TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN
HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC
THIỂU SỐ
TIẾU LUẬN KẾT THÚC
HỌC PHẦN
VĂN HÓA CHĂM
ĐỀ TÀI: LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CHĂM Ở BÌNH ĐỊNH
GVHD: Thầy Phan Quốc Anh
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Ngọc Bích
MSSV: D16DT004
Lớp: Văn hóa dân tộc thiểu số 9
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2019
LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CHĂM Ở BÌNH ĐỊNH
PHỤ LỤC
Lời mở đầu
Chương I. Giới thiệu
1.1 Lí do chọn
đề tài
1.2 Mục đích
nghiên cứu
1.3 Đối tượng
nghiên cứu
Chương II. Tổng quan về người Chăm
2.1 Địa bàn
cư trú
2.2 Hoạt động
sản xuất
2.3 Đời sống
xã hội
2.4 Tôn giáo
tín ngưỡng
Chương III. Lễ cầu mưa
Chương IV. Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa dân tộc Chăm luôn luôn là đề tài thu hút
các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Người Chăm, trong bức tranh văn hóa Việt Nam là một trong những nét vẽ đặc sắc
và nổi bật nhất làm tôn lên vẻ đẹp của Văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu văn
người Chăm là cần thiết đối với các ngành khoa học xã hội, góp phần vào sự bảo
tồn cũng như phát triển văn hóa của dân tộc. Văn hóa Chăm được hình thành do kết
quả của quá trình hoạt động nhằm thích ứng với các điều kiện sinh hoạt khắc
nghiệt của cư dân vùng chân núi và đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Đó
cũng là kết quả của sự giao lưu tiếp biến với các cư dân trong vùng Nam Đông
Dương cũng như vùng Đông Nam Á, thể hiện qua sự phát triển ngôn ngữ chữ viết, sự
đan xen giữa văn hóa miền núi và văn hóa biển, giữa các tín ngưỡng dân gian với
các tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo. Chúng được thể hiện qua những nét văn hóa vật
thể và phi vật thể của dân tộc Chăm, vừa mang tính cách đồng nhất cho cả cộng đồng,
vừa hàm chứa vài dị biệt do các vùng cư trú và các cộng đồng tôn giáo khác
nhau.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam
không chỉ là đất nước của danh lam thắng cảnh, của núi rừng, sông suối mà còn là sự kết hợp và hoà quyện của 54 sắc
màu dân tộc. Do những điều kiện khác nhau cùng dòng chảy của lịch sử đã tạo nên những vùng đất khác nhau cùng với
những nền văn hoá khác nhau. Với mỗi nền văn hoá lại mang cho mình những nét đặc
sắc riêng. Chăm – một trong những dân tộc lớn của nước ta cũng đã chiếm lấy một
vị trí trong bản sắc dân tộc Việt Nam.
Bình Định
là địa bàn cư trú của người Chăm, chính xác hơn là Chăm H’roi. Cũng như những
dân tộc khác, người Chăm ở Bình Định đã sớm hình thành những giá trị văn hoá
mang màu sắc riêng. Nền văn hoá ấy đã ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng
đồng người Chăm nói chung cũng như Chăm H’roi nói riêng.
Bình Định
là một trong những vùng đất khô hạn ở Việt Nam, quanh năm chỉ có 4 tháng là mưa
(tháng 9,10,11,12). Vì vậy, cộng đồng người Chăm từ xưa đã làm một nghi thức để
cầu mưa thuận gió hoà mang tên “Lễ cầu mưa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giới thiệu
những nét khái quát nhằm giúp các dân tộc anh em muốn tìm hiểu văn hóa Chăm có
một cơ sở thiết thực để nghiên cứu và giúp các bạn trẻ Chăm có cơ sở ban đầu để
tiếp cận với văn hóa dân tộc mình, sẽ giúp ích một cách thiết thực cho chính
quyền địa phương nắm bắt được nếp sống và lao động, cũng như tôn giáo-tín ngưỡng,
phong tục-tập quán của dân tộc Chăm hầu có những cách giải quyết thích hợp cho
các vấn đề thuộc vật chất hay tinh thần trong cuộc sống hôm nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ cầu mưa của người
Chăm ở Bình Định.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHĂM
2.1. Địa bàn cư trú:
Người Chăm sinh sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Gia
Lai, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh,
Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc
thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm
cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận và Chăm Nam Bộ.
Chăm H'roi (Chăm hời) bao gồm những người Chăm sống rải
rác ở miền núi các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Bình Định.
Chăm Nam Bộ bao gồm những người Chăm sinh sống chủ yếu ở
An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai và nhiều tỉnh khác nhau tại
miền Nam.
2.2. Hoạt động sản xuất:
Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi
làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn
tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại
sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông
chỉ là thứ yếu.
Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa
tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các
dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là
nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.
2.3. Đời sống xã hội:
2.3.1. Nhà ở:
Nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn
viên (bây giờ do việc quy hoạch phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc
phát triển nhà theo quần thể trong một khuôn viên dần không còn nữa). Mối quan
hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình tan vỡ của hình thái
gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ.
Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì
cột cơ bản là vì ba cột (kèo được liên kết với cột hoặc không có vì kèo thì
dùng tường thay thế kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên
cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo
và trở thành vì kèo.
Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữa
là trung tâm (người Chăm gọi là sang-yơ), phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên
trái là kho, sau là phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.
Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía
Tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi,
than, v.v.).
Nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác:
Nhà người Chăm ở An Giang: cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt
còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà sang yơ ở Bình Thuận.
Nhà người Chăm ở Châu Đốc: khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc
không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ.
Chuồng trâu bò được làm xa nhà ở.
Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố
trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An
Giang.
2.3.2. Trang phục:
Trang phục
nam: đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng
có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải.
Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có
hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh
xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là
quần sọc, ngoài quấn váy.
Trang phục
nữ: về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái
tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to
quấn lên đầu, khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn
theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ
phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc
khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với
các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng.
Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng,
quấn váy xếp (khi làm lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không
ràng buộc về màu sắc.
Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, phụ nữ mặc quần bên trong
áo dài. Nhóm Chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy.
Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các
chuỗi hạt cườm.
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả
nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo
hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ
hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo
dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước
ta với lối mang trang phục phong cách thẩm mỹ riêng.
2.4. Tôn giáo – tín ngưỡng:
Đồng bào Chăm ở nước ta hình thành ba nhóm tín ngưỡng
chính là: Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn, Chăm Bà ni (Hồi giáo Bà ni)
và Chăm Islam (Hồi giáo Islam). Cũng có một bộ phận không nhiều không theo tôn
giáo nào.
CHƯƠNG III: LỄ CẦU MƯA
3.1. Thời gian:
Cứ vào đầu tháng hai âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên
đán), dù trời hạn hay trời mưa, họ đều tổ chức lễ hội.
3.2. Khâu chuẩn bị:
Để cầu mưa (hay mừng mưa), người ta có thể làm lễ riêng,
trên rẫy của mình. Hoặc nếu trời nắng quá lâu, cả làng (Plây) phải làm chung một
lễ, cả làng cùng chuẩn bị và cùng đóng góp lễ vật để cúng. Đồ lễ Plây trước
tiên, làng sẽ cử người dựng một đài dâng lễ vật-lễ vật trên đài cũng gồm một
con gà trống, một bình rượu, một vòng sáp ong để đốt và một bát gạo. Đài dâng lễ
vật được đặt tại sân nhà của già làng hoặc bến nước của làng.
Đài và án được dựng từ 4 gốc cây Pay Ch'panh (cây gạo).
Phần trên là án, phần dưới là đài, được các nghệ nhân trong làng trang trí những
tua, những họa tiết cách điệu hoa văn theo mô típ Chăm có tên gọi Pơrưng. Bên cạnh
đó là cây Nêu vươn cao, tạo thành đôi cánh chim (loài chim biểu hiện cho sự yên
bình của người Chăm H'roi). Đó là một cách thể hiện thông điệp cầu trời cho sự
yên bình của họ.
3.3. Lễ từng nhà (lễ mừng mưa):
Do từng nhà tự lo liệu lễ vật để cúng tại rẫy của mình.
Khi hạt giống đã trỉa xuống, chủ nhà làm lễ cầu mưa cho hạt giống ở rẫy mình nảy
mầm. Ngày giờ do chủ nhà tự chọn sau khi đã xuống giống. Chủ nhà thu dọn cây,
vun một đống đất ở rẫy,
đường kính khoảng 50 cm, cao 30 cm. Ở giữa là một cây tre
rừng, phần gốc được chôn dưới đất, phần ngọn được chẻ làm tư tỏa ra bốn hướng
đông tây nam bắc đón nước mưa. Trên phần ngọn tre chẻ tư đó, chủ nhà gác dàn đặt
lễ vật gồm một con gà trống (con vật biểu hiện cho sự bền bỉ, dẻo dai trước cuộc
sống), một bình rượu nhỏ, một vòng sáp ong để đốt và một đấu thóc (có nơi dùng
gạo). Bên cạnh gốc tre là cái cuốc nhỏ buộc chung vào gốc tre. Bên cạnh đó, người
ta đem từ 7 đến 9 ống nứa nhỏ bằng ngón tay cắm xung quanh một gốc cây rừng đã
cháy trên rẫy rồi rót nước đầy vào các ống với ngụ ý nước đã về rẫy, nước làm
mát đất. Nội dung lời khấn cầu của chủ nhà:
"Ơ Giàng! cầu Giàng cho hạt mưa xuống
Hạt mưa nhỏ nhỏ như hạt lúa
Hạt mưa lớn lớn như hạt bắp
Đổ nước xuống, đổ mưa xuống
Để cái suối không còn khô
Để người và mọi loài sống lại
Cầu nước để người có nước trồng trỉa
Chỉ có Giàng là lớn nhất trần gian
Chỉ có Giàng cho nước
Người mới có nước trồng cây lúa. Ơ Giàng!"
Phụ nữ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm
thanh của gió. Đàn ông gõ trống tạo nên âm thanh của sấm. Chủ nhà thành kính
rót rượu mời thần Mây, thần Gió và thần Sấm về làm mưa.
Trong quá trình làm lễ cầu mưa không được vui chơi, ca
hát để biểu lộ lòng thành kính thần linh. Chỉ khi nào có mưa mới được mừng vui
ca múa. Sau khi làm lễ xong, tất cả rượu thịt được phân chia cho người và cho
thần, tất cả chè chén tại rẫy. Đồ chia cho thần để lại. Tất cả ra về chờ Mưa.
3.4. Lễ chung cho cả làng (Plây):
Khi hạn hán kéo dài, cả Plây mới cầu chung một lễ, do già
làng (người có uy tín nhất trong làng, trong tộc họ) đứng ra điều hành. Công việc
chuẩn bị xong bắt đầu lễ cúng, chiếu cói mới (chưa dùng) được trải ra phía dưới
đài và án. Ở giữa chiếu có đặt một chiếc đĩa dựng hai đồng xu để gieo quẻ âm dương,
xung quanh chiếu là các ché rượu cần. Số người làm lễ cúng phải là số lẻ do
làng chọn, từ 3-5 người (hoặc từ 7-9 người) kể cả lễ vật cũng phải là số lẻ để
khi cầu Giàng cho thêm chẵn là đủ. Trong các lễ thức, người ta bao giờ cũng chỉ
cầu đủ là vừa bụng-không tham nhiều, sợ lấy nhiều, lần sau xin trời không cho…
Trong số người tham gia cúng, dân làng chọn ra một người có uy tín đưa lên ngồi
trên đài tượng trưng cho người của Giàng (trời). Bên dưới già làng khấn cúng:
"Ơi Giàng! chỉ có Giàng là lớn nhất trần gian
Giàng ơi! Chỉ có Giàng mới cho người có nước để trồng cây
lúa. Ơi Giàng!
Giàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt
lớn lúa nẩy cây
Giàng hãy mau mưa xuống Giàng ơi!
Cho măng mía, măng tre mọc nhiều
Cho lúa bắp trên rẫy tươi tốt
Cho dân làng được dự Hội mừng mưa - Ôi Giàng!
Cầu Giàng - Giàng hãy mau mưa xuống!
Cho đụm lúa nếp dân làng ăn đến tháng 5
Cho đụm lúa to dân làng ăn hết tháng 10
Giàng hãy mưa xuống cho lũ làng tay múc nước thành hoa,
tay múc nước thành bông
Giàng mưa - cho con chim Kơrơtau không ngừng rỉa cánh, để
con ếch trong hang kêu "ộp ộp", con cá dưới suối quẩy "bun
bun"
Xin Giàng nhìn xem dân Plây…
Đều đủ mặt chào Giàng
Xin Giàng cho nước trên trời rơi xuống
Để cây lúa bén rễ
Để lúa dưới đất trồi lên…
Hỡi ông Núi - bà Non
Hỡi ông Coông - bà Ch'ơ
Hãy nghe Giàng đổ nước…"
Già làng gieo quẻ, nếu cả hai mặt của đồng xu đều cùng âm
hoặc cùng dương, nghĩa là Giàng chưa nghe, chưa chịu cho mưa… còn nếu một sấp,
một ngửa, tức là Giàng đã chịu cho dân làng mưa (Thể hiện đúng luật âm dương của
trời đất). Lúc này "người của Giàng" ở trên đài cúng hất rượu theo 4
hướng đông tây nam bắc. Đến đây họ coi như trời đã cho mưa đáp ứng lời cầu nguyện
của dân làng và hô to: "Nào hỡi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón mưa
trời cho!"
3.5. Kết thúc lễ Plây:
Kơtoong cùng dàn chiêng trỗi lên giai điệu A Tonh Ch'yong
e pla (Chào trời-chào khách). Theo chiều ngược kim đồng hồ, trai, gái trong
làng nhịp nhàng nhảy múa hú gọi. Tư thế của họ tượng trưng cho gió thổi, mây
bay, sấm nổ đón những giọt mưa từ "người của Giàng" ngồi trên đài đổ
xuống… Người làm lễ cúng cùng già làng chia lễ vật cho thần linh. Mọi người ăn
uống, nhảy múa. "Người của Giàng" vẩy nước xuống cho ướt mọi người và
rải những hạt lúa xuống… Dân làng tin rằng trời chấp thuận cho mưa, vui vẻ vào
hội. Dân làng uống rượu và múa xoang Ch'yong với niềm tin trời sẽ mưa thuận gió
hòa cho dân Plây có nước sản xuất.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Phong tục tập quán của một dân tộc lúc nào cũng
chi phối sâu rộng sự sinh hoạt của xã hội và là yếu tố quan trọng để hiểu đuợc
một dân tộc.
Nghe tiếng hô của già làng, mọi người cùng hú theo
vui vẻ, những thiếu nữ Chăm bắt đầu múa xoang các điệu truyền thống quanh đội cồng
chiêng, mở đầu cho phần hội tưng bừng, vui vẻ với mong ước Giàng và các vị thần
sẽ che chở, mang lại cho dân làng những cơn mưa, những điều may mắn, tốt đẹp.
Bắt nguồn từ những phong tục cổ của người Chăm tại
Bình Định cho đến nay lễ hội cầu mưa vẫn lưu giữ được những nét độc đáo của những
phong tục truyền thống xưa như một phần trong văn hóa tinh thần không thể thiếu
của đồng bào Chăm nơi đây. Đây cũng là dịp để đồng bào người Chăm mọi nơi đổ về
hội tụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống tín ngưỡng cũng như cuộc sống
hàng ngày. Đem lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền
thống, gắn kết cộng đồng, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa tín ngưỡng của
dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cầu mưa là một sinh hoạt văn hóa dân gian
trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Chăm cần được gìn giữ và phát
huy.
Mỗi lễ hội có những ý nghĩa và giá trị riêng nhưng
nhìn chung đều tưởng nhớ về tổ tiên, cầu mong cho cuộc sống an lành, hạnh phúc,
mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, cây trồng vật nuôi được tươi tốt, sinh
sôi.
Tài liệu tham khảo
1. Tiếp cận một số vấn đề Văn hóa Champa, NXB Tri Thức, 2012
2. Nguyễn Văn Huy, Tìm hiểu cộng đồng người Chăm ở Việt Nam trên trang web
Nghiên Cứu Lịch Sử
3. Những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Chăm” (NĐT/VHC)
4. Trần Quốc Vượng (1998), Miền Trung Việt Nam và văn hóa Chămpa (một cái
nhìn địa văn hóa). Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.