hóa hoàn toàn và trở thành những hình thức tôn giáo riêng của cộng
đồng này. Bên cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn có
một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng và đặc sắc. Theo số liệu thống kê từ
Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm cộng đồng này còn lưu giữ hơn 100 lễ hội lớn
nhỏ trên nhiều khía cạnh và không gian văn hóa khác nhau, trong đó có một số lễ
hội lớn, tiêu biễu diễn ra hằng năm như: Tết Katê, Ramưwan, Ka bunh,... [44,
tr.132].
Ẩm thực của người Chăm ở tỉnh
Ninh Thuận có những đặc trưng riêng, nhưng ngày nay có
nhiều món khá giống với người Việt trong vùng. Họ chủ yếu ăn các món ăn
làm từ các sản phẩm nông nghiệp (gạo, rau, đậu) và các loại thủy hải sản (cá,
tôm, mực...). Ngoài ra, các loại thực phẩm có được từ chăn nuôi, săn bắt cũng
được sử dụng khá nhiều (heo, bò, dê, gà, vịt, thỏ, dông...(trừ người Chăm Bani kiêng không ăn thịt dông). Việc ăn
uống của cộng đồng người Chăm tỉnh Ninh Thuận là khá thoải mái và thống nhất, ngoại
trừ sự cấm kị thịt (kiêng
kỵ) thịt bò của người Chăm Ahiêr và cấm kị (kiêng kỵ) thịt heo của người Chăm Awal vì lý do tôn
giáo. Các món ăn, thức uống của họ được sử dụng một cách phổ biến cả trong đời
sống hằng ngày lẫn trong các lễ nghi tín ngưỡng, đình đám, hội hè (theo những
quy định phù hợp). Ở đây, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận luôn có một quan niệm
khá xuyên suốt và quan trọng trong việc chế biến cũng như ăn uống của mình đó
là sự tồn tại và hòa hợp âm dương một cách rõ nét.
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống
của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được sáng tạo và sử dụng trong nhiều
sinh hoạt văn hóa khác nhau. Đây là một loại hình nghệ thuật đặc trưng, quan
trọng “phản ảnh những nhận thức, thể hiện những tình cảm, quan niệm về thẩm
mỹ...” [44, tr.336] của cộng đồng này. Các loại nhạc cụ truyền thống như: trống
baranâng (basanưng), trống ginăng, chiêng, kèn
saranai... hòa cùng với những điệu múa và các bài dân ca mang đậm tính trữ tình
của dân tộc tạo nên những âm thanh, hình ảnh đặc sắc và quyến rũ trong sinh
hoạt của cộng đồng người Chăm. Riêng trong các lễ nghi cúng tế diễn ra ở gia
đình cũng như thôn làng, đền tháp, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận thường sử dụng
các bài tụng ca, hát lễ, những điệu múa thiêng, múa lễ... trong tiếng nhạc phụ
họa của đàn Kanhi để làm ngôn ngữ giao tiếp với thần linh. Điều này góp phần tạo
nên không khí linh thiêng, trầm mặc của các buổi lễ. Và theo quy định, chỉ có
những người như người vỗ trống Baranưng, thầy kéo đàn Kanhi, ông Bóng, bà Bóng
và người đứng đầu tộc họ... mới được thực hiện các điệu múa và nhạc lễ trong
các nghi thức dâng cúng của cộng đồng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.
Về văn học dân gian, người Chăm có một kho tàng vô cùng phung phú
và đa dạng cả về số lượng lẫn thể loại, đặc biệt là
văn học dân gian. Ngoài các thể loại quen thuộc như “thần thoại, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao, câu đố, dân ca...
người Chăm còn có các truyện thơ, một loại hình ngâm – kể chuyện rất đặc
sắc...”[44, tr.322]. Đề tài chủ yếu của các tác phẩm văn học dân gian này
thường được lấy từ thực tế sinh hoạt hằng ngày với nội dung phong phú đa dạng,
phản ánh nhận thức, suy nghĩ của người Chăm xưa đối với tự nhiên, cuộc sống.
Đồng thời qua đó, thể hiện ý nghĩa giáo dục cuộc sống, khuyến thiện ghét ác, đề
cao những tính tốt của con người như siêng năng chăm chỉ, hiền hậu, thật thà,
tốt bụng...
Tóm lại, kho tàng văn hóa cộng
đồng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là một kho tàng văn hóa đặc sắc và đa
dạng bảo lưu nhiều giá trị truyền thống của dân tộc
Chăm trước đây. Trên cơ sở nền tảng chung này, các giá trị, thành tố văn
hóa cụ thể được hình thành và được lưu giữ cho nhiều thế hệ mai sau để có được
những tài liệu quý giá này.
1.2.3.
Khái quát về lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận
Sống trong điều kiện khắc nghiệt,
mùa khô thường hạn hán, mùa mưa thường lũ lụt, môi trường nhiệt đới còn gây
nhiều dịch bệnh, với cách tư duy đơn giản người Chăm chưa lý giải được các hiện
tượng tự nhiên, họ đều cho là thượng đế vô hình sinh ra, họ xem mỗi ngọn núi,
dòng sông, biển cả, cây cổ thụ… đều có linh hồn có khả năng phù hộ hoặc đe dọa
đời sống con người [1, Trang...]. Vì vậy để được
may mắn, bình an, được mùa màng, mưa thuận gió hòa, con cháu đầy đàn. Họ phải
đem lễ vật đến cúng tế các vị thần linh, thần sông, thần biển, thần mưa. Và đây
chính là nhân tố, là tiền đề tạo nên lễ hội Chăm.
Lễ hội Chăm là nơi hội tụ di sản
văn hóa đồ sộ mang đầy đủ đặc trưng diện mạo của nền văn hóa Chăm. Theo thống
kê của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm, người Chăm ở Ninh Thuận có gần 100
nghi lễ, hội hè. Trong số ấy có khoảng 20 lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng
đồng và tộc họ, gia đình [PL1, Bảng 1.2]. (nếu viết PL,
thì phải đưa chữ PL vào bảng kê chữ viết tắt) Đó là lễ hội cúng tế liên
quan đến chu kỳ cây lúa (lễ hội nông nghiệp), lễ cúng tế thần linh, lễ múa liên
quan đến đền tháp như: lễ hội Katê và lễ hội Ramưwan. Ngoài lễ hội nông nghiệp,
cộng đồng người Chăm còn có một hệ thống nghi lễ vòng đời. Các nghi lễ vòng đời
này cho chúng ta thấy được quá trình hình thành của một đời người từ khi sinh
ra cho đến khi mất đi, người Chăm tổ chức rất nhiều nghi lễ. Đặc biệt ngày nay
cộng đồng người Chăm có hệ thống nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo dân gian hết sức
phong phú và đa dạng. Có thể thấy, không nơi nào và dân tộc nào lại tồn tại hệ
thống nghi lễ như cộng đồng người Chăm nơi đây. Các nghi lễ này có liên kết
chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống nghi lễ phong phú và đa dạng. Ngày
nay, lễ hội Chăm, nhất là lễ hội Katê đã trở thành lễ hội lớn trong năm của
người Chăm. Lễ hội không chỉ thu hút cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận mà
còn thu hút du khách trong nước và ngoài nước tham gia đến tham quan. Lễ hội
Chăm không chỉ thỏa mãn đời sống tâm linh mà còn là dịp để họ viếng thăm đền,
tháp, tượng thờ, danh lam thắng cảnh, gặp gỡ người thân hướng con người đến
những giá trị “Chân – Thiện – Mỹ” là sức mạnh cố kết của cộng đồng tạo nên
thuần phong mỹ tục mà từ xưa đến nay người Chăm rất cần.
Người Chăm là một cư dân nông
nghiệp phát triển khá sớm. Hằng năm, họ vẫn còn gắn liền với một số nghi lễ,
hội hè liên quan đến chu kì cây lúa như: Lễ dựng chòi cày, lễ cúng ruộng lúa mới
gieo, lễ cúng lúa làm đồng, lễ mừng lúa thu hoạch, lễ mừng lúa lên sân. Các lễ
nghi nông nghiệp này đã phản ánh được chu kỳ sinh trưởng của cây lúa. Mục đích
của các lễ này là cầu mong các thần phù hộ độ trì để mùa màng tươi tốt, không
bị sâu phá hại, cầu cho lúa tươi tốt, lúa thóc đầy bồ. Mặc dù đây là lễ nghi
của từng gia đình nhưng nó mang ý nghĩa cộng đồng nên nó đã trở thành lễ hội của
cộng đồng. Tuy nhiên các nghi lễ này hiện nay đã biến mất vì không còn phù hợp
nữa.
Lễ chặn nguồn nước: lễ này được diễn ra ở hai
cộng đồng người Chăm Bàlamôn và người
Chăm Bàni. Được thực hiện ở các cửa sông lớn. Lễ này do các tu sĩ, cai đập...
thực hiện. Lễ vật ngoài xôi, chè, người Chăm còn rước gậy lễ trao giảng kinh
của Mohamach ở trong thánh đường đến cửa sông. Mục đích của lễ này cầu mong cho
mưa thuận gió hòa, không gây lũ lụt phá hoại mùa màng.
Lễ tế trâu: lễ tế trâu là một
nghi lễ lớn trong hệ thống nghi lễ nông nghiệp của người Chăm. Lễ được tổ chức
7 năm một lần. Lễ vật gồm một con trâu trắng, 02 con gà luộc, bánh chà cung, 02
chén rượu cần, trứng, trầu cau, bánh trái... Lễ này do ông Cai lệ, thầy kéo đàn
Rapap, bà bóng thực hiện. Các vị thần mà họ mời như: thần Chằn Tinh, thần đất,
thần sông, thần mẹ xứ sở (Pô Inư Nưgar), thần thủy lợi (Pô Klong Girai, Pô Rôme)...
Mục đích của lễ này họ cầu mong cho các thần ác (như thần Chằn
tinh trong truyền thuyết về Núi đá trắng) không về phá cuộc sống của dân
làng, đồng thời cảm ơn các vị thần phù hộ độ trì cho người dân mưa thuận gió
hòa, mùa màng tươi tốt.
Có thể thấy hệ thống nghi lễ nông
nghiệp của người Chăm rất phong phú và đa dạng. Tất cả các nghi lễ đó, cốt lõi
nội dung là cầu cho mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy bồ, tôm cá đầy khoang.
Những nghi lễ này gắn liền chặt chẽ với chu kì sản xuất, mùa vụ của người Chăm
trong năm. Tuy nhiên tất cả hệ thống nghi lễ trên đều nghiên về phần “Lễ” hơn
là phần “Hội”. Phần “Hội” là nghi thức phụ, chủ yếu là múa hát và qui tụ dân
làng, cộng đồng, góp thêm cho phần lễ nông nghiệp Chăm sôi động. Hệ thống nghi
lễ này góp phần làm phong phú thêm cho sắc màu lễ hội Chăm.
Theo
nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với tâm lý vừa sợ sệt, vừa mong muốn sự ban
ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kèm theo
đó là hệ thống nghi lễ. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình
nghi lễ khác nhau: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa
màng tươi tốt; hệ thống nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp; hệ thống nghi lễ
theo tín ngưỡng tổ nghề, nghi lễ thờ tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tôn giáo và hệ
thống nghi lễ vòng đời. Nghi lễ vòng đời người theo GS. TS Ngô Đức Thịnh là:
“những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết” [4, tr.126].
Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng
là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con
người. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng tôn giáo
thực hiện cho mỗi con người. Vì vậy, nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan đến
một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nghi lễ vòng đời người thể hiện
sự lo lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội loài
người. Nếu như những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự
nhiên ngoài ta (ngoài con người) thì những nghi lễ vòng đời là xử ứng với cái
tự nhiên trong ta (trong con người).
Theo A.V.Gennep ông (câu
không đúng ngữ pháp. Hoặc A.V.Gennep cho rằng, hoặc Theo A.V Gennep thì..., đã
A.V. Gennep lại còn ông) cho rằng cuộc đời của mỗi con người gồm có 3
giai đoạn đó là: sinh, trưởng thành và tử. Mỗi giai đoạn có 3 thời kỳ, tách
biệt với thời kỳ trước, bước đầu hội nhập và hội nhập vào thời kỳ tiếp sau [4,
tr.128]. Người Chăm do ảnh hưởng của tôn giáo Bàlamôn trộn lẫn với văn hóa bản
địa nên các nghi thức chuyển tiếp có sắc thái riêng, nhưng khi khái quát cũng
có thể theo lý thuyết của A.V. Gennep như sau: giai đoạn Sinh có những kiêng kỵ
trước và trong thời kỳ mang thai, các lễ thức trước, trong, sau khi sinh và các
lễ thức khác nhau cho đến trước tuổi trưởng thành; giai đoạn trưởng thành cũng
có các lễ thức đánh dấu thời kỳ trưởng thành và các nghi lễ cưới; giai đoạn tử
có các lễ thức dành cho người chết, các nghi lễ tang ma và sau tang ma [4,
tr.129].
Các
nghi lễ vòng đời của người Chăm trãi (trải) qua 3 giai đoạn như đã nêu ở trên gồm nhiều
nghi lễ như: nghi lễ chuẩn bị cho đứa trẻ ra đời; lễ cúng mụ; nghi lễ sinh đẻ;
nghi lễ đặt tên; lễ trình tổ tiên; chăm sóc trẻ sơ sinh; lễ cầu tự; lễ trưởng
thành; nghi lễ cưới xin; tục cưới lén; nghi lễ tang ma; lễ nhập kút. Như vậy
nghi lễ vòng đời trãi qua 12 nghi lễ mà bất cứ người Chăm nào cũng phải thực
hiện. Dù giàu hay nghèo thì người Chăm cũng phải làm đủ 12 nghi lễ này. Tùy
theo hoàn cảnh của mỗi gia đình và dòng họ giàu hay nghèo mà họ làm lễ lớn hay
nhỏ. Tuy nhiên trong 12 nghi lễ ở trên thì có ba nghi lễ lớn và quan trọng như:
nghi lễ sinh đẻ, lễ cưới hỏi và nghi lễ tang ma. Ở đây tác giả chỉ nêu lên 03
nghi lễ trong 12 nghi lễ của vòng đời người để thấy được tầm quan trọng của nó
trong quá trình từ khi sinh ra đến lúc mất đi nó quan trọng như thế nào.
Nghi
lễ sinh đẻ: theo quan niệm của người Chăm, mục đích của cuộc hôn nhân là sinh
đẻ con cái đặt biệt là con gái, để có người nối dõi dòng họ. Ngược lại không có
con là điều bất hạnh lớn nhất cho các cặp vợ chồng. Nên người Chăm rất coi
trọng nghi lễ này, trong gia đình có người sinh đẻ thì họ rất coi trọng và
kiêng cử nhiều thứ để không làm ảnh hưởng đến mẹ và đứa con mới sinh ra.
Nghi
lễ cưới xin: trai lớn lên phải có vợ và gái lớn lên phải cưới chồng, đây là quy
luật tất yếu của cuộc sống, để tiến đến hôn nhân thì họ phải trãi qua nhiều
giai đoạn thử thách và nghi lễ bắt buộc của người xưa. Cũng như các dân tộc khác,
nghi lễ cưới xin của người Chăm phải tuân thủ những trình tự mang tính bản địa
khá tương đồng như: chuyện mai mối, lễ dạm, lễ hỏi và cuối cùng là lễ cưới. Đám
cưới được thực hiện theo thủ tục như: ăn trầu, uống rượu, đeo nhẫn và chú rễ
cởi áo trao cho cô dâu. Ngày xưa thường tổ chức 2, 3 ngày, tuy nhiên ngày nay
thì đám cưới chỉ tổ chức trong một ngày.
Nghi lễ tang ma: Cuộc đời của mỗi
con người thường trãi qua 4 giai đoạn như sinh, lão, bệnh, tử. Tùy theo mỗi
quan niệm của mỗi tôn giao khác nhau mà họ quan niệm về sự sống và cái chết. Có
dân tộc thì họ cho rằng sống mới thực, chết là hết. Tuy nhiên theo quan niệm
của người Chăm họ nghỉ “sống gởi, thác thiên” cuộc sống trần gian là tạm bợ,
chết mới là cuộc sống thực. Nên người Chăm họ rất chú trọng đến những nghi lễ
sau khi chết. Họ rất coi trọng cái chết, họ quan niệm rằng chết chưa phải là
hết, thậm chí họ coi cõi chết quan trọng hơn cõi sống nên trong nghi lễ vòng
đời của người Chăm thì tang lễ được coi quan trọng hàng đầu. Tang lễ là một hệ
thống nghi lễ phong phú và phức tạp, kéo dài thời gian và tốn rất nhiều tiền
của cho gia đình và dòng họ. Khi gia đình nào trong làng hay dòng họ có tang lễ
thì cả làng cùng nhau đến để giúp đỡ, chia sẽ hay nói đúng hơn là đến để tổ
chức tang lễ cho người đã khuất. Để tiễn biệt người quá cố về thế giới bên kia,
người ta phải thực hiện rất nhiều nghi lễ khá phức tạp. Trong nghi lễ tang ma
có rất nhiều nghi lễ phức tạp và có sự khác nhau. Người Chăm chia xã hội thành
nhiều tầng lớp khác nhau: tầng lớp tu sĩ, tầng lớp người giàu và cuối cùng là
người nghèo. Ngoài ra tục hỏa táng còn quy định nghiêm ngặt đối với đứa trẻ
dưới 15 tuổi chết thì chỉ chôn mà không được thiêu. Còn đối với người lớn chết
thì chia thì 2 trường hợp: chết bình thường (chết vì bệnh, chết do già) và chết
không bình thường (tai nạn xe cộ, sông suối,...và chết ngày đại kỵ). Tục còn
quy định khi người chết hấp hối, sắp chết, tất cả những người trong gia đình và
dòng họ phải đến canh chừng ngày đêm, vì họ quan niệm rằng khi người chết tắt
thở phải có người thân bên cạnh chứng kiến mới được coi là “chết tốt”, ngược
lại là “chết xấu”. Nghi lễ tang ma của người Chăm có hai giai đoạn: hỏa táng và
lễ nhập Kút. Lễ hỏa táng là một trong những nghi lễ quan trọng của họ. Vì họ
quan niệm rằng khi chết đi thì phải được làm lễ hỏa táng thì linh hồn người
chết mới được siêu thoát lên thiên đàng. Nếu người chết không được thiêu thì linh
hồn người chết sẽ không được siêu thoát mà sẽ quay trở về bắt tất cả những
người thân trong dòng họ. Sau khi làm lễ hỏa táng xong người ta lấy 9 mãnh
xương trán đối với nữ và 7 mãnh xương trán đối với nam làm lễ nhập kút. Lễ này
nó rất quan trọng đối với người chết vì làm lễ này thì người chết mới về đoàn
tụ với tổ tiên đã khuất. Qua các nghi lễ trên cho ta thấy người Chăm có nghi lễ
vòng đời hết sức phong phú và đa dạng. Đây cũng là nét đặc trưng trong tôn giáo
của người Chăm ở Ninh Thuận mà hiện nay vẫn còn lưu giữ.
Tín ngưỡng dân gian, tôn giáo của
người Chăm là tín ngưỡng đa thần, với quan niệm vạn vật hữu linh, họ cho rằng
nhiều nơi trong tự nhiên như: Suối, đá, thác nước, cây cổ thụ... đều có sự hiện
diện của thần linh, đều là nơi thần linh an ngự. Ngoài ra, mối quan hệ giữa con
người với trời đất và niềm tin vào thế lực siêu nhiên luôn hiện diện trong đời
sống tinh thần, tâm linh của mỗi người dân Chăm. Do đó tín ngưỡng dân gian, tôn
giáo của người Chăm có nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, để thể hiện mối quan hệ
đó cũng như thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh. Trong đó, lễ hội là một
trong những hình thức để thể hiện của người Chăm. Theo thống kê của Trung tâm
Nghiên cứu Văn hóa Chăm, có hơn 100 lễ hội tuy nhiên lễ hội tín ngưỡng dân
gian, tôn giáo có ba hệ thống lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, thu hút sự
tham gia của đông đảo cư dân trong cộng đồng, có vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần, tâm linh của người dân nơi đây. Hệ thống lễ hội ở thánh đường
của người Chăm Bàni (lễ hội Ramưwan), hệ thống lễ hội Rija, hệ thống lễ hội ở
các đền, tháp Chăm (lễ hội Katê). Tuy nhiên trong ba hệ thống lễ hội này thì có
hệ thống lễ hội ở các đền tháp Chăm được đông đảo người dân tham gia, không chỉ
riêng người Chăm Bàlamôn tham gia mà cả người Chăm Bàni và đông đảo người dân
trong và ngoài tỉnh đến trong mỗi dịp diễn ra lễ hội [44, tr.189].
Lễ hội Rija là một hệ thống lễ
hội múa của người Chăm bao gồm nhiều lễ hội múa tống ôn đầu năm, lễ múa ban
ngày, lễ hội múa ban đêm và lễ hội múa lớn. Trong 4 loại lễ hội múa nêu ở trên,
ngoài lễ hội múa lớn là lễ hội liên quan đến cộng đồng làng, còn các lễ khác
chỉ là lễ múa trong phạm vi tộc họ và gia đình. Lễ hội Rija cầu mong mẹ thần xứ
sở và các thần linh, giúp dân làng tránh điều xấu gặp điều tốt, mùa màng tươi
tốt không bị chuột phá hoại, tống tiễn mùa khô hạn đón mùa mưa tới, bình an
trong năm mới để bắt đầu công việc cấy cày làm ăn. Lễ hội thường diễn ra ở đầu
làng đối với lễ múa tống ôn đầu năm diễn ra trong 02 ngày một ngày vào và một
ngày ra, lễ hội diễn ra ở gia đình lễ múa ban ngày và lễ múa ban đêm cầu mong
tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu trong dòng họ có nhiều sức khỏe, làm ăn phát
đạt.
Lễ hội ở thánh đường: cùng với hệ
thống lễ hội Rija thì hệ thống lễ nghi ở thánh đường là biểu hiện rõ nét về một
loại hình tín ngưỡng, lễ hội của người Chăm Awal – Chăm ảnh hưởng hồi giáo.
Ngoài các lễ nghi chung với người Chăm Ahiêr – Chăm ảnh hưởng Bàlamôn như hệ
thống lễ hội nông nghiệp, hệ thống lễ hội Rija thì người Chăm Awal còn có nghi
lễ và hội hè khác liên quan đến thánh đường như lễ kinh hội, lễ Ramưwan...Trong
hai lễ hội này thì lễ hội Ramưwan là lễ hội lớn nhất của người Chăm Awal – Chăm
ảnh hưởng hồi giáo. Lễ hội mang bản sắc riêng của tôn giáo Bàni. Lễ hội không
chỉ là lễ chay niệm, đọc kinh cầu nguyện thánh Alla một ngày 5 lần mà nó còn
kết hợp với lễ cúng gia tiên, tục dâng gạo, lễ cúng nữ thần giáng thế - một tín
ngưỡng bản địa lâu đời của người Chăm [44, tr.125-126]. Ramưwan là lễ hội lớn
và có ý nghĩa nhất trong hệ thống nghi lễ của người Chăm Bàni. Đây là dịp để
con cháu những người còn sống nhớ đến tổ tiên, các đấng sinh thành và cầu
nguyện cho con cháu bình yên, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này dù làm gì
ở đâu, dù bận rộn mấy con cháu cũng phải về quê quay quần cùng gia đình. Lễ
Ramưwan là lễ hội đặc sắc của người Chăm Bàni, góp phần làm phong phú và đa
dạng màu sắc độc đáo của lễ hội Chăm.
Hệ thống lễ hội ở các đền, tháp
Chăm: hệ thống lễ hội ở đền, tháp Chăm gồm có 4 lễ như sau: Lễ mở cửa tháp được
tổ chức vào tháng giêng; lễ cầu đảo được tổ chức vào tháng 4; lễ hội Katê được
tổ chức vào tháng 7 và lễ cúng Nữ thần được tổ chức vào tháng 9 lịch Chăm. Tất
cả 4 lễ nêu trên, xét về nghi thức hành lễ, lễ vật cúng tế đều có điểm chung
như nhau, chỉ khác nhau về tên gọi, mục đích, ý nghĩa, quy mô và một số tiểu
tiết nghi lễ.
Nói chung, hệ thống lễ hội của
người Chăm ở các tháp Chăm đều có một nét độc đáo riêng. Trong đó phải nói đến lễ
hội Katê Chăm là nơi hội tụ, qui mô nhất trong hệ thống các lễ hội liên quan
đến đền tháp Chăm. Lễ hội Katê chính là nơi hội tụ sinh hoạt cộng đồng, là nơi
diễn xướng dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa Chăm. Lễ hội diễn ra
trong một không gian rộng lớn, từ đền tháp – làng đến gia đình. Lễ hội thực sự
cuốn hút tất cả mọi thành viên trong cộng đồng ở tất cả các cấp độ, khiến cho
không một người nào bị bỏ quên mà liên kết họ lại trong một môi trường văn hóa,
tín ngưỡng đặc sắc. Lễ hội Katê nói riêng hệ thống lễ hội ở đền tháp Chăm nói
chung chính là dịp cho người Chăm phô bày sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Chính
vì vậy mà lễ hội không chỉ đem đến cho người dự hội những vẻ đẹp của tháp Chăm
cổ kính, những sản phẩm của nghề trồng lúa và đi biển thông qua lễ vật dâng
cúng mà nó còn trình diễn trước công chúng một nền ca – múa – nhạc dân gian
giàu bản sắc riêng. Lễ hội Katê thực sự là ngày hội lớn trong toàn bộ hệ thống
lễ hội của người Chăm [44, tr.156-158].
Quản lý là hoạt động nhằm tác động
có tổ chức của chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình
xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quản lý nhà nước về văn hóa là hoạt
động của bộ máy Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam. Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ
thống chính trị, đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được thực
hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có các quyền về văn hóa như: quyền học
tập, sáng tạo, phê bình văn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng.
Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn
hóa, điều tiết lợi ích văn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát triển và
thỏa mãn nhu cầu văn hóa của toàn xã hội.
Quản lý nhà nước lễ hội là công
việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thục hiện,
kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội
nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng
đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa
phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau
nhưng tập trung lại đều có nhiều đặc điểm chung tất cả đều cho rằng lễ hội là
văn hóa, tồn tại trong không gian và thời gian cụ thể và do con người sáng tạo
ra để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người. Họ cho rằng lễ hội gồm hai phần
là lễ và hội, hai phần nội dung này có quan hệ biện chứng lẫn nhau, thống nhất
với nhau về nhiều mặt. Phần “lễ” là phần hoạt động của con người dành cho các
đấng bề trên thì phần “hội” chính là những hoạt động do con người tổ chức để
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân đi tham dự lễ hội; nếu phần lễ là phần
có yếu tố nghiêm trang, thiêng liêng và có phần linh thiêng thì phần hội lại là
phần gần giũ, vui vẻ, là hoạt động kết nối giữa con người với con người. Lễ hội
truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của cộng đồng cư
dân nông nghiệp nước ta. Tính nguyên hợp của lễ hội thể hiện ở chỗ lễ hội vừa
là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạt động vui chơi
giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản
xuất vật chất.
Ninh Thuận, nơi có số người Chăm
đông nhất cả nước. Dân số chiếm 67.274 (dân số 67.272
người, chiếm gần 50% dân số người Chăm của cả nước) [11,tr.12], sống tập
trung chủ yếu ở địa bàn huyện Ninh Phước. Với vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên không thuận lợi và có nhiều khắc nghiệt. Người Chăm ở Ninh Thuận đã tồn
tại và sinh sống lâu đời trên vùng đất đầy nắng và gió này. Nơi mà chỉ tưởng có
cây xương rồng tồn tại thì chính tại đây người Chăm đã làm cho nhiều người
trong và ngoài nước biết đến, như một vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa
truyền thống độc đáo và đa dạng, với lối kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh
sao đạt đến trình độ tinh xảo. Đặc biệt nơi đây tồn tại hệ thống các đền, tháp
Chăm gần như nguyên vẹn mà không nơi nào có được. Song song với nó là hệ thống
các nghi lễ của cộng đồng người Chăm. Trong đó phải kể đến lễ hội của người
Chăm, có thể thấy, không có nơi nào mà dân tộc lại còn lưu giữ nhiều lễ hội độc
đáo như người Chăm ở Ninh Thuận. Hệ thống lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận vô
cùng phong phú và đa dạng như: các nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời và các
nghi lễ ở các đền tháp Chăm. Trong số hàng trăm lễ hội đó phải kể đến lễ hội
Katê của người Chăm Bàlamôn, đây là một lễ hội lớn, tiêu
biểu và có ý nghĩa quan trọng trong cộng đồng người Chăm.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI CHĂM Ở NINH THUẬN (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LỄ HỘI KATÊ)
2.1.1. Khái quát về lễ
hội Katê
Lễ hội Katê là một lễ hội dân
gian đặc sắc nhất trong hệ thống lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận. Lễ hội tuy
diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch (tết giữa năm của người Chăm) nhưng thu hút đông
đảo mọi tầng lớp nhân dân và các tín đồ tôn giáo tham gia. Lễ hội không chỉ tổ
chức trong một phạm quy nhỏ hẹp, mà ngày nay đã trở thành một ngày hội lớn, có
sức hút mãnh liệt đối với mọi tín đồ tôn giáo, mọi tầng lớp nhân dân trong và
ngoài nước. Lễ hội là tấm gương phản chiếu sinh hoạt của cộng đồng người Chăm
nơi đây, là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
Chăm nói riêng và những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung.
Thời gian và không gian lễ hội Katê
Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm
một lần vào tháng 7 Chăm lịch, tại các làng Chăm Bàlamôn trong tỉnh Ninh Thuận.
Lễ hội Katê bao trùm khắp 03 huyện, 01 thành phố (4/7 huyện, thành phố)
chia làm 03 khu vực đền, tháp Chăm: đền Pô Inư Nưgar do các tín đồ ở thôn Hữu
Đức; tháp Pô Klong Girai do tín đồ thôn Như Ngọc, Hoài Trung, Chất Thường, Phú
Nhuận và tháp Pô Rôme do tín đồ thôn Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Vụ Bổn, Hiếu Thiện,
Hậu Sanh thực hành nghi lễ cúng tế [44, tr.167]. Lễ hội Katê diễn ra trên không
gian rộng từ đền, tháp đến làng và đến
nhà.
Katê tại các đền, tháp: Lễ hội
Katê được diễn ra ở 03 đền, tháp Chăm, tháp Pô Klong Girai, tháp Pô Rôme và đền
Pô Inư Nưgar [PL4,ảnh 1]. Nhưng nơi thu hút được nhiều tín đồ nhất, tổ chức qui
mô nhất ở tháp Pô Klong Girai. Tại các đền, tháp Chăm đều diễn ra các lễ như:
Lễ rước y trang; lễ mở cửa tháp; lễ tắm tượng thần; lễ mặc y phục cho thần và đại lễ. Các nghi lễ
này liên kết chặt chẽ với nhau, trong mỗi nghi lễ đều mang một giá trị và ý
nghĩa riêng. Lễ tại đền, tháp diễn ra trong không khí trang nghiêm và náo nhiệt
bởi lẽ kết hợp giữa yếu tố lễ và hội.
Katê tại các làng Chăm Bàlamôn:
Sau khi lễ Katê ở đền, tháp kết thúc thì không khí ở các làng Chăm nổi lên tưng
bừng, náo nhiệt. Trước ngày lễ, dân làng tổng dọn vệ sinh nhà cửa, xóm làng.
Buổi sáng ngày lễ mọi người cúng Katê ở nhà làng để cầu mong thần làng phù hộ
độ trì cho dân làng sức khỏe hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Yếu tố phần hội ở
các làng Chăm rất lớn và quan trọng. Khi hoàng hôn kết thúc mọi người dân lại
trở về mái ấm gia đình để chuẩn bị Katê tại nhà.
Katê ở gia đình: Khi lễ hội Katê
ở làng kết thúc, Katê ở gia đình mới được tổ chức. Trong dịp này, mỗi gia đình đều
chuẩn bị, bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau. Làng
Chăm tràn ngập niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Họ thật sự quên
đi những vất vả, lo âu của cuộc sống đời thường để tận hưởng hạnh phúc ngắn
ngủi trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn... của cuộc sống hằng ngày.
Chủ lễ, đối tượng thờ và lễ vật dâng cúng
Chủ lễ: Katê tại đền, tháp được
điều hành bởi Ban tế lễ đạo Bàlamôn gồm: thầy Cả sư trụ trì đền tháp làm chủ
lễ; thầy kéo đàn kanhi hát thánh ca; Bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần; ông
Từ chủ lễ tắm tượng; và một số tu sĩ Bàlamôn phụ lễ.
Đối tượng thờ cúng trong lễ hội
Katê gồm: thần Siva, thần mẹ xứ sở, thần Pô Klong Girai, thần Pô Rôme, thần Pô
Par, thần Pô Bia, thần Pô Sah, tướng quan văn,... trên 20 vị thần được mời về dự
lễ.
Lễ vật dâng cúng trong lễ hội
Katê tại đền, tháp bao gồm: 01 con dê; 03 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp; 05 mâm
cơm, canh cúng với thịt dê; 01 mâm cơm với muối vừng; 03 cổ bánh gạo và hoa
quả; Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè, các loại bánh được chế biến
từ nông nghiệp.
Công tác chuẩn bị
Trước khi lễ hội Katê diễn ra
chính quyền địa phương, cùng với Ban Phong tục, Bảo tàng tỉnh phối hợp Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thống nhất các ý kiến. Nhằm tổ chức tốt các hoạt
động trong phần lễ cũng như phần hội tại tháp Pô Klong Girai và tháp Pô Rôme.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh Phước phối hợp với UBND thị trấn Phước
Dân, UBND xã Phước Hữu lên Kế hoạch tổ chức lễ hội Katê tại Đền Inư Nưgar, tổ
chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao tại Sân vận động thôn Hữu Đức
[PL4, ảnh 4]. Mỗi đền, tháp đều thành lập Ban tổ chức để lo lễ hội Katê tại đền
Pô Inư Nưgar và ở làng Hữu Đức. Trong lễ hội Katê ở 3 đền, tháp đều có sự tham
gia phát biểu của Lãnh đạo tỉnh. Nhìn chung công tác chuẩn bị được Ban tổ chức
điều hành diễn ra đúng theo quy định của Nhà nước. Thành lập theo cơ cấu thành
phần quy định tại Chương II, Điều 33 trong Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001. Ban
tổ chức là những người có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động trong lễ
hội theo đúng chương trình đã báo cáo với cơ quan chức năng; công tác an ninh
trật tự được đảm bảo an toàn; tổ chức tốt các dịch vụ tại tháp Pô Klong Girai;
bảo vệ tốt vệ sinh môi trường. Để lễ hội Katê được tổ chức theo đúng mục tiêu
đề ra, Ban tổ chức còn thành lập các tiểu ban như: tiểu ban hậu cần khánh tết,
tiểu ban an ninh trật tự, tiểu ban cổ động tuyên truyền,... Các tiểu ban này
trực tiếp hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các hoạt động tại các đền, tháp tổ chức
tuyên truyền cổ động trực quan ở các đền, tháp và tại sân vận động thôn Hữu Đức
như: treo băng rôn, cờ phướn “Chào mừng lễ hội Katê”. Hướng dẫn UNBD các xã,
phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của xã. Chuẩn
bị các phương tiện và vật dụng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao tại một số làng Chăm [PL4, ảnh 3]. Trước khi lễ hội diễn ra Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như: Đoàn Nghệ thuật Dân
gian Chăm, đội Thông tin lưu động có kế hoạch biểu diễn văn nghệ (ca-múa-nhạc)
Chăm tại các đền, tháp và đặc biệt là tại các làng Chăm. Nhìn chung công tác
chuẩn bị cho lễ hội Katê ở các đền, tháp và ở các làng Chăm trong những năm gần
đây được Ban tổ chức chuẩn bị khá chu đáo và phân công rõ ràng, cụ thể để lễ hội
diễn ra thành công và đạt được kết quả nhất định.
Diễn trình lễ hội Katê
Phần lễ: được tổ chức tại 3 đền,
tháp Chăm với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính của nhân dân. Cũng
giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội Katê có kết cấu phần lễ như sau:
Lễ rước y trang: tất cả các y
trang của vua chúa ở các đền, tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Do vậy khi
đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước y trang người Raglai
chuyển về lại các đền, tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội diễn ra rất
trọng thể. Lễ rước y trang diễn ra ở 3 đền, tháp: Đền Pô Inư Nưgar (Hữu Đức),
tháp Pô Rômê (Hậu Sanh) và tháp Pô Klong Girai thuộc (Đô Vinh – Thành phố Phan
Rang). Nhưng lễ đón rước y trang ở đền Pô Inư Nưgar diễn ra vào buổi chiều,
trước ngày hội chính thức ở 2 tháp trên một ngày. Lễ đón rước y trang ở tháp Pô
Rômê và tháp Pô Klong Girai diễn ra vào buổi sáng ngày hôm sau [PL4, ảnh 3].
Mặc dù ở 3 đền, tháp tổ chức nghi lễ đón rước y trang trong thời gian khác nhau
nhưng các nghi thức hành lễ ở các đền, tháp đều giống nhau.
Trong ngày lễ rước y trang, đoàn
người Raglai tập trung đầy đủ, ông Từ giữ đền dâng cúng lễ vật như rượu,
trứng,... xin phép Thần cho rước y trang về các đền, tháp cúng lễ. Đoàn người
rước y trang được sắp xếp như sau: dẫn đầu là 05 đến 06 người Raglai; tiếp đến
là Cả sư chủ trì đền, tháp; Thầy kéo đàn kanhi; Bà bóng; đội vũ nhạc; ở giữa là
kiệu khiêng y phục của vua; hai bên là những thanh niên cầm cờ và những người
phụ lễ đi theo [PL4, ảnh 7].
Lễ mở cửa tháp: Sau khi y trang
đưa về đền, tháp Ban phong tục tiến hành các nghi lễ tiếp theo. Các tu sĩ xin
phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp, lễ này được diễn ra trước cửa đền, tháp được
Cả sư và ông Từ giữ tháp điều hành. Trong không khí trang nghiêm thầy cúng tế
hát cầu lễ thần linh cầu nguyện xong ông Từ cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng
phù điêu thần Siva, tiếp đó thầy kéo đàn Kanhi và Bà bóng tiến đến trước cửa
tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nadin để hát xin lễ mở cửa tháp.
Lễ tắm tượng thần: được diễn ra
bên trong tháp, lễ này được thực hành gồm thầy Cả sư, Thầy kéo đàn Kanhi, Bà
bóng, ông Từ và một số tín đồ thực hiện.
Lễ mặc y trang cho thần: sau khi
lễ tắm tượng thần kết thúc tiếp đến nghi lễ mặc y trang cho thần. Lễ được tiến
hành theo lời bài hát thánh ca của thầy Kanhi. Lời bài hát đến đâu thì y trang
Thần được mặc vào đến đó. Cứ như vậy cho đến khi kết thúc bài hát thì y phục
cũng được mặc xong cho Thần.
Đại lễ: sau khi kết thúc lễ mặc y
trang hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì
cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này Cả
sư làm chủ điều khiển nghi lễ, Bà bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Kanhi hát mời
các vị thần về dự lễ. Các vị thần mời là những vị thần có công với dân với nước
được người dân ngưỡng mộ suy tôn. Cứ như thế thầy kéo đàn Kanhi mời trên 30 vị
thần về dự lễ. Mỗi vị thần là một bài hát lễ. Thầy Cả sư làm phép đọc kinh cầu
nguyện xin Thần về hưởng lễ vật và phù hộ cho dân làng. Kết thúc phần Đại lễ
bằng vũ điệu múa thiêng của Bà bóng. Lúc này ở bên ngoài các đền, tháp bà con
đi dự lễ (thường là phụ nữ Chăm, không chỉ có phụ nữ Chăm Bàlamôn mà còn có
Chăm Bàni) cũng bày biện lễ vật ra để cúng và mời các thần về dự lễ. Lễ vật của
họ thường là gà, xôi, chè, trái cây và các loại bánh,... Mục đích của họ đến
với lễ hội cũng xin thần phù hộ, độ trì cho gia đình được mạnh khỏe, làm ăn
phát đạt, mùa màng tươi tốt, con cháu đầy đàn,...
Phần hội: trong lúc Bà bóng (không nên dùng chữ bà bóng mà dùng chữ (Muk Pachow (bà múa
bóng khu vực tôn giáo) đang xuất thần trong
điệu múa thiêng trong các đền, tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở
hội. Những điệu trống ghinăng, kèn saranai cùng vang lên. Không khí hội cứ thế
mà náo nhiệt, rộn ràng cho đến lúc mặt trời ngã về chiều thì lễ hội Katê trên
các đền, tháp Chăm kết thúc. Nếu như Katê ở đền, tháp nặng về phần lễ, thì Katê
ở làng phần lễ đơn giản, còn phần hội đóng vai trò quan trọng. Phần hội thường được tổ chức ở các nhà văn hóa làng, sân vận
động. Ở huyện Ninh Phước, trong ngày đầu tiên của lễ hội, các trò chơi dân gian
như hát múa tập thể, bóng đá, bóng chuyền, thi đội nước thường được diễn ra tại
sân vận động thôn Hữu Đức và thôn Mỹ Nghiệp
Tại các làng Chăm các trò chơi
như: thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ... diễn ra tại sân vận động thôn Hữu
Đức thu hút đông đảo người dân tham dự [PL4, ảnh 2]. Đặc biệt là du khách trong
và ngoài nước, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng,... đến tham quan,
tìm hiểu, nghiên cứu, hòa vào trong không khí của ngày hội, làm cho lễ hội càng
thêm sức hút mãnh liệt đối với mỗi người dân nơi đây.
2.1.2. Ý nghĩa và giá
trị của lễ hội Katê
Trong lễ hội Katê cuộc sống
thường ngày của người dân được tái hiện dưới hình thức các trò diễn. Các vị
thần linh luôn tồn tại trong đời sống và sẽ trở về trong tiềm thức của họ vào
những dịp lễ hội diễn ra, khiến cho lễ hội được tồn tại với những lễ nghi ít
nhiều có tính chất huyền ảo, sức cảm hóa của không gian và thời gian thiêng
được nhân lên gấp bội. Hội là dịp để mọi người được hóa thân, nhập cuộc và tham
gia sáng tạo cũng như thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật mang tính chất
dân gian kết hợp với những yếu tố hiện đại. Do đó, lễ hội Katê đã góp phần tác
động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống tâm linh, đến việc hun đúc tâm hồn tính
cách của mỗi con người dân tộc Chăm.
Lễ hội Katê cũng như những lễ hội
truyền thống khác là sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân được
hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện thể hiện
truyền thống quý báo của cộng đồng dân tộc Chăm, tôn vinh những hình tượng thiêng,
được định danh là những vị “thần” những người có thật trong lịch sử dân tộc.
Hình tượng các vị thần đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là
những người có công khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp cho dân làng;
những người chống chọi với thiên tai; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối
cuộc sống nơi trần gian, giúp con người lương thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh
phúc…đồng thời, lễ hội Katê cũng là dịp để đồng bào dân tộc Chăm tưởng nhớ đến
tổ tiên, ông bà và đã phù hộ độ trì cho dân làng trong suốt năm qua, để con
người trở về với cội nguồn tự nhiên hay cội nguồn của dân tộc đều đó có ý nghĩa
thiêng liêng trong tâm trí con người. Lễ hội Katê với những nghi lễ tâm linh,
thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của cộng đồng dân tộc Chăm với các vị thần
cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh
khỏe, bình yên, ấm no và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, lễ hội diễn ra ở các
làng Chăm nó thể hiện được sức mạnh cộng đồng làng xã và địa phương. Họ thờ chung
vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, cuộc sống ấm no hạnh
phúc. Lễ hội là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân và mọi cộng đồng dân tộc Chăm tham gia, là
hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết gìn giữ, kế thừa và
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách
riêng, kết hợp yếu tố tâm linh, đua tài, giải trí,... là dịp để người Chăm được
giải tỏa, dãi bày những phiền muộn, lo âu với các vị thần linh, mong được các
vị thần linh, ông bà, tổ tiên giúp đỡ chở che vượt qua những thử thách, khó
khăn cuộc sống thường ngày.
2.2. Thực trạng quản lý
hoạt động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Katê)
2.2.1. Công tác quản
lý và bảo tồn các di tích đền, tháp nơi tổ chức lễ hội Katê
Lễ hội truyền thống ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tinh thần, trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Đồng thời, lễ hội đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã
hội từng địa phương. Do đó, việc tăng cường hiệu lực quản lý lễ hội truyền
thống dựa trên các quy định của Hiến pháp, các văn bản Nghị định, Chế tài, các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch nhằm bảo đảm quyền tự do sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của
nhân dân, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, phát huy các giá trị di sản văn
hóa dân tộc. Đưa các hoạt động đi vào nề nếp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn
hóa, tín ngưỡng của nhân dân thêm đa dạng, phong phú, vui tươi, lành mạnh trên
cơ sở đó góp thêm tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng của người dân.
Di tích các đền, tháp Chăm là không gian tổ
chức lễ hội, nội dung của các đền, tháp chính là nội dung của lễ hội và lý do
tồn tại lễ hội. Vì thế trong những năm qua, các ngành, các cấp đã tích cực chỉ
đạo công tác quản lý, trùng tu và tôn tạo các di tích đền, tháp nơi tổ chức các
lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng. Các cơ
quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều chính sách, dự án trùng
tu, sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đền, tháp. Những dự án cụ thể
này một mặt đã góp phần bảo tồn các di tích đền, tháp mặt khác tạo điều kiện
trong việc quảng bá, phát triển du lịch tại Ninh Thuận. Các dự án đã được triển
khai cho đến nay bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, đảm bảo mọi điều kiện tốt
nhất để lễ hội hằng năm được tổ chức trang trọng, thành kính, cụ thể như:
Tháp Pô Klong Girai là công trình
Kiến trúc nghệ thuật được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) công nhận di tích cấp Quốc gia năm 1979. Hiện nay, Tháp được Bảo tàng
tỉnh Ninh Thuận quản lý, là địa điểm tổ chức lễ hội Katê của cộng đồng người
Chăm. Năm 1981 thực hiện các Nghị định ký giữa Bộ Văn hóa nước ta với Bộ Văn
hóa nước Ba Lan. Tháp liên tục được trùng tu và sửa chữa với nhiều hạng mục, Bộ
Văn hóa nước Ba Lan đưa nhiều chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, các công trình sư,
kỹ sư chuyên ngành, đầu tư kỹ thuật và máy móc hiện đại phối hợp với Sở Văn hóa
Thông tin Thuận Hải (Sở Văn hóa Thông tin Ninh Thuận cũ) tiến hành nhiều đợt
trùng tu, tu sửa lớn về vật tư, hàng trăm bản vẽ thiết kế gia cố, phục hồi. Gần
15.000 viên gạch phục chế, 500 họa tiết trang trí bằng gốm, gần 30 chi tiết
điêu khắc được thay thế với tổng kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng. Năm 1995,
bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp của Bộ Văn hóa và Thông tin, đầu tư 200
triệu đồng tiến hành khôi phục 08 km bức tường cổ bao quanh cụm tháp [9, tr.2].
Năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã
phê duyệt dự án xây dựng Cụm Văn hóa – Du lịch Pô Klong Girai. Dự án này được
thực hiện trên diện tích gần 10ha phía dưới chân đồi Trầu với vốn đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia gần 11 tỉ
đồng. Sau một thời gian thi công, Cụm Văn hóa – Du lịch Pô Klong Girai đã được
hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2006. Các hạng mục chính
của dự án bao gồm khu nhà trưng bày, giới thiệu văn hóa Chăm, khu nhà nghỉ, khu
sân – công viên cây xanh và khu kinh doanh dịch vụ…. [8, tr.3]. Các công trình này đến nay được Bảo
tàng tỉnh khai thác làm điểm đến du lịch mang lại nguồn thu đáng kể cho địa
phương. Tất cả các công trình đó có vai trò quan trọng, không chỉ phục
vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân, nơi quan trọng tổ chức lễ hội
Katê, mà còn là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, góp phần phát
triển du lịch văn hóa ở địa phương.
Tháp Pô Rôme là công trình Kiến
trúc nghệ thuật được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) công nhận di tích cấp Quốc gia năm 1992. Hiện nay Tháp được Bảo tàng tỉnh
Ninh Thuận quản lý, là địa điểm thứ hai để cộng đồng Chăm tổ chức lễ hội Katê.
Năm 2008, bằng nguồn kinh phí địa phương UBND tỉnh Ninh Thuận cấp cho Bảo tàng
tỉnh tiến hành trùng tu, sửa chữa, phục dựng một số hạng mục bên trong tháp
như: sửa chữa miếu Bà, phục chế tượng Pô
Thanh Chil, Pô Thanh Chan và bò thần Nadin với tổng số tiền 350 triệu đồng [9,
tr.4]. Năm 2012, để phát huy các giá trị di
tích và chống xuống cấp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư 25 tỉ đồng theo
nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia để trùng tu và sửa chữa Tháp, xây dựng
một số hạng mục công trình dân dụng như khu vực bãi để xe, nhà vệ sinh, khu nhà
trưng bày, nhà bảo vệ, đường đi lên tháp với tổng diện tích là 5 ha [9, tr.4].
Công trình không những góp phần quan trọng phục vụ nhân dân trong các lễ hội
của người Chăm, mà đây cũng là một điểm du lịch mới cần được Nhà nước quan tâm
khai thác góp phần phát triển du lịch ở địa phương trong tương lai.
Cả 2 Tháp
đến nay gần như đã hoàn thiện trùng tu về mặt kiến trúc, về kết cấu cơ sở hạ
tầng, các công trình này không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng dân
tộc Chăm. Đây còn là 2 địa điểm có thể được xem là nơi có nhiều tiềm năng lớn
phát triển du lịch Ninh Thuận trong trương lai. Mỗi Tháp có một Ban Phong tục
riêng, Ban phong tục là những người trực tiếp đứng ra thực hành các nghi lễ trong
các lễ hội của người Chăm. Ban Phong tục là những người trong Hội đồng chức sắc
Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận. HĐCS (nhớ đưa vào bảng kê
chữ viết tắt) Chăm ra đời nhằm
đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các chức sắc và tín đồ người Chăm ở Ninh
Thuận, họ thay mặt những người Chăm bảo vệ quyền lợi của đồng bào dân tộc mình,
tổ chức và điều hành các nghi lễ cúng tại các đền, tháp.
Ngoài 2 Tháp Chăm, đền Pô Inư
Nưgar là địa điểm thứ ba để cộng đồng Chăm tổ chức lễ hội Katê, là Kiến trúc
tôn giáo tín ngưỡng được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận công nhận di tích cấp
tỉnh vào năm 1999. Hiện nay Đền do chính quyền địa phương quản lý (UBND xã
Phước Hữu). Cũng như ở 2 Tháp, Đền cũng có một Ban Phong tục, nhiệm vụ của Ban
Phong tục chăm lo tổ chức các lễ hội của người Chăm. Năm 2008, bằng nguồn kinh
phí của địa phương đóng góp Ban quản lý Đền tiến hành tu sửa và xây dựng một số
hạng mục như thay rui, lách, ngói, sửa
tường, bắt điện, xây cổng, xây tường thành, lót sân với tổng kinh phí sửa chữa
1,2 tỉ đồng [9, tr.4]. Năm 2012, Ban quản lý Đền xin UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí trùng tu, sửa chữa một số
hạng mục công trình hiện đang bị xuống cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài
chính xem xét cân đối ngân sách cấp 1,8 tỷ trong năm 2013 [9,tr.5].
2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội
Katê
Công tác tuyên truyền phổ biến
các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội Katê: trong những năm qua, công tác quản
lý lễ hội luôn được Nhà nước và chính quyền địa phương từ Trung ương đến tỉnh
và cấp cơ sở quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương đã tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn
bản pháp quy, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, lễ hội trên hệ thống loa truyền thanh của các xã qua
hướng dẫn nghiệp vụ của Sở VHTTDL và Phòng VHTT huyện Ninh Phước. Cổ động trực
quan như: panô, áp phích, băng rôn, khẩu
hiệu. Đặc biệt là Quy chế tổ chức lễ hội và Quyết định số 103/2009 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 23/8/2009, Luật Di sản văn hóa, đảm bảo
phần lễ được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống, phần hội vui tươi, lành
mạnh, trong đó có sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo sự
phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia, góp
phần phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu của người Chăm nói chung
và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
Nhờ làm tốt công tác triển khai
phổ biến kịp thời các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đến các cơ quan đoàn thể và nhân dân địa phương nên công tác tổ chức
và quản lý lễ hội trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Lễ hội
đã chấp hành theo Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về
báo cáo lễ hội; thành lập Ban tổ chức, điều hành theo chương trình đã được xin
phép với cơ cấu thành phần quy định của Sở VHTTDL hướng dẫn. Một trong những
chủ trương có ý nghĩa quyết định và là kim chỉ nam cho hoạt động này là Nghị
quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” và gần nhất là Nghị quyết số 33 về “Xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị
quyết xác định vai trò của văn hóa, mục tiêu của việc bảo tồn di sản văn hóa và
trách nhiệm của các cấp trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa là mục tiêu
hàng đầu. Ngoài ra, Chính phủ và các ban, ngành ở Trung ương còn ban hành các văn
bản khác để các cấp, các ngành thực hiện như: Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày
27/7/2011 về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam đến 2020”.
Thực hiện các chủ trương của Đảng
và Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành các Chương
trình hành động, các Kế hoạch để chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa ở
Ninh Thuận, cụ thể như: năm 2011 Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động về
“Phát triển văn hóa, thể thao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”;
năm 2015 ban hành Chương trình hành động số 383-Ctr/TU về “Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”; Kế hoạch số 5755/KH-UBND tỉnh Ninh Thuận thực hiện Chương trình hành
động của Tỉnh ủy. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tham mưu cho Tỉnh ủy,
UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến phát triển văn hóa ở
Ninh Thuận như: năm 2015 xây dựng Kế hoạch số 4273/KH-UBND về “Phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn
mới”; Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về “Thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; Kế hoạch 3738/KH-SVHTTDL về triển
khai Kế hoạch số 5755/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận về “Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”. Từ năm 2012 đến năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc triển khai phổ
biến các văn bản Nhà nước liên quan đến hoạt động lễ hội bằng nhiều hình thức
như: mở các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn cho Cán bộ văn hóa xã hội về “Hướng
dẫn việc cưới, việc tang và lễ hội”; phát hành nhiều tài liệu “Hướng dẫn việc
cưới, việc tang và lễ hội” đến cán bộ địa phương và nhân dân, các quy định của
Nhà nước về thực hiện công tác quản lý nhà nước về việc cưới, việc tang và lễ
hội ở địa phương mình một cách hiệu quả.
Có thể thấy những văn bản pháp
quy của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo cơ sở pháp lý cho công
tác quản lý văn hóa nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng; Cụ thể hóa những
nội dung của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V khóa
VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” và Nghị quyết số 33 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã trở thành công cụ đòn bảy
cho hoạt động quản lý văn hóa, thể thao và du lịch nói chung và lễ hội truyền
thống nói riêng.
Công tác quản lý các nguồn lực
nơi tổ chức lễ hội Katê: tại các đền, tháp nơi diễn ra lễ hội có hai loại nhân
lực được quản lý như nguồn nhân lực tại chỗ đó là cư dân địa phương thường xuyên
tham gia lễ hội và các hoạt động dịch vụ có liên quan trong phạm vi ảnh hưởng
của các đền, tháp và nguồn nhân lực vãng lai gồm các đối tượng lao động không
cố định như những người bán hàng rong… Ban tổ chức ở mỗi đền, tháp đã có phương
án để quản lý tốt hai nguồn nhân lực này. Đối với nguồn nhân lực tại Ban tổ
chức bố trí lực lượng Công an địa phương ở từng khu vực để xử lý kịp thời khi
có các sự cố xảy ra. Đối với nguồn nhân lực vãng lai từ nơi khác đến tham gia
vào hoạt động lễ hội, Ban tổ chức đã có những biện pháp kiểm soát hạn chế không
để các cá nhân lợi dụng lễ hội hoạt động bán hàng rong.
Quản lý nguồn tài chính: hiện nay
ở 3 đền, tháp chỉ có tháp Pô Klong Girai có các nguồn thu từ bán vé, bán hàng
lưu niệm,… và nguồn thu từ công đức của du khách tham dự lễ hội. Tất cả các
nguồn thu này Bảo tàng tỉnh đóng góp vào ngân sách địa phương, trích lại 30% để
chi cho các hoạt động nghiệp vụ tại Tháp. Tháp Pô Rôme và đền Pô Inư Nưgar hiện
nay chưa có các hoạt động dịch vụ, nên chưa có nguồn thu. Kinh phí tổ chức lễ
hội chủ yếu do Hội đồng chức sắc Chăm và Ban phong tục ở 3 đền, tháp vận động
từ nhân dân, các mạnh thường quân là con em của cộng đồng địa phương đang làm
việc, sinh sống trong và ngoài nước hỗ trợ là chính. Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh hỗ trợ từ 10 đến 20 triệu đồng từ nguồn kinh
phí thường xuyên cho Hội đồng chức sắc và Ban Phong tục tại 3 đền, tháp để tổ
chức lễ hội.
Công tác quản lý dịch vụ, vệ sinh
môi trường, trật tự công cộng: hoạt động dịch vụ - du lịch phục vụ lễ hội Katê
luôn được quan tâm như đối với các cơ sở dịch vụ bán hàng và các dịch vụ trông
giữ các phương tiện giao thông Ban tổ chức phối hợp với Công an địa phương trực
tiếp quản lý và kiểm tra thường xuyên. Xây dựng các phương án để tăng cường quản
lý, hướng dẫn cho các đối tượng tham gia các dịch vụ bán hàng tại khu vực đền,
tháp. Tăng cường kiểm tra, giám sát không để xảy ra tình trạng lấn chiếm lề
đường gây ùn tắc giao thông. Tổ chức các điểm trông giữ các phương tiện giao
thông, hạn chế các hộ dân mở các điểm trông xe tự phát. Tổ chức tuyên truyền vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các thôn, xã, phường, thị trấn góp phần nâng cao
nhận thức cho người dân về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm tránh không
để xảy ra các trường hợp đáng tiết cho người dân và du khách tham gia hoạt động
lễ hội. Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn du khách, nhân dân, các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động buôn bán xả rác đúng nơi quy định; bố trí thùng rác và nhắc
nhở người dân và du khách có ý thức bảo vệ môi trường. Xây dựng các phương án
đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình lễ hội diễn ra với phương châm an
toàn về người, tài sản; Quy định và hướng dẫn hoạt động giao thông trong khu
vực tổ chức lễ hội. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về an ninh trật tự trong những
ngày diễn ra lễ hội.
Công tác tổ chức kiểm tra, giám
sát trong quá trình tổ chức lễ hội Katê:
Ban tổ chức các đền, tháp phối
hợp chặt chẽ với Công an địa phương đảm bảo công tác an ninh trật tự an toàn xã
hội, duy trì nội quy tổ chức lễ hội tại các đền, tháp, các xã, phường trước,
trong và sau thời gian diễn ra lễ hội. Đặc biệt tăng cường kiểm tra tại 3 đền,
tháp bố trí lực lượng tiến hành kiểm tra, xử lý và kịp thời ngăn chặn các hành
vi vi phạm gây mất trật tự. Theo kết quả khảo sát người dân và khách du lịch
tham dự lễ hội Katê trong những năm qua cho thấy các hiện tượng tiêu cực như:
mất cấp tài sản, người ăn xin, chèo kéo khách, bán hàng rong đã giảm đáng kể
[PL3, bảng hỏi 3.2].
2.2.3. Công tác bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội Katê
Thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá
VIII) của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; Nghị định số
05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quết 33 –NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”. Trong những năm qua Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp triển khai thực
hiện một số hoạt động bảo tồn nhằm nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thông qua đó, đáp ứng ngày
một tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát
triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh ngày một bền vững.
Ở góc độ quản lý nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội
truyền thống ở Ninh Thuận nói chung và lễ hội Katê của người Chăm nói riêng.
Đặc biệt từ khi Luật Di sản năm 2001 ra đời, cho đến nay Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bảo tàng tỉnh, Trung tâm nghiên cứu
văn hóa Chăm tiến hành công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể của đồng bào dân tộc Chăm như: bảo tồn các làn điệu dân ca Chăm, các nhạc
cụ truyền thống, trang phục truyền thống và các lễ hội truyền thống của đồng
bào dân tộc Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
nói chung. Từ năm 2002 đến nay Bảo tàng tỉnh và Trung tâm nghiên cứu văn hóa
Chăm tiến thực hiện công tác bảo tồn bằng nhiều hình thức như: lập Đề án bảo tồn
các trang phục truyền thống trong các lễ hội của người Chăm, mà đặc biệt là các
trang phục; các nhạc cụ truyền thống sử dụng trong lễ hội Katê. Hiện nay đang
được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm,
đây là một trong những di sản văn hóa vật thể của cộng đồng người Chăm cần được
bảo tồn và gìn giữ trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/6/2010 của Bộ
VHTTDL về việc “Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản
văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”.
Hằng năm, Phòng Di sản văn hóa tiến hành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi
vật thể trên địa bàn tỉnh nói chung và lễ hội Katê nói riêng đã được phát huy
hiệu quả. Trích kinh phí từ 20 - 30 triệu đồng thực hiện công tác kiểm kê này
và thường xuyên báo cáo với Bộ VHTTDL vào cuối năm. Năm 2013 Sở VHTTDL phối hợp
Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiến hành công tác kiểm kê lễ hội Katê trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Mục đích chính khảo sát và đánh giá thực trạng của lễ
hội Katê tại các địa vực cư trú của cộng đồng người Chăm trong phạm vi tỉnh
Ninh Thuận, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội Katê. Bước
đầu, tập hợp một cách có hệ thống những dữ liệu cụ thể do cộng đồng cung cấp,
để đánh giá thực trạng hiện tồn của cơ sở vật chất cũng như sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng, liên quan trực tiếp đến lễ hội Katê; từ đó, có kế hoạch tiếp tục
triển khai hoạt động sưu tầm, bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa lễ hội
Katê. Thu thập các cứ liệu khoa học theo tiêu chí của Bộ VHTTDL đặt ra để phục
vụ công tác xây dựng hồ sơ phi vật thể cấp quốc gia và tiến tới chuẩn bị cho
việc xây dựng hồ sơ, trình UNESCO công nhận “Lễ hội Katê của người Chăm” là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Năm 2014 Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch ban hành Kế hoạch số 1669/KH-SVHTTDL lập hồ sơ “Lễ hội Katê của
người Chăm tỉnh Ninh Thuận” đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp
Quốc gia. Phòng Di sản văn hóa phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Chăm và Bảo
tàng tỉnh, sau một năm thực hiện đến thời điểm này công tác lập hồ sơ gần như
đã hoàn thành. Sở VHTTDL đã hoàn chỉnh các văn pháp quy tham mưu UBND tỉnh Ninh
Thuận trình Bộ VHTTDL công nhận “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận”
đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Năm 2015, lãnh đạo
UBND tỉnh Ninh Thuận cùng với lãnh đạo Sở VHTTDL đã đăng ký làm việc Bộ VHTTDL
đề nghị Bộ VHTTDL, Ủy Ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho phép đăng ký và hướng
dẫn việc lập hồ sơ khoa học lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận vào danh
mục Di sản văn hóa, đề nghị Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc
thế giới (UNESCO) công nhận lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được Bộ VHTTDL đồng ý chủ
trương này.
Lễ hội là nơi chứa đựng và truyền
trải nhiều loại hình văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của đồng bào dân
tộc Chăm. Trong đó, có nhiều thành tố của lễ hội Katê đã trở thành đặc trưng,
trở thành những di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng. Lễ hội Katê được hình
thành từ cộng đồng, xây dựng và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Do đó, lễ hội Katê là
kết tinh, tinh hoa về những tri thức của các thế hệ, từ quy trình tổ chức đến
nội dung và diễn biến của lễ hội, các nghi thức cúng thần linh. Những tri thức
về khai thác nguyên liệu từ tự nhiên để chế biến làm lễ vật, thức ăn tuyền
thống phục vụ lễ hội, những tri thức về ứng xử của người với cộng đồng, với môi
trường tự nhiên, các tri thức dân gian còn được thể hiện qua việc chế biến các
loại thức ăn truyền thống để phục vụ lễ hội. Qua hoạt động của lễ hội Katê, các
tri thức dân gian này được vận dụng, phát huy chức năng và giá trị, sẽ được các
thế hệ trước trao truyền cho các thế hệ sau bằng nhiều phương thức. Đồng thời,
được các thế hệ tiếp nhận, giữ gìn và tiếp tục lưu truyền cho con cháu sau này;
Các loại hình nghệ thuật dân gian: bao gồm trình diễn nhạc cụ, múa Chăm được
người dân sáng tạo ra để phục nhu cầu hưởng thụ của họ. Cách trình diễn các
nhạc cụ Chăm như: trống paranưng, kèn Saranai. Đặc biệt là các điệu Siva, múa
thiêng của Bà bóng, các loại hình nghệ thuật này được trình diễn lần lượt trong
các nghi lễ cúng thần linh, trong các hoạt động vui chơi hội của cộng đồng. Nếu
không có lễ hội Katê, một số loại hình âm nhạc dân gian sẽ không có điều kiện
để thể hiện, tuyền tải, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại của nó. Do đó việc tổ
chức hoạt động lễ hội sẽ tạo điều kiện để các loại hình nghệ thuật trình diễn
dân gian này có điều kiện phát huy một cách tốt nhất.
Các giá trị văn hóa ứng xử cộng
đồng: lễ hội Katê là sinh hoạt mang tính cộng đồng, mỗi người khi đến với lễ
hội là đến với các sinh hoạt cộng đồng. Trải qua thời gian, những giá trị ứng
xử cộng đồng trong lễ hội đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu. Đó là sự kính
trọng của người dân đối với các vị thần linh, đối với các vị anh hùng đã có
công trong việc xây dựng xóm làng, đối với tổ tiên, đối với ông bà cha mẹ và
những người lớn tuổi trong làng, hay sự đối đãi, tiếp đón ân cần, hiếu khách
của người dân với khách mời. Lễ hội vừa có sự trang nghiêm cần thiết nhưng cũng
hết sức đầm ấm, vui vẻ; thông qua lễ hội Katê nhận thức của người dân về bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được nâng cao. Qua khảo sát thực tế ở
địa phương cho thấy ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của
người dân trong những năm qua ngày càng cao, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên,
thể hiện bằng hành động đóng góp công sức, vật lực cho lễ hội [74]. Nếu như
trong nữa cuối thế kỷ XX, thành phần tham gia sinh hoạt lễ hội Katê chủ yếu là
lứa tuổi cao niên, thì từ cuối thế kỷ XX (những năm 90) đến nay, thành phần
tham gia thực hành tín ngưỡng không chỉ dừng lại ở hội người cao tuổi mà còn mở
rộng đến lực lượng thanh niên, trai tráng trong làng [PL4, ảnh 8]. Riêng sinh
hoạt lễ hội đã được mở rộng ra nhiều lứa tuổi cả nam và nữ [PL4, ảnh 5,6],
[74].
2.2.4. Gắn kết lễ hội
Katê với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương
Lễ hội Katê nói riêng và các lễ
hội truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận nói chung có vai trò to lớn trong
việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Về mặt tinh thần, lễ
hội tạo niềm tin và động lực để người dân hăng say lao động sản xuất, tăng thu
nhập cho bản thân và gia đình. Một mặt nào đó, lễ hội và du lịch là hai lĩnh
vực có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Lễ hội Katê là một trong
những điểm đến mà du khách tìm đến vừa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu. Mặc khác, phát triển du lịch sẽ góp phần duy trì,
bảo tồn lễ hội đạt kết quả cao. Lễ hội Katê có sức hấp dẫn và mang một giá trị
riêng, một sắc thái riêng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, du lịch
được đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển với hệ thống đền,
tháp và các di tích văn hóa Chăm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
và phát triển các loại hình tour du lịch tham quan, tín ngưỡng.
Những năm
đầu sau khi tái lập tỉnh (4/1992), trong điều kiện du lịch còn kém phát triển,
những lễ hội truyền thống của người Chăm, cũng như của các tộc người khác trong
tỉnh, gần như không được quan tâm chú ý trong việc gắn kết lễ hội để phát triển
du lịch. Mặc dù, từ tháng 8/1993, quần thể di tích tháp Pô Klong Girai, không
gian chính của lễ hội Katê giao cho Bảo tàng tỉnh quản lý và kinh doanh du
lịch. Tuy nhiên, việc này chủ yếu chỉ ở
khía cạnh bảo vệ và khai thác di tích, chứ (văn nói) chưa chú trọng nhiều đến vấn đề lễ
hội. Lúc này, ngành du lịch Ninh Thuận và những đơn vị khác chỉ tập trung chủ
yếu đưa khách đến các bãi biển (Ninh Chữ, Cà Ná…), các thắng cảnh tự nhiên hoặc
một số di tích lịch sử, văn hóa của người Việt, người Chăm, người Raglai… Việc
tìm đến với lễ hội của cộng đồng người Chăm để tham quan, du lịch có chăng chỉ
là từ sự tự phát của các du khách, song số lượng này không thống kê được và
nhìn chung cũng chưa đáng kể.
Đến những
năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trước sự yếu thế và khó cạnh tranh của sản
phẩm du lịch biển so với các địa phương lân cận (Khánh Hòa, Bình Thuận,…),
chính quyền và ngành du lịch Ninh Thuận bắt đầu có sự chuyển hướng sang việc xây
dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng của địa phương.
Kết quả là những giá trị văn hóa của cộng đồng người Chăm, mà lễ hội truyền
thống là một trong những yếu tố nổi bật nhất, trở thành một cơ sở quan trọng và
phù hợp. Điều này, một mặt xuất phát từ những điều kiện và thế mạnh vốn có của
tỉnh. Nhưng mặt khác cũng bắt nguồn từ nhu cầu của khách du lịch và thực tế
đang diễn ra khi ngày càng có nhiều người tự tìm đến để tham gia vào các lễ hội
của người Chăm địa phương. Sau nhiều năm, lễ
hội Katê được người Chăm trong tỉnh tự tổ chức tại tháp Pô Klong Girai và những
địa điểm khác, lần đầu tiên, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thương mại - Du lịch
Ninh Thuận, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng cục Du lịch và nhiều tỉnh
thành trong cả nước, đã cùng với cộng đồng này tổ chức Liên hoan văn hóa
Chăm – Lễ hội Katê 2000. Đây là một sự kiện rất đặc biệt có sự kết hợp giữa
lễ hội Katê qui mô lớn và rực rỡ nhất từ trước cho đến thời điểm đó, với một
liên hoan văn hóa nghệ thuật gồm nhiều loại hình và tiết mục truyền thống đa
dạng, đặc sắc của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và các cộng đồng người Chăm đến
từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mục đích trước hết của hoạt động này là nhằm
khắc họa và giới thiệu thật rõ nét các giá trị văn hóa nói chung, lễ hội Katê
nói riêng, của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận cũng như người Chăm ở Việt Nam.
Song song với đó, thông qua đây, chính quyền và ngành du lịch địa phương cũng
nhằm hướng đến mục tiêu thu hút du khách và xây dựng lễ hội Katê cùng các giá
trị văn hóa của người Chăm trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu
của mình.
Vì những yêu
cầu như vậy, trong dịp này, ngoài việc chăm lo công tác tổ chức sự kiện, các cơ
quan của tỉnh mà chủ yếu là Sở Thương mại – Du lịch và công ty Du lịch Ninh
Thuận, đã chủ động tiến hành nhiều biện pháp để quảng bá và thu hút du lịch. Cụ
thể, tỉnh đã cho phát hành 3.000 cuốn sách “Lễ hội Katê Chăm 2000” nhằm
giới thiệu một cách rộng rãi đến du khách và những người quan tâm. Trước ngày
diễn ra, chương trình lễ hội và các hoạt động cũng được thông báo rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh, và gửi trực tiếp đến
nhiều công ty du lịch lớn, nhỏ trên cả nước. Công tác chuẩn bị về cơ sở vật
chất, hạ tầng phục vụ du khách được thúc đẩy. Sau cùng, các đơn vị của tỉnh đã
phối hợp với nhiều công ty du lịch để đưa khách đến và đón tiếp một cách chu
đáo nhất trong những ngày lễ hội diễn ra. Lễ hội
Katê diễn ra với quy mô lớn, số du khách
đến tỉnh Ninh Thuận những ngày này ước lượng đạt khoảng 3.000 người. Con số này
thực sự không nhỏ trong tổng số 76.893 lượt khách (chiếm khoảng gần 4,0%) của
cả tỉnh trong năm này. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều khi
mà số khách du lịch đến với các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh năm 2000
chiếm tỉ lệ đến 42% trong tổng số 76.893 du khách, và cũng có sự tăng đột biến
lên hơn gấp đôi so với năm 1999 (76.893/38.255 lượt so với 32.292/14.256 lượt)
[13], trong khi năm 2001, tỉ lệ tăng so với năm 2000 lại không nhiều. Do đó,
việc nghĩ đến một kết quả mang tính đột biến cao hơn của lễ hội Katê là hoàn
toàn có cơ sở. Kể từ đây, cứ định
kỳ hàng năm, chính quyền và các cơ quan văn hóa, du lịch của tỉnh Ninh Thuận
lại phối hợp với cộng đồng người Chăm để tổ chức lễ hội Katê (đặc biệt là tại
tháp Pô Klong Girai) và mở rộng tổ chức
lễ hội Katê tại đền Pô Inư Nưgar và tháp Pô Rôme, đồng thời tiến hành các hoạt động thu hút và
khai thác du lịch. Liên tục trong gần 14 năm qua (2001 đến nay), việc quảng bá,
giới thiệu về lễ hội đã được thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu
là thông qua các bài viết, các chương trình trên những tạp chí du lịch, truyền
hình, Internet,… cũng như thông qua các ấn phẩm, tập gấp du lịch được ấn hành.
Năm 2007, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh đã tổ chức triển lãm nhiều
hình ảnh về lễ hội Katê và một số lễ hội khác của người Chăm địa phương (chiếm
phần lớn trong tổng số 32 hình ảnh về đời sống văn hóa Chăm được trưng bày)
nhân dịp Festival Ninh Thuận. Cùng trong năm, cơ quan này tiếp tục phối hợp với
nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Bửu để lần đầu tiên ấn hành tập bưu ảnh lễ hội (chủ
yếu là lễ hội Katê) của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nhằm phục vụ khách tham quan
du lịch. Ngoài ra, vào những ngày lễ hội diễn ra, ngành Du lịch Ninh Thuận và
các công ty, đơn vị du lịch khác trong và ngoài tỉnh cũng kết hợp đưa lễ hội
Katê vào những tour đã có của mình, hoặc thậm chí thiết kế lễ hội thành một
tour riêng để phục vụ và thu hút du khách.
Đặc biệt, để
góp phần khai thác du lịch lễ hội Katê một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn, năm
2004, dự án xây dựng Cụm Văn hóa – Du lịch Pô Klong Girai. Dự án này được thực
hiện trên diện tích gần 10ha phía dưới chân đồi Trầu. Sau một thời gian thi
công, Cụm Văn hóa – Du lịch Po Klong Girai đã được hoàn thành và chính thức đi
vào hoạt động vào đầu năm 2006. Cũng trong năm này, lễ hội Katê lại một lần nữa
được tổ chức với qui mô lớn không chỉ tại tháp Pô Klong Girai, mà còn cả ở đền
Pô Inư Nưgar (Hữu Đức) và tháp Pô Rôme (Hậu Sanh), trong không khí chung của Ngày
hội văn hóa Chăm 2006. Từ sau khi cụm du lịch văn hóa tháp Pô Klong Girai
ra đời lượng khách đến Ninh Thuận ngày càng tăng. Năm 2007, tỉnh Ninh Thuận
đăng cai tổ chức thành công sự kiện Festival Ninh Thuận, qua sự kiện này lượng
khách du lịch đến với Ninh Thuận từ 5.000 lượt khách năm 2006 tăng lên 8.000 lượt năm 2007 [Phụ lục 1, Bảng
1.3]. Ngoài ra, từ đó đến
nay, số lượng du khách đến với Ninh Thuận, đến với lễ hội Katê hàng năm cũng có
sự tăng lên và đạt được con số khá cao. Tổng lượt khách du lịch đến Ninh
Thuận giai đoạn 2005 - 2011 ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn
đạt 24,28%/năm; năm 2011 đạt 820.500 lượt khách [Phụ lục 2, Bảng 2.1]. Lượng
khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 có xu hướng tăng với
tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn đạt 28,05%/năm. Năm 2011 lượng khách quốc tế
đến Ninh Thuận đạt 62.150 lượt khách, chiếm 7,6% lượt khách du lịch đến Ninh
Thuận. Số ngày lưu trú của khách quốc tế ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2005 - 2011 đạt 6,12%/năm [Phụ lục
2, Bảng 2.2]. Khách nội địa cũng
tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2011 đạt 24%/năm. Năm
2011 lượng khách nội địa đạt 758.350 lượt khách, gấp 3,64 lần so với năm 2005 [Phụ lục 2, Bảng 2.3].
Năm 2012,
tỉnh Ninh Thuận đăng cai tổ chức sự kiện
“Ngày hội văn hóa các dân tộc Chăm tại Ninh Thuận năm 2012” diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận với sự tham gia của 6 tỉnh, thành (Phú
Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang và TP. HCM). Ngoài ra, còn có
các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL cũng tham gia tổ chức nhiều hoạt động chuyên
môn tại Ngày hội. Có rất nhiều hoạt động chuyên môn diễn ra trong Ngày hội gồm:
trang phục truyền thống dân tộc Chăm; thi đấu thể thao, giới thiệu văn hóa ẩm
thực; hội chợ triển lãm và giới thiệu sách, triển lãm đặc trưng văn hóa cộng
đồng các dân tộc Việt Nam; mở các cuộc hội thảo. Ngày hội diễn ra đúng vào dịp
lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm, đặc biệt lễ khai mạc được tổ chức ngay
đêm giao thừa (theo lịch Chăm). Trong dịp này UBND tỉnh Ninh Thuận hợp tác với
các hảng lữ hành, khách sạn, nhà hàng
trong việc đón tiếp các đoàn khách, xây dựng các tour du lịch với các điểm là
tháp Pô Klong Girai, đền Pô Inư Nưgar, làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc và
dệt Mỹ Nghiệp. Thông qua sự kiện này Ninh Thuận thu hút lượng khách du lịch lên
đến gần 10.000 lượt người trong năm 2012 [53,tr.18].
Phát triển du lịch còn có những
đóng góp tích cực trong việc quảng bá thương hiệu và văn hóa của tỉnh, đồng
thời góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân. Cùng với sự phát triển du lịch, doanh thu toàn
ngành du lịch ngày một tăng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2011 là
18,36%/năm và năm 2011 đạt 330 tỷ đồng. Năm 2011 du lịch đóng góp 6,72% trong
GDP của tỉnh [Phụ lục 2, Bảng 2.4]. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến
Ninh Thuận năm 2011 đạt 201.097 VNĐ/ngày (tương đương 9,71 USD/ngày) [53]. Do
đó việc duy trì gắn kết lễ hội Katê với du lịch sẽ tạo điều kiện thu hút khách
du lịch đến với địa phương, tạo điều kiện để phát triển du lịch, tạo doanh thu
từ các dịch vụ khác mà du khách mang lại, mang lại nguồn thu cho người dân địa
phương, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ những thực tế nêu trên, cho chúng ta thấy được
chính sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, đầu
tư tổ chức thành công các sự kiện du lịch gắn kết với lễ hội Katê diễn ra, là
một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nói chung và sự nổ lực
của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng đã góp phần giới thiệu hình
ảnh quê hương đất nước con người Ninh Thuận đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần phát triển kinh tế
xã hội.
2.3.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động lễ hội Katê
2.3.1. Những thành tích đạt được
Tổ chức lễ
hội tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và trùng tu các di tích đền,
tháp tránh xuống cấp của các di tích. Các chính sách từ Trung ương đến địa
phương những năm qua đã quan tâm đầu tư, tôn tạo một số hạng mục công trình tại
khu vực các đền, tháp Chăm nơi diễn ra các lễ hội quan trọng của đồng bào dân
tộc Chăm như: sửa chữa và phục dựng các tháp Chăm đang có nguy cơ xuống cấp,
đầu tư tôn tạo cảnh quan môi trường trong phạm vi khuôn viên tháp. Bên cạnh đó,
bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp của Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) và chính
quyền địa phương đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình dân dụng như: nhà
trưng bày, nhà bán vé, bán hàng lưu niệm, nhà trực bảo vệ, nhà
vệ sinh, căn tin, cổng chào và bãi đậu xe,… tất cả các công trình nêu trên có
vai trò quan trọng, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân
nơi quan trọng để tổ chức các lễ hội của người Chăm, mà còn là nơi thu hút
nhiều du khách trong và ngoài nước, đã góp phần phát triển văn hóa du lịch ở
Ninh Thuận trong những năm trở lại đây.
Do đặc thù
của lễ hội Katê không chỉ diễn ra một địa điểm, mà được tổ chức ở 3 nơi khác
nhau và cùng nhiều cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý. Nên công
tác quản lý nhà nước về lễ hội trong những năm đầu gặp rất nhiều khó khăn. Bởi
lẽ, đây là lễ hội của cộng đồng người Chăm, các di tích đền, tháp gắn với cộng
đồng người Chăm nhưng Nhà nước quản lý. Vì thế những năm đầu khi chia tách tỉnh
(năm 4/1992) các đền, tháp này giao cho Bảo tàng tỉnh quản lý. Từ năm 1992 đến
năm 1998 công tác quản lý lễ hội và các di tích đền, tháp gặp không ít khó
khăn. Do chưa được sự đồng thuận cao của những người có uy tín, những tri thức,
nhân hào sĩ tử trong cộng đồng người Chăm, nên công tác quản lý lễ hội diễn ra
còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm hướng dẫn của chính quyền địa
phương, các ngành, các cấp mà đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Bảo tàng tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh Phước. Những năm gần đây,
công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng đi vào nề nếp. Trước khi lễ hội
diễn ra có sự thống nhất các ý kiến giữa cơ quan quản lý và cộng đồng người
Chăm; thành lập Ban Tổ chức điều hành nên lễ hội được nâng tầm hơn so với trước
đây, phù hợp với kinh tế của địa phương. Lễ hội Katê được phục dựng theo hướng
bảo lưu các yếu tố tích cực của lễ hội truyền thống kết hợp với một số yếu tố
mới để phù hợp với yêu cầu của văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Tại Sân vận
động thôn Hữu Đức trong phần hội có nhiều trò chơi được tổ chức như: thi đá
bóng, đội nước, làm gốm, dệt vải. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng
phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân. Kết quả
hoạt động của lễ hội thời gian qua cho thấy, lễ hội đã phát huy được các tiềm
năng, thế mạnh của mình để phục vụ cho việc phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu
văn hóa tâm linh, giải trí của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Công tác triển khai các văn bản
Nhà nước được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai và cụ thể hóa có
hiệu quả như: các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Nghị quyết
Trung ương V khóa VIII và Nghị quyết 33); Quyết định 1270/QĐ-TTg; Thông tư
04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể hóa các Nghị
quyết, Quyết định và Thông tư nêu trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành
các Chương trình hành động, các Kế hoạch chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch triển khai công tác bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu
số ở Ninh Thuận. Bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm về trang
phục truyền thống, nhạc cụ, các làn điệu dân ca Chăm. Thông qua lễ hội Katê mà
các loại hình nghệ thuật dân gian, các giá trị văn hóa ứng xử cộng động, tri
thức dân gian và nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa tuyền thống ngày càng được nâng cao. Phối hợp với địa phương mở các lớp tập
huấn ngắn hạn hướng dẫn cán bộ địa phương về công tác quản lý lễ hội đạt hiệu
quả cao. Hằng năm, tổ chức nhiều đợt kiểm kê di sản văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật
Việt Nam tiến hành kiểm kê khoa học “Lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận”
mang lại nhiều kết quả nhất định để địa phương lấy đó làm cơ sở cho việc bảo
tồn các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong lễ hội Katê và xây
dựng hồ sơ khoa học “Lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận”. Hiện nay Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lập xong hồ sơ “Lễ hội Katê của người Chăm ở
Ninh Thuận” đang trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di sản văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia trong năm 2016.
Công tác chỉ
đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội đã được
chính quyền địa phương triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phong
phú đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước, góp phần giáo dục nhân dân địa
phương và du khách tham gia lễ hội chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế lễ hội; ý
thức giữ gìn tôn nghiêm nơi thờ tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự
công cộng; Đồng thời góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, giới thiệu các
giá trị của lễ hội. Công tác quản lý các nguồn lực nơi tổ chức lễ hội được nâng
cao. Đặc biệt là tại tháp Pô Klong Girai, nơi thu hút đông đảo du khách tham
quan, những năm trước thường xảy ra nhiều hiện tượng như: mấp cấp, bán hàng
rong, ăn xin, thanh niên địa phương tụ tập quậy phá. Tuy nhiên, những năm gần
đây đã giảm đáng kể. Không xảy ra hiện tượng đặt tiền lễ vào các vị thần, mà
được người dân và khách đặt vào thùng công đức đặt tại các đền, tháp. Tiền công
đức thu được ở 3 đền, tháp quản lý khá chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đúng mục đích,
đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả.
Công tác
quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng đã được đẩy mạnh, đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân và du khách về người, tài sản khi tham gia
lễ hội. Hằng năm trước khi lễ hội diễn ra, Thanh tra Sở VHTTDL phối hợp với các
ngành chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn
hóa trước trong và sau lễ hội, do đó các hiện tượng tiêu cực đã giảm xuống đáng
kể so với những năm về trước. Ban Tổ chức lễ hội đã xây dựng phương án để quản
lý bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội mang lại bầu không khí trong lành, linh
thiêng và tôn kính cho không gian lễ hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế
được nhiều tiêu cực xảy ra. Công tác quản lý các dịch vụ tại các đền, tháp hiện
nay cũng đang phát huy tác dụng. Đặc biệt tại tháp Pô Klong Girai, Bảo tàng
tỉnh mở nhiều dịch vụ dưới chân tháp để phục vụ khách du lịch tham quan lễ hội
như: dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, dịch vụ giữ xe,... mang lại nguồn thu
để hỗ trợ công tác tổ chức lễ hội, một phần đầu tư sửa chữa, xây dựng các hạng
mục nhỏ tại Tháp như: xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo cảnh quan dưới chân tháp.
Trong những năm gần đây, được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm
coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương nên tạo mọi điều kiện cho ngành VHTTDL đăng cai tổ chức nhiều sự kiện
quan trọng như: “Liên hoan văn hóa Chăm – Lễ hội Katê năm 2000”, “Festival Ninh
Thuận năm 2007” và “Ngày hội văn hóa các dân tộc Chăm tại Ninh Thuận năm 2012”
vào đúng dịp lễ hội Katê diễn ra. Mục đích tổ chức các sự kiện này nhằm gắn kết
lễ hội với phát triển du lịch. Thông qua các sự kiện này Ninh Thuận đã thu hút
đông đảo lượng khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch,
tạo doanh thu từ các dịch vụ khác mà du lịch mang lại, mang lại nguồn thu cho
người dân địa phương, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh
Thuận.
Hằng năm,
trước khi lễ hội Katê diễn ra Lãnh đạo tỉnh phối hợp với một số Sở, ban ngành
có liên quan trực tiếp đi thăm hỏi “chúc mừng lễ hội Katê”, tặng quà cho các
gia đình cách mạng, đội ngũ nhân sĩ, trí thức người Chăm, những người trong Hội
đồng chức sắc Bàlamôn và cán bộ hưu trí. Mục đích của việc làm này nhằm để động
viên, thăm hỏi về mặt tinh thần, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước và chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, trước
khi lễ hội Katê diễn ra lãnh đạo địa phương hỗ trợ cho nhân dân nghèo ở các
thôn, để người dân được vui chơi Tết lành mạnh và tiết kiệm [Phụ lục 2, Bảng
hỏi 1].
Nhìn chung,
công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội của dân tộc Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng góp phần quan trọng
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể trong lễ hội Katê, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Thông
qua việc tổ chức lễ hội góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền
thống văn hóa đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Chăm, tổ chức lễ hội đã
tạo điều kiện tốt cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, đồng thời gắn kết lễ
hội hội với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa
phương trong tương lai gần.
2.3.2. Những hạn (chế) trong công tác quản
lý
Bên cạnh
những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội
Katê ở Ninh Thuận trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như:
Công tác đầu
tư, tôn tạo các di tích đền, tháp nơi tổ chức lễ hội Katê của các ngành các cấp
chưa thật sự quyết liệt. Cụ thể trong việc đầu tư kinh phí trùng tu, sửa chữa
một số hạng mục công trình tại các tháp Chăm còn dàn trải, không đầu tư một lúc
mà chia làm nhiều đợt, nên làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý và khai
thác các dịch vụ mang lại hiệu quả chưa cao. Tháp Pô Klong Girai tuy đã hoàn
thành các công trình phụ đưa vào sử dụng từ nhiều năm, Ban quản lý di tích mở
nhiều loại hình dịch vụ nhưng vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn về hiện vật trưng bày,
chưa thu hút người xem và đặt biệt là khách du lịch vào những ngày không có lễ
hội Katê diễn ra. Chưa có các hoạt động văn hóa văn nghệ mang tính đặc thù văn
hóa Chăm (ca –múa - nhạc). Việc đầu tư cải tạo cảnh quan dưới chân tháp, xây
dựng các công trình dân dụng như: nhà trưng bày, các dịch vụ khác tại tháp Pô
Rôme chưa phát huy hết hiệu quả, Nhà nước đầu tư 25 tỉ đồng để xây dựng công
trình. Đến nay công trình này đã hoàn thành, nhưng chưa đưa vào sử dụng, chưa
phát huy được các giá trị văn hóa tại tháp. Chưa bố trí nguồn nhân lực, các
trang thiết bị, hiện vật trưng bày. Ban quản lý được thành lập từ khi Tháp được
công nhận là di tích cấp Quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lý và trong coi các
hiện vật bên trong tháp chưa được chặt chẽ và chưa có sự phân công rõ ràng, nên
thường xảy ra tình trạng mất cấp hiện vật, nhưng khi hỏi tới thì không ai nhận
trách nhiệm về mình [Phụ lục 3, bảng hỏi 3.2]. Mặt khác, do vị trí Tháp ở cách
trung tâm thành phố hơn 20km về phía Nam, tuyến đường giao thông ít thuận lợi,
xây dựng tuor du lịch kết nối giữa Tháp với các điểm du lịch khác trên địa bàn
tỉnh khó khăn, nên hiện nay Tháp gần như đóng cửa chỉ phục vụ cho đồng bào dân
tộc Chăm tổ chức các lễ hội.
Chính quyền
địa phương chưa quan tâm đúng mức trong việc cấp kinh phí trùng tu, sửa chữa
các di tích cấp tỉnh. Một số di tích cấp tỉnh đang xuống cấp nặng như Đền Pô
Inư Nưgar, thôn Hữu Đức, là một trong những ngôi Đền quan trọng để đồng bào
Chăm tổ chức các lễ hội, nhưng đến nay chưa có kinh phí để trùng tu và sửa
chữa, Đền hiện đang xuống cấp nặng. UBND tỉnh giao Sở Tài chính cấp kinh phí từ
năm 2013, 2014 và đến năm 2015 nhưng vẫn chưa thực hiện. Thay mặt cho Hội đồng
chức chắc Chăm tỉnh Ninh Thuận, Cả sư Hán Đô có ý kiến nhiều lần trong các cuộc
họp Hội đồng Nhân dân và các cuộc họp do Sở VHTTDL tổ chức nhưng vẫn chưa được giải quyết. Người dân địa
phương rất hoan mang và có nhiều ý kiến cho rằng: “Nếu Nhà nước không hỗ trợ
kinh phí nên để địa phương vận động nhân dân địa phương đóng góp trùng tu và
sửa chữa Đền” [PL3, bảng hỏi 3.1]. Qua khảo sát thực tế ở các làng Chăm hiện
nay có rất nhiều di tích Đền, Nhà làng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí
có nhiều di tích này bị bỏ hoang. Đền và Nhà làng là nơi để cho đội ngũ Chức
sắc Chăm và các già làng tổ chức các nghi lễ hoặc để giao lưu học hỏi nhằm tạo
mối đoàn kết với nhau [75]. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước và chính quyền địa
phương chưa quan tâm đến vấn đề phục hồi các di tích này. Một phần do tỉnh
nghèo, tìm nguồn kinh phí để đầu tư sửa chữa không có.
Công tác
quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội còn nhiều bất cấp và hạn chế, cụ thể như:
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các quy
định về giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn chưa được
thường xuyên. Nạn xả rác và buôn bán hàng rong vẫn còn xảy ra
tại khu vực tháp Pô Klong Girai và sân vận động thôn Hữu Đức. Ý thức của người
dân và du khách tham gia lễ hội chưa thật sự cao, đặc biệt một số sinh viên ở
các trường đại học, cao đẳng khi nghiên cứu thực tế chưa nắm hết các nội quy,
quy tắc, các em có những hành động như: phỏng vấn, đi vào khu vực nơi Ban Phong
tục đang hành lễ. Một số thanh thiếu niên khắc tên mình trên các di tích, làm
ảnh hưởng xấu đến di tích. Công tác truyên truyền, phổ biến các văn bản pháp
luật về di sản văn hóa đến cộng đồng dân tộc tham gia bảo tồn các di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể chưa cao. Cụ thể như: tuyên truyền suông, tuyên
truyền không trọng tâm trọng điểm. Tuy có phát trên loa phóng thanh của các xã,
phường nhưng không có một hành động nào cụ thể nào, một phong trào nào để người
dân vận dụng vào thực tiễn. Hay nói đúng hơn “nói nhưng chưa đi đôi với làm”.
Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong ngành VHTTDL chưa đồng bộ, còn nhiều
chồng chéo và bất cập (giữa Phòng Di sản văn hóa với Bảo tàng tỉnh) trong việc
quản lý hoạt động lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh. Do yếu tố khách quan, Phòng Di
sản văn hóa thành lập muộn nên Sở VHTTDL giao công tác quản lý di sản văn hóa
cho Bảo tàng quản lý. Năm 2013 Phòng Di sản văn hóa ra đời theo Quyết định số
266/QĐ-SVHTTDL ngày 01/9/2013, tuy công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn
tỉnh đến nay đã được đưa về Phòng Di sản văn hóa quản lý nhưng vẫn còn nhiều
chồng chéo và bất cập như: triển khai các văn bản hướng dẫn đôi lúc còn bị
trùng lập, xử lý các vấn đề phát sinh xảy ra trong lễ hội chưa được cao. Công
tác bố trí sắp xếp nhân sự chưa phù hợp , đội ngũ cán bộ Phòng Di sản văn hóa
quá ít và trẻ, chưa đảm bảo so với yêu cầu nhiệm vụ được giao (hiện có 04 biên
chế) nhưng phải phụ trách một lượng công việc lớn.
Bảo tàng tỉnh thành lập vào tháng
4/1993, theo Quyết định số 350/QĐ-UB chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác
bảo tồn trên địa bàn tỉnh. Do chưa có trụ sở hoạt động nên Bảo tàng tỉnh thường
xuyên mượn các trụ sở tạm để làm việc. Hơn 13 năm thành lập, ngày 7/3/2006 Bảo
tàng tỉnh được chia tách thành 02 đơn vị Bảo tàng tỉnh và Ban quản lý di tích –
Danh thắng theo quyết định số 51/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến năm
2008, Ban quản lý danh thắng và Bảo tàng tỉnh lại được sát lập lại theo Quyết
định số 348/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh cho đến nay. Từ chỗ điều kiện cơ sở vật
chất hết sức khó khăn; tổ chức biên chế vừa thiếu vừa yếu chưa đáp ứng yêu cầu
công việc. Năm 2012, được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng
tỉnh với tổng kinh phí 40 tỷ đồng. Đến nay, Bảo tàng tỉnh đã đạt được nhiều
thành tựu trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh
như: siêu tầm hơn 38.884 hiện vật, với nhiều hiện vật quý, bao gồm nhiều chất
liệu, có giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa của cộng đồng người Chăm; nhiều
đề tài nghiên cứu về di sản văn hóa về người Chăm [79]. Hiện vật thì có nhiều
nhưng công tác trưng bày chưa phát huy hiệu quả, mỗi năm chỉ tổ chức trưng bày
từ 3 – 4 chuyên đề chủ yếu vào các ngày Lễ, Tết. Các hiện vật sau hết đợt trưng
bày thường mang vào kho bảo quản, các phòng trưng bày thường là bỏ trống. Lý
giải cho việc này theo Bà Lê Thị Tuyết Ánh – Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết:
“Do giảm đầu tư công của Chính phủ trong quá trình xây dựng Bảo tàng nên các
hạng mục đầu tư trang thiết bị trong phòng trưng bày bị cắt giảm. Hiện nay các
phòng trưng bày thường bỏ trống, hơn 38 ngàn hiện vật đem vào kho quản lý, khi
nào có đợt tổ chức trưng bày theo chuyên đề thì mới đem các hiện vật này
ra”[80]. Đội ngũ cán bộ Bảo tàng tuy đã được cải thiện so với trước đây, tuy
nhiên nghiệp vụ hướng dẫn, giới thiệu và hiểu biết về văn hóa Chăm còn nhiều
hạn chế, quá trình truyền đạt cho du khách hiểu về văn hóa Chăm không đủ. Đặc
biệt, trình độ ngoại ngữ nhân viên tại Tháp chưa đáp ứng được yêu cầu phiên
dịch cho du khách nước ngoài.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Ninh Phước là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện Ninh
Phước, nơi có nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm. Tuy nhiên,
đội ngũ cán bộ của Phòng quá ít (có 04 biên chế) chưa được đào tạo chuyên
ngành, đa số là cán bộ từ cơ sở đưa về, chưa có cán bộ trẻ quy hoạch đào tạo
dài hạn cho công tác quản lý lễ hội. Nên quá trình tập trung nghiên cứu, tìm
hiểu thực tế hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện chưa sâu. Ngoài ra
kiến thức về văn hóa truyền thống còn nhiều hạn chế, ý thức học hỏi, đi sâu
thực tiễn nghiên cứu chưa cao, ít đi thực tế cơ sở, không thu nhập được thông
tin phản đối từ cơ sở. Do vậy, việc tham gia quản lý văn hóa cơ sở luôn gặp
không ít hạn chế, thậm chí có phần sai lệch cả về nhận thức chuyên môn lẫn nhu
cầu của đời sống văn hóa cộng đồng [PL3, Bảng hỏi 3.2].
Cán bộ văn hóa xã, phường vừa
thiếu, vừa yếu. Phần lớn là cán bộ không chuyên ngành, không được huấn luyện,
không được đào tạo để quản lý để làm công tác lễ hội. Thậm chí có cán bộ làm
công tác lễ hội nhưng hiểu biết rất hạn chế về hoạt động, về đặc điểm và sự
hình thành của các lễ hội ở địa phương. Một số cán bộ chưa hiểu được hết chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình dẫn đến tình trạng quản lý và giải quyết
những vấn đề phát sinh trong lễ hội chưa thật sự hiệu quả [PL3, bảng hỏi 3.2].
Ban Phong tục 03 đền, tháp: chưa
thống nhất các ý kiến với Ban quản lý di tích 3 đền, tháp với Bảo tàng tỉnh.
Thậm chí một số ý kiến trong cộng đồng người Chăm cho rằng: “Không muốn lễ hội
của mình mà người khác quản lý”; nhiều dư luận trong đội ngũ trí thức trẻ người
Chăm trong và ngoài nước có ý kiến về việc Nhà nước quản lý tháp Pô Klong Girai
và tháp Pô Rôme như: “Nhà nước nên giao quyền quản lý các Tháp trên cho cộng
đồng người Chăm quản lý, không nên can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức lễ
hội cũng như việc bảo vệ các đền, tháp của người Chăm” [PL3, bảng hỏi 3.1].
Về phía cộng đồng: trong quá
trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay, sự biến
động về văn hóa để thích nghi trong quá trình hội nhập về phương diện này hay
phương diện khác là điều khó tránh khỏi. Sự thích nghi không phải lúc nào cũng
mang tính tích cực mà đôi khi nó còn làm cho con người “quên” đi nguồn cội,
“quên” đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình và người Chăm ở Ninh Thuận cũng
không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong quá trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại
giữa người Chăm với người Kinh và các dân tộc khác, hiện nay một bộ phận người
trẻ tuổi đã chuyển sang sử dụng những trang phục giống với người Kinh, ngày
càng có xu hướng sử dụng các trang phục âu hóa [PL4, ảnh 10, 11]. Một số vật
dụng và thức ăn mới, người Chăm đưa vào trong mâm quả dâng cùng các vị thần
như: chai lọ, bánh trái, rượu, bia kể cả hoa quả mới du nhập ở nước ngoài đã
làm mất đi tính linh thiêng của mâm quả dâng cúng trong lễ hội [PL4, ảnh
12,13]. Họ ít quan tâm tới việc chế biến các loại thức ăn truyền thống, mà chủ
yếu mua những lễ vật có sẳn bán trên thị trường để không mất thời gian và công
sức chế biến làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa vật chất trong lễ hội Katê [PL3,
bảng hỏi 3.1]. Qua khảo sát tại một số làng Chăm hiện nay cho thấy công tác bảo
tồn các nhạc cụ truyền thống vẫn chưa được quan tâm và chưa có phương án cụ thể
để truyền đạt cho thế hệ trẻ [75], không mấy quan tâm tới việc học cách sử dụng
nhạc cụ truyền thống, mà đa phần thích học các loại nhạc cụ du nhập từ nước
ngoài. Các nhạc cụ truyền thống này ngày càng bị mai một và có khả năng sẽ bị
mất đi trong tương lai. “Đây cũng là nỗi lo lắng của các cụ cao niên trong
làng, họ lo cho con cháu sau này không còn biết đến các nhạc cụ, trang phục,...
truyền thống của dân tộc mình, lo cho văn hóa người Chăm dần bị mai một và mất
dần trong tương lai” [PL3, bảng hỏi 3.3].
Công tác bảo tồn các di sản văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong cộng đồng người Chăm và cán bộ văn hóa
các cấp chưa cao. Đặc biệt là trong công tác siêu tầm, nghiên cứu, ghi chép về
lịch sử di tích văn hóa, tín ngưỡng cũng như diễn trình lễ hội Katê. Hầu hết
các cách thức, nội dung sinh hoạt nghi lễ và các hoạt động thực hành văn hóa
truyền thống nói chung (rước y trang, trò chơi dân gian...) gần như chỉ được
trao truyền, thực hành theo phương thức truyền khẩu [PL3, Bảng hỏi 3.1]; Tuy
cũng có một số chức sắc, tri thức và các bậc cao niên ở một số làng đã có
ghi chép, nhưng đa phần mang tính tự phát, theo nhận thức chủ quan cá nhân,
chưa được đưa ra trao đổi, bổ sung và phổ biến trong cộng đồng, dẫn đến sự rơi
rụng, mất mát nguồn văn hóa phi vật thể quý báu vốn đã được sáng tạo, thực hành
trong quá khứ, làm cho đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng hiện nay rơi vào
hoàn cảnh đơn điệu, chắp vá và mất đi bản sắc độc đáo, hấp dẫn vốn có của lễ
hội [PL3, Bảng hỏi 3.1]. Ý thức bảo tồn các hiện vật tại các đền, tháp Chăm của
chính quyền địa phương và nhân dân chưa cao. Nên thường xuyên xảy ra tình trạng
mất cấp các di sản bên trong tháp, đặc biệt tại tháp Pô Rôme từ năm 2011 đến
năm 2014 Tháp bị mất tượng Bia Than Can 02 lần (tượng nguyên góc và tượng được
phục chế lại) [9, tr.13].
Bên cạnh những lợi ích mà ngành du lịch mang lại cho địa phương, không tránh khỏi
những tác động tiêu cực như: Sự xuất hiện của những yếu tố mới mang tính
thực dụng, quảng cáo thương mại ô, dù che, băng rôn, khẩu hiệu tài trợ ở khu
vực tháp Pô Klong Girai đã làm giảm bớt tính thiêng của lễ hội. Một số khách du lịch khi đến tham quan
không nắm rõ những quy tắc và những điều cấm kỵ khi tham gia dự lễ đã có những
hành động thái hóa không phù hợp với không gian lễ hội. Khi được hỏi về người dân, đặc biệt là những người trong Hội đồng chức
sắc Chăm thì họ cho rằng: “Chúng tôi rất mừng vì nhờ Nhà nước đầu tư xây
dựng các tháp ngày càng khang trang, quan tâm cho cộng đồng chúng tôi tổ chức
lễ hội Katê ngày càng lớn. Tuy nhiên, hiện nay một số khách du lịch không hiểu
về quy tắc và những quy định của chúng tôi nên có những người đã có những thái
độ và cách ứng xử không đúng, chính quyền và địa phương cần tuyên truyền để du
khách nắm rõ các quy tắt khi chúng tôi đang thực hành các nghi lễ” [PL3, Bảng
hỏi 3.2]. Ý thức bảo vệ môi trường của du khách chưa cao, đội ngũ hướng dẫn
viên là những người ít nhiều hiểu biết về văn hóa Chăm và chưa thông thạo ngoại
ngữ hoặc được tập huấn về ý nghĩa của lễ hội, kỹ năng truyền đạt để du khách
trong và ngoài nước hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của lễ hội Katê chưa được
sâu. Đội ngũ nhân viên làm việc trong các
hoạt động du lịch chưa thật sự am hiểu về các quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử
với văn hóa của người Chăm [PL3, Bảng hỏi 3.2]. Công tác truyền truyền, giới
thiệu về hình ảnh về con người, văn hóa Chăm và lễ hội của người Chăm chưa thật
sự hiệu quả. Chưa kết hợp, liên kết với các tỉnh thành, các vùng lân cận đưa
khách về Ninh Thuận vào dịp diễn ra lễ hội và những ngày lễ hội không diễn ra.
Số lượng khách du lịch được phân tích trên chỉ tăng vào dịp tổ chức các sự kiện
gắn kết với lễ hội Katê, còn vào những năm khác thì lượng khách du lịch đến với
Ninh Thuận tăng không đáng kể. Đây là lễ hội mang cấp tỉnh nhưng chưa tích cực
huy động được các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào các hoạt động tuyên truyền,
phổ biến lễ hội. Đa phần kinh phí lấy từ các nguồn vận động của cộng đồng người
Chăm, Nhà nước hỗ trợ mỗi năm từ 10 -20 triệu đồng cho công tác tổ chức lễ hội
là quá ít. Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực cùng tham gia tổ chức và
quản lý lễ hội của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương chưa được tích
cực và phát huy hiệu quả.
2.3.3.
Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế
Tổ chức lễ hội Katê là thể hiện
khát vọng của đồng bào người Chăm, được sống hạnh phúc trong giao cảm xúc hướng
về cội nguồn. Đã thúc đẩy người dân tìm về lễ hội để xoa đi những khó khăn cuộc
sống lam lũ hằng ngày. Giúp khôi
phục loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống ở địa phương trong bối cảnh đang
cùng cả nước tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Đáp
ứng nguyện vọng, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa
phương, góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết cộng đồng và xây dựng nếp sống
văn hóa ở địa phương. Góp phần tác động phát triển kinh tế - xã hội địa phương,
góp phần quảng bá và xây dựng tính biểu tượng ở địa phương. Việc tổ chức và quản lý lễ hội giúp người dân hiểu biết và ý thức hơn về
việc giữ gìn di sản văn hóa địa phương. Lễ hội diễn ra thường xuyên là thể hiện
sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và chính quyền địa
phương. Sự chủ động tích cực và phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương, HĐCS
Chăm và Ban phong tục ở các đền, tháp Chăm. Sự năng động của cán bộ làm công
tác quản lý văn hóa các cấp như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Bảo tàng
tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh Phước, Ban Văn hóa xã hội các xã,
phường, thị trấn đã góp phần không nhỏ vào việc gia tăng tính đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung trong tổ chức lễ hội cho cán bộ và nhân dân, du
khách trong và ngoài nước tham dự một lễ hội thật sự đầy đủ và ý nghĩa.
Sự nỗ lực của các ngành, các cấp,
đặc biệt ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện
Ninh Phước trực tiếp hướng dẫn địa phương thực hiện tốt công tác giám sát, tham
mưu, tổ chức thực hiện và quản lý lễ hội trên địa bàn của mình. Nội dung lễ hội
được diễn ra theo đúng hướng, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống,
đảm bảo các quy định hiện hành phù hợp hài hòa với điều kiện thực tiễn và cuộc
sống hiện đại. Chương trình lễ hội ngày càng được bổ sung, hoàn thiện có sức
hấp dẫn, được quần chúng nhân dân và du khách tham gia hưởng ứng. Cơ sở hạ
tầng, vật chất tại các đền, tháp nơi tổ chức lễ hội đang được quan tâm đầu tư
nâng cao, quy hoạch và tổ chức quản lý các dịch vụ có tiến bộ.
Sự ổn định về an ninh – xã hội,
sự thành công trong xóa đói giảm nghèo của các ngành, các cấp và chính quyền
địa phương ở các làng Chăm tạo điều kiện cho nhân dân về vật chất cũng như tinh
thần, để người dân ở mọi tầng lớp trong xã hội tham gia lễ hội Katê một cách
phấn khởi. Công tác tuyên truyền, giáo dục vận động bà con, nhân dân tham gia
lễ hội an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh, giới thiệu
di tích, giới thiệu những giá trị văn hóa của địa phương góp phần nâng cao nhận
thức của nhân dân, du khách khi tham gia lễ hội. Nhận thức của người dân về
thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia lễ hội đã có chuyển biến tích cực trong
ý thức và hành động. Các hình thức tự quản của nhân dân và chính quyền địa
phương tham gia lễ hội đã làm thay đổi diện mạo của lễ hội truyền thống trên
địa bàn toàn tỉnh và đạt được các mục tiêu vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, hạn
chế được tiêu cực xảy ra trong lễ hội.
Mặc dù lễ hội Katê đã thành công
và đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên
nhân sau:
Do chính sách và chính quyền địa
phương chưa quan tâm đồng bộ đến công tác quản lý và chỉ đạo chưa thật sự quyết
liệt. Sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành còn thiếu chặt chẽ, phối hợp chưa
đồng bộ, thiếu kiên quyết xử lý các tiêu cực trong lễ hội. Công tác tuyên
truyền bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong lễ hội
Katê, giới thiệu về lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội còn đơn
điệu, chưa phong phú về nội dung và hình thức. Công tác thanh tra, kiểm tra tuy
đã được tiến hành thường xuyên trong lễ hội, song chưa xử lý nghiêm, chưa có
các chế tài để răn đe các hành vi vi phạm nên vẫn tái diễn ra hằng năm; Chưa
quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực
văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa xã hội ở các xã,
phường, thị trấn; chưa đầu tư trang thiết bị, con người,.. để phát huy giá trị
di tích. Chưa quan tâm việc đầu tư kinh phí trùng tu, tu bổ các di tích cấp
tỉnh, cụ thể là Đền Pô Inư Nưgar; chưa quan tâm trùng tu các Đền, Nhà làng ở
các làng Chăm đang bị phá hoại và có nguy cơ biến mất; công tác quảng bá văn
hóa – lễ hội của ngành VHTTDL chưa hiệu quả; tổ chức truyền dậy văn hóa truyền
thống, mở các lớp học, tổ chức sinh hoạt lễ hội, giáo dục thế hệ sau tuy có
nhưng chưa cao; chưa phát huy hết tác dụng của các ban ngành và địa phương.
Nhận thức của cộng đồng dân tộc Chăm và du khách tham gia lễ hội còn nhiều hạn
chế. Tuy đã được nâng lên trong thời gian qua song chưa thực sự văn minh còn
biểu hiện chen lấn, xô đẩy và vệ sinh môi trường; kinh phí đầu tư cho tổ chức
lễ hội còn hạn chế; Nhà nước và chính quyền địa phương chưa huy động nguồn xã
hội hóa từ các tổ chức, đoàn thể và cá nhân mà chủ yếu giao cho HĐCS Chăm tự lo
kinh phí từ việc xin hỗ trợ của con em địa phương.
Lễ hội Katê là lớn nhất, đặc sắc
nhất trong hệ thống lễ hội Chăm, chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu, đặc trưng
của cộng đồng dân tộc Chăm. Trãi qua quá trình
cư trú lâu dài, người Chăm đã giao thoa và tiếp biến văn hóa với nhiều cộng
đồng dân cư khác làm cho nền văn hóa của họ ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên dưới tác động của quá trình hội nhập, giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra
mạnh mẽ và nhanh chóng nên lễ hội Katê nói riêng, lễ hội của người Chăm nói
chung có nhiều biến đổi, làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến đổi, mai một những giá
trị văn hóa truyền thống Chăm. Đây là một nguy cơ ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa.
Dưới sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm trở lại đây, Nhà
nước đã ban hành Luật Di sản, Nghị định, các Nghị quyết của ban chấp hành Trung
ương Đảng, nhiều văn bản quy định trong quá trình tổ chức và quản lý lễ hội.
Đặc biệt, là có nhiều chính sách ưu tiên quá trình bảo tồn và phát huy lễ hội
truyền thống của người Chăm trong giai đoạn hiện nay. Sự phối hợp chặt chẽ giữa
các Sở, ban ngành và chính quyền địa phương với HĐCS Chăm tỉnh Ninh Thuận, Ban
phong tục trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Công tác bảo tồn các di tích đền, tháp được Nhà nước quan tâm đầu tư sửa
chữa nên đã dần được cải thiện về mặt kiến trúc cũng như kết cấu hạ tầng. Sự
năng động trong công tác tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp quy trong
việc cưới, việc tang và lễ hội của các cấp các ngành đã làm ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội
Katê. Sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương tổ chức các sự kiện
gắn kết lễ hội Katê với phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được còn thể hiện nhiều mặt hạn chế trong quá trình quản lý lễ hội của các
nhà quản lý và chính quyền địa phương như: chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu
tư trùng tu và sửa chữa một số di tích Đền, Nhà làng. Chưa đầu tư cơ sở trang
thiết bị tại tháp Pô Rôme; công tác quản lý lễ hội các các ngành, các cấp và
chính quyền địa phương chưa thật sự hiệu quả; công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể chưa tiến hành thường
xuyên; công tác gắn kết lễ hội Katê với phát triển du lịch tuy được được đầu tư
khai tác để phát triển chưa được liên tục. Để đạt được kết quả như trên, chính
nhờ sự nổ lực của các ngành, các cấp, đặc biệt ngành VHTTDL, Phòng VHTT huyện
Ninh Phước, Ban VHXH các xã, phường, Ban quản lý di tích, Ban Phong tục các
đền, tháp và Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn đã góp phần không nhỏ vào quá trình
quản lý, tổ chức lễ hội Katê một cách hiệu quả, đã mang lại cho cộng đồng người
Chăm, nhân dân và du khách trong và ngoài tỉnh tham dự một lễ hội thật sự đẩy
đủ và ý nghĩa.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI CHĂM Ở NINH THUẬN (QUA NGHIÊN CỨU LỄ HỘI KATÊ)
3.1. Một số quan điểm quản lý của Đảng và Nhà nước
đối với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa
3.1.1.
Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước
Nghị quyết số 33 Hội nghị lần thứ
9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đưa ra 5 quan
điểm về phát triển văn hóa như sau: [9, tr.3].
(1)
Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải
được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
(2)
Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
(3)
Phát triển văn hóa vì
sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong
xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối
sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung
thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
(4) Xây
dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng
đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu
tố văn hóa và
con người trong phát triển kinh tế.
(5) Xây
dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò
quan trọng [10].
Trong Nghị quyết số 33 Hội nghị
lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI còn xây dựng 04 nhiệm vụ trọng
tâm cần thực hiện để phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay như [9, tr.5,
tr.7]:
(1)
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa: Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng
trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và
toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ
chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học - nghệ thuật. Coi trọng xây dựng
văn hóa từ
trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Văn hóa, đạo
đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức Đảng,
Nhà nước, Đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng
đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan
trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng [10].
(2)
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước
về văn hóa:
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ
thể hóa các
quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa. Điều chỉnh và hoàn thiện
cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ
thuật. Bổ
sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong
kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có
chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp văn hóa. Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Tăng cường công tác thanh tra
văn hóa,
gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. sản phẩm lệch
lạc, thị hiếu tầm thường [10].
(3)
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa:
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán
bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Quan tâm xây
dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng
và quy mô đào tạo. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo
hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo
chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây
dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách
khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa. Có chính sách phát hiện,
bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp
đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù [10].
(4)
Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực
văn hóa:
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng
kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có
trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lễ hội
truyền thống cần bảo tồn, phát huy. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm
huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa. Xây
dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở
đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng
còn khó khăn [10].
Các quan điểm và nhiệm vụ của
Đảng và Nhà nước đưa ra nêu trên là một trong những quan điểm và nhiệm vụ đúng
đắn để các ngành, các cấp và chính quyền địa phương triển khai và vận dụng một
cách phù hợp và đúng đắn tùy theo hoàn cảnh và tình hình phát triển kinh tế xã
hội của từng địa phương mà thực hiện.
3.1.2. Văn bản quản lý nhà nước và các chính sách đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hóa từ
Trung ương
Các văn bản quản lý nhà nước, các
chính sách từ Trung ương liên quan đến việc quản lý nhà nước về lễ hội đã được
triển khai từ năm 1998 cho đến nay gồm nhiều văn bản, cụ thể như: Chỉ thị số 39
ngày 3/12/1998, của Thủ tướng Chính phủ; Luật Di sản văn hóa (2001) của nước
Cộng hòa xã hội Việt Nam; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính
phủ về ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng; Quy
chế tổ chức lễ hội (ban hành kèm theo Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ngày
23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin). Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL ngày
22/12/2015 của Bộ VHTTDL quy định về tổ chức lễ hội. Luật pháp và những văn bản
mang tính pháp quy nêu trên đã thể hiện rõ các mục tiêu quản lý nhà nước đối
với hoạt động lễ hội là duy trì nghiêm minh những điều khoản đã được ghi trong
Luật và các văn bản pháp quy liên quan và đang có hiệu lực như: thực hiện nếp
sống văn minh trong lễ hội; giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản lễ
hội; đảm bảo an ninh, trật tự công cộng và an toàn của người dân tham gia lễ
hội, chống lạm dụng tín ngưỡng vào các mục đích vụ lợi, tổ chức tốt các dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của du khách, đảm bảo tính minh bạch thu, chi , tiền công đức,
tài trợ trong hoạt động lễ hội; tuyên truyền trong lễ hội; bảo vệ môi trường,
an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông trong lễ hội; phát triển
hoạt động lễ hội với đa mục tiêu văn hóa xã hội – kinh tế.
Nghị quyết 33 Hội nghị lần thứ 9
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước” [10,tr.4] (Nghị quyết
33 không phải là văn bản quản lý nhà nước, quan điểm mình đã trình bày ở phần
trên rồi, phần này đưa ra phân tích việc thực hiện các văn bản của Chính phủ,
Bộ, Ngành, UBND tỉnh, Sở VHTTDL thôi) đã đưa ra các mục tiêu: xây dựng nền
văn hóa và
con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Và các mục tiêu cụ thể: hoàn
thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi
trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng
tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ
pháp luật. Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm
của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã
hội và đất nước; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp
với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính
trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và
mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây
dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố
thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách; Hoàn thiện thể chế, chế định
pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con
người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế; Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh
phát triển công
nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam; Từng bước thu
hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, các vùng miền và
các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội; Tiếp tục đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,
nghệ thuật, đất nước, con người, tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc. Phát triển du lịch trên cơ sở phát huy có hiệu quả giá trị của các lễ hội
là một định hướng phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển du lịch của
Đảng, Nhà nước và địa phương và xem đây là một chiến lược phát triển có tính
lâu dài.
Ngoài ra, còn có một số văn bản
quản lý nhà nước về lễ hội như : Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí
thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ
hội; Công văn số 556/BVHTTDL-VHCS của Bộ VHTTDL về việc Tăng cường chỉ đạo,
lãnh đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Nội dung chính của các văn bản nêu
trên về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ
hội với các nhiệm vụ trọng tâm như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đối
với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc quản lý và tổ chức lễ hội
của từng ngành, địa phương, cơ sở theo đúng quy định của pháp luật; thiết thực,
hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hoá
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn
hoá, tinh thần lành mạnh của nhân dân; Tổ chức lễ hội bảo đảm thiết thực, hiệu
quả và tiết kiệm; phù hợp với văn hoá truyền thống của dân tộc, phong tục, tập
quán của từng địa phương; Giảm tần suất, thời gian tổ chức, nhất là những lễ
hội có quy mô lớn. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các
nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện
quy hoạch, tổ chức lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng và các hoạt động vui chơi
giải trí trong lễ hội hợp lý, lành mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng lợi
dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín, dị đoan và
tổ chức các hoạt động trái pháp luật. Thực hiện nghiêm việc quản lý đốt hàng
mã; quản lý, sử dụng đồng tiền Việt Nam trong lễ hội theo đúng quy định của
pháp luật; khắc phục tình trạng đặt hòm công đức và đặt tiền lễ tuỳ tiện; quản
lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, phục vụ công tác bảo tồn, tôn
tạo, phát huy giá trị di tích và tổ chức lễ hội. Không lạm dụng truyền hình
trực tiếp để huy động tài trợ cho việc tổ chức lễ hội; Tăng cường các biện pháp
giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn
xã hội, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông; khắc phục, giải quyết dứt
điểm tình trạng ùn tắc giao thông; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cảnh
quan môi trường tại các lễ hội. Thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn
hoá, tín ngưỡng và lễ hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết
công khai giá dịch vụ; kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về
giá, phí dịch vụ, lệ phí, lưu hành ấn phẩm văn hoá trái phép; xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng
giá, ép giá [16].
Năm 2013, Viện văn hóa nghệ thuật
Việt Nam có văn bản số 124/VHNTVN, ngày 22/4/2013 phối hợp với Sở văn hóa, Thể
thao và Du lịch thực hiện “Công tác kiểm kê lễ hội Katê trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận” [74]. Nội dung công tác kiểm kê này với mục đích chính là khảo sát, đánh
giá thực trạng của lễ hội Katê tại các địa vực cư trú của cộng đồng người
Chăm trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
của lễ hội Katê. Bước đầu, tập hợp một cách có hệ thống những dữ liệu cụ thể do
cộng đồng cung cấp, để đánh giá thực trạng hiện tồn của cơ sở vật chất cũng như
sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - liên quan trực tiếp đến lễ hội Katê; từ đó, có
kế hoạch tiếp tục triển khai hoạt động sưu tầm, bảo tồn, khai thác giá trị di
sản văn hóa lễ hội Katê. Thu thập cứ liệu khoa học theo tiêu chí của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt ra để phục vụ công tác xây dựng hồ
sơ phi vật thể cấp quốc gia và tiến tới chuẩn bị cho việc xây dựng hồ
sơ, trình UNESCO công nhận “Lễ hội Katê của người Chăm” là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Những văn bản pháp quy liên quan tới việc
quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội đã góp
phần tích cực vào quá trình triển khai, định hướng. Được địa phương áp dụng một
cách hiệu quả góp phần vào quá trình quản lý hoạt động lễ hội truyền thống của
các nhà quản lý văn háa các cấp, áp dụng các Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTTDL
vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội của
cộng đồng dân tộc Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng.
3.1.3. Văn bản quản lý nhà nước và cụ thể hóa chính
sách đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hóa tại
địa phương
Căn
cứ vào Công văn số 447/VHTT-TCCB ngày 20-02-2004 của Bộ Văn hóa và Thông tin về
việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ra
Quyết định số 1232/2005/QĐ-UB ngày 17-2-2005 về ban hành Quy chế quản lý di sản
văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh được quy định như sau:
Ủy
ban nhân dân tỉnh chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể thông qua các biện pháp cụ thể như: Bảo tàng tỉnh có trách nhiệm tham mưu
cho Sở Văn hóa và Thông tin trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án
nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể trên địa
bàn tỉnh ; Bảo tàng tỉnh tiến hành công tác sưu tầm, thống kê, phân loại
di sản văn hóa phi vật thể thường xuyên và định kỳ theo kế hoạch hoạt động hàng
năm của mình; Bảo tàng tỉnh tham mưu cho Sở Văn hóa và Thông tin về việc tăng
cường hoạt động truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại
hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư
và hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ mai một,
thất truyền di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; Sở Văn hóa và Thông
tin có trách nhiệm mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; Bảo tàng tỉnh có
trách nhiệm tham mưu cho Sở Văn hóa và Thông tin về việc thẩm định miễn phí, hướng
dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể theo đề
nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đó; Sở Văn
hóa và Thông tin có trách nhiệm đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh vấn đề cán bộ,
cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của bộ phận phụ trách công tác bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể để bộ phận này hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình; Hàng năm, Sở Văn hóa và Thông tin phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời mở những lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho cán bộ phụ trách Văn hóa và
Thông tin ở cơ sở [70].
Về
lễ hội, căn cứ vào Luật di sản văn hóa, Nghị định số 98 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa và các chính sách pháp luật về lễ hội, tỉnh Ninh Thuận ban
hành một số văn bản về lễ hội như: Chỉ thị số27/CT-UBND ngày 15/5/2013 của UBND
tỉnh về việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
và lễ hội. Quy chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh dành hẳn
Chương V với nội dung duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống,
như sau:
-
Ủy ban
nhân dân tỉnh tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền
thống thông qua các biện pháp sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các
lễ hội truyền thống của nhân dân, đồng thời khuyến khích các hoạt động văn hóa
văn nghệ dân gian gắn liền với lễ hội; Tổ chức điều tra, nghiên cứu và phục dựng
có chọn lọc những lễ hội truyền thống của tỉnh có nguy cơ bị thất truyền; Tăng
cường các biện pháp hướng dẫn, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá
trị truyền thống tiêu biểu của lễ hội ở tỉnh.
-
Nghiêm cấm
các hành vi sau đây trong tổ chức và hoạt động lễ hội: Lợi dụng lễ hội để tuyên
truyền, kích động chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ
đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh, trật tự; Tổ chức các hoạt động mê tín dị
đoan, phục hồi hủ tục; Các hình thức thương mại hóa hoạt động lễ hội; xuyên tạc,
áp đặt các nghi thức, kết cấu mới vào lễ hội truyền thống, tổ chức các dịch vụ
ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trái pháp luật trong các khu vực bảo vệ của di
tích; Đánh bạc dưới mọi hình thức; Đốt đồ mã; Những hành vi vi phạm pháp luật khác.
-
Việc tổ
chức lễ hội truyền thống phải được thực hiện theo quy chế về tổ chức lễ hội do
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành [71].
Thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
“bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể”, năm 2006, tỉnh Ninh Thuận
tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, dù chỉ là điều tra
cơ bản, chưa đi sâu nghiên cứu nhưng bước đầu ghi nhận Lễ hội Katê là một trong
những lễ hội tiêu biểu ở địa phương. Tiếp
tục thực hiện Chương trình trên, năm 2008, Trung tâm nghiên cứu văn hóa
Chăm tỉnh Ninh Thuận tiến hành sưu tầm, nghiên cứu đề tài di sản văn hóa phi vật
thể Lễ hội Katê. Công trình nghiên cứu trên với sản phẩm cụ thể là báo cáo khoa
học đề tài, hình ảnh động (phim tư liệu, phim dựng), ảnh tĩnh (album ảnh) đã được
lưu giữ tại Trung tâm. Từ sau cuộc nghiên cứu này, công tác tuyên truyền, quảng
bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở địa phương về giá trị của lễ hội
này cũng được đẩy mạnh, góp phần cho công tác quản lý văn hóa ở địa phương, cơ
sở có thêm những nhận thức mới để thực thi chính sách, các quy định về quản lý
lễ hội một cách phù hợp hơn trong bối cảnh mới.
Thực
hiện theo tinh thần Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập
hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; năm
2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng với Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận
và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật
thể trên địa bàn tỉnh. Sau quá trình nghiên cứu, chọn lựa, lập hồ sơ đề nghị, Lễ
hội Katê được lựa cho lập hồ sơ đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 33 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh Ủy tỉnh Ninh Thuận ban bành Chương trình
hành động số 383-CTr/TU; UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số
5755/KH-UBND; Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng trong từng giai đoạn như:
năm 2015, tham mưu Kế hoạch “Triển khai thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới”; “Thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội” theo Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị;
“Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã
hội” theo Chỉ thị 46-CT/TW. Năm 2014, Sở VHTTDL tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt “Quy hoạch phát triển Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; và Kế hoạch số 3738/KH-SVHTTDL
về triển khai Kế hoạch 5755/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận. Mục đích những
việc triển khai các văn bản của Trung ương đến địa phương là để xây dựng và phát triển văn hóa tỉnh
Ninh Thuận tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa trở thành sức mạnh nội
sinh quan trọng, động lực phát triển của tỉnh. Xây dựng con người Ninh Thuận
phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ.
Tuy nhiên để triển khai và thực
hiện các văn bản hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận
cần phải có Kế hoạch hướng dẫn các ngành, các cấp có liên quan một cách quyết
liệt. Đặc biệt là ngành VHTTDL vận dụng một cách hiệu quả góp phần bảo tồn các
giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói chung và lễ hội của đồng bào
dân tộc Chăm nói riêng một cách hiệu
quả. Để làm được điều này trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các ngành, các cấp
cần quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung công việc một cách đồng
bộ và đề ra các giải pháp tích cực góp phần bảo tồn và phát huy lễ hội truyền
thống nói chung và lễ hội Katê nói riêng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
3.2. Giải pháp quản lý
nhà nước về hoạt động lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường
hợp lễ hội Katê)
3.2.1. Giải pháp đầu
tư bảo tồn các di tích đền, tháp – nơi tổ chức lễ hội
Đầu tư cơ sở hạ tầng tại các di
tích đền, tháp nơi tổ chức lễ hội của người Chăm là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tồn tại của lễ hội. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các đền, tháp
Chăm ở Ninh Thuận nói chung và các đền, tháp tổ chức lễ hội Katê nói riêng đã
được Trung ương và địa phương quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều dự án
trọng điểm và cụ thể đã được phân tích trong phần thực trạng như: cải tạo cảnh
quan dưới chân tháp, xây dựng nhà trưng bày văn hóa Chăm, các dịch vụ giải
khát, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà để xe,.... Đây là những kết quả tích cực,
tác động rất tốt đến quá trình phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên,
Nhà nước và chính quyền địa phương cần chú ý đến các nội dung như: Tại tháp Pô
Klong Girai cần quy hoạch tổng thể và xây dựng môi trường cảnh quan, không gian
phù hợp khu vực xung quanh tháp Chăm, gắn với những nét văn hóa đặc trưng của
cộng đồng người Chăm tạo sức hút đối với khách du lịch khi đến với lễ hội. Vì
cảnh quan chung của Tháp có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp quảng bá những
nét văn hóa đặc trưng, tạo ấn tượng ngay từ ban đầu và sâu đậm cho khách tham
quan lễ hội. Không gian nhà trưng bày nên được chú trọng việc bố trí, sắp xếp
lại chức năng sử dụng của các phòng trưng bày một cách khoa học và phù hợp với
tổng thể chung, tạo nét đặc thù văn hóa Chăm. Bổ sung thêm các hiện vật tại nhà
trưng bày, chủ yếu các hiện vật giới thiệu về văn hóa của người Chăm ở Ninh
Thuận. Ngành VHTTDL lập kế hoạch xin chủ trương UBND tỉnh cấp kinh phí xây dựng
01 nhà biểu diễn nghệ thuật (ca – múa – nhạc) Chăm tại Tháp Pô Klong Girai để
phục vụ khách du lịch khi đi tham quan, mục đích kéo dài thời gian lưu trú của
du khách, thu lợi ích từ các dịch vụ khác.
Ngành VHTTDL kết hợp với các Sở,
ban ngành liên quan lập Đề án phát triển du lịch tại tháp Pô Rôme. Đầu tư con
người, trang thiết bị, các hiện vật trưng bày nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
phát huy các giá trị văn hóa, không để một di tích cấp Quốc gia đầu tư trên 25
tỉ đồng, chỉ tổ chức các lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. UBND tỉnh Ninh Thuận
quan tâm chỉ đạo Sở Tài chính nhanh chóng cấp kinh phí trong năm 2016 cho công
tác trùng tu và sửa chữa chống xuống cấp một số hạng mục công trình tại đền Pô
Inư Nưgar. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh đồng ý chủ trương
lập hồ sơ đền Pô Inư Nưgar trình Bộ VHTTDL công nhận di tích cấp quốc gia trong
những năm tới. Phối hợp với Bảo tàng tỉnh tiến hành lập Đề án bảo tồn các Đền,
Nhà làng trong năm 2016; phục hồi nhà cổ truyền đồng bào Chăm đưa về Bảo tàng
tỉnh trưng bày và triển lãm phục vụ nhân dân, du khách tham quan. Trước khi
tiến hành trùng tu và phục hồi các di tích này thì chính quyền địa phương cần
tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các nhà dân tộc học, các Chức sắc,
nhân sĩ, trí thức Chăm; đồng thời tham mưu UBND nhân dân tỉnh cấp kinh phí và
có biện pháp bảo vệ các di tích cấp tỉnh một cách hiệu quả. Có chế độ thích hợp
cho những người trông nom và bảo vệ di tích như: ông Từ, các thành viên trong
Ban quản lý di tích và Ban Phong tục, có thể trích một phần kinh phí thu được
từ nguồn bán vé, nguồn công đức để họ có trách nhiệm với công việc mình đang
làm, tránh việc mất cấp các hiện vật trong các di tích như tại tháp Pô Rôme.
Làm tốt thì được khen thưởng, quy phạm thì phải có biện pháp xử phạt rõ ràng;
tham mưu UNBD tỉnh trình Bộ VHTTDL xin đầu tư kinh phí, hỗ trợ nguồn lực, các
chuyên gia tư vấn phối hợp với Ủy ban quốc gia Việt Nam tiến hành khảo sát và
lập hồ sơ cụm tháp Chăm ở Ninh Thuận đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới
và công nhận lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận là Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại trong năm 2018 theo chủ trương của Bộ VHTTDL.
Đầu tư kinh phí và huy động các
nguồn vốn xã hội hóa cho việc phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu di tích,
bố trí ngân sách lồng ghép với các chương trình, dự án trong và ngoài nước,
tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA, ngân sách hỗ trợ của Trung ương và đầu tư của
các thành phần kinh tế để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du
lịch, ưu tiên xây dựng và nâng cấp các đường giao thông kết nối các điểm, tua,
tuyến đến tháp Pô Rôme và đền Pô Inư Nưgar. Có chính sách ưu tiên đầu tư các
trạm dừng chân trên các trục đường giao thông quốc lộ 1A, quốc 27A đi qua các
đền, tháp; các công trình phụ tại các tháp Pô Rôme. Ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa thể thao để
duy trì và tăng cường các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại các làng
Chăm có tổ chức lễ hội phục vụ nhân dân và du khách.
3.2.2. Giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội
Về phía Nhà nước: tăng cường quán
triệt sâu sắc trong nhận thức của cấp Ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể
về trách nhiệm đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Công tác chỉ đạo,
quản lý và phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội ở 3 đền, tháp chặt
chẽ, thường xuyên và đồng bộ vì lễ hội là một hoạt động đa ngành. Ngành VHTTDL
tham mưu UBND tỉnh phối hợp với đơn vị liên quan, Hội đồng chức sắc thiết lập
các cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phù hợp với quy mô, tính chất và đặc
điểm từng lễ hội. Tổ chức lễ hội có tính chuyên nghiệp và tầm ảnh hưởng quốc
gia nhưng phải đảm bảo theo nguyên tắc Nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành,
nhân dân tổ chức thực hiện. Kiện toàn Ban tổ chức lễ hội phù hợp với yêu cầu
chuyên môn và đặc điểm lễ hội ở mỗi địa phương. Rút kinh nghiệm tổ chức ngành,
trong và sau khi kết thúc lễ hội. Chú trọng công tác tuyên truyền về văn bản
pháp luật có liên quan, về giá trị của di tích, lễ hội để nâng cao hiểu biết
trong cộng đồng dân tộc Chăm, để cộng đồng có ý thức trách nhiệm cùng chính
quyền tổ chức tốt lễ hội, đề cao ý thức thực hiện pháp luật và thực hiện nếp
sống văn minh. Tăng cường tuyên truyền và vận động thuyết phục nhân dân xây
dựng và thực hiện nếp sống văn hóa lễ hội.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa
văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế
mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội. Quy hoạch tổ chức các dịch vụ
trong và ngoài khuôn viên di tích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ
Chăm tại 3 đền, tháp tạo điều kiện để nhân dân và du khách tham gia lễ hội
nhưng bảo đảm được tính văn hóa và thẩm mỹ. Tháp Pô Klong Girai hiện nay cơ sở
hạ tầng và các công trình phụ đã được đầu tư khá đầy đủ và khang trang, nhưng
các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch còn khá đơn điệu, chưa khai thác
tối đa điểm đến để thu hút khách du lịch. Bảo tàng tỉnh phối hợp với Đoàn nghệ
thuật Dân gian Chăm lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ (ca – múa - nhạc) 2
lần/tháng, phục vụ khách du lịch vào những ngày không diễn ra lễ hội Katê.
Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn
thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức lễ
hội. Di tích được tu bổ khang trang thì lễ hội mới có cơ sở vật chất đáp ứng và
thu hút du khách. Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường như: thiết lập hệ thống
thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ
trước, trong và sau lễ hội tại khu vực tháp Pô Klong Girai. Tại khu vực tháp Pô
Rôme và đền Pô Iư Nưgar bố trí các thùng rác di động tạm thời vào dịp lễ hội
diễn ra để xử lý rác thải từ nhân dân và khách du lịch tham dự lễ hội. Duy trì
hệ thống loa truyền thanh có nội dung phổ biến nội quy, quy chế lễ hội nâng cao
ý thức tự giác vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường trên các phương tiện cổ
động trực quan tại các đền, tháp và tại sân vận động thôn Hữu Đức vào các ngày
lễ hội diễn ra chính thức; quản lý trật tự, an toàn vệ sinh cần được duy trì,
tăng cường và chú trọng; xây dựng nội quy, quy định, tuyệt đối không để xảy ra
mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông và các tai nạn,
tệ nạn làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục. Khuyến khích, kêu gọi thành lập
đội thanh niên tình nguyện kết hợp với công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên
của xã và chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn du khách vào những năm tỉnh
tổ chức lễ hội Katê lớn mang tầm ảnh hưởng quốc gia gắn kết phát triển du lịch.
Đặc biệt là tại khu vực tháp Pô Klong Girai và sân vận động thôn Hữu Đức, thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kịp thời, kết hợp giáo dục với việc cương quyết
xử lý bằng pháp luật, có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt
động tổ chức lễ hội, vi phạm Luật Di sản văn hóa, xâm hại di tích và ảnh hưởng
môi trường. Những vấn đề có tính phức tạp kịp thời xin ý kiến cơ quan có thẩm
quyền để có biện pháp giải quyết hiệu quả. Vấn đề tuyên truyền giáo dục thực
hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội phải được đặt ra không chỉ ở người tổ chức
mà cả ở người tham dự. Lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào
các nội dung của cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa, xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và kết hợp
xây dựng nông thôn mới ở địa phương tổ chức lễ hội. Thường xuyên mở rộng giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mô hình tiêu biểu của các địa
phương và các nước trong khu vực, quốc tế về tổ chức lễ hội để lựa chọn các
tỉnh có đặc điểm, địa lý phù hợp với địa phương mình mà vận dụng vào một cách
hiệu quả. Lãnh đạo Sở VHTTDL đề xuất làm việc với lãnh đạo Bộ VHTTDL báo cáo
thuyết trình các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội Katê, các cụm tháp Chăm ở
Ninh Thuận, đề nghị Bộ VHTTDL sớm đưa lễ hội Katê vào danh mục di sản văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia và cụm tháp Chăm được UNESCO công nhận Di sản văn hóa
thế giới.
Về phía cộng đồng: Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa nói chung; về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; về xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sơ gắn với việc bảo vệ và phát huy di sản địa phương; Chung sức cùng tổ chức
tự quản (Ban quản lý di tích, Ban Phong tục) trong việc gìn giữ, phát huy giá
trị của di tích và lễ hội; khôi phục lại các thành tố của di sản như nghi lễ,
diễn trình lễ hội Katê không bị mai một; Cùng chính quyền địa phương và Ban quản
lý các di tích đền, tháp thường xuyên bảo vệ di tích, ngăn chặn các hành vi xâm
phạm, lấn chiếm di tích; tiếp tục
đóng góp và vận động cộng đồng đóng góp nguồn lực vật chất, tinh thần và các
nguồn lực khác; chủ động tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa của di tích, tham
gia vào hoạt động tổ chức lễ hội; nâng cao vai trò giám sát, làm chủ; chủ động
tuyên truyền, quảng bá di sản địa phương với khách thập phương, khách hành
hương và cộng đồng, khu vực.
3.2.3. Giải pháp bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội Katê
Đảng và Nhà nước ta có chính sách
cụ thể và kinh phí thích đáng cho việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống. Trong đó có lễ hội Katê của người Chăm, đồng thời đã
ban hành Luật di sản văn hóa phổ bến tuyên truyền và tạo điều kiện cho đồng bào
Chăm có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ngành
VHTTDL (Bảo tàng tỉnh và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm) nhanh chóng và kịp
thời sưu tầm, phục hồi lại các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội Katê và các
lễ hội khác của cộng đồng người Chăm, chia ra từng giai đoạn để sưu tầm một
cách hiệu quả. Di sản nào chưa tiến hành phục hồi thì cần lập Đề án xin chủ
trương UBND tỉnh cấp kinh phí, những di sản nào đã được sưu tầm và phục hồi thì
tiếp tục nghiên cứu để bảo tồn và phát huy, phục hồi một cách đúng đắn, lành
mạnh, nhằm giúp đồng bào hướng về văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần
bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội Katê để phục vụ
cho việc phát triển và lưu giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo
dục và khơi dậy niềm tự hào, trân trọng nền văn hóa truyền thống trong cộng
đồng, nhất là các em đồng bào Chăm giúp họ hiểu được những giá trị văn hóa đích
thực của dân tộc mình trong quá trình giao lưu hội nhập và phát triển văn hóa
cộng đồng. Lễ hội Katê là lễ hội lớn và có ý nghĩa quan trọng nhất của người
Chăm Bàlamôn, lễ hội là do cộng đồng sáng tạo ra nhằm để phục vụ nhu cầu văn
hóa tinh thần của người dân nơi đây. Việc bảo tồn lễ hội cũng là để phục vụ các
nhu cầu lâu dài của cộng đồng. Do đó, cần phải có giải pháp tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia bảo vệ các di sản văn hóa trong lễ hội Katê mà đặc biệt
là thế hệ trẻ ngày nay để họ có thể hiểu biết về văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể trong lễ hội như: thực hiện các nghi thức hành lễ tại tháp (lễ cúng xin
mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần và lễ mặc y trang cho thần,…) cách sử dụng các
loại nhạc cụ của dân tộc Chăm (trống ghinăng, trống Paranưng, kèn Saranai,…)
các điệu múa thiêng của bà bóng, trang phục truyền thống. Tuy nhiên vấn đề này
không dễ thực hiện vì nó liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện, liên quan đến
vấn đề tuyên truyền vận động người dân (đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay) tham
gia. Để thực hiện tốt vấn đề lưu truyền di sản văn hóa này thì cần phải có sự
chung tay của Nhà nước của các ngành các cấp, đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh Phước, Ban Văn hóa xã
hội các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý lễ hội Katê nói riêng và các lễ
hội truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm nói chung. Đây là một việc làm không
chỉ một sớm một chiều mà thực hiện được, mà cần có thời gian và thực hiện trong
một thời gian dài.
Nghiên cứu và phát huy các giá
trị tích cực của lễ hội Katê trong công tác xây dựng nếp sống văn hóa từng
làng, phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu của người Chăm ngoài lễ hội
Katê như: lễ Cầu đảo, lễ Chabunh,... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, phát triển thành khu du lịch
văn hóa Chăm. Ngoài ra chúng ta còn phải vận động đồng bào Chăm từng bước loại
bỏ những thủ tục mê tín dị đoan, giảm tối thiểu những chi phí tốn kém về thời
gian lẫn vật chất khi tổ chức các lễ hội của người Chăm chứ không riêng về lễ
hội Katê. Lễ hội Katê là một quy trình thực hiện một chuỗi các nghi lễ với
nhiều nghi thức rất phức tạp, trong đó vai trò của các vị thần linh được đề cao
và tôn vinh. Nhưng mỗi nghi thức đều mang ý nghĩa tốt đẹp, có tính triết lý và
có giáo dục cao, nó bắt nguồn từ truyền thuyết từ lâu đời và ăn sâu trong đời
sống tinh thần của người dân. Đồng thời, lễ hội Katê cũng là một hoạt động văn
hóa dân gian vì trong lễ hội có sinh hoạt văn nghệ rất vui nhộn, phần nào cũng
phản ánh được đời sống văn nghệ dân gian vô cùng phong phú của đồng bào dân tộc
Chăm. Do đó, việc tổ chức lễ hội Katê thật trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm,
phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhằm tô thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của
dân tộc mà vẫn giữ được thuần phong mỹ tục. Đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta,
đặc biệt là thế hệ trẻ thanh niên ngày nay cần phải biết tiếp thu một cách có
chọn lọc văn hóa Phương Tây và phải biết tiếp thu phát huy những truyền thống
quý báu tinh hoa văn hóa dân tộc.
Lễ hội Katê là một trong những lễ
hội đặc trưng và tiêu biểu nhất trong số 100 lễ hội của người Chăm. Như vậy,
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc này là
góp phần vào việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa tiêu biểu
của địa phương và quốc gia. Lễ hội Katê là một trong số lễ hội chứa đựng, lưu
truyền nhiều loại hình di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu của người dân nơi
đây. Do đó, để bảo tồn tốt các di sản của dân tộc này, trước hết cần phải có
phương án bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội. Nếu lễ hội Katê còn tồn tại
thì các di sản văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận sẽ có dịp tồn tại và phát
huy giá trị.
Đối với công tác bảo tồn, cần
tăng cường công tác sưu tầm các di sản văn hóa trong lễ hội Katê. Sưu tầm là
một trong những hình thức bảo tồn di sản văn hóa hiệu quả và mang tính lâu dài.
Do đó cần đẩy mạnh công tác sưu tầm, các giá trị di sản văn hóa vật thể trong
lễ hội Katê để lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm.
Đồng thời, Phòng Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh
Thuận phối hợp Bảo tàng tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tiến lập hồ
sơ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch công nhận “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” di sản văn hóa phi
vật thể cấp Quốc gia trong năm 2016. Đối với công tác phát huy giá trị cần tăng
cường tổ chức hoạt động trưng bày để phục vụ nhu cầu của công chúng. Trung tâm
nghiên cứu văn hóa Chăm và Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận kết hợp với những người có
uy tín trong cộng đồng người Chăm để tổ chức các đợt trưng bày bằng hình ảnh
thật, nhất là vào những ngày lễ kỷ niệm lớn của tỉnh như: Ngày giải phóng tỉnh
Ninh Thuận 16/4, Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Di
sản văn hóa (23/11)… giới thiệu cho nhân dân tỉnh Ninh Thuận hiểu và biết về di
sản văn hóa của mình, đồng thời góp phần giới thiệu hình ảnh quê hương và con
người Ninh Thuận đến với du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và nghiên
cứu. Như vậy, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong lễ
hội Katê là một việc làm cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, bảo
tồn tốt các di sản trong lễ hội Katê sẽ kéo dài tuổi thọ di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể trong lễ hội, phục vụ tốt nhu cầu khách tham quan, nghiên cứu và
ngược lại, phát huy tốt các giá trị di sản thông qua khai thác tham quan du
lịch và các dịch vụ sẽ tạo nguồn vốn để đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn và
tu bổ tôn tạo di tích.
3.2.4. Giải pháp
tuyên truyền quảng bá lễ hội Katê phát huy điểm đến du lịch
Để thu hút được nguồn khách đến
với Ninh Thuận nói chung và lễ hội Katê nói riêng, một trong những biện pháp
quan trọng nhất cần thực hiện trong giai đoạn nay, đó là tiến hành thường xuyên
công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người Ninh Thuận với
những nét văn hóa Chăm độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn, để tạo ra sức thu hút khách
du lịch, mở rộng và phát triển thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân
đòi hỏi cần thiết các ngành, các cấp mà đặc biệt là ngành VHTTDL cần phải
thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa Chăm mà “điểm
nhấn” là tuyên truyền quảng bá lễ hội Katê. Đồng thời, gắn lễ hội với các di
tích đền, tháp Chăm nơi tổ chức lễ hội Katê phát huy điểm đến du lịch trong
tương lai, đó là chiếc cầu nối giữa cung - cầu trong hoạt động kinh doanh du
lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Những năm qua, công tác tuyên
truyền, quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh được ngành VHTTDL tổ chức với nhiều
hình thức phong phú như: Đẩy mạnh giới thiệu hình ảnh trên nhiều kênh thông tin
truyền thông đại chúng; xây dựng các ấn phẩm, các tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang du
lịch, đĩa DVD giới thiệu về cảnh đẹp Ninh Thuận, các di sản văn hóa của đồng
bào dân tộc Chăm. Hằng năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch
xúc tiến, quảng bá bằng các hình thức như: tham gia chương trình S Việt Nam
trên các phương tiện thông tin đại chúng, kênh thông tin Website:
dulichninhthuan.com trợ giúp các thông tin du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du
lịch đến với du khách nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh Ninh Thuận nói chung
và văn hóa Chăm nói riêng đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần
đáng kể trong xây dựng thương hiệu, nâng cao hình ảnh điểm đến văn hóa lễ hội
Katê gắn với các di tích đền, tháp Chăm huyền bí và hấp dẫn. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền quảng bá về văn hóa Chăm, lễ hội của đồng bào Chăm và các tháp Chăm
thông qua các phóng sự, phim tư liệu, bản tin, bản đồ, ấn phẩm; chủ động mời và
đón các đoàn famtrip của các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành trong nước và nước ngoài về khảo sát, tìm hiểu và xây dựng chương
trình du lịch, sản phẩm du lịch mới. Thực hiện chuyên đề phát triển du lịch
trên sóng truyền hình các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Thành phố
Hồ Chí Minh theo chương trình ký kết hợp tác phát triển giữa các tỉnh thành
trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi hội thảo, hội chợ,
lễ hội... chú trọng đến các sản phẩm du lịch mới như du lịch cộng đồng và du
lịch lễ hội.
Có chiến lược và kế hoạch cụ thể
cho từng năm về tổ chức tốt lễ hội du lịch đa dạng và phong phú trong những năm
tới. Nhằm tạo thương hiệu cho ngành du lịch Ninh Thuận đối với thị trường khách
du lịch trong và ngoài nước. Theo đó, mỗi năm phải xây dựng được sự kiện nổi
bậc nhất để làm “điểm nhấn” thu hút khách du lịch. Việc tổ chức các sự kiện gắn
với lễ hội đều phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất với các tỉnh trong vùng
nhằm tránh tình trạng trùng lắp về sản phẩm, thời gian… tránh lãng phí về nguồn
lực. Xây dựng các điểm trung tâm cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các
địa bàn trọng điểm có lưu lượng khách vãng lai lớn như: thị trấn Phước Dân,
Ninh Hải, Ninh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ga Tháp Chàm, bến xe Phan
Rang và các bến xe khách của tư nhân, các chợ trung tâm, siêu thị… Phải đặt du
lịch Ninh Thuận trong chiến lược phát triển của các tỉnh Duyên hải miền Trung,
trong các liên kết du lịch đã phát triển trong những năm qua: TP. Hồ Chí Minh –
Nha Trang – Đà Lạt. Phải ưu tiên cho việc khai thác văn hóa Chăm trong đó cần
chú trọng đến Lễ hội mà đặc biệt là lễ hội Katê. Chính văn hóa Chăm nói chung
và lễ hội Chăm nói riêng là ưu thế cạnh tranh lớn nhất giữa du lịch Ninh Thuận
với các tỉnh miền Trung. Bởi Ninh Thuận ngoài việc sở hữu những văn hóa vật thể
và phi vật thể của người Chăm thì ở đây còn là nơi cộng đồng người Chăm sinh
sống đông nhất cả nước. Họ chính là những “Bảo tàng sống” ngày một “giàu có”.
Bởi họ không ngừng bám “rể” vào văn hóa do ông cha để lại và hơn thế nữa họ còn
biết “quang hợp” để chắc lọc những tinh hoa của các nước để biến nó thành cái
riêng biệt, cái độc đáo của các dân tộc anh em.
Ngành VHTTDL kết hợp với Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trung Bộ
thường xuyên tổ chức các cuộc Hội thảo chuyên đề về văn hóa Chăm, kết
hợp với các trung tâm lữ hành, các báo thường trú tại Ninh Thuận để đưa tin,
quảng bá về lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận nhằm thu hút khách đến
tham quan và nghiên cứu. Kết hợp du lịch lễ hội với các giá trị và loại hình du
lịch văn hóa khác của người Chăm như: các di tích đền, tháp, biểu diễn ca – múa
– nhạc Chăm,…. Đoàn Nghệ thuật Dân gian Chăm khi tham gia biểu diễn ở ngoài
tỉnh cần xây dựng chương trình sân khấu hóa lễ hội Katê và các lễ hội khác của
người Chăm để biểu diễn cho du khách trong và ngoài tỉnh yêu cầu. Trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa Chăm nói chung và lễ hội Chăm nói riêng còn
có dịp giới thiệu rộng rãi với du khách trong khu vực và thế giới. Khi tham gia
liên hoan quốc tế, những người làm công tác quản lý về văn hóa Chăm có dịp so
sánh và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè quốc tế trong việc tổ chức và quản lý
hoạt động lễ hội của các dân tộc anh em góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà.
Là chủ nhân trực tiếp của các giá
trị văn hóa truyền thống được du lịch khai thác, cộng đồng người Chăm ở tỉnh
Ninh Thuận phải được tham gia và giữ vai trò cũng như tiếng nói quan trọng hơn trong các quyết
định. Họ có thể có những giới hạn và nguyên tắc của mình, nhất là với yếu tố
tín ngưỡng, tôn giáo, và phải có quyền nói “không” với du lịch nếu việc này sẽ
gây ra sự suy giảm, hủy hoại đối với các giá trị văn hóa của họ. Chính quyền
địa phương và ngành du lịch cần hết sức tránh sự can thiệp một chiều của mình
vào những quy trình, giá trị văn hóa của cộng đồng này. Các cơ quan chính quyền
và ngành du lịch Ninh Thuận cần phối hợp với cộng đồng người Chăm để đưa ra
những quy định và nguyên tắc về sự tiếp cận, ứng xử, hoạt động của các công ty
kinh doanh dịch vụ, kinh doanh lữ hành du lịch và du khách khi đến với các giá
trị văn hóa của người Chăm; phối hợp với cộng đồng người Chăm và các công ty du
lịch để xây dựng nên những loại hình du lịch phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
Cùng với đó, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp
ứng được cho các hoạt động khai thác du lịch lễ hội của người Chăm. Trong khai
thác lễ hội của người Chăm, chính quyền và ngành du lịch cần phải thể hiện thái
độ tôn trọng, ý thức bảo vệ và cần có những biện pháp riêng phù hợp. Đồng thời,
phải luôn luôn đặt vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa trong lễ hội lên hàng đầu,
xem những kết quả đạt được trong lĩnh vực này là yêu cầu quan trọng nhất và
những tác động tiêu cực đối với lễ hội là yếu tố cần hạn chế, loại bỏ trước
tiên. Nói cụ thể hơn, khai thác lễ hội Katê của người Chăm không chỉ đơn thuần
là kinh doanh, mà phải hướng đến mục đích quan trọng hơn nhằm mang lại cho mọi
người những hiểu biết và ý thức bảo tồn văn hóa trong lễ hội của người Chăm.
Đặc biệt chú trọng bảo tồn lễ hội của người Chăm ở hai hình thái là vật thể và
phi vật thể. Nguồn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch lễ hội Katê của
người Chăm phải được phân chia một cách hợp lý và công bằng giữa các bên là
chính quyền, ngành du lịch địa phương - các công ty du lịch - cộng đồng chủ
(người Chăm). Trong đó, phần chủ yếu cần được dùng vào mục đích tái phục vụ cho
việc bảo tồn, duy trì các giá trị văn hóa.
3.2.5. Nâng cao nhận
thức cho nhà quản lý văn hóa các cấp và đào tạo nguồn nhân lực
Về nâng cao nhận thức cho nhà quản
lý văn hóa các cấp:
Thường xuyên cập nhật các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến văn hóa dân tộc để điều chỉnh, bổ sung và thống nhất
triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư, hỗ trợ phát
triển lễ hội gắn với phát triển du lịch trong
thời gian tới.
Quan tâm quy hoạch, đào tạo cán
bộ làm công tác lễ hội địa phương, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
cán bộ chuyên trách bằng nhiều hình thức như: tập huấn, tham quan, đào tạo ngắn
và dài hạn sao cho cán bộ có trình độ ngang tầm với nhiệm vụ.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cơ quan, ban ngành và các đoàn thể triển khai các chương trình phục vụ công tác quản lý lễ hội của người Chăm nói riêng và lễ hội trên địa bàn
toàn tỉnh nói chung.
Chú trọng các thông tin hai chiều
giữa các cơ quan quản lý nhà nước với chính quyền địa phương, Hội đồng chức sắc Bàlamôn tỉnh, Ban phong tục mà đặc biệt
là người dân ở địa phương để phát hiện những tồn tại nhằm đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách
hỗ trợ phù hợp có hiệu quả.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch phối hợp cùng với Hội đồng chức sắc tỉnh Ninh Thuận, Ban phong tục tại các
đền, tháp Chăm tổ chức Hội thảo để bàn thống nhất kịch bản tổ chức lễ hội Katê hằng
năm theo đúng truyền thống và đúng với nội quy quy định của Nhà nước, phù hợp
với tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm để lễ hội Katê không bị lai căn. Xây
dựng mẫu hướng dẫn tổ chức lễ hội Katê và các lễ hội của người Chăm để hướng
dẫn địa phương thực hiện theo quy định.
Lập các kế
hoạch, đầu tư các dự án thống kê nhằm có được số liệu cụ thể và chính xác nhất
tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và xây dựng hình ảnh lễ hội Chăm gắn kết với phát triển du lịch trong tương lai. Xây dựng các đề tài nghiên cứu về việc
phát triển văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch tại tháp Pô Klong Girai,
tháp Pô Rôme và đền Pô Inư Nưgar.
Cải thiện môi
trường đầu tư; minh bạch hóa, công khai quy trình, thủ tục đầu tư; chủ động xúc
tiến đầu tư, kêu gọi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để tập trung
đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở các loại hình dịch vụ tại 3 đền, tháp Chăm. Thực hiện hiệu quả việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thực
hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa bảo đảm thông
thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn, kịp thời, hiệu quả để hỗ trợ công tác
quản lý lễ hội.
Về đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực:
Bổ sung biên chế và nâng cao
trình độ hiểu biết về quản lý văn hóa bằng cách cử cán bộ tham gia các chương
trình tập huấn do Cục Di sản tổ chức (Phòng Di sản văn hóa và Phòng Văn hóa và
Thông tin huyện Ninh Phước). Cán bộ văn hóa cấp xã, phường là
những người gần gũi với dân, nắm bắt mọi diễn biến của đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, hơn ai hết, họ là người có thể làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác của người dân trên địa bàn quản lí của
mình. Do gắn bó chặt chẽ với dân, nên chính họ là người có thể kịp thời phát
hiện sớm nhất những sai phạm hay những biến động bất thường. Họ cũng là người
có thể tham gia góp ý, phản biện các dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
trên địa bàn một cách cụ thể và sát thực nhất. Tuy có những lợi thế nhất định,
nhưng thực tế cho thấy, số lượng cán bộ được đào tạo để làm tốt công tác bảo
tồn văn hóa ở cơ sở chưa nhiều. Một số cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở
địa phương thiếu sự tìm tòi nguyên cứu nghiêm túc, chưa có trách nhiệm cao và
chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý lễ hội. Chưa tận dụng khai thác
lễ hội một cách triệt để, tích cực góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị
di tích. Mặt khác, do kinh phí đầu từ công tác đào tạo cán bộ văn hóa cấp xã,
phường quá thấp nên việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn vẫn còn nhiều
hạn chế. Từ nhận thức về vai trò của công tác cán bộ như trên, ngành văn hóa
thể thao và du lịch cần quy hoạch lại đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở để phân loại
và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di
sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể đạt hiệu quả cao trong sự tổ
chức có hệ thống, chặt chẽ và sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương,
các cơ quan, ban ngành, đội ngũ cán bộ quản lí văn hóa cơ sở và sự tự
nguyện tham gia của người dân. Cần phải tổ chức tuyên truyền,
nâng cao ý thức việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống trong cán bộ quản lý
văn hóa xã, phường. Họ phải nắm được giá trị văn hóa cốt lõi của lễ hội truyền
thống, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật trong các lễ
hội truyền thống. Hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường nhiều loại
hình văn hóa mới du nhập vào cộng đồng người Chăm nhất là thế hệ trẻ, nếu không
được bảo tồn qua thời gian những giá trị này sẽ bị mai một. Đây chính là cái
gốc, nếu mất cái gốc này thì lễ hội của người Chăm cũng mất.
Bên
cạnh đó nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du
lịch tại các đền, tháp Chăm trên thực tế là những người ít am hiểu về văn hóa
của người Chăm, nên vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, vấn đề cần được quan tâm khi
phát triển loại hình du lịch văn hóa là cần có định hướng và sự hỗ trợ tích cực
từ các cấp, ban ngành trong việc xây dựng nguồn nhân lực quản lý, tổ chức,
hướng dẫn, khai thác mảng hoạt động dịch vụ gắn với du lịch.
3.2.6.
Giải pháp nghiên cứu khoa học về hệ thống lễ hội Chăm
Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo và đặc
biệt là Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa
học liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể để có sự nhận diện chính xác các
giá trị văn hóa của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (trong đó có lễ hội Katê), từ đó
tham mưu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị một cách phù
hợp, kịp thời. Việc nghiên cứu về hệ thống lễ hội Chăm cần thực hiện đồng bộ,
toàn diện và chuyên sâu để có sự nhận thức đúng đắn và kịp thời, nhận diện và
dự báo nguy cơ mai một của các loại hình di sản văn hóa của người Chăm để có
những chính sách phù hợp từng giai đoạn, từng loại hình cụ thể. Việc nghiên cứu khoa học, sưu tầm, thu thập, bổ
sung, khai thác, phổ biến giá trị tư liệu lễ hội truyền thống của người Chăm là
một việc lớn và lâu dài, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển, hoạch định kế
hoạch cụ thể, thậm chí dự báo vấn đề ngắn hạn và dài hạn. Vì lẽ đó cần có định
hướng cho công tác quản lý nghiên cứu, bổ sung cũng như hoạch định kế hoạch
từng giai đoạn sao cho không trùng lặp về nội dung, đồng thời giai đoạn sau có
thể kế thừa thành tựu của giai đoạn trước. Do đó, cán bộ quản lý nhà nước về
hoạt động văn hóa nói chung, và lễ hội nói riêng cần có cái nhìn hệ thống, nắm
vững phương pháp tiếp cận hệ thống đối với toàn bộ công việc của mình.
Cụ thể
hơn, trong việc sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá, thúc đẩy sự phát triển lễ hội
truyền thống của người Chăm trong bối cảnh mới, cần chú ý tới những khía cạnh
sau đây: tạo nên phong trào toàn dân tham gia sinh hoạt văn hóa lễ hội bằng
những gì mà mỗi người có thể làm được: sưu tầm hiện vật, tìm hiểu lịch sử quê
hương, thu thập tư liệu về lễ hội, đóng góp sức lực vào hoạt động lễ hội, vào
phổ biến giá trị văn hóa lễ hội trong xã hội, tìm hiểu, tìm lại, phục chế di
tích văn hóa, di tích lịch sử gắn với lễ hội. Có những chuyên đề, công trình
nghiên cứu chuyên sâu, nhiều mặt về lễ hội truyền thống của người Chăm trên các
phương diện: tổng thể chung, thực trạng, đánh giá tương lai, cái được và mất,
vị thế, ý nghĩa, chức năng... trong bối cảnh mới. Mở những hội thảo, hội nghị
chuyên đề về lễ hội truyền thống Chăm trên bình diện chung cũng như những nét
riêng để hiểu rõ, nắm vững từng đối tượng lễ hội. Cùng
với việc nghiên cứu khoa học là việc đưa các thành tựu khoa học vào ứng dụng
thực tiễn để phát huy giá trị các công trình khoa học đó. Việc này vừa có thể
đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của cộng đồng, vừa góp phần nâng cao nhận
thức của cộng đồng về giá trị di sản văn hóa của người Chăm trong lễ hội Katê,
từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trong những năm tới.
3.2.7. Tăng cường công tác xã hội hóa
Cùng
với quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, văn hóa là của dân, do dân và vì dân.
Ngoài sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ nguồn ngân sách tài chính của Nhà nước
để xây dựng và phát triển văn hóa thì xã hội hóa văn hóa trở thành quy luật tất
yếu khách quan. Thực hiện xã hội hóa thông qua các hình thức sau:
Kêu
gọi các cá nhân, dòng tộc, con em người Chăm đang làm việc và sinh sống trong
tỉnh, ngoài tỉnh và cả những người Chăm định cư ở nước ngoài đóng góp tiền, đồ
vật để tổ chức lễ hội và trùng tu sửa chữa các hạng mục công nhỏ trong khuôn
viên các đền, tháp nơi thường xuyên tổ chức các lễ hội của người Chăm.
Xây
dựng các dự án đấu thầu kinh doanh các hoạt động trong lễ hội và kêu gọi các
nhà thầu tham gia. Mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để thu hút tối đa nguồn
vốn của các tổ chức, ngành văn hóa ở Trung ương và nguồn viện trợ quốc tế cho
hoạt động lễ hội ở địa phương.
Thực
hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với phương châm Nhà nước và
nhân dân cùng làm nhằm thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức
xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa.
Tích
cực khai thác và huy động nguồn thu qua các hoạt động văn hóa và kinh doanh
dịch vụ văn hóa – du lịch để lại chỉ bổ sung cho hoạt động lễ hội nói riêng và
hoạt động Văn hóa Thông tin nói chung.
Khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức
kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các các công trình văn
hóa, tôn tạo, bảo tồn các đền, tháp để đảm bảo không gian tổ chức lễ hội và
phục vụ nhu cầu du khách về tham dự lễ hội.
Xây
dựng phương án để phòng việc thái qúa trong thực hiện xã hội hóa thành tư nhân
hóa các hoạt động lễ hội, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý.
Ngoài
ra, duy trì quản lý chặt chẽ nguồn tài chính thu – chi trong tổ chức lễ hội
cũng như nguồn nhân lực cố định và di động tham gia vào lễ hội theo quy định
của Nhà nước và của địa phương cơ sở.
Trên cơ sở nội dung của Nghị
quyết 33 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 9 khóa XI định hướng các giải pháp như: Tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa;
Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, giải quyết tốt mối quan
hệ giữa kinh tế trong văn hóa,... Thực
hiện các văn bản chỉ đạo từ Trung ương, Nhà nước đã cụ thể hóa các văn bản quy
phạm pháp luật và các chính sách về quản lý hoạt động lễ hội như: Ban hành các
Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND nhân dân ban hành các Kế hoạch cụ thể
hóa các Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Song song với đó ngành VHTTDL cũng
đã triển khai cụ thể hóa các kế hoạch của UBND phối hợp các Sở, ban ngành thực
hiện một cách hiệu quả và mang lại kết quả cao.
Để công tác quản lý lễ hội Katê
nói riêng, quản lý lễ hội Chăm nói chung, trên cơ sở nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước về hoạt động lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận, tôi xin
đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý hoạt động lễ hội của
người Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng như:
Giải pháp đầu tư bảo tồn các di
tích đền, tháp – nơi tổ chức lễ hội: việc bảo tồn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các
đền, tháp nơi đồng bào dân tộc Chăm tổ chức lễ hội Katê nói riêng và lễ hội dân
tộc Chăm nói chung là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của lễ hội.
Đầu tư sửa chữa và nâng cấp các hạng mục công trình góp phần bảo tồn các di
tích đền, tháp tạo sự phấn khởi và niềm tin để đồng bào Chăm hăng say lao động
và sản xuất. Một mặt nào đó, huy động các nguồn vốn và kinh phí của địa phương
để nâng cao kết cấu hạ tầng xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông kết
nối các điểm tua góp phần phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội: nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm
của các cấp, các ngành trong việc tổ chức hoạt động lễ hội Katê. Nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về lễ hội như: hướng dẫn, tổ chức, công tác tuyên
truyền, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và công tác trật tự xã hội, quản
lý các nguồn thu và chi trong lễ hội một cách hiệu quả.
Giải pháp công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa trong lễ hội Katê, nhà nước có chính sách
cụ thể và kinh phí thích đáng cho việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và khơi dậy niềm
tự hào dân tộc, giúp họ hiểu được những giá trị đích thực về lễ hội. Lễ hội
Katê là lễ hội lớn và có ý nghĩa quan trọng nhất của người Chăm Bàlamôn, lễ hội
là do cộng đồng sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của người
dân nên việc bảo tồn lễ hội cũng là để phục vụ nhu cầu lâu dài của cộng đồng.
Ngoài ra, giải pháp quảng bá
truyên truyền lễ hội nhằm phát huy điểm đến du lịch góp phần phát triển kinh tế
xã hội là một giải pháp không kém phần quan trọng trong quá trình bảo tồn và
phát huy lễ hội Katê, bởi lẽ lễ hội càng thu hút đông đảo lượng khách du lịch
đến tham quan nghiên cứu thì góp phần tạo doanh thu từ các dịch vụ du lịch,
mang lợi nguồn thu cho cộng đồng địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã
hội của địa phương.
Nâng cao nhận thức cho nhà quản lý văn hóa các
cấp và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động lễ
hội góp phần nâng cao ý thức cho các ngành các cấp để có những cơ chế, chính
sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, hỗ trợ phát triển lễ hội
gắn với phát triển du lịch. Nhận thức của các nhà quản lý văn hóa các cấp được
đào tạo và nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tổ chức, hưởng
dẫn lễ hội một cách khoa học và mang lại hiệu quả cao.
Nghiên cứu khoa học về hệ thống
lễ hội Chăm là một công việc cần tiến hành thường xuyên và lâu dài, để có thể
nhận chính xác các giá trị văn hóa của người Chăm (trong đó có lễ hội Katê), từ
đó tham mưu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống trong lễ hội một cách phù hợp và kịp thời.
Đồng thời tăng cường công tác xã
hội hóa hoạt động lễ hội: thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm thu hút các nguồn vốn của các
danh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa.
Trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống được
xem là loại hình di sản tiêu biểu. Là sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo
mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Gần 100 lễ nghi, lễ hội quanh năm của người Chăm Ninh Thuận là môi trường
tốt nhất để bảo lưu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Trong
kho tàng di sản lễ hội đồ sộ ấy, lễ hội Ka tê là lễ hội lớn nhất, đặc sắc nhất,
chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, được người
Chăm coi như là “tết”. Lễ hội Katê
như một bức tranh toàn cảnh về văn hóa truyền thống Chăm cả về nội dung lẫn
hình thức và các đặc trưng dân gian của lễ hội, là lễ hội tiêu biểu cho hàng
trăm lễ hội Chăm ở Ninh Thuận. Lễ hội Ka tê là một phần di sản văn hóa của quý giá
quá khứ của cộng đồng tôn giáo xa xưa nhất còn bảo lưu được cho đến ngày nay.
Hoạt động lễ hội là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần
của người Chăm, và trên hết, lễ hội là tấm gương phản ảnh quan niệm vũ trụ,
nhân sinh, là nơi bày tỏ khát vọng tâm linh, là nơi thể hiện những giá trị văn
hóa dân gian, nghệ thuật diễn xướng đặc sắc của người Chăm từ ngàn xưa để lại.
Nhờ triển khai các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, việc quan tâm, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc ở nước ta được
đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, việc quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Katê nói riêng,
lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực
góp phần bảo tồn các di tích đền, tháp Chăm, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể trong lễ hội Katê; Ngày hội Văn hóa Chăm – Ka tê
được tổ chức hàng năm góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm. Khi nhập ngành du
lịch về với văn hóa, lễ hội Ka tê đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư tổ chức ngày
càng quy mô trên cơ sở đảm bảo các yếu tố văn hóa truyền thống và để hội đồng
chức sắc tự thân vận động tổ chức và gắn với hoạt động du lịch, góp phần thúc
đẩy sự phát triển chung về kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được trong công tác quản lý nhà nước về
lễ hội, vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục, điều chỉnh. Lễ hội
là của cộng đồng dân cư, dưới sự điều hành của Hội đồng phong tục và đội ngũ
chức sắc tôn giáo nên đôi khi, sự hỗ trợ và quản lý quá sâu, yêu cầu tổ chức
quá hoành tráng của cơ quan quản lý nhà nước đôi khi lại làm ảnh hưởng đến
những đặc trưng dân gian của lễ hội.
Để lễ hội Katê diễn ra đúng theo quy định của Nhà nước cần vận dụng tốt
công cụ quản lý nhà nước, đó là các quan điểm của Đảng về văn hóa, là cơ chế
chính sách bảo tồn văn hóa dân tộc, là các văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản dưới luật của Chính phủ, Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL, UBND các cấp. Đối với các lễ
hội Chăm nói chung và lễ hội Kate nói riêng, cần có sự kết hợp hài hòa giữa chính
quyền địa phương và nhân dân trong việc tham gia hoạt động lễ hội. Để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội thì cần phải có những phân
tích, quan điểm và chính sách phù hợp; kèm theo đó là hệ thống các giải pháp
phù hợp với thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Chăm tại
Ninh Thuận. Công trình nghiên cứu: “Quản lý hoạt động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận
(Qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Katê)” về cơ bản đã giải quyết được một số
vấn đề sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý nhà
nước đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa, lễ hội và lễ hội truyền thống;
vai trò của Nhà nước trong việc duy trì và phát huy lễ hội truyền thống. Phân
tích những yếu tố tác động đến quá trình quản lý nhà nước về di sản văn hóa, di
sản văn hóa phi vật thể, về lễ hội và hoạt động lễ hội truyền thống tại Ninh
Thuận nói chung và lấy đó làm cơ sở để áp dụng vào việc phân tích và định hướng
nghiên cứu lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận.
Tập trung khảo sát, phỏng vấn, phân tích thực trạng hoạt động lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận gồm: công tác quản lý
bảo tồn các di tích đền, tháp; công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội,
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; gắn kết lễ hội Katê
với du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó, có thể
thấy những thành tích đạt được của nhà quản lý các cấp về văn hóa nói chung và
về lễ hội nói riêng, những vấn đề còn tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những
thành tựu và hạn chế của nhà quản lý văn hóa các cấp, chính quyền địa phương đã
làm ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống,
nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của lễ hội truyền thống đang bị tác động thời kỳ
mở cửa giao lưu tiếp biến văn hóa giữa người Kinh và người Chăm, và việc gắn
kết lễ hội với du lịch chưa phát huy được hiệu quả.
Trên cơ sở nội dung của Nghị
quyết 33 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 9 khóa XI định hướng các giải pháp như: Tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa;
Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, giải quyết tốt mối quan
hệ giữa kinh tế trong văn hóa,... Thực
hiện các văn bản chỉ đạo từ Trung ương, Nhà nước đã cụ thể hóa các văn bản quy
phạm pháp luật và các chính sách về quản lý hoạt động lễ hội như: Ban hành các
Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND nhân dân ban hành các Kế hoạch cụ thể
hóa các Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Song song với đó ngành VHTTDL cũng
đã triển khai cụ thể hóa các kế hoạch của UBND phối hợp các Sở, ban ngành thực
hiện một cách hiệu quả và mang lại nhiều kết quả cao. Để công tác quản lý lễ
hội Katê nói riêng, quản lý lễ hội Chăm nói chung, trên cơ sở nghiên cứu công
tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận,
tôi xin đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý hoạt động lễ
hội của người Chăm nói chung và lễ hội Katê nói riêng như: Thứ
nhất, giải pháp đầu tư bảo tồn các di tích đền, tháp – nơi tổ
chức lễ hội: việc bảo tồn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các đền, tháp nơi đồng bào
dân tộc Chăm tổ chức lễ hội Katê nói riêng và lễ hội dân tộc Chăm nói chung là
nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của lễ hội. Đầu tư sửa chữa và nâng
cấp các hạng mục công trình góp phần bảo tồn các di tích đền, tháp tạo sự phấn
khởi và niềm tin để đồng bào Chăm hăng say lao động và sản xuất. Một mặt nào
đó, huy động các nguồn vốn và kinh phí của địa phương để nâng cao kết cấu hạ
tầng xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối các điểm tua góp
phần phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.Thứ hai, giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội: nhằm nâng cao
ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức hoạt động lễ
hội Katê. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lễ hội như: hướng dẫn,
tổ chức, công tác tuyên truyền, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và công
tác trật tự xã hội, quản lý các nguồn thu và chi trong lễ hội một cách hiệu
quả. Thứ ba, giải pháp công tác bảo tồn và phát
huy, bao gồm cả bảo tồn di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
trong lễ hội Katê. Nhà nước cần có chính sách cụ thể và kinh phí thích đáng cho
việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Thường xuyên
tuyên truyền, giáo dục và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giúp họ hiểu được những
giá trị đích thực về lễ hội. Lễ hội Katê là lễ hội lớn và có ý nghĩa quan trọng
nhất của người Chăm Bàlamôn, lễ hội là do cộng đồng sáng tạo ra nhằm phục vụ
nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân nên việc bảo tồn lễ hội cũng là để phục
vụ nhu cầu lâu dài của cộng đồng. Thứ tư, giải
pháp quảng bá truyên truyền lễ hội nhằm phát huy điểm đến du lịch góp phần phát
triển kinh tế xã hội là một giải pháp không kém phần quan trọng trong quá trình
bảo tồn và phát huy lễ hội Katê. Bởi lẽ, lễ hội càng thu hút đông đảo lượng
khách du lịch đến tham quan nghiên cứu thì góp phần tạo doanh thu từ các dịch
vụ du lịch, mang lợi nguồn thu cho cộng đồng địa phương và góp phần phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Thứ năm, nâng cao
nhận thức cho nhà quản lý văn hóa các cấp và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh
vực quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội góp phần nâng cao ý thức cho các ngành
các cấp để có những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đầu tư, hỗ trợ phát triển lễ hội gắn với phát triển du lịch. Nhận thức của các
nhà quản lý văn hóa các cấp được đào tạo và nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi
trong việc quản lý, tổ chức, hướng dẫn lễ hội một cách khoa học và mang lại
hiệu quả cao. Thứ sáu, nghiên cứu khoa học về hệ thống lễ
hội Chăm là một công việc cần tiến hành thường xuyên và lâu dài, để có thể nhận
chính xác các giá trị văn hóa của người Chăm (trong đó có lễ hội Katê), từ đó tham
mưu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
trong lễ hội một cách phù hợp và kịp thời. Thứ bảy,
đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động lễ hội:
thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với phương châm Nhà nước và
nhân dân cùng làm nhằm thu hút các nguồn vốn của các danh nghiệp, tổ chức xã
hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa.
Tiếng
việt
1.
Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp
(1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
2.
Phan An, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp,
Lê Xuân (1989), Người Chăm ở Thuận Hải,
Sở Văn hóa thông tin Thuận Hải.
3.
Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán – Việt,
Nxb Văn hóa Thông tin.
4.
Phan Quốc Anh (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ninh Thuận,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5.
Phan Quốc Anh (1999), vài suy nghỉ về
việc nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
6.
Phan Quốc Anh (1999), “Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận”.
7.
Phan Quốc Anh (2002), “Những đặc trưng của lễ hội Katê”.
8.
Phan Quốc Anh (2012), “Văn hóa Chăm với phát triển du lịch ở Ninh
Thuận”.
9.
Ban quản lý Dự án, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (2015), Báo cáo công tác trùng
tu và tu bổ các di tích trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn năm 2005 đến
2015.
10.
Ban chấp hành trung ương (2014), Nghị quyết 33 của Hội nghị BCH Trung ương 9
khóa XI, Hà Nội.
11.
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở
trung ương (2009), Báo cáo kết quả tổng
điều tra dân số và nhà ở, Hà Nội.
12.
Ban chấp hành Trung ương tỉnh Ninh Thuận
(2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận,
Nxb Chính trị Quốc gia.
13.
Ban quản lý di tích tháp Pô Klong Girai
(2011), Báo cáo công tác quản lý di tích
năm 2008.
14.
Nguyễn Chí Bền, Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2006, tr.425-459.
15.
Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá, Du Lịch Việt Nam, Số 7,
tr 58-59.
16.
Ban Bí thư Trung ương (2015), Chỉ thị số
41-CT/TW ngày 05/02/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
quản lý và tổ chức lễ hội.
17.
Bộ VHTTDL (2004), số 447/BVHTTDL-TCCB ngày
20/02/2004 về việc “Quản lý di sản văn
hóa phi vật thể ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
18.
Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT Quy chế tổ
chức lễ hội.
19.
Ngô Thị Chính (2007), “Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinh tế - xã hội của
dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận”.
20.
Đinh Đức Cần (1996), “Tìm về lễ hội Katê”.
21.
Quang Đại Cẩn (2008), “Lễ hội Katê truyền thống của người Chăm
Ninh Thuận”.
22.
Chi cục thống kê huyện Ninh Phước
(2013), Niên giám thống kê huyện Ninh
Phước năm 2013, Ninh Thuận.
23.
Chương trình hành động số 05-CTr/TU về
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của tỉnh ủy.
24.
Chương trình hành động số 20-CTr/TU về
phát triển về văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến
năm 2020.
25.
Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận (2012), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2012,
Nxb Cục thống kê, Ninh Thuận.
26.
Cục di sản Văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn
hóa, tập 1.
27.
Cục di sản Văn hóa (2005), Một con đường tiếp
cận Di sản văn hóa.
28.
Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Chămpa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
29.
Ngô Văn Doanh (1994), Tháp
Chăm Sự thật và huyền thoại, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
30.
Ngô Văn Doanh (1998), Lễ hội Rija Nưgar, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
31.
Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội chuyển mùa của người Chăm, Nxb
TPHCM.
32.
Nguyễn Hồng Dương (2007), “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai
tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay”.
33.
Nguyễn Thị Ngọc Hân (2013), Luận văn “Khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ
phát triển du lịch ở Ninh Thuận”.
34.
Nguyễn Thanh Hải (2003), Khóa luận “Bảo
tồn giá trị Văn hóa và phát triển Du lịch – Qua trường hợp lễ hội Katê truyền
thống của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận” (ĐH KHXH&NV TP.HCM).
35.
Nguyễn Xuân Hồng (2014), Tài liệu hướng dẫn
môn Lễ hội truyền thống ở Nam Bộ, Trường Đại học Văn hóa tp, HCM.
36.
Hoàng Hương (2012), Đề tài “Điều tra hiện trạng lễ hội Katê của người
Chăm ở Ninh Thuận”.
37.
Kiều Thu Hoạch (2013), “ Bài phỏng vấn về hiểu rõ văn hóa truyền
thống thì lễ hội truyền thống sẽ ý nghĩa nhiều hơn”.
38.
Inrasara (2008), Văn hóa xã hội Chăm nghiên cứu và đối thoại, Nxb Văn học, Hà Nội.
39.
Kỷ yếu Hội Thảo (2007), Bảo tồn lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số
thời kỳ đổi mới, Nxb Bộ VHTT – Vụ Văn hóa Dân tộc.
40.
Nguyễn Xuân Kính (2013), “Nghệ nhân dân
gian”, Hội thảo khoa học vấn đề bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước, tr. 69 -90.
41.
Vũ Thị Kiều, khóa luận “Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội Đình làng Như Xuyên, xã Đồng
Qúy, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
42.
Nguyễn Khắc Ngữ (1967), “Mẫu hệ Chàm”.
43.
Nhiều tác giả (2000), “Bảo tồn, phát huy văn hóa nghệ thuật Chăm
trong cuộc sống hôm nay” tài liệu hội thảo do tạp chí VHNT tổ chức tại Ninh
Thuận.
44.
Trương Văn Món (Sakaya) (2003), Lễ hội người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
45.
Trương Văn Món (Sakaya) (2008), “Sự biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo của người
Chăm ở Việt Nam”, trong Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,
Nhiều tác giả, Thế giới, Hà Nội, tr.131 – 173.
46.
Bá Trung Phụ (2001), Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt
Nam.
47.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Di sản, 2001.
48.
Phạm Thanh Quy (2002), “Qúa trình tìm hiểu về lễ hội và lễ hội truyền thống ở Việt Nam”.
49.
Bùi Hoài Sơn (2013), “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt”, Đại học Văn hóa TP. Hồ
Chí Minh.
50.
Bùi Hoài Sơn (2010), Di sản cho ai và câu chuyện về tổ chức lễ
hội truyền thống ở Việt Nam, tạp chí Di sản văn hóa số 3 (32), Tr 10-14).
51.
Trần Ngọc Sơn (2007), Luận văn “Khai thác lễ hội của người Chăm ở Ninh
Thuận phục vụ mục đích du lịch”, Đại học Huế.
52.
Sở VHTTDL (2012), số 879/BC-SVHTTDL ngày
30/11/2012, Báo báo công tác Văn hóa, Thể
thao, Du lịch và gia đình năm 2012.
53.
Sở VHTTDL (2003), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
54.
Sở VHTTDL (2014), Kế hoạch số 1669/KH-SVHTTDL
ngày 11/12/2014 về việc “Lập lễ hội Katê
di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”.
55.
Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), tài
liệu hướng dẫn thực hiện “việc cưới, việc
tang, lễ hội”.
56.
Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận (2015), số
5755/KH-SVHTTDL ngày 14/8/2015 về việc “Xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”.
57.
Sở Kế hoạch và Đầu tư (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
58.
Huỳnh Quốc Thắng (2007), “Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần
phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb trẻ, TPHCM.
59.
Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb TP. HCM.
60.
Ngô Đức Thịnh (2001), “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.
61.
Ngô Đức Thịnh và Frank Proscha, “Folklore một số thuật ngữ đương đại”.
62.
Từ điển Việt – Hàn (2005), Nxb Từ điển
Bách khoa.
63.
Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số
11/2006/NĐ-CP Ngày 18/1/2006 về việc “Quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật di sãn văn hóa”.
64.
Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số
39 ngày 3/12/1998.
65.
Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1211/2007/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn
2012-2015.
66.
Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số
98/2010/ NĐ-CP về việc “Ban hành Quy chế
hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng”.
67.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định
số 1270/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm
2020”.
68.
Tỉnh ủy Ninh Thuận (2014), số 383/CTr-TU, ngày
27/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
69.
UBND tỉnh Ninh Thuận (2015), số 5755/UBND-VX,
ngày 14/7/2015 về triển khai chương tình hành động Tỉnh ủy “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước”.
70.
UBND tỉnh Ninh Thuận (2005), số
1232/2005/QĐ-UBND ngày 17/02/2005 về “Ban
hành quy chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể văn hóa phi vật thể trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận”.
71.
UBND tỉnh Ninh Thuận (2013), Chỉ thị số
27/CT-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh về “Triển
khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”.
72.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1984), “Các dân tộc ít người ở Việt Nam – các tỉnh
phía Nam”.
73.
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam thực
hiện (1998), “Lễ hội Katê của đồng bào
Chăm Ninh Thuận”.
74.
Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Công
văn số 124/VHNTVN-TTDLDSVH ngày 22/4/2013 về Công tác kiểm kê lễ hội Katê trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
75.
Viện văn hóa (2013), Báo cáo tổng quan về kiểm kê khoa học lễ hội
Katê của người Chăm tại Ninh Thuận.
Tiếng
Pháp
76.
A. Cabaton (1901), “Nouvelles recherches
sur les Chams” (Nghiên cứu về lễ nghi và nghi thức tôn giáo của người Chăm).
77.
Marco Polo (Italia) (1298),
“Lelivre de Marco Polo” (Người Chăm và đời sống của họ).
78.
Odiric d G. Maspero (1928) , Vương quốc Chàm,
Paris (Lê Tư Lành dịch).
79.
E. Pordenone, (TK, XVI) “Những
cuộc viễn du sang Châu Á”.
Các
nguồn website
80.
https://www.goode.com. Tuổi trẻ Văn hóa
giải trí Bảo tàng “3 không” độc nhất vô
nhị.
81.
http:vhttdlkv3.gov.vn. “Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào dân tộc Chăm
– Ninh Thuận.
82.
http:vhttdlkv3.gov.vn. “Phỏng vấn ông Phan Quốc Anh – GĐ Sở VHTTDL
tỉnh Ninh Thuận”.
PHỤ LỤC 1: CÁC
BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 1.1: Các làng Chăm ở Ninh
Thuận
Em nên làm bảng, chia
ô. Tên thôn, tên xã, tên huyện cho nó khoa học
Số thứ tự |
Tên thôn Chăm |
xã |
Huyện |
01 |
Phước Đồng 1 |
Phước Hậu |
Ninh Phước |
01 |
Phước Đồng 2 |
Phước Hậu |
Ninh Phước |
Chăm
Bàlamôn (32 Làng) |
Chăm
Bàni (12 Làng) |
Phước Đồng1,2, Hiếu Lễ, Chất Thường (xã Phước
Hậu); Hoài Trung, Hoài Ni, Như Bình, Như Ngọc (xã Phước Thái); Vĩnh Thuận,
Chung Mỹ, Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân); Phú Nhuận (xã Phước Thuận); Phước
Lập, Phước Nam; Phước Thiện, Vụ Bổn (xã Phước Ninh); Bĩnh Nghĩa (xã Phương
Hải); Thành Ý (xã Thành Hải; Bĩnh Nghĩa (Bắc Sơn); Hiếu Thiện (Phước Ninh);
Tân Bổn (Phước Ninh); KP 6,7,12 (Bàu Trúc, Phước Dân, Ninh Phước); KP 11,13
(Mỹ Nghiệp, Phước Dân); Thành Đức, Tân Đức, Hữu Đức, Hậu Sanh (Phước Hữu); |
Thành Tín (xã Phước Hải); Tuấn Tú (xã An Hải); Phú
Nhuận (xã Phước Thuận); An Nhơn, Phước Nhơn 1, 2, 3 (xã Xuân Hải); Lương Tri
(xã Nhơn Sơn); Văn Lâm 1, 2, 3, 4 (xã Phước Nam). |
Nguồn: [44]
Bảng 1.2: Một số lễ hội truyền
thống tiêu biểu của người Chăm Ninh Thuận
Em bỏ chữ liên quan đến nông nghiệp, ghi thẳng
luôn là nghi lễ nông nghiệp
Các lễ ramuwal, kinh hội, kate...là lễ hội tôn
giáo. Không phải là dân gian
Tín ngưỡng dân gian là 4 lễ hội Rija...
Phần này để cho đỡ phức tạp, em chỉ cần liệt kê
tên lễ hội theo thể loại. Không cần nêu quy mô và người tham gia, chủ lễ nó
phức tạp ra nhé
Lễ hội nông nghiệp
Số thứ tự |
Tên lễ hội |
Quy mô Phạm vi |
Tham dự lễ |
01 |
Lễ dựng chòi canh |
Gia đình |
|
|
|
|
|
Lễ hội tôn giáo
Số thứ tự |
Tên lễ hội |
Quy mô Phạm vi |
Tham dự lễ |
01 |
Lễ Ramwal |
Cộng đồng Tôn giáo Bà ni |
Tín đồ theo đạo Bà ni |
02 |
Lễ hội Kate |
Cộng đồng Theo đạo Bà la môn |
Người Chăm theo
Balamon |
03 |
Kinh hội Sukyang |
Chức sắc, hội đồng phong tục các tôn giáo |
Chức sắc, hội đồng phong tục các tôn giáo |
Lễ hội tín ngưỡng dân
gian
Số thứ tự |
Tên lễ hội |
Quy mô Phạm vi |
Tham dự lễ |
01 |
Lễ hội Rija Nưgar |
làng |
Cộng đồng làng |
02 |
Lễ hội Rijap Ruang |
Tộc họ |
Thành viên tộc họ |
Nghi lễ vòng đời
Số thứ tự |
Tên lễ hội |
Quy mô Phạm vi |
Tham dự lễ |
01 |
Nghi lễ sinh đẻ |
|
|
02 |
Lễ trưởng thành người Chăm Bà ni |
|
|
|
Lễ dạm hỏi |
|
|
|
Lễ cưới |
|
|
|
Lễ tang của người Chăm Bàlamon |
|
|
|
Lễ tang của người Chăm Bàni |
|
|
|
Lễ tang của người Chăm Islam |
|
|
|
Lễ nhập kut của người Chăm Bàlamon |
|
|
|
Lễ cúng tuần của người Chăm Balamon |
|
|
STT |
TÊN LỄ HỘI |
QUY MÔ PHẠM VI |
CHI CHÚ |
01 |
Lễ dựng chòi
canh |
Gia đình |
Lễ hội liên quan đến nông nghiệp |
02 |
Lễ cúng ruộng
lúa lúc đẻ nhánh |
Gia đình |
Lễ hội liên quan đến nông nghiệp |
03 |
Lễ cúng lúa
làm đồng |
Gia đình |
Lễ hội liên
quan đến nông nghiệp |
04 |
Lễ thu hoạch
lúa |
Gia đình |
Lễ hội liên
quan đến nông nghiệp |
05 |
Lễ thu hoạch
lúa |
Gia đình |
Lễ hội liên
quan đến nông nghiệp |
06 |
Lễ mừng lúa
lên sân |
Gia đình |
Lễ hội liên
quan đến nông nghiệp |
07 |
Lễ cầu đảo |
Cộng đồng |
Lễ hội liên
quan đến nông nghiệp + đền tháp |
08 |
Lễ tế trâu |
Cộng đồng |
Lễ hội liên
quan đến nông nghiệp |
09 |
Rija Nư gar
(lễ tống ôn đầu năm) |
Cộng đồng |
Lễ hội liên
quan đến tín ngưỡng, dân gian |
10 |
Rija Harei (lễ
hội múa ban ngày) |
Gia đình |
Lễ hội liên
quan đến tín ngưỡng, dân gian |
11 |
Rija Dayuap
(lễ hội múa ban đêm) |
Gia đình |
Lễ hội liên
quan đến tín ngưỡng |
12 |
Rija Praung
(lễ tôn chức vũ sư) |
Gia đình, dòng
họ |
Lễ hội liên
quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, dân gian |
13 |
Lễ kinh hội |
Gia đình, cộng
đồng |
Lễ hội tín
ngưỡng, tôn giáo dân |
14 |
Lễ Ramưwan |
Gia đình, cộng
đồng |
Lễ hội liên
quan đến tín ngưỡng, tôn giáo dân |
15 |
Lễ Katê |
Gia đình, cộng
đồng |
Lễ hội liên
quan đến tín ngưỡng, tôn giáo |
Nguồn: [44].
Bảng
1.3: Lượng khách du lịch đến tham dự lễ hội Katê của người Chăm ở
tỉnh
Ninh Thuận (ước lượng một số năm)
|
ĐVT |
Năm |
|||
2000 |
2006 |
2007 |
2008 |
||
Lượt khách |
Lượt |
3.000 |
5.000 |
8.000 |
5.000 |
Nguồn: [13]
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU THỐNG KÊ DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Thuận qua các năm
Nguồn: [57]
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận
qua các năm
Nguồn: [57]
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách du lịch nội địa
đến Ninh Thuận qua các năm
Nguồn: [57]
Biểu đồ 2.4: Doanh thu toàn ngành du lịch Ninh Thuận qua
các năm
Nguồn: [57]
PHỤ LỤC 3:
NỘI DUNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VÀ TÓM
TẤT NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN THỰC HIỆN TẠI CÁC THÔN CÓ CỘNG ĐỒNG CHĂM TỔ CHỨC
LỄ HỘI KATÊ (Tháng 9.2015)
3.1. PHIẾU CÂU HỎI 1:
Phục vụ điền dã thực trạng
quản lý lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận)
(Dành
cho các thành viên trong Ban quản Phong tục tại 03 đền, tháp Chăm)
Tôi
tên là Nguyễn Thị Thanh Thùy hiện đang là học viên Cao học Trường Đại học Văn
hóa TP.HCM đang thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động lễ hội Chăm ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ
hội Katê)” nhằm phân
tích thực trạng tổ chức và quản lý Katê của các ngành, các cấp và chính quyên
địa phương, từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa Chăm trong lễ hội Katê và các giải pháp tổ chức lễ hội
Katê nhằm phát triển du lịch.
Rất
mong Ông/Bà hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn ông/bà. [Phụ
lục 3, Bảng 3.1].
Thông tin cá nhân:
-
Họ và tên:
.........................................................................................................
-
Năm sinh: ..........................................................................................................
-
Địa chỉ liên
hệ:...................................................................................................
1. Ông /bà hãy cho biết địa
điểm được dành cho việc tổ chức lễ hội Katê?
2.
Hiện nay, người dân địa phương và du khách đi dự Lễ hội Katê có đông không?
3. Các hình thức tế lễ trong
thời gian diễn ra lễ hội có thay đổi gì so với trước không?
4. Các lễ vật cúng tế các vị
thần có thay đổi gì so với trước không?
5. Các trang phục truyền thống
Chăm có được thế hệ trẻ mặc trong lễ hội Katê không?
6. Mọi người dân và du khách
đến với lễ hội Katê mục đích để làm gì?
7. Khung cảnh tổ chức lễ hội
ngày nay có gì khác so với ngày trước không?
8. Cơ sở hạ tầng ở khu vực 03,
đền tháp Chăm có thay đổi gì so với trước không?
09. Ông/bà có kiến nghị gì về
công tác trùng tu, tu bổ tại 03 đền, tháp Chăm không?
10. Trước khi lễ hội Katê diễn
ra Nhà nước và chính quyền địa phương có quan tâm và giúp đỡ gì trong quá trình
tổ chức lễ hội không?
11. Nhà nước và chính quyền
địa phương có tạo điều kiện gì cho tổ chức lễ hội Katê không?
12. Thế hệ trẻ ngày nay có
tích cực tham gia vào công tác tổ chức lễ hội không?
13. Tiền công đức, tài trợ
(nếu có) cho lễ hội do ai quản lý?
14. Ông/bà có nhận xét gì kỹ
năng và sự am hiểu để truyền đạt cho du khách của đội ngũ hướng dẫn viên về văn
hóa ứng xử của cộng đồng người Chăm?
15. Địa phương ông/bà có tổ
chức các cách thức, nội dung sinh hoạt nghi lễ và trò chơi dân gian không?
Truyền bằng cách nào?
16. Hiện nay, ở địa phương ông
bà thế hệ trẻ có tham gia học và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống?
17. Chính quyền các cấp có hỗ
trợ gì cho vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong lễ hội không ?
18. Ông/bà có nhận xét gì về
cách quản lý, tổ chức lễ hội của cán bộ VHXH cấp huyện, xã, phường.
Xin chân thành cám ơn!
DANH SÁCH THAM GIA PHỎNG VẤN
Họ
và tên |
Chức
danh |
Địa
chỉ |
Hán Đô |
Cả sư |
Tân Bổn |
Hán Văn Dậu |
Cả sư |
Hữu Đức |
Đổng Bạ |
Cả sư |
Phước Đồng 2 |
Quảng Đủ |
P. Cả sư |
Bàu Trúc |
Nại Cao Liêm |
Như trên |
Tân Bổn |
Trượng Tạo |
nt |
Hữu Đức |
Đàng Hon |
nt |
Bàu Trúc |
Đàng Mà |
nt |
Hiếu Lễ |
Quảng Đại Mộc |
nt |
Hoài Trung |
Trượng Trong |
Basaih |
Hậu Sanh |
Đổng Cho |
Basaih |
Phước Đồng |
Ngụy Đổng |
Như trên |
Hữu Đức |
Quảng Sở |
nt |
Hiếu Lễ |
Đàng Lanh |
nt |
Bàu Trúc |
Hán Văn Phúc |
Nt |
Hữu Đức |
Sử Văn Đức |
nt |
Hậu Sanh |
Châu Văn Luyến |
nt |
Chung Mỹ |
Lưu Ngọc Trể |
nt |
Bàu Trúc |
Đàng Điệu |
P.Cả sư |
Chất Thường |
Hán Văn Hàm |
nt |
Mỹ Nghiệp |
Hán Banh |
nt |
Phước Đồng |
Lưu Sanh Thanh |
Nt. |
Như Bình |
Đổng Minh Diện |
nt |
Hoài Trung |
Hán Bố |
nt |
Hữu Đức |
Quảng Đại Diễn |
nt |
Thành Ý |
Vạn Sỹ Vinh |
nt |
Hoài Trung |
Đổng Yên |
nt |
Hoài Trung |
Thạch Ngọc Tưởng |
nt |
Như Bình |
Đổng Lại |
nt |
Hiếu Lễ |
Lâm Cội |
nt |
Chất Thường |
Quảng Đại Phương |
nt |
Bàu Trúc |
Trượng Văn Ngừng |
nt |
Bàu Trúc |
Trượng Văn Em |
nt |
Hậu Sanh |
Châu Văn Lương |
nt |
Vụ Bổn |
Đổng Văn Trỗi |
nt |
Chất Thường |
Hán Văn Út |
nt |
Chung Mỹ |
Đổng Lên |
nt |
Hữu Đức |
Hán Duy Quang |
nt |
Hậu Sanh |
Lưu Văn Hiến |
nt |
Như Bình |
Hán Ngọc Vương |
nt |
Hoài Trung |
Hán Văn Mấn |
nt |
Hoài Ni |
Quảng Đại Hùng |
TK. HĐCS |
Phước Đồng |
Tổng kết các nội dung phỏng
vấn:
- 100% ý kiến đều trả lời lễ hội Katê hiện nay vẫn tổ
chức ở khu vực đền, tháp Chăm sau đó mới tổ chức ở làngrồi mới đến gia đình.
-
75% ý kiến cho biết trong những năm trở
lại đây, người dân và du khách tham dự lễ hội Katê rất đông.
- 100% ý kiến cho rằng các hình
thức tế lễ trong thời gian diễn ra lễ hội Katê không thay đổi nhiều so với
trước kia
- 90% các ý kiến cho rằng hiện
nay lễ vật cũng thay đổi nhiều so với trước kia. Trước kia lễ vật đơn giản,
thường là tự tay các phụ nữ trong giai đình chế biến. Tuy nhiên, ngày nay đa số
các lễ vật thường mua ở chợ về, một phần để không mất thời gian.
- 100% các ý kiến cho rằng
trang phục truyền thống hiện nay thế hệ trẻ ít mặn mà mặc vào các dịp lễ tết.
Đa số mặc trang phục hiện đại.
- 90% ý kiến cho rằng hiện nay
người dân và du khách da số đến dự lễ là cầu mong thần linh phù hộ độ trì cho
gia đình họ may mắng và sức khỏe và làm ăn phát đạt. Du khách tới để tìm hiểu
nghiên cứu và học hỏi.
- 100% ý kiến cho rằng khung
cảnh hiện nay thay đổi nhiều so với trước kia, Nhà nước đầu tư xây dựng khang
trang lại các khung cảnh tại tháp Pô Klong Girai, tháp Pô Rôme. Đây là một
trong những việ làm tạo cho người Chăm rất phấn khởi mỗi khi lễ hội diễn ra.
- 45% ý kiến cho rằng Tháp và
đền là của cộng đồng người Chăm, nhà nước nên giao lại quyền quản lý cho cộng
đồng người Căm quản lý. Việc đầu tư để sửa chữa đền Pô Pôme đến nay Nhà nước
không quan tâm, nếu Nhà nước không có kinh phí thì để tự người dân đóng góp
tiền sửa chữa.
- 76% ý kiến cho rằng trong
những năm gần đây, trước khi lễ hội Katê diễn ra Chính quyền địa phương quan
tâm nhiều đến việc tổ chức lễ hội hội. Có hỗ trợ kinh phí để cho Ban phong tục
mua sắm lễ vật cúng và một số vật dụng khác trong quá trình diễn ra lễ hội.
- 82% ý kiến cho rằng Nhà nước và địa phương
tạo điều kiện rất nhiều trong quá trình lễ hội diễn ra, chẳng hạn như: tổ chúc,
hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức các chương trình ca nhạc tại các làng Chăm. Tổ
chức công tác an ninh trật tự tại các đền, tháp Chăm trong quá trình rước y
trang cũng như trong quá trình diễn ra
lễ hội.
- 59% ý kiến cho rằng thế hệ
trẻ ngày này rất tích cực tham gia vào quá trình tham dự lễ hội, thường là ở
lứa tuổi trung niên (40-50). Đặc biệt, một số thanh niên nam nữ cũng tham gia
vào quá trình dự lễ.
- 79% ý kiến cho rằng tiền
công đức được Ban quản lý đền, tháp cất giữ, một phầ nộp vào chính quyền địa
phương, một phần còn lại để vào việc lo cúng tế. Tuy nhiên, kinh phí rất ít, đa
số tổ chức lễ hội đều vận động từ con em là những người con Cham đi làm ăn xa,
hoặc đội ngũ trí thức và nhân dân là chủ yếu.
- 45% ý kiến cho rằng đội ngũ
hướng dẫn viên hoạt động trong du lịch chưa am hiểu sâu về văn hóa của người
Chăm, nên khi hưởng dẫn có phần sai lệch. Một số người trình độ giao tiếp dể
hướng dẫn cho nước ngoài kém. Nên trong quá trình truyền đạt không truyền hết
nội dung, ý nghĩa của lễ hội. Nên chưa thu hút được lượng khách du lịch nước
ngoài đến với lễ hội.
- 99% các ý kiến cho rằng hiện
nay tại địa phương không tổ chức truyền đạt các nội dung, cách thức sinh hoạt
và trò chơi gân gian. Chủ yếu là truyền miệng. tuy nhiên cũng có một số đội ngũ
lớn tuổi trong thôn có ghi chép nhưng còn rải rác chưa tập trung.
- 95% các ý kiến cho rằng hiện
nay thế hệ trẻ ít tham gia vào việc học các loại nhạc cụ truyền thống của dân
tộc Chăm, mà đa số học cá loại nhạc du nhập từ nước ngoài vào.
- 85% các ý kiến cho rằng
trong những năm gần đây Chính quyền địa phương cũng quan tâm đến vấn đề bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội. Tuy nhiên, quan tâm chưa đượ sâu
và lâu dài. Nhất là các đền, nhà làng ở các làng Chăm hiện nay bị bỏ hoang rất
nhiều, một người dân chiếm dụng để lấy đất. Đề nghị Nhà nước quan tâm xem xét
và sớm sửa chữa lại.
- 79% các ý kiến cho rằng cán
bộ huyện, xã, phường còn yếu, ít và trẻ, kinh nghiệm chưa có. Ít đi cơ sở thực
tế để nắm tình hình nên trong quá trình giải quyết và xử lý công việc còn gặp
nhiều khó khăn.
3.2. PHIẾU CÂU HỎI 2:
Phục vụ điền dã thực trạng tổ
chức và quản lý lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận)
(Dành
cho người dân tham dự lễ hội Katê ở thôn Hữu Đức, Mỹ Nghiệp và Phước Đồng và
người dân tham dự lễ tại Tháp Pô Klong Girai)
Tôi
tên là Nguyễn Thị Thanh Thùy hiện đang là học viên Cao học Trường Đại học Văn
hóa TP.HCM đang thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động lễ hội Chăm
ở Ninh Thuận (qua nghiên cứu trường hợp lễ hội Katê)” nhằm phân tích thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội Katê của các
ngành, các cấp và chính quyên địa phương, từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp trong
việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm trong lễ hội Katê và
các giải pháp tổ chức lễ hội Katê nhằm phát triển du lịch
Rất
mong Ông/Bà hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn ông/bà. [Phụ
lục 3, Bảng 3.2].
1. Theo ông/bà lễ hội Katê có gì khác so với
trước đây không?
2. Theo ông/bà xu hướng trao truyền di sản qua các thế hệ hiện nay ở địa phương ông/bà bằng cách nào?
3. Về tình trạng và sức sống của di sản hiện nay theo ông/bà như thế nào?
4. Những nguyên nhân nào theo ông/bà dẫn đến tình trạng di tích xuống cấp
hiện nay?
5. Sự gắn kết giữa nhà trường các cấp tại địa phương với việc bảo về, quảng
bá giá trị di sản văn hóa, lễ hội Katê hiện nay ở địa phương ông/bà như thế
nào?
6. Theo
ông/bà có ý kiến gì về việc Nhà nước quản lý các đền, tháp Chăm nơi mà cộng
đồng người Chăm tổ chức lễ hội Katê và các lễ hội khác.
7.
Ông bà có ý
kiến gì về chính quyền địa phương? Cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh
Phước và Ban văn hóa xã hội ở các xã, phường?
8.
Theo ông/bà
Chính quyền địa phương có quan tâm tới công tác tổ chức lễ hội Katê hay không?
9. Trong
những năm gần đây theo ông/bà chính quyền địa phương đã có những chính sách gì
để bảo tồn các đền, tháp nơi tổ chức lễ hội Katê.
10. Việc
nhà nước tham gia vào tổ chức lẽ hội Katê có ảnh hưởng gì đến việc diễn trình
lễ hội Katê của cộng đồng người Chăm không?
11. Trong
những năm gần đây nhà nước đầu tư tôn tạo di tích và quảng bá hình ảnh lễ hội
Katê đến du khách trong và ngoài nước, nên du khách đến khá đông, điều này có
làm ảnh hưởng gì đến không gian lễ hội hay không?
12. Ông/
bà có phản ánh gì việc những sinh viên, khách du lịch đến tham dự lễ hội, đã có
những hành động gì không phù hợp với lễ hội hay không?
DANH SÁCH THAM PHỎNG VẤN |
||||
STT |
Họ và tên |
Giới tính |
Nơi ở |
Lưu ý |
1 |
Quảng Đủ |
Nam |
Bàu Trúc |
Phó cả sư |
2 |
Đàng Lanh |
Nam |
Bàu Trúc |
Paseh |
3 |
Đàng Thị Theo |
Nữ |
Bàu Trúc |
Muk Pajau |
4 |
Thiên Lão |
Nam |
Bàu Trúc |
Ôn Kaing |
5 |
Dương Tình |
Nam |
Bàu Trúc |
Ôn Muduen |
6 |
Thiên Banh |
Nam |
Bàu Trúc |
Thầy cúng dân gian |
7 |
Đàng sẹt |
Nam |
Bàu Trúc |
Thầy cúng dân gian |
8 |
Hán Đô |
Nam |
Phước Đồng |
Phó cả sư |
9 |
Đổng Bạ |
Nam |
Phước Đồng |
Phó cả sư |
10 |
Hán Dậu |
Nam |
Phước Đồng |
Phó cả sư |
11 |
Đàng xem |
Nam |
Bàu Trúc |
Buôn bán |
12 |
Đàng Hòa |
Nam |
Bàu Trúc |
Buôn bán |
13 |
Lộ Minh Quang |
Nam |
Hiếu lễ |
Nhân viên |
14 |
Hải Văn Minh |
Nam |
Phước Ninh |
Nông dân |
15 |
Lộ Minh Tuấn |
Nam |
Hiếu Lễ |
PGĐ Bảo tàng tỉnh |
16 |
Hải Văn Thành |
Nam |
Bàu Trúc |
Chuyên viên Sở |
17 |
Thập Hồng Luyện |
Nam |
Phước Ninh |
Nhân viên |
18 |
Thiên Sanh Quang |
Nam |
Hiếu Lễ |
Nông dân |
19 |
Thiên Sanh Cơ |
Nam |
Hiếu lễ |
Nông dân |
20 |
Đàng Lợi |
Nam |
Mỹ Nghiệp |
Buôn bán |
21 |
Đổng Hằng |
Nữ |
Mỹ Nghiệp |
Nông dân |
22 |
Hải Văn Hòa |
Nam |
Hữu Đức |
Nông dân |
23 |
Đổng Mạ |
Nam |
Hữu Đức |
Nông dân |
24 |
Báo Thanh Thiện |
Nam |
Phú Nhuận |
Trí thức |
25 |
Báo Chim |
Nữ |
Phú Nhuận |
Trí thức |
26 |
Thiên Minh Gia |
Nam |
Phú Nhuận |
Trí thức |
27 |
Thiên Minh Phú |
Nam |
Phú Nhuận |
Trí thức |
28 |
Đổng Minh |
Nam |
Phu Nhuận |
Nông dân |
29 |
Thập Thiên Sanh |
Nam |
Phước Ninh |
Nông dân |
30 |
Hải Minh |
Nam |
Phước Ninh |
Nông dân |
Tổng kết nội dung phỏng vấn:
* Những điểm khác của lễ hội
hiện nay so với quá khứ
- Thời gian hành hội hiện nay
ngắn hơn nhiều so với lễ hội truyền thống (chủ yếu diễn ra từ 1 đến 3 ngày).
- Quá trình thảo luận, phân công
nhiệm vụ, thu chi kinh phí và tổ chức thực hành lễ hội được trao đổi một cách
bình đẳng, dân chủ, công khai.
- Người dân của các làng/thôn
có lễ hội đều được tham gia lễ hội hàng năm một cách bình đẳng, từ đóng góp
nhân sự đến hưởng các quyền lợi vật chất và tinh thần thu nhận từ lễ hội.
- Thành phần đứng ra tổ chức
điều hành và quản lý do Ban quản lý thôn, ban phong tục đảm nhiệm, dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của chính quyền thôn, xã, huyện.
- Kinh phí phục vụ lễ hội do
chính quyền tài trợ (nếu có điều kiện) kết hợp với đóng góp của toàn dân (là
chủ yếu), không còn công thổ hoa lợi chung như xã hội phong kiến đặt ra trước
đây.
- Do đề cao vấn đề trật tự an
ninh và nếp sinh hoạt văn hóa văn minh, nên lễ hội hiện nay được đảm bảo an
ninh tốt hơn (có công an huyện, công an xã hỗ trợ đảm bảo trật tự)
bên cạnh đó một số hình thức tế lễ đã bị giản lược, các
loại vật phẩm dâng lễ đa dạng hơn.
- Việc chuẩn bị các đồ tế lễ
giản tiện nhiều do có thể mua trực tiếp ở chợ, không phức tạp trong lựa
chọn, sắp đặt như xưa.
- Mọi thành viên trong cộng
đồng được thụ lộc hoặc liên hoan bình đẳng trong không gian văn hóa lễ hội.
- Trong quá trình chuẩn bị và
tổ chức thực hành lễ hội, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cộng đồng với chính quyền
sở tại, được chính quyền hậu thuẫn tích cực về mặt an ninh, pháp lý và tham gia
chỉ đạo tổ chức.
- Trong những năm qua Nhà nước
đã quan tâm trùng tu và tổ chức lễ hội Katê ngày càng lớn, chúng tôi rất cảm ơn
vì Nhà nước đã quan tâm, tuy nhiên việc khách du lịch đến ngày càng đông và có
nhiều hành động và thái độ không đúng với không gian diễn ra lễ hội nên làm ảnh
hưởng rất lớn đến những người đang thực hành nghi lễ.
- Những sinh viên khi tham dự
lễ không nắm được những quy tắc của lễ hội nên đã có những hành động như: đi
vào khu vực của chúng tôi đang thực hành nghi lễ để chụp hình, phỏng vấn,... làm ảnh hưởng dán
đoạn đến quá trình thực hành của Ban Phong tục chúng tôi.
* Về xu hướng trao truyền di sản qua các thế hệ
- Thành phần nắm giữ mọi cách
thức, nội dung chương trình tế lễ, hội hè là các chức sắc, các tri thức,
các bậc cao niên, những người đã có thời gian trực tiếp tham gia thực hành
các công đoạn thực hành nghi lễ và diễn trình của hoạt động lễ hội Kate trong
quá khứ. Phần lớn đối tượng này đều cao tuổi, số lượng hiểu biết về nghi lễ,
hành trạng thực hành nghi lễ và hành trạng hội không nhiều, một số đã và đang
là các thành viên của Hội đồng chức sắc, Ban phong tục và Ban quản lý
thôn.
- Lực lượng chủ yếu trực tiếp
tham gia thực hành sinh hoạt tín ngưỡng là lứa tuổi trung niên ( 40 - 50 tuổi).
Trong sinh hoạt hội lễ, đội ngũ tham gia là các thế hệ thanh-thiếu nhi, tuổi
từ 15 đến 25.
- Thông qua điều tra, đa số
người tham gia đều khẳng định, thế hệ trẻ, con cháu các gia đình trong các
thôn/làng đều nhiệt tình và hứng thú muốn được/nếu được tham gia trực tiếp vào
các công việc lễ hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội hiện đại và do thời gian
học hành, công tác các thế hệ con cháu chưa tự giác tìm hiểu về cội nguồn dân
tộc và các lớp văn hóa truyền thống được phục dựng thực hành trong nghi lễ và
lễ hội truyền thống của địa phương.
-
Cho đến nay, phần lớn các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn với lễ hội Kate
tại 4 huyện/thành phố ở Ninh Thuận đã được người dân qua tâm cả về
vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, cũng do trên dưới gần nửa thế kỷ bị
cấm đoán, đứt quãng, thiếu sự quan tâm quản lý của chính quyền cơ sở và người
dân địa phương, nhiều di tích đã bị chiếm dụng ở những mức độ khác nhau. Nhiều
đồ vật dụng phục vụ cho quá trình lễ hội, bài trí nội thất thờ tự cổ xưa bị
huỷ hoại hoặc cũ nát. Trong khi đó, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của
cộng đồng vẫn rất cao. Đa số các địa phương, việc phục dựng cơ sở tín ngưỡng
đều do cộng đồng dân chúng đóng góp và hợp sức xây dựng.
- Ý thức bảo tồn và duy trì
lễ hội Katê tại các làng/thôn chủ yếu thuộc lứa tuổi trung niên trở lên, thể
hiện qua hành động đóng góp công sức, vật lực cụ thể. Nếu như trong nửa cuối
của thế kỷ XX, thành phần tham gia sinh hoạt lễ hội Kate chủ yếu là lứa tuổi
cao niên, thì từ cuối thế kỷ XX (những năm 90) đến nay, thành phần tham gia
thực hành tín ngưỡng không chỉ dừng ở hội người cao tuổi mà còn mở rộng đến lực
lượng thanh niên, trai tráng trong làng/thôn. Riêng sinh hoạt
lễ hội đã được mở rộng ra nhiều lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Vấn đề được đặt ra
hiện nay, lớp con cháu của ông – bà có hăng hái tham gia sinh hoạt lễ hội
Katê không, người dân cho biết lớp con cháu của họ hiện nay rất hăng hái tham
gia sinh hoạt lễ hội Katê hàng năm.
- Qua điều tra có đến 90% số
người đại diện cho cộng đồng thôn, xóm, khu dân cư tham gia đều khẳng định sự
yếu kém, hạn chế trong các khâu sưu tầm, ghi chép về lịch sử di tích văn hóa
tín ngưỡng cũng như diễn trình của lễ hội Katê. Hầu hết các cách thức, nội dung
sinh hoạt nghi lễ và các hoạt động thực hành sinh hoạt văn hóa truyền thống nói
chung (rước y trang, trò chơi dân gian,...) gần như chỉ được trao truyền, thực
hành theo phương thức truyền khẩu. Một số chức sắc, tri thức và các bậc cao
niên ở một số làng đã có ý thức ghi chép, nhưng đều mang tính tự phát, theo
nhận thức chủ quan cá nhân, chưa được đưa ra trao đổi, bổ sung và phổ biến
trong cộng đồng. Thực trạng đó dẫn đến sự rơi rụng, mất mát nguồn văn hóa phi
vật thể quý báu vốn đã được sáng tạo, thực hành trong quá khứ, làm cho đời sống
sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng hiện nay rơi vào hoàn cảnh đơn điệu, chắp vá và
mất đi bản sắc độc đáo, hấp dẫn vốn có.
- 95% người trả lời vai trò
yếu kém của chính quyền các cấp trong việc tổ chức đầu tư trí tuệ, công sức cho
việc sưu tầm, ghi chép, xuất bản và phát hành đến các thành viên trong cộng
đồng những di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến văn hóa truyền thống địa phương
nói chung và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, lễ hội Katê nói riêng.
- Một số ý kiến cho rằng chính
quyền các cấp còn chưa năng động và sáng tạo trong việc mở rộng quan hệ, vận
động sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, các thành phần xã hội khác nhau
đến việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa ở địa
phương. Chính vì thế, sự hạn chế trong tiềm lực của công cuộc xã hội hóa phục
vụ nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa đã chưa đủ lực tạo ra sức
hút của di sản và quá trình trao truyền di sản giữa các thế hệ. Nhiều di tích
chưa được quy hoạch phục dựng hoặc tu bổ, chống xuống cấp. Chính quyền địa
phương các cấp có đầu tư kinh phí để sưu tầm, ghi chép các chuyện kể, diến
xướng liên quan đến sinh hoạt lễ hội Katê nhưng còn ít. Cần khẩn trương quản
lý, điều hành sao cho Luật Di sản Văn hóa được vận dụng có hiệu lực vào thực
tiễn, đáp ứng nguyện vọng bảo vệ diện tích và cảnh quan không gian văn hóa di
tích, bảo vệ di sản văn hóa vật thể của từng di tích tại các làng/thôn.
- Do môi trường sinh thái và
nhân văn bị tác động xấu là do Nhà nước cùng chính quyền các cấp chưa có chế độ
kinh phí thích hợp đối với những người trông nom, bảo vệ di tích (ông từ, các
thành viên trong ban quản lý di tích,…). Các cấp quản lý văn hóa còn nặng về
chỉ thị văn bản hành chính, nghiêng về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền
đường lối, chính sách, chưa thực sự chủ động, năng động sâu sát với cơ sở, có
kế hoạch hành động trước mắt và lâu dài đối với việc bảo tồn và khai thác giá
trị văn hóa của di sản ở các địa phương.
- Tại các bộ phận đảm trách
việc quản lý và nghiên cứu nghiệp vụ văn hóa (phòng VHTT huyện, thành phố,
cán bộ văn hóa xã/phường), phần lớn đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn trẻ, kiến thức
về văn hóa truyền thống còn nhiều hạn chế, ý thức học hỏi, đi sâu thực tiễn
nghiên cứu chưa cao. Do vậy, việc tham gia quản lý văn hóa cơ sở gặp không ít
hạn chế, thậm chí có phần sai lệch cả về nhận thức chuyên môn lẫn nhu cầu của
đời sống văn hóa cộng đồng.
- Khảo sát thực tiễn tại các
địa phương có tổ chức lễ hội Katê, có thể nhận thấy, chính quyền và các bộ máy
quản lý văn hóa các cấp, đặc biệt là cấp thôn đã trực tiếp gánh vác trách nhiệm
tổ chức, điều hành, theo dõi, kiểm tra tất cả mọi khâu của quá trình chuẩn bị
nhân tài vật lực. Tổng hợp các phiếu điều tra của các nhóm đại diện cho cộng
đồng, có thể nhận thấy sự hài lòng của dân chúng đối với chính quyền địa phương
cấp xã và cấp thôn. Điều đó cho thấy rõ những cơ sở tạo ra sự đồng thuận theo
chiều hướng tích cực để duy trì lễ hội một cách bền vững và đem lại hiệu ứng
tích cực trong quá trình khai thác những giá trị và ý nghĩa của lễ hội phục vụ
công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong hiện tại và lâu dài.
- Bước đầu, chính quyền cấp xã
đã kết hợp chặt chẽ với cộng đồng theo
phương châm xã hội hóa trong quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị di tích, đầu
tư cơ sở vật chất, kinh phí tu bổ, phục hồi, tôn tạo các di tích tuỳ theo tính
cấp thiết của từng di tích, với các mức độ khác nhau, đáp ứng
được nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng trong không gian có di sản văn hóa. Theo
thống kê, có 80% số ý kiến của cộng đồng nhất trí với bước đi ban đầu của chính
quyền địa phương trong quá trình khôi phục, bảo tồn di tích và tổ chức lễ hội
Kate hiện nay.
- Đa số người dân đã đề nghị
chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa đến lực lượng doanh nhân, vốn là con em
người địa phương, do hoạt động doanh nghiệp mà thành đạt, và có nhu cầu công
đức, đầu tư cho việc phục dựng, tôn tạo các di sản vă hóa và lễ hội của địa
phương được tốt hơn nữa. Câu hỏi về ý kiến của người dân đối với tình hình tổ chức
sinh hoạt lễ hội, quản lý và bảo tồn cơ sở vật chất phục vụ lễ hội này ở
địa phương. Nội dung các ý kiến chủ yếu tập trung mong muốn các cấp chính quyền
cần thường xuyên quan tâm hơn về lễ hội, các ý kiến khác chủ yếu tập trung vào
việc đầu tư kinh phí, quảng bá văn hóa – lễ hội, tổ chức truyền dậy văn hóa
truyền thống, mở lớp học.
Về kiến nghị với chính quyền
và các cấp quản lý văn hóa trong việc tổ chức sinh hoạt lễ hội và xây dựng
đời sống văn hóa cộng đồng ở địa phương hiện nay. Có nhiều người có nêu ý kiến.
Nội dung chủ yếu các kiến nghị tập trung mong muốn các cấp “Chính quyền nên quan tâm hơn nữa đến các
Đền, Tháp để con cháu có điều kiện cúng tế, thờ phụng ông bà, để giữ được bản
sắc văn hóa dân tộc”[1]. Hay ý kiến cả sư Đổng Bạ “Cần
đầu tư bảo tồn di tích, giáo dục con cháu hiểu biết văn hóa truyền thống”…Rất
nhiều ý kiến tập trung việc Nhà nước đầu tư kinh phí, quan tâm hỗ trợ trùng tu
đền, tháp, quan tâm giáo dục thế hệ sau, đưa cán bộ quản lý văn hóa đi học….đã
được người dân nêu lên. Tuy nhiên, bên cạnh những người quan tâm, có tâm huyết
với lễ hội Katê nói riêng và văn hóa Chăm nói chung thì có một số người vẫn ít
quan tâm, không quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc mình thông qua kết
quả có người không có ý kiến gì với chính quyền địa phương, các nhà chức trách
khi được hỏi.
3.3.
PHIẾU CÂU HỎI 3: Phục vụ điền
dã thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh
Thuận) [Phụ lục 3, Bảng 3.3].
Phỏng vấn Hội đồng chức sắc
Bàlamôn tại tháp Pô Klong Girai
Đại diện: Ông Hán Đô – Phó cả sư
Nội dung của câu hỏi phỏng
vấn:
1. Xin ông giới thiệu sơ lược về lễ hội Katê?
(Lịch sử hình thành, nội dung và ý nghĩa của lễ hội, mục đích của người dân đến
lễ hội).
2. Xin ông giới thiệu sơ lược
về quy trình thực hành các nghi lễ quy tại khu vực tháp Pô Klong Girai?
3. Thuận lợi và khó khăn trong
tổ chức lễ hội tại tháp Pô Klong Girai?
4. Xin ông cho biết trong
những năm gần đây lượng khách du lịch đến với lễ hội Katê có đông không?
5. Trong thời gian qua, Nhà
nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng và tài chính về đầu tư tháp và lễ hội không?
6. Theo ông, những khó khăn
nào lớn nhất đến quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong lễ hội?
7. Trong tương lai, theo ông
cần thêm những thay đổi, bổ sung, và đầu tư gì để việc tổ chức lễ hội đạt kết
quả và mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương?
8. Hiện nay công tác bảo tồn
các nhạc cụ truyền, thống trang phục truyền thống có được thế hệ trẻ mặn mà hay
không?
9. Ông có kiến nghị gì đối với
chính quyền địa phương các cấp hay không?
Trân trọng cảm ơn ông/bà đã hỗ
trợ và cung cấp thông tin qua các câu trả lời.
Tổng kết nội dung phỏng vấn:
- Xin ông giới thiệu sơ về lễ
hội và quy trình tổ chức lễ hội Katê:
Lễ
hội Katê có từ lâu đời, có từ thời ông bà ngày xưa đến bay giờ con cháu làm
theo. Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của người Chăm Bàlamôn ở tỉnh Ninh Thuận.
Lễ hội thường tổ chức vào tháng 7 lịch của người Chăm. Đây là một lễ hội lớn
nhất của người Chăm và thu hút nhiều người tham dự. Ngày xưa chỉ có người Chăm
Bàlamôn nhưng ngày nay có rất nhiều trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Hằng năm
cứ đến ngày lễ là mọi người tập hợp về đến các đền, tháp để cúng các vị thần,
họ cầu mong các vị thần linh phù hộ và giúp cho họ vượt qua mọi khó khăn và cầu
mong mùa màng bội thu, con cháu trong dòng họ được làm ăn phát đạt. Lễ hội Katê bao gồm nhiều nghi lễ như: Lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y trang
cho thần và đại lễ.
- Những
thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức lễ hội Katê:
Thuận
lợi: Những năm gần đây lễ hội đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và hỗ
trợ cho người dân để cho người dân được tổ chức lễ hội chu đáo và bài bản hơn
trước. Nhất là chính quyền địa phương và người dân đã hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ
cùng với Ban phong tục và Hội đồng chức sắc tổ chức lễ hội Katê
Khó
khăn: Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến việc bảo tồn và hỗ trợ kinh phí để trùng
tu Đền Pô Inư Nưgar, vì đền đang xuống cấp, nhân dân trong thôn đã nhiều lần có
ý kiến trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân nhưng đến nay kinh phí vẫn chưa
được cấp. Người dân trong thôn đề nghị để họ xã hội hóa.
Những
năm gần đây du khách đến với lễ hội rất đông, nhất là vào ngày lễ ở trên tháp
và ở sân vận động thôn Hữu Đức. Nhờ có khách du lịch đến nên người dân buôn bán
được rất nhiều. Nhưng một số khách du lịch ý thức k tốt, nhất là các em sinh
viên, học sinh. Thời gian qua Nhà nước các chính sách từ Trung ương đến địa
phương đã hỗ trợ kinh phí để trùng tu sửa chữa các tháp và xây dựng một số cảnh
quan xung quanh tháp, tạo cảnh đẹp dưới chân tháp. Bà con và nhân dân rất phấn
khởi. Trong tương lai cần đầu tư kinh phí để trùng tu và sửa chữa các hạng mục
trong đền tháp Chăm, Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức lễ hội. Hướng
dẫn cụ thể cho địa phương tổ chức lễ hội sao cho đạt hiệu quả, có nhiều hoạt
động mới trong phần lễ, nhằm thu hút lượng khách đến với lễ hội. Tạo nguồn thu
cho bà con và địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhà
nước đầu tư và hỗ trợ kinh phí để mở các lớp truyền dạy các kỹ năng cho thế hệ
trẻ. Mua sắm các trang thiết bị cho địa phương. Hỗ trợ một phần kinh phí cho
những nghệ nhân truyền đạt kinh nghiệm cho các thê hệ trẻ./.
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ HỘI
KATÊ