GS.TSKH. VŨ MINH GIANG
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Cho đến nay, hàng trăm công trình nghiên cứu, trong đó có những tổng kết có giá trị về lý thuyết và những khám phá đặc sắc về các lĩnh vực và dạng thức văn
hóa cụ thể đã được công bố trong
và ngoài nước. Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay
là làm thế nào để khai thác các giá
trị văn hóa như một nguồn tài nguyên nhằm phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước. Với mong muốn góp phần vào việc phát huy sức mạnh mềm của văn hóa,
bài viết này, trên cơ sở phân tích đặc
trưng của văn hóa Việt Nam, sẽ đề xuất
một số giải pháp cụ thể cho việc hiện
thực hóa mục tiêu văn hóa được
đặt ngang bằng với kinh tế, chính trị và xã
hội.
1. Văn hóa là nền tảng của phát triển bền vững
Văn hóa là thuật
ngữ được nhắc tới với tần số vô cùng lớn và được sử dụng hết
sức linh hoạt. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn
chưa có một sự nhất trí hoàn
toàn về nội hàm của khái niệm này. Có thể liệt kê ra hàng trăm định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Hầu như mỗi tác giả khi nghiên cứu về văn hóa
đều không thỏa mãn với những định nghĩa đã có nên thường đưa ra định nghĩa cho riêng mình. Điều này nói nên tính chất đa dạng và phong phú của văn hóa, nhưng nếu nghiên cứu kỹ các định nghĩa này thì kỳ thực
chúng chỉ là cách diễn đạt khác nhau
của hai quan niệm về văn hóa.
Thứ nhất, có một quan niệm từ khá
lâu cho rằng, văn hóa chỉ là một lĩnh vực hoạt động của đời sống, tương ứng với những quan hệ xã hội, những sáng tạo tinh thần,...
Trên ý nghĩa này, trong quan niệm hiện đại, về
đại thể, văn hóa gần giống với những
gì thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở Trung ương và các cơ quan theo
ngành dọc ở địa phương (sở, phòng,...).
Thứ hai, văn hóa được hiểu theo
nghĩa rộng, là tất cả những gì một cộng đồng
người (lớp người,
cư dân một phương, một dân tộc...) sáng tạo ra vì mục đích tồn tại và phát triển. Quan niệm này dựa vào
định nghĩa của các nhà văn hóa học, theo đó, văn hóa được xem là tổng thể những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử1. Quan niệm này được UNESCO tích hợp vào
phạm trù di sản văn hóa, theo đó
văn hóa được hiểu là tổng thể sống
động các hoạt động và sáng tạo
trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Ở Việt Nam, từ năm 1943, khi nói về văn hóa, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm cho rằng “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và
đòi hỏi của
sự sinh tồn”2. Đây có thể coi là một định nghĩa khá hoàn
chỉnh và sát hợp với thực tế, đồng thời bao quát được cả những quan điểm hiện đại sau này về văn hóa.
Như vậy, văn
hóa là tất cả những gì do một cộng đồng (dân tộc) sáng tạo nên trong quá trình
lịch sử, nhưng không đồng nhất với lịch sử.
Văn hóa là tổng hòa những giá trị đã được kết tinh, trở thành bản sắc, là nền
tảng tinh thần của một cộng đồng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Đó là những giá trị trường tồn. Nếu như
chủng tộc (race)
hay giống nòi theo cách nói của người Việt là gene sinh học của một cộng đồng thì văn hóa có thể coi là gene xã hội của cộng đồng ấy.
Văn hóa là tạo nên ứng xử cộng đồng, phản ứng cộng hưởng tập thể trước một hiện
tượng hoặc sự việc nào đó. Văn hóa
chứa đựng cả những sở trường và sở đoản của
một cộng đồng nên khó có thể đạt được kỳ vọng (như thường được nghe) là phát huy
những mặt tích
cực, hạn chế những mặt tiêu cực... mà phải theo
một triết lý phù hợp với thực tiễn khai thác tất cả những gì mình có để phục vụ phát triển.
Trên thế giới đã có không ít quốc gia thành công trong sự phát triển đất nước khi biết dựa trên nền tảng văn hóa. Kinh nghiệm Nhật Bản rất đáng đưa ra để phân tích. Vào cuối thế kỷ XIX, trước thực trạng đất nước lạc hậu, những nhà cải
1.
Edward Burnett Tylor: Primitive Culture V2: Researches Into the
Development of Mythology, Philosophy, Religion, Language,
Art and Custom, Publisher
Literary Licensing, London,
UK, 2014; Pitirim
A. Sorokin: Social and Cultural
Dynamics, Oxford, UK, 1985; Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998.
2.
Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458.
cách tiên phong
trong giai đoạn đầu đã đưa ra chủ trương
“thoát Á nhập Âu” với tâm trạng đầy mặc cảm về sự tụt hậu của dân tộc Nhật. Họ coi mọi thứ của châu Âu đều là chuẩn mực của văn minh. Thậm chí, Bộ trưởng Giáo
dục đầu tiên thời Minh Trị là Mori Arinori đã đưa ra đề xuất táo bạo
là bãi bỏ tiếng Nhật và chuyển sang dùng tiếng Anh trong tất
cả các trường học với suy nghĩ chỉ
có giỏi tiếng Anh người Nhật mới có thể đuổi kịp châu Âu1. Chủ trương này đã làm dấy lên làn
sóng tranh luận quyết liệt trong giới
trí thức và phản ứng dữ
dội của
xã hội. Kết cục sau đó là sự
thắng thế của quan điểm “Hòa thần, Dương
khí” (tinh thần Nhật
Bản, phương tiện châu Âu) của Fukuzawa Yukichi2 đã trở thành
tư tưởng chủ đạo cho cuộc cải
cách Minh Trị, đưa nước Nhật lên hàng
cường quốc trên thế giới vào đầu thế kỷ XX. Văn hóa chính
là nền tảng cho bước nhảy ngoạn mục này.
Chính vì vậy, mặc dù là nước hiện đại song Nhật Bản là quốc
gia đặc biệt coi trọng văn hóa truyền thống.
Bài học thứ
hai cũng đến từ châu Á. Đó là “Kỳ tích sông Hàn” - một cụm từ khái quát sự biến đổi thần kỳ của Hàn Quốc, từ một đất
nước nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá nặng nề biến thành một “con rồng” và đến giữa thập niên
1990 trở thành thành viên OECD
(Organization for Economic Cooperation and Development), tổ chức
các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Người Hàn đã có một
khẩu hiệu nổi tiếng: Hãy biến tất cả những gì người Hàn có thành lợi thế
cạnh tranh quốc
tế. Người Hàn luôn coi văn hóa là sức mạnh
trong thời đại toàn cầu hóa.
Như vậy, từ
lý luận đến kinh nghiệm thực tế có thể thấy, chỉ có thể phát triển bền vững khi đứng vững trên nền tảng văn hóa, hay
nói cách khác là phải biết mình,
biết người và khai thác tối đa những gì mình có mới áp dụng được tối đa những gì mình học và vươn lên, sánh vai với thế giới. Để có thể đưa ra những đề xuất, giải pháp khai
thác các giá trị văn hóa Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, trước tiên cần làm rõ những
nội dung cơ bản của văn hóa Việt Nam.
2. Nội dung của văn hóa Việt Nam
Có thể coi
văn hóa là căn cước của một cộng đồng, nhưng bao giờ cũng có hai hợp phần nội
sinh và ngoại sinh (tiếp thu được từ bên ngoài, biến thành cái của mình). Trước
hết, thử xét đến những hợp phần nội sinh của văn hóa Việt Nam. Văn
1. Hall, Ivan Parker: Mori Arinori, Harvard University Press,
Massachusetts, USA, 1973.
2.
Fukuzawa Yukichi (1835-1901), ở
Việt Nam ông còn được biết đến với tên gọi Phúc Trạch Dụ Cát, từng sáng lập Đại
học tư thục Keio (Khánh ứng nghĩa
thục) nổi tiếng. Hàng trăm lưu học sinh
Việt Nam được đưa sang Nhật trong phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX từng là sinh
viên trường này. Ghi nhận công lao của
ông với đất nước, chân dung của ông được vẽ
trên đồng tiền có mệnh giá lớn
nhất của Nhật Bản (1 vạn yên).
hóa thực chất là những sáng tạo
của con người trong quá trình tương
tác với điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử.
Biểu hiện rõ nhất của những nội dung văn hóa chịu tác động của quá trình ứng phó (counteraction)
và tương tác (interaction) với điều
kiện tự nhiên và môi trường sinh thái
là hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển
của nông nghiệp.
Với tiềm năng dồi dào của đất và
nước (độ phì của đất cao, diện tích
canh tác lớn và có điều kiện
phát triển nhờ lượng sa bồi khá lớn của hệ thống sông ngòi
dày đặc), cùng khí hậu thuận lợi... không khó lý giải vì sao người Việt lựa chọn nông
nghiệp làm nghề sống chính suốt
mấy nghìn năm và đã từng tạo dựng nên một nền văn minh nông nghiệp có thời tỏa sáng khắp
khu vực Đông Nam Á. Nhưng cũng vì
thế mà người Việt bị trói
chặt vào kinh tế nông nghiệp. Cho đến
nay, ba hằng số lớn của
lịch sử dân tộc: kinh tế nông
nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do
đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi giá trị
văn hóa truyền thống
Việt Nam.
Trên một
phương diện khác, môi trường sông - nước đã tạo nên một nền văn
hóa sông nước. Tác động của môi
trường sông - nước mạnh đến mức người
Việt đồng nhất khái niệm quốc gia với
NƯỚC. Cũng từ hoàn cảnh sống trong môi trường sông nước, người Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo,
phù hợp với hoàn cảnh. Điều này lý
giải vì sao là cư dân nông nghiệp mà người
Việt không thủ cựu, rất dễ thích ứng. Có thể
coi đây là một đặc trưng nổi trội
của văn hóa và con người Việt Nam.
Bên cạnh
những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt
ra cho con
người muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra thiên tai bất thường, nhất là các hiện
tượng mưa theo mùa, tạo ra lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây sâu bệnh, tàn hại mùa
màng,... Cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên đã tạo nên truyền thống không chùn bước trước khó khăn và biết cố
kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh để
vượt qua thử
thách.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Việt Nam
là nằm ở vị trí giao
tiếp có tầm chiến lược cực kỳ quan trọng, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của những toan tính từ
bên ngoài. Chính vì vậy, Việt Nam luôn luôn bị xô đập
bởi các biến cố khu vực và của
thế giới. Tính cách dễ thích ứng và nhạy cảm
phần nhiều được hình thành do tác động của yếu tố này. Điều này cũng góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Vị trí giao tiếp và sự phân bố địa lý đã khiến Việt Nam từ lâu đã là một quốc gia đa sắc tộc với những
đặc trưng văn hóa khác nhau. Mặc
dù vậy, người Việt (Kinh) luôn đóng vai trò chủ thể vì số lượng đông và
trình độ phát triển kinh
tế - xã hội cao hơn hẳn so
với các cộng đồng dân tộc anh em khác.
Đặc điểm trên đã tạo nên truyền thống đa dạng trong văn hóa nhưng
hướng tâm vào văn hóa chủ thể - văn hóa Việt.
Văn hóa, tính cách của
con người Việt Nam còn được hình thành
do tác động của quá trình lao động sản xuất. Như đã nói ở trên, hoạt động lao động sản xuất chủ
yếu là nông nghiệp trồng lúa
nước, một nghề rất cần tới sức mạnh tập
thể. Làng, một loại hình công xã nông thôn là đơn vị tụ cư phổ biến của cộng đồng
chủ thể (người Kinh). Sau lũy tre làng, hàng loạt những sáng
tạo văn hóa mang tính cộng
đồng đã hình thành. Mặt tích
cực của nó là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc
sống hằng ngày cũng như trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Chứng cứ lịch
sử cho thấy, người Việt đã khai phá ruộng
đất theo phương thức tập thể
và vì vậy, đất đai canh tác trong
suốt một thời gian lịch sử rất dài thuộc về sở hữu công (cộng
đồng). Đoàn kết, tương trợ nhau và
nguyên tắc cá nhân tồn tại trong sự phụ thuộc
vào cộng đồng dần trở thành một tập
tục có cơ chế kinh tế - xã hội bảo đảm.
Trong văn
hóa cộng đồng Việt Nam hầu như ít thấy quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng mà chủ yếu là quan hệ
trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng. Một
gia đình (hay rộng ra là một gia tộc) có trách nhiệm với xóm làng, làng có trách
nhiệm với nước và ngược lại. Do đó,
suy cho cùng, một cá nhân bình thường chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi,
còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân luôn
luôn “không là cái gì”. Vì thế, họ nói đến truyền
thống tương trợ, giúp đỡ nhau cũng thường thể hiện ở cấp gia đình trở
lên. Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng trong văn hóa Việt đã góp
phần làm nên đặc trưng của văn hóa tâm linh.
Nhiều tín ngưỡng của người
Việt liên quan đến gia đình, dòng tộc mà tiêu
biểu nhất là truyền thống thờ cúng tổ tiên. Không phải ngẫu nhiên mà Paul Ory, một học giả Pháp đã đưa ra nhận xét rằng, đối với người
dân An Nam, đạo thờ cúng
tổ tiên là tín ngưỡng truyền
thống nhất và thiêng liêng nhất1. Thờ vua Hùng là một hình thức thờ cúng tổ tiên ở
tầm quốc gia.
Gắn liền với
văn hóa cộng đồng là truyền thống dân chủ làng xã. Biểu hiện rõ nét là việc bầu chọn ra người đại diện tham gia bộ máy quản lý làng xã. Trong cơ chế
này, “luật pháp” của làng là những phong tục, tập quán, tục lệ được
hình thành trong một quá trình lâu
dài (lệ làng). Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, dân chủ làng xã nói tới ở
đây là một hình thức dân chủ sơ khai. Thực chất của thiết chế dân chủ này là một hình thức tự quản nên các thành
viên giám sát lẫn nhau trở thành một
yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương. Phương thức này chứa đựng tiềm tàng hai khuynh hướng cực đoan. Khuynh hướng thứ nhất là tạo ra tâm lý giám sát thái quá, biến thành sự can
thiệp của tập thể vào quá trình phát
triển của cá thể, nhất là trong hoàn cảnh chủ nghĩa bình quân chi phối mọi quan
hệ trong
1. Paul Ory: La commune annamite au Tonkin, Maison
d'édition Broché, Paris, 2013.
làng xã. Khuynh hướng thứ hai là khi dư luận không còn được coi trọng thì những hành vi
tự do, tùy tiện (vô chính phủ) rất dễ nảy sinh. Chính trong cuốn sách
đã dẫn, Paul Ory đã ví làng
xã Việt nam như Protée, một nhân vật
trong thần thoại Hy Lạp có tài biến hóa thành bất cứ thứ gì1.
Di tồn văn
hóa dưới dạng tập quán của sản xuất nông nghiệp, một loại hình lao động tương
đối tự do, còn được biểu hiện ở tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ. Sản xuất nông nghiệp truyền thống không cần tới những tính toán chuẩn xác và
sự hiệp đồng thật chặt chẽ. Cho đến
nay, dù đã có thay đổi rất nhiều,
nhưng ảnh hưởng của lối sống nông
nghiệp còn rất đậm nét trong mọi mặt của đời sống xã hội. Văn hóa cộng đồng
làng xã còn là mảnh đất màu mỡ dung
dưỡng tâm lý bình quân chủ nghĩa và một số hạn chế cố hữu khác.
Thói
quen, một biểu hiện khác của đặc trưng văn hóa Việt được hình thành do
tác động hằng xuyên của hoàn cảnh lịch sử. Vị trí địa lý chiến lược
của Việt Nam vừa tạo điều kiện để
Việt Nam có cơ hội giao lưu tiếp biến văn hóa, nhưng cũng đặt ra những thử thách hiểm nghèo. Trong tiến trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn và mạnh hơn mình rất nhiều. Hoàn cảnh này đã tạo nên phẩm chất anh dũng quật cường, mưu trí sáng tạo, hun đúc cho mỗi
người dân lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự tôn dân tộc và tinh thần bất khuất, tự lập, tự cường rất
cao. Một trong những biểu hiện văn hóa truyền thống dễ thấy là tục sùng bái và thờ cúng anh hùng. Hầu như ở bất cứ đâu trên
đất nước
Việt Nam cũng có thể tìm thấy
những đền thờ các nhân vật lịch sử có
công lao với dân tộc. Cũng do tác động của truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc,
ở Việt Nam đã hình thành nên truyền
thống thượng võ - một truyền thống khá đặc sắc của dân tộc.
Văn hóa có
một thuộc tính phổ quát là tiếp biến (acculturation). Theo đó, quá trình giao
lưu, lan truyền ảnh hưởng, tiếp thu, thẩm thấu... các giá trị giữa các nền văn
hóa diễn ra thường xuyên, liên tục, trên mọi bình diện. Người ta thường nói văn
hóa không có biên giới chính là trên ý nghĩa này. Xét từ góc độ địa - văn hóa,
Việt Nam là một quốc gia có vị trí giao tiếp, quá trình tiếp biến diễn ra có
phần mạnh mẽ hơn so với nhiều quốc gia, khu vực khác. Chính vì vậy, các yếu tố
ngoại sinh là một hợp phần hết sức quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Có quan hệ giao lưu
từ
lâu đời trong khu vực, cơ tầng văn hóa truyền thống Việt
Nam rất gần gũi với các nước Đông Nam Á với một mẫu số chung là cấu trúc tổ chức
xã hội tương đối lỏng và cởi mở. Điều
này khiến cho tính chất dân chủ làng xã có điều kiện tồn tại và phát triển. Cũng bởi đặc điểm này
mà Việt Nam là một dân tộc dễ thích nghi và hội nhập.
1. Protée (Proteus): Thần biển
với hình tượng nửa người nửa rắn, tay cầm đinh ba.
Trong quá trình giao lưu, tiếp biến, Việt Nam đã
chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tác động của hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ. Dưới ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nhiều yếu tố văn hóa mới đã được du nhập vào Việt Nam,
trong đó ảnh hưởng rõ nét nhất là Nho giáo. Những chuẩn mực Nho giáo được hoà
trộn và điều chỉnh bởi các giá trị vốn có của người Việt đã tạo nên một số truyền thống, trong đó hiếu
học, trọng
học là một nội dung quan trọng. Trong các phẩm chất được đề cao, đối
với người Việt Nam, đạo hiếu là quan trọng nhất. Cũng do ảnh hưởng của văn minh
Trung Hoa, ở Việt Nam đã hình thành truyền thống trọng tước, thích làm quan và coi quan tước là một thang
bậc đánh giá sự
tiến bộ của một cá nhân.
Đối với văn
minh Ấn Độ, ảnh hưởng đáng kể nhất đối với Việt Nam là Phật giáo. Tuy nhiên,
Phật giáo Việt Nam khác rất xa Phật giáo Ấn Độ. Sự truyền bá
rộng rãi tư tưởng Phật giáo
cùng với những tính cách của cư dân
bản địa đã tạo nên truyền thống nhân ái, vị tha và rộng lượng của người Việt.
Trong thời kỳ cận - hiện đại, trong bối cảnh đầy biến động của lịch sử, Việt Nam đã có cơ hội cọ xát với văn hóa Âu -
Mỹ. Kết quả là nền văn hóa vốn đã hết sức phong
phú còn tiếp nhận thêm nhiều giá trị
mới. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng vào bậc nhất trên thế giới.
Đây chính là một trong những lợi thế của sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên
hội nhập.
Những nội
dung được trình bày trên đây chưa thể coi là
đầy đủ, bởi vì đi sâu vào những tác nhân tạo nên văn hóa Việt Nam còn phải nghiên cứu kỹ từng mặt, từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như phải xem xét kỹ từng loại hình và cấp độ của tổ chức cộng đồng. Trên đây mới chỉ
là những nét khái quát chủ yếu về những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam, được hình thành bởi những tác động cơ bản
và thường xuyên nhất. Những vấn đề nêu ra ở đây cũng không nhằm đánh giá, nhận
định những mặt tích cực hoặc tiêu cực của văn hóa, mà chỉ nêu ra một số luận giải về nguồn
gốc hình thành
và nội dung chủ yếu của văn hóa Việt Nam.
Từ những
“chất liệu gốc” trên đây, người Việt Nam đã sáng tạo nên hàng loạt các giá trị
vật chất và tinh thần, để lại cho hôm nay và mai sau vô vàn những di sản dưới
dạng vật thể và phi vật thể. Đó chính là nguồn tài nguyên vô tận và vô giá cần
được khai thác để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
đất nước đang chủ động hội nhập quốc tế.
3. Một số giải pháp
Để có thể
biến văn hóa thành nguồn lực, khai thác các di sản như những tài nguyên, điều quan trọng đầu tiên là phải đổi mới tư duy nhận thức một cách căn bản.
Trước hết phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm văn hóa không chỉ là một lĩnh
vực hoạt động thuộc phạm vi
quản lý của ngành Văn hóa mà là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt, khí
chất của dân tộc.
Khi ban hành Nghị quyết số
33-NQ/TW về “Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước”,
Trung ương đã nhận ra tầm quan
trọng đặc biệt của văn hóa, nhưng
trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chính vì vậy, khi đánh giá,
Bộ Chính trị đã đưa ra những kết luận
hết sức quan trọng, theo đó việc xây dựng
hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị
chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo
đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng
lo ngại. Môi trường văn hóa có những mặt
chưa thực sự lành mạnh. Việc
bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa đặc
trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai
một dần. Còn ít những tác
phẩm văn học, nghệ thuật có giá
trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ
thuật chưa thực hiện tốt chức năng
hướng dẫn, điều chỉnh và đồng
hành với thực tiễn sáng tác.
Một số chủ trương, quan điểm nêu trong Nghị
quyết chậm được thể chế; chưa có những
chiến lược, giải pháp đồng bộ
để phát triển và nâng cao năng
lực hội nhập quốc tế về văn
hóa. Chưa giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa
bảo tồn và phát triển trong quản lý văn
hóa. Hệ thống thiết chế văn
hóa chậm chuyển đổi sang
phương thức tự chủ, xã hội hóa. Việc chỉ
đạo phát
triển công nghiệp văn hóa còn chậm. Các đặc trưng cơ bản của nền
văn hóa là “dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” cùng quan điểm xây
dựng con người có
nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị buông lỏng
trong cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội.
Bộ Chính trị cũng chỉ ra những hạn chế trên đây do
nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một
số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây
dựng và phát triển văn hóa, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị
trí, vai trò của văn hóa chưa thực
sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thực sự đổi mới, nhất là trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển
biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn
hóa có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa phát huy mạnh
mẽ sức mạnh tổng hợp, sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể văn hóa,
khích lệ, động viên tính tích cực xã
hội của nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức trong tổ chức thực hiện
Nghị quyết. Công tác nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn để hình
thành cơ sở lý luận, đúc kết hệ
giá trị văn hóa, con người Việt Nam còn chậm, lúng túng, bị động1.
Cùng với đổi
mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, cũng phải đánh
giá đúng và thấy hết những khó khăn khi khai thác các nguồn lực văn hóa2.
Trước hết, đó là những trở
ngại trước các thói quen,
tập tính và hạn chế của cư dân nông nghiệp khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện
đại hóa mà một trong những nhược điểm lớn, gây rất nhiều hậu quả tai hại là không
có thói quen nhìn
xa, là tâm lý “ăn xổi”. Suy
cho cùng, thói quen này cũng là biểu
hiện của những tàn dư lịch sử, nằm trong
di tồn văn hóa. Nếu không
có nhận thức thật sâu
sắc để có biện pháp khắc
phục hữu hiệu thì đây là một cản
trở lớn cho sự phát triển.
Trong thời đại ngày nay, người ta trù
liệu trước
cho sự phát triển ít
nhất là vài chục năm.
Một trong
những hạn chế lớn khác của di tồn văn hóa có hại
cho sự phát triển là tâm
lý bình quân cào bằng. Đây là sản phẩm
của cơ cấu kinh tế - xã hội nông nghiệp - công xã. Trong lịch sử, sự bình đẳng
làng xã, sự phân hóa xã hội không
mấy sâu sắc đã từng đóng vai trò quan trọng cho sự cố kết/đoàn kết cộng
đồng. Quan niệm “dàn hàng ngang
mà tiến” hay “xấu đều hơn tốt lỏi” đôi khi là những
yếu tố cần thiết để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, mặt trái chính là tâm lý ghét sự vượt trội -
một biểu hiện của tâm lý bình
quân. Trong phát triển nói chung, đây là yếu tố có sức cản vô cùng mạnh mẽ...
Một trong
những điều quyết định thành công trong sự nghiệp
phát triển, đưa đất nước đi tới phồn
vinh là phải khơi dậy khát vọng của cả dân tộc, đặc biệt là giới trẻ như tinh
thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra. Giáo dục văn
hóa, lịch sử cho mọi tầng lớp từ lãnh
đạo đến nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên cần được coi như một nhiệm vụ mang tầm chiến
lược. Khát vọng sẽ dẫn
tới tự tin và có thể biến những gì mình có thành lợi thế, thành sức mạnh.
Trong thời kỳ hội nhập, văn hóa không chỉ là tài sản
để cất giữ, để tự hào mà phải được
coi là sức mạnh mềm của đất nước để
có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên trường quốc tế. Trên ý nghĩa này, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa
không chỉ dừng ở những hoạt động giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài mà phải có những tính toán
dài hơi và hiệu quả, trong đó đặc biệt coi trọng thế mạnh của con người Việt Nam.
1. Báo điện tử của
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Kết
luận của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33 xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ngày
9/6/2020.
2.
Vũ Minh Giang: Lịch sử Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
Bên cạnh việc phát huy sức mạnh mềm, việc làm sống
dậy các di sản, di tích cũng là một giải pháp quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm. Việt Nam là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời và rực rỡ, có truyền thống dựng nước và giữ
nước vô cùng vẻ vang. Lịch sử đã để
lại cho chúng ta một truyền thống
hào hùng và gắn với nó là vô vàn những di tích quý giá. Tuy nhiên,
đến nay, những di sản này chưa được
khai thác hiệu quả. Phần nhiều mới chỉ được giữ gìn theo cách bảo quản và đôi khi được tôn tạo bằng những khoản kinh phí rất hạn chế. Thế giới hiện đang có rất nhiều kinh nghiệm làm sống dậy di sản văn
hóa, khai thác di sản như những tài nguyên góp
phần vào sự nghiệp phát triển đất nước1.
Kết luận
Nói đến văn hóa Việt Nam trước
hết phải nói tới nền tảng
tinh thần là ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập, tự cường. Đây là nội dung cực kỳ quan
trọng của văn hóa Việt Nam và là
yếu tố
cấu thành phẩm chất của con
người Việt Nam. Nền tảng này đã được thể hiện rõ rệt trong những
lần Việt Nam phải đối
phó với họa xâm lăng từ bên ngoài. Tinh
thần dân tộc cao sẽ là động lực và sức mạnh thúc đẩy
một dân tộc vươn tới đỉnh cao. Vấn
đề đặt ra hiện nay cho
Việt Nam là làm thế nào để động
viên được cao nhất sức mạnh này trong công cuộc xây dựng đất nước và cạnh tranh quốc tế. Thêm vào đó,
trong văn hóa Việt Nam, truyền thống hiếu học và khả năng trí tuệ của người Việt đã và đang trở thành
một yếu tố bảo đảm cho sự phát triển với tốc độ cao của đất nước và trở thành một thế mạnh khi cạnh tranh quốc tế trong tương lai.
Một trong
những nét đặc sắc đồng thời cũng là thế mạnh của con người Việt Nam là tính
cách mềm dẻo, cởi mở và dễ hội nhập. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong hoàn
cảnh ngày nay, khi mà thế giới ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập và chu kỳ thay đổi công nghệ ngày
càng có xu hướng rút ngắn. Trong khi đó, văn hóa của chúng ta đa dạng, phong
phú với bản sắc hết sức độc đáo. Đó là lợi thế
lớn cho Việt Nam trong thời kỳ chủ động hội nhập.
Chúng ta đã
nói nhiều tới sự phát triển chậm trễ,
những món “nợ lịch sử”
mà sớm muộn chúng ta phải trả (như công nghiệp hóa
chẳng hạn). Nhưng xét về nhiều phương diện, trong hoàn cảnh thế giới ngày nay, sự chậm trễ đó đang tạo cho chúng
ta một lợi thế: lợi thế
của người đi sau. Ô nhiễm môi
trường đang là mối lo của cả nhân
loại vì trong quá trình công nghiệp hóa trước đây, nhiều quốc gia, dân tộc
đã không có hiểu biết đầy đủ và kinh
nghiệm cần thiết trong lĩnh
vực
1. Italia, Trung Quốc, Pháp và gần Việt
Nam như Thái Lan, Campuchia,... có rất nhiều kinh nghiệm cho Việt Nam tham
khảo.
này. Những nước công nghiệp hóa sau không chỉ có điều kiện đi tắt, đón đầu về công nghệ hiện đại
hóa mà còn có đầy đủ
kinh nghiệm của các nước đi trước để học tập. Nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn trên
phương diện bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống là chúng ta vẫn
còn kịp, nếu như có
được sự nhận thức sáng suốt và đầy đủ về
tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa mang bản sắc
dân tộc, xứng với tầm vóc lịch sử của dân tộc và biến tất cả những gì
mình có thành lợi thế trong
cạnh tranh quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Báo điện tử của
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: Kết luận của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết 33 xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ngày 9/6/2020.
[2]
Edward
Burnett Tylor: Primitive Culture V2:
Researches Into the Development of Mythology, Philosophy, Religion, Language,
Art and Custom, Publisher Literary Licensing, London, UK, 2014.
[3]
Hall,
Ivan Parker: Mori Arinori, Harvard
University Press, Massachusetts, USA, 1973.
[4]
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3.
[5]
Nguyễn
Như Ý (Chủ biên): Đại từ điển
tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998.
[6]
Paul Ory: La commune annamite
au Tonkin, Maison
d'édition Broché, Paris, 2013.
[7]
Pitirim
A. Sorokin: Social and Cultural Dynamics,
Oxford, UK, 1985.
[8]
Vũ
Minh Giang: Lịch sử Việt Nam: Truyền thống và hiện đại,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.