Đề cương bài giảng KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU NHIỆM VỤ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

 

Đề cương bài giảng

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU NHIỆM VỤ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

PGS.TS. Phan Quốc Anh

09/ 4/ 2009

Lớp bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu KH&CN


1. Trình tự lo gic nghiên cứu khoa học:

1.1.1. Xác định loại hình nhiệm vụ khoa học: Đề tài, Dự án, Chương trình, bài báo khoa học, bài nghiên cứu. Đồ án tốt nghiệp các cấp học.



1.1.2. Xác định cấp độ nghiên cứu: Đề tài KHCN cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp Viện, Trường.

1.1.2.1. Đề tài KHCN các cấp sử dụng kinh phí KHCN: Mỗi cấp độ, mỗi lĩnh vực có quy định riêng về đề cương đề xuất nhiệm vụ Khoa học & Công nghệ

1.1.2.2. Kết thúc một chương trình học tập: Theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, mỗi cấp độ có những quy định riêng.

- Luận án tiến sỹ, Luận văn cao học, Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Tiểu luận kết thúc học phần

2. Xây dựng đề cương R&D (research and development)

2.1.  Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

- Vấn đề đang hot, đang cần của kinh tế hoặc văn hóa xã hội.

- Kết quả nghiên cứu đem lại những giá trị kinh tế - xã hội (tính mới)

- Đúng chuyên ngành của chủ trì nghiên cứu (Nếu không có thể thuê chuyên gia)

- Vấn đề chưa ai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa tới. Có thể đã có người nghiên cứu nhưng theo phương pháp tiếp cận khác.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Có nhiều hướng dẫn viết là mục đích nghiên cứu (chia theo mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu)

2.2.1. Mục tiêu chung: Đề tài hướng đến đích nào?

2.2.2. Mục tiêu cụ thể: Muốn đến đích, phải làm những gì?

2.3.Tình hình nghiên cứu vấn đề:

Vấn đề khoa học này đã được ai nghiên cứu (đã công bố, liên quan đến bản quyền), nghiên cứu đến đâu so với đề tài của người đang nghiên cứu. (đây chính là căn cứ để xác lập Tài liệu tham khảo cho đề tài.

Cần sắp xếp thứ tự các công trình nghiên cứu sao cho logic (trong nước, ngoài nước, từ xa đến gần, từ cơ sở lý luận đến thực tiễn vấn đề nghiên cứu, cần chia nhóm các vấn đề và theo thời gian công bố).

Tác giả đề cương cần phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài, nêu những vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa đúng, chưa đến tận cùng khoa học đề đề tài này tiếp tục nghiên cứu và nghiên cứu những vấn đề gì (đó cũng chính là nhiệm vụ nghiên cứu).

2.4. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát

2.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ví dụ:  Lễ cưới của người Việt ở Campuchia

2.4.2. Đối tượng khảo sát: Người dân trong làng: Người cao tuổi, người có tri thức, có hiểu biết, những người quản lý hành chính, gia đình cô dâu, chú rể,  Ông Mai, bà Mối v.v…

2.5. Nhiệm vụ nghiên cứu

1,2,3 (lưu ý – tương ứng với câu hỏi nghiên cứu)

2.6. Phạm vi nghiên cứu

2.6.1. Phạm vi không gian nghiên cứu

2.6.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu

2.7. Phương pháp nghiên cứu

2.7.1. Phương pháp luận

2.7.2. Phương pháp cụ thể

2.8. Lý thuyết nghiên cứu

- Tùy theo đề tài để chọn từ 2 đến 3 lý thuyết nghiên cứu

- Việc áp dụng lý thuyết nghiên cứu phải theo từng nội dung vấn đề nghiên cứu

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học (từ đề tài lớn đến bài báo khoa học đều tuân thủ theo trình tự này)

-         Sự kiện khoa học > Sự kiện> nhiệm vụ

-         Vấn đề nghiên cứu: có thể xác lập câu hỏi nghiên cứu

-         Giả thiết nghiên cứu > xác định luận chứng: Các phương án trả lời, làm sáng tỏ vấn đề

Luận đề: Nghiên cứu có mấy luận đề? Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu

Luận chứng: Theo logic hình thức: là cách, phương thức, phương pháp, thao tác được người nghiên cứu sử dụng đề liên kết các luận cứ với nhau Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (trong các sách – lưu ý phân biệt với lý thuyết – tư tưởng nghiên cứu trong KHXH)

Luận cứ: Căn cứ - minh chứng phải thuyết phục, có độ tin cậy cao và mang tính khách quan. Có quyền áp đặt chủ quan người nghiên cứu nhưng phải có lý luận thuyết phục (Chẳng hạn trong việc giải mã các hiện tượng văn hóa).

-         Luận cứ lý thuyết (luận cứ khoa học): Các kết luận khoa học đã công bố, công nhận của Hội đồng khoa học

-         Luận cứ thực tiễn: nghiên cứu là đi tìm luận cứ thực tiễn. Luận cứ phải:

- Khách quan

- Chính xác

- Trung thực

- Đầy đủ (đầy đủ đại diện cho tất cả các đối tượng nghiên cứu).

          + Kiểm chứng giả thiết nghiên cứu= khẳng định (đúng);  phủ định (sai) đều là các kết luận khoa học có giá trị như nhau.

          + Kết luận, khuyến nghị:

-         Kết luận khoa học

-         Khuyến nghị các giải pháp

Các điều kiện đảm bảo cho tính khả thi các giải pháp

2. Trình tự logic nghiên cứu

Luận đề (giả thiết) > chứng minh cái gì?

Luận cứ: Chứng minh bằng cái gì? Căn cứ khoa học > thực tiễn và kết quả nghiên cứu

Luận chứng: Chứng minh như thế nào?

3. Quá trình nghiên cứu khoa học

Quan sát, xác định vấn đề  > Đặt câu hỏi> trả lời

Vấn đề nghiên cứu: trả lời câu hỏi gì?

Cách thể hiện: là câu hỏi nghi vấn?

 

 

 

văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn