TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
KHOA
VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
BÀI TIỂU LUẬN
KẾT
THÚC MÔN VĂN HÓA CHĂM
Đề
tài: Tín ngưỡng. Tôn giáo của người Chăm Bani
Lớp Văn hóa DTTS9
GVHD: Phan Quốc
Anh
SVTH: Nguyễn Thị Thanh
Hoài
TP.HCM ngày 30 tháng 12
năm 2019
MỤC
LỤC
Mục
lục…………………………………………………………………..2
A.
Phần mở đầu………………………………………………………….3
1. Lý
do chọn đề tài ……………………………………………………..3
2. Mục
đích nghiên cứu ………………………………………………..4
3. Đối
tượng nghiên cứu ……………………………………………….4
4. Phạm
vi nghiên cứu …………………………………………………4
5. Phương
pháp nghiên cứu …………………………………………...4
B. Nội
dung……………………………………………………………..5
1. Tổng
quan……………………………………………………………5
1.1 khái
quát về dân tộc Chăm Bàni ………………………………….5
1.2 Địa
bà cư trú ………………………………………………………5
1.3 Hoạt
động kinh tế …………………………………………………6
1.4 Nét
đặc trưng trong văn hóa của người Chăm Bàni …………….9
2. Tín
ngưỡng của người Chăm Bàni………………………………...9
2.1 Nguồn
gốc tín ngưỡng cổ của người Chăm Bàni ………………10
2..1.1
Sự tin thờ các thần linh………………………………………..10
2.1.2
Tín ngưỡng trong lễ hội của người Chăm Bàni……..……… .12
2..2
Tín ngưỡng phồn thực…………………………………………..13
2.3
Tín ngưỡng thờ tổ tiên………………………………………......14
3.
Tôn giáo của người Chăm Bàni………………………………… .14
C.
Kết luận…………………………………………………………....17
l Tài
liệu tham khảo ………………………………………………18
l Phụ
lục ………………………………………………………….19
A. Đặt
vấn đề
1. Lý
do chọn đề tài
Người Chăm, trong bức tranh văn hóa Việt
Nam là một trong những nét vẽ đặc sắc và nổi bật nhất làm tôn lên vẻ đẹp của
Văn hóa Việt Nam.. Cùng với các dân tộc anh em khác, dân tộc Chăm với những giá
trị văn hóa đặc sắc, những mảng màu trầm tích được lắng đọng, chắt chiu qua
ngàn năm lịch sử đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đất Việt có đủ sắc, vị,
thanh, hương. Nói đến văn hóa Chăm chúng ta không chỉ nhìn thấy những công
trình kiến trúc, điêu khắc đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, đầy huyền bí và vượt
tầm thời đại. Hay những điệu múa Chăm mềm mại, rạo rực chạm tới trái tim người
xem về cái đẹp và cảm xúc được truyền qua tự bao đời mà còn đó là lớp lớp các
giá trị văn hóa dân gian. Và trong kho tàng giá trị văn hóa dân gian ấy, tín
ngưỡng phồn thực của dân tộc Chăm vô cùng đa dạng được biểu hiện ở nhiều khía cạnh
và ăn sâu trong đời sống cộng đồng theo thời gian. Và cũng như nhiều quốc gia
Đông Nam Á tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa của người Chăm được biểu
hiện ở nhiều hình thức từ thờ các biểu tượng, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội,
phong tục đến các nghi lễ vòng đời.
Mặc
dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tộc người Chăm Bàni, nhưng đến nay
vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào mang tính hệ thống, khái quát cụ thể về giá
trị văn hóa truyền thống, tín ngưỡng và tôn giáo của đồng bào Chăm Bàni một
cách toàn diện và đầy đủ nhất. Vấn
đề dân tộc và tôn giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều nước quan tâm, vì
đó là vấn đề nhạy cảm dễ đưa đến mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo như đã xảy ra trên
thế giới. Người Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận có ba tôn giáo: Bàlamôn, Bàni và
Islam, mang sắc thái rất đặc biệt. Trong quá trình du nhập, đạo Bàlamôn và Bàni
đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa để trở thành đạo Bàlamôn và đạo Bàni của người
Chăm hiện nay. Riêng đạo Islam của người Chăm Ninh Thuận thì mới du nhập vào thập
niên 60 của thế kỉ XX qua giao lưu với đồng bào Chăm Nam bộ và sinh hoạt theo
nghi thức của Islam chính thống.
2. Mục
đích nghiên cứu
Qua môn học Văn hóa
Chăm, đề tài nghiên cứu của sinh viên muốn tìm hiểu đến đời sống văn hóa cuae
người Chăm hiện nay. Đồng thời, tìm hiểu môi trường tự nhiên chi phối như thế
nào đến đời sống văn hóa của người Chăm. Thông qua tìm hiểu đời sống văn hóa
truyền thống, phong tục tập quán và tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm nhóm
Chăm Bàni.
Đề tài này nhằm đưa ra
cái nhìn cụ thể và toàn diện về tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm Bà ni
trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.
3. Đối
tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của
đề tài này là tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm Bàni.
4. Phạm
vi nghiên cứu
Đối trượng
nghiên cứu của đề tài là tín ngưỡng và tôn giáo của ngườidân tộc Chăm Bàni
trong cộng đồng dân tộc và trong xã hội hiện nay. Để đưa đến một cái nhìn toàn
diện và cảm nhận sâu sắc về văn hóa truyền thống của một dân tộc là điều không
dễ. Làm được điều đó cần có thời gian nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng.
Chính vì vậy, tránh việc dàn trải tràn lan nên đề tài tập trung nghiên cứu vào
vấn đề tín nguoqngx và tôn giáo. Qua đó, đưa ra nhận định chung về vai trò người
Chăm Bàni trong, cộng đồng dân tộc và trong xã hộ hiện nay. Các yếu tố văn hóa
truyền thống khác chúng tôi sẽ sử dụng để làm cơ sở để so sánh và chứng minh
cho vấn đề trên.
5. Phương
pháp nghiên cứu
Đề tài sử
dụng phương pháp so sánh cũng là phương pháp được chú trọng để rút ra những điểm
chung và những nét nổi bật trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Bàni hiện
nay.
Phương
pháp định tính, phương pháp tổng hợp và phân tích… khi cần thiết, nhằm thu thập,
đưa ra các lý giải rõ hơn về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và tôn
giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm.
B. Nội
dung
1. Tổng
quan
1.1 Khái
quát về dân tộc Chăm Bàni
Về nguồn gốc tộc người, người Chăm được xếp vào
nhóm Malayo-polynésien cùng với các tộc người Churu, Raglai, Giarai, Êđê ở Việt
Nam. Như vậy, cư dân Chăm có nguồn gốc từ thế giới Đa đảo mà giống người chiếm
đa số và ưu thế là người Indonesien. Những cuộc khai quật các di tích lịch sử
vùi sâu trong lòng đất từ thời Pháp thuộc chứng tỏ được rằng văn minh
Indonésien được truyền bá rộng rãi từ Vân Nam đến Sumatra. Người Dyak ở đảo
Bornéo giống người Êđê, người Giarai ở Việt Nam là bằng chứng hùng hồn về sự rộng
rãi của lãnh vực sinh hoạt.
Hồi giáo Chăm
Bani: Đây là nhóm Cộng đồng người Chăm theo tôn giáo Bà Ni klak (tức Bà ni
cũ). Trên thực tế cộng đồng người Chăm tồn tại 4 cộng đồng lớn theo 4 tôn giáo
chính (trừ Chăm H'roi, và một số ít theo Công giáo, Tin lành,...)
Chăm Bani (Chăm
Awal) hay cộng đồng Người Chăm theo hệ phái tín ngưỡng tôn giáo Bàni. Bàni là
một trong hai hệ phái tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm ở vùng Ninh
Thuận, Bình
Thuận, là một hệ phái tín ngưỡng tôn giáo đặc thù bởi sự
kết hợp giao hòa giữa tín ngưỡng tôn giáo Bà
La Môn với tín ngưỡng dân gian và các Tục
lệ người Chăm tôn giáo Islam Kan
(Hồi giáo không chính thống) có chọn lọc và mô hình Phật giáo của Ấn
độ và thờ Thánh mới của người Chăm là Uwlaw Hok Po KUK.. Bàni là phái tín ngưỡng
tôn giáo thứ nhất trong hai phái tín ngưỡng tôn giáo của tôn giáo người
Chăm (Agama Cham). Bàni là Tôn giáo Đa thần. Chỉ có duy nhất ở
Việt Nam.
1.2 Địa
bàn cư trú
Chăm Bàni, còn gọi
là đạo Bàni hoặc Hồi giáo Bàni. Nhóm này, hiện cư trú
tại ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước, với khoảng 39.500 người.
Người Chăm Bàni ở
Ninh thuận cư trú ở các thôn: Phước Nhơn, An Nhơn ( xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải),
Thành Tín ( xã Phước Hải, huyện Ninh Phước), Phú Nhuận ( xã Phước Hậu, huyện Ninh
Phước), Văn Lâm ( huyện Thuận Nam), thôn Lương Tri ( huyện Ninh Sơn).
1.3 Hoạt
động kinh tế
Chăm là một
dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản
xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc... đặc
biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những
cải tiến về giống và thủy lợi.
Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước
là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy
lợi khá thành thạo. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ
gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người
Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỷ.
Vì có nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt nên làng Chăm Đa Phước
thuộc huyện An Phú cũng
là địa điểm du lịch thu
hút du khách đến xem kỹ thuật dệt thổ cẩm. Vải Chăm có mẫu mã
đặc sắc khác hẳn những hàng dệt của sắc tộc khác. Cách thức dệt còn theo lối
truyền thống trên khung cửi nhưng đến thế kỷ 21 thì nguyên liệu
sợi và phẩm màu không còn sản xuất ở địa phương nữa mà là mua ở nơi khác mang về dệt.
Về trồng trọt, ruộng lúa nước và rẫy là hai loại hình chính
trong trồng trọt chăm từ trước tới nay. Chính hai loại nông nghiệp này đã nuôi
sống người Chăm ổn định từ đời này sang đời khác tạo nên “văn minh lúa nước”, tồn
tại lâu dài. Loại giống lúa thì rất đa dạng, từng địa phương, từng điều kiện đất
đai mà người Chăm chọn giống thích hợp, nhưng tập trung hai loại giống dài ngày
(6 tháng) và ngắn ngày (3 tháng). Giống ngắn ngày chịu hạn tốt khá đa dạng: bareng, ia pa-oc, ia patuw, ia parak,
kuprauk,… tuy năng suất không cao nhưng rất thích hợp với loại đất gò thường
xuyên thiếu nước (vì chỉ ăn nước trời). Theo các nhà nghiên cứu của Pháp và được
học giả Lê Quý Đôn xác nhận trong Vân
đài loại ngữ, các giống lúa trên người Chiêm Thành tự lai giống và sản xuất,
và người Trung Hoa du nhập vào nước họ đã làm nên một cuộc cách mạng nông nghiệp.
Nhưng hôm nay người Chăm không còn dùng loại giống này nữa do có những giống
lúa thần nông ngắn ngày năng suất rất cao thích hợp với ruộng nước ở bất cứ thời
tiết nào. Rẫy người Chăm thường được trồng các loại cây lương thực như: bắp, bo
bo, khoai lang, các loại đậu, bầu bí dưa leo, và các loại cây công nghiệp: bông
vải, thuốc lá, mía, mè, dưa lấy hạt. Nếu ruộng lúa chỉ cung cấp đủ (hay một phần
nào) lương thực thì người Chăm thường được của ăn của để là do trúng mùa rẫy (đặc
biệt là đậu xanh và đậu ván). Ngày nay, lúa và các nông sản đã trở thành hàng
hóa để trao đổi trên thị trường, đã giúp cho vùng nông thôn chăm ổn định đời sống
phần nào.
Về chăn nuôi, trước đây người Chăm chủ yếu nuôi
trâu để cày bên cạnh để cúng tế, ngoài ra họ còn nuôi một ít dê. Nhưng nay, mọi
việc đã thay đổi, người Chăm đã biết nuôi bò đàn, dê cừu đàn trong những trang
trại nhỏ như là một thế mạnh kinh tế địa phương. Trong những thôn ấp Chăm Bàlamôn,
việc nuôi heo cũng đem lại khá nhiều lợi nhuận giúp ổn định phần nào kinh tế
gia đình vùng nông thôn.
Về khai thác lâm sản, người Chăm rất thành thạo: họ
biết phân biệt một cách khoa học các loại gỗ, từ loại quý hiếm nhất đến các loại
thông dụng và thông thường nhất, đặc biệt là các loại gỗ nào chịu đựng nước cả
trăm năm và chịu nắng mưa hàng thế kỉ. Chính vì thế mà các loại gỗ dùng để xây
dựng nhà cửa, chùa chiền gây ấn tượng mạnh cho du khách .
Còn về nghề đánh bắt cá biển xưa rất phát triển
thì nay được xem như đã lui vào dĩ vãng từ khi các palei Chăm được di dời lên miền cao, cách xa biển cả.
Các nghề thủ công
Xưa
kia người Chăm đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như: làm gốm, dệt vải,
đóng xe trâu, thuyền, nghề kim hoàn… Hiện nay đa phần đã thất truyền, nghề đóng
xe cũng không được phát triển. Chỉ còn gốm và thổ cẩm là còn truyền bá, phát
triển.
Nghề gốm: hiện nay chỉ còn thấy
ở Bầu Trúc (Hamu Crauk) – Ninh Thuận và Trì Đức (palei Rigauk) – Bình Thuận.
Theo khảo cổ học thì gốm Chăm là tiền thân của gốm Sa Huỳnh, nghĩa là thuộc loại
lâu đời nhất ở Đông Nam Á. Sản phẩm làm ra rất đa dạng phục vụ cho việc đun nấu
(nồi, trã) hoặc để thực hiện việc đun nấu (lò các loại) và cả đồ đựng (như lu,
chậu, thạp, khương). Nguyên liệu làm gốm Chăm là đất sét và cát được pha trộn
theo một tỷ lệ thích hợp. Cách nung sản phẩm đã chứng tỏ đặc điểm văn hoá riêng
của Chăm. Việc nặn gốm bằng hòn kê (thay
cho bàn xoay) là một kỹ thuật chế tác gốm còn ở trình độ thấp.
Việc may mắn cho người làm gốm Chăm hôm nay là sản phẩm này
đã trở thành hàng hóa được bán đi nhiều nơi với những chủ thầu hoạt động khá rộn
rịp. Mặt khác, có một dấu hiệu khá lạc quan là một số thợ thủ công gốm đã chuyển
sang sản xuất các sản phẩm văn hóa rất độc đáo (như các tượng, tháp Chăm và các
đồ dùng trang trí, mĩ thuật rất xinh đẹp) để phục vụ cho khách du lịch. Đó là lối
mở hứa hẹn nhiều thuận lợi cho việc phát triển nghề này trong tương lai.
Hiện nay, Bầu Trúc là địa điểm du lịch văn hóa dân tộc Chăm của
tỉnh Ninh Thuận, đã được Nhà nước đầu tư nhiều tỉ đồng để phát triển to lớn hơn
nữa hầu hòa nhập vào các cụm du lịch tỉnh nhà.
Nghề dệt: Nghề
trồng bông để kéo sợi dệt vải là một nghề rất lâu đời của người chăm. Lê Quý
Đôn viết rằng: “người Mán ở Nhật Nam, dệt bông làm khăn, khăn Bạch Điệp,… rất
khéo léo. (…) ở Lâm Ấp có trồng cát bối kéo sợi làm chỉ dệt khăn không khác gì
vải gai”(9). Theo Maspéro thì dưới các vương triều Champa, người Chăm đã biết
trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa(10) có một điều đáng được lưu ý là vào các
thời xa xưa của các vua chúa, cũng như thời hiện đạivào giữa thế kỉ 20, người
chăm vẫn tự cung cấp các loại vải dệt thủ công phục vụ cho các lễ nghi theo
phong tục cũng như may mặc, không những đầy đủ mà còn trao đổi hàng hóa bên
ngoài cộng đồng, đặc biệt với các dân tộc thiểu số Tây nguyên. Hôm nay lại mở
ra triển vọng xuất khẩu vào Châu Á và Châu Âu. Sản phẩm rất đa dạng có thể phân
ra thành 2 nhóm: nhóm vải trên khung dệt abơn” và khung jih dalah.
Những công đoạn trong việc dệt vải thổ cẩm này tương đối phức tạp gồm các khâu:
kéo sợi, mắc sợi, bắt go, dập .
Từ các loại vải dệt đa dạng như thế, chúng ta cũng có thể
hình dung ra được cách phục sức cổ truyền của người Chăm phân biệt thành nhiều
đẳng cấp và nhiều giới rất đặc trưng của văn hoá dân tộc (các chức sắc Bàlamôn
và Bàni, các lão bà, các lão ông, phụ nữ, thanh niên) và phục vụ cho các lễ hội
và lễ phong tục tập quán Chăm.
Còn về địa bàn hoạt động thì trước kia hầu như tất cả
các palei Chăm đều thực hiện
nghề dệt vải này (nhằm tự cung tự cấp) nhưng sau năm 1975 chỉ thu hẹp lại một số
làng như Mĩ Nghiệp, Chung Mĩ, Hữu Đức và Vân Lâm ở Ninh Thuận và Hậu
Quách, Minh Mị, và An Bình ở Bình Thuận, nay lại càng thu hẹp hơn nữa (Ninh Thuận
chỉ còn Mĩ Nghiệp và Chung Mĩ)
1.4 Nét
đặc trưng trong văn hóa của người Chăm Bàni
Phong tục
tập quán
Ăn: Đồng
bào ăn cơm tẻ, thích uống rượu cần, ăn trầu. Kiêng ăn thịt heo.
Ở: Người
Chăm Ở nhà sàn thấp và nhà trệt trong một quần thể kiến trúc trên một diện
tích. Nhà cửa đơn sơ, làng mạc kín đáo. Gia đình người Chăm vẫn theo chế độ mẫu
hệ.
Phương
tiện vận chuyển: Người Chăm thường sử dụng các xe thô sơ dựa vào
sức kéo của súc vật. Trên biển đã từng có những đội thuyền chiến và đội th ương
thuyền nổi tiếng trong lịch sử.
Hôn nhân :
Nhà gái cười chồng cho con, Sau khi cười, con trai ở rể.
Tang ma: Người
Chăm có tục thổ táng và hỏa táng tùy theo tôn giáo.
Lễ hội: thực
hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm (lễ khai mương đắp đập, lễ
hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. .).
Tín ngưỡng: Người
Chăm Bàni theo Hồi giáo Bàni.
Trang phục: Đàn
ông quấn xà rông, áo cánh ngắn cài khuy phía trước, áo xẻ ngực. Đàn bà quấn váy
tấm, mặc áo dài chui đầu có thắt lưng và thường có dải khăn quàng chéo trước ngực.
Đời sống
văn hóa: Nền văn học cổ Chăm rất phóng phú và đặc sắc với
các bia kí, kinh thánh, huyền thoại. sử thi anh hùng, truyện cổ. Kiến trúc
tháp, thánh đường là kiến trúc độc đáo và tiêu biểu. Nhạc cổ truyền có kèn
saranai, trống paranưng, trống kinăng, đàn nhị và những bộ chiêng đồng.
2. Tín
ngưỡng của người Chăm Bàni
Khi nói về tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc này, nhiều
người trong chúng ta xác nhận rằng: tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng cư dân
Chăm có một sắc thái riêng, rất đa dạng và phong phú, ngoài sự kết hợp hài hòa
giữa Ấn Độ giáo với tín ngưỡng dân gian và lễ hội truyền thống mang tính bản địa
của dân tộc Chăm, theo đó tính vượt trội của yếu tố dân tộc bao giờ cũng lớn
hơn và mang tính bền vững hơn trong đời sống – xã hội của cộng đồng.
Như đã nói, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng cư dân
Chăm có một sắc thái riêng, theo đó tính vượt trội của yếu tố dân tộc
bao giờ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, một vấn đề khác nữa là nét đặc thù của dân tộc
này còn có một đặc điểm mang tính nguồn gốc, được phỏng theo yếu tố tôn giáo mà
xã hội loài
người đã chia cộng đồng dân tộc Chăm thành bốn nhóm tín ngưỡng – tôn giáo khác
nhau.
2.1 Nguồn
gốc tín ngưỡng cổ của người Chăm Bàni
2.1.1 Sự
tin thờ các thần linh
Xuất
phát từ quan niệm coi thiên nhiên và vạn vật xung quanh con người đều có linh hồn,
nên từ ngàn xưa tổ chức – xã hội của dân tộc này có truyền thống tin thờ tín
ngưỡng đa thần, đứng đầu là Pô Yang hit, cùng hệ thống Pô Yang, như: Thần Núi
(Pô Yang chơt), Thần Nước (Pô Yangla), Thần sét (Pô Yang patan), Thần Lúa (Pô
Yang Sri), Thần Chuột (Pô Yang Takuh) v.v…
Cùng
với việc tin thờ các Thần linh, người Chăm còn có tín ngưỡng tin thờ chung hoặc
riêng ba vị thần có nguồn gốc Bà la môn giáo Ấn Độ, đó là:
* Thần
Brahma, là chúa tể vạn vật, là vị thần đứng đầu trong các vị thần,
* Thần
Vishu, là thần bảo tồn,
* Thần
Shiva, là thần phá hoại và tạo tác.
Đồng
bào Chăm có niềm tin và thờ các vị ấy trong các Đền, Tháp và còn được chạm nổi ở
các kiến trúc cổ, đặc biệt là ở các Tháp hoặc được tạc nguyên hình bằng các
loại đá quí, đồng đen, kim loại vàng cùng với các thần linh khác.
Như
đã nói, thần Brahma là vị thần sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, một vị thần đứng
đầu trong các vị thần. Ở di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam), ngoài tượng được tạc bằng
đá hoa cương, thần Brahma, còn được tạc trên các mí tháp, đền; còn thần Vishnu
thường được tạc hình dáng có bốn tay và trên tay có cầm các bảo vật như: Ốc Tù
và (San ka), Đỉa tròn (ca kra), hoa sen (Padama), quả Chùy (Oa da) và được tạc
nguyên hình lúc cưỡi trên lưng con chim thần (Ga ra da).
Ngoài
ra, người Chăm còn tin thờ thần Shiva – vị thần này được tạc nhiều hình dáng
khác nhau hoặc đứng có sáu tay hoặc cưỡi trên lưng con bò đực (Nan din) với tư thế tấn
công hoặc được tạc vai Hộ pháp canh giữ các đền. Thần Shiva còn được tạc dưới
nhiều biểu tượng khác nữa, như: Dưới hình thức cái phù linh (Linga) – một
trụ đá tròn trên một cái đế dùng hứng nước phép khi hành lễ, là biểu tượng cho
sức mạnh và sự sinh tồn của loài người, sự phối hợp giữa người đàn ông (Linga)
với người phụ nữ (Yoni) – biểu tượng về sự thống nhất giữa Âm và Dương, tức là
giữa Linga và Yoni nguyên lí của sự sinh tồn và phát triển. Sự lưỡng hợp này,
thể hiện một cách sâu đậm như là một truền thống trong sinh hoạt tinh thần cũng
như sinh hoạt xã hội của cộng đồng cư dân Chăm ở nước ta. Sự tin thờ nhiều biểu
tượng của thần Shiva sau nữa là biểu tượng con bò đực (Nandin), hiện thân của sức
mạnh sinh tồn.
Tuy
nhiên, ngày nay cộng đồng người Chăm ở nước ta việc tín ngưỡng ba vị thần ấy
không còn sâu đậm như dưới thời các vương triều Chămpa xưa, mà họ coi trọng và
tin thờ ba vị thần chính của người Chăm, là Thánh Mẫu Po InưNagar – là vị nữ thần tạo ra nước
Chămpa xưa, tạo ra cây lúa và hai Quốc vương đã hóa thần là Po Klongarai (còn gọi
là vua Lác) và thần Pô Rô Mê, bởi các vị thần này vừa trực tiếp vừa rất gần với
tình cảm, tâm lí tổ chức – xã hội của cộng đồng người Chăm.
Ngoài
sự tin thờ các Pô Yang như đã nói trên đây, trong cuộc sống của mình đồng bào
Chăm luôn luôn gắn bó với các thần linh và linh hồn của những người trong họ tộc
đã chết. Bởi thế việc tín ngưỡng thần linh và thờ cúng ông bà, tổ tiên của người
Chăm được xem là một tập tục, truyền thống đạo đức chiếm giữ một vị trí vô cùng
quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng.
Từ
ngàn xưa, cộng đồng cư dân Chăm vốn đã gắn bó với tín ngưỡng đa thần, nên họ
quan niệm rằng trong cuộc sống hàng ngày của các Pô Yang không chỉ có mối quan
hệ với con người, mà còn tác động, chi phối toàn bộ sinh hoạt của con người. Vì
vậy, trong cuộc sống họ luôn luôn có niềm tin – con người muốn được các Po Yang
phù hộ và che chở thì phải biết tin thờ các thần linh, nếu không tin thờ mà ngược
lại làm “trái ý” các thần linh, thì con người ắt sẽ bị các thần linh trừng phạt. Từ nhận thức và quan
niệm đó, nên trong cuộc sống
thường ngày người Chăm thường khấn lễ, cầu xin sự cứu độ và che chở các thần
linh, nhất là những lúc con người gặp hoạn nạn hoặc tai ương trong cuộc sống.
Điều đó cho thấy tín ngưỡng thần linh nó phản ảnh sự hòa đồng giữa con người – thiên nhiên – thần linh và
nó ràng buộc con người luôn luôn quan hệ với thần linh. Từ mối quan hệ “giao cảm”
này, cũng có thể hiểu rằng tín ngưỡng thần linh cũng thuộc phạm trù tôn giáo,
vì cả hai đều phản ảnh niềm tin vào thế giới siêu nhiên
2.1.2
Tín ngưỡng trong lễ hội của người Chăm Bàni
Lễ hội Ramưwan, là một lễ hội chính thống của người Chăm
Bàni, là một lệ tục truyền thống có ý nghĩa và chiếm giữ một vị trí quan trọng
trong đời sống xã hội của cộng đồng cư dân Chăm Bàni. Lễ hội Ramưwan là biểu tượng
của linh hồn và niềm tin nơi Thượng đế, nó luôn gắn chặt với đời sống của mỗi một
con người từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi chết.
Ramưwan (hay
Ramânvan, Ramadan) là lễ hội có nguồn gốc từ lễ tháng chay “Ramadan” của người
Hồi giáo được tổ chức vào tháng 9 Hồi lịch hàng năm. Đây không chỉ là tháng
chay niệm của người Chăm Awal (tức người Chăm Bàni) và người Chăm Islam ở Ninh
Thuận nói riêng mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới nói chung.
Tuy nhiên, người
Chăm Bàni và Islam ở Ninh Thuận đã tiếp thu rồi bản địa Hồi giáo và biến tháng
chay tịnh “Ramadan” thành một lễ hội đặc sắc của cộng đồng mình với những nét
riêng biệt. Theo đó hàng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 Hồi lịch, tất cả
các làng Chăm Bàni và Islam náo nức chuẩn bị cho mùa lễ hội Ramưwan. Các chức sắc
chuẩn bị kinh kệ, trang phục và các công cụ làm lễ. Phụ nữ mua sắm nguyên liệu
chuẩn bị để làm bánh trái, lễ vật và may sắm trang phục mới cho trẻ em.
Những cư dân Chăm Bàni, thực hành lễ hội Ramưwan ngoài ý
nghĩa thần phục Thượng đế và tôn vinh vinh danh Allah còn thừa kế, bảo tồn bản
sắc văn hóa của nền tín ngưỡng cổ của dân tộc này. Lễ hội Ramưwan là chiếc
thang “giao cảm” với Thượng đế và ông bà, tổ tiên trong đời sống tâm linh của
con người. Đồng thời. là sản phẩm văn hóa và tinh thần được hun đúc từ truyền
thống tín ngưỡng cổ của cư dân Chăm, góp phần nâng cao giá trị bản sắc văn hóa
của dân tộc. Bởi thế, lễ hội Ramưwan được trải qua nhiều hình thức, lễ nghi
khác nhau. Nó được nối tiếp thành một chuỗi hệ thống các luật tục và lễ hội như
là một di sản văn hóa riêng có, bao gồm:
Lễ Sug Amưrăm (Kinh hội đầu năm), lễ Sug Yơng (Kinh hội
xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramadan và lễ Và ha, trong đó lễ Sug Amưrăm là lễ
mở đầu cho qui trình của lễ hội Ramưwan.8
Cùng với những tập tục và lễ nghi nói trên đây,
trong cuộc sống của cộng đồng cư dân Chăm còn một số tập tục cầu các thần
linh có mối quan hệ với thiên nhiên, như: cầu Thần lúa (Po Yang Sri) để cho lúa
được đơm bông, trĩu hạt; lễ chặn nước đầu nguồn (Kap Hlau Kron) để lấy nước
dùng cho sản xuất và đời sống hoặc lễ cầu thần chuộc (Po Yang Ti Kuh), cầu thần
nước (Po Yang la), cầu đảo (Yor Yang) và thần ánh sáng (Chah Ya)…
Cùng với tục cầu thần linh, trong các làng Chăm nói chung
hiện vẫn giữ cổ tục kiêng kị trồng những cây to có tán lớn trong làng, bởi theo
quan niệm của dân tộc này, những cây có bóng mát lớn sẽ là nơi các thần linh,
ma quỉ ẩn náu, vì con người luôn có mối quan hệ với thần linh ma quỉ, mà uy lực
của thần linh ma quỷ luôn cận kề với cuộc sống đời thường của con người hoặc là
để cứu vớt, che chở những điều tai ương bất hạnh hoặc là để quấy nhiễu, ám hại
cuộc sống yên bình của con người, bởi họ không muốn những điều tai ương hủy hoại
cuộc sống thường ngày của cộng đồng, xóm làng v.v...
2.2
Tín ngưỡng phồn thực
Người Chăm làm thịt dê để luộc dâng cúng, phần thịt
con dê sẽ được chia thành hai phần: từ rốn đến hai chân trước và đầu dê sẽ để
trên mâm cao; từ rốn trở xuống đuôi, hai chân sau để ở mâm thấp. Đó cũng là sự
đối ngẫu âm và dương. Còn cúng chuối thì sẽ để ngửa lên khi cúng thần trời, đặt
úp xuống khi cúng thần đất.
Trong lễ cúng Ri chà nư cành, người Chăm có múa
điệu múa âm dương mang đậm tính phồn thực. Người ta làm 3 lễ vật dâng cúng bằng
gỗ có hình dáng như sinh thực khí nam, chọn trong làng một người đàn ông khỏe mạnh,
cầm khúc gỗ hình sinh thực khí đó múa cùng bà bóng. Điệu múa âm dương mang ý
nghĩa trời-đất giao hòa, từ đó con người, vật nuôi, cây trồng sinh sôi, phát
triển.
Bên cạnh các nghi thức cúng lễ dân gian, người
Chăm còn có tục thờ sinh thực khí người đàn ông (Linga) và sinh thực khí của
người phụ nữ (Yoni). Linga và Yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của vũ
trụ, là cội nguồn sáng tạo, là sự khởi sinh của muôn loài. Biểu tượng sinh thực
khí Linga và Yoni, người Chăm gọi là Năng Lượng Sáng Tạo.
Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm còn thể hiện
trên các đền tháp, nhà cửa, trang phục. Những tòa tháp Chăm nhìn từ xa sẽ thấy
chóp tháp có hình tượng của Linga, toàn bộ tháp lại là biểu tượng của Yoni. Nhà
của người Chăm có nhà tục-nhà dơ tượng trưng cho phụ nữ, nhà mư dâu tượng trưng
cho giống đực. Còn trang phục cũng luôn có hai mảng màu đối lập, ví dụ như áo
dài của phụ nữ Chăm phần trên màu tím, màu hoa cà, phần dưới màu xanh hay màu
đen.
Tất cả đều toát lên ý nghĩa phồn thực, hội nhập
và chuyển hóa lẫn nhau.
2.2 Tin ngưỡng thờ tổ tiên
Ghur là
nơi chôn thi thể của người Chăm Bà ni quá cố và được xem là tổ tiên của họ. Hằng
năm, người Chăm Bàni thường viếng thăm mộ ở Ghur và tổ chức cúng hương hồn người
chết và tổ tiên bằng năm mâm cơm tại nhà nhân ngày lễ Ramawwam. Cách chôn cất
người chết ở Ghur rất giống cách chôn cất người chết của người Mã Lai.
3. Tôn
giáo của người Chăm Bàni
Hệ thống thánh
đường
Tín Bàni và tínđồ Ixlam có thánh đường riêng. Hiện có 7
thánh đường Bàni ở 7 làng. Người Chăm gọi thánh đường Bàni là "Thang
mưgik" hay "Thang Pô" (nhà thánh), "Thang Dhar" (nhà
phước), nhiều người ở Ninh Thuận gọi là chùa Bàni. Ngày xưa, thánh đường làm bằng
nhà tranh, sau này được xây cất bằng gạch ngói, hiện nay nhiều thánh đường từng
bước được tu bổ khang trang, hiện đại theo phong cách thánh đường nhưng không
hoàn toàn chịu ảnh hưởng của phong cách các thánh đường Hồi giáo quốc tế.
Thánh ng Bàni là một ngôi nhà lớn nằm trong khuôn viên
được bao bọc bằng những tường rào ở trung tâm làng. Cổng khuôn viên hướng đông
bắc, có mái che. Các bức tường thánh đường được xây dựng bằng gạch nhưng vẫn có
khung nhà bằng gỗ, những hàng cột gỗ lớn. Đòn dông nhà đặt theo hướng đông -
tây, cửa thánh đường mở hướng đông ở phía đầu hồi. Có một nhà khách làm bằng gỗ,
đòn dông hướng bắc - nam. Trong lòng thánh đường để trống, không trang trí gì.
Chỉ có một mihrabở bức tường trong cùng, là một khung gỗ cao chừng 2m, rộng khoảng
1,5m, là nơi để các tu sỹđọc kinh và làm lễ. Bên phải của mihrab có một cái bục
gọi là minbar, là nơi để vị Khotip giảng kinh. Trong khuôn viên thánh đường còn
có một cái giếng để lấy nước làm lễ thánh tẩy. Thánh ng là nơi các tu sỹ và các
tín đồ Bàni đến cầu nguyện và dâng lễ trong các dịp lễ, là nơi làm lễ phong các
chức sắc tu sỹ Bàni, nơi tập trung tín đồ tham dự mùa chay Ramưwan. Phụ trách
thánh đường là một hội đồng do tín đồ bầu lên, có nhiệm kỳ từ 3 đến 5 năm. Hiện
nay thánh đường còn là nơi hội họp của các chức sắc, các nhân sỹ trí thức để
bàn bạc việc làng.
So với các chức sắc trong hệ thống tôn giáo
Bàlamôn, các Acar trong hệ thống chức sắc tôn giáo
Bàni ở đều có vai trò quan trọng. Người lãnh đạo tối cao trong mỗi thánh đường
chỉ một người duy nhất là Po Gru (gọi là Sư Cả, cấp bậc cao nhất trong hệ thống
chức sắc tôn giáo Bàni). Cũng như người
Chăm theo Bàlamôn giáo và Hồi giáo Islam. Người Chăm theo Bàni giáo ở Ninh Thuận
có một hệ thống tôn giáo tín ngưỡng chặt chẽ với những giáo lý mang tính ràng
buộc nhằm hướng tín đồ trong cộng đồng sống đúng, đẹp, ý nghĩa với văn hóa của
dân tộc. Theo tập tục trong tín ngưỡng Bàni giáo ở Ninh Thuận thì mỗi dòng họ
người Chăm Bàni cần có tối thiểu một tu sĩ để thực hiện các nghi lễ trong gia
đình, cũng như trong dòng tộc theo nghi thức tôn giáo.
Đồng thời là người đại
diện của một dòng họ để truyền tin, ngoại giao, giải quyết cả các vấn đề liên
quan về tôn giáo trong một dòng họ nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Để
công nhận và trở thành tu sĩ, đứng trong hàng ngũ Bàni giáo thì vị tu sĩ này phải
hội đủ các điều kiện về đạo đức, thể chất, thể trạng như không bị dị tật, khuyết
tật, dị hình. Quan trọng phải là người đã qua lễ Katat (lễ cắt da quy đầu,
chính thức trở thành tín đồ tôn giáo Bàni), đã cưới cưới vợ (là người cùng đạo),…
cùng với đó là một số điều kiện cơ bản khác trong quy định của Bàni giáo.
So với các chức sắc trong hệ thống tôn giáo Bàlamôn, các Acar trong hệ thống chức
sắc tôn giáo Bàni ở Ninh Thuận đều có vai trò quan trọng. Người lãnh đạo tối
cao trong mỗi thánh đường chỉ một người duy nhất là Po Gru (gọi là Sư Cả, cấp bậc
cao nhất trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni).
Trong mỗi thánh đường
Bàni có một ban lãnh đạo do các tu sĩ và những tín đồ trong cộng đồng có uy tín
bầu ra để phụ trách những công việc chung của đạo cũng như của tín đồ. Có một
điều nhất quán trong ban lãnh đạo thánh đường này là các việc quan trọng đều do
Po Gru (Sư Cả) quyết định sau. Quyết định này được lấy từ số đông ý kiến trong
ban lãnh đạo thánh đường, sau đó sẽ truyền đạt rộng rãi đến cho tất cả các tu
sĩ và tín đồ trong cộng đồng. Bên cạnh những công việc kể trên, ban lãnh đạo
thánh đường trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni còn là bộ phận giải quyết, xử
lý hầu hết những vấn đề trong làng, kể cả việc đạo lẫn việc đời. Điều này nói
lên tính tự quản rất cao trong hệ thống tôn giáo cộng đồng người Chăm Bàni.
Các cấp bậc trong hệ thống tôn giáo người Chăm Bàni
Tầng lớp tu sĩ Bàni
giáo ở Ninh Thuận được gọi chung là Acar (khác với người Chăm Bàlamôn, các chức
sắc gọi là Basaih) từ hàng giáo phẩm thấp nhất đến cao nhất, được tổ chức một
cách chặt chẽ trong phạm vi từng thôn (từng thánh đường) với năm cấp bậc ứng với
từng nhiệm vụ riêng biệt gồm: cấp Acar, cấp Mâdin, cấp Katip, cấp Iman và cấp
Po Gru (Cả Sư). Các cấp này mỗi khi được thụ lễ, tấn phong đều được tổ chức
long trọng theo nghi thức tôn giáo. Điều kiện để được tôn chức là phải có vợ
trong ngày tấn phong, tuy nhiên người vợ phải nhất định trước hoặc sau thời kỳ
kinh nguyệt, quan trọng hơn là không phải thời gian mang thai.
·
Cấp Acar
Như đã nói trên,
Acar là từ để chỉ chung cho toàn bộ hệ thống chức sắc đạo Bàni, vừa là chức sắc
có cấp bậc thấp nhất trong hàng tu sĩ Bàni. Thông thường lễ cấp sắc Acar được
tiến hành trong tháng chay trịnh Ramưwan (cuối tháng 8 đầu tháng 9 Chăm lịch).
Khi thọ cấp bậc này, vị tu sĩ phải trải qua các điều kiện khắt khe ban đầu với
những điều kiện, quy định bắt buộc trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni. Sau
đó sẽ bắt đầu tu học các giáo điều, giáo lệ, cách tổ chức và thực hiện các nghi
lễ, nghi thức cơ bản trong dòng họ và thánh đường đối với cấp Acar … tùy theo
khả năng và thời gian tu tập của bản thân mà tu sĩ cấp Acar sẽ được tấn phong
và thọ cấp bậc tiếp theo là Ong Mâdin.
· Cấp Ong Mâdin
Sau quá trình thọ cấp
Acar. Vị tu sĩ sẽ được hội đồng chức sắc tôn giáo Bàni nhìn nhận, đánh giá và
khi đã đạt đầy đủ điều kiện thì tu sĩ cấp Acar sẽ bước tiếp tục thọ cấp Mâdin
(Ong Mâdin). Cũng như cấp Acar, cấp Ong Mâdin có nhiệm vụ thực hiện một số nghi
lễ tại thánh đường và tư gia. Tuy nhiên, tại cấp này vị tu sĩ sẽ được chọn vào
Ban lãnh đạo thánh đường để thực hiện nhiều công việc khác.
·
Cấp Katip
Qua cấp Mâdin sẽ
đến cấp Katip (Ong Katip). Không khác gì mấy với cấp Ong Mâdin, Ong Katip có
nhiệm vụ thực hiện một số nghi lễ tại thánh đường và tư gia, tuy nhiên lượng
nghi lễ sẽ thực hiện nhiều hơn Ong Mâdin. Đặc biệt, khi từ Ong Mâdin lên Ong
Katip, vào trưa thứ sáu thánh lễ của Hồi giáo tại thánh đường, Ong Katip sẽ là
người thực hiện công việc giảng giáo lý .\
·
Cấp Imam
Imam là người điều
khiển các buổi lễ vào trưa thứ sáu của Hồi giáo. Trong đạo giáo Bàni, Imam là
tu sĩ đã trải qua hơn 15 năm hành đạo và được xem là đã thuộc hết kinh thánh Koran
và có khả năng thực hiện được tất cả nghi lễ trong đạo. Số các Imam, những người
có khả năng, có đạo đức và khá giả về mặt kinh tế được chọn để làm lễ ra mắt 40
vị thánh của Hồi giáo và được gọi là “Imam pak pluh” (Imam 40). Nghi thức lựa
chọn thụ chức Imam pak pluh rất khắt khe và phải được tập thể hay hội đồng chức
sắc, nhất là các Po Gru trong khu vực chấp nhận và mỗi năm chỉ có một hoặc hai
ngày có thể tổ chức lễ thụ chức theo quy định của đạo giáo Chăm Bàni.
·
Cấp Po Gru (Sư Cả)
Po Gru (hay còn gọi
là Sư Cả), là chức vị cao nhất và duy nhất trong một thôn hay một thánh đường của
Hồi giáo Bàni. Po Gru là người quyết định hầu hết các vấn đề về đạo và đời
trong thôn của người Chăm Bàni. Để thọ được cấp Po Gru, vị tu sĩ khi còn Imam
phải thuộc lầu đầy đủ các nghi thức, nghi lễ, có thể điều hành, thực hiện được
tất cả công việc từ nhỏ đến lớn trong thành đường và cộng đồng. Và khi được thọ
cấp, được tấn phong cấp Po Gu thì phải được sự đồng thuận, chấp nhận của hội đồng
chức sắc trong cộng đồng, có sự tham gia, chứng kiến của tất cả các chức sắc của
các cấp và cộng đồng, tín đồ Bàni giáo một thánh đường hay làng đó. Khi hoàn
thành lễ thụ phong, Po Gru chính là người duy nhất chọn ngày tháng để tiến hành
tổ chức các lễ cúng tại tư gia, điều hành tất cả các nghi lễ trong đạo với sự
phối hợp và hỗ trợ chặt chẽ của các thầy lễ. Không những vậy, Po Gru còn là người
thực hiện các nghi lễ đặc biệt của cộng đồng như lễ cầu đảo, lập làng, lập
thánh đường và một số lễ quan trọng khác ở trong làng và khu vực của người Chăm
Bàni. Với sự xuất hiện một tầng lớp tu sĩ được hệ thống theo một nguyên tắc, luật
lệ thế này đã phần nào nói lên đặc điểm mang tính đặc thù của Hồi giáo người
Chăm Bàni ở Ninh Thuận, qua đó phản ánh ảnh hưởng của Bàlamôn giáo đối với Hồi
giáo trong quá trình phát triển trong cộng đồng người Chăm.
C.
Kết luận
Dân tộc Chăm là một dân tộc thuộc văn minh lúa nước,
có tín ngưỡng rất phong phú và đa dạng. Trước hết phải nói đến tín ngưỡng liên
quan đến nông nghiệp, kế đó có các tín ngưỡng liên quan đến cá nhân, gia đình,
dòng tộc và cả cộng đồng. Tín ngưỡng Chăm tồn tại dưới nhiều hình thức, chủ yếu
là thờ cúng ông bà tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc và các thần như: thần đất,
thần sông, thần núi, thần biển….
Dưới mức độ ảnh hưởng đậm hay nhạt của văn hoá Hồi giáo ở hai cộng đồng
người Chăm Bàni ở miền Trung hay Chăm Islam ở Nam Bộ, văn hoá bản địa và Bàni
giáo của người Chăm vẫn được lưu truyền trong nhiều trạng thái của nghi lễ Hồi
giáo. Nó thể hiện sức sống dẻo dai và mãnh liệt của văn hoá truyền thống của
người Chăm, tạo dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại thống nhất trong đa dạng,
mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.
l Tài
liệu tham khảo
-https://khamphaninhthuan.com/he-thong-chuc-sac-ton-giao-nguoi-cham-bani-ninh-thuan.html Truy cập
ngày 29 tháng 12 năm 2019
-http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2588/Vai_net_ve_Tin_nguong_ton_giao_cua_nguoi_Cham truy cập vào ngày 28 tháng 12 năm 2019 - Sakaya
(2003), Lễ hội của người Chăm, NXB
-Vija Nhàn
(2010), “Tên gọi và địa bàn cư trú của các làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận”, www.nguoicham.com
l Phụ
lục
Các chức sắc Bàni đang làm lễ tại Ghur (mộ) trong
ngày lễ Ramưwan (Ảnh: Jamen Ivan)
Tu sĩ cấp Acar trong hệ
thống chức sắc Bàni giáo (Ảnh: Jamen Ivan)
Một chức sắc Chăm Bàni
cấp Cấp Katip (Ảnh: Jamen Ivan)
Trang phục cấp Imam
trong hệ thống chức sắc Chăm Bàni (Ảnh: Jamen Ivan)
Mặt trước ngôi nhà chính trong khối nhà ở người Chăm
Lễ tảo mộ trước khi bắt đầu mùa chay
Nghề dệt thổ cẩm
của người Chăm
Múa sinh thực
khí của người Chăm