Phát triển bền vững làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý Văn hóa của Nguyễn Quang Thái Quỳnh Truyền

Luận văn thạc sỹ. Học viên: Nguyễn Quang Thái Quỳnh Truyền. Hochiminhcity university of culture
Hướng dẫn khoa học: Phan Quốc Anh

1.      Tính cấp thiết của đề tài

Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa phương. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, cải thiện đồi sống vật chất của nhân dân, giải quyết phần lớn lực lượng lao động tại chỗ, hạn chế vấn đề di dân mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của các địa phương.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

----------------------------
NGUYỄN QUANG THÁI QUỲNH TRUYỀN



PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG DỆT THỔ CẨM CHĂM MỸ NGHIỆP
TỈNH NINH THUẬN






LUẬN VĂN THẠC SỸ




Tp.Hồ Chí Minh,  Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

----------------------------
NGUYỄN QUANG THÁI QUỲNH TRUYỀN



PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG DỆT THỔ CẨM CHĂM MỸ NGHIỆP
TỈNH NINH THUẬN




LUẬN VĂN THẠC SỸ
                                      Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
                                         Mã số:              60 31 06 42





                                      Người hướng dẫn khoa học:
                     TS. PHAN QUỐC ANH




Tp.Hồ Chí Minh,  Năm 2014






1.      Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa phương. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, cải thiện đồi sống vật chất của nhân dân, giải quyết phần lớn lực lượng lao động tại chỗ, hạn chế vấn đề di dân mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của các địa phương.
Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận có số dân gần 62.000 người. Họ sống tập trung thành từng làng palei riêng biệt và bảo lưu đậm nét nhiều tập tục truyền thống như nghi lễ, hội hè, tục cúng tế đền tháp, tục cưới gả, tang ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật tục, văn chương, làng nghề Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Làng dệt Mỹ Nghiệp thuộc thôn Mỹ Nghiệp và thôn Chung Mỹ, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Cách quốc lộ 1A 01 km, cách Thành Phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Hiện nay có 838 hộ làm nghề dệt thổ cẩm. Nét đặc trưng của nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống, gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận. Sử dụng lao động nữ và phương pháp thủ công hoàn toàn. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và hơn hết là sự nỗ lực của mỗi người thợ Mỹ Nghiệp, sản phẩm thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường và ngày càng được người tiêu dùng biết tiếng. Nhiều sản phẩm của làng nghề được trưng bày ở các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế trong nước, được khách nước ngoài ưa chuộng. Không dừng lại ở sản phẩm mang tính truyền thống, các cơ sở dệt trong làng còn làm ra những mặt hàng lưu niệm với những mẫu mã và chủng loại phong phú như: cà vạt, túi xách, ví, áo ghi lê, ba lô…để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ… Nhiều hợp đồng đã được ký kết trị giá hàng trăm triệu đồng. Đồng thời, sự khởi sắc của nghề dệt thổ cẩm còn thu hút khá nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì làng nghề cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại, như: việc hoạt động sản xuất vẫn mang tính cầm chừng vì đầu ra sản phẩm là vô cùng bấp bênh, không chủ động do nhu cầu tiêu thụ chưa thực sự ổn định; tính kề thừa, truyền dạy nghề; ảnh hưởng môi trường sống xung quanh; đặc biệt là việc phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch. Vì, giữa làng nghề truyền thống và du lịch có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tình hình tổ chức khai thác tài nguyên du lịch tại các điểm tham quan nhằm phục vụ du khách khi đến Ninh Thuận trong thời gian qua diễn ra rất tự phát và bị động. Các điểm tham quan thiếu chủ thể quản lý, không có đội ngũ thuyết minh chuyên nghiệp, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, tính dịch vụ chưa cao, các vấn đề mang tính xã hội – yếu tố cộng động – mội trường chưa được quan tâm…; đồng thời, chưa có sự gắn kết phối hợp trong kinh doanh phục vụ du khách giữa chủ thể quản lý các điểm tham quan và các đơn vị lữ hành đưa khách đến. Làng dệt Mỹ Nghiệp cũng đã được du khách biết đến khi đến với Ninh Thuận. Cũng giống như làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp những năm qua đã được tỉnh Ninh Thuận quan tâm, đầu tư một số cơ sở vật chất như: cổng làng, đường vào làng, nhà trưng bày, đồng thời hỗ trợ quảng bá xúc tiến trên các phương tiện thông tin. Nhưng làng dệt Mỹ Nghiệp vẫn chưa trở thành đểm du lịch nổi tiếng vì vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chưa có bảng hướng dẫn trên quốc lộ 1A nên rất khó xác định mốc để vào làng. Vấn đề vệ sinh chưa được chú trọng, sự liên kết phối hợp để cùng nhau phát triển thương hiệu chưa hiệu quả. Chưa tạo được những mẫu mã đặc thù của người Chăm Ninh Thuận, chưa có những dịch vụ đi kèm, do đó cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng, tăng cường quảng bá để thu hút khách du lịch.
Chính vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp tại Ninh Thuận”, là hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, mà tác giả quyết định chọn vấn đề này làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2.      Lịch sử nghiên cứu đề tài
Làng nghề truyền thống từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Tính đến nay, đã có nhiều công trình viết về nghề và làng nghề truyền thống ở Việt Nam, như:
Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của tác giả Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa dân tộc, 1998. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra một số khái niệm nghề thủ công, làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Cung cấp thong thong tin cho độc giả về 16 làng nghề nổi tiếng trải dài 3 miền Nam Bắc.
Nghề cổ nước Việt Nam, của tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân tộc, 2001. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu một cách khái quát về lịch sử hình thành nghề thủ công Việt Nam từ thời kỳ Bắc Sơn tới nền văn hóa Hạ Long… Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số khái niệm làng nghề, phường nghề và công nghệ của làng nghề.
Ngoài ra, việc phát triển làng nghề truyền thống theo hướng phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường; Khái niệm phát triển bền vững với văn hóa, cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu có một số công trình như:
Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, của nhóm tác giả Kỹ sư Nguyễn Văn Đại và PTS. Trần Văn Luận, NXB Nông Nghiệp, 1997. Bằng những thông tin phong phú và sinh động, những kết quả nghiên cứu trong quá trình công tác thực tiễn của nhóm tác giả, đã phần nào khắc họa những bước phát triển thăng trầm và những kết quả đã đạt được, những tồn tại khó khăn cần tháo gỡ để đưa các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam phát triển một cách bền vững trong nền kinh tế thị trường.
Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của các tác giả TS. Mai Thế Hởn – GS.TS. Hoàng Ngọc Hòa – PGS.TS Vũ Văn Phúc, NXB Chính trị Quốc Gia, 2003. Tác phẩm nghiên cứu làm rõ phạm trù làng nghề truyền thống, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, tác phẩm còn phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống trong những năm đổi mới và những tồn tại cần khắc phục; Vạch rõ những phương hướng và đề xuất những giải pháp đồng bộ, xác thực nhằm phát triển mạnh mẽ làng nghề truyền thống.
Mối quan hệ con người – Tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, của tác giả TS. Phạm Thị Oanh, NXB Chính trị Quốc Gia, 2013. Tác phẩm đi sâu nghiên cứu, trình bày những hệ thống quan điểm tiêu biểu về mối quan hệ con người – tự nhiên torng lịch sử; phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước vế phát triển bền vững; đưa ra phương hướng mục tiêu và đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ con người – tự nhiên vì sự phát triền bền vững.
Văn hóa với phát triển bền vững, của tác giả TS. Hồ Bá Thâm, NXB Văn hóa Thông tin, 2012. Cuốn sách bao gồm có 09 chương, tập trung vào 4 nhóm vần đề có tính lý luận, phương pháp luận và phương pháp: Quan niệm phát triển bền vững và vai trỏ của văn hóa đối với phát triển bền vững; Quan hệ mâu thuẫn giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế và định hướng giải quyết; Một số quan niệm và phương pháp nghiên cứu, giải quyết; Những thách thức, định hướng phát triển và gợi mở giải pháp.
Một số công trình nghiên cứu cung cấp những thông tin, tư liệu tổng hợp nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng người Chăm, như:
GS. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này.
Tác giả Trương Văn Món với cuốn sách Nghề Dệt cổ truyền của người Chăm (2003), Nxb Văn hóa Dân tộc, miêu tả khái quát về vùng đất, con người, ít nhiều có đề tài đề cập đến nghề dệt truyền thống Chăm.
Tác giả Ngô Văn Doanh với cuốn sách Văn hóa Chămpa (1994), Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm (1998), Thánh địa Mỹ Sơn (2003), Lễ hội chuyển mùa của người Chăm (2006) và có nhiều bài viết khác đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Những tác phẩm kể trên đã trình bày và phân tích nhiều lễ hội văn hóa do người Chăm tiến hành hàng năm theo định kì.
Tác giả Inrasara với Văn hóa – Xã hội Chăm, NXB Văn học, 2003. Công trình giới thiệu tổng quan về những nét đặc thù văn hóa Chăm. Trong đó, có một phần tác giả phân tích riêng về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm.
TS. Phan Quốc Anh với Nghi lễ vòng đời người của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận (2006); tác giả Hoàng Minh Đô chủ biên tác phẩm Tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận (2006) chứa đựng nhiều tư liệu về chính sách của Đảng – Nhà nước và số liệu báo cáo về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu trực tiếp đến Làng nghề truyền thống Dệt Mỹ Nghiệp như: Làng Chăm Mỹ Nghiệp, của tác giả Văn Món; tác phẩm Nghề dệt cổ truyền người Chăm của tác giả Văn Món (2003) đi sâu phân tích phương thức và quy trình sản xuất, các sản phẩm lảng nghề; Khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài Nghề dệt truyền thống của người Chăm, của tác giả Ngô Thành Hải; Khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài Phát triển du lịch ở làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp – Ninh Thuận, của tác giả Đàng Lâm Bạch Sươn (2012), đề cập vấn đề phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch tại địa phương; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM với đề tài Bảo tồn và phát triển làng nghề thổ cẩm Mỹ Nghiệp – Ninh Thuận torng nền kinh tế thị trường, của tác giả Nguyễn Hồ Phong (2009), công trình giới thiệu sơ lược về làng nghề và sản phẩm làng nghề, phân tích những tác động và định hướng phát triển làng nghề trong sự tác động của cơ chế thị trường. còn có rất nhiều chuyên trang về văn hóa, văn hóa chăm, các chuyên trang về du lịch, làng nghề. Bên canh đó, cũng có rất nhiều bài viết, bài tham luận về các giá trị văn hóa của dân tộc Chăm tại Ninh Thuận, cũng như nghiên cứu và giới thiệu về làng nghề Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.
Song, trong giai đoạn hiện nay, làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức rất lớn. Chúng ta cần có những tổng hợp, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động của làng nghề. Từ đó, nắm bắt được điểm tích cực và hạn chế trong hoạt động làng nghề, cũng như đưa ra được các định hướng, giải pháp, đề xuất chính sách hỗ trợ nhằm hướng làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp phát triển bền vững, ổn định lâu dài cả về mặt văn hóa, môi trường, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, học viên mạnh dạn chọn đây là hướng nghiên cứu và tìm tòi để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
3.      Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lại lý luận về làng nghề, phát triền bền vững làng nghề kết hợp với hệ thống lý luận về hoạt động du lịch làm cơ sở luận cho đề tài.
Khảo sát và đưa ra đánh giá về thực trạng hoạt động và phát triển của hai làng nghề. Tiềm năng phát triền du lịch của hai làng nghề.
Đưa ra nhận định, hướng phát triền bền vững tại làng nghề. Đặc biệt chú trọng đến không gian làng nghề trong việc phát triển các hoạt động du lịch.
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần xây dựng làng nghề phát triển bền vững gắn với sự phát triển, lợi ích chung của địa phương.
4.      Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Làng nghề Dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp – Thị trấn Phước Dân – Huyện Ninh Phước – Tỉnh Ninh Thuận
- Thời gian: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá dựa trên những số liệu, thực trạng hoạt động tại làng nghề trong khoảng thời gian 2010 đến 2014
5.      Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của đề tài hướng đến là phân tích thực trạng các hoạt động liên quan tại làng nghề. Từ đó, đưa ra những phân tích, nhận định, hướng giải pháp gắn với sự phát triển bền vững. Do đó, quá trình khảo sát thực tế, thu thập tài liệu có vai trò quyết định đến nội dung đề tài. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu của đề tài như sau:
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp phỏng vấn trực tiếp; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố.
6.      Đóng góp của luận văn
Phân tích phương thức sản xuất, dòng đời sản phẩm làng nghề tại làng nghề truyền thống trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Khảo sát thực tế, đánh giá một cách khách quan, thực trang hoạt động và những tiềm năng phát triển của các làng nghề truyền thống Chămpa tại Ninh Thuận.
Đưa ra những đề xuất, chương trình & dự án cụ thể trong việc quản lý và phát triển làng nghề truyền thống Chămpa gắn với phát triển bền vững tại địa phương.
Với mong muốn, kết quả của luận văn sẽ là cơ sở khoa học để góp phần phát triển làng nghề trong thực tế, giao đoạn từ nay đến năm 2020.
7.      Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần: mục lục (), danh mục các bảng (), phần mở đầu(), kết luận () và danh mục các tài liệu tham khảo (), thì luận văn có () trang được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp và Thực trạng hoạt động
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp tỉnh Ninh Thuận


Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống

1.1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống ở nước ta vốn có từ lâu đời với hàng nghìn nghề khác nhau. Từ xa xưa, các nghề truyền thống luôn gắn bó với cư dân Việt Nam trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống trước hết đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt và đời sống với trình độ thẩm mỹ ngày càng được nâng cao. Khi sản xuất chưa phát triển, các nghề truyền thống mang đậm tính chất tự sản, tự tiêu, đáp ứng nhu cầu của một cộng đồng người nhất định, phạm vi bị bó hẹp do nhiều điều kiện khác nhau. Chỉ sau này khi mà sản xuất đã phát triển, nhu cầu xã hội ngày àng tăng lên, lúc đó mới hình thành nên các làng chuyên nghề.
Về sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở nước ta đã nổi tiếng từ xa xưa và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới từ thế kỷ thứ 14, 15. Sản phẩm nghề truyền thống vừa có giá trị kinh tế cao, vừa mang đậm bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc, vừa là cầu nối và tăng cường sự hiểu biết và quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên toàn thế giới. Các nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động ở cả thành thị lẫn nông thôn. Phát triển mạnh nghề truyền thống sẽ tạo them nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân và tăng nguồn tích lũy bằng ngoại tệ cho đất nước [5].
Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy nhiên cũng có sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như truyền thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống v.v.
Khái niệm “Làng nghề truyền thống” được khái quát dựa trên hai khái niệm, đó là: “Làng nghề”“Ngành nghề truyền thống”.
Làng nghề:
Làng nghề là một thiết chế xã hội có từ rất lâu đời trong lịch sử nước ta, nó cũng thăng trầm cùng với quá trình phát triển của dân tộc. Nói đến làng nghề cần chú ý trước tiên đến hai nhân tố cấu thành, đó là làng và nghề [5]. Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đều cho thấy, làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất, cũng như đời sống dân cư ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng, phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì, phát triển đến ngày nay. Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học: Làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời các Vua Hùng dựng nước; những xóm làng định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gồm một số hộ gia đình sống quay quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời làng là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng, lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhăm liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống [8].
Cùng với quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi sự hình thành và phát triển các nghề thủ công phục vụ các nhu cầu của bản thân con người. Vì vậy, nếu làng xã bảo lưu nền tự quản hay kinh tế tự cung tự cấp thì làng xã càng gắn bó với nghề. Tình hình đó chưa phải đã là làng nghề nhưng là cơ sở cho sự hình thành các làng nghề với tư cách làng chuyên nghề. Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau đó lan ra cả làng. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra những quy ước như: Không truyền nghề cho người làng khác, không truyền nghề cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết nghề nghiệp v.v.
-         Một số quan niệm về làng nghề:
Quan niệm thứ nhất: “Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghế ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Nhưng với quan niệm như vậy thì làng nghề ấy hiện nay không còn nhiều”. [8, tr.11].
Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công, nhiều khi cũng làm nghề nông. [8, tr.11]. Nhưng do nhu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác. Nhưng quan niệm về làng nghề như vậy là chưa đủ, để xác định làng đó có phải làng nghề hay không thì cần phải xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của thôn (làng).
Quan niệm thứ ba: “Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề”. [8, tr.12]. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất của làng nghề, nó là một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội một cách tích cực.
Từ những cách tiếp cận trên chúng ta có thể thấy khái niệm làng nghề liên quan đến các nghề thủ công cụ thể. Tên gọi của làng nghề gắn với tên gọi của các nghề thủ công như nghề dệt vải, tơ lụa, đúc đồng, gốm sứ v.v. Trong làng nghề sẽ có làng có một nghệ và làng nhiều nghề tùy thuộc vào số lượng ngành nghề thủ công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ lệ ưu thế trong làng. Vậy, “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng” [8, tr.12].
-   Việc phân loại làng nghề gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng về quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành; có thể phân loại làng nghề theo các tiêu chí sau:
 Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề.
 Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh.
 Theo quy mô làng nghề.
Theo loại  hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam.
Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề.
-         Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
·        Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
·        Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
·        Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngành nghề truyền thống
Dân tộc ta có nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng, gắn liền đến quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa, văn minh Việt Nam. Ngành nghề thủ công suy cho cùng là nghề truyền thống, với con mắt và bộ óc sang tạo của nghệ nhân. Phạm trù ngành nghề truyền thống hiện nay đang là vấn đề tranh luận sôi nổi và có rất nhiều tên gọi khác nhau: nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề phụ, nghề tiểu thủ công nghiệp.
-         Đối với ngành nghề được xếp vào ngành nghể thủ công truyền thống nhất thiết phải có các yếu tố sau:
·        Đã hình thành, tồn tại và phát triển từ lâu đời ở nước ta.
·        Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
·        Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo.
·        Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam.
·        Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu.
·        Sản phẩm mang tính chất truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hang hóa vừa là sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
·        Là nghề nghiệp nuôi sống bộ phận dân cư của cộng đồng, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
-         Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau [21]:
·        Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
·        Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
·        Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu rằng: “Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống” [8, tr.17].
-         Có nhiều cách phân loại nghề, tuy nhiên có thể xem xét một số cách như sau:
Phân loại theo trình độ kĩ thuật:
·        Loại nghề có kĩ thuật đơn giản như đánh sợi, đan võng xã Đức Chánh (Mộ Đức), sản xuất chổi đót ở Phổ Phong (Đức Phổ), sản xuất bánh tráng Thi Phổ, sản xuất gạch ngói Đức Nhuận (Mộ Đức)… sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng, phục vụ nhu cầu hằng ngày của dân cư nông thôn.
·        Loại nghề có kĩ thuật phức tạp như gốm Chẩu Ổ (Bình Sơn), gốm Phổ Khánh (Đức Phổ), đúc đồng xã Đức Hiệp (Mộ Đức)v.v. Các nghề này không chỉ có kĩ thuật công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi nhiều ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo. Sản phẩm có giá trị kinh tế, vừa mang tính văn hóa; không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Phân loại theo tính chất kinh tế
·        Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, đây là nghề phụ của hầu hết gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính chất hàng hóa, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất công cụ như cày bừa, liềm hái.v.v.
·        Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp, những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kĩ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của người thợ, sản phẩm thể hiện tài năng sáng tạo và sự khéo léo của người thợ, đặc biệt sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, tiêu biểu là: nghề dệt, gốm sứ, kim hoàn.v.v
Tuy nhiên, cách phân loại trên chỉ phụ thuộc trong điều kiện trước đây, ngày nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều nghề đã phát triển mạnh.
Dựa vào giá trị sử dụng của các sản phẩm, có thể phân loại các ngành nghề truyền thống theo các nhóm chính như sau:
·        Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc.v.v.
·        Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn, đúc đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ.v.v.
·        Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu, khâu nón.v.v..
·        Các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm bún bánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thủy sản.v.v.
Từ những phân tích từ hai khái niệm “Làng nghề”“Ngành nghề truyền thống”, có các quan niệm như sau về “Làng nghề truyền thống”: [8, tr.13-15]
Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, cư trú trong phạm vi một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Quan niệm này chỉ mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, nhưng tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chưa được đề cập đến.
Quan niệm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng nghề làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này cũng chưa đầy đủ. Bởi vì khi nói đến làng nghề truyền thống ta không thể chú ý đến các mặt đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt trong cả không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, torng đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, và thủ pháp nghệ thuật.
Quan niệm thứ ba: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hang chục năm. Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc. Giá trị sản xuất và thu nhập, tiểu thủ công nghiệp ở làng chiếm 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu thập của làng trong năm. Đây là một quan niệm tương đối đầy đủ.
Từ cách tiếp cận và nghiên cứu trên có thể định nghĩa: “Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường”.[8]
-         Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
·        LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định.
·        Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn (1), (2) của tiêu chí công nhận làng nghề nêu trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định thì cũng được công nhận là LNTT.
-         Tiêu chuẩn công nhận nghệ nhân
Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT ngày 30/5/2002 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động –TBXH và Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân. Trong đó, công dân Việt Nam làm việc trong các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xét danh hiệu nghệ nhân nếu đủ các điều kiện sau:
·        Là người thợ giỏi, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, có khả năng sáng tác mẫu mã và sao chép mẫu đạt trình độ nghệ thuật cao mà người thợ bình thường khác không làm được.
·        Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức được những người trong nghề, trong lĩnh vực người đó hoạt động tôn vinh, thừa nhận.
·        Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, đoạt huy chương vàng, huy chương bạc trong các cuộc thi, triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
·        Đối với những người không có điều kiện tham gia các cuộc thi, triển lãm thì phải có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được Hội đồng cấp Trung ương xét công nhận danh hiệu Nghệ nhân công nhận tương đương.
·        Có công đóng góp trong việc giữ gìn, phát triển, đào tạo và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.
Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/1/2007 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; trong đó đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:
·        Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
·        Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
·        Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội.
·        Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
·        Là nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng.
·        Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
            1.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

            Thứ nhất, làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. [8, tr.47-55]

            Phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp hết sức quan trọng nhằm huy động tối đa nguồn lực sẵn có ở nông thôn như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phẩm của nông nghiệp được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh; cũng như khai thác có hiệu quả nguồn vốn torng nhân dân, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như những kỹ năng kỹ xảo của người lao động.
Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 - 40% cho nông nghiệp.

Thứ hai, phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. [8, tr.47-55]

Sản xuất nông nghiệp, bản thân nó không thể có khả năng giải quyết số lượng lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. Cho nên trong điều kiện đất đai canh tác ít, nguồn vốn hạn hẹp, lao động dư thừa, việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động là đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn hiện nay. Và một trong những giải pháp hữu hiệu và có tính chiến lược là phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng phong phú, có khả năng phát triển rộng khắp trong nông thôn.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.
Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó.
Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi  năm. Trên phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Qua tổng kết thực tiễn, đã tính toán được rằng cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 - 4000 lao động.
Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống cao hơn so với vùng thuần nông.

Thứ ba, phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn và tăng tích lũy, giảm di dân tự do. [8, tr.47-55]

Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề.
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do ở nông thôn. Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sự tác động của qui luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa lao động và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao, từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xét trên bình diện chung của nền kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thời làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị.
Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị.

Thứ tư, phát triển làng nghề truyền thống sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại. [8, tr.47-55]

Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa nông thôn. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển KT-XH khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình đô thị hóa.
Một khi làng nghề truyền thống nông thôn phát triển mạnh mẽ, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thong qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy, làng nghề truyền thống cáng phát triển mạnh mẽ, nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cở sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật.

Thứ năm, phát triển làng nghề truyền thống góp phần Bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc. [8, tr.47-55]

Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các làng nghề phát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc.
Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam, nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được.
Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản văn hóa quý báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thể hệ sau. Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ  bậc cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trình bày tại nhiều viện bảo tàng nước ngoài.
1.2. Phát triển bền vững
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
Hiện nay, thuật ngữ phát triển bền vững được sử dụng phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, v.v. Lúc đầu, khái niệm “phát triển” chỉ được hiểu đơn thuần là phát triển về cơ học [9]. Chẳng hạn như sự tăng trưởng của kinh tế thông qua các con số cụ thể, các thống kê về chất lượng cuộc sống, tốc độ phát triển của công nghệ và ứng dụng của nó torng đời sống xã hội. Tuy nhiên sau đó, người ta thấy rằng “phát triển” là một hiện tượng phức tạp, nó không đơn thuần chỉ là đo đếm bằng những con số thống kê cụ thể hay đánh giá về sự tăng trưởng của kinh tế, công nghiệp, chất lượng cuộc sống. Chính sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, mục đích thái quá về tăng trưởng kinh tế đã dần phá vỡ thế cân bằng vốn của của môi trường, tức là xuất hiện mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường tự nhiên.
Những ý tưởng và hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển, chuyển hóa thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội.
Trong những năm 1970, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây. Đầu những năm 1980, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự giúp đỡ của UNESCO và FAO.
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo Brundtland () của Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Theo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [1]. Về tính thực tế của định nghĩa này có những điểm cần phải bàn, chẳng hạn, con người hiện tại khai thác tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của mình nhất định sẽ làm tài nguyên cạn kiệt. Như vậy, nhất định sẽ “tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau” [9]. Khái niệm này có sự đối lập giữa hiện thực cuộc sống với mơ ước, khát vọng của con người. Nhưng rõ ràng khái niệm này đã rung lên một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ báo động hai mặt đối lập của tương lai cuộc sống con người, khiến con người phải lưu tâm nghiêm túc.
Nội hàm phát triển bền vững được Liên Hiệp Quốc tái khẳng định và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Rio 1992, Hội nghị Johannesburg 2002 và Hội nghị Rio+20 diễn ra vào tháng 6 năm 2012. Tại các hội nghị này, khái niệm phát triển bền vững được mở rộng và cụ thể hóa bao gồm các vấn đề xóa bỏ nghèo nàn, chênh lệch mức sống, quyền phụ nữ, bình đẳng xã hội, việc làm, các mối quan hệ Bắc – Nam. Vấn đề dân số cạn kiệt tài nguyên không còn là trọng tâm mà trọng tâm được đề cập là con người.
Bảng so sánh sự biến đổi căn bản trong quan niệm về phát triển của loài người, từ phát triển truyền thống tới phát triển bền vững: [4, tr.63]
STT
Tiêu chí
Phát triển truyền thống
Phát triển bền vững
1
Trụ cột
 Kinh tế
Kế hợp hài hòa các mặt của sự phát triển
2
Quan hệ con người với tự nhiên
Khai thác tự nhiên, con người đối lập với tự nhiên
Bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, con người thống nhất, hài hòa với tự nhiên
3
Điều kiện cơ bản
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên con người
4
Mục tiêu, thực chất của sự phát triển
Tăng về của cải, hàng hóa là mục tiêu duy nhất
Phát triển con người, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển
5
Phương thức tác động vào tự nhiên
Kinh tế truyền thống (thủ công, cơ khí)
Kinh tế tri thức (công nghệ hiện đại với hàm lượng trí tuệ cao)
6
Quan hệ giới
Nam quyền
Bình đẳng nam – nữ
7
Quan niệm tiếp cận
Phiến diện, đơn ngành, liên ngành thấp
Toàn diện, liên ngành cao

Khi nghiên cứu lý luận phát triển bền vững, một số hướng tiếp cận khác nhau có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt kia tạo nên những xu hướng khác nhau. Xu hướng nổi bật bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ XX, lấy nhà nước, xã hội công dân và thị trường là ba yếu tố căn bản, trụ cột của sự phát triển xã hội. Từ những năm 70 của thế kỷ XX và cho đến ngày nay, yếu tố sinh thái ngày càng nổi lên cấp bách, do vậy, có xu hướng cho rằng, sự phát triển của xã hội phải dựa trên bốn trụ cột là nhà nước, xã hội công dân, thị trường và sinh thái. Hiện nay, yếu tố văn hóa cũng đã được chú trọng. Tuy nhiên, quan điểm chủ đạo và được sự ủng hộ nhất trên thế giới là quan điểm của Liên hợp Quốc về phát triển bền vững với nhóm các trụ cột chính sau: [4, tr.59-62]
·        Phát triển bền vững về môi trường
·        Phát triển bền vững về kinh tế
·        Phát triển bền vững về xã hội
·        Phát triển bền vững về văn hóa
·        Phát tiển bền vững về chính trị - thể chế
·        Phát triển bền vững về con người
            1.2.2. Quan niệm phát triển bền vững tại Việt Nam
Việt Nam là một trong số gần 200 nước tham gia chương trình nghị sự 21 tháng 9 năm 2002, Việt Nam đã giới thiệu dự thảo lần đầu phát triển bền vững, tại Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững toàn cầu họp tại Johanesburg (Cộng hòa Nam Phi).
Ngày 17 tháng 8 năm 2004 Việt Nam đã có quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt và ban hành “Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Theo đó, đưa ra những nguyên tắc Phát triển bền vững ở Việt Nam dựa trên 8 nguyên tắc:
·        Con người là trung tâm của phát triển bền vững.
·        Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ hợp lý hài hòa với phát triển xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường.
·        Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.
·        Quá trình phát triển phải đảm bải đáp ứng một cách công bằng nhu cầu kế thừa của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
·        Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh mạnh và bền vững đất nước.
·        Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, cán bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.
·        Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
·        Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
Trên cơ sở 8 nguyên tắc, định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam bao gồm 5 phần:
·        Phần 1: Phát triển bền vững – con người tất yếu ở Việt Nam
Xác định mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc chính và hoạt động ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
·        Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát tiển bền vững
Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường.
Thực hiện quá trình “Công nghiệp hóa sạch”, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
·        Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững
Nỗ lực xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Tiếp tục giảm mức tăng dân số và tạo them nhiều việc làm cho người lao động.
Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhăm phát triển bền vững các đô thị, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển đất nước.
Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trường.
·        Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm
Chống suy thoái đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
Bảo vệ môi trường biển, ven đảo, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
Bảo vệ phát triển rừng.
Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, phòng và chống thiên tai.
·        Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững
Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của nhà nước trong lĩnh vực tổ chức thực hiện phát triển bền vững.
Huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững.
Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững.
1.2.3. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại Việt Nam
            1.2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại Việt Nam
Khái niệm Phát triển bền vững làng nghề truyền thống cũng không thể tách rởi nội hàm của khái niệm Phát triển bền vững, có thể hiểu: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống là quá trình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng (sản xuất, kinh doanh, bảo tồn v.v) và ngày càng phát triển của thế hệ hiện tại, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai”.
            1.2.3.2. Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại Việt Nam
Thực chất sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống bao gồm rất nhiều mặt:
·        Về mặt kinh tế: đó là sự tăng trưởng kinh tế, tăng năng xuất lao động (được đo lường bằng số lượng sản phẩm làm ra trên một đơn vị thời gian hoặc rút ngắn thời gian làm ra sản phẩm) trong thời gian dài dựa trên sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ, sản phẩm sản xuất ra ổn định, sức tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, đảm bảo thu nhập người dân. Góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng, của quốc gia.
Phát triển bền vững làng nghề truyền thống về kinh tế là tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản lượng, thu hút lao động vào ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững.
·        Về mặt xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, các chuẩn mực giá trị đạo đức dựa trên sự phát triển chung của làng nghề truyền thống. Tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giải quyết lao động không chỉ trong làng nghề mà còn thu hút lao động ở các vùng lân cận. Phải thực hiện được quá trình đô thị hóa nông thôn, do các làng nghề phát triển ổn định sẽ góp phần tạo ra nguồn tích lũy ổn định cho ngân sách địa phương giúp việc thực hiện tái cơ cấu và cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa phương được thực hiện hóa tốt hơn. Ổn định xã hội, thu hẹp dân khoảng cách giàu nghèo.
·        Về mặt môi trường là hạn chế ô nhiễm môi trường sản xuất, môi trường sống. Hạn chế bệnh nghề nghiệp, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề. Làng ngề truyền thống hướng đến sử dụng nguyên liệu nhân tạo, đa dạng hóa và thay thế nguồn nguyên liệu.
·        Về mặt văn hóa là giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống thông qua phương thức sản xuất, hoa văn thể hiện trên sản phẩm. Những giá trị văn hóa dân tộc là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, dưới bàn tay tài hòa và óc sáng tạo của người thợ thủ công.
·        Mô hình mối quan hệ:
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường thì việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng phát triển bền vững, ổn định lâu dài là một thách thức không nhỏ. Đòi hỏi sử chung tay của cả cộng đồng, các cơ quan liên ngành, đặc biệt là phải có chiến lước phát triển lâu dài. Trong tình hình đó, có thể nhận thấy có các yếu tố chính sau đây, tác động đến việc phát triển làng nghề truyền thống:
·        Đầu ra sản phẩm: Đây là vấn đề sống còn đối với mỗi làng nghề. Vì nếu không giả quyết tốt vấn đề đầu ra sản phẩm thì sẽ không tạo được động lực để thúc đẩy và tái sản xuất trong làng nghề truyền thống. Ban đầu, các sản phầm trong làng nghề chỉ đáp ứng nhu cầu nhất định, phạm vi và số lượng bị bó hẹp, thị trường đầu tiên là chợ làng. Tuy nhiên, càng về sau này thì thị trường ngày càng mở rộng, sức tiêu thụ ngay tại địa phương không cao, diễn ra chậm, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều nhưng nhu cầu thị trường không có, vấn đề mở rộng thị trường sản phẩm là dấu hỏi lớn. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng là chính chứ không có các hợp đồng kinh tế. Chính vì vậy, phần thiệt luôn thuộc về các hộ sản xuất tại làng nghề, thị trường không ổn định, tình trạng chèn ép giá diễn ra thường xuyên.
·        Vốn đầu tư: muốn có phát triển kinh tế phải có tăng trưởng kinh tế, yếu tố đầu tiên trong việc tăng trưởng kinh tế đó là vốn. Vốn là toàn bộ tài sản dùng để sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế, cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải có lượng vốn lớn và ổn định để sản xuất, đầu tư công nghệ, trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phủ hợp góp phần tăng năng xuất lao động, giảm về thời gian. Vốn thường tồn tại dưới hai hình thức đó là: vốn tài chính và vốn hiện vật (bao gồm hai dạng: vốn vật chất, vốn phi vật chất). Vốn tài chính chính là tiền mặt. Vốn hiện vật tồn tại dưới dạng vật chất của quá trình sản xuất trong làng nghề như: cơ sở vật chất của các Hợp tác xã, máy móc, nguyên liệu v.v. Ngoài ra còn có nguồn vốn phi vật chất, không kém phần quan trọng là kinh nghiệm, tay nghề của những nghệ nhân, người làm nghề lâu năm.
Nguồn vốn này, thường làng nghề truyền thống huy động từ 3 nguồn chính:
Vốn có sẵn: là nguồn vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh được tích lũy qua thời gian. Những nguồn vốn này thường nhỏ bé, không ổn định, ít được tích lũy và sử dụng vào việc tái sản xuất kinh doanh mà thường được dùng vào việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, đáp ứng nhu cầu mua sắm, xây dựng nhà cửa. Nguồn vốn này rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh theo tình hình mới. Chính vì vậy, đây cũng là một hạn chế, tạo ra suy nghĩ thường trực tại các hộ sản xuất nhỏ lẻ trong làng nghề là chỉ sản xuất cầm chừng tùy thuộc vào thời gian rỗi, tạo nếp nghĩ chỉ dám sản xuất nhỏ lẻ.
Nguồn vốn tính dụng phi chính thức: Đây có thể xem là hình thức góp vốn của nhiều hộ gia đình trong một cộng động, an hem, dòng họ, bạn bè. Việc thỏa thuận chỉ bằng miệng, mối quan hệ vì thế thường đi kèm rùi ro. Tính ổn định lâu dài không có. Nhưng hình thức này lại đang rất phổ biến vì tính linh hoạt, nhanh, không thủ tục hành chính.
Nguồn vốn tín dụng chính thức: Đây là nguồn vốn từ các dự án, chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương; các nguồn vay từ các ngân hàng. Hạn chế của nguồn vay này là nguồn vốn cho vay vẫn bị hạn chế, thủ tục phức tạp nên các hộ sản xuất còn e ngại.
·        Khoa học Công nghệ: là yếu tố góp phần nâng cao sản lượng sản phẩm làm ra hoặc rút ngắn thời gian làm ra sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất sẽ tạo thuận lợi, tăng giá trị kinh tế trong quá trình sản xuất. Việc áp dụng công nghệ được hình thành tự phát trên cơ sở các thiết bị công nghệ truyền thống, một số người lao động, hộ thủ công đã tách ra chuyên sữa chữa, cải tiến một số công đoạn cho hiệu quả hơn. Hoặc một số hộ có vốn dồi dào chuyển sang buôn bán máy móc, thiết bị trong phạm vi làng.
Nguồn lực khoa học công nghệ được biểu hiện trên ba tiêu chí cơ bản sau:
Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu.
Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất.
Khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
·        Con người: thành phần lao động trong làng nghề truyền thống được phân hóa như sau: lực lượng cơ bản nhất ở tại địa phương bao gồm lao động địa phương chuyên nghiệp; lao động địa phương bán chuyên nghiệp là những người tham gia sản xuất không thường xuyên tùy thuộc vào thời gian rỗi, chủ yếu là tập turng các công đoạn đơn giản không đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao; lao động làm thuê ở các địa phương khác đến nhưng chủ yếu là hợp đồng theo mùa vụ. Những lao động chuyên nghiệp, tay nghề cao, các nghệ nhân làng nghề thường là những người đã có gia đình, tuổi tác cao, rất ít lao động trẻ nên cũng chịu tác động rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài.
Trình độ người lao động thường không cao. Nên việc triển khai, áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất rất khó khăn.
Sự tác động kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung tại địa phương, tác động rất lớn đến việc chọn theo nghề truyền thống của tầng lớp trẻ ngay tại địa phương. Vì vậy, việc truyền dạy nghề đang là vấn đề lớn, sự mai một lớp nghệ nhân kế cận đang là bài toán nan giải.
Cách thức tổ chức, quản lý trong các hộ kinh doanh tại làng nghề mang tính tự phát, tính khoa học không cao. Việc áp dụng khoa học quản lý, kiến thức Marketing, Quản trị kinh doanh làm phương thức bổ trợ và tổ chức hoạt động tại làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Chính việc chậm cập nhật thông tin, tri thức này hạn chế rất nhiều torng việc giới thiệu, đưa sản phẩm làng nghề phát triển rộng khắp.
·        Kết cấu hạ tầng cơ sở: Hạ tầng ở nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng còn nghèo nàn. Đặc biệt là vấn đề về hệ thống giao thông tại địa phương, các công trình điện nước, thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ thông tin. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy phát triển chung, du lịch làng nghề phát triển, chi phí sản xuất giảm giúp giá thành sản phẩm giảm tạo nên tính cạnh tranh trên thị trường; hệ thống dịch vụ thông tin tốt sẽ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về nhu cầu, giá cả mẫu mã, chất lượng, thị hiếu để có sự điều chỉnh kịp thời v.v.
·        Hệ thống chính sách hỗ trợ và quản lý của nhà nước: đây là yếu tố quan trọng, là bệ đỡ trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển các làng nghề truyền thống. Những chính sách hỗ trợ kịp thời, đặc biệt về vấn đề vốn, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất v.v tạo động lực để làng nghề truyền thống đứng vững trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng cao. Sự phát triển làng nghề truyền thống một cách tự phát, không có tổ chức, quản lý của Nhà nước, tự do cạnh tranh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh của làng nghề truyền thống với thị trường trong và ngoài nước.
Đặc biệt, cần chú trọng hệ thống chính sách ưu đãi dành cho các nghệ nhân; các lớp truyền nghề dạy nghề; đầu ra sản phẩm v.v
·        Tính văn hóa, bản sắc riêng: trong nền kinh tế thị trường, chúng ta rất dễ cuốn theo dòng chảy của kinh tế, và lợi nhuận trước mắt mà đánh đổi những giá trị vô cùng quan trọng. Làng nghề truyền thống cũng vậy. Nếu như không có tính định hướng, công tác bảo tồn cụ thể rõ ràng với những chiến lược dài hơi thì cái hồn của làng nghề truyền thống sẽ dần mai mốt và sẽ mất đi trong tương lai gần. Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống chính là cái tạo ra sự khác biệt, cuốn hút mọi người đến với làng nghề, nếu không giữ được cái hồn đó chúng ta sẽ không tạo được nét riêng biệt, rát dễ hòa tan. Chúng ta có thể phát triển sản xuất, cải tiến công nghệ nhưng về cơ bản thì giá trị văn hóa cần được giữ gìn và phát huy, như công tác sưu tầm hoa văn truyền thống, công tác truyền dạy nghề thủ công theo phương thức sản xuất truyền thống v.v. Vì mỗi một làng nghề truyền thống gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sản xuất và sáng tạo sản phẩm riêng. Việc du khảo các làng nghề truyền thống là để thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng kinh tế, văn hóa của mỗi vùng. Việc tổ chức gắn kết các ngành du lịch, văn hóa với các làng nghề truyền thống cấn được quan tâm và đầu tư một cách có trọng điểm. Tính truyền thống của làng nghề tạo nên uy tín lan truyền qua bao thế hệ rộng lớn.
1.3. Khái quát về thị trấn Phước Dân – Huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận
            1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Làng Mỹ nghiệp còn gọi là làng “Nha Tranh” (Nha Trinh), người Chăm gọi là “Palei chakling” (Chăkleng) thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam. Con đường vào làng được nối với quốc lộ 1A khoảng hơn 1km về phía Đông. Với vị trí này, việc đi lại tương đối thuận lợi với người dân trong làng và những nơi khác.
Diện tích huyện Ninh Phước là 341,03km2, số dân toàn Huyện là 135.146 người (thành thị 24.144 người, nông thôn 111.002 người), mật độ dân cư là 396 người/km2, thành phần dân tộc: chủ yếu là người Kinh, Chăm. Ninh Phước hội tụ cả ba điều kiện địa lí: có núi, sông, biển và cả đồng bằng. Tuy nhiên nền kinh tế Ninh Phước chưa được phát triển, là một huyện nằm ở hạ lưu dòng sông Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10 - 11 hằng năm. Nền nông nghiệp chủ yếu của Ninh Phước là trồng nho, tuy nhiên trong vài năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp. Người dân dần dần chuyển qua các hình thức canh tác khác như trồng táo  thanh long. Huyện Ninh Phước có vị trí giao thương quan trọng không chỉ riêng với huyện mà còn là một trong những vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội. Điều đó được thể hiện rõ nét với hệ thống giao thông liên khu vực hết sức thuận lợi với sự hiện diện của Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam đi ngang qua địa bàn huyện, việc thông thương với vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Viên và ra các tỉnh phía Bắc hoàn toàn thuận lợi. Với hệ thống giao thông liên vùng, liên khu vực hiện hữu đã tạo cho huyện các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng.
Vì nằm trong khu vực của vùng đất Ninh Thuận, nên đặc điểm về môi trường địa lý,  khí hậu…của làng Mỹ Nghiệp cũng mang những nét chung của khu vực, là một vùng đồng bằng khô cằn nhất trên dải đất Miền Trung. Khí hậu tại đây rất khắc nghiệt, chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Trữ lượng mưa trung bình chỉ khoảng 695mm/ năm và chỉ mưa trong vòng 60 ngày trong ba tháng, từ tháng 9 đến tháng 11, nhưng lại thường xuyên gây ra lũ lụt và sạt lở đất, nguyên nhân do có nhiều đồi núi, độ dốc lớn. Ngược lại mùa khô rất nóng và kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 29 - 33 độ C. Lượng bức xạ lớn, lượng nước bốc hơi gấp hai lần lượng mưa. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80,3%. Ở Ninh Thuận hầu như gió thổi quanh năm, từ trung tuần tháng 10 đến tháng 4 dương lịch có gió mùa Đông Bắc, từ trung tuần tháng 4 đến tháng 10 năm sau có gió mùa Tây Nam. Hằng năm, hai ngọn gió trên thường đem lại nhiều mưa cho các tỉnh trong cả nước, nhưng đến Ninh Thuận lại bị chắn bởi những ngọn núi chung quanh, làm cho hơi nước do gió biển đưa vào tụ lại thành mưa ở những triền núi, Vì vậy, gió thổi vào Ninh Thuận chỉ là những cơn gió khô, lạnh và nóng bức [22; tr.7].                                   
Khu vực cư trú của người Chăm nói chung và làng Mỹ Nghiệp nói riêng nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu vùng này được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với thời gian của gió mùa Đông Nam. Thời gian còn lại là mùa khô, mùa khô chiếm khoảng thời gian dài hơn mùa mưa từ một đến hai tháng.
         Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng này chủ yếu là loại đất thịt pha cát, trên nền là một lớp đất sét. Đất có màu nâu xám, độ thoát nước trung bình, độ dày có lớp đất mùn nhiều nhất là 0,5m. Với loại đất này, thường thích hợp cho việc trồng lúa nước nhiều vụ trong năm và các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: bông vải, thuốc lá, đặc biệt thời gian gần đây cây nho đang được trồng rất phổ biến được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.
Làng Mỹ Nghiệp nói riêng, vùng đồng bào người Chăm Ninh Thuận nói chung có môi trường sinh sống khá khắc nghiệt. Đó là vùng đất cằn cỗi, khô hạn, ít mưa, nhiều nắng, thảm thực vật và động vật nghèo nàn. Sản xuất nông nghiệp là nguồn sinh sống chủ yếu cùa đồng bào ở đây, nhưng môi trường về đất đai, thời tiết, khí hậu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc canh tác và các hoạt động kinh tế khác của họ.
            1.3.2. Điều kiện xã hội
                        1.3.2.1. Dân cư, dân số
“Theo điều tra dân số ngày 01/4/1999, người Chăm ở Việt Nam có số dân là 137.133 người. Trong đó ở Ninh Thuận là 61.359 người, Bình thuận là 29.359 người, Bình Định, Phú Yên là 20.687 người, Châu Đốc - An Giang có 23.285 người, ngoài ra người Chăm còn sống rãi rác ở một số nơi khác như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước... với số dân khoảng 3000 người” [dẫn theo 1; tr.29].
Ở Ninh thuận, người Chăm sống tập trung thành từng làng (palei) riêng biệt ở 13 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Nam, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang- Tháp Chàm. Trong đó ở huyện Ninh Phước có nhiều đồng bào người Chăm sinh sống đông nhất, với 7972 hộ người Chăm, gần 50.000 nhân khẩu, chiếm khoảng 30% dân số trong toàn huyện. Riêng làng Mỹ Nghiệp có số dân là 3.463 nhân khẩu, sống trong 693 hộ, trong đó số hộ người Chăm là 658 hộ, chiếm 74,7%, còn lại là số hộ người Kinh và các dân tộc khác (thống kê trong dự án phát triển làng nghề, tháng 7/2010 của tỉnh Ninh Thuận). Số hộ này sống xen kẽ với người Chăm, với những sinh hoạt có nhiều điểm tương đồng với người Chăm trong làng.
                        1.3.2.2. Kinh tế, xã hội
Ở Ninh Thuận có tất cả 28 palei Chăm và được chia thành 2 cộng đồng: Chăm Ahiêr - Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo và Chăm Awal - Chăm ảnh hưởng Hồi giáo. Mỗi cộng đồng tôn giáo lại sống thành từng palei riêng, trong đó có 18 palei Chăm Ahiêr và 10 palei Chăm Awal [23, tr.25]. Mặc dù cùng một dân tộc, nhưng chia thành 2 nhóm Chăm, ảnh hưởng đạo giáo khác nhau, sống tách biệt nhau. Tuy vậy, hai nhóm này cùng mang mang một đặc trưng văn hóa.
Trong mỗi palei Chăm đều có một đền thờ thần (sang pôyeang) và ở đầu làng có nhà làng (sang palei). Cách palei không xa thường có một nghĩa địa (kút, ghôr). Mỗi palei Chăm đều có đơn vị quản lý hành chính thôn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân. Bên cạnh đó còn có Hội đồng phong tục (Hội đồng già làng) chăm lo cúng tế và cùng với chính quyền tham gia giải quyết những vụ bất đồng của các thành viên trong làng liên quan đến phong tục tập quán. Palei Chăm có luật riêng gọi là “adat”. Nếu như palei Chăm là đơn vị cư trú cổ truyền mang tàn dư của công xã nông thôn thì gia đình lại là bộ phận hình thành đặc trưng ấy. Gia đình trong palei Chăm được tổ chức theo hình thái gia đình mẫu hệ, bao gồm gia đình lớn (mưn ngawon pruang) và gia đình nhỏ (mư ngawon sít). Thành viên cơ bản trong gia đình được tính theo huyết thống bên mẹ. Trong mỗi gia đinh có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Pô sang” (chủ nhà). Các gia đình có cùng chung một mẹ sinh ra thường bố trí chung nhà trong một khuôn viên. Tương tự như vậy, các gia đình chung một dòng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dãy với nhau. Mỗi dòng họ có một tộc trưởng đứng đầu gọi là “Akauk gơp”. Ngày xưa trưởng tộc là đàn bà, ngày nay được thay thế bởi người đàn ông. Nhiệm vụ của người tộc trưởng là quản lý các thành viên, giải quyết các vấn đề thắc mắc giữa các thành viên và chăm lo tổ chức cúng tế trong những lễ nghi tín ngưỡng liên quan đến tộc họ. Mỗi dòng họ trong làng được phân biệt với nhau bằng nghĩa địa của dòng họ mẹ. Mỗi dòng họ có một vật thờ tổ gọi là “Chiết a tâu” () [25].
Đơn vị căn bản của hệ thống họ tộc người Chăm là mẫu hệ dân tộc. Những mối quan hệ bên mẹ là quan hệ thân tộc và quan trọng nhất. Tổ tiên được thờ phụng là tổ tiên bên mẹ. Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út. Phụ nữ Chăm nắm phần quyết định trong gia đình. Vai trò Cậu (Cey) được đề cao và vẫn còn chi phối mạnh mẽ trong gia đình người Chăm hiện nay.
Nói chung sinh hoạt làng (palei), gia đình (mưga won), tộc họ (gơp tian) của người Chăm phản ánh rõ nét chế độ mẫu hệ thể hiện trên các mặt: sự phân hoá xã hội, quan hệ về gia đình và hình thức hôn nhân, hình thái tín ngưỡng, phương thức sản xuất và quyền sở hửu tài sản [26]. Vì vậy, cơ chế xã hội truyền thống người Chăm gắn bó với nhau và được vận hành bằng luật tục (adat). Họ sống trên cơ sở bình đẳng, thương yêu lẫn nhau. Cùng nhau bảo vệ, lưu giữ thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hóa của tổ tiên. Có thể nói làng và gia đình người chăm là mắc xích quan trọng, gắn liền chặc chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hội cổ truyền bền vững, trở thành cái nôi bảo tồn và lưu giữ văn hóa Chăm trong suốt những tháng năm thăng trầm của lịch sử.
Trong nền kinh tế truyền thống của mình, người Chăm có một nền nông nghiệp phát triển khá sớm [26]. Dưới thời vua Pô Klongirai và vua Pô Rôme, họ đã biết đắp đập, khai mương để trồng lúa nước, đến nay vẫn còn dấu vết các công trình thuỷ lợi trên dải đất miền Trung như: đập Do Linh (Quảng Trị), đập Nha Trinh và đập Ma Rên (Ninh Thuận) [23; tr.28]. Người Chăm từ lâu đã có kỹ thuật canh tác ruộng lúa nước khá cao. Tùy theo loại ruộng như: ruộng gò (Hamu tamu), ruộng cát (Hamu cwah), ruộng sâu (Hamu dhong) mà họ có kỷ thuật canh tác và sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao như loại giống lúa chiêm, lúa mùa (padai bidien, padai halim, padai ia ok, padai kuprok) [23; tr.6,8]. Do đó, không phải ngẫn nhiên mà người Trung Quốc, người Kinh đều du nhập giống lúa của người Chăm mà họ thường gọi là “Lúa chiêm”. Bên cạnh làm nông, người Chăm còn làm vườn giỏi. Họ trồng nhiều hoa màu và cây ăn trái như: ngô, khoai lang, đậu xanh, đậu nành, chuối, dừa, hồ tiêu. Nhờ đó mà người Chăm có hoa quả và rau xanh để ăn quanh năm. Bên cạnh làm nông nghiệp, người Chăm còn biết khai thác các loại gỗ quý ở những khu rừng lớn như gỗ mun, trầm hương, vỏ cây làm thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh. Họ cũng biết khai thác tài nguyên, khoáng sản ở xứ họ để đem đi bán. Người Chăm còn biết làm nghề biển, họ là những thuỷ thủ can trường, biết buôn bán. Những chiếc thuyền buồm của họ thường vượt biển khơi đi đến tận các nước xa xôi [23; tr.28,29].
Nói chung kinh tế truyền thống của người Chăm bao gồm cả nghề nông, nghề đi biển và khai thác rừng. Ba hình thái kinh tế đó góp phần làm cho nền kinh tế Chăm phát triển phồn thịnh. Tuy nhiên ngày nay, một số ngành kinh tế truyền thống đã bị mất đi. Hiện nay người Chăm không còn làm nghề đi biển nữa, một số làng Chăm hiện nay như làng Tuấn Tú, Bĩnh Nghĩa (ở Ninh Thuận) vẫn còn sống gần biển, nhưng họ không làm biển mà quay lưng lại với biển. Hiện nay có khoảng 95% người Chăm sống bằng nghề nông, hoạt động nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo trong đời sống kinh tế của người Chăm.
Từ khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhất là những năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước, đời sống dân tộc Chăm nói chung và làng nghề Mỹ Nghiệp nói riêng đã khởi sắc một cách rõ rệt. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng để phát triển làng nghề, thu hút khách du lịch. 100% hộ dân đã có điện, có nước sạch để sinh hoạt, hệ thống thủy lợi, đường giao thông đã được hoàn chỉnh, toàn bộ làng đã được phủ sóng phát thanh truyền hình, có trường học dành cho học sinh bậc tiểu học và trung học, có trạm y tế, nhà triển lãm, khu vực vui chơi thể thao, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Mỹ Nghiệp ngày nay không còn nhà tạm bợ, mà thay vào đó là những ngôi nhà xây có kết cấu  kiên cố, đa số các hộ gia đình đều đã có xe máy, tivi, tủ lạnh và một số vật dụng giải trí hiện đại và đắt tiền khác. Đội ngũ trí thức ngày một đông, thường sống và làm việc ở những đô thị lớn, có thu nhập cao và ổn định.
Về phát triển kinh tế của các làng Chăm nói chung và làng Mỹ Nghiệp nói riêng, sản xuất nông nghiệp luôn đóng vai trò chủ đạo và quan trọng hàng đầu. Với tổng diện tích tự nhiên là 247 ha, canh tác nông nghiệp trồng cây lúa nước là 90 ha, đất trồng các loại cây khác là 27 ha. Rẫy và lúa nước là hai loại hình trồng trọt chính ở vùng này, trong đó cây lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu của ngành trồng trọt. Tuy nhiên, ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, họ đã quan tâm mở rộng diện tích đất rẫy để trồng những loại cây màu khác phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng để cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn như: thuốc lá, mía, bắp, đậu... và gần đây là cây nho.
            Bên cạnh vị trí chủ đạo của sản xuất nông nghiệp thì nghề dệt được xem là nghề phụ, nhưng đóng vai trò tích cực và đáng kể trong việc tăng thu nhập cho gia đình và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người trong làng. Đặc biệt thời gian gần đây, do sản phẩm thủ công ngày càng được thu hút nhiều khách hàng, nên một số người giàu có trong làng đã bỏ tiền ra thuê nhân công, thành lập cơ sở dệt, từ đó nghề dệt thủ công đã trở thành nguồn thu nhập chính của một số hộ gia đình. Một số hộ gia đình khác, do nguồn vốn ít ỏi nên họ chỉ làm vào thời điểm nông nhàn và vào những lúc nhàn rỗi.
                        1.3.2.3. Văn hóa
         Văn minh Chămpa đã tắt, hay đúng hơn, các nhà nước Chămpa đã không còn tồn tại từ vài trăm năm nay, song tộc Chăm và các tộc bà con theo mẫu hệ còn đó: Chăm H'rê, Chăm H'roi, Raglai, Jarai, Rhaday... Văn hóa Chăm vẫn còn đây, sống động ở Ninh Thuận. Có thể nói, trong di sản văn hóa Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ, thành quách, bia ký. Hầu hết trên dải đất miền Trung cho tới Tây Nguyên, nơi nào có người Chăm sinh sống họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần.
         Tín ngưỡng - tôn giáo
         Cũng giống như một số làng Chăm khác, người Chăm ở palei Mỹ Nghiệp cũng có rất nhiều lễ hội tín ngưỡng dân gian phong phú, đa dạng, là bộ phận cấu thành nền văn hóa Chăm. Tín ngưỡng Chăm chi phối sâu sắc trong đời sống cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: tín ngưỡng sơ khai, tín ngưỡng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, lễ nghi vòng đời...Ngày nay, ở làng Mỹ Nghiệp vẫn còn tồn tại hình thức Tôtem giáo thể hiện qua tục thờ các loại cây, thần núi (atâu cơk) và thần biển (atâu tasik) của các dòng họ. Ngoài lễ nghi liên quan đến vòng đời như: lễ cúng trẻ sơ sinh, đám cưới, đám tang, lễ nhập kút...người Chăm còn có các lễ nghi nông nghiệp như: lễ cúng thần lúa, lễ xuống cày, lễ đắp đập khai mương... [23; tr.34].
         Bên cạnh tín ngưỡng dân gian chi phối đời sống tâm linh, người Chăm còn chịu ảnh hưởng nhiều tôn giáo du nhập từ nhiều nước khác nhau như: Phật giáo,  Bàlamôn giáo, Hồi giáo Bà- ni, và gần đây là đạo Islam (Hồi giáo mới). Trong đó người Chăm ở làng Mỹ Nghiệp là Chăm Bàlamôn giáo. Mỗi tôn giáo du nhập vào đất nước Champa vào mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau và mức độ ảnh hưởng đậm nhạt khác nhau. Thực ra từ xưa đến nay, người Chăm không tự gọi mình là Chăm Bàlamôn hoặc Chăm Hồi giáo mà chỉ gọi theo cách truyền thống từ xưa đến nay là Chăm Ahiêr để chỉ người Chăm Bàlamôn giáo và Chăm Awal để chỉ người Chăm ảnh hưởng Hồi giáo.
         Cùng tồn tại song song với tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo là loại hình văn học nghệ thuật và ca múa nhạc dân gian.
         Văn học nghệ thuật
         Đó là những câu truyện cổ tích, thơ ca, tục ngữ. Phần lớn những tác phẩm văn chương người Chăm đều phản ánh ước vọng của con người trong cuộc sống, trong lao động, trong tình yêu nam nữ, chiến đấu chống những bất công của xã hội, hướng con người đến cái thiện và ước mơ cuộc sống thanh bình. Trong đó có truyền thuyết  về “Pô Nưgar” (Mẹ thần xứ sở), đã truyền dạy cách cày cấy, trồng lúa và nghề dệt cho người Chăm. Ngoài ra còn phải kể đến lời ca lời khấn trong lễ hội, vì nội dung không chỉ chứ đựng những tiểu sử, huyền thoại các vị vua, thần có công với dân, với nước mà còn gắn liền với những tên đất, tên vùng cùng với những sự kiện lịch sử của dân tộc, đã được các nghệ nhân, thầy cúng nâng lên thành nghệ thuật “hát kể” đặc sắc trong các lễ hội.
         Nghệ thuật ca múa nhạc dân gian
         Cùng với nền văn học, người Chăm còn có một loại hình ca múa nhạc dân gian giàu bản sắc dân tộc. Trong loại hình ca, múa, nhạc thì múa Chăm chiếm vị trí đáng kể. Các động tác múa Chăm luôn có mặt trên những đền, tháp, tượng thờ như: Tượng thầm Shiva, vũ nữ Apsara, trong những dịp cúng tế, lễ hội. Song hành với múa phải kể đến âm nhạc. Ngườii Chăm có rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau như: Trống Ghinăng (), trống Paranưng (), kèn Saranai (), Chiêng, đàn Kanhi (), đàn Rabap (), cùng với nhiều loại nhạc cụ khác. Đi kèm với âm nhạc và múa là những làng điệu dân ca mượt mà, sâu lắng như: hát vải chài (pươkjal), hát đối đáp (dauhsa), hát tâm tình (dauh mư jut), hát giao duyên (dauh dam tara).
         Các nghề thủ công truyền thống
         Ngoài những đặc điểm văn hoá đã kể trên, còn phải kể đến những nghề thủ công truyền thống của người Chăm như: nghề dệt, nghề gốm, điêu khắc, luyện kim, đóng thuyền, đan lát... Các nghề này được tiến triển trên cơ sở canh tân từ truyền thống cũ và mở rộng thêm nhiều ngành nghề mới, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đời sống và phục vụ theo nhu cầu của cung đình và tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay một số nghề đã bị thất truyền, chỉ còn nghề dệt, nghề gốm là vẫn đang còn tồn tại và đang trên đà phát triển.
         Ngày nay, nghề dệt vẫn còn lưu truyền và phát triển ở palei Chăm Mỹ Nghiệp, với hơn 95% hộ gia đình làm nghề dệt trong làng. Với kỹ thuật hiện đại, phụ nữ Chăm không còn tách bông, se chỉ như trước, mà họ dệt vải từ chỉ công nghiệp. Kỹ thuật dệt của phụ nữ Chăm Mỹ nghiệp đã đạt đến độ tinh xảo. Sản phẩm của họ có nhiều hoa văn, màu sắc bắt mắt, như hoa văn hình các vị thần, hoa văn quả trám, rồng cách điệu, chân chó, chân chim được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày nay nghề dệt truyền thống ở palei Mỹ Nghiệp cũng chỉ được xem là nghề phụ, nhung số lượng khung dệt và số lượng thợ dệt tham gia ngày càng tăng so với những năm trước, kể cả một số gia đình người kinh cũng tham gia nghề này. Điều đó nói lên rằng: Tuy nghề dệt truyền thống ở palei Mỹ Nghiệp đem lại thu nhập không cao, nhưng sản phẩm mà họ tạo ra được như ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình lâu dài gìn giữ và phát huy, là niềm tự hào của người dân Mỹ Nghiệp về nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Tiểu kết
Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Việc phân tích, nắm vững các thành tố xoay quanh khái niệm “Phát triển bền vững” giúp cho các nhà quản lý, các cơ quan liên ngành có cách nhìn toàn diện và chính xác nhất trong việc vận dụng, triển khai trong từng đối tượng và vấn đề cụ thể. Việc hướng đến mục tiêu Phát triển bền vững phải được xem là mục tiêu của toàn Đảng toàn dân và toàn xã hội, đó là công tác liên ngành dựa trên quá trình phân tích tổng hợp chi tiết, chiến lược dài hạn.
Nội dung phân tích chủ yếu trong chương này nhằm khái quát hai nội dung cơ bản về “Làng nghề truyền thống” và “Phát triển bền vững”. Từ những hệ thống lý luận ấy, kết hợp với những phân tích cụ thể của làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp về điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, đặc thù văn hóa .v.v. giúp chúng ta hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển bền vững đối với làng nghề truyền thống. Dựa trên những hệ thống lý luận ấy làm cơ sở để phân tích, thực tế khảo sát đưa ra thực trạng và giải pháp thực hiện việc phát triển làng nghề Dệt Mỹ Nghiệp gắn với phát triển bền vững.

 Chương 2:
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG DỆT THỔ CẨM CHĂM MỸ NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
                                                                                                 
2.1. Nghề dệt truyền thống của người Chăm Mỹ Nghiệp
2.1.1. Lịch sử làng nghề
         Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định cụ thể nghề dệt thổ cẩm Chăm hình thành từ khi nào và phát triển ra sao.
         Theo các nguồn sử liệu, thư tịch cổ, nghề dệt vải đã sớm ra đời trong cư dân văn hoá Sa Huỳnh và phát triển rộng hầu hết khắp nơi trong vương quốc Chămpa để đảm bảo nhu cầu may mặc, che thân và trang trí làm đẹp của cộng đồng dân cư và phục vụ theo yêu cầu của cung đình và tôn giáo Chăm. Nói cách khác thì cư dân văn hoá Sa Huỳnh và cư dân Chămpa đã sớm biết trồng bông, kéo sợi, nhuộm tơ, dệt vải và trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tuy nhiên, cho đến nay nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của người Chăm coi như đã thất truyền.
         Mặc dù nghề dệt truyền thống của người Chăm đã sớm ra đời, nhưng cho đến nay, việc xác định tổ sư nghề dệt và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử, thì vẫn chưa có một tài liệu nào chắc chắn cả, mà chủ yếu dựa vào các truyền thuyết mang đầy màu sắc thần thoại. Truyền thuyết về Bà Chúa xứ kể rằng: Pô Inư Nưgar khi từ Trung Quốc trở về đã đặt kinh đô Chămpa ở Nha Trang và dạy người Chăm (lúc đó còn trong thời kỳ mông muội) cày cấy, dệt vải, xây tháp, tổ chức hành chính...và trở thành tổ sư nghề dệt của người Chăm. Vì bà là người có công khai hoá, mở mang dân tộc Chăm, nên được người Chăm xây đền, tháp để thờ [28; tr.3]. Ngoài quần thể Tháp Bà ở Nha Trang, ở một số địa phương khác người Chăm còn dựng miếu, đền thờ tượng Bà. Ở Ninh Thuận có thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), thôn Bỉnh Nghĩa (xã Phương Hải, huyện Ninh Hải). Ở Bình Thuận có thôn Lạc Trị (xã Phước Lạc, huyện Tuy Phong), thôn Quản Mía (xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình). Ngoài ra còn có một số chùa người Hoa ở Bình Thuận và Ninh Thuận cũng có thờ tượng Bà- Thiên Y-A-Na- Thánh Mẫu.
         Ngày nay, cứ vào ngày thứ 5 và thứ 6 của tuần đầu tháng giêng Chăm lịch hàng năm là người Chăm lại làm lễ Rija-Nưgar để cầu xin mẹ thần xứ sở giúp những điều tốt lành, mưa thuận gió hòa.
         Nghi lễ thứ hai có gắn với nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm là ngày lễ  “Pơh Mabang Yang” (Có nghĩa là mở cửa đền miếu thờ thần) được tổ chức vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của tháng giêng Chăm lịch.
         Ngoài hai lễ chính trên, vào những dịp khác như lễ hội Ka-Tê, người ta cũng đến lăng của Bà cúng vái để cầu xin phù hộ, độ trì.
         Theo Lê Quý Đôn, trong “Vân đài loại ngữ”, ở Lâm Ấp có trồng cây các bối, khi chín hoa cây giống như lông ngỗng, kéo sợi làm chỉ dệt không khác gì loại gai. Còn theo Maspero thì dưới thời các vương triều Chămpa, người chăm đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
         Trong suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thư XVIII, người ta đã tìm thấy các nét hoa văn được chạm trổ thật tinh xảo trên các tượng đá thần (Shiva, Apsara...), vương mão (PpoMuh Taha đầu thế kỷ thứ XVII), trên các loại đồ gốm cổ, và nhất là trên các trang phục mặc cho tượng thần Pô Rôme (đầu thế kỷ thứ XVII), hiện vẫn còn luu giữ tại thôn Tà Dương, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
         Vào đầu thế kỷ XX, nghề dệt vải của người Chăm vẫn tồn tại và phát triển phổ biến trong tất cả các palei Chăm. Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết việc kéo sợi, nhuộm sợi, dệt vải, đặc biệt là ở các palei Chăm theo Bàlamôn giáo, tiêu biểu là các palei Chăm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Hữu Đức ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Palei Chăm Bình Minh, Bình Hòa, Bình Thắng, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình và palei Cảnh Diễn ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là còn bảo lưu kỹ thuật dệt truyền thống gần như bền vững. Tuy nhiên, từ thập niên 40 của thế kỷ XX trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do nguồn vải sợi công nghiệp và vải mặc hiện đại tràn ngập trên thị trường vùng đồng bào người Chăm. Bên cạnh đó, do số người Chăm, nhất là lớp thanh niên trẻ không còn mặn mà với trang phục truyền thống, thay vào đó là mặc các trang phục như người Kinh, khiến cho nghề dệt cổ truyền với mục đích tạo ra vải mặc truyền thống cho người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận ngày càng hạn chế.
         Trước 1975, tại làng Mỹ Nghiệp đa số chị em phụ nữ trong làng, tận dụng giờ nông nhàn để sản xuất thêm các sản phẩm Dệt vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong gia đình, vừa tạo thêm thu nhập cho cuộc sống. Hàng dệt chỉ bao gồm các sản phẩm thô, chủ yếu được mang lên bán cho đồng bào Tây Nguyên như: Êđê, Churu, Kơho, Raglai… một số ít dùng phục vụ cho phong tục tập quán địa phương. Từ sau năm 1975 cho đến những năm gần đây, nghề dệt vải người Chăm ở Ninh Thuận vẫn tồn tại ở các palei: Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Văn Lâm, Hữu Đức (huyện Ninh Phước). Nhưng càng về sau, đặc biệt là những năm 1980, nghề này đã thu hẹp lại phạm vi hoạt động, chỉ tập trung chủ yếu và tiêu biểu nhất là palei Mỹ Nghiệp, còn ở những nơi khác tuy có hoạt động nhưng không đáng kể. Vì vậy, Mỹ Nghiệp được xem là trung tâm dệt vải nổi tiếng nhất ở vùng người Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận. Đến năm 1991, với nỗ lực khôi phục ngành nghề truyền thống xa xưa này, cơ sở Dệt thổ cẩm Chăm Inrahani ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của nghề Dệt truyền thống tại Mỹ Nghiệp. Các sản phẩm đã trở nên phong phú vá đa dạng hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, như: bóp ví, ba lô, túi xách, cà vạt, đồ dùng gia đình. Bên cạnh đó, cơ sở Inrahani với nghệ nhân Thuận Thị Trụ đã góp công sức trong việc sưu tầm và khôi phục 36 mẫu hoa văn truyền thống của người Chăm, cách điệu hơn 50 hoa văn khác, chế tác ra gần 300 mẫu mã các loại, mở rộng thị trường sản phẩm ra các nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Pháp, Singapore.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt so sánh quy trình Dệt vải thổ cẩm người Chăm xưa và nay
TT
CÔNG ĐOẠN
XƯA
NAY
1
Nguyên liệu
Được lấy từ bông vải.
Sợi chỉ công nghiệp có sẵn, mua trên thị trường.
2
Gia công nguyên liệu để làm ra sợi, tơ
Kéo bông thành sợi chỉ, qua các công đoạn (cán bông, bắn bông, làm con bông, kéo sợi, se sợi, cuộn chỉ, đánh ống.
Sợi chỉ công nghiệp có sẵn, mua trên thị trường.
3
Chế biến màu và nhuộm sợi
Chủ yếu dựa vào màu cây thực vật: Màu đen từ trái muôn (trái thị rừng), Màu đỏ  từ cây Phun pan, Màu vàng nhạt từ củ nghệ hoặc cốc vang, Màu chàm từ cây chàm...
Sợi công nghiệp nhuộm sẵn từ màu công nghiệp. Người dệt có thể tùy chọn.
4
Quay sợi, đánh ống
Sử dụng nhiều công cụ phức tạp để đưa sợi chỉ vào ống trước khi làm công đoạn tiếp theo (Mắc sợi)
Sợi chỉ công nghiệp có sẵn, người dệt chỉ cần đưa chỉ vào ống (Đánh ống)
5
Mắc sợi
(Móc chỉ)
Là hình thức đan theo mẫu mã đã định sẵn bằng kinh nghiệm.
Là hình thức nghệ nhân có thể tư duy sáng tạo theo mẫu đặt hàng, phong phú về chủng loại...
6
Bắt go (tạo hoa văn)
Công đoạn cuối cùng trước khi đưa vào khung dệt
Công đoạn cuối cùng trước khi đưa vào khung dệt
7
Dệt vải
Sử dụng hai loại khung: Khung dài dệt hàng dây, hàng mét; Khung ngắn dệt hàng tấm.
Sử dụng hai loại khung: Khung dài dệt hàng dây, hàng mét; Khung ngắn dệt hàng tấm.
Ngày nay, đã áp dụng máy Dệt công nghiệp có cải tiến vào quá trình dệt
Nguồn: Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
2.1.2. Giá trị tinh thần làng nghề
         Văn hoá là “tự nhiên thứ hai” của con người, do con người sáng tạo và mang tính giá trị. Nghề dệt truyền thống của người Chăm là một trong những môi trường quan trọng chứa đựng những giá trị văn hoá ấy. Sản phẩm thổ cẩm do các nghệ nhân người Chăm làm ra tự thân của nó đã mang những giá trị nhân văn sâu sắc, hàm ý chứa đựng trong đó ý nghĩa của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Nghề dệt truyền thống của người Chăm ngày nay không chỉ đáp ứng việc tạo ra vải mặc, nhu cầu được hưởng lợi từ sản phẩm làm ra, mà thông qua các hoa văn, họa tiết trên sản phẩm ta còn có thể nhận biết được sự biểu hiện của lòng tự hào, những cảm xúc về thẩm mỹ và nhiều giá trị văn hóa khác như: giá trị mang tính lịch sử, thẩm mỹ, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, văn học, nghệ thuật.
         Trong lịch sử loài người, khi xã hội hình thành, đồng thời cũng có sự phân chia giai cấp. Lúc này có sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo (những người có quyền cai trị, giới chức sắc và thầy tu, giới thứ dân). Để khẳng định đẳng cấp của mình, giai cấp thống trị đã tự đặt ra những qui định về các kiểu, loại vải để may trang phục và làm các thứ vật dụng dành riêng cho từng lớp người trong xã hội (quẩn áo, giầy dép, khăn choàng, khăn bàn, khăn trải gường, mền đắp), nhằm phân biệt đẳng cấp của mình với các đẳng cấp thấp hơn. Từ những quy định trên, điều đặt ra cho người thợ dệt là làm sao phải tìm ra các thứ nguyên liệu phù hợp, khung dệt phù hợp, kỹ thuật dệt phù hợp để sản xuất ra các loại vải phù hợp, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội, từ đó các loại vải lần lượt ra đời với đủ màu sắc, nhiều hoa văn và hoạ tiết, mang dấu ấn đặt trưng của thời đại, phản ánh đặc điểm văn hoá, kinh tế - xã hội của địa phương mình,  đồng thời tạo cho dân tộc mình có sự khác biệt, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
         Ngoài việc phản ánh nét đặt trưng văn hoá của dân tộc, nghề dệt truyền thống người Chăm còn cho chúng ta biết lịch sử của một dân tộc từng có một nền kinh tế phát triển với nhiều nghề thủ công truyền thống. Nét độc đáo của nghề dệt truyền thống người Chăm là người dân vẫn còn giữ nguyên kiểu dệt thủ công truyền thống. Do vậy, để có được một sản phẩm bằng phương pháp dệt truyền thống là cả một quá trình đầy khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, tiêu tốn rất nhiều thởi gian và công sức, cộng với óc sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng để tạo cho sản phẩm của mình đẹp hơn, có giá trị hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng am hiểu về nó và cả những người có nhu cầu tìm hiểu về nó. Để có một sản phẩm thổ cẩm dệt truyền thống, có khổ 10cm, dài 100m, người thợ dệt phải làm việc vất vả suốt từ 25 – 30 ngày, đó là chưa kể những sản phẩm có hoa văn phức tạp như chim thần, rắn thần, rồng cách điệu v.v., người thợ dệt phải mất đến vài ngày, thậm chí vài tuần mới dệt ra được một sản phẩm. Trong khi đó, để có được nguyên liệu hoàn chỉnh trước khi đưa lên khung dệt để dệt, đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài với nhiều công đoạn hết sức phức tạp. Việc đầu tiên là chọn đất và lảm đất để trồng bông, phải chọn đất rẫy hoặc đất khai hoang, làm đất thật kỷ, đúng kỹ thuật mới cho năng suất cao. Công đoạn tiếp theo là trồng bông, phải chọn đúng thời điểm tháng tư dương lịch để gieo hạt, sau khi gieo hạt còn phải chăm sóc, canh giữ các loài chim và sâu bọ phá hoại, đến 8 tháng sau mới có bông để thu hoạch. Các công đoạn tiếp theo là rút múi phơi cho thật khô, sau đó tách bông, cán bông, bắn bông, cuốn bông, kéo sợi, nhuộm sợi rồi mới đưa sợi vào khung để chuẩn bị dệt..
         Sản phẩm dệt của người Chăm không chỉ là sản phẩm của kỹ thuật thủ công mà còn mang đậm nét giá trị thẩm mỹ. Cách phối màu trực tiếp trên vải rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa gam màu nóng với gam màu lạnh, giữa màu tối và màu sáng. Màu của vải Chăm được chế biến từ các loại cây có sẳn trong tự nhiên như: màu đen được nhuộm từ lá chùm bầu qua 7 ngày đêm liên tục, màu đỏ sậm, màu nâu được nhuộm từ các loại vỏ cây, màu xanh được nhuộm từ cây chàm, màu đỏ được nhuộm từ vỏ cây cánh kiến trong rừng sâu v.v. Trong trang trí, người Chăm không pha trộn các màu lại với nhau, nhưng họ có nghệ thuật phối màu riêng để tạo nên hoa văn trên nền vải với nhiều màu sắc, làm cho tấm vải đẹp hơn, đa dạng hơn. Người Chăm thường chia các màu thành hai nhóm: Màu nóng (thuộc dương) gồm đỏ, đen, và màu lạnh (thuộc âm) gồm trắng, vàng. Ngoài ra còn có màu xanh (màu chàm) là màu trung gian, có thể là màu dương, cũng có thể là màu âm. Tuy nhiên, theo cách sử dụng dân gian của người Chăm thì trên vải luôn có hai màu đối lập. Khi đó họ không nhất định cho màu này là âm, màu kia là dương, tùy theo cách phối màu mà màu đó trở thành màu âm hay dương. Ví dụ như màu trắng là nền và hoa văn được dệt trên nền vải ấy là màu vàng thì màu trắng vẫn là màu âm (yôr), còn màu vàng vốn thuộc âm nhưng trong trường hợp này trở thành màu dương (klăm). Tương tự như vậy, khi các gam màu tách rời nhau, nó sẽ chuyển dịch vị trí và ý nghĩa của mình. Điều đó phản ánh nhận thức thẩm mỹ của một dân tộc có lối tư duy lưỡng hợp âm dương trong văn hóa tín ngưỡng người Chăm. Nhưng dù cho ý nghĩa về màu sắc biến hóa như thế nào đi nữa thì trong lối trang trí của người Chăm vẫn chỉ chọn ba màu nền cơ bản, đó là: trắng, đỏ và đen. Với nền trắng thường dùng cho các sản phẩm có khổ vải lớn như: khăn mặt, khăn đội đầu. Hoa văn được dệt trên nền trắng này thường dệt bằng chỉ có màu vàng hay đỏ. Với nền đỏ thường áp dụng cho những sản phẩm có khổ vải nhỏ như: cạp váy, cạp vải, viền khăn, dây thắt lưng. Hoa văn được dệt trên nền đỏ này thường là màu trắng, vàng, xanh. Còn hoa văn được dệt trên vải nền đen thường là màu trắng, đỏ, xanh hoặc vàng.
         Do hoa văn được tạo từ kỹ thuật dệt là chính nên đường nét hoa văn thể hiện trên vải đều đã được hình học hóa, cách điệu hóa. Tuy đã cách điệu và hình học hóa, nhưng với trí tưởng tượng bay bổng, người Chăm đã biết nắm lấy những chi tiết đơn giản để gợi nên một hình ảnh cụ thể. Họ vẫn nhận ra những hình khối biểu hiện thế giới động vật và thực vật có thật, hay tưởng tượng như hoa văn hình rồng (bingu inư garai), hình rồng biến thể (bingu trun, bingu hăng, bingu hep), chim thần Garuda (bingu nưk garit), hình thần Sihva, hoa văn con cua (bingu arương), con thằn lằn (bingu kachak), con chó (bingu takay asau), hoa văn mắt gà (bingu mư ta mưmuk), hoa văn cà dược (bingu tăm un), hạt lúa nổ (bingu taman), sao trời (bingu tuk rik), hoa văn hình neo thuyền (bingugar wak). Ngoài ra, còn có những hoa văn thể hiện rất sinh động như: Hoa văn con thỏ (bingu tabai), hoa văn con bướm (bingu anưk padit), hoa văn bông mai (bingu cuah). Dưới bàn tay khéo léo và óc tưởng tượng phong phú của mình, người Chăm đã mang cả thế giới chung quanh để tô điểm cho vải vóc thêm tươi đẹp, rạng rỡ, thể hiện giá trị nghệ thuật cao.
         Ngày nay, có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm dệt truyền thống người Chăm với các hoa văn hình thoi, chân chó, hoa mai, hạt lúa nổ hay hiện đại hơn như: Hình voi, đầu tượng. Trong khi các thổ cẩm dân tộc phía Bắc chuộng các màu đen, đỏ và thường được gép lại bằng những mảng vải màu rồi mới thêu hoa văn lên trên, thì sản phẩm của người Chăm lại tạo hoa văn trực tiếp ngay khi dệt sợi. Do vậy, các hoa văn sắc nét, đều đặn và có tính chất lặp đi, lặp lại một dạng mẫu trên cùng tấm vải. Không chỉ vậy, sản phẩm truyền thống người Chăm còn có sức hấp dẫn bởi sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại.
         Khác biệt với một số một số làng dệt người Chăm, ở Mỹ Nghiệp, nhờ vào những hoa văn chụp được trên các cổ vật người Chăm ở bảo tàng Pháp, ông Lâm Gia Tịnh (một trí thức Chăm ở palei Mỹ Nghiệp) đã sao chép lên những tấm thổ cẩm của dân tộc mình một số hoa văn cổ mà trước đây chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa, giới tăng lữ và quý tộc. Từ đó tấm thổ cẩm trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn, dù người sử dụng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của các hoa văn, họa tiết này. Tuy nhiên, đối với palei Mỹ Nghiệp thì đây là điểm nhấn để thổ cẩm có cơ hội vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, trước sức ép của thị trường về những hàng dệt may thổ cẩm từ máy công nghiệp, nghề dệt truyền thống ở làng Mỹ Nghiệp vẫn tồn tại bởi những hoa văn độc nhất vô nhị như sự thách thức. Chính nhờ vào sự đặc biệt của nó mà Mỹ Nghiệp ngày nay đã trở thành một trong những làng dệt truyền thống tiêu biểu nhất của người Chăm được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Ví dụ: có vợ chồng ông, bà đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, khi đến thăm cơ sở dệt của bà Phú Thị Mỡ ở palei Mỹ Nghiệp đã mua những tấm thổ cẩm dệt bằng phương pháp thủ công, có nguyên liệu từ sợi bông tự nhiên với giá đắt gấp 10 lần so với sản phẩm cùng loại nhưng  dệt bằng sợi ni lông công nghiệp.
2.1.3. Giá trị vật chất làng nghề
         Trong lịch sử loài người, ngay từ thời sơ khai con người đã biết bảo vệ cơ thể bằng cách dùng vỏ cây hay da thú săn được để phủ lên người làm ấm cơ thể và tránh được nhiều loại côn trùng gây hại. Tiến xa hơn nữa, con người đã biết dùng vỏ cây để se thành sợi và bện, đan thành quần, áo che thân. Từ kỹ thuật đan bện, con người đã sáng tạo ra khung cửi và đồng thời tìm kiếm những vật liệu đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao, con nguời đã tìm ra cách lấy sợi từ cây đay, bông vải và tơ tằm. Từ khi xuất hiện đồ gốm và khung cửi, loài người đã tiến thêm một bước dài trong thế giới văn minh. Khi con người đã biết dệt vải từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, nhu cầu về vải mặc đã được cải thiện, cơ thể con người được bảo vệ toàn diện hơn, mùa đông ấm hơn, mùa hạ tránh được nóng và giữ nước cho cơ thể. Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, mỗi dân tộc đã tự định hình cho mình những loại vải mang sắc thái riêng, phù hợp với điều kiên môi trường tự nhiên của vùng đất ấy.
         Trước đây, người Chăm sản xuất ra các loại vải chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu mặc. Vì vậy, để phù hợp với điều kiện nắng nóng, gió bụi ở dải đất miền Trung, người Chăm xưa đã biết tìm những chất liệu có sẳn trong thiên nhiên như bông vải hay tơ tằm để tạo ra những bộ trang phục vừa nhẹ, vừa thấm mồ hôi. Những trang phục truyền thống người Chăm không cầu kỳ, màu chủ đạo thường là trắng, đen, xanh, vàng và màu đất nung, không có hoa văn, mỏng và thoáng mát.
         Khi nhu cầu vải mặc đã được thoả mãn, người Chăm bắt đầu chú trọng đến tính thẩm mỹ, từ đó dệt những loại vải có nhiều hoa văn, hoạ tiết, hình khối (mà nay người ta quen gọi là thổ cẩm), và cả những loại vải có hình các loại linh vật phục vụ cho nhu cầu của cung đình, các tầng lớp chức sắc tôn giáo và trong các dịp lễ hội lần lượt ra đời.
         Ngày nay, nghề dệt truyền thống người Chăm đã phát triển đến trình độ tinh xảo, có tính nghệ thuật cao, triết lý sâu sắc và ngày nay đã trở thành một thứ hàng hóa thực sự, được quảng bá và được bày bán khắp nơi trên thị trường trong và ngoài nước, được nhiều người biết đến, không còn đóng khung trong phạm vi gia đình như xưa nữa. Người Chăm đã biết tự làm giàu từ nghề dệt truyền thống của mình.
2.1.4. Giá trị kinh tế xã hội làng nghề
         Năm 1992 được xem là thời điểm hồi sinh của các làng nghề dệt truyền thống, khi cơ sở Inrahani của chị Thuận Thị Trụ ở làng dệt Mỹ Nghiệp được thành lập, hợp tác với các công ty may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thấy giá trị và ý nghĩa to lớn của làng nghề, chính quyền các cấp trong tỉnh đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của Đảng, nhà nước để giúp người dân Mỹ Nghiệp có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất phát triển làng nghề.
         Ngày nay, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và hơn hết là sự nỗ lực của mỗi người thợ, sản phẩm dệt của người Chăm đã từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường và ngày càng được nhiều người biết tiếng. Nhiều sản phẩm dệt người Chăm được trưng bày ở các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế được khách hàng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Không dừng lại ở những sản phẩm mang tính truyền thống, các cơ sở dệt còn làm ra các mặt hàng lưu niệm với nhiều mẫu mã, chủng loại phong phú như: cà vạt, túi xách, ví, áo, ba lô... đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và xuất khẩu sang các nước Nhật bản, Đức, Pháp, Mỹ... nhiều hợp đồng đã được ký kết trị giá hàng trăm triệu đồng. Ngày nay tại palei dệt truyền thống Mỹ Nghiệp có một số cơ sở chuyên sản xuất mặt hàng thổ cẩm có quy mô lớn, doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm như cơ sở của chị Thuận Thị Trụ, doanh thu 2,5 – 3 tỷ đồng/năm, cơ sở của ông Lưu Quý Đôn, doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/năm... từ đó giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với mức lương ổn định từ 1 - 1,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
         Hiện nay, sự phát triển của nghề dệt truyền thống đã thu hút được rất nhiều thanh niên nam, nữ tham gia học nghề, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, giải quyết nạn thất nghiệp vốn là bài toán khó giải lâu nay ở một số làng nghề người Chăm nói chung, và làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp nói riêng. Các bạn trẻ người Chăm ngày nay không còn phải đi xa để làm thuê hoặc phá rừng như trước nữa, mà họ đã biết tìm việc làm ngay chính quê hương của mình. Thông qua việc học nghề, đúc kết kinh nghiệm từ các nghệ nhân lớn tuổi, các bạn trẻ còn nghiên cứu để t́ìm ra những nét hoa văn mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thế hệ ngảy nay đã biết tự hào và tôn vinh nghề dệt truyền thống của dân tộc mình, nhờ vậy nghề dệt truyền thống của người Chăm mới không bị mai một trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
          Ngoài việc dệt vải, các bạn trẻ người Chăm còn đã biết tự đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Một số bạn trẻ đã vào tận thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Một số khác tự đi tiếp thị ở các tỉnh, thành trong và ngoài nước. Kết quả đã có hàng trăm hợp đồng được ký kết, đem lại lợi ích khá lớn về mặt kinh tế, góp phần phát triển làng nghề, tạo sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng, trật tự xã hội được giữ vững.






Biểu đồ 2.1: Sản lượng vải Dệt thổ cẩm qua các năm
Nguồn: Niên Giám thống kê Huyện Ninh Phước – Tỉnh Ninh Thuận năm 2013
         Trong các tour du lịch về Ninh Thuận, nhiều hãng lữ hành đã đưa hàng dệt Mỹ Nghiệp vào trong tuyến tham quan. Đến với làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp, chúng ta không những tận mắt chứng kiến các nghệ nhân, các thôn nữ ngồi dệt sau khung cửi, với những công đoạn để chế tác ra sản phẩm, hay tìm thấy những sản phẩm truyền thống của người Chăm như xà rông, mà c̣òn có thể mua bất kỳ những sản phẩm thông dụng hàng ngày như: ga trải gường, khăn trải bàn, quần áo, túi xách, ví, dây thắt lưng.











Biểu đồ 2.2: Số lượng khách du lịch trong nước đến Ninh Thuận qua các năm
Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2012



Biểu đồ 2.3: Số lượng khách nước ngoài đến Ninh Thuận qua các năm
Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2012
2.2. Thực trạng hoạt động tại làng nghề
2.2.1. Cơ sở hạ tầng
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhà, trong thời gian vừa qua, các cơ quan ban ngành của trung ương và địa phương đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án cụ thể để nâng cấp mặt bằng chung, cơ sở hạ tầng tại làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Những dự án cụ thể này một mặt đã góp phần thúc đẩy, làm thay đổi bộ mặt nông thôn; bên cạnh đó, cũng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc quảng bá, phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống.
            Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng tại làng Nghề Mỹ Nghiệp đã được triển khai từ đầu năm 2008, bao gồm các hạng mục: Trục đường chính vào làng có chiều dài 1.667m, đường cấp IV, bề rộng nền đường là 6m, mặt đường 5m bằng bê tông nhựa dày 5 cm; 5 trục đường nội bộ có tổng chiều dài 523,12m, mặt đường bằng bê tông đá dày 15cm; 7 hố ga, 2 cống bản và hệ thống cấp thoát nước khu Trung tâm; hệ thống điện chiếu sáng gồm 80 bộ bóng đèn. Bên cạnh đó còn có các hạng mục công trình dân dụng như nhà biểu diễn, nhà trưng bày sản phẩm, nhà quản lý, nhà trực bảo vệ, nhà vệ sinh, có tổng diện tích là 7.976 m2; cổng chào có chiều cao 13,8m rộng 12,6m và bãi đậu xe rộng 1.000 m2. Tổng mức đầu tư của dự án là 10,888 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, thời gian hoàn thành trong năm 2008. Đây là dự án lớn được Nhà nước đầu tư xây dựng nhằm khôi phục phát triển làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc Chăm.
            Khu phố Mỹ Nghiệp mỗi năm thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm các sản phẩm dệt thổ cẩm với nét văn hóa Chăm đặc sắc. Tuy nhiên, do cầu Mỹ Nghiệp cũ đã quá chật hẹp, giao thông không thuận tiện, cho nên việc phát triển du lịch làng nghề chưa được khai thác xứng tầm so với tiềm năng lợi thế, cũng như mong muốn của chính quyền và nhân dân địa phương. Chính vì thế, ngày 26-6, tại thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã tổ chức lễ khởi công nâng cấp, mở rộng cầu Mỹ Nghiệp có tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh. Công trình có tổng chiều dài 192m (cấp công trình giao thông cấp III) do Công ty Xây dựng Sơn Long Thuận xây dựng các hạng mục, gồm: phần đường dẫn vào hai đầu cầu dài 158m; phần cầu dài 34m; bề rộng mặt cầu 7,5m. Cầu có một nhịp với kết cấu mặt cầu từ trên xuống gồm bê- tông nhựa nóng dày 5cm, bê-tông xi-măng đá 1x2 M300 chống thấm và tạo dốc dày từ 6-13cm; bàn mặt cầu bằng bê-tông cốt thép đá 1x2 M300 dày 22cm. Mố cầu dạng chữ U, móng cọc khoan nhồi. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014 (chậm hơn gần 01 năm so với tiến độ ban đầu). Công trình không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong vùng mà còn đấu nối với tuyến đường ven biển dài hơn 100km, tạo vành đai kết nối các làng nghề: dệt thổ cẩm, gốm bàu trúc v.v. của đồng bào Chăm để phát triển du lịch văn hóa các làng nghề trong tương lai gần.
2.2.2. Nguồn nhân lực và Mô hình tổ chức hoạt động tại làng nghề
         Trước năm 1975, chị em phụ nữ trong làng tận dụng giờ nông nhàn để tham gia sản xuất. Hàng dệt chỉ gồm những sản phẩm thô, chủ yếu được mang bán cho các đồng bào dân tộc Tây Nguyên như Êđê, Churu, Kơho, Raglai... một số ít được dùng phục vụ cho tôn giáo và phong tục tập quán ở địa phương.
         Sau năm 1975, nghề dệt ở palei Mỹ Nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng bởi thiếu nguyên liệu và thiếu đầu ra cho sản phẩm. Từ năm 1985, nghề dệt được phục hồi trở lại do nhu cầu của phong tục. Nhưng nhìn chung, việc tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính gia đình, tự cung tự cấp.
         Ngày nay, ngoài cơ sở dệt của Inrahani đã gặt hái một số thành công đáng kể, các tổ chức dệt có tính chất gia đình như của bà Phú Thị Mỡ, bà Thọ Khổ, bà Quang Phố, hợp tác xã Mai Anh, hộ sản xuất của ông bà Phú Thủy, hộ sản xuất bà Bình Thị Khoen v.v., mặc dù tầm hoạt động nhỏ hơn nhưng cũng đã góp phần đưa sản phẩm dệt Mỹ Nghiệp đến khắp các tỉnh thành trong nước và cả nước ngoài.
         Theo số liệu thống kê tỉnh Ninh Thuận (năm 2010) Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước: hiện có 01 Hợp tác xã, 10 tổ hợp tác, 12 cơ sở sản xuất và hơn 500 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 800 lao động.
         Trong quá trình nghiên cứu, tổ chức hoạt động sản xuất của làng nghề có thể được chia ra làm 03 mô hình: Hợp tác xã, Hộ cá thể, Các cơ sở sản xuất kinh doanh; mỗi một mô hình có cách thức hoạt động, quy trình sản xuất, nguồn lao động khác nhau.
 







            Hộ sản xuất cá thể
            Đây là mô hình tổ chức hoạt động đơn giản đã có từ thời xa xưa, theo kiểu truyền nghề theo truyền thống, nối tiếp qua các đời.
            Đa số các hộ gia đình vẫn còn sử dụng các công cụ, máy dệt truyền thống, số lượng máy dệt cũng hết sức hạn chế do điều kiện về không gian sinh hoạt của gia đình; các hoa văn trên các sản phẩm tương đối đơn giản ít phức tạp; năng suất sản xuất tương đối thấp (mỗi ngày người nghệ nhân lành nghề chỉ có thể dệt được từ 2m đến 3m khổ 90cm, đối với các sản phẩm có kích thước 240cm x 90cm hay 120cm x 90cm thì người nghệ nhân phải mất khoảng 3 ngày mới hoàn thành được công việc); thời gian sản xuất linh động tùy thuộc vào thời gian nhàn rỗi của người dệt; người dệt thường là phụ nữ và có độ tuổi cao trên 45; vốn đầu tư sản xuất không nhiều, mang tính cầm chừng và không ổn định; thành phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc bán lại cho các hộ kinh doanh sản xuất trong làng, hợp tác xã (nếu là xã viên của hợp tác xã).
Chính việc sản xuất mang tính cầm chừng làm cho nguồn thu nhập từ sản phẩm dệt truyền thống rất hạn chế, tác động tiêu cực đến việc duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống tại địa phương. Tình trạng ép giá vẫn thường xuyên diễn ra, phần thiệt thòi luôn thuộc về các hộ kinh doanh nhỏ lẻ này.
            Cơ sở sản xuất kinh doanh
            Đây là mô hình sản xuất tương đối mới, phát triển sau năm 1991, khi cơ sở sản xuất Inrahani ra đời và đánh dấu một bước phát triển phồn thịnh, khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống Chăm tại làng Mỹ Nghiệp.
            Trước sự tác động của cơ chế thị trường, các cơ sở kinh doanh này đã áp dụng kỹ thuật công nghệ vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Sử dụng máy may công nghiệp để phục vụ cho việc sản xuất, tạo ra các sản phẩm như ví, ba lô, túi xách, vật dụng sinh hoạt gia đình v.v. từ vải thô. Ngoài ra, việc sử dụng máy dệt công nghiệp giúp cho sản lượng, năng suất vải sản xuất tăng lên gấp nhiều lần so với kiểu dệt truyền thống. Mỗi máy dệt công nghiệp có thể dệt được khoảng 15m đến 20m khổ 90cm trong một ngày, năng suất cao gấp 12 đến 15 lần so với kiểu dệt truyền thống. Giá thành đầu tư cho một máy dệt công nghiệp hiện nay dao động từ 15 đến 20 triệu đồng.
Tại làng nghề Mỹ Nghiệp hiện nay, có một số cơ sở sản xuất mạnh dạn vay vốn ngân hàng, hoặc sử dụng nguồn vốn trong gia đình để đầu tư sản xuất lớn như: hộ ông bà Phú Thủy đã chuyển qua dùng máy dệt công nghiệp được gần 10 năm, số lượng máy gần 15 chiếc, số lượng nhân công gần 20 người – với mức thu nhập bình quân khoảng 1,6 triệu đồng/tháng; hộ bà Bình Thị Khoen chuyển qua sử dụng máy dệt công nghiệp được 4 năm, với số lượng máy dệt gần 35 máy, số lượng nhân công gần 50 người – thu nhập bình quân khoảng 1,8 triệu đồng/tháng. Ngoài việc sản xuất tại chỗ thì các hộ sản xuất này còn đứng ra thu mua sản phẩm của các hộ cá thể nhỏ lẻ trong làng. Sản phẩm sản xuất ra thường được bán cho khách du lịch thăm làng nghề, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, dân cư trong vùng, các tỉnh thành lân cận tại Miền Nam, hoặc xuất khẩu ra một số nước như Campuchia, Lào, Singapore nhưng rất hạn chế; hoặc trao đổi trực tiếp bằng hàng hóa với các sản phẩm dệt từ các địa phương khác do nhu cầu của khách mua. Thời gian sản xuất mỗi ngày thường 8 tiếng (theo giờ hành chánh). Ngoài công việc sản xuất thì các cơ sở kinh doanh này cũng tổ chức khu vực trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch. Tự chủ động liên kết với các công ty du lịch đưa khách đến tham quan các cơ sở sản xuất, dựa trên mối quan hệ cá nhân tốt với các công ty lữ hành, điển hình cho mô hình này là cơ sở của ông Lưu Quý Đôn có thâm niên trên 20 năm. Doanh thu của các cơ sở sản xuất này hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Lao động tại các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là nữ giới, nhưng ở độ tuổi trẻ hơn nhiều so với các hộ sản xuất truyền thống; nam giới cũng đã tham gia vào vào các công đoạn sản xuất như đứng máy dệt, đứng khuôn hoa văn, may thành phẩm nhưng số lượng vẫn còn ít. Lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh này thường không được ký hợp đồng lao động, đăng ký các loại bảo hiểm liên quan, công tác bảo hộ trong quá trình làm việc không có, họ thường làm việc theo mùa vụ những lúc nhàn rỗi không trùng với thời gian thu hoạch nông sản của gia đình, tính ổn định trong quá trình làm việc là không có nên gây khó khăn và bị động cho đơn vị kinh doanh trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất hoặc theo các hợp đồng sản xuất lớn đã ký kết.
Việc kinh doanh tại các cơ sở sản xuất này thiếu tính khoa học quản lý, thiếu độ an toàn. Chủ yếu kinh doanh dựa vào mối quan hệ thân thiết mang tính cá nhân được hình thành qua thời gian dài, không có ký kết hợp đồng buôn bán, không hợp đồng sản xuất, hình thức ký gửi gói đầu và thanh toán sau thời gian khoảng 3 tháng với các lái buôn luôn khiến đơn vị sản xuất yếu thế, đây là tình trạng bất cập vì đơn vị sản xuất thiếu đầu ra nên vẫn dựa vào các lái buôn là chính. Ngoài ra, số lượng khách du lịch hàng năm ghé đến làng nghề cũng là nguồn tiêu thụ sản phẩm dệt với số lượng lớn, sản phẩm dệt Mỹ Nghiệp có một lợi thế hơn so với sản phẩm làng nghề gốm Bàu Trúc là rất gọn nhẹ và dễ dàng  trong việc vận chuyển – không gây khó khăn và đắn đo cho người mua sản phẩm.
Nguồn vốn sản xuất vẫn là hạn chế lớn của các cơ sở sản xuất. Do việc kinh doanh không có tổ chức bài bản nên việc thu hút đầu tư, vay vốn ngân hàng sẽ rất khó khăn, nguồn vốn vay cũng rất ít. Mặc dù chính quyền địa phương cũng đã có chính sách, nguồn vốn cho vay sản xuất trong các đề án hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống nhưng do các thủ tục hành chánh rườm rà nên cũng tạo sự e dè của người dân trong việc tiếp cận những nguồn vốn này.
            Hợp tác xã
            Hợp tác xã làng nghề Mỹ Nghiệp được thành lập ngày 31/12/2010 hiện có 73 thành viên, số lượng xã viên tăng đều qua các năm, vốn góp của các thành viên là 365 triệu đồng (mỗi xã viên đóng quỹ hoạt động là 5 triệu đồng), vốn hoạt động của Hợp Tác Xã hiện nay là 665 triệu đồng (trong đó từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia bảo tồn, phát triển làng nghề, Hợp Tác Xã được hỗ trợ 300 triệu đồng để mở mang sản xuất, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu). Hiện tại Hợp tác xã làng nghề Mỹ Nghiệp đang quản lý khu nhà trưng bày ngay tại Trung tâm làng. Với đội ngũ Ban quan trị Hợp tác xã gồm 07 người: 01 Chủ nhiệm, 02 Phó chủ nhiệm, 02 Kiểm soát, 01 kế toán, 01 thủ quỹ.
            Hiện tại Hợp tác xã Mỹ Nghiệp đang quản lý trực tiếp nhà trưng bày làng nghề, với diện tích gần 8000m2 , bao gồm: Hội trường trưng bày các sản phẩm làng nghề, Nhà sản xuất với các máy dệt và quy trình sản xuất theo kiểu truyền thống, với các nghệ nhân giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Hợp tác xã cũng sử dụng máy may công nghiệp để hỗ trợ một phần trong việc may và sản xuất các sản phẩm như ví, bóp, khăn bàn, ba lô v.v. để bán cho khách du lịch.
            Về hình thức tổ chức hoạt động, các xã viên có thể lựa chọn sản xuất ngay tại nhà trưng bày hoặc sản xuất tại nhà của mình cho thuận tiện công việc và thời gian nhàn rỗi, việc này sẽ đăng ký trực tiếp với Ban chủ nhiệm Hợp tác xã để thuận tiện trong việc quản lý. Nhưng hợp tác xã vẫn cố gắng duy trì đội ngũ sản xuất bằng máy dệt truyền thống tại nhà trưng bày để phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá của khách du lịch trong những thời gian cao điểm. Sản phẩm của các xã viên làm ra sẽ được Hợp tác xã  mua lại theo đơn đặt hàng của Hợp tác xã nhưng sẽ cao hơn so với giá thị trường từ 10% đến 15%, mục đích nhằm tránh việc xã viên bán hàng cho các cơ sở sản xuất khác do việc bị phá giá.
            Hàng hóa sản xuất, ngoài bán cho khách du lịch, thì Hợp tác xã còn tham gia các đợt bán hàng hội chợ. Mỗi năm tham gia từ 7 đến 10 hội chợ. Tuy nhiên những đợt bán hàng này thường mang tính quảng bá là chính, lợi nhuận không cao. Bán hàng tại các hội chợ không phải cách phát triển nghề bền vững vì các hội chợ có thể năm này được tổ chức, năm khác lại không. Và tham gia hội chợ, các Hợp Tác Xã được hỗ trợ về phương tiện đi lại, chi phí gian hàng nên mới có thể có lãi. Còn để sản phẩm thực sự có thị trường ổn định thì cần những đối tác đặt hàng thường xuyên, đều đặn.
            Ngoài ra, một vai trò vô cùng quan trọng của Hợp tác xã đó là việc lưu giữ và truyền nghề thông qua việc liên kết, được hỗ trợ bởi Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh để mở các lớp dạy nghề cho con em trong làng. Đến năm 2014, đã mở được 03 lớp nghề truyền thống.
            Lợi nhuận trong Hợp tác xã sẽ được phân chia theo thỏa thuận chỉ một lần vào cuối năm: 65% lợi nhuận sẽ được chia đều cho các xã viên tùy thuộc vào thời gian vào Hợp tác xã; 25% lợi nhuận sẽ được chi trả cho công dán tiếp (bao gồm chi phí quản lý của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã, những người lao động trực tiếp tại nhà trưng bày), mỗi năm Hợp tác xã sẽ tổ chức bình bầu và đánh giá năng lực hiệu quả làm việc mà chi trả theo mức từ 60% đến 90%; 10% lợi nhuận sẽ được đưa vào quỹ dự phòng. Tất cả nguồn chi phí sẽ được gửi vào ngân hàng, có chính sách báo cáo tài chính và công khai chi tiêu với tất cả xã viên đều đặn theo từng quý.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phân chia lợi nhuận của Hợp tác xã Mỹ Nghiệp
Nguồn: Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
Qua 3 năm hoạt động, Hợp Tác Xã sản xuất kinh doanh dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp đã thu được kết quả: Tổng doanh thu đạt gần 2,7 tỷ đồng; Lợi nhuận 541 triệu đồng; Chia lãi vốn góp 7,1 triệu đồng cho Thành viên gia nhập khi thành lập, 4 triệu đồng cho Thành viên gia nhập bổ sung. Lương bình quân cho cán bộ quản lý Hợp Tác Xã 900.000 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân người lao động vào làm việc tại Hợp Tác Xã 2,2 triệu đồng/người/tháng.
Bảng 2.2: Số liệu thống kê về Số lượng xã viên, Doanh thu, Lợi nhuận của Hợp tác xã Dệt thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp qua các năm

Nội dung
Năm
2011
2012
2013
Số lượng xã viên (Đơn vị tính: người)
35
50
73
Tổng doanh thu (Đơn vị tính: triệu đồng)
600
950
830
Lợi nhuận (Đơn vị tính: triệu đồng)
100
230
211
            Nguồn: Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm đến, Hợp Tác Xã phấn đấu đạt doanh thu 1,2 tỷ đồng/năm, Lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/năm. Phấn đấu đến năm 2016 nâng tổng số Thành viên Hợp Tác Xã lên 110 Thành viên, thu nhập bình quân người lao động làm việc tại Hợp Tác Xã tăng lên 3,3 triệu đồng/người/tháng; tiếp tục đầu tư 2 cửa hàng thương mại dịch vụ tại 2 thành phố: Đà Năng và Hồ Chí Minh.
            Tuy vậy, Hợp tác xã Mỹ Nghiệp trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, hiệu quả hoạt động chưa được như mong muốn, chưa tạo được niềm tin của các hộ cá thể, điển hình như:
 Hiện nay, chỉ có 73 xã viên trong Hợp tác xã trên tổng số 838 hộ cá thể đang kinh doanh và sản xuất nghề dệt truyền thống tại làng Mỹ Nghiệp là vấn đề lớn cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Chính việc cạnh tranh, không muốn chia sẽ những lợi nhuận của mình thông qua các hợp đồng đã ký là một trong những nguyên nhân khiến các cơ sở sản xuất lớn đắn đo suy nghĩ và không tham gia vào Hợp tác xã.
Ban chủ nhiệm Hợp tác xã làng nghề Mỹ Nghiệp quá thụ động, thiếu năng lực trong công tác điều hành, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Chính yếu tố kinh tế đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ của các xã viên, sự trì trề bao trùm cả Hợp tác xã. Qua khảo sát – phỏng vấn trực tiếp ông Hà Minh Thiệu, chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt Mỹ Nghiệp, thì nguồn vốn hiện nay do không có đầu ra nên sản phẩm sản xuất bị ứ động không thu hồi lại được vốn; nên quá trình sản xuất chỉ mang tính cầm chừng, phục vụ nhu cầu tham quan khám phá của khách du lịch khi đến với nhà trưng bày là chính. Do đó, theo đại đa số ý kiến của xã viên, thì Ban chủ nhiệm Hợp tác xã đã thống nhất cho 100% xã viên vay lại số tiền vốn sản xuất tối đa là 5 triệu đồng/1 xã viên để tái đầu tư làm ăn kinh tế, phục vụ việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Vấn đề ở đây là nguồn vốn vay này có chắc là sẽ được tái đầu tư vào nghề dệt truyền thống, hay lại phục vụ cho mục đích khác. Hiện tại nguồn vốn sản xuất của Hợp tác xã chỉ còn là 300 triệu đồng (nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia bảo tồn, phát triển làng nghề, Hợp Tác Xã được hỗ trợ 300 triệu đồng để mở mang sản xuất, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu). Có thể thấy đây là một quyết định rất khó hiểu của Ban chủ nhiệm, đi chệch định hướng phát triển của Hợp tác xã, không có tính bền vững lâu dài.
Cùng với đó, công tác quản lý tài chính, kế toán chưa đáp ứng được các quy định. Hợp Tác Xã gặp khó khăn, nhất là trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, ít hiểu biết về pháp luật, khoa học quản lý và làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm. Qua thời gian cùng với năng lực đúc kết từ thực tiễn lao động sản xuất, họ được xã viên tín nhiệm bầu vào Ban quản trị. Theo Luật Hợp Tác Xã năm 2012 và các văn bản liên quan, điều kiện để trở thành cán bộ quản lý Hợp Tác Xã phải là thành viên Hợp Tác Xã, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực quản lý và được xã viên tín nhiệm; trong đó, trình độ cán bộ quản lý tối thiểu phải đạt từ trung cấp chuyên môn trở lên. Nếu theo đúng quy định, thì đa số cán bộ quản lý chưa đạt về trình độ chuyên môn.
Về độ tuổi cho thấy, lực lượng cán bộ cốt cán phần đông lớn tuổi, nguồn lực kế thừa đang bị thiếu hụt trầm trọng. Tuy có kinh nghiệm, nhưng kiến thức để tiếp cận với những điều mới của các cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, lớp trẻ có nhiệt huyết, có kiến thức thì lại không mặn mà với công việc, do chưa có những chính sách hỗ trợ, thu hút tài năng. Tình trạng thiếu người có năng lực, thừa người có thâm niên dẫn đến việc quản lý đi đúng hướng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay gặp muôn vàn gian khó. Trong bối cảnh hiện nay, để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, chỉ có kinh nghiệm không là chưa đủ. Người cán bộ quản lý cần phải có trình độ chuyên môn để xây dựng các phương án hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là những kiến thức về Marketing, quảng bá, tìm đầu ra sản phẩm v.v.
Bài toán thiếu nguồn nhân lực chất lượng, vẫn chưa được giải đáp gây không ít khó khăn cho nền kinh tế tập thể. Có thể thấy, thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đã tới lúc các Hợp Tác Xã phải khẳng định sự chủ động của mình; mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm; có chiến lược thu hút tài năng, xây dựng những mô hình Hợp Tác Xã kiểu mới; đưa khu vực kinh tế tập thể trở về đúng với vị thế, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội.
Về cơ sở hạ tầng, nhà trưng bày làng nghề sau 04 năm đưa vào sử dụng nay đã phát sinh một số bất cập, và xuống cấp. Khâu trưng bày sản phẩm rất sơ xài, thiếu tính thẩm mỹ, gắn kết với không gian văn hóa Chăm. Theo ông Hà Minh Thiệu, thì những tủ kính trưng bày sản phẩm quá nặng nề, không phù hợp với không gian chung của nhà trưng bày; hoạt động bên lề để thu hút khách du lịch chưa phong phú, không tạo điểm nhấn để thu hút sự quan tâm của các công ty lữ hành. Không gian nhà trưng bày hiện tại bỏ phí rất nhiều phòng óc, khâu vệ sinh chung không được đảm bảo, một số phòng sử dụng sai chức năng gây thiện cảm không tốt cho khách tham quan nhà trưng bày. Cảnh quan không gian bên ngoài nhà trưng bày thiếu sự đầu tư, ngoại cảnh nên không tạo được sự đồng bộ, thích thú của khách tham quan khi đến với nhà trưng bày.
2.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại làng nghề
Ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống
Du khách khi đến với làng nghề Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp để tìm hiểu về các di sản văn hóa, lịch sử, những phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống cùng với môi trường văn hóa có nhiều nét rất riêng của cả cộng đồng người Chăm. Các giá trị văn hóa nhân văn này là một phần quan trọng được đánh giá là một tài nguyên du lịch có giá trị, cần được đầu tư để khai thác phát triển hiệu quả.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện đáng kể, con người có quyền được thỏa mãn các nhu cầu, trong đó có nhu cầu thỏa mãn về mặt thẩm mỹ, phù hợp với điều kiện, sở thích của từng cá nhân. Sống trong xã hội hiện đại ngày nay, sự giao lưu văn hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp, do đó sự biến động văn hóa để thích nghi trong quá trình hội nhập về phương diện này hay phương diện khác là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, sự thích nghi không phải lúc nào cũng mang tính tích cực mà đôi khi nó còn làm cho con người quên đi nguồn cội, quên đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nghề dệt truyền thống người Chăm ở palei Mỹ nghiệp cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
            Trong quá trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa người Chăm với người Kinh và các dân tộc khác, đồng thời cùng với sự phát triển của công nghệ dệt hiện đại, cộng với nền kinh tế mở rộng trong nước và quốc tế đã góp phần vào xu hướng thống nhất về cách ăn mặc, nhưng đồng thời cũng làm thu hẹp dần chất liệu, mẫu mã cũng như hình thức của các loại vải truyền thống. Phần lớn người trẻ tuổi đã chuyển sang sử dụng những trang phục, chất liệu vải giống với người Kinh, thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt và học tập. Bên cạnh đó, phụ nữ Chăm ngày nay cũng đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cuộc sống của mình, họ có thể học thêm những ngành nghề mới, vào các thành phố và trung tâm lớn để học tập và làm việc. Đây là nỗi lo lắng của các cụ già người Chăm, họ lo cho con cháu người Chăm sau này không còn biết đến sản phẩm dệt truyền thống của dân tộc mình, lo cho văn hóa người Chăm dần bị mai một.
Tuy nhiên, một trong những tiêu chuẩn đạo đức được “Bà tổ quê hương” đặt ra cho phụ nữ Chăm là phải thông thạo nghề dệt. Nghề dệt được coi là tiêu chuẩn khi đánh giá về người đàn bà đảm đang. Thơ cổ người Chăm có đoạn: “đạo đàn bà giữ nhà, ham ăn người đời cười chê, tập dệt vải quay tơ”. Trong các gia đình tại làng Mỹ Nghiệp vẫn còn đó những khung dệt truyền thống, tuy nhiên việc sản xuất cầm chừng chỉ vào lúc nhà rỗi, thường là những người lớn tuổi. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, những người phụ nữ Chăm lớn tuổi trong gia đình sẽ truyền dạy cho con cháu mình những kỹ thuật cơ bản nhất của nghề dệt truyền thống. Nghề dệt truyền thống dệt thổ cẩm Chăm với lối “Mẹ truyền con nối” nên đối với một số thợ dệt chỉ dựa vào kinh nghiệm được truyền lại, nhiều học viên chưa hiểu rõ được nguồn gốc, các khâu kỹ thuật, công đoạn dệt truyền thống v.v. Chính điều này đã hạn chế khả năng tư duy của người làm nghề, rất khó khăn để vận dụng sáng tác thêm hoa văn mới đồng thời có thể dựa trên những mẫu được lưu giữ lại để phục chế hoa văn cổ của dân tộc Chăm. Hiện nay, làng nghề Mỹ Nghiệp có 04 nghệ nhân được hiệp hội làng nghề phong tặng và 01 nghệ nhân dân gian được Nhà nước phong tặng là Bà Phú Thị Mỡ, điều này cho thấy những người có đủ khả năng am hiểu hết về nghề dệt thổ cẩm Chăm không còn nhiều và vấn đề bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa ngày càng ít đi và đứng trước nguy cơ mất dần truyền thống của dân tộc. Còn vấn đề con cháu họ có tiếp tục theo nghề truyền thống hay không, việc tìm hiểu nghề dệt truyền thống đến mức độ nào vẫn là câu hỏi lớn mà cần phải kiểm chứng qua thực tiễn và thời gian dài. Quá trình truyền dạy này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, tính bài bản không có, nội dung truyền đạt không trọn vẹn nên những giá trị cốt lõi về hoa văn, kỹ thuật sẽ dần bị mai một.
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại sản phẩm dệt công nghiệp trên thị trường, nhưng sản phẩm dệt truyển thống của người Chăm ở làng Mỹ Nghiệp vẫn có giá trị nhất định, điều đó cho thấy xã hội vẫn còn có nhu cầu với loại sản phẩm này. Chính nhu cầu của xã hội đã giúp cho nghề dệt truyền thống tồn tại. Nhưng theo đà phát triển của xã hội hiện đại, những quan niệm về thẩm mỹ cũng thay đổi theo, đã tác động đến tâm lý và thị hiếu của mỗi người dân, dẫn đến nhu cầu sở thích cũng dần bị thay đổi. Vì vậy, giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống Chăm là bài toán khó không chỉ đối với đồng bào Chăm nói chung và các cơ sở dệt ở palei Mỹ nghiệp nói riêng, mà còn cả đối với các ban ngành, của các cấp chính quyền địa phương và của toàn xã hội. Đã có nhiều nhà nghiên cứu là con em người Chăm sưu tầm, điền dã và viết những tài liệu khoa học liên quan đến nghề dệt cổ truyền tại làng Mỹ Nghiệp, điển hình như tác giả Sakaya. Những tài liệu này là vốn quý, căn cứ khoa học để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Chăm nói chung.
Hoa văn truyền thống
         Trong thực tế, đã có nhiều hoa văn trên thổ cẩm người Chăm đã bị thất truyền, cả về tên gọi, ý nghĩa và cách dệt cũng không còn ai lưu giữ. Chất liệu vải cũng hạn chế. Người Chăm ngày nay chủ yếu dệt các loại vải theo đơn đặt hàng hoặc theo thị hiếu của thị trường, các loại vải làm ra thường dùng để may các loại thắt lưng, túi xách, ví, khăn mặt, khăn trải bàn và một số sản phẩm khác phục vụ cho khách du lịch. Trong khi đó, những hoa văn, họa tiết cùng với màu sắc của vải được phối trên trang phục truyển thống người Chăm vốn mang những giá trị văn hóa rất đặc trưng, nó không chỉ phản ánh quan niệm thẩm mỹ của người Chăm, mà còn phản ánh phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Ngoài hoa văn đặc trưng thổ cẩm như: hình chim thú, hoa lá cách điệu, còn có vô số hoa văn biểu tượng của dân tộc chăm rất sống động như: hoa văn quả trám (bingu tamun), hoa văn cách điệu hình rồng (bingu hăng), hoa văn chân chim (takay wa), hoa văn  hột lúa nổ, hoa văn lá bồ đề v.v.
         Hầu như phần lớn các sản phẩm người Chăm được dệt trên khung dệt Băn khung dệt DaLah đều không thể thiếu các loại hoa văn trang trí. Từ y phục của các tu sĩ Chăm, các tầng lớp trên của xã hội Chăm, cho đến phổ cập giới bình dân đều có sự hiện diện của các loại hoa văn (pingu).
         Trên nền vải thường được ưa thích là màu đen hay màu đỏ. Những đồ án trang trí được thiết lập trên vải Chăm chủ yếu dựa vào các loại hình vừa có giá trị về mặt thẩm mỹ, vừa có giá trị về mặt tín ngường – tôn giáo.
         Về mặt thẩm mỹ
         Hoa văn hình học: Với việc tập trung các nút chỉ (được tạo nên từ các khâu mắc sợi, mắc go và bắt bông trong quá trình dệt) từ đó tạo nên cảm giác từ các đường nét thành một khối hình thoi, hình tứ giác nói chung. Ngoài ra, các hình kỷ hà cũng được người Chăm khai thác khi tạo dây hoa văn, bằng cách lặp lại đường nét từ ngoài vào trong, hoặc lặp lại theo những chu kỳ nhất định các khối hình học. Người Chăm gọi loại hoa văn dáng hình học bằng nhiều tên gọi khác nhau và có quy ước khi bố trí trên toàn mặt vải hay thành các dải song song như: Loại hoa văn  pingu Mun, gồm nhiều hình thoi lồng vào nhau, hay với loại hoa văn Chăm Birầu gồm các hình thoi được lặp lại thành từng khối... hoa văn Pingu Tâm Un, gồm ba cụm vạch tạo thành ba khối hình thoi, được chắn ngang với ba đường kẻ ở hai đầu. Hoa văn Reh là dải màu dích dắc theo hình sóng lượn, được bố trí thành từng dải song song, cách đều chạy đều trên mặt sợi dọc.
         Lối trang trí hoa văn hình học với nhiều màu sắc thường được bố trí ở hai đầu khổ vải và hai đường biên tấm vải, tạo nên những đường viền sặc sỡ, đẹp mắt.
         Tín ngưỡng dân gian
         Các kiểu hoa văn cách điệu: Ngay trong dạng hoa văn hình học, trên vải Chăm cũng thấy ít nhiều sự cách điệu hoa lá, núi non bằng các đường nét hình khối.
         Nhìn những mảng hoa văn với các đường nét chấm phá, có thể nhận ra hình dáng Makara (Thuỷ quái - biểu tượng của nước), hình Girai (Con rồng Chăm), Chim hằng (Chim công)...
         Các dạng hoa văn cách điệu vải Chăm còn thể hiện các loại dây leo, hoa lá. Riêng các cánh hoa, dù được cách điệu hay chân phương đều được bố trí thành những dải xen kẻ trong toàn bộ mảnh vải trang trí.
         Hoa văn, họa tiết truyền thống người Chăm  không chỉ lưu lại những dấu ấn về lich sử - văn hóa mà còn gắn liền với tín ngưỡng bản địa, chịu những quy định, kiêng kỵ của tập tục dân gian. Chẳng hạn trong trường hợp dệt loại váy hoa văn hạt lúa nổ (bingu kamang), người thợ dệt phải làm một cặp gà để cúng tổ sư Pô Inư Nưgar. Vì họ cho rằng đó là váy của thần linh, của vua chúa và chỉ dệt để dâng cúng các vị nữ thần ở đền tháp. Điều này thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp của người Chăm luôn coi trong hạt lúa, hạt gạo. Họ còn cúng dâng lễ ở các đền, tháp, thánh đường, trong các lễ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ lớn tuổi cũng có thể lấy loại vải này may thành váy để mặc. Người Chăm còn có những điều kiêng kỵ đối với dệt một số loại sản phẩm như: Khi dệt dây buộc liệm người chết (taley ssang), chỉ có thiếu nữ chưa tới tuổi dậy thì và phụ nữ lớn tuổi mới được dệt. Vì người Chăm quan niệm như vậy mới không làm ô uế và đem lại sự bình yên, thanh thản cho linh hồn và cho linh hồn người chết dễ được siêu thoát. Khi dệt các loại hoa văn phục vụ cho các chức sắc tôn giáo, tu sĩ như: hoa văn rồng cách điệu, các loại dây lưng dệt nổi hai mặt thì cũng kiêng cữ tương tự.
         Tín ngưỡng tôn giáo
         Trong quá trình hình thành và phát triển, vương quốc Champa xưa đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng chỉ có Bàlamôn giáo và hồi giáo được du nhập từ Ấn Độ là còn tồn tại đến nay, và gần đây là đạo Hồi chính thống Islam. Tuy là ba tôn giáo khác nhau, nhưng người Chăm theo đạo Bàlamôm và người Chăm theo đạo Hồi là có cách ăn mặc gần giống nhau, còn nhóm người Chăm Islam thì có cách ăn mặc giống người Chăm ở Nam bộ và các dân tộc theo đạo hồi ở một số nước thộc khu vực Đông Nam Á như: Indonesia, Malaysia... Có thể dễ dàng nhận thấy các loại hoa văn được dệt trên trang phục của các chức sắc tôn giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người chăm như: hoa văn hình tháp, hình người, hình rồng, rồng biến thể, thần Shiva, chim thần, rắn thần v.v. Phụ nữ Chăm có chức sắc thì đội khăn hình “Rồng biến thể” (bingu trun), hay các chức sắc, tu sĩ thì dùng loại dây thắt lưng có dệt hoa văn nổi ở hai mặt (người bình dân chỉ được đeo thắt lưng có dệt hoa văn một mặt). Đặc biệt chỉ có hàng ngũ chức sắc là cả sư và phó cả sư mới được mặc váy có dệt hoa văn rồng cách điệu trong các nghi thức lễ của người Chăm.
         Hoa văn mang tính sáng tạo gắn với đời sống thiên nhiên
         Ngoài ra, hoa văn thổ cẩm của ngưởi Chăm cũng rất phong phú, thể hiện một số ngành nghề tiêu biểu, trong đó có nghề nông và nghề đi biển. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Sakaya, có đến 40 loại hoa văn khác nhau. Chủ đề chính của hoa văn là mô tả những sự vật quen thuộc trong đời sống. Những hoa văn thực vật thường thấy là hoa quả trám (Bingu tamu), hoa văn hạt lúa nổ (Bingu kamang), hoa văn hạt đậu (binga rabai), dây mướp (bingu bizin), hoa bốn cánh (Bingu titeh), hoa cà dược (Bingu tăm un), dây leo (Bingu harek), hoa văn hình lá bồ đề (Bingu bauh bhơp), hình bông mai (Binigu cuah) v.v. trong những loại hoa văn này thì hoa văn hạt lúa nổ được người Chăm coi trọng nhất. Cũng giống như một số dân tộc ở Đông Nam Á, người Chăm đã sớm biết trồng lúa nước, nhất là vùng miền Trung (Vijaya) và miền Nam (Panduranga) vương quốc Chămpa xưa. Trong các nghi lễ, người Chăm cũng thường cúng hạt lúa nổ cho ông bà, tổ tiên và thần linh. Do đó, vải có dệt hoa văn hạt lúa nổ dùng để may thành váy gọi là váy thần, váy của vua chúa. Ngoài ra, người Chăm xưa cũng rất thạo nghề đi biển, nhưng đến nay nghề này đã không còn nữa, chúng ta chỉ còn thấy những dấu ấn để lại thông qua các phẩm vật cúng cho thần linh như: cá khô, vỏ sò, tục múa chèo thuyền trong các lễ hội, tục thờ thần biển (Yang tasik), thần sóng biển (Po riyak), thần chèo thuyền (Po tang ahuak), và dấu ấn trên vải còn lưu lại là hoa văn hình neo thuyền (Bingu gar wak), hình mắt lưới (Bingu jial).
         Hoa văn thổ cẩm Chăm rất phong phú và đa dạng. Ngoài những hoa văn đã thất truyền (Chỉ được biết qua hình ảnh được chụp từ đầu thế kỷ XX, nay còn được lưu giữ ở bảo tàng bên Pháp) nghệ nhân Thuận Thị Trụ (Mỹ Nghiệp) đã sưu tầm 30 hoa văn nền, từ đó chị đã cách điệu ra 50 hoa văn khác rất có giá trị trong việc trang trí cho thổ cẩm Chăm ngày nay.
         Mặc dù đã có nhiều nỗ lực phục chế các hoa văn cổ của các cá nhân hay qua các dự án tổ chức khôi phục hoa văn truyền thống, tạo tác ra nhiều hoa văn mới và kỹ thuật phối màu, kỹ thuật dệt được nâng cao đáng kể nhưng vẫn diễn ra tình trạng bắt chước mẫu mã của nhau hay sản xuất hàng chạy theo lợi nhuận kinh tế, tạo một môi trường kinh doanh không lành mạnh, làm mất lòng tin của nhiều khách hàng đối với thổ cẩm Chăm.
         Nhiều sản phẩm bị lai căng, do ảnh hưởng từ các mặt hàng của dân tộc khác trên thị trường mà người sản xuất không có sự chọn lọc thích hợp trong việc sáng tạo, tìm mẫu mã mới cho sản phẩm hay do vấn đề chạy theo lợi nhuận kinh tế mà không quan tâm đến chất lượng dẫn đến sản phẩm kém chất lượng. Những sản phẩm thổ cẩm này không còn giữ được đặc trưng, không còn những hoa văn truyền thống của dân tộc Chăm, những sản phẩm này chỉ mang tính nhất thời, chạy theo lợi nhuận kinh tế, tính bền vững không có, đôi khi lại gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dung, khách tham quan du lịch tại làng nghề.
               Nguyên liệu sản xuất
         Xưa kia, người dân Mỹ Nghiệp tự trồng bông và nuôi tằm tự túc nguyên liệu sản xuất, sản phẩm cung cấp cho cộng đồng người Chăm và các cư dân vùng Tây Nguyên như Raglai, Churu, Êđê. Kỹ thuật lấy sợi và mắc thành cuộn dọc (Muh papan) theo các quy trình khá phức tạp và công phu sau (thể hiện qua vật liệu).
         Giá tách hạt (Wak ywok kapak).
         Cung bật bông (Ganukpataik).
         Xa quấn tơ (wak mưk kabwak).
         Xa bắt chỉ (Chia liwei).
         Xa đánh ống (Chia trauw).
         Giá mắc sợi (Haniel linguh).
         Khung xỏ go (Danauk ppacakauw).
         Trước đây, đặc biệt là khoảng thời gian từ năm 1945 trở về trước, sợi chế biến từ bông vải được xem là nguồn nguyên liệu chính của nghề dệt truyền thống này. Chính vì vậy, cho đến nay, mặc dù việc trồng bông và chế biến bông thành sợi làm nguyên liệu cho nghề dệt truyền thống, hầu như không còn tồn tại, nhưng các công việc này vẫn được nhiều người biết đến, kể cả một số công cụ chế biến bông thô thành sợi.
         Ở hai palei: paleir Yali-u và paleir Yali-pi-ngu (xã Phước Nam, huyện Ninh Phước) được xem là những nơi có diện tích trồng bông nhiều và lâu năm nhất, sau đó phát triển ở một số vùng lân cận như: palei Răm (thôn Văn Lâm), palei Thôn (thôn Hậu Sanh), palei Palaw (thôn Hiếu Thiện)... ngay cả palei Mỹ Nghiệp (palei Chăkling) từng được xem là trung tâm của nghề dệt truyền thống người Chăm, nhưng việc trồng bông phát triển muộn hơn với diện tích không đáng kể so với hai palei trên.
         Theo tập quán truyền thống của người Chăm, việc trồng bông được tiến hành vào tháng 4 dương lịch. Bông được trồng trên đất rẫy, hoặc những khu đất rộng quanh nhà, đặc biệt là những vùng đất hoang sẽ cho năng suất cao hơn. Họ dùng cuốc ở những nơi có độ dốc cao, hoặc dùng cày ở những nơi đất bằng, dùng cuốc hoặc cày vỡ lớp đất mặt sâu chừng 30cm, rồi bang đất, làm luống và tỉa hạt. Việc chăm sóc cây bông được tính vào ngày thứ ba sau khi trồng, nghĩa là từ sau khi hạt nảy mầm cho đến khi thu hoạch, được thực hiện qua các khâu: canh giữ những loài côn trùng, chim v.v. ăn phá các mầm cây, tỉa cây con, làm cỏ, vun gốc, bón phân v.v.
         Khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng, bông bắt đầu chín, họ hái đem về rút múi, phơi vài ba ngày nắng cho bông thật khô, có màu trắng óng ánh rồi đem thực hiện các công đoạn tiếp theo.
         Tuy nhiên, ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, sự xâm nhập của vải sợi công nghiệp vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, với giá thành rất rẻ, dễ sử dụng, màu sắc phong phú đa dạng giúp người thợ có nhiều sự lựa chọn trong việc lên màu các hoa văn họa tiết cho các sản phẩm; Thứ hai, nguồn nguyên liệu cây bông và phẩm màu để chế biến sợi vải ngày càng thất truyền và cạn kiệt; Thứ ba, công sức để chế biến quá tốn kém, trải qua nhiều thời gian và công đoạn phức tạp; Thứ tư: trong quá trình chế biến sợi làm nảy sinh các bệnh về chân tay, da liễu, môi trường sinh sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên gây khó khăn, sự e dè cùa người dân v.v., chính những điều đó đã làm cho sợi vải truyền thống không tồn tại như ngày hôm nay. Nói cách khác, ngày nay các thợ dệt trong palei Mỹ Nghiệp gần như chỉ sử dụng sợi công nghiệp để làm nguyên liệu trong nghề dệt truyền thống của mình. Và như vậy, trên thực tế sợi công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguyên liệu cho nghề dệt ở đây. Bây giờ thì nghề trồng bông, nuôi tằm đã mất, nguyên liệu dệt vải được thay thế bằng sợi chỉ công nghiệp. Nhưng cách dệt và tạo hoa văn trên vải vẫn bảo lưu gần như nguyên vẹn các công đoạn thời cha ông, giữ được bản sắc Chăm và chính điều này đã cuốn hút khách du lịch.     
               Môi trường làng nghề
         Một điểm đáng chú ý, là môi trường sống của người dân trong làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp đã được cải thiện rất nhiều so với thời gian trước đây. Khi mà việc sản xuất sợi bông theo kiểu truyền thống luôn kèm theo những vấn đề về sức khỏe, môi trường, y tế với những bệnh về da liễu đã được thay thế bằng sợi vải công nghiệp được nhập về chủ yếu từ thị trường Tp.Hồ Chí Minh. Việc chuyển đổi này xét trên khía cạnh nào đó, cũng đã giúp cho chính quyền địa phương giải quyết được một số vấn đề cốt lõi về an sinh xã hội khi mà công tác bảo vệ môi trường chưa đi song hành và có những chiến lược cụ thể với các công đoạn sản xuất truyền thống của làng nghề.                       
         Tuy vậy, hiện nay tại các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, chủ yếu sử dụng máy dệt công nghiệp vấn đề về môi trường phát sinh nhiều yếu tố phức tạp. Không gian sản xuất tại các cơ sở này rất ngột ngạt, nóng bức và chật hẹp vì tận dụng các gian nhà cấp 4, các máy dệt được đặt sát vào nhau và chỉ chừa những lối đi rất nhỏ. Vệ sinh tại những nơi làm việc này không đảm bảo, do ảnh hưởng từ dầu mỡ của máy móc, khói bụi, không có máy lọc không khí v.v. Đặc biệt là tiếng ồn do máy dệt dập liên tục tạo cảm giác rất khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng cho người lao động. Những thiết bị bảo hộ lao động không được các cơ sở sản xuất quan tâm. Qua thời gian, sức khỏe của người lao động tại các cơ sở này bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là vấn đề về thính giác, hô hấp.
         Môi trường sống tại làng nghề vẫn còn một số bất cập như: tình trạng chăn thả gia sóc tự do vẫn còn, rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều chưa xử lý khoa học, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của thanh thiếu niên trẻ tuổi vẫn còn kém, hệ thống cóng thoát nước  chưa được hoàn thiện v.v., những yếu tố này cũng tác động đến mặt bằng chung của làng nghề.
2.2.4. Truyền dạy nghề truyền thống
               Ngày nay, bên cạnh kỹ thuật dệt công nghiệp, người Chăm vẫn còn giữ nguyên kỹ thuật dệt truyền thống của mình. Điều này nói lên rằng, sở dĩ nghề dệt truyền thống vẫn được duy trì là nhờ vào ý thức bảo tồn của người dân, của chính những người phụ nữ Chăm vốn cần cù, chịu khó và sáng tạo. Tuy nhiên, do sự thu hút của nền kinh tế thị trường, nên khung dệt ở đây đã được cải tiến nhiều so với khung dệt truyền thống. Với loại khung dệt này, năng suất lao động tăng hơn nhưng khung dệt quá nặng nề so với sức lực người phụ nữ. Sản phẩm làm ra không còn những đặc trưng của sản phẩm truyền thống, nhất là không tạo nên được hoa văn độc đáo vốn là thế mạnh của thổ cẩm. Mà hoa văn là linh hồn của thổ cẩm Chăm. Như vậy sản phẩm bán ra cũng khó, vì du khách vẫn muốn mua được những tấm vải thổ cẩm dệt bằng khung dệt truyền thống.
Khi nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo tồn các nghề thủ công truyền thống của các tộc người thiểu số, thì lúc đó những nghề này đã lụi tàn. Khi đó dù có nhiều tiền cũng không  thể có được một làng nghề truyền thống. Di sản văn hóa muốn bảo vệ lâu dài cần được nhận diện, giới thiệu phổ biến rộng rãi cho công chúng và cho thế hệ trẻ, cho du khách biết để họ được tiếp cận. Di sản văn hóa chỉ được bảo vệ và giới thiệu tốt nhất khi chủ thể của các truyền thống văn hóa đó nhận thức sâu sắc và có năng lực triển khai các hoạt động trong thực tế.
Nắm bắt được những yêu cầu đó, mà trong những năm vừa qua, làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp cũng đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy nghề truyền thống. Nhưng hiệu quả thực tế vẫn là một dấu hỏi lớn, từ việc số lượng học viên giữ nghề và theo nghề sau lớp học; hay có một thực tế là đa số học viên đều chọn làm việc tại các cơ sở sản xuất máy dệt công nghiệp do thu nhập được đảm bảo, ổn định hơn so với việc sản xuất truyền thống quá tốn nhiều thời gian, công sức nhưng thu nhập không nhiều.
Từ năm 2011 đến nay, được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh, Hợp tác xã Mỹ Nghiệp đã tổ chức được 3 lớp dạy nghề truyền thống tại Nhà trưng bày làng nghề (trong đó có 01 lớp Nâng cao tay nghề), mỗi lớp 30 học viên, tổng cộng đã có 90 học viên tham gia các lớp. Sau khi kết thúc phần lý thuyết, các học viên được các giáo viên là nghệ nhân, thợ giỏi tiếp tục giảng dạy phần thực hành theo chương trình, giáo trình (tài liệu) giảng dạy đã được biên soạn.
Qua kết quả kiểm tra của Trung tâm về số lao động nông thôn sau khi qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ trên 75% số lượng học viên sau đào tạo nghề có việc làm ổn định tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề hoặc cơ sở gia đình với thu nhập bình quân từ 1 triệu -1,5 triệu đồng/người/tháng.


Bảng 2.3: Nội dung Lớp học nâng cao tay nghề Dệt thổ cẩm
(Thời gian từ 17/12/2012 đến 08/3/2013)
TT
NỘI DUNG
THỜI GIAN
MÔN HỌC
Tổng số
Thực hành
Lý thuyết
Phần I: Lý thuyết
40
0
40
Bài 1
Đặc điểm giá trị đặc sắc của sản phẩm dệt truyền thống
3
0
3
Bài 2
Bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm
13
0
13
Bài 3
Cải tiến thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm
16
0
16
Bài 4
Giới thiệu quảng bá và thông tin tuyên truyền về văn hóa
8
0
8
Phần II: Thực hành
328
328
0
I
Kỹ thuật dệt một số kiểu hoa văn trên khung ngắn
120
120
0
Bài 1
Hoa văn Tubích (Tumang)
30
30
0
Bài 2
Hoa văn Tumự
30
30
0
Bài 3
Hoa Văn Bông Rùa
30
30
0
Bài 4
Hoa Văn Ra Cổ 7 Banh
30
30
0
II
Kỹ thuật dệt một số kiểu hoa văn trên khung dài
160
160
0
Bài 1
Hoa văn Kraimự 9 go
40
40
0
Bài 2
Hoa văn TộpGrai
40
40
0
Bài 3
Hoa văn Lăng 18 go
40
40
0
Bài 4
Hoa văn Shiva
40
40
0
III
Cải tiến mẫu mã từ sản phẩm thổ cẩm
48
48
0
Bài 1
Sản phẩm thổ cẩm dùng trong lễ hội (Trang phục, Dạ hội...)
24
24
0
Bài 2
Sản phẩm thổ cẩm dùng cho khách du lịch (Túi xách, ví, balô)
24
24
0
Phần 3: Ôn tập, thi kiểm tra và kết thúc cuối khóa
16
16
0
1
Ôn tập
8
8
0
2
Kiểm tra
8
8
0
Nguồn: Trung tâm Khuyến Công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận
Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức mở các lớp dạy nghề truyền thống trong thời gian vừa qua:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn của Sở LĐTB-XH, Trung tâm phối hợp, thực hiện tốt với các cơ sở tại làng nghề, tập hợp chứng từ, hồ sơ để thanh quyết toán đúng theo quy định.
Phòng Lao Động Thương Binh-Xã Hội huyện Ninh Phước, UBND thị trấn Phước Dân, Ban quản lý làng nghề, khu phố và các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề rất quan tâm công tác đào tạo nghề; trong quá trình tổ chức đào tạo luôn bám sát, chủ động kịp thời đối với học viên có hòan cảnh khó khăn cố gắng khắc phục để tiếp tục theo học đến cuối khóa.
Mục tiêu và xây dựng đề án phù hợp đối tượng học nghề ở vùng nông thôn được chính quyền địa phương, Ban quản lý làng nghề và người dân đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề tiếp cận lao động dễ dàng và đảm bảo cho công việc hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.
Khó khăn:
Đối tượng đào tạo nghề là lao động nông thôn, dân tộc Chăm, hoàn cảnh khó khăn, việc tham gia học nghề của học viên có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của gia đình. Nên việc tham gia không đầy đủ số buổi học.
Theo quy định của Tổng cục Dạy nghề và yêu cầu của Sở Lao Động Thương Binh – Xã Hội, giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, chịu trách nhiệm biên soạn giáo án, nhưng đối với các giáo viên tại làng nghề là những nghệ nhân, thợ giỏi không qua trường lớp đào tạo kỹ năng sư phạm và chữ viết không thành thạo, nên việc biên soạn giáo án là vấn đề rất khó khăn, không thực hiện được.
Về công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế chưa sâu, rộng, khắp cần tăng cường hơn dưới nhiều hình thức, người dân chưa nhận thức ý nghĩa việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2.2.5. Xây dưng thương hiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề
          Việc thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về SHTT nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh và làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu của mình ở thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề trong tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp về xác lập quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung nằm trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015, đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ký quyết định ban hành số 1323/QĐ-UBND, ngày 15/6/2011. Ngày 02/4/2013, HTX dịch vụ-sản xuất-kinh doanh dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp tổ chức Lễ công bố và đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, đây là một vinh dự và tự hào vì làng nghề dệt đã từng bước khẳng định uy tín của mình trong nền kinh tế thị trường. Việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ hay xác định một chiến lược tốt để phát triển thương hiệu chính là bảo vệ thương hiệu về mặt kinh tế và quản lý. Vì vậy, HTX dịch vụ-sản xuất-kinh doanh dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp cần bảo vệ nhãn hiệu tập thể có hiệu quả tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các xã viên tham gia quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm dệt mang nhãn hiệu tập thể “Mỹ Nghiệp”. Ðặc biệt, việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công, đồng thời tạo công cụ pháp lý để các hộ sản xuất, kinh doanh chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên, để có được điều đó đòi hỏi HTX và các xã viên phải bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng nhất theo quy chế sử dụng chung để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời tạo uy tín lâu dài cho sản phẩm của tập thể làng nghề Mỹ Nghiệp.
            Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào việc quảng bá giới thiệu về văn hóa Chăm, giới thiệu sản phẩm các làng nghề cũng đã được thực hiện, trang thông tin điện tử www.langnghecham.com, được đầu tư với chi phí lên đến 53,5 triệu đồng. Tuy vậy, phần nội dung của website thiếu tính cập nhật, và bài viết.
            Việc tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá du lịch trong và ngoài nước cũng được Trung tâm xúc tiến thương mại hỗ trợ chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.


Tiểu kết
               Cái khó nhất hiện nay của làng nghề Mỹ Nghiệp là thiếu sự thống nhất quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan và đặc biệt là thiếu sự đồng lòng thống nhất của chính các cơ sở dệt ở palei Mỹ nghiệp. Hiện nay ở Ninh Thuận, Ban quản lý các cụm công nghiệp và làng nghề, Sở khoa học công nghệ, Sở công thương, Sở Văn hóa thể thao và du lịch v.v., cũng rất quan tâm đầu tư, nhằm xây dựng thương hiệu, phát triển làng nghề. Vì vậy, quy mô sản xuất nhỏ lẻ vẫn cứ thế tồn tại, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở ngày một gia tăng. Việc thiếu sự thống nhất quản lý cũng là nguyên nhân làm thiếu sự thống nhất trong việc sử dụng chất liệu truyền thống, kiểu dệt thủ công truyền thống và hoa văn truyền thống để sản xuất ra những những sản phẩm truyền thống có giá trị cơ bản nhất để nghề dệt thủ công truyền thống tồn tại. Nghề dệt truyền thống ở làng Mỹ Nghiệp ngày nay vẫn đang nằm trong vòng lẩng quẩn.
         Chính quyền địa phương và các ngành chức năng góp sức mình tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề để người dân có thể sống bằng nghề truyền thống của họ chính là điều kiện để họ giữ lại nghề truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Mục tiêu đặt ra là muốn giữ được ngành nghề thủ công truyền thống đó, thì phải tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm để các nghệ nhân có thể bán sản phẩm ấy và nuôi sống mình được. Có thể bằng những tour du lịch, có thể tạo ra những thị trường để kết nối giới thiệu sản phẩm cho người ta biết, người ta mới đến đặt vấn đề mua. Để giữ di sản văn hóa, cái chính là phải phục vụ được cộng đồng ấy. Khi nào xây dựng được một cơ chế, một thị trường để cho các cộng đồng chủ thể văn hóa thấy có lợi, quan tâm thì họ sẽ tự nguyện tham gia bảo vệ, duy trì.
         Ngày nay, toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế khách quan, tất yếu của thời đại, tác động mạnh mẽ lên mọi mặt đời sống của xã hội, của tất cả các quốc gia, dân tộc. Về văn hóa, toàn cầu hóa đã mở ra khả năng to lớn để giao lưu trong mọi lĩnh vực, tạo động lực trong quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thị trường toàn cầu hóa đối với sản phẩm mang đặc điểm văn hóa cũng trở nên tập trung hơn, loại bỏ dần những ngành công nghiệp nhỏ và mang tính địa phương. Sự tác động của văn hóa tiêu dùng đang có nguy cơ đồng nhất về văn hóa, về lối sống, thoái quen và các hình thức giải trí khác. Vì vậy, bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống theo nguyên bản là rất khó. Bảo tồn trong phát triển đòi hỏi phải có những thích ứng mới trong cơ chế thị trường, cần phải tạo ra những gì để nó tồn tại. Đó là cả một quá trình liên quan đến giáo dục, ý thức cộng đồng, sự quan tâm của các cơ quan ban ngành và cả cơ chế quản lý của nhà nước. Để có thể giải quyết tốt các vấn đề này, giúp cho làng nghề truyền thống phát triển theo hướng bền vững vì chúng ta cần nắm rõ quy trình và thực trạng hoạt động của làng nghề.









văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn