Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn hóa. Sv Nguyễn Văn Linh, hochiminhcity university of culture. 2005
Người Chăm có rất nhiều lễ hội, những lễ hội này luôn luôn gắn bó với nghệ
thuật múa. Cứ có tiếng trống Ginăng nổi lên là có múa, múa cả làng, từ gái đến
trai, từ em bé đến người lớn, ngay cả các cụ già cũng múa, họ múa rất say sưa
sôi nổi [11, tr. 32].
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học văn hóa Hà Nội, Trường Cao đẳng văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô trong khoa Quản lý văn hóa, khoa Tại chức
đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt chặng đường 4 năm theo học
lớp đại học Quản lý văn hóa khóa VI – Năm học 2001 – 2005.
Thời gian bảo vệ khóa luận cũng đã đến gần, không còn bao
lâu nữa phải xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, xa các bạn, để rồi tiếp tục
hành trình với những quãng đường dài ở phía trước và bao công việc bề bộn đang
đòi hỏi sự bù đắp kiến thức còn hạn chế của mình. Qua thời gian học ở nhà
trường đã được thầy cô trang bị những tri thức vô cùng quý giá cho chúng tôi
qua từng buổi giảng. Các thầy cô không quản ngày đêm, khó khăn hay vất vả cũng
vì sự nghiệp phát triển nền văn hóa của đất nước.
Một lần nữa, rất mong nhận được sự đóng góp hết sức quý báu
của thầy cô cho nội dung bài khóa luận này, để bản thân tôi được tìm hiểu sâu
hơn nữa những kiến thức mới bổ sung cho những hạn chế, thiếu sót của mình, để
ngày càng vững bước trên con đường đi tới.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Phan Quốc Anh, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian từ lúc
chọn đề tài đến khi hoàn thành khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, 2005
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
|
Tr1
|
Mục lục
|
2
|
Phần mở đầu
|
3
|
1. Tính
cấp thiết của đề tài
|
3
|
2. Mục
đích nghiên cứu
|
4
|
3. Đối
tượng nghiên cứu
|
4
|
4. Lịch sử
vấn đề
|
4
|
5. Phương
pháp nghiên cứu
|
5
|
6. Đóng
góp của khóa luận
|
5
|
7. Cấu
trúc của khóa luận
|
5
|
Phần nội dung
|
6
|
Chương 1: Khái quát về người Chăm ở Ninh Thuận
|
6
|
1.1. Khái
quát về Ninh Thuận
|
6
|
1.2. Người
Chăm ở Ninh Thuận
|
10
|
1.2.1. Khái quát văn hóa dân tộc Chăm
|
13
|
1.2.2. Dân số, địa bàn cư trú
|
15
|
1.2.3. Đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo
|
16
|
Chương 2:
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm Ninh Thuận và sự phát triển trong những năm gần đây
|
20
|
2.1. Nghệ
thuật múa truyền thống Chăm
|
20
|
2.1.1. Nguồn gốc sự hình thành múa
truyền thống Chăm
|
24
|
2.1.2. Múa thiêng (múa trong một số
lễ hội)
|
27
|
2.1.3. Múa sinh hoạt hội hè
|
40
|
2.2. Sự
phát triển của nghệ thuật múa truyền thống Chăm
|
46
|
2.2.1. Sự phát triển trong phong trào
văn hóa quần chúng
|
47
|
2.2.2. Sự phát triển trên sân khấu
chuyên nghiệp
|
51
|
Chương 3:
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống Chăm Ninh Thuận
|
55
|
3.1. Những
giá trị văn hóa của nghệ thuật múa Chăm
|
55
|
3.2. Những
vấn đề đạt ra trong việc phát triển nghệ thuật múa Chăm
|
57
|
3.3. Những
định hướng, giải pháp để nghiên cứu bảo tồn và phát huy
|
60
|
Phần kết
luận
|
65
|
Tài liệu
tham khảo
|
68
|
Bản đồ
|
70
|
Aûnh minh
họa
|
71
|
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Chăm là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có nền
văn hoá đã từng phát triển rực rỡ. Văn hoá Chăm là một sắc màu khá đậm nét, làm
nên sự đa dạng của nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Từ xa xưa, người Chăm đã xây dựng cho mình một nền văn hoá nghệ thuật có
sắc thái riêng, có nhiều nét độc đáo. Tuy chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Aán
Độ, nhưng văn hoá Chăm vẫn mang tính bản địa sâu sắc [6, tr.5].
Người Chăm có rất nhiều lễ hội, những lễ hội này luôn luôn gắn bó với nghệ
thuật múa. Cứ có tiếng trống Ginăng nổi lên là có múa, múa cả làng, từ gái đến
trai, từ em bé đến người lớn, ngay cả các cụ già cũng múa, họ múa rất say sưa
sôi nổi [11, tr. 32].
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng bản địa, sự ảnh hưởng
của các tôn giáo mà người Chăm tiếp nhận, cùng sự giao lưu văn hoá với các dân
tộc trong khu vực, với tài năng sáng tạo, người Chăm đã tạo nên nghệ thuật múa
truyền thống mang sắc thái riêng.
Theo tinh thần Nghị Quyết TW5 (khoá
VIII) của Ban chấp hành TW Đảng về việc: “Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh
Ninh Thuận đã triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW5 của
Tỉnh uỷ đến các dân tộc trong tỉnh nói chung và dân tộc Chăm nói riêng. Nghệ
thuật truyền thống dân tộc Chăm đã được nghiên cứu bảo tồn, đồng thời từng bước
được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân tộc Chăm nhanh chóng
hội nhập với sự phát triển chung của đất nước, trong đó có nghệ thuật múa
truyền thống Chăm.
Trong quá trình phát triển, hội nhập, những giá trị văn hoá truyền thống
Chăm đang đứng trước nguy cơ bị mai một nhanh chóng. Đó là nguy cơ mất mát
không gì bù đắp nổi đối với cộng đồng người Chăm. Nếu chúng ta không có những
giải pháp thích hợp và kịp thời nhằm nghiên cứu bảo tồn và phát triển nghệ
thuật múa truyền thống Chăm ngay từ bây giờ thì không bao giờ chúng ta có thể nghiên
cứu và phát triển chúng được nữa.
Với những lý do trên, tác giả cho rằng
cần cấp bách nghiên cứu đề tài này để góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật
múa truyền thống Chăm.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận nhằm mục đích xem xét một cách có hệ thống những giai đoạn hình
thành và phát triển nghệ thuật múa truyền thống Chăm
- Đánh giá thực chất về các hình thái múa truyền thống Chăm.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để có điều kiện nghiên cứu, bảo tồn và
phát huy nghệ thuật múa truyền thống Chăm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên
cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Là các hình thái múa truyền thống Chăm, bao gồm: Múa“thiêng”trong các
nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo; trong sinh hoạt dân gian, hội hè và múa Chăm được
phát triển trong những năm gần đây.
- Nhu cầu phát triển của nghệ thuật múa truyền thống Chăm trong công cuộc
xây dựng nền văn hoá mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nghệ thuật múa truyền thống Chăm trong phạm vi các làng (palei) Chăm ở Ninh Thuận.
- Có sự so sánh với nghệ thuật múa Chăm đã phát triển trong những năm gần
đây.
4. Lịch
sử vấn đề
Từ trước đến nay, văn hoá Chăm luôn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của các
nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về văn
hoá Chăm đa phần tập trung vào các công trình lịch sử, nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc và một số nghi lễ. Những đề tài nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm còn
rất khiêm tốn. Có thể nêu các công trình đáng kể nhất như: “Bước đầu tìm hiểu, phục hồi múa cung đình Chăm” của NSND Đặng Hùng
do Trung tâm Văn hoá dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Một công trình
đáng lưu ý khác đó là: “Nghệ thuật biểu
diễn truyền thống Chăm”của GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh -Th.S. Tô Đông Hải. Đây
là những công trình khoa học nghiêm túc, có nhiều tư liệu quý, nhưng chưa thực
sự đi sâu vào phân tích nghệ thuật múa truyền thống Chăm và quá trình phát
triển của nó trong những năm gần đây.
Như vậy, có thể nói đề tài “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền
thống Chăm” vẫn còn là một điểm trống trong lịch sử nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu từ văn bản học: thông qua các tài liệu của các nhà
nghiên cứu đi trước để từ đó có nền móng cho việc nghiên cứu đề tài này. Đề tài
được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của những
nghiên cứu đã có.
- Khảo sát điền dã thực địa: đây là phương pháp trung tâm của khoá luận.
Ngoài ra khoá luận còn sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp.
6. Đóng góp của khoá luận
- Tìm hiểu sâu về các loại hình của nghệ thuật múa truyền thống Chăm
- Có thể bổ sung vào kho tàng tư liệu nghiên cứu văn hoá Chăm
- Làm căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương chính sách của Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh, Sở VHTT trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống
Chăm – Một loại hình nghệ thuật múa đặc sắc trong kho tàng nghệ thuật múa
truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục. Khoá luận có 3
chương, 63 trang chính văn
Chương 1:
Khái quát về người Chăm ở Ninh Thuận (14 trang)
Chương 2:
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm ở Ninh Thuận và sự phát triển trong những năm
gần đây (36 trang)
Chương
3: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống Chăm ở Ninh Thuận (13
trang)
PHẦN NỘI DUNG
Chương
1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN
1.1. Khái
quát về Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh của cực Nam Trung Bộ, một vùng thời tiết khí hậu
khắc nghiệt, nhưng có bức tranh văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc và mang tính
đặc thù. Theo các sử liệu thì: “từ năm 1693 Ninh Thuận là một Phủ của Bình
Thuận gồm hai huyện: Yên Phước và Tuy Phong, ranh giới từ Vĩnh Xương (Khánh
Hòa) đến Hòa Đa (Bình Thuận). Năm 1832 Ninh Thuận vẫn là Phủ thuộc Bình Thuận
và cũng chỉ có hai huyện: Tuy Phước và An Phước. Đến năm 1914 phần đất có người
Việt và người Chăm nhập vào tỉnh Khánh Hòa, phần đất có người thiểu số thuộc
tỉnh Bình Thuận. Năm 1922 lại tách phần đất có người Việt, người Chăm thành lập
lại tỉnh Phan Rang, gồm: Phủ Ninh Thuận và Phủ An Phước” [13, tr.145].
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Ninh Thuận được chia làm ba huyện: Ninh
Hải Hạ, Ninh Hải Thượng và Ninh Sơn. Năm 1946 tại Ninh Thuận thành lập 06 khu
hành chính. Năm 1948, vùng Sáu (Cam Ranh) được giao về Khánh Hòa và sát nhập
các vùng lại thành lập các huyện Thuận Nam, Thuận Phước và huyện An Phước. “Sau
năm 1975 Ninh Thuận được sát nhập với Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.
Đầu năm 1976 Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy nhập thành tỉnh Thuận Hải.
Tháng 4 năm 1992 Thuận Hải lại tách ra làm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận”
[1, tr.12-13].
Cho đến nay, Ninh Thuận có 05 huyện, 01 thị xã. Gồm huyện Ninh Hải; Ninh
Phước; Ninh Sơn; Bác Aùi và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, với 265 thôn; 44 xã;
11 phường; 03 thị trấn và một thị xã Phan rang - Tháp chàm. Dân số toàn tỉnh là
503.000 người trong đó người Việt chiếm 78,3% (393.000 người), hiện nay có 26
dân tộc ít người với tổng số 111.850 người, với 19.034 hộ. Trong đó dân tộc
Chăm có 61.359 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh; dân tộc Raglai có 47.596
người chiếm 9,4%. Còn lại 24 dân tộc thiểu số khác dân số chiếm không nhiều và
sống rải rác chủ yếu ở các sườn núi và những vùng hẻo lánh.
Ninh thuận tuy là một tỉnh nhỏ mới được chia tách, nhưng lại có nét riêng
biệt khá đặc thù về môi trường tự nhiên sinh thái, về xã hội nhân văn.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ninh Thuận là một tỉnh miền Nam Trung Bộ, nằm ở giữa vĩ tuyến 11o 18
và 120 02, giữa kinh tuyến 1080 35 và 109015;
phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Đông giáp biển Đông và
phía Tây giáp Lâm Đồng. Ba mặt: Bắc, Tây, Nam và một nửa phía Đông bị núi bao
bọc, chỉ có một phần phía Đông còn lại hướng mặt ra biển Đông.
Khí hậu ở Ninh Thuận khắc nghiệt, có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. “Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8 năm
sau. Ơû đây rất ít mưa, chỉ mưa khoảng trên dưới 60 ngày trong phạm vi thời
gian 3 tháng trên một năm. Do đó, trữ lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp,
chỉ có khoảng 695mm trên một năm. Mặc dù mưa ít nhưng lại thường xuyên gây ra
lũ lụt. Ngược lại mùa khô rất nóng kéo dài đến 9 tháng. Nhiệt độ trung bình từ 29
- 330c; độ ẩm 80,3%. Hàng năm mùa khô thường có gió, từ trung tuần
tháng 4 dương lịch đến trung tuần tháng 10 năm sau” [22, tr.7].
Theo nhiều nguồn tư liệu, vùng đất Ninh Thuận được hình thành là kết quả
của sự hoạt động kiến tạo địa chất cách đây khoảng 230 triệu năm. “Cho đến nay
do phải chịu nhiều sự biến đổi về hình thể và sự tác động của địa động, núi lửa
nên đã hình thành địa hình Ninh Thuận đa dạng bao gồm: Núi - Đồng bằng - Sông
và Biển. Vì vậy, Ninh Thuận có môi trường sinh thái đa dạng, nhưng khắc nghiệt,
không thuận lợi cho người dân trong tỉnh hoạt động kinh tế và tạo cho Ninh
Thuận có nét văn hóa đặc thù riêng biệt” [18, tr.16,17].
Núi ở Ninh Thuận đa dạng, các dãy núi ở vùng đèo Ngoạn Mục (Sông Pha) có độ
cao hơn 1500m. “Đặc biệt các ngọn núi ở phía Bắc và Đông bắc tuy cao nhưng lại
thấp dần chạy về hướng Đông. Phía Tây bắc Ninh Thuận, núi ăn ra tận vùng biển
tạo thành tấm bình phong quá
cao ngăn cản
gió mùa Đông bắc” [22, tr. 9].
Đứng ở Phan Rang - Tháp Chàm nhìn ra thì chúng ta sẽ thấy hệ thống núi non
phía Bắc tạo hình lòng máng mà hai bờ máng là dãy núi Đá Mài, núi Kiền Kiền.
Phía tây có núi cao ở các đèo Ngoạn Mục như núi: Gia Rich cao 1720m, núi Hòn
Chàm, núi Kanan… chạy dọc theo biên giới Lâm Đồng và Ninh Thuận. Về phía Đông,
giáp biển là Quần Sơn mà chu vi giới hạn là Cam Ranh. Đây là ngọn Quần Sơn dày
đặc, núi này nối tiếp núi kia. Như vậy địa thế Ninh Thuận gần như núi bao bọc ở
bốn bề xung quanh tạo thành thế lòng máng, cho nên sức gió và các ngọn núi này
đã ảnh hưởng đến khí hậu khô, nắng, nóng và ít mưa ở vùng này như hiện nay.
Địa hình thế núi như vậy đã hình thành nên nhiều sông ngòi ở Ninh Thuận và
nước mưa từ sườn núi bao quanh chảy dồn xuống thành khe suối, chảy vào rốn
thành những lòng chảo ở giữa, tạo nên nhiều sông rạch như: sông Dinh, (Kraung
Din), sông Pha (Kraung Pha), sông Cái, sông Ma Lâm, sông Quao, sông Lu và hàng
ngàn con suối khác, chằng chịt như lòng bàn tay xòe ngón chảy về đồng bằng như
suối Ma Ty, suối Tía, suối Than, suối Trại Thịt, suối Yahac, suối Dầu, suối Me…
Trong đó chỉ có con sông lớn nhất là sông Dinh (Kraung Din), dài khoảng 100 cây
số bắt đầu từ các dãy núi cao ở Tây Bắc với nguồn chính là sông Tô Hạp (Khánh
Hòa) rồi chảy qua nhiều khe núi và cuối cùng tạo thành nhiều cửa sông đổ ra
biển Đông. “Đặc biệt cửa sông ở đây ngắn, dốc có nhiều khe đá. Sông ngày thường
thì nước cạn không sâu lắm, đến mùa mưa thì nước đổ xuống từ các núi đá chảy
xiết, đổ vào lòng chảo, gây nên nhiều cơn lũ lụt. Do vậy, để điều hòa lượng
nước trên những khúc sông ngắn người Chăm thường đắp đập, làm thủy lợi đưa nước
về đồng bằng để làm nông nghiệp” [22, tr. 11].
Đồng bằng ở Ninh Thuận hầu như nằm ở những chân núi như núi Lâm Viên - Lâm
Đồng, núi Cà Đú… dài đến tận biển. Đồng
bằng ở đây được phù sa bồi tụ, một phần là nước mưa xâm thực mạnh vào các sườn
núi tạo nên các “phay” và những dòng sông lớn mang theo phù sa lấp đầy vùng
vịnh. Phần khác do vùng này là một lòng chảo, có núi bao bọc cho nên mặt nước ở
đồng bằng này yên lặng, có phù sa nhưng không màu mỡ. Qua thời gian lâu dài,
phù sa đọng lại thành nhiều lớp, lấp đầy vùng vịnh và tạo nên đồng bằng như
ngày nay. Do khí hậu khô, nóng nên đồng bằng thường hạn, thiếu nước, đất đai
cằn cỗi, rất khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Cho nên, người Chăm chỉ
cày cấy mỗi năm một vụ vào mùa mưa. Diện tích canh tác nơi đây không đáng kể,
còn lại phải bỏ hoang vì khô hạn. Cây gai mọc lên thành rừng, nhiều động vật có
hại như: rắn, rết… có điều kiện sinh sôi, nẩy nở, đe dọa con người. Mặc dù có
nhiều khó khăn như vậy song người Chăm ở đây không chịu đầu hàng mà họ ra sức
khẩn hoang, ngăn sông, đắp đập để đưa nước vào tưới tiêu cho cánh đồng. Nhờ vậy
diện tích canh tác được gia tăng, sản xuất được nhiều lương thực nuôi sống dân
làng và hình thành nên làng xóm, cư dân khá trù phú.
Biển Ninh Thuận dài 105 ki lô mét, được giới hạn bắt đầu từ mũi Cà Tiên
(Cam ranh) ở phía bắc kéo dài đến tận Lạc Nghiệp, Cà Ná (Phước Diêm - Ninh
Phước) giáp với Bình Thuận về phía nam. Bờ biển Ninh Thuận cao và dốc, có những
bãi cát đẹp, mịn màng như bãi biển Ninh Chữ, bãi cát Nam Cương, nhưng cũng có
bãi cát lô nhô nằm sát chân núi như bãi biển Cà Ná. Các bãi biển lại nằm sát
với cửa sông cho nên rất thuận tiện cho việc tìm nước ngọt. “Ngoài những bãi
biển đẹp và các cửa sông nước ngọt, biển Ninh Thuận còn có những hòn đảo xếp
thẳng hàng, làm bình phong cho bờ phía trong. Đó là đảo Hòn Trứng, Hòn Chụt,
Hòn Tý, Hòn Sam, Hòn Đỏ…”[22, tr.13,49] Tuy vậy, đây chỉ là những hòn đảo nhỏ
nằm trong diện tích biển rộng, nên mặt biển ở đây trống trải, cộng với vách núi
bao quanh chắn gió làm cho bờ biển Ninh Thuận không có gió bão như ở nơi khác.
Nói chung môi trường tự nhiên ở Ninh Thuận cũng mang những đặc điểm chung như
môi trường Miền Trung Việt Nam. Điều kiện môi trường tự nhiên ấy đã tác động và
hình thành nên sắc thái riêng biệt của người Chăm.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
Ninh Thuận tuy là một tỉnh nhỏ, mới được chia tách từ năm 1992, nhưng
có tới 27 dân tộc
thiểu số đang sinh sống. Trong đó hai dân tộc có số dân đông đó là dân tộc Chăm
(61.359 người) và dân tộc Raglai (47.596
người)ø[1,tr. 25].
Dân tộc Raglai sống ở miền núi, trồng
lúa rẫy, bắp, đậu và chăn nuôi bò, cừu, dê. Trước đây người Raglai sống du
canh, du cư trên các rẻo núi cao, những năm ngần đây tỉnh Ninh Thuận đã có kế
hoạch đầu tư và phát triển, định canh, định cư cho đồng bào. Tuy nhiên, do điều
kiện canh tác ở miền núi khô hạn, nên mặc dù cơ sở hạ tầng đã và đang được hoàn
thiện, nhưng đồng bào Raglai vẫn gặp nhiều khó khăn.
Từ sau khi đất nước chuyển đổi từ nền
kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhất là những năm gần đây có sự
đầu tư của Nhà nước, đời sống dân tộc Chăm đã phát triển rõ rệt. Cơ sở hạ tầng
đã được xây dựng, 100% các làng đều đã có điện, có nước sạch nông thôn, hệ
thống thủy lợi, đường giao thông đã hoàn chỉnh, toàn bộ các làng đã phủ sóng
phát thanh truyền hình và các xã đều có trường học, trạm y tế. Ở các làng Chăm
hôm nay không còn nhà tranh tạm bợ mà đã có nhà xây kiên cố, đa số các gia đình
Chăm đã có xe máy, ti vi. Một số gia đình khá giả có tủ lạnh, máy lạnh, máy
giặt, trang trí nội thất khá hiện đại. Đội ngũ trí thức người Chăm ngày càng
đông đảo. Nhưng một số làng nghề truyền thống và nghệ thuật truyền thống đang
dần mất đi, thay vào đó là những lối sống hiện đại của thời kỳ cơ chế thị
trường.
Dân tộc Kinh sống ở Ninh Thuận bằng
hai nghề chính là nông nghiệp và ngư nghiệp. Người Việt từ lâu sống ở đồng
bằng, làm nghề trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, trồng tỏi, chăn cừu, bò,
dê… Kinh tế vùng nông thôn của người Kinh cũng còn một số khó khăn, phụ thuộc
vào thời tiết, một phần cũng do công tác thủy lợi chưa hoàn thiện và đầy đủ.
1.2. Người Chăm ở Ninh Thuận
Hiện nay, người Chăm ở Ninh Thuận có dân số 61.359 người, chiếm trên 50%
người Chăm ở Việt Nam. Họ sống tập trung thành từng làng (palei) riêng biệt và
bảo lưu nhiều tập tục truyền thống như: nghi lễ, hội hè, tục cúng tế, đền tháp,
tục cưới gả, tang ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật tục, văn chương… mang bản sắc
văn hóa riêng.
Người Chăm ở Ninh Thuận sống chủ yếu ở 22 làng thuộc 13 xã của 3 huyện và
thị xã (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm) được
phân chia thành 02 cộng đồng: Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) và Chăm
Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo). Mỗi cộng đồng tôn giáo lại sống thành từng làng
riêng biệt. Trong tổng số 22 làng thì có 15 làng Chăm Bàlamôn và 7 làng Chăm
Hồi giáo. Mặc dù là dân tộc Chăm nhưng phân chia làm hai nhóm Chăm, ảnh hưởng
các tôn giáo khác nhau. Làng Chăm thường định cư trên các vùng đất gò, xung
quanh là ruộng lúa và nương rẫy. Mỗi làng có khoảng 300 - 400 hộ gia đình, các
khuôn viên nhà ở được bố trí theo hướng Bắc - Nam. Trong mỗi làng đều có một
đền thờ thần (sang Po yang) và ở đầu làng có nhà làng (sang palei). Cách làng
không xa thường có một nghĩa địa (kut, ghôr), mỗi làng đều có đơn vị quản lý
hành chính thôn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội Phụ nữ… Bên cạnh đó còn có
hội đồng phong tục (Hội đồng chức sắc) chăm lo cúng tế và cùng với chính quyền
tham gia giải quyết những vụ bất đồng của các thành viên trong làng liên quan
đến phong tục, tập quán.
Nếu như làng Chăm là đơn vị cư trú cổ truyền mang tàn dư của công xã nông
thôn thì gia đình lại là bộ phận hình thành nên đặc trưng ấy. Gia đình trong
làng Chăm được tổ chức theo hình thái gia đình mẫu hệ: thành viên cơ bản trong
gia đình được tính theo huyết thống bên mẹ, trong mỗi gia đình có người đàn bà
lớn tuổi đứng đầu gọi là“Po sang”(chủ nhà). Các gia đình có cùng chung một mẹ
sinh ra thường bố trí chung nhà trong một khuôn viên, cùng dãy với nhau. Mỗi
dòng họ có một tộc trưởng đứng đầu gọi là “akauk gơp”. Nhiệm vụ của trưởng tộc
là quản lý các thành viên, giải quyết những vấn đề thắc mắc và chăm lo tổ chức
cúng tế, những nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến tộc họ. Mỗi dòng tộc trong làng
được phân biệt nhau bằng nhiều hình thức nhưng rõ nét nhất là bằng nghĩa địa
của dòng họ mẹ (kut, ghôr) và mỗi dòng họ đều có một vật thờ tổ. Đơn vị cơ cấu
căn bản hệ thống của thân tộc của người Chăm là hệ thống gia tộc; tổ tiên được
thờ phụng là tổ tiên bên mẹ, quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út; phụ nữ
Chăm nắm quyền quyết định trong gia đình, vai trò “Cậu” được đề cao và vẫn còn
chi phối mạnh mẽ trong gia đình người Chăm hiện nay.
Nhìn chung sinh hoạt làng, gia đình, tộc họ của người Chăm phản ánh đậm nét
chế độ mẫu hệ thể hiện trên các mặt: sự phân hóa xã hội, quan hệ về gia đình và
hình thức hôn nhân; hình thái tín ngưỡng; phương thức sản xuất và sở hữu tài
sản… Chính vì vậy cơ chế xã hội truyền thống người Chăm gắn bó chặt chẽ với
nhau và được vận hành bằng luật tục. Họ sống trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết,
cùng nhau bảo vệ lưu giữ thuần phong mỹ tục và những giá trị văn hóa của tổ
tiên. Có thể nói rằng làng Chăm và gia đình Chăm là mắt xích quan trọng, gắn
liền chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hội cổ truyền bền vững, trở thành
cái nôi bảo tồn và lưu giữ văn hóa Chăm nói chung và nghệ thuật múa dân gian
Chăm nói riêng trong suốt những tháng năm thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Bên cạnh những mặt đời sống tinh thần người Chăm còn có nền nông nghiệp
phát triển khá sớm. Từ lâu họ đã biết đắp đập khai mương để trồng lúa nước mà
đến nay vẫn còn các dấu vết như các công trình thủy lợi trên giải đất miền
Trung; đập Do Linh ở Quảng Trị; đập Nha Trinh và đập Ma Rên ở Ninh Thuận. “Họ
có kỹ thuật canh tác ruộng nước khá cao, tùy theo loại ruộng như ruộng gò,
ruộng cát, ruộng sâu mà họ có kỹ thuật canh tác và sử dụng các loại giống lúa
khác nhau”[13, tr. 6 - 8]. Người Chăm làm ruộng đã biết sử dụng giống lúa ngắn
ngày, cho năng xuất cao. Các loại cây trái như ngô, ngoai lang, đậu xanh, đậu
nành, chuối, dừa, hồ tiêu… Nhờ đó mà nhân dân có hoa quả và rau xanh ăn bốn
mùa. “Bên cạnh nghề nông, người Chăm còn biết khai thác những khu rừng lớn có
các loại gỗ quý như gỗ Mun, Trầm Hương… Họ còn biết khai thác tài nguyên khoáng
sản ở xứ họ để đem bán ở xa. Người Chăm xưa còn làm nghề biển, họ là những thủy
thủ can trường, là những người buôn bán giỏi. Ngày nay nghề di biển của người
Chăm không còn nữa” [13, tr. 28 - 29].
Người Chăm xưa kia có những nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, nghề
dệt, nghề điêu khắc, luyện kim, đóng thuyền, đan lát, mây tre… Tuy nhiên một số
nghề trên hiện nay đã thất truyền, chẳng hạn như nghề đóng thuyền, mặc dù ngày
xưa người Chăm có nghề đi biển phát triển sớm và mạnh. Họ đã đóng được những
con thuyền lớn vượt biển đi các nước Trung Quốc, Mã Lai, Java… Nghề đan lát,
đóng xe trâu, đan thúng mủng… để phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp;
nghề luyện kim; điêu khắc của người Chăm ngày xưa rất nổi tiếng. “Điều này đã
được chứng minh qua các bia ký, đền tháp… Nhưng ngày nay ở Ninh Thuận nghề này
đã bị mờ nhạt và có khả năng thất truyền” [15, tr. 35,40]. Đặc biệt hiện nay
nghề làm gốm và nghề dệt thổ cẩm đang được Nhà nước quan tâm đầu tư cho nên
ngày càng phát triển mạnh, sản phẩm họ làm ra đã có mặt ở trong nước và một số
nước trong khu vực.
Nhìn chung, người Chăm có nghề thủ công truyền thống phong phú và một thời
phát triển rực rỡ. Điều này chứng tỏ ngày xưa nền kinh tế Chăm cũng phát triển
mạnh, các hình thái kinh tế đó đã góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh
thần người Chăm khá phát triển. Điều đó còn in dấu ấn đậm nét trong các điệu
múa truyền thống của người Chăm.
1.2.1. Khái quát văn hóa dân
tộc Chăm
Dân tộc Chăm là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có nền
văn hóa lâu đời, là một thành phần quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam đa dân
tộc. “Từ xa xưa, người Chăm đã xây dựng cho mình một nền văn hóa có sắc thái
riêng biệt, độc đáo và đa dạng” [6, tr.17]. Có thể nói, trong di sản văn hóa
người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ,
thành quách, bia ký… Hầu hết từ miền Trung cho đến Tây Nguyên, nơi nào có người
Chăm sinh sống họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần. Điều đó chứng tỏ tầm quan
trọng về đền tháp đối với người Chăm. Thế nhưng hiện nay, trong tổng số khoảng
250 di tích đã được người Pháp thống kê, chỉ còn 20 nhóm đền tháp với khoảng 40
công trình còn tạm đứng vững. Theo một số tài liệu cho biết, ngay vào thế kỷ
thứ V đến thế kỷ thứ VII người Chăm đã xây dựng đền tháp để thờ thần. Trước đó
tại thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) người ta đã tìm được dấu vết một ngôi đền bằng
gỗ thờ thần Siva. Tiếp theo đó là vào thế kỷ XVII các đền tháp Chămpa tiếp tục
ra đời mang nhiều phong cách khác nhau như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên
Đàn, tháp Dương Long, tháp Bạc, Bình Lâm, Hưng Thạnh, tháp Pô Klongirai… tất cả
các tháp được xây dựng để thờ ba vị thần chính: Siva; Vishnu; Brahma. Về sau
tháp Chăm ngoài thờ thần Aán giáo họ còn thờ các vị vua Chăm như tháp Pô
Klongirai, Pô Rômê, Hoà Lai ở Ninh Thuận.
Người Chăm đã sáng tạo nên một kho tàng văn học dân gian rất phong phú,
trong đó không chỉ có các loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian mà còn có
những truyện cổ tích, truyền thuyết (dalical), thơ (ariya) và ca dao tục ngữ…
“Loại hình văn chương Chăm đã được nhiều người biết đến như: Dêwa Mưno, Inra
Patra, Ariya Klang anak… các truyện kể về Plăm dit, Plăm lak, sự tích bò thần
Nandin, nàng Uùt, Vua Patau Tabai và Nàng Ngà… Phần lớn các tác phẩm văn chương
Chăm đều tập trung phản ánh ước vọng của con người trong lao động, trong cuộc
sống sinh hoạt, tình yêu lứa đôi và chiến đấu chống những bất công trong xã
hội, đối nhân xử thế, hướng con người tới cái thiện và ước mơ có một cuộc sống
thanh bình êm ả” [6, tr.14,15].
Cùng với nền văn học, người Chăm còn có một loại hình ca, múa, nhạc dân
gian giàu bản sắc dân tộc. Trong loại hình ca, múa, nhạc thì loại hình múa
truyền thống chiếm vị trí quan trọng. “Múa Chăm có mặt trên các đền tháp, tượng
thờ như: tượng thần Siva, Vũ nữ Ápsara, múa Chăm còn hiện diện ở các đền tháp
trong mỗi dịp cúng, tế, trong các lễ hội như lễ Katê, lễ hội múa đầu năm, lễ
hội múa lớn… Tùy theo nghi lễ, đối tượng thờ thần thánh, điệu trống lễ khác
nhau thì họ có những điệu múa, trang phục, đạo cụ khác nhau, người Chăm có hệ
thống nhạc cụ như trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai, Chiêng, Kanhi, Rabap…
với nhiều điệu nhạc khác nhau. Tùy theo lễ cúng mà họ sử dụng loại nhạc cụ và
điệu trống lễ khác nhau” [12, tr.15,20]. Tuy nhiên, múa, nhạc Chăm không những
phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà nó luôn gắn liền với lễ nghi tín
ngưỡng, tôn giáo, gắn với lễ hội. Đi đôi với múa, trong âm nhạc người Chăm còn
có những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng, như điệu hát Vãi chài, các làn điệu
hát đối đáp, các điệu dân ca ân tình, dân ca, hát dao duyên… Những điệu dân ca
chủ yếu phục vụ trong lao động trong tình yêu đôi lứa và trong cuộc sống hàng
ngày. Dân tộc Chăm cũng như một số các dân tộc khác đã có một nền văn hóa bản
địa, nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa “phi Hoa, phi Aán”
mang nặng tín ngưỡng của nông nghiệp lúa nước, chứa đựng đầy đủ tín ngưỡng dân
gian của các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù ngày xưa người Chăm đã
tiếp nhận nhiều tôn giáo, nhưng cũng chính những yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp
lúa nước ấy đã bản địa hóa rất nhiều yếu tố văn hóa tôn giáo của dân tộc Chăm.
Trải qua hơn 15 thế kỷ tồn tại và phát triển trên giải đất miền Trung Việt
Nam, với điều kiện lịch sử xã hội và môi trường tự nhiên có nhiều bất cập, khó
khăn, nhưng người Chăm vẫn không ngừng sáng tạo và gìn giữ cho mình một nền văn
hoá đa dạng và độc đáo.
1.2.2. Dân số, địa bàn cư trú
“Theo thống kê, trong tổng niên giám Đông Dương năm 1907 - 1908, dân số
miền Trung Việt Nam là 2.624.200 người, trong đó người Chăm ở Ninh Thuận và
Bình Thuận là 15.000 người” [13, tr.14]. “Theo số liệu của Bá Trung Phụ trong cuốn
“ Hôn nhân và gia đình Chăm” trên kết
quả điều tra dân số năm 1940, dân số người Chăm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận
là 15.870 người” [16, tr.7]. “Nếu dựa theo số liệu này thì hơn 30 năm, dân số
Chăm hầu như tăng không đáng kể. Mặc dù người Chăm sinh đẻ rất nhiều và trong
giai đoạn này lại không có biến cố gì lớn về lịch sử” [dẫn theo 1.tr, 27].
“Theo điều tra dân số ngày
01/4/1999, người Chăm ở Việt Nam có số dân 137.133 người. Trong đó ở Ninh Thuận
là 61.359 người, Bình Thuận là 29.359 người, Bình Định; Phú Yên là 20.687
người, Châu Đốc – An Giang có 23.285 người, ngoài ra người Chăm còn sống rải
rác ở một số nơi khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh với số dân
khoảng 3000 người” [dẫn theo 1,tr.29]. “Theo các số lượng ở trên thì người Chăm
ở Ninh Thuận hiện nay có số dân đông nhất nước, chiếm trên 50%. Cư trú tương
đối tập trung ở 22 làng thuộc 13 xã trong 04 huyện, thị xã. Đông nhất là ở
huyện Ninh Phước có 48.137 người, huyện Ninh Hải có 10.319 người, huyện Ninh
Sơn có 1.527 người còn lại ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm là 1.376 người” [2,
tr. 10,15].
Người Chăm theo đạo Bàlamôm (Ahiêr) cư trú ở 16 làng, trong đó có một làng
sống xen cả người Chăm Bàlamôn (Ahiêr) và người Chăm Bàni (Awal) đó là làng Phú
Nhuận. Người Chăm Bàni sống tập trung ở 6 làng, trong đó có 01 làng có cả Chăm
Bàni (Hồi giáo bản địa hoá) và Chăm Islam (Hồi giáo chính thống). Khoảng hơn
38.000 người Chăm Bàlamôn sống tập trung ở 16 làng và chia theo ba khu vực đền
tháp để thờ tự, được phân chia theo khu vực cộng đồng tôn giáo. Hiện nay Ninh
Thuận có 37 vị Pà Xế (chức sắc Bàlamôn), trong đó có 03 vị cả sư PôXà (Ppo
dhia) phụ trách ba khu vực cộng đồng tín đồ và chịu trách nhiệm cúng lễ ở ba khu vực đền tháp: khu vực tháp
Pô Rô Mê (Ppo Rame), với 06 làng thuộc huyện Ninh Phước gồm: Hậu Sanh, Hiếu
Thiện, Vụ Bổn, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Phước Lập; khu vực đền Pô I nư gar (Ppo Inư
Nưgar) gồm 03 làng: Hữu Đức, Như Bình và Bầu Trúc; khu vực tháp Pô klongirai có
07 làng gồm: Hiếu Lễ, Chắt Thường, Phú Nhuận, Hoài Trung, Phước Đồng và Thành
Ý.
1.2.3. Đặc điểm tín ngưỡng và
tôn giáo
- Đặc điểm tín ngưỡng
Tín ngưỡng của người Chăm phong phú đa dạng, là bộ phận cấu thành nền văn
hóa Chăm. Tín ngưỡng của người Chăm chi phối sâu sắc trong đời sống cộng đồng
và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. “Tín ngưỡng sơ khai; tín ngưỡng liên
quan đến thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp; tín
ngưỡng lễ nghi vòng đời… Hiện nay trong đời sống văn hóa của người Chăm vẫn còn
tồn tại hình thức “tô tem giáo” thể
hiện qua thờ các loại cây; thờ dòng núi và dòng biển của các dòng họ Chăm.
Ngoài lễ nghi liên quan đến vòng đời người như: lễ cúng đứa trẻ mới sinh; đám
cưới; đám tang; lễ nhập kút… Người Chăm còn có các lễ nghi nông nghiệp: cúng
thần lúa; lễ xuống cày; lễ đắp đập khai mương” [18, tr.34].
Từ sự phong phú và đa dạng về lễ nghi tín ngưỡng, người Chăm hình thành một
tầng lớp thầy cúng dân gian. Theo số lượng thống kê của Trung tâm văn hoá Chăm,
hiện nay Ninh Thuận có khoảng 22 thầy cúng đuổi tà ma, 13 thầy Kadhar (thầy kéo
đàn Rabap), 09 thầy Ka-ing (thầy bóng) và 36 thầy Mưduôn (thầy vỗ trống
Paranưng). Hiện nay tầng lớp thầy cúng tín ngưỡng này đã có tuổi đời 60 - 80
nhưng chưa có người kế tục. Vì tuổi già họ đã lần lượt ra đi đã kéo theo sự
biến mất một số lễ nghi Chăm như lễ đuổi tà ma, chữa bệnh bằng bùa chú và một
số lễ nghi nông nghiệp khác. Ngày nay, tín ngưỡng Chăm tuy một số không còn phù
hợp với cuộc sống nữa, nhưng từ lâu nó đã là một bộ phận không thể thiếu trong
đời sống tâm linh của dân tộc Chăm.
-
Đặc điểm tôn giáo
Đã từ lâu, khi nói đến tôn giáo người Chăm, các nhà nghiên cứu thường chia
tôn giáo dân tộc Chăm thành ba nhóm khác nhau: Chăm Bàlamôn, Chăm Hồi giáo Bà
Ni và Chăm Hồi giáo mới Islam. Cho đến nay cộng đồng người Chăm không tự gọi họ
là Chăm Bàlamôn hay Chăm Hồi giáo, mà họ chỉ gọi theo cách gọi truyền thống của
họ là Chăm Ahiêr, để chỉ Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo hay chỉ gọi đơn giản là
“Chăm” và gọi người Chăm Bàni là Chăm Awal. Người Chăm Ahiêr có thờ cúng tổ
tiên, xây dựng đền tháp để thờ vua, thờ thần. Còn tục thờ thần Siva Aán Độ đã
mờ nhạt, chủ yếu là thờ các vị anh hùng dân tộc. Người Chăm Ahiêr làm lễ hội
múa Rija, tổ chức lễ hội Katê khi chết làm đám hoả táng, làm lễ nhập Kút. Còn
Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng hồi giáo) khi chết làm đám địa táng, cũng làm lễ hội
múa Rija, xây dựng thánh đường (Sang Mư Gik) thờ thánh Alla, tổ chức lễ hội
Ramưwan.
Ngoài tín ngưỡng bản địa, người Chăm có ảnh hưởng nhiều tôn giáo khác từ
bên ngoài vào như Bàlamôn giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Mỗi tín ngưỡng du nhập
vào người Chăm ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau và ảnh hưởng mức độ đậm nhạt
khác nhau. Ngoài việc ảnh hưởng Bàlamôn giáo và Hồi giáo thì vào thế kỷ IX,
Phật giáo cũng chiếm vai trò quan trọng, một thời trong đời sống các Vương
triều Champa.
Ngay từ đầu công nguyên, cùng với văn hóa Aán Độ, đạo Bàlamôn được truyền
vào Chămpa và được người Chăm tiếp nhận. Còn Hồi giáo du nhập vào Champa muộn
hơn so với đạo Bàlamôn. “Theo một số tư liệu ở một số vùng biển phía nam
Champa, người ta đã tìm thấy hai tấm bia có niên đại 1025, 1039.p. Tác giả
Ravaisse đã dịch nội dung hai tấm bia này và khẳng định vào thế kỷ X-XI các
thuyền buôn của các nước A Rập, Ba Tư, những người theo đạo Hồi đã có mặt ở
Chămpa và có quan hệ buôn bán với cộng đồng người Chămpa ở ven biển miền trung”
[13, tr.13].
Bên cạnh người Chăm Awal – ảnh hưởng Hồi giáo, người Chăm Ninh Thuận còn
một nhóm Chăm Hồi giáo chính thống gọi là “Chăm Islam”. Hiện nay họ có khoảng
2000 tín đồ, thành lập 03 thánh đường riêng, sống rải rác ở các thôn Văn Lâm,
Phước Nhơn, An Nhơn. Họ đã từ bỏ tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh ở các đền
tháp Bàlamôn và lễ nghi tín ngưỡng bản địa. Họ chỉ tôn thờ duy nhất một thánh
Alla.
Trong lịch sử, hai nhóm Chăm Bàlamôn và Bàni đã có xung đột, đối lập nhau
trong khoảng thời gian dài và để giải quyết mâu thuẫn đó, cộng đồng người Chăm
ở Ninh Thuận và Bình Thuận đã biết tận dụng quan niệm lưỡng hợp âm dương để
dung hòa hai nhóm Chăm. Đây là hai mặt đối lập nhưng lại thống nhất với nhau.
Do vậy, giữa Chăm Ahiêr và Chăm Awal tuy hai nhưng lại là một, họ gắn bó chặt
chẽ với nhau không thể tách rời. Sự gắn kết này được biểu hiện ở các nghi lễ,
sắc phục, tục cúng lễ… và có cả quy định chung về những điều luật, nhằm thống
nhất với nhau trong hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng.
Tiểu kết
Ninh Thuận là một vùng văn hoá có nhiều điểm đặc thù về điều kiện địa lý,
khí hậu và xã hội nhân văn, đã trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử
với nhiều nếp gẫy văn hoá, những yếu tố văn hoá biển, văn hoá núi, văn hoá
trồng lúa nước của các dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất vốn ít mưa,
nhiều nắng quanh năm hạn hán hoành hành. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
ngày nay tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng đem đến
nhiều lợi ích cho nhân dân trong tỉnh. Mặc dù với điều kiện môi trường tự
nhiên, lịch sử, sự giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực như thế, nhưng
người Chăm ở Ninh Thuận với sự vận động theo thời gian để tiếp nhận rất nhiều
hình thức tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Bàlamôn giáo, Bàni, Islam.
Tín ngưỡng Chăm tuy một số không còn phù hợp với cuộc sống nữa, nhưng từ lâu nó
đã là một bộ phận không thể thiếu đối với đời sống tâm linh của người Chăm.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu của vùng đất Ninh
Thuận, những điều kiện về xã hội nhân văn như lịch sử, quá trình vận động tiếp
biến và hoà nhập văn hoá là cơ sở hình thành nên sắc thái văn hoá của người
Chăm nói riêng và của vùng đất Ninh Thuận nói chung, trong đó có nghệ thuật múa
truyền thống Chăm.
Chương 2
NGHỆ THUẬT MÚA
TRUYỀN THỐNG CHĂM Ở NINH THUẬN
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Nghệ thuật múa truyền
thống Chăm
Truyền thống là sự nối tiếp từ cái xưa đến cái nay, trải qua nhiều thế hệ
được vun đắp, xây dựng và được gìn giữ trong nhân dân.“Múa truyền thống cũng
vậy, là những điệu múa qua nhiều thế hệ. Nhiều thế hệ trong xã hội kế tiếp nhau
sáng tạo ra những điệu múa có từ thời xa xưa đến những điệu múa của ngày hôm
nay đều xuất phát từ múa truyền thống” [5, tr.25]. Dân tộc Chăm thời cổ đại là
một dân tộc sớm có nền văn hoá phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á. Do đó nghệ thuật
múa truyền thống Chăm có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn
hoá của xã hội nói chung và dân tộc Chăm nói riêng. Tác giả tạm thời phân chia
các loại hình múa truyền thống Chăm ở Ninh Thuận như sau:
Một là: Múa trong các nghi
lễ dân gian và nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo. Đó là các điệu múa trong các lễ
hội: lễ hội Rija Nưgar, Rija Harey, Rija Dayaup, Rija Pruang và lễ cúng tế thần
linh Puis, Payak. Theo cách gọi của GS.Nguyễn Từ Chi là múa “thiêng”.
Hai là: Múa trong sinh
hoạt hội hè. Như các điệu múa quạt, múa khăn, múa đoa pụ và những tác phẩm múa
đang phát triển trong các phong trào văn nghệ quần chúng, trên sân khấu chuyên
nghiệp trong thời kỳ hiện nay.
Trong những năm gần đây, trên cơ sở múa truyền thống, cổ truyền, các nghệ
nhân Chăm còn sáng tạo thêm nhiều điệu múa mang tính chất dân gian đặc sắc như:
múa “Đoa pu”ï, múa “Ra khơi”, múa “Dâng lễ”…“Một điều đáng lưu ý là múa của
người Chăm hiện nay còn lại không ít những yếu tố có nguồn gốc Aán Độ. Hay
trong một số điệu múa dân gian của người Chăm cũng có nét giống với một vài
điệu múa cổ của Aán Độ, và Aán Độ cũng có điệu múa dân chài Kôliahk và điệu
Karakun (múa đội hũ gạo trên đầu) kiểu như múa “Vãi chài” và múa “Đoa pu”ï của
người Chăm” [10,tr.51]. Tất nhiên chỉ rõ đâu là yếu tố Aán Độ trong múa của
người Chăm hiện nay là một việc làm rất khó khăn. Vì sau cả hàng nghìn năm, ảnh
hưởng các yếu tố Aán Độ đã hoà nhập vào những yếu tố truyền thống văn hóa bản
địa của người Chăm từ lâu.
“Trong nghệ thuật múa hiện đại của người Chăm, chúng ta rất ít thấy ảnh xạ
của truyền thống Aán Độ. Thế nhưng, việc tổ chức múa vào dịp cúng lễ các thần
trên tháp hay việc phong chức cho các vũ nữ, việc luyện tập lâu năm của các vũ
nữ, tính chức năng và biểu tượng của những loại múa có thể là những gì còn lại
của truyền thống Aán Độ xưa trong nghệ thuật múa hiện đại của người Chăm” [10,
tr. 66]. Cho đến nay các loại văn bản không nói rõ về âm nhạc và múa của vương
quốc Champa. Vì thế, nguồn tư liệu duy nhất giúp chúng ta hiểu về nền âm nhạc
và múa Chămpa chính là những hình điêu khắc, những phù điêu. Từ đó ta có thể
phần nào hình dung ra được bức tranh về nghệ thuật múa và âm nhạc thời xa xưa
của người Chăm.
Với kho tàng văn hoá phong phú lâu đời như: nền điêu khắc, kiến trúc hấp
dẫn, tuyệt tác. Có thể thấy rằng trong kho tàng văn hoá truyền thống Chăm có
hình thái nghệ thuật múa cung đình. “Múa là một dạng nghệ thuật giống như các
ngành nghệ thuật khác, phản ánh thực tiễn bằng các hình tượng nghệ thuật và
nhiệm vụ cơ bản của nó cũng giống như nghệ thuật nói chung. Chỉ có như vậy, múa
mới tồn tại như là một hiện tượng xã hội”[11, tr.41]. “Do nhiều biến động lịch
sử phát triển của dân tộc Chăm, nhất là từ
khi vương quốc Chămpa tan rã, chúng ta chỉ còn ghi nhận lại múa cung đình ở một
ít sử sách, qua bia ký ở các tháp cổ. Vì thế không đủ chứng minh cho chính bản
thân múa cung đình” [11, tr.43]. Vì vậy, trong khoá luận này tác giả chỉ đề cập
tới múa thiêng (trong nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp, tôn giáo), múa hội hè và
những tác phẩm múa trên các sân khấu chuyên nghiệp. Còn múa cung đình không đủ
cứ liệu, không đủ cơ sở cho nên tác giả không đề cập đến.
Nói đến múa là phải nói đến âm nhạc. “Bởi âm nhạc là linh hồn là nhịp đập
trái tim đối với múa cho nên vai trò của âm nhạc vô cùng quan trọng trong nghệ
thuật truyền thống, nhất là đối với những nghi lễ và hội lễ mang tính chất tôn
giáo, tín ngưỡng như: Lễ cúng tế thần linh Puis, Payak… Tùy theo tính chất của
buổi lễ, các hình thức sinh hoạt khác nhau mà người Chăm dùng những nhạc cụ
khác nhau cho phù hợp với hội lễ” [10, tr.46]. Trong các nhạc cụ gõ của người
Chăm đáng kể nhất là hai loại trống Ginăng và trống Paranưng; bộ hơi có kèn
Saranai; bộ dây có đàn Kanhi (một loại đàn giống như đàn nhị, hộp cộng hưởng
được làm bằng mai rùa) [phụ lục số 1,2,3]. Số nhạc cụ của người
Chăm không nhiều, song từng loại nhạc cụ khi hợp lại thành dàn nhạc có thể diễn
đạt được nhiều loại âm thanh cao thấp khác nhau, nhiều loại giai điệu khác
nhau, phù hợp với tính chất của từng nghi lễ, từng hội hè.
Trong khoá luận này tác giả xin khái quát về những loại nhạc cụ cơ bản, có
vai trò quan trọng trong hệ thống nhạc cụ truyền thống.
Kèn Saranai
Đây là nhạc cụ thổi
bằng hơi, cấu trúc gồm 3 phần gắn liền nhau: phần chuôi (gali) làm bằng đồng,
bên trong có gắn lưỡi gà bằng lá buông, dùng để thổi; phần thân (rup), làm bằng
gỗ, đục rỗng bằng lỗ chính phía trên và một lỗ phụ ở phía dưới để điều khiển
các nốt nhạc; phần thứ ba là loa kèn, làm bằng gỗ quý, sừng trâu hoặc ngà voi,
ruột rỗng. Đây là phần phát ra âm thanh. Kèn có 5 nốt chính tương đương với 5
nốt: đồ, pha, sol, la, rê. Và, cũng là tượng trưng cho 5 ngũ quan của con
người. Kèn Saranai được coi như là phần đầu của cơ thể người [xem phụ lục số 3].
Trống Ginăng
Trống Ginăng là loại trống dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để
nghiêng nằm chéo nhau. Thân trống thường làm bằng gỗ lim, khoét rỗng bên trong,
dài khoảng 0,70m, hơi phình ở giữa. Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da dê,
đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là Chang
(mặt dương), vỗ bằng tay có hai âm chính: “tớ”, “tìn”. Mặt lớn còn lại căng da
trâu, đường kính 0,28m, mặt này là mặt chính của trống, người Chăm gọi là Băm (mặt âm) có hai âm chính: “dìn”,
“gleng” và đánh bằng dùi gỗ hơi cong hình lưỡi liềm. Trống này tượng trưng cho
đôi chân của người Chăm [xem phụ lục số
1].
Trống Paranưng
Trống Paranưng là loại trống tròn, bịt da một mặt, đường kính khoảng 0,45m.
Mặt trống bịt da trâu, thân trống bằng gỗ. Xung quanh thân trống đục 12 lỗ, mỗi
lỗ được giữ chặt bằng mỗi con nêm và có quấn dây mây xung quanh. Đây là bộ phận
tăng giảm của âm thanh và nốt nhạc của trống. Trống có 3 âm chính: “tăm”,
“tắc”, “tằm”. Trống Paranưng được coi là vật thiêng, là vật tổ của thầy Mưduôn
– thầy chủ trì cúng lễ như hệ thống lễ hội Rija…Trống được vỗ ở tư thế ngồi,
đặt trống vào đùi, ôm sát vào ngực và dùng hai tay vỗ vào mặt trống. Trống
Paranưng người Chăm xem như biểu trưng cho lồng ngực và bụng, là biểu hiện cái
tâm của con người [xem phụ lục 2].
Ba nhạc cụ trên được
coi là những nhạc cụ cơ bản, biểu tượng cho 03 phần của cơ thể người gồm: đầu,
bụng và chân. Những loại nhạc cụ này luôn phải có mặt và gắn bó chặt chẽ trong
lễ hội Chăm.
Đàn Kanhi (Ga nhi).
Đàn Kanhi giống như đàn nhị, hộp cộng hưởng được làm bằng mai rùa. Trong bộ
nhạc cụ của tộc người Chăm, đàn Kanhi là một nhạc cụ đơn chiếc vì nó không đi
chung với bất cứ loại nhạc cụ nào trong các lễ, trừ người hát lễ và tiếng vỗ
tay khi có múa lễ.
Đàn Kanhi là loại đàn kéo có hai trục
lên dây bằng gỗ, giống như cần đàn Hồ, đàn Gáo vậy. Đàn thường được trạm trổ và
trang trí bằng các tua màu đỏ ở cần đàn. Dây đàn bằng nhợ chắc (sợi bện) hoặc
bằng cước. Cung kéo đàn bằng mây, sợi dây trương cung bằng đuôi ngựa, bầu đàn
bằng mai con rùa. Mai rùa lớn hay nhỏ sẽ tạo nên đàn Kanhi Praung (Hồ) hay hoặc
Kanhi Sít (Nhị). Nhạc đàn kanhi chủ yếu dùng để đệm giọng cho ông Kathành hát
lễ. Trước khi sử dụng đàn phải được xông trầm và làm phép để “khai từ”.
Đàn
Rabap
Cũng tương tự cùng
họ với đàn Kanhi nhưng chỉ được sử dụng đơn chiếc. Rabap vừa là vật tổ môn phái
của thầy Kadhar – thầy tín ngưỡng dân gian Chăm thờ thần mặt trời. Sử dụng chủ
yếu là để hoà âm với các bài thánh ca, ca ngợi các vị thần trên trời ở lễ hội
như: lễ cúng tế thần linh Puis, Payak. Cả hai loại đàn này đều có hai âm chính
là: “kò” và “kí”. Khi diễn tấu thầy Kadhar phải ngồi xếp bằng đặt tay lên đùi,
tay phải kéo cánh cung, tay trái điều khiển nốt nhạc.
Trong các loại nhạc cụ chính nêu ở trên, nhạc cụ Chăm còn một số nhạc cụ
nữa như: Chiêng (cheng), Tù và (săng), trống Hagar (trống cái), Lục lạc (kà
rồng), đàn Ka pin 6 dây, khèn Rakle… nhưng các loại nhạc cụ này không quan
trọng bằng trống Ginăng, Paranưng, kèn Saranai và đàn Kanhi, Rabap.
2.1.1. Nguồn gốc sự hình thành
nghệ thuật múa truyền thống Chăm
Trải qua quá trình phát triển của loài người và từ khi xã hội có sự phân
chia giai cấp thì nghệ thuật múa truyền thống được sử dụng vào mục đích khác
nhau, đồng thời cũng nẩy sinh những lý luận khác nhau về nguồn gốc, điều kiện
môi trường, hình thái đặc trưng, thể loại nghệ thuật múa. “Ngay từ thời kỳ
chiếm hữu nô lệ, tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành và phát triển, nghệ thuật
múa cũng được sử dụng vào mục đích tín ngưỡng tôn giáo”[4,tr.9]. Có nhiều học thuyết khác nhau về nguồn
gốc, theo học thuyết “Bản năng sinh vật
bắt chước du hí, khoái cảm”cho rằng: “Nghệ thuật múa của con người cũng như
tiếng chim hót của con chim, điệu múa của con công chỉ là xuất phát từ bản năng
hấp dẫn giống khác”[4,tr.37]. Theo học thuyết “duy vật” thì: “Nguồn gốc nghệ thuật múa xuất phát từ lao động sáng
tạo của con người. Từ những động tác thô sơ trong cuộc sống lao động hái lượm,
săn bắt thời nguyên thuỷ, nghệ thuật múa đã hình thành và phát triển. Sự phát
triển của nghệ thuật múa gắn liền với sự phát triển của lao động có sáng tạo”[4,tr.42]. Nghệ thuật múa chỉ được sản sinh ra từ
lao động và khi bộ óc của con người phát triển thì ý thức và sự nhận biết xung
quanh càng tiến bộ. Khi ấy con người mới sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật được
đầy đủ hơn. Nghệ thuật múa là bộ phận của hình thái ý thức xã hội. Nó ra đời là
nhu cầu cần thiết của đời sống con người cần biểu đạt nhận thức, hoạt động, tư
tưởng tình cảm của mình. “Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ
thuật sớm nhất của loài người. Khi con người mới thoát khỏi loài vượn, tiếng
nói chưa hình thành rõ rệt và chưa phát triển thành hệ thống nên ngôn ngữ múa
đã trở thành nhu cầu của xã hội nguyên thuỷ”[4, tr.43].
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm cũng vậy. Nó ra đời sớm so với các loại
hình nghệ thuật khác của người Chăm, nó tồn tại, phát triển theo tiến trình
lịch sử, văn hoá và sự phát triển của dân tộc. Ngay từ thủa bình minh, nghệ
thuật múa truyền thống Chăm đã hiện diện như một nhu cầu thiết yếu không thể
thiếu vắng trong đời sống tinh thần của người Chăm thời kỳ ấy và cứ như vậy
phát triển ngày một hoàn thiện về tính thẩm mỹ và trở thành một loại hình nghệ
thuật gắn bó với cuộc sống của con người, qua các giai đoạn lịch sử.
*
Thời kỳ chưa có sự tiếp xúc, giao thoa
với nền văn hoá Aán Độ
Ơû thời kỳ này người Chăm cũng có nền văn hoá bản địa nằm trong cơ tầng văn
hoá Đông Nam Á, mang nặng dấu ấn của tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, chứa đựng
trong mình đầy đủ loại hình tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Đông Nam Á.
Chắc chắn từ thời xa xưa, cũng như các dân tộc khác, dân tộc Chăm cũng có một
nền nghệ thuật múa của riêng mình. Vì nguồn gốc nghệ thuật múa của loài người
xuất hiện rất sớm và nó không chỉ dành riêng cho dân tộc nào mà là hiện hữu
chung cho cả loài người. Dân tộc Chăm thủơ xưa cũng vậy, cũng có những điệu múa
có tính chất bản địa như: múa Vãi chài, múa Đoa pụ, múa Bắn chim, săn bắt…
những động tác múa nhằm tái tạo, mô phỏng lại những cảnh sinh hoạt và lao động
hàng ngày của họ. Quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ phương Đông nói chung,
phụ nữ Chăm nói riêng là dịu dàng, khoan thai, e lệ, kín đáo. Do vậy cấu tạo
những động tác múa nữ của người Chăm thường bước nhỏ, mềm mại, uyển chuyển, rất
ít động tác nhẩy cao, bước dài, đá lớn.
Xuất phát từ phong tục, tập quán riêng trong sinh hoạt, trong đời sống. Từ
đó một phần nào cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật như: các điệu múa Chăm không thấy
có loại múa chung nam, nữ. Hay những phong tục, tập quán, hội hè, đình đám, ma
chay, mùa màng… cũng có tác động vào sự hình thành nên nghệ thuật múa truyền
thống. Bởi vậy, người Chăm có khá nhiều điệu múa thể hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ.
Những điệu múa đó được sáng tạo ra nhằm
phản ánh và phục vụ những tập tục truyền thống của dân tộc như: múa đuổi nắng
cầu mưa, đuổi tà ma, múa cầu mùa, được mùa, xuống đồng… phần lớn đều mang nội
dung và nghi thức của phong tục, tập quán.
* Thời kỳ tiếp xúc,
giao thoa với nền văn hoá Aán Độ
Thời kỳ này tín ngưỡng bản địa của người Chăm có sự thay đổi, kéo theo là
sự ảnh hưởng đến nghệ thuật múa. Văn hoá Aán Độ nói chung và Bàlamôn, Aán Độ
giáo nói riêng rất đề cao nghệ thuật múa, điều đó thể hiện ở các phù điêu,
tượng đá có khắc các vị thần như: thần Brahman, Siva, Vishnu đã trở thành các
vị thần được người Chăm tôn thờ. Các điệu múa, điệu nhạc trong nghi lễ tín
ngưỡng, thờ các thần nước, thần chim, thần núi, thần biển… của dân tộc Chăm
cũng dần được hoà vào trong tôn giáo. Cũng chính vì thế đã hình thành loại múa
tín ngưỡng tôn giáo trên cơ sở múa sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Có thể nói
múa tôn giáo đã hình thành và phát triển ở thời điểm này, kéo theo sự hình
thành các tầng lớp tăng lữ, có tính chuyên môn hoá để điều hành các nghi lễ tôn
giáo, tín ngưỡng và các loại hình ca, múa, nhạc.
Trong quá trình lịch sử của người Chăm, luôn có sự biến đổi và tiếp nhận
nhiều tôn giáo khác nhau. Tiến sĩ Ngô Văn Doanh gọi lịch sử các tôn giáo Chămpa
là sự “hỗn dung tôn giáo”. Người Chăm
tiếp nhận văn hoá Aán Độ thông qua các tôn giáo như: Phật giáo, Bàlamôn giáo và
Aán Độ giáo. Vì vậy, múa Chăm chịu ảnh hưởng của các tôn giáo. Văn hoá Chăm
trải qua quá trình bản địa hoá các tôn giáo mà người Chăm tiếp nhận, hình thành
cho mình một kiểu tôn giáo của dân tộc, tôn giáo địa phương. Quá trình bản địa
hoá văn hoá Aán Độ và từ đó có sự biến đổi về nghệ thuật múa. Vì vậy, múa Chăm
là sự hỗn dung của các quan niệm tôn giáo có nguồn gốc Aán Độ với truyền thống
văn hoá bản địa. Theo TS. Phan Quốc Anh, qua những gì còn lại ở các bia ký, phù
điêu, tượng đá có thể thấy rằng, trong quá trình lịch sử các tiểu vương quốc
Chămpa xưa tiếp nhận cả Bàlamôn cổ đại thời kỳ Vê đa, cả Phật giáo và cả Aán Độ
giáo (Hun du). Theo các nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, càng về sau người Chăm
càng ngả dần theo Shiva giáo, đó là các phù điêu biểu tượng của thần Shiva, các
phù điêu Vũ nữ Trà kiệu, Aùpsara là một tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc
Chăm. Là một biểu tượng vũ nữ nhưng lại mang dương tính với trang phục gần như
loả thể. Có dáng múa mềm mại (âm tính) lại vừa là dáng thế võ (dương tính).
Gương mặt vũ nữ có nét thánh thiện, lông mày xếch, môi dày thể hiện nhân chúng
Chăm. Đôi chân quỳ khuỵ xuống phía phải vừa có dáng múa vừa là thế xuống tấn.
Tay trái vắt chéo xuống dưới ngực vừa che phần dưới vừa là thế múa độc đáo. Tay
phải cong giơ lên cao, khuỳnh theo đầu sang trái vừa là thế tấn công, vừa tạo
dáng cân đối. Với nửa thân trước eo thon nghiêng sang phải ngược chiều với cánh
tay trái. Toàn thể bức tượng là một khối hoàn chỉnh đến tuyệt mỹ cả về ý nghĩa
biểu tượng tôn giáo, cả về luật tạo hình dáng múa. Các nhà biên đạo múa đã sử
dụng dáng múa này để sáng tác ra các điệu múa và thường đạt tên là múa “Siva”,
múa “Tượng tháp”[Xem phụ lục số 12].
Trải qua quá trình lịch sử và biến
đổi của dân tộc, những điệu múa Chăm ngày càng được phát triển liên tục từ thế
hệ này qua thế hệ khác và hầu như ngày càng được hoàn thiện, vững vàng, cô đọng
hơn về động tác và hình thể. Có những điệu múa dân gian đã trở nên nổi tiếng,
được sinh ra từ cuộc sống riêng của dân tộc và phản ánh mọi sinh hoạt cũng như
tinh thần và đặc trưng của dân tộc. Nói lên niềm hạnh phúc, nỗi ao ước, mong
muốn của con người, sự kín đáo, tính tự chủ trong cuộc sống mà nhân dân có
nhiều bao nhiêu, thì múa có tính tự chủ, tính nguyên chất và sáng tạo bấy
nhiêu.
Ngày nay, trong thực tế nghệ thuật múa Chăm còn tồn tại trong cộng đồng dân
tộc Chăm là múa dân gian; múa tín ngưỡng dân gian và một phần nhỏ múa tôn giáo.
Còn múa cung đình chỉ tồn tại ở các pho tượng, các bức điêu khắc và được nhân
cách hoá trên sân khấu của các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, do các nhà biên
đạo “sáng tạo” ra mà thôi.
2.1.2. Múa Thiêng (Múa trong một số lễ hội)
Múa thiêng có mặt trong tất cả các nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng tôn
giáo, tín ngưỡng nông nghiệp, ở các hình thái cầu cúng. Nhưng một điệu múa cụ
thể bao giờ chẳng là của chung của một dân tộc. Dân tộc Chăm cũng vậy, họ sáng
tạo ra hay tiếp thu được và truyền tay từ đời này nối tiếp đời kia tạo thành
truyền thống có sắc thái riêng, độc đáo riêng của người Chăm. Hơn nữa bao giờ
nó cũng đáp ứng một nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, tạo nên nét văn hóa
của dân tộc, nó là truyền thống tập thể. Và, GS Nguyễn Từ Chi có nói:“cái nhịp điệu bên trong của múa thiêng
không phải sinh ra từ sức nóng lên bất thần của bản năng một cá nhân, mà là một
hoài vọng chung được tích tụ trong từng điệu múa và được bản năng của từng
người bắn lên thành nhịp điệu vào
những giờ cao điểm của sinh hoạt cộng
đồng” [8, tr.347]. “Múa thiêng còn biểu hiện đà phấn khích thúc đẩy con người
hợp nhất đồng loại và thần linh của mình, trong một thế vẹn toàn lôi cuốn được
con người tự vươn lên bản thân”[8, tr.351]. Ơû trong lễ hội Rija Nưgar người ta
múa điệu đạp lửa, múa phồn thực… trong lễ hội Katê có ông thầy cả sư tắm tượng
thần cũng mô tả qua động tác múa, trong các nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp múa
mô phỏng gieo hạt lúa…
GS Nguyễn Từ Chi còn nhận định: “Qua múa thiêng, cá nhân chỉ còn là một đơn
vị không đáng kể, trong một đơn vị phức hợp được gắn chặt bằng sức cộng cảm của
mọi người và từ trong đó mọi người đều rút ra cảm giác về cái kỳ vĩ thoáng qua
của mình. Bước ra khỏi vòng múa cá nhân tưởng mình đã lớn lên sau phút say sưa
chung, còn tập thể thì càng tăng thêm gắn bó” [8, tr.356]. Các điệu múa của ông
bóng, bà bóng ở trong hệ thống lễ hội Rija và các lễ hội khác chỉ xuất hiện
trong khoảng khắc rồi biến mất ngay chứ không để lại dấu tích gì. Nói như
Jeanne Cui sinier thì “Đó chính là phận nghèo của múa thiêng, nhưng đó cũng
chính là vinh quang của múa thiêng” [9,
tr.46-47]. Aáy thế mà trong mỗi động tác, mỗi điệu múa thiêng lại là những nhịp
điệu, những hoài vọng mang tính vũ trụ mà người múa đã vượt lên bản thân trong
chốc lát để hòa mình vào với cái vô biên và linh thiêng ấy. Bởi vậy, cảm nhận
được cái thiêng của múa đã khó rồi chứ đừng nói gì tới việc trình bày được cái
thiêng đó của múa ra thành ngôn ngữ múa.
Nói chung, trong các lễ hội của người Chăm, tất cả đều có sự tham gia của
múa. Có lễ hội múa là chủ đề chính, có lễ hội múa là tượng trưng, là phụ trợ
cho thêm phần phong phú sinh động, có lễ hội múa tham gia ở phần lễ, có lễ hội
múa tham gia ở phần hội. Nhưng múa thiêng chỉ tham gia ở phần lễ mà thôi. Chính
vì vậy, múa thiêng có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Chăm.
2.1.2.1. Múa trong lễ hội Rija
Nưgar (Lễ
múa tống ôn đầu năm)
Đầu năm khi nghe tiếng sấm rền vang ở phía Đông, phía Tây là báo hiệu một
năm mới của người Chăm sắp đến (khoảng đầu tháng 4 dương lịch). Khi đó họ bắt
đầu tổ chức lễ hội Rija Nưgar (lễ hội múa tống ôn đầu năm), để tống khứ những
điều xấu xa xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và
chuẩn bị đón nước, cầu mưa chuẩn bị mở đầu cho việc khai mương cày cấy. Khắp
nơi làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nưgar, đối với làng Chăm Ahiêr thường tổ
chức vào ngày thứ 4, thứ 5 và Chăm Awal ngày thứ 5, thứ 6 trong tuần và vào
những ngày lẻ (1,3,5,7) trong tháng.
Lễ hội Rija Nưgar được diễn ra trong một nhà lễ (Kajang) ở một bãi đất
trống đầu làng. Nhà lễ (Kajang) có 2 mái, được kết cấu bằng 2 vì kèo, mái lợp
bằng tôn nhựa hoặc vải bạt (ngày xưa lợp bằng tranh), diện tích khoảng 5m x 8m.
Xung quanh được che chắn những tấm liếp bằng tre và chỉ mở một hướng ra vào ở hướng
Đông – hướng thần linh. Lễ hội Rija Nưgar được tổ chức 2 ngày “một ngày vào và
một ngày ra”. Hoặc gọi theo cách cúng lễ vật là “ngày vào cúng gà và ngày ra
cúng dê” (Tamư mưnuk tabiak pape), lễ vật dâng cúng ngoài gà, dê còn có 5 mâm
cơm, canh, bánh trái (chuối, bánh ngọt), trầu cau, rượu, trứng… ngoài ra trên
bàn lễ còn có vật lễ quan trọng là lửa và nước. Lễ vật cũng được người Chăm
chàm 2 phần âm và dương.
* Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm:
- Thầy bóng (Ka – ing) mặc áo đỏ múa lễ đạp lửa, lên đồng, phản ánh nguyện
vọng của cộng đồng lên thần linh và ngược lại.
- 03 thầy Mưduôn mặc áo trắng vỗ trống Paranưng, hát thánh ca mời các vị
thần (một thầy hát chính, hai thầy hát phụ)
- 02 nghệ nhân đánh trống Ginăng.
- 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai và cùng nhiều thầy cúng lễ cùng dân làng
phụ lễ.
* Nhạc cụ gồm: 01 cặp trống Ginăng, 01 trống Paranưng và một kèn Saranai.
* Đạo cụ cho múa gồm: 01 cây chèo, 01 cây mía đỏ, 01 cái quạt, 01 cái khăn
và 01 cái roi ngựa. Tất cả đạo cụ ngoài khăn và quạt được thầy Ka – ing cầm
tay, còn lại là để ở bàn thờ tổ (danok). Tại bàn tổ nơi để vật lễ và đạo cụ múa
còn có một cán rìu (công cụ lao động của người Chăm).
Để hiểu rõ hơn về nghệ nhân múa chính (ông bóng) trong hệ thống các lễ hội
này, tác giả xin giới thiệu khái quát về nghệ nhân múa này – ông bóng (Ka –
ing), bà bóng (Muk pajau).
Ông bóng (Ka - ing) là người chuyên múa và múa cùng điệu trống Ginăng,
trống Paranưng, kèn Saranai và đàn Kanhi. Ông bóng hàng ngày phải mặc đồ trắng,
nhưng khi múa Đạp lửa thì mặc đồ đỏ, kiên không ăn thịt heo và thịt bò. Trước
khi đi làm lễ, ông phải kiêng ít nhất 03 ngày và phải tắm bằng nước pha đất cát
lồi (halu patang) chứ không được tắm bằng xà phòng. Ngoài ra hàng ngày ông bóng
phải chịu kiêng kị như: không chui qua dây phơi quần áo của phụ nữ, khi ăn tối
phải có đèn hoặc lửa. Ông bóng là linh hồn, là nhân vật trung tâm của lễ múa,
nhưng không phải là người điều khiển lễ hội, mà người điều khiển ở đây là ông
thầy vỗ (Mưduồn) - vỗ trống Paranưng. Mặc dù mặt chức năng trong buổi lễ thì
ngang nhau và mỗi người một việc, vị trí của 02 ông là đồng chủ lễ. Vì là đồng
chủ lễ lại càng chứng tỏ múa bóng do ông bóng múa thực sự là quan trọng trong
lễ hội Rija Nưgar. Có thể nói lễ hội Rija là lễ hội của múa, múa bóng hay đúng
hơn là múa thiêng.
Hành lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn làm chủ lễ - vỗ trống Paranưng, rót rượu
lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy Ka – ing dâng lễ vật và múa
phụ hoạ cùng nhịp trống. Mỗi vị thần được mời về thì thầy Ka – ing có một điệu
múa riêng, nhưng quan trọng nhất và nổi bật nhất vẫn là điệu múa Đạp lửa, được
diễn ra vào đêm đầu tiên một lần và chiều hôm sau một lần. Nhưng ngày nay tất
cả các làng chỉ còn múa một lần vào ngày đầu tiên mà thôi.
Múa Đạp lửa (Tamia Juak apui)
Đến lúc thầy Mưduôn hát mời vị thần Po Hanim Par thì thầy Ka – ing đứng dậy
cầm kiếm đi quanh đống lửa đang rực cháy vài vòng bằng động tác lướt nhanh, tay
kiếm đưa lên cao, vung kiếm múa, tay còn lại để trước ngực. Động tác cơ bản là
chém lửa, tay cầm kiếm chém lửa tượng trưng cho uy lực, sức mạnh của thần
thánh. Thân người múa luôn ở tư thế vươn thẳng, tay kiếm vươn cao chém lửa,
chân đạp lửa là mô típ chủ đạo của điệu múa.
Múa đạp lửa gồm những yếu tố sau:
Một là: Cầm kiếm đi lướt quanh đống lửa
Hai là: Đứng ngoài đống lửa vung kiếm chém lửa
Ba là: Nhảy vào đống lửa, nhảy qua lửa, đạp lửa
Bốn là: Thể hiện chiến thắng, vờn,
chém, nhảy đạp lửa ngoài và trong đống lửa.
Thầy bóng (Ka – ing) ngây ngất trong điệu múa ở trạng thái nhập đồng. Đến
lúc thăng hoa thầy Ka – ing cầm kiếm múa nhảy phi vào đạp tắt đống lửa đang rực
cháy trước rạp lễ trong tiếng reo hò của mọi người. Năm nào thầy bóng lên đồng
dập tắt đống lửa, năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hoà. Vì lửa tượng trưng cho
nắng nóng, khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa được
cái khô hạn, nắng nóng ra đi và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hoà cho
dân làng cày cấy.
Múa Đạp lửa hay có nơi gọi là múa “Nhảy lửa”. Vì đây là điệu múa dân gian
nên có tính ngẫu hứng và tính dị bản, ngoài cầm kiếm còn cầm roi, cây mía đỏ,
mái chèo. Múa Đạp lửa là điệu múa cấu tạo bằng động tác khó, phức tạp, kỹ thuật
và phải thể hiện bằng ý chí và tình cảm, có ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa xã hội.
Múa Đạp lửa phù hợp với đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa, là sự cách điệu,
tượng trưng và khái quát. Đây là điệu múa chỉ dành riêng cho nam và là loại múa
đơn nên mang tính rất tùy hứng. Múa Đạp lửa là điệu múa quan trọng, là múa
chính trong lễ hội Rija Nưgar và Rija Harey ở các vùng đồng bào Chăm Ninh
Thuận. Nhưng có những nơi lại có một số chi tiết khác nhau. Sự khác nhau là phụ
thuộc vào tài năng sáng tạo, thể lực và ý niệm thẩm mỹ của mỗi nghệ nhân khi
biểu diễn. Nhưng nó lại có tính ổn định về cấu trúc cơ bản của điệu múa.
Đặc điểm của điệu múa trên là múa dân gian, do nhiều người, nhiều thế hệ
sáng tạo nên, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích trong xã hội. Chính giá trị thẩm
mỹ nghệ thuật đầy hấp dẫn và tính chất phục vụ rất có ý nghĩa của điệu múa Đạp
lửa đã làm cho người xem hâm mộ và thích thú.
Tiếp tục lễ hội Rija Nưgar là phần nửa còn lại được tiếp tục vào sáng hôm
sau, ngày ra cúng dê – thuộc về dương. Nội dung phần lễ cũng tương tự như ngày
đầu, chỉ khác là lễ ngày ra có tiễn đưa “hình nhân thế mạng” (Salih). Lễ hội
này ngoài nghi lễ có tính chất bắt buộc vừa nêu trên thì một số làng như làng
Bỉnh Nghĩa – Ninh Thuận có một số tiểu tiết khác như: múa Phồn thực (Tamia klai
kluc), hát đối đáp do một nhóm nam nữ thực hiện. Hát về chủ đề mẹ thần xứ sở Po
Inư Nagar Hamukut. Kết thúc lễ hát đối đáp là đến múa phồn thực.
Múa Phồn thực
Thực hiện điệu múa này là một người đàn ông có tầm vóc to, khoẻ được dân
làng bầu chọn và bà bóng (Muk pajau) đảm nhiệm. Trước khi vào múa, người đàn
ông làm nghi lễ mặc y phục (váy, áo, khăn trùm đầu) và tay cầm ba cây gỗ tre
đẽo khắc hình dương vật, dài khoảng 25–30 cm, người đàn ông nằm dài phủ khăn
kín cả mặt và người. Khi vào lễ thầy Kad har kéo đàn Ra bap hát lễ về thần Pô
Inư Nagar. Rồi ông vùng dậy, tay cầm ba cây gỗ đẽo hình dương vật, múa nhún
nhảy theo điệu hát và điệu nhạc, động tác mô phỏng như kiểu giao hợp, từ nhẹ
nhàng rồi chuyển đến mạnh mẽ và kết thúc sau cao trào của các điệu trống trong
tiếng hò reo và lời khấn vái của dân làng. Sau đó ông dừng lại, đưa 3 cây gỗ
đẽo hình dương vật cho bà bóng. Bà bóng lại bắt đầu múa, tay trái cầm 01 cây,
tay phải cầm 02 cây và múa nhún nhảy theo điệu múa quạt Patra. Bà múa một vòng
trước cửa nhà lễ (ka jang) sau đó đặt lên mâm lễ (cái tra) ở trong cái tra có “hình nhân thế mạng”(salih). Sau đó ba
cây gỗ hình dương vật trên, được dân làng tiễn đưa cùng với những “hình nhân thế mạng” (salih) ra ngã ba
đường làng và kết thúc nghi lễ.
Ơû đây, múa Phồn thực có khi chỉ là ý niệm tôn giáo. Nhưng trước tiên nó là
một khát vọng xã hội, vì xã hội nông nghiệp còn nhu cầu nào lớn hơn nhu cầu
sinh sôi, nẩy nở, con người sinh sôi, nẩy nở, gia súc sinh sôi nẩy nở, ngũ cốc
sinh sôi nẩy nở. Và, không có gì cho ta ngạc nhiên, nếu trong trường hợp mà con
người chưa làm chủ được thiên nhiên, còn phải chờ đợi vào thần thánh, trời,
đất, thì thái độ ấy được biểu minh bằng thái độ khẩn nguyện.
2.1.2.2. Múa trong lễ Rija
Harey (Lễ
hội múa ban ngày)
Sau khi lễ Rija Nưgar kết thúc cũng là lúc các gia đình và tộc họ bắt đầu
tổ chức lễ Rija Harey cho mình. Đây là nghi lễ của tộc họ hoặc gia đình nhằm
cầu xin các vị thần linh, tổ tiên phù hộ độ trì cho các thành viên trong tộc họ
sức khoẻ và hạnh phúc. Thời gian và địa điểm, lễ cũng được tổ chức vào ngày lẻ,
thượng tuần tháng giêng lịch Chăm, lễ được diễn ra vào buổi chiều tại bãi đất
trống hoặc trong sân nhà của gia đình tộc họ, nhà lễ được cất tạm thời, đơn
giản không cầu kỳ như lễ Rija Nưgar. Chủ lễ cũng do thầy Mưduôn (thầy vỗ) và
thầy bóng (Ka – ing). Mở đầu lễ thầy Mưduôn vỗ trống Paranưng mời các vị thần
linh về dự lễ và hưởng lễ vật. Các thần được mời là Po tang, Po Ri Yak (thần
sóng biển), Po Tang ahuak (thần chèo thuyền), Po ga lau (thần giữ rừng trầm,
rừng quế), Po patra (thần tổ tiên)… Trong lúc thầy Mưduôn vỗ trống Paranưng hát
mời các vị thần thì thầy bóng (Ka – ing) cầm roi mây hoặc mái chèo thuyền, cây
mía, khay trầu nhẩy múa theo nhịp trống và tiếng kèn Saranai. Lúc cao trào thầy
bóng như bị đồng nhập, toàn thân run rẩy, nhẩy vào đạp tắt đống lửa trong tiếng
reo hò và cổ vũ của mọi người xung quanh. Trong lễ Rija Harey cũng có múa đạp
lửa như ở lễ Rija Nưgar nhưng ở đây ý nghĩa và mục đích hoàn toàn khác. Dập tắt
đống lửa là nhằm xua đi những xui xẻo, bệnh tật của các thành viên trong tộc
họ.
Như vậy, lệ hội Rija Harey là lễ hội của cộng đồng gia tộc. Mặc dù thời
gian diễn ra ngắn chỉ trong ngày, nhưng đó là khoảng khắc thăng hoa về tâm
linh. Mục đích cuối cùng cũng là mong cho toàn bộ các thành viên trong tộc họ
được gặp nhiều may mắn, có sức khoẻ, chống mọi bệnh tật, mùa màng tươi tốt.
2.1.2.3. Múa trong lễ hội Rija
Dayuap (Lễ múa ban đêm)
Lễ Rija Dayuap (lễ múa ban đêm) được tộc họ và gia đình người Chăm tổ chức,
cầu xin tổ tiên, thần linh giúp cho tộc họ vượt qua những khó khăn trở ngại
trong công việc của tộc họ như lễ tế trâu, đám tang hay nhập kút… lễ này cũng
có nội dung, tiểu tiết tương tự như lễ múa ban ngày (Rija Harey). Lễ múa ban
ngày mang yếu tố dương thì lễ múa ban đêm mang yếu tố âm. Lễ này được tổ chức ở
cả người Chăm Ahiêr và Chăm Awal. Hành lễ múa này là ông Mưduôn cùng thầy Po
Acar (tu sĩ nhóm Chăm Awal) và vũ sư (Muk Rija) thực hiện. Nhạc cụ cũng như ở
các lễ hội khác. Sau khi lễ tế cúng vừa kết thúc thì trời sẩm tối, mọi thành
viên trong tộc họ bắt đầu hội tụ đầy đủ chuẩn bị vào bước vào lễ múa chính.
Trong lúc thầy Mưduôn hát lễ mời các vị thần về hưởng lễ, vũ sư (Muk Rija) múa
phụ hoạ. Với những điệu múa truyền thống như múa Pì dền (Chim công), điệu
Choong (Rồng bay), điệu Kaman (Chim trĩ), Patra (Chim bay). Nổi bật nhất vẫn là
điệu múa quạt Pì dền.
Múa Pì dền (Múa chim công).
Điệu múa Pì dền (Múa chim công) cũng là điệu múa được phổ biến rộng rãi
trong đồng bào Chăm qua nhiều thế hệ. Ngoài bản chất rất trong sáng, lành mạnh,
hồn nhiên, điệu múa Pì dền còn thể hiện niềm vui thanh bình, thôn dã, qua hình
ảnh bay lượn, mượt mà, uyển chuyển của con công trên bầu trời.
Múa Pì dền trong lễ hội Rija Dayuap. Sau phần lễ tế, cúng của ông thầy
Mưduôn (thầy vỗ), là đến lượt vũ sư (Muk Rija). vũ sư (Muk Rija) đứng dậy múa theo điệu trống Ginăng, trống
Paranưng, kèn Saranai. vũ sư (Muk Rija) như bị đồng nhập, xòe quạt, vừa ca, vừa
múa rất say sưa, nhịp nhàng. Mở đầu là múa nhập tục, với động tác chậm, tiếp
đến là điệu múa Patra, sau là múa Pì dền thì chuyển nhanh hơn. Tùy các điệu
nhạc và điệu múa mà vũ sư (Muk Rija) điều khiển tay, khi bật cổ tay, khi uốn cổ
tay, chân luôn nẩy theo kiểu chấm mũi chân xuống và nhấc gót chân lên khoảng 5
– 10 cm . Kết hợp với động tác quạt, khi che mặt, khi hở ra, khi cuộn quạt, khi
tung quạt, khi cúi đầu nghiêng về trước khi ngả ra sau khoảng 45 độ… Mọi động
tác đều diễn ra theo chu kỳ khép kín, nhịp nhàng và uyển chuyển, làm điệu múa
tăng vẻ đẹp mượt mà, hấp dẫn.
Đối với người Chăm. Múa quạt Pì dền còn là dấu ấn tốt đẹp đối với các vua,
thần, người có công với dân tộc Chăm. Qua huyền thoại kể rằng: dân tộc Chăm, từ
xa xưa đã trải qua thời kỳ đói khổ, hỗn loạn, các loại ma quỷ hiện lên quấy
nhiễu dân làng. Từ chốn thiên đình Pôkuk động lòng trắc ẩn, cho con gái mình là
nữ thần Pâo Inư Nagar cùng 6 thiên thần khác nữa, hạ giới để trừ hậu hoạn, giúp
dân làng. Từ đó đời sống nhân dân được ổn định, an vui. Thấy trần gian được an
lành, thịnh vượng, về sau thánh Bal Gina bèn lên thiên đình tấu trình sự việc.
Pô Kuk nghe thấy vui mừng, ngài sai thánh Ra Thor lak cùng các vị tiên thần
khác bốc 04 vì tinh tú trên sông Ngân Hà (Krong khao phan) nở ra 04 thượng cầm
là: Pì dền (chim công), Choong - Tiong (ngỗng), Kaman - Kamăng (điểu cầm) và Mrai - Patra (gà lôi),
rồi cưỡi xuống trần gian quy tụ các vua chúa tổ chức dạ hội.
Hình ảnh vũ sư (Muk Rija) cầm quạt lúc xòe, lúc guộn, lúc nhảy, lúc bay…
khiến mọi người sung quanh liên tưởng đến con công bay lượn đẹp mắt. Cũng từ đó
các điệu múa quạt Chăm ra đời và trên cơ sở tên của từng loại “thượng cầm” mà
bà bóng hoặc các nghệ nhân Chăm đặt tên cho từng loại múa quạt. Điệu múa Pì dền
là điệu múa được người Chăm yêu thích, cho nên được mang biểu diễn trong các lễ
hội và cả trong sinh hoạt, hội hè.
Từ giá trị thẩm mỹ trên, ngày nay điệu múa Pì dền được các nghệ nhân Chăm,
các nhà chuyên môn tiếp tục cải biên, từng bước nâng cao, hoàn thiện, hiện đại
hóa, đa dạng hóa thành nhiều loại múa cá nhân, tập thể, góp phần làm phong phú
nghệ thuật múa truyền thống dân tộc Chăm.
2.1.2.4. Múa trong lễ hội Rija
Pruang (lễ hội múa lớn)
Lễ hội Rija Pruang (lễ hội múa lớn) là lễ nghi lớn nhất và quan trọng nhất
trong hệ thống lễ hội Rija của người Chăm. Người Chăm thường nói: hai lễ múa đêm
(Rija Dayuap) và lễ múa ngày (Rija Harey) hợp lại bằng lễ múa lớn. Lễ này cũng
là lễ của tộc họ, lễ chỉ diễn ra khi trong tộc họ có người bị bệnh tật, gặp
phải tai ương, chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng không qua được thì tộc họ
đó tổ chức lễ hội Rija Pruang (lễ hội múa lớn) để cầu mong tổ tiên, thần linh
cho người bị bệnh tai qua nạn khỏi. Và, lễ này còn được tổ chức khi tôn chức vũ
sư (Muk Rija) để trông coi “chiết atâu”cúng lễ cho tộc họ lễ Rija Pruang (lễ
hội múa lớn) còn được tổ chức khi các thầy Mưduôn và các nghệ nhân đánh trống
Ginăng và kèn Saranai thăng hoa tiến chức.
Rija Pruang (lễ hội múa lớn) được tổ chức rất chặt chẽ, nhưng thời gian lại
khá dài, thường khoảng 7 ngày 7 đêm và khá tốn kém tiền bạc. Ơû lễ này nổi bật
là lễ tôn chức vũ sư và múa mừng vũ sữ
Mở đầu là Muk Rija (vũ sư) làm lễ tẩy thể, mặc trang phục (áo đỏ, vái đen,
đầu đội mão và tai đeo hoa tai có đính tua đỏ) đây là trang phục bắt buộc của
vũ sư (Muk Rija). Trong khi làm lễ, vũ sư (Muk Rija) hứa sẽ suốt đời chịu nhiều
cấm kị để phục vụ tổ tiên. Sau đó đến nghi lễ múa mừng chức vũ sư (Muk Rija),
chủ yếu là múa đánh đu (ở dàn đu có những hình nhân) và múa đón rước hai chiếc
thuyền, rồi múa chèo thuyền, nhưng nổi bật nhất vẫn là múa vãi chài
Múa Vãi chài
Múa Vãi chài phản ánh tâm tư, tình cảm của dân tộc Chăm thủa xa xưa, tưởng
nhớ những người có công với dân tộc, đã hy sinh trên biển cả. Trong hệ thống lễ
hội Rija, thì chỉ có Rija Pruang (lễ múa lớn) là có phong tục múa vãi chài,
điệu múa này được biểu diễn vào đêm kết thúc của lễ hội. Sự tích được diễn lại
như sau: Vũ sư (Muk Rija) trên vai khoác mảnh vải trắng, có nơi khoác mảnh lưới
tượng trưng cho lưới và cánh buồm lướt trong gió, ông Mưduồn vừa vỗ trống
Paranưng vừa hát, nhạc điệu bài hát lúc bổng, lúc trầm, gây xúc động lòng
người, vũ sư múa theo nhịp trống và lời hát. Động tác lúc lao về phía trước,
lúc ngả về phía sau, khi ngồi, khi đứng, lúc lại quỳ, mọi động tác múa đều phù
hợp với lời hát và điệu nhạc. Vũ sư có lúc tay cầm mái chèo, có lúc bỏ xuống,
động tác chèo thuyền có lúc nhanh lúc chậm tùy theo điệu nhạc trống và lời hát của ông thầy vỗ. Đây là điệu múa
bắt buộc phải có ở trong lễ hội Rija Pruang. Nó nhằm để tưởng nhớ những người
đã vượt biển, vượt sóng gió, vì dân, vì nước để đi tìm xứ sở cho người Chăm từ
thủa bình minh của dân tộc.
Như vậy, lễ hội Rija Pruang (lễ hội múa lớn) là lễ nghi lớn của gia tộc. Nó
diễn ra trong thời gian dài ngày, có nhiều tình tiết và kiêng kị phức tạp. Tuy
nhiên nó chỉ xoay quanh lễ tôn chức vũ sư đối với dòng núi (Atau chơk), còn dòng
biển (Atau tasik) lấy sự tích Po Sah Inư đánh chìm 7 chiếc thuyền của Mã lai
làm chủ đề của nghi lễ.
2.1.2.5. Múa trong lễ cúng tế
thần linh Puis
Đây là loại lễ nghi tín ngưỡng có từ lâu đời và cũng là lễ nghi cúng tế của
tộc họ, được tổ chức 01 năm, 03 năm hoặc 07 năm một lần. Nhằm mục đích trả lễ
và thiết đãi thần linh (Jiư muk key) – tế thần Po Rame. Chủ lễ vẫn là thầy kéo
đàn Rabap (Kadhar) và bà bóng (Muk pajau), sau khi thầy Kadhar hát mời các vị
thần, đến vị thần nào bà bóng (Muk pajau) múa mừng vị thần đó, nhưng nổi bật
vẫn là điệu múa “Dâng lễ” và múa “Đạp lúa” (tamia jauk paday). Múa dâng lễ chỉ
được thực hiện ở phần tế lễ đãi thần Siva (Po Ginok Mưtri), Po Inư Nưgar, Po
Rame. Nghi thức của bà bóng (Muk Pajau) múa cúng lễ 03 vị thần nêu trên đều
giống nhau. Thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát mời các vị thần, bà bóng (Muk Pajau)
múa nhún nhảy với tất cả lòng thành kính rồi dâng lễ vật cho từng vị thần bằng
Khay trầu (Thôn hala) và một choé rượu cần (Ia tapai). Đến lúc múa mừng mẹ xứ
sở Po Inư Nagar thì bà bóng (Muk Pajau) múa điệu dâng gạo. Bà bóng đứng dậy đi
xung quanh 03 mủng gạo, động tác rất uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ơû giữa nhà còn có
đống lúa đổ sẵn trên một cái chiếu, khi bà bóng múa dâng gạo song, bà bóng
chuyển sang múa đạp lúa. Múa đạp lúa cũng gần giống như múa đạp lửa nhưng nó
không có cao trào và mãnh liệt như múa đạp lửa. Nghi lễ múa này người Chăm gọi
là múa “Đạp lúa”(Tamia Jauk Paday) đây là lễ múa mừng mẹ xứ sở Po Inư Nagar –
Nữ thần hiện thân cho mẹ lúa – hồn lúa (Yang sri). Ý niệm là cầu mong cho được
mùa, đời sống ấm lo, hạnh phúc. Những điệu múa của bà bóng (Muk Pajau) và lời
hát của thầy Kadhar hoà vào tiếng đàn Rabap, trống Paranưng, tiếng Chiêng,
tiếng nhạc gõ bằng gỗ (người Chăm gọi là Tăm ger). Tất cả những lời ca, điệu
múa ấy mang một âm hưởng trầm hùng cùng với tiếng vỗ tay nhiệt thành của những
người tham gia lễ tạo nên một buổi lễ riêng biệt, đặc sắc của lễ Puis.
2.1.2.6. Múa trong lễ cúng tế
thần linh Payak (Po Riyak)
Lễ cúng tế thần linh Payak cũng chung mục đích, ý nghĩa với lễ cúng tế thần
linh Puis. Có khác là ở một số lễ vật và có thêm nhiều điệu múa khác nữa. Ngoài
những điệu múa chung như ở lễ cúng tế thần linh Puis, lễ cúng tế thần linh
Payak còn có các điệu múa như: múa ngậm lửa (Tamia jauk apaui), múa thoát y (Tamia
halang halaup), múa mừng hạt lúa (Tamia on ka man), múa cho con ăn (Tamia crauk
lithey ke anưk), múa ru con (Tamia dai anưk). Sau những lời cầu khấn – hát mời
của thầy kéo đàn Rabap bà bóng đứng dậy nhảy múa. hai điệu múa dâng lễ vật và
múa đạp lúa tương tự như ở lễ cúng tế thần linh Puis.
Múa Ngậm lửa (Tamia jauk apaui)
Là điệu múa dành riêng cho bà bóng. Bà bóng tay cầm 03 cây nến đang cháy
ngậm vào miệng, nhảy múa theo nhịp trống lễ, đến lúc cao trào bà bóng ngậm tắt
03 ngọn nến trên trong tiếng reo hò của mọi người xung quanh. Ý nghĩa của điệu
múa, nếu bà bóng (Muk pajau) của dòng tộc ngậm tắt ngọn lửa là báo hiệu một sự
may mắn, sua đi những gì bực tức của mọi thành viên trong tộc họ.
Múa Thoát y (Tamia halang
halaup)
Để thực hiện điệu múa này, ngoài bộ y phục màu trắng bà bóng (Muk Pajau)
đang mặc hành lễ thì bà bóng (Muk Pajau) còn mặc chồng lên thêm một cái váy
đen. Khi tiếng nhạc lễ và lời cầu khấn của thầy Kadhar cất lên. Bà bóng (Muk
Pajau) đứng lên tay cầm 02 vạt váy đen vừa mặc, vừa làm động tác mở váy ra,
thân người luôn nhún nhảy, xoay vòng quang bàn thờ tổ như kiểu dâng cúng thần
linh. Động tác chủ yếu, múa sao cho nửa kín nửa hở của cái váy. Nghi thức này
người Chăm gọi là múa thoát y (Tamia lang halaup). Đây là điệu múa mang đầy
tính nhân văn, tính phồn thực của người Chăm từ thời chưa tiếp xúc với nền văn
hoá Aán Độ.
Múa Mừng hạt lúa nổ (Tamia ôn ka man)
Bắt đầu múa mừng hạt lúa nổ (Tamia ôn ka man) bà bóng (Muk Pajau) nằm dài
trên chiếc chiếu (Ciew ang) đặt ở chính giữa nhà lễ, đầu hướng về hướng Đông.
Bên cạnh bà bóng nằm có đặt một chén nước lễ (Patin ia) trong đó có 03 hạt lúa
nổ (ka mam) – hạt lúa nổ là lúa được đem rang lửa, hạt lúa nổ ra màu trắng (đây
là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng tế Payak) và một choé rượu cần. Khi vào
lễ múa, bà bóng (Muk Pajau) ngậm nước phun vào bàn thờ tổ (Danok) 03 lần rồi
múa mừng trong tiếng đàn Rabap, tiếng trống Paranưng và tiếng Chiêng. Động tác
đơn giản, không cầu kỳ và rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Mục đích nhằm tạ ơn vị
thần lúa đã giúp cho dân làng có biết chế biến từ lúa ra gạo, từ đó dân làng có
cơm ăn ấm lo, hạnh phúc.
Múa Cho con ăn (Tamia crauk lithey
ka nưk)
Lễ múa này do bà bóng (Muk pajau) và vũ sư (Muk Rija) thực hiện. Lễ vật
gồm: mâm cơm, canh, cá, gà luộc, chuối. Sau khi lễ vật chuẩn bị xong thì bà
bóng (Muk Pajau) và vũ sư (Muk Rija) ngồi vào bàn tổ. Trên vai vũ sư (Muk Rija)
có đeo một tấm vải trắng ngang ngực – tượng trưng như đang “địu con” (Bak
anưk). Trong lúc đó bà con dự lễ rót rượu khấn vái tổ tiên, thần linh cho tộc
họ con đàn cháu đống. Thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát bài lễ cho con ăn (crauk
lithey ka nưk), bà bóng làm động tác múa cho con ăn. Đầu tiên là múa cho con
uống nước, tiếp theo là súc miệng cho con bằng nước muối. Sau là cho con ăn cơm
với thịt gà, cuối cùng là múa cho con ăn chuối tráng miệng. Tất cả những động
tác múa với dụng cụ như cơm, canh, thịt, chuối mà bà bóng sử dụng đều bỏ vào
trong tấm vải trắng mà vũ sư (Muk Rija) đeo trước ngực. Vì trong tấm vải trắng
đó có tượng trưng cho đứa trẻ. Sau những điệu múa cho con ăn này là đến điệu
múa “ru con”.
Múa Ru con (Tamia day anưk)
Bắt đầu vào lễ múa này thì nhà lễ (Kajang) được tháo gỡ để trống một phần ở
đầu nhà lễ. Ơû phần trống này người ta treo một tấm vải trắng làm võng ru con.
Bà bóng (Muk Pajau) bắt đầu vào bàn thờ tổ cúng vái, vũ sư (Muk Rija) đứng bên
cạnh chiếc võng bằng vải trắng làm động tác ru con theo bài hát ru con (Duah
dai anưk) về nữ thần mẹ xứ sở Po Inư Nagar do thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát. Vũ
sư (Muk Rija) vừa hát ru vừa múa, động tác đơn giản được lặp đi lặp lại nhiều
lần, nhưng ở trong này lại luôn thể hiện tính linh thiêng của buổi lễ. Ý nghĩa
của bài múa mong muốn thần linh, tổ tiên chứng giám và phù hộ độ trì cho những
đứa trẻ của dòng tộc nhanh lớn và gặp nhiều may mắn. Đó cũng là niềm mong muốn,
nỗi khát vọng của dòng tộc nói riêng và của cả dân tộc Chăm nói chung. Đây là
điệøu múa lễ cuối cùng trong hệ thống lễ múa đãi thần linh Payak của tộc họ.
2.1.3. Múa sinh hoạt hội hè
Múa sinh hoạt hội hè là một loại múa tập thể đông người tham gia. Múa luôn luôn gắn bó mật thiết trong đời sống
hàng ngày của nhân dân. Từ người già đến người trẻ, từ trai đến gái đều có thể
múa được. Động tác múa đơn giản, không phức tạp và có tính cách riêng, độc đáo.
Thường chỉ một hoặc vài động tác làm nền tảng, ví dụ như: múa quạt được cải
biên ra thành nhiều loại múa quạt và có cái tên gọi khác nhau, múa quạt
Tam-ta-ba-ri (múa công), múa quạt Pì dền, múa quạt Tiong - Choong, múa quạt
Kamăng – Kaman... Múa luôn theo một giai điệu âm nhạc của trống Ginăng, trống
Paranưng, kèn Saranai, đàn Kanhi… múa sinh hoạt có sức lôi cuốn mạnh mẽ, đem
lại sự phấn khởi, say sưa, yêu đời, thân ái trong cuộc sống của đồng bào Chăm.
Có thể nói, múa sinh hoạt của dân tộc Chăm là loại múa phổ biến rộng rãi nhất
của người Chăm Ninh Thuận nói riêng và của vùng có đồng bào Chăm sinh sống nói
chung. Nó không những được người Chăm yêu thích mà các dân tộc anh em khác sinh
sống trên tổ quốc Việt Nam khi được xem cũng phải thích thú, ngưỡng mộ. Aâm
nhạc của múa sinh hoạt thường có hát, đệm nhạc trống… nhưng đại đa số là chỉ
một hai bài nhạc trống hoặc điệu hát được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cứ như vậy,
họ có thể múa thâu đêm suốt sáng. Múa sinh hoạt còn được sử dụng rộng rãi trong
các trường hợp như nơi tụ họp chỉ vài người và những nơi sinh hoạt như nhóm,
đội… Hầu như từ già đến trẻ, từ gái đến trai, mỗi khi có tiếng nhạc trống nổi
lên là họ có thể tự hát, tự múa được. Như vậy, tính đại chúng của múa sinh hoạt
rất rõ nét và nó được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
Theo NSND Đặng Hùng, ngày xưa dân tộc Chăm chưa có những điệu múa tập thể
chung nam, nữ, kể cả múa thiêng lẫn múa trong sinh hoạt. Phải chăng là do ảnh
hưởng tôn giáo? Trải qua quá trình phát triển và tiếp biến văn hóa, cho đến
ngày nay, múa thiêng vẫn chưa có thể loại múa chung này, còn múa sinh hoạt ở
trong phong trào văn hóa quần chúng hay trên sân khấu chuyên nghiệp đã xuất
hiện nhiều loại múa có cả nam và nữ. Phải chăng! đây là do cách nhận thức của
các nhà sáng tác, họ muốn tạo cho nền nghệ thuật múa Chăm thêm phong phú đa
dạng, hay là một cách tiếp cận thể hiện bằng ngôn ngữ múa để hai giới tính thu
ngắn khoảng cách “trọng nữ khinh nam” theo chế độ mẫu hệ của người Chăm như
hiện nay.
- Nhạc cụ đệm cho múa: Đã nêu trong
chương 2, trang 23 – 24 và trong phụ lục 1,2,3.
- Trang phục của nữ: Nữ thường
mặc áo dài truyền thống, không xẻ tà ở hai bên vạt. Cổ áo, gấu tay áo và gấu áo
dưới của áo dài đều có hình hoa văn truyền thống. Có thắt lưng, dây đeo từ vai
xuống thắt lưng tất cả đều có hình hoa văn. Đi chân trần. Tuy nhiên trong sinh hoạt
cộng đồng họ có thể biểu diễn trên sân khấu không chuyên và chuyên nghiệp thì
có sự khác nhau về các tình tiết của trang phục nêu trên [phụ lục số 7,10]. Đây là trang phục biểu diễn múa dân gian còn
múa tôn giáo và múa cung đình có trang phục khác để phù hợp với nội dung của
buổi lễ
- Trang phục của nam: Cũng trang phục
truyền thống của dân tộc [phụ lục số
5,6,7].
- Đạo cụ cho múa nữ: Quạt, Khăn,
đội Đoa pụ, đội lễ vật…
- Đạo cụ cho múa nam: tùy theo
thể loại múa mà các nghệ nhân có đạo cụ cho phù hợp với nội dung của chủ đề,
như: múa trống thì có trống Paranưng, múa chèo thuyền có mái chèo, múa quạt có
đôi quạt.
- Động tác múa nữ
* Động tác chân: Có 3 động tác chân, tuỳ theo ở động tác tay.
Một là: Điệu Choong hay còn gọi là Tiong.
Dùng 02 nửa bàn chân trên (hướng mũi chân) làm trụ, chuyển động bằng cách
nhấc 02 gót chân lên khỏi mặt đất khoảng 5cm – 8cm. Bước nhún này khi dùng hai
nhịp với tiết tấu nhanh, khi dùng bốn nhịp với tiết tấu chậm.
Hai là: Điệu Patra.
Điệu này chuyển động bằng 02 mũi chân và 02 gót chân. Hai gót chân làm trụ
thì nhấc hai mũi chân lên khoảng 5cm – 8cm và ngược lại.
Ba là: Pì dền và Kamăng.
Điệu này chuyển động bằng chân trên, chân dưới (chân cao, chân thấp), mũi
chân của bàn chân dưới thẳng ngang với lòng bàn chân của chân trên. Chân dưới
sử dụng hai bước nhún của điệu Patra và Choong. Chân trên sử dụng dùng hai mũi
chân làm trụ, nhấc gót chân lên khoảng 5cm – 10cm và dùng sức ở mũi châm, guộn
gót chân và di chuyển toàn bộ chân quay một vòng hình tròn hướng theo chiều kim
đồng hồ và cứ như vậy ta có thể chuyển đổi hai chân.
* Động tác tay: Có bốn động tác chủ
yếu như sau:
Một
là: Điệu Choong (rồng bay) – Tiong, người Chăm thường gọi là điệu quý phái.
Một tay thấp xuống dưới, một tay giữa ngang chấn thuỷ. Hai tay gập cùng một
lúc và chỉ ấn xuôi mũi bàn tay xuống đất.
Hai
là: Điệu Patra (chim bay), người Chăm thường gọi là điệu hoàng tử.
Hai
tay về một bên, một tay ngang vai, một tay ngang đầu. Khi gập hai tay cùng
chiều.
Ba
là: Điệu Pì dền (chim công).
Hai tay gần như ở giữa. Khi gập xòe
hai bàn tay đứng, lòng bàn tay ngả về trước, từ từ chuyển giống như đuôi công
xòe.
Bốn
là: Điệu Kaman – Kamăng (chim trĩ).
Một tay cao, một tay thấp đều ở hai
bên. Khi gập đưa hai tay gặp nhau ở giữa, gần thắt lưng, đâm thẳng mũi hai bàn tay
xuôi xuống đất. Cho dù múa với đạo cụ quạt hay khăn cũng đều sử dụng với bốn
động tác chủ yếu này, có thể thêm bớt chút ít về giác độ. Nhưng vẫn giữ bốn
động tác cơ bản mà trở thành quy định.
-
Động tác nam
Theo NSND Đặng
Hùng, nghệ nhân Trượng Tốn và qua quá trình khảo sát thực địa ở các làng Chăm,
ở phong trào văn hóa quần chúng cho thấy các động tác của nam được thiết kế đều
chẵn và cũng có những quy củ giống động tác nữ.
* Động
tác tay của nam: Có bốn động tác.
Một
là: Tay cao, tay thấp, luôn luôn lấy cùi chỏ làm góc độ gần như vuông, tạo
thế khuỳnh, nhưng thoải mái, cởi mở.
Hai
là: hai tay thấp ở hai bên, cũng với tư thế hơi vuông góc với cùi chỏ.
Ba
là: hai tay cao hẳn khỏi đầu.
Bốn
là: hai tay thẳng ngang.
* Động
tác chân của nam cũng có bốn động tác:
Một
là: chấm mũi bàn chân. Chấm mũi dựng đứng bàn chân nọ sát vào giữa lòng của
bàn chân kia.
Hai
là: nhấc một chân cao. Một chân trụ, một chân nhấc lên với chiều vuông góc
của đầu gối, bàn chân nhấc lên không duỗi mu mà dùng sức khống chế ngang và đẩy
gót chân về trước (chân nhấc lên).
Ba
là: chấm gót chân. Chấm gót chân của bàn chân nọ cách một bàn chân theo
hướng chữ đinh.
Bốn
là: Hai chân ngang, hai chân hạ trụ xuống như thế tấn ngang, hai bàn chân
ngang, hướng lòng bàn chân về trước.
Động tác chân của nam cũng do ảnh
hưởng của váy nên chưa có những động tác rộng và thiếu những động tác chiều
cao. Hầu như các điệu nhạc đều theo tên gọi của các động tác múa. Ví dụ như múa
Pì dền là có điệu trống Pì dền; múa Patra thì có âm nhạc điệu Patra… khi cần
tiết tấu nhanh thì dùng Chà -và, trong Chà - và cũng có nhiều tiết tấu khác
nhau. Rõ ràng âm nhạc Chăm luôn có mặt trong múa truyền thống Chăm như hình với
bóng, giống như loại hình nghệ thuật này phục phụ cho loại hình nghệ thuật kia.
2.1.3.1.
Múa quạt (Tamia Tadik)
Theo bà Lượng Thị
Dẫn, sinh năm 1954 ở thôn Phước Nhơn - xã Công Hải - huyện Ninh Hải-tỉnh Ninh
Thuận, là nghệ nhân múa Chăm trong phong trào văn nghệ quần chúng. Bà đã được
Đoàn ca múa nhạc và đoàn nghệ thuật dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận mời về dạy
cho các diễn viên múa, tập những động tác múa truyền thống của dân tộc. Bà cho
biết: “múa quạt cũng có ba tên gọi và ba thể loại múa quạt đó là Tam ya tà ty
(pì dền), Choong, Mrai”.
Động tác cơ bản của quạt là bật mũi
quạt, bật cả quạt, guộn quạt, xòe quạt, gập quạt lại và vờn quạt. Khi múa, các
thiếu nữ Chăm thường sử dụng hai quạt, nhưng có khi múa một quạt còn một quạt
gập lại và trên đều còn đội lễ vật…[ phụ
lục số7]. Có khi đôi quạt được sử dụng như một đàn bướm, xuất hiện từng đôi,
có khi như một con chim công. Thường khi trong dàn múa bao giờ cũng có một
người mặc trang phục và sử dụng quạt khác màu với mọi người và bao giờ cũng là
trung tâm để mọi thành viên trong dàn múa hướng về đó. Trong sinh hoạt dân gian
cũng như trong lễ hội, người Chăm rất yêu thích đôi quạt. Có khi là màu hồng,
có khi là màu đỏ, màu xanh, trên bàn thờ các vị thần cũng có quạt. Cũng từ đó
cho ta thấy, vai trò, tầm quan trọng của cái quạt là đạo cụ sử dụng cho múa rất
có ý nghĩa to lớn. Người Chăm, họ hình tượng hóa đôi quạt là tấm lòng, qua đôi
quạt họ biểu đạt tâm hồn, tình cảm và nâng cánh cho những ước mơ sâu xa bay
bổng. Hầu như trong bất cứ nào cũng có quạt, trên đầu đội Pụ mà tay vẫn múa
quạt.
2.1.3.2.
Múa khăn (Tamia Tan riăk)
Qua hơn chục năm làm diễn viên múa, đã
biểu diễn những vũ điệu Chăm và được xem nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng
đồng dân tộc Chăm. Hơn nữa qua theo dõi những chương trình có múa Chăm. Tác giả
chưa thấy một tiết mục hay một buổi sinh hoạt nào thuần múa khăn. Có chăng! Khăn
chỉ là một đạo cụ phụ, không quan trọng, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó không
bằng đạo cụ quạt hay đạo cụ bình nước? Điều này cũng chưa có thấy sử sách nào
ghi lại, trong sinh hoạt dân gian, múa khăn được áp dụng vào chung với múa
quạt, khi sử dụng quạt, khi sử dụng khăn cho thêm phần sinh động, không gây sự
nhàm chán. Vì động tác chân và tay của múa sinh hoạt được lặp đi lặp lại nhiều
lần, hơn nữa sử dụng khăn cũng giống như sử dụng quạt. Cái khăn đội đầu của các
thầy chức sắc được coi là vật thiêng. Chức sắc đội khăn màu khác cón người dân
bình thường đội khăn màu khác. Nhìn vào trang phục áo, khăn chúng ta có thể
nhận thấy người đó là thầy chức sắc hay người dân bình thường. Qua điều tra
thực địa, ông Sầm Văn Tánh 57 tuổi, ở thôn Bỉnh Nghĩa – Ninh Hải – Ninh Thuận
ông cho biết: “Múa khăn trong sinh hoạt hội hè bắt nguồn từ động tác của múa
thoát y ở trong lễ cúng tế thần linh Payak”. Múa khăn ở đây ngoài sử dụng tính
vui tươi, nhộn nhịp, khi phất khăn, guộn khăn và còn thể hiện tính thiêng khi
dâng khăn, nâng nui khăn. Chính vì vậy cái khăn không những là đạo cụ múa mà
còn là vật đội đầu hàng ngày của những người dân Chăm.
Như vậy, các động tác, điệu múa dùng
cho nữ hầu như rất uyển chuyển, nhẹ nhàng. Và, hầu như các loại múa, các điệu
múa của nữ cũng đều gắn liền với cốt truyện. Nó có lý lịch hẳn hoi và đều gắn
liền với cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu hàng ngày của nhân dân.
2.1.3.3.
Múa Đoa pụ (Tamia Đua Buk - Đội bình nước)
Múa Đoa pụ thường có đội hình khoảng 7
hoặc 9 người, mỗi người đội một cái bình trên đầu để múa. Trong đó có một thiếu
nữ múa thường ở giữa đội hình, trang phục và đạo cụ của thiếu nữ này thường là
màu khác với màu của tất cả các thiếu nữ kia. Nó thể hiện là người dẫn đường,
tất cả các thiếu nữ múa rất điêu luyện, trong khi trên đầu đội bình mà tay vẫn
múa, rất nhiều động tác khăn và động tác quạt mà vẫn không làm rơi bình. Đây là
điệu múa mô phỏng từ thực tiễn người phụ nữ Chăm trong lao động để phục vụ nhu
cầu giải trí văn hóa là chính.
Từ xa xưa, có lẽ người Chăm đã dùng những cái bình đất, từ chính tay họ làm
ra để lấy nước sinh hoạt từ các con sông, dòng suốt đội về dùng. Đến các làng
Chăm, thỉnh thoảng người ta vẫn gặp phụ nữ, khi thì đội bó lúa, khi thì đội
thúng hàng mua từ chợ về. Đời sống vật chất của họ ngày nay đã và đang phát
triển, có nước sạch nông thôn về đến từng nhà, cho nên không còn nhiều cảnh phụ
nữ Chăm đội nước như ngày xưa nữa. Nhưng mỗi khi trong dịp lễ hội, chắc chắn ta
sẽ được chứng kiến hàng chục, hàng trăm phụ nữ đội các mâm lễ vật lên tháp dâng
cúng. Trong dịp lễ tết đó các làng còn thi đội nước, tương tự như múa đoa pụ còn có múa thôn hala. Về chức năng, múa thôn
hala thường diễn ra trong các tháp, đền để phục vụ lễ nghi dâng cúng thần
linh [phụ lục số 7].
Đẹp hơn nữa là chất liệu mô típ của
múa quạt, múa khăn được ứng dụng tế nhị, tinh vi vào múa đoa pụ. Như vậy, từ
chất liệu, tiết tấu, động tác múa đến dáng múa rõ ràng là thuộc loại múa dân
gian. Múa đoa pụ (đội bình nước) không hề sử dụng trong nghi lễ tôn giáo, tín
ngưỡng. Nó là điệu múa thuần dân gian, chỉ sử dụng ở trong múa sinh hoạt văn
hóa và nó đã được các nhà chuyên môn (biên đạo, dàn dựng, đạo diễn múa) và các
nghệ nhân Chăm đã ứng dụng từ đoa pụ vào các hình thức như múa đội bình bông,
đội mâm quả [phụ lục số 4, 10], xây
dựng thành những tiết mục đặc sắc, có giá trị văn hóa cao. Múa đoa pụ đơn thuần
chỉ là đi lấy nước. Theo NSND Đặng Hùng “Múa Đoa pụ hiểu với ý nghĩa sâu xa
hơn, khi cách mạng về, tư tưởng, tình cảm của người dân Chăm cởi mở, phấn khởi
với niềm tin vào tương lai tươi sáng. Lập tức họ tự thay đổi ngay trong tư
tưởng, là lấy những dòng nước tươi sáng như ánh sáng niềm tin cách mạng mang về
cho dân tộc, tắm mát ruộng đồng, xóm làng xanh thắm”[11,tr.35]. Do đó phải có
múa nước về (Đoa pụ) để phản ánh cho được tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân.
2.2. Sự phát triển của nghệ
thuật múa truyền thống Chăm
Trong quá trình tồn
tại và phát triển của mình, dân tộc Chăm đã để lại cho nhân loại nhiều di sản
văn hóa, trong đó có một nền nghệ thuật múa truyền thống đặc sắc. Hình tượng
múa Chăm chúng ta có thể bắt gặp trên những đền tháp, tượng thờ như biểu tượng thờ thần Siva, vũ nữ
trà kiệu, vũ nữ Aùpsara. Múa Chăm còn hiện diện ở các đền tháp trong mỗi dịp
cúng tế. Theo phong tục của người Chăm trước kia, múa Chăm không phục vụ đời
sống sinh hoạt hàng ngày mà múa luôn luôn gắn liền với nghi lễ, tín ngưỡng, tôn
giáo. Múa Chăm chỉ phục vụ cho thần thánh, nơi chốn linh thiêng. Nhưng ngày nay
do nhiều nguyên nhân, múa Chăm đã phát triển rộng rãi ra cả ngoài vùng đồng bào
Chăm sinh sống, nó không những có mặt ở trong các lễ hội mang tính linh thiêng,
mà nó còn có mặt trong sinh hoạt của nhân dân, trong các phong trào văn hóa
quần chúng ở địa phương. Rộng hơn nữa, ngày nay nó còn được phục vụ cho cả
khách du lịch trong và ngoài nước và được biểu diễn trên các sân khấu chuyên
nghiệp trên toàn quốc.
2.2.1. Sự phát triển của nghệ
thuật múa truyền thống Chăm trong
phong trào văn hóa quần chúng
Đời sống văn hoá của quần chúng nhân dân ngày càng phát triển thì sự đòi
hỏi gia tăng các hình thức sinh hoạt văn hoá càng lớn. Mặt khác, quần chúng đã
được giác ngộ về quyền sống của con người, đã có ý thức tự giác về mình và mong
muốn trở thành con người mới. Con người tự do, hạnh phúc mà trong đó không
những đời sống vật chất được đảm bảo, được cải thiện nâng cao không ngừng mà
đời sống văn hoá tinh thần cũng ngày càng phải được phát triển phong phú.
Từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, quần chúng nhân dân được tự do,
được khuyến khích đề bạt những nguyện vọng chính đáng của mình, họ sẵn sàng bày
tỏ với những người lãnh đạo những yêu cầu của quần chúng nhân dân về đời sống
văn hoá và tự nguyện tham gia, tự nguyện ủng hộ cho sự phát triển các hình thức
sinh hoạt văn hoá. Sự hình thành các đội văn nghệ ở làng, xã, cơ quan, xí
nghiệp… không phải chỉ do chủ trương chính sách của ngành văn hoá mà còn do
chính sự đòi hỏi và nhu cầu của quần chúng.
Đời sống vật chất được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần ngày
càng được nâng cao. Con người văn hoá càng được hoàn thiện; quần chúng nhân dân
không chỉ đòi hỏi được hưởng thụ văn hoá, văn hoá nghệ thuật… mà còn có nhu cầu
muốn được làm nghệ sĩ. Mác đã từng nói: “Ở trong mỗi con người đều có một
Ra-pha-en còn đang lim dim ngủ” nghĩa là ở trong mỗi con người đều có một tố
chất nghệ sĩ, con người nghệ sĩ ấy có thức dậy hay không, có trở thành người
khổng lồ hay không thì còn do nhiều điệu kiện bản thân và xã hội. Nhưng không
ai là không có trong thể chất và tâm hồn một tiềm năng trở thành nghệ sĩ.
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm nói riêng, ca, múa, nhạc dân tộc Chăm nói
chung đã và đang hoà mình cùng với sự phát triển chung của đất nước trong các
phong trào văn nghệ quần chúng hay trên các sân khấu bán chuyên nghiệp và
chuyên nghiệp. Từ khi tách tỉnh 1992, Ninh Thuận đã thành lập một Đoàn nghệ
thuật bán chuyên nghiệp Chăm, quy tụ các nghệ nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp
trong các phong trào văn hoá, văn nghệ ở địa phương, nhằm bảo tồn và phát huy
vốn văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Từ đó đến nay Đoàn đã tham gia biểu diễn
không những ở những nơi có đồng bào Chăm sinh sống mà còn lan rộng hơn nữa,
Đoàn đã tham gia nhiều hội thi, hội diễn trên toàn quốc và đã gặt hái được
nhiều thành công. Từ những cố gắng nỗ lực ấy, đến nay Đoàn đã được tỉnh công
nhận là Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm có nhiệm vụ gìn giữ và phát huy vốn văn
hoá phi vật thể của dân tộc.
2.2.1.1. Sự phát triển nghệ
thuật múa truyền thống Chăm trong vùng đồng bào Chăm
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật, cùng với sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ, các nền văn hoá của các dân tộc
đang xích lại gần nhau nên tốc độ giao thoa, đan xen, hỗn dung văn hoá đang
tăng nhanh chóng. Từ đó những giá trị văn hoá cổ truyền có nguy cơ bị mai một,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy văn hoá các dân
tộc trong đó có văn hoá Chăm. Ngày 26/10/1981 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã
ra chỉ thị 121/CT-TW về công tác đối với đồng bào Chăm, tạo cho đồng bào Chăm
phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay đã và đang tồn tại các loại
hình lễ hội. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm thì hàng năm
người Chăm có khoảng gần 80 lễ hội mà lễ hội nào cũng có sự hiện diện của múa.
Múa và nhạc đóng vai trò quan trọng và góp phần làm cho lễ hội phong phú, đa
dạng. Ông bóng, bà bóng là người múa chính trong các lễ nghi tín ngưỡng tôn
giáo, tín ngưỡng dân gian như đã nêu ở phần trên.
Nhưng điều đặc biệt, trong các làng Chăm ở Ninh Thuận từ trước đến nay làng
nào hầu như cũng có một đội văn nghệ. Theo thống kê của Sở văn hoá thông tin,
hiện nay có hơn 30 đội văn nghệ của 22 làng Chăm. Ơû làng Chăm nào cũng duy trì
cúng lễ, lễ hội cộng đồng, trong đó có múa lễ nghi, múa sinh hoạt hội hè. Chính
vì vậy, trong xã hội truyền thống người Chăm đã hình thành một tầng lớp nhạc
công, vũ nữ, vũ sư phục vụ như: Muk Pajau; ông Ka - ing; ông Mưduôn… đến tuổi
trưởng thành các nam, nữ đều biết múa hát, biết sử dụng trống, kèn… cổ truyền
của dân tộc. Trong giới nữ, khi sinh ra và lớn lên đã thừa hưởng kho tàng ca, múa,
nhạc dân gian, nên các đội văn nghệ dân gian đó đã ra đời và tồn tại cho đến
ngày nay. Ví dụ nhiều làng như Hữu Đức, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Thành Tín, Hậu
Sanh, Vụ Bổn…trong các làng này còn có thêm đội múa nữ cao tuổi, đội múa nữ
thanh niên, đội nhạc công đánh trống Gi Năng, trống Paranưng… như vậy, người
Chăm vẫn luôn luôn có ý thức bảo tồn và muốn phát huy vốn nghệ thuật truyền
thống này.
Dân tộc Chăm cư trú hầu như ở các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ và ở tập
trung trong các làng, ít sống xen kẽ với các dân tộc khác, nên có môi trường và
điều kiện thuận lợi để hoạt động và giữ gìn văn hoá nghệ thuật truyền thống,
bộc lộ được những nhu cầu về văn hoá. Từ đó họ đã bảo tồn, duy trì được một nền
nghệ thuật phong phú và đặc sắc như ngày hôm nay.
2.2.1.2. Sự phát triển nghệ
thuật múa truyền thống Chăm ngoài vùng đồng bào Chăm
Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của đất nước. Đặc biệt là trong
phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng. Tỉnh Ninh Thuận hàng năm đều tổ chức
các cuộc thi, hội diễn, ngày hội văn hoá các dân tộc…ngoài những dân tộc thiểu
số ở các vùng nông thôn còn có các cơ quan, đoàn thể trong địa bàn tỉnh đều
phải tham gia. Cũng chính vì thế, mà nghệ thuật múa Chăm được khai thác và phát
huy có hiệu quả, các cơ quan, ban ngành, xí nghiệp hầu như thế mạnh của đơn vị
nào cũng đều nghiêng về múa như ngành Bưu Điện tỉnh đã đầu tư cho nhiều tiết
mục múa, mời các biên đạo nổi tiếng, có kinh nghiệm về dàn dựng nhiều tiết mục
múa như múa “Dâng Lễ”, múa “Cô đưa thư”, “Aùpsara vũ nữ Chăm” v.v… Các đơn vị ở
các huyện cũng đem đến cho hội thi nhiều tiết mục múa Chăm đặc sắc có tính nghệ
thuật cao. Cũng xuất phát từ nhiều nguồn mà nghệ thuật múa Chăm được nhiều nhà
nghiên cứu, các nhà biên đạo múa quan tâm với nhiều tác phẩm có giá trị và đã
trở lên nổi tiếng như: tác phẩm múa “Ước mơ” -1991; tác phẩm múa “Khát vọng” -
1995 của NSND Đặng Hùng, tác phẩm múa “Ra khơi”, múa “Tượng tháp”, múa “Dâng
lễ” của Nghệ sĩ Võ Thọ Thái v.v… Các điệu múa trên đã được các nhà biên đạo
khai thác đưa lên sân khấu phục vụ cho các chương trình hội diễn nghệ thuật cấp
tỉnh, cấp quốc gia và cũng đã từng đoạt nhiều giải thưởng, huy chương. Các tác
phẩm trên còn được Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm Ninh Thuận đưa lên sân khấu
biểu diễn phục vụ nhân dân khắp nơi trong và ngoài tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống Chăm
trong phong trào văn hoá quần chúng không thể không nói đến các đội thông tin
lưu động của các huyện như: Ninh Phước, Ninh Hải, đội Thông tin lưu đông miền
núi của Trung tâm văn hoá tỉnh, Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm. Những đơn vị này
là những người đưa nghệ thuật đến với công chúng trong tỉnh, hàng tháng các đơn
vị này đều phải đi biểu diễn phục vụ bà con từ vùng sâu, vùng xa đến thành thị,
chương trình hầu như 90 % sử dụng nghệ thuật dân gian Chăm. Riêng Đoàn nghệ
thuật dân gian Chăm hàng năm đều phải xây dựng chương trình, tiết mục mới,
không những phục vụ cho nhân dân trong tỉnh mà đoàn còn phục vụ cho cả người
dân ngoài tỉnh, đoàn tham gia hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng trong vùng
miền, trong toàn quốc, cử các biên đạo, nghệ nhân ra Quảng Nam xây dựng đội văn
nghệ dân gian Chăm phục vụ khu du lịch Mỹ Sơn. Cũng từ đó, nền nghệ thuật
truyền thống Chăm nói chung và nghệ thuật múa nói riêng đã có cơ hội bay xa
hơn, đã được các bè bạn, các dân tộc anh em khác biết đến và gây được nhiều
tiếng vang trong nước.
Như vậy, sự phát triển của nghệ thuật múa truyền thống Chăm ở trong phong
trào ngoài vùng đồng bào Chăm là rất cần thiết, cần được duy trì những hoạt
động của những đơn vị không chuyên này. Cũng từ đó mà phong trào nghệ thuật
phát triển mạnh, nghệ thuật múa Chăm được khai thác và phát huy hết thế mạnh
theo như tên gọi của nó, phong phú, đậm đà mà riêng biệt.
2.2.2. Sự phát triển nghệ thuật
múa Chăm trên sân khấu chuyên nghiệp
Nói đến nghệ thuật múa truyền thống Chăm hay múa Chăm trên sân khấu chuyên
nghiệp hiện nay, đã và đang phát triển mạnh. Cụ thể như: tác phẩm múa “Trống
Paranưng” – 1995, tác phẩm “Khát vọng” – 1995, tác phẩm “Lên tháp” của NSND
Đặng Hùng; múa “Huyền thoại Bhagavati” – 1995 của nghệ sĩ Thu Vân; múa “Đêm
tháp cổ” của NSND Phùng Nhạn; múa “Tượng tháp” - 1995 của nghệ sĩ Thọ Thái, múa
“Paranưng” của NSND Việt Cường [phụ lục
số 11]. Các điệu múa trên được khai thác đưa lên sân khấu, phục vụ các
chương trình hội diễn ca, múa, nhạc chuyên và bán chuyên nghiệp toàn quốc và đã
đoạt nhiều giải thưởng, huy chương, các tác phẩm trên được một số các Đoàn nghệ
thuật như Đoàn Thuận Hải (cũ) nay là Đoàn Biển Xanh, Đoàn ca múa nhạc, Đoàn
nghệ thuật dân gian Chăm Ninh Thuận, Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng - Khánh Hoà,
Đoàn Bông Sen… biểu diễn khắp nơi trong cả nước và phục vụ khách du lịch quốc
tế. Tất cả họ đều có một niềm đam mê, tâm huyết để nhằm khôi phục, phát triển
và giới thiệu rộng rãi nền nghệ thuật múa truyền thống của dân tộc này. Theo
ông Văn Món một nhà nghiên cứu văn hoá người Chăm ở Trung tâm nghiên cứu văn
hoá Chăm Ninh Thuận có nhận định: “Một số tác phẩm trên sáng tạo một phần còn
theo tư duy chủ quan của các cá nhân để rồi tự gán ghép là múa Chăm… Trong kho
tàng chuyện cổ dân gian Chăm, trong các lễ hội, tục cúng tế, nghệ thuật múa hát
dân gian Chăm hiện nay không thấy có những điệu múa nào như múa: Ước mơ, Khát
vọng hay trống Paranưng”. Đành rằng là vậy, nhận định của mỗi người là khác
nhau. Nhưng theo tác giả những điệu múa trên dù gì cũng là chất liệu của múa
Chăm. Khi các biên đạo cho ra đời một tác phẩm múa, họ có thể dựa trên chất
liệu múa truyền thống của một dân tộc, nhưng họ có thể biến tấu, nhân cách hoá
theo cách riêng của mình khác với nguyên bản để phù hợp với thời điểm lịch sử
hoặc với nhu cầu của người hưởng thụ nghệ thuật.
Những tượng thờ trên cụ thể là tượng Siva, theo tư duy cũng như trong triết
lý tôn giáo Bàlamôn Chăm, là một tượng thần linh gần như loã thể, loã thể trong
tượng thờ Chăm mang ý nghĩa lột xác thoát tục, loại bỏ những gì xấu xa ở trần
gian, để đem lại những gì tốt đẹp cho muôn loại. Đó cũng là một mặt trong hai
mặt của triết lý Chăm Bàlamôn mà trong giáo luật của người Chăm gọi là: Huỷ
diệt (sa pa lai) để sáng tạo và chết đi, không phải là vĩnh hằng mà là bắt đầu
cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Do đó, thần Siva là vị thần linh tối cao, là
bất diệt và bất khả xâm phạm đối với người trần mắt thịt. Đến lúc thần Siva
phải kêu cứu: “Hỡi các ngươi! Hãy yêu thương ta, đừng phá hoại những gì mà đã
dâng cúng ta”, hãy trả lại cho ta vẻ đẹp thánh thiện, một vẻ đẹp thuần khiết
nơi chốn thiêng đường. Chính vì vậy, hình tượng thần Siva, vũ nữ Aùpsara chỉ
chấp nhận loã thể trên bệ thờ, đền tháp nơi chốn thiêng đường chứ không chấp
nhận trên sân khấu. Đặc biệt trên sân khấu cổ các nước phương đông có truyền
thống văn hoá phải là kín đáo.
Tác phẩm “Trống Paranưng” - 1995 của NSND Đặng Hùng đã được biểu diễn nhiều
nơi trên toàn quốc. Các diễn viên múa mặc áo sơ mi hồng, quần bà ba, khăn trắng
tua đỏ. Tất cả các trang phục đều không phải của tu sĩ, chức sắc Chăm. Nhưng
tác giả đã có sự thành công, đưa những vật thiêng như trống Paranưng, các diễn
viên biểu diễn mô phỏng các thầy Mưduôn trên sân khấu chuyên nghiệp và đã nhận
được sự hưởng ứng của công chúng trong toàn quốc. Nhưng theo nhận định của ông
Văn Món – Sakaya “Tác giả sử dụng các thầy Mưduôn múa trống Paranưng leo trèo
trên đầu, kẹp cổ nhau đu quay vòng giống như biểu diễn xiếc hiện đại. Như thế
có thể là vi phạm đến thuần phong mỹ tục, làm ô doanh màu áo trắng của các tu
sĩ Chăm. Và, như vậy sẽ xúc phạm đến các vị tu sĩ Chăm và thần thánh tổ tiên
Chăm”.
Nhìn chung, những tác phẩm múa Chăm được đưa lên sân khấu từ sau giải phóng
đến nay, đã giới thiệu được phần nào nghệ thuật múa Chăm cho nhiều người biết
đến. Đó là những cố gắng, những nỗ lực to lớn của các tác giả, nhưng do nhiều
yếu tố chủ quan lẫn khách quan để đưa đến những hạn chế nhất định như đã nêu ở
phần trên. Nhưng hai nghệ sĩ lớn, hai cây đại thụ của nghệ thuật múa Chăm là
NSND Đặng Hùng và NSND Lê Ngọc Canh. Đều có một cách nhìn khoa học về thần
Siva, Aùpsara vũ nữ Chăm. Hai NSND đều nhận định một điểm chung: Đứng trước
tượng đá Vũ nữ trà kiệu có thể cho ta một cảm nhận hồn nhiên toát ra từ cơ thể
tượng đá mà như thật mang ý nghĩa nhân hậu, một tình yêu mênh mông trên đôi môi
chứa đựng nụ cười duyên dáng, đôi mắt long lanh như đang hướng về miền xa xôi
với những khát vọng dồi dào và tĩnh tại. Tượng vũ nữ trà kiệu thật là viên ngọc
vô giá trong nghệ thuật điêu khắc. Tuy nhiên viên ngọc quý giá ấy, nếu các nhà
sáng tạo, các nhà nghiên cứu hiểu lệch lạc không theo ý niệm của người Chăm thì
có thể các tác phẩm sẽ bị bóp méo, hay những diễn viên vì một cảm hứng nghệ
thật chủ quan, vì không hiểu hết ý nghĩa văn hoá, ý nghĩa dân tộc, ý nghĩa tôn
giáo, tâm linh của dân tộc Chăm làm cho múa Chăm đi lệch hướng. Từ đó đã làm
cho một số điệu múa bị bóp méo, trở thành trớ trêu, lố bịch lai căng… điều này
đã làm cho các nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, các nghệ nhân, nghệ sĩ, trí thức
người Chăm không bằng lòng. Bời vì, họ là những người Chăm, họ hiểu chiều sâu
những giá trị văn hoá tâm linh của dân tộc. Múa Chăm đã ăn sâu vào trong máu,
trong chiều sâu tín ngưỡng của mỗi người dân Chăm. Vì vậy, trong mỗi chúng ta,
những người đang khai thác bộ môn nghệ thuật này, đều cần hiểu rằng múa Chăm
đều thể hiện tính tín ngưỡng, tôn giáo, tính thiêng, biểu thị sự thăng hoa của
người với thiên nhiên, con người với thánh thần mà hiện nay họ còn tôn thờ. Đó
cũng chính là thái độ tôn trọng sắc thái văn hoá của mỗi dân tộc.
Sự phân tích, so sánh trên cho ta thấy một vài hạn chế của nghệ thuật múa
truyền thống Chăm trên sân khấu chuyên nghiệp hiện nay đó là những hạt sạn bé
nhỏ trong muôn vàn hạt ngọc long lanh của nghệ thuật múa Chăm. Từ tình yêu và
lòng ngưỡng mộ nghệ thuật múa truyền thống Chăm, NSND Đặng Hùng đã sáng tạo nên
hàng loạt những tác phẩm múa Chăm vừa có tính truyền thống, vừa có nét hiện đại
như: “Múa quạt”, “Đội nước”, “Lên tháp”… Với những hình tượng đẹp, hợp với dân
tộc Chăm và đã thực sự đón nhận được cảm tình đi sâu vào lòng dân và những
người yêu bộ môn nghệ thuật này.
Tiểu kết
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm có cội nguồn sâu xa, được hình thành và
phát triển qua rất nhiều lớp văn hoá, là sự hoà quyện giữa tín ngưỡng dân gian,
bản địa (nội sinh) và sự tiếp biến văn hoá từ bên ngoài (ngoại sinh) và được
chắt lọc qua thời gian. Nghệ thuật múa truyền thống phong phú, đặc sắc ấy đang
được cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận lưu giữ thể hiện trong múa “thiêng” và múa trong sinh hoạt, hội hè.
Múa thiêng đang hiện hữu trong hàng trăm nghi lễ quanh năm của người Chăm.
Có thể nói rằng, hiếm có nền văn hoá nào mà tên các lễ hội cộng đồng lại gắn
liền với múa như lễ Rija; lễ cúng tế thần linh Puis, Payak, lễ hội Katê… Những
điệu múa “thiêng”trong các nghi lễ Chăm đều mang ý nghĩa cầu cúng thần linh, do
các nghệ nhân vừa là chức sắc dân gian như ông bóng, bà bóng và các vũ sư của
dòng họ thể hiện để giao tiếp với thần linh. Múa Đạp lửa biểu hiện nghị lực phi
thường, sự quyết tâm muốn san bằng mọi chướng ngại vật, sự khắc nghiệt của thời
tiết nắng nóng để đón mùa mưa tới cho mùa màng tươi tốt.
Múa trong sinh hoạt hội hè của người Chăm cũng phong phú và đa dạng. Ngôn
ngữ, động tác múa có tính biểu tượng cao, có tính nghệ thuật độc đáo như: múa
Đoa pụ nhằm mô phỏng, tái tạo lại cảnh sinh hoạt lao động hàng ngày của các cô
gái Chăm hay múa quạt, múa khăn… Tất cả đều toát lên một tấm lòng giản dị mong
được sống, được hoà mình cùng thiên nhiên.
Từ sau năm 1975, cùng với sự phát triển của phong trào văn hoá văn nghệ,
nghệ thuật múa truyền thống Chăm đã được sưu tầm, khai thác và phát huy. Từ đó
nghệ thuật múa Chăm ngày càng được chắp cành bay cao, bay xa. Tuy nhiên, về mặt
khoa học, có thể nói nghệ thuật múa Chăm đã phát triển một cách tự phát, thiếu
sự đầu tư nghiên cứu về các yếu tố như: đời sống tâm linh, tín ngưỡng trong múa
“thiêng”, các ngôn ngữ và động tác cơ bản của múa Chăm trong sinh hoạt hội hè.
Vì vậy, bên cạnh những thành công đáng khích lệ của một số tác phẩm, cũng còn
một số tác phẩm mới chỉ khoác cái vỏ và gắn vào cái tên “múa dân tộc Chăm”,
chưa đi sâu vào nghiên cứu, áp dụng những động tác, ngôn ngữ cơ bản của múa
truyền thống Chăm đích thực.
Chương 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
NGHỆ THUẬT MÚA TRUYỀN THỐNG
CHĂM Ở NINH THUẬN
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Bởi văn hoá và kinh tế có quan
hệ gắn bó hữu cơ, là mục tiêu động lực của nhau. Xây dựng và phát huy văn hoá
lành mạnh nhằm thúc đẩy văn hoá phát triển mạnh và vững chắc. Như vậy, đối với
đồng bào Chăm ở Ninh Thuận việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là
điều cần thiết. Có như thế dân tộc Chăm mới khẳng định được mình. Tuy nhiên bảo
tồn không phải giữ nguyên cái cũ hay cố tình phục hồi lại những giá trị đã lỗi
thời, lạc hậu mà cần phải chủ động tiếp thu cái mới, có kế hoạch nghiên cứu cái
cũ và nâng lên tầm cao để phù hợp với thực tế trên cơ sở bản sắc truyền thống.
Có như thế bản sắc văn hoá truyền thống không bị mai một mà phát triển liên
tục, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.
3.1.
Những giá trị văn hoá của nghệ thuật múa
truyền thống Chăm
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm cũng giống như nghệ thuật múa truyền thống
một số dân tộc khác. Múa là loại hình nghệ thuật lấy hình thể con người và động
tác của con người làm phương tiện biểu hiện. Nói như vậy, không có nghiã mọi cử
động, mọi động tác hàng ngày của con người trong cuộc sống thường nhật đều là
động tác múa. Nghệ thuật múa Chăm thường gắn liền với hoạt động lao động, với
sinh hoạt văn hoá cũng như với các lễ hội mang tính chất văn hoá. Múa truyền
thống tự thân nó từ khi xuất hiện đã mang giá trị nhân văn sâu sắc, chứa đựng
trong đó những giá trị thẩm mỹ, đạo đức… mà những giá trị đạo đức thì luôn tồn
tại như một hằng số văn hoá trong văn hoá truyền thống Chăm. Những giá trị ấy
phản ánh khá đậm nét trong kho tàng văn hoá dân gian Chăm và ngay cả trong cuộc
sống của đồng bào Chăm hôm nay. Những nhà nghiên cứu văn hoá Chăm nói chung và
nghệ thuật múa nói riêng tiêu biểu như NSND Lê Ngọc Canh, NSND Đặng Hùng đã có
nhiều đề tài chuyên sâu vào loại hình nghệ thuật này. Ơû đây tác giả nêu lên
những giá trị nghệ thuật tiêu biểu được thể hiện qua các nghi lễ như vòng đời,
lễ hội, trong sinh hoạt của cộng đồng mà có sự tham gia của nghệ thuật múa. Đặc
biệt trong nghi lễ vòng đời những loại hình âm nhạc, múa đều mang tính thiêng,
nhưng chỉ trong trường hợp tang ma (Múa bóng lên đồng trong lễ nhập kút), còn
trong các nghi lễ khi con người còn sống như trong sinh hoạt vui chơi thì cũng
có âm nhạc và múa nhưng những điệu nhạc, điệu múa không còn tính thiêng mà nó rất
vui tươi nhộn nhịp… thể hiện rõ nét là trong lễ nhập kút hay trong lễ hội Rija
Nưgar khi ông bóng, bà bóng nhập đồng múa, nét mặt thể hiện rất linh thiêng,
thành kính, ông thầy Mưduôn hay các nghệ nhân sử dụng nhạc cụ cũng vậy. Không
một ai cười đùa gì cả. Còn trong sinh hoạt hội hè thì tất cả có thể cười nói
vui vẻ trong khi biểu diễn. Đây cũng là nét đặc trưng riêng của loại hình nghệ
thuật này.
Aâm nhạc và múa của người Chăm là sự
hỗn dung giữa văn hoá tôn giáo với sự sáng tạo mang tính dân gian bản địa và
đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng Chăm. Qua những di sản nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc ta có thể thấy được nghệ thuật múa và âm nhạc Chăm
đã có từ lâu đời và đã tường phát triển rực rỡ, nó còn có sức lan toả lớn đến
các dân tộc khác. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó đã lan tỏa sang nền âm nhạc
và múa của người Việt. Giữa hai dân tộc đã có quá trình giao lưu, tiếp biến văn
hoá lâu đời như Chăm – Việt thì sự ảnh hưởng văn hoá lẫn nhau là đương nhiên.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu
trên lĩnh vực này, mà chỉ có những nhận xét như: “Vào thế kỷ XI, Vua Lý Thái
Tông rất thích xem các thiếu nữ Chăm múa hát khúc Tây Thiên, có âm nhạc phụ
hoạ” [24,tr.120]. “ Trong sự tiếp xúc
văn hoá giữa người Việt và người Chăm, âm nhạc của người Chăm đã để lại dấu ấn
khá rõ nét trong nền âm nhạc của Đại Việt. Ví dụ vào năm 1202 Vua Lý Cao Tông
đã ra lệnh cho các nhạc sĩ trong triều phải dựa vào âm nhạc Chăm để biên soạn
khúc Chiêm thành âm” [24, tr.122].
Cách đây vài chục năm múa truyền thống
Chăm chỉ sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo và trong các lễ hội dân
gian với tính thiêng cao, chỉ phục vụ ở phần lễ, chỉ phục vụ cầu cúng thần
thánh, không đưa vào phần hội như thường thấy ở các dân tộc khác. Nhưng vài năm
gần đây, như chúng ta đều biết, nghệ thuật múa Chăm đã được sử dụng rộng rãi ở
trong cả phần hội, trong phong trào văn hoá quần chúng. Và, đặc biệt hơn nữa là
đã có mặt trên các sân khấu chuyên nghiệp. Cũng từ đó nền nghệ thuật múa truyền
thống Chăm phát triển rực rỡ. Múa Chăm rất phong phú, đa dạng, có tính nghệ
thuật cao, nhưng được thể hiện nhiều nhất, đa dạng nhất là trong các lễ hội của
cộng đồng như: lễ hội Katê, hệ thống lễ hội Rija.v.v… Những điệu múa dân gian
giàu tính nghệ thuật như: múa quạt Pì dền; múa Đạp lửa; múa Roi; múa Kiếm; múa
Chèo thuyền; múa Phồn thực… Điệu múa do ông bóng, bà bóng thực hiện đều là
những điệu múa thiêng trong trạng thái ec tay sy để tiếp súc với thần linh.
Trong các nghi lễ vòng đời của người
Chăm nghệ thuật múa chỉ có ở trong nghi lễ tang ma, trong lễ hoả táng, các ông
bóng, bà bóng nhảy múa kể về sự tích các vị thần, về vòng đời người từ lúc sinh
ra đến lúc hoả táng. Xem bà bóng, ông bóng nhảy múa tâm trạng rất buồn, rất
nghiêm trang. Hoà cùng điệu múa là những điệu nhạc đệm nghe ai oán, não lòng
của cây đàn ka nhi kể về vòng đời con người. Lễ múa diễn ra trong ngày thứ hai
của lễ hoả táng, trong tiếng nhạc dồn dập của điệu trống Ginăng, ông bóng nhập
đồng trong trạng thái ngây ngất, những người dự lễ hò theo từng nhịp múa, nhịp
trống. Không khí âm nhạc và múa hoà quyện vào nhau trong giữa đên khuya, giữa
nghĩa địa với những ánh lửa bập bùng đưa những người dự lễ vào trạng thái linh
thiêng với những cảm xúc tột độ như đang ở giữa chốn thần linh. Với những sắc
thái văn hoá riêng của mình, người Chăm đã để lại những giá trị văn hoá nghệ
thuật phong phú. Những giá trị văn hoá ấy vẫn được bảo lưu trong các nghi lễ
tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… biểu hiện trong từng động tác, điệu múa truyền
thống của dân tộc Chăm.
3.2. Những vấn đề đặt ra trong
việc phát triển nghệ thuật múa truyền thống Chăm
Trong các lễ hội Chăm đều có múa, múa Chăm luôn đi đôi với âm nhạc, tên các
điệu trống đồng thời cũng là tên các điệu múa. NSND Đặng Hùng đã tổng kết “múa
và âm nhạc Chăm luôn đồng điệu với nhau giữa điệu múa và nhịp trống; điệu nhạc
Pì dền thì có điệu múa Pì dền; điệu trống Patra thì có múa Patra…” Những phong
cách múa Chăm đã được thể hiện trên các mảng điêu khắc vũ nữ Trà kiệu (Aùpsara)
và các tượng thần Aán Độ giáo như Sava; Uma; Brahma; Visnu… để hiểu và có những
tác phẩm văn hoá đích thực phát triển từ tâm hồn Chăm, các nhà nghiên cứu đã đi
sâu tìm hiểu tín ngưỡng của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, từ các điệu
múa thiêng hay các điệu múa phồn thực cầu mưa như trong lễ hội Rija Nưgar; múa
đạp lửa của ông bóng; múa chèo thuyền… hay trong lễ nhập kút của người Chăm
Bàlamôn nếu ai đã được dự, sẽ được sống trong không gian riêng, sẽ cảm giác như
bị hút hồn bởi nghệ thuật tạo hình, của âm nhạc và của múa thiêng. Bà bóng múa
lên đồng giao tiếp với thần linh, từ điệu múa tiễn biệt các linh hồn về với tổ
tiên đến màn múa mừng cho những linh hồn mới đã gặp những linh hồn cũ ở thế
giới tổ tiên. Sau khi bà bóng múa, thầy cả sư, các vị chức sắc rồi tất cả mọi
người sung quanh đều đứng lên múa mừng.
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm là
một nền nghệ thuật quý báu của các nhà nghiên cứu, nhà sáng tác. Với đường lối
văn hoá nghệ thuật đúng đắn của Đảng, những giá trị ấy đã và đang được sưu tầm,
bảo tồn và phát huy. Ơû Bình Thuận đã thành lập một Đội nghệ thuật dân gian
Huyện Bắc Bình và Ninh Thuận thành lập một Đoàn dân gian chuyên nghiệp Chăm,
với các nghệ nhân diễn viên người Chăm. Ninh thuận là điều kiện tốt để khai
thác, bảo lưu kho tư liệu quý giá này, là nơi sưu tầm khai thác và cung cấp tư
liệu truyền thống dân tộc Chăm cho sự phát triển văn hoá nghệ thuật hiện tại ở
nơi đây.
Có thể nói, từ sự thành công của NSND
Đặng Hùng, ông đã đúc kết tâm huyết của mình trong cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu phục hồi múa cung đình
Chăm”, rồi những tác phẩm múa như: “Siva”, “Vũ nữ trà kiệu”; “Khát vọng”;
“Ước mơ”; “Múa quạt”; “Đoa pu”ï; múa “Trống Paranưng” nổi tiếng. Tất cả đều
được NSND Đặng Hùng bắt nguồn từ ngôn ngữ, động tác dân gian trong lễ hội và
khai thác phát triển từ những tác phẩm điêu khắc trên tháp của nền văn hoá
Chăm. Nhiều nhà biên đạo, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nghệ sĩ biểu diễn đã thành công từ
bầu sữa văn hoá dân gian như: biên đạo Võ Thọ Thái với tác phẩm “Tượng Tháp”,
“Aùpsara vũ nữ Chăm”; NSƯT Thu Vân với tác phẩm “Huyền thoại Bhagavati”; NSƯT
Minh Mẫn; NSƯT Kim Hương; nhạc sĩ Amư Nhân trở lên nổi tiếng bởi những tác phẩm
múa hay những bài dân ca ngọt ngào, êm dịu của dân tộc Chăm.
Tuy nhiên, hiện nay có một xu hướng
rất cần được bàn thảo. Đó là hiện tượng nhiều nhà biên đạo, nhà sáng tác
“nghiệp dư” sáng tác những tác phẩm bằng cách biến tấu từ các phù điêu, tượng
đá hoá thân thành những vũ nữ bằng xương bằng thịt bước ra khỏi đền đài tháp cổ
như những điệu múa hiện nay còn lưu truyền trong các cơ quan, đoàn thể, trong
phong trào nghệ thuật quần chúng có khi cả trên sân khấu chuyên nghịêp. Mà theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hoá Chăm ở Ninh Thuận thì: tuy có nhiều
động tác, hình tượng mô phỏng các tư thế giáng dấp của các vị thần Aán Độ giáo,
nhưng lại có phần không đúng với phong tục tín ngưỡng tôn giáo. Bởi một phần
trang phục và động tác của các vũ nữ bị cách điệu không đảm bảo được tín ngưỡng
thờ các thần linh của người Chăm. Cũng từ đó đã bị các nhà nghiên cứu văn hoá
người Chăm lên tiếng phản đối. Đặc biệt gần đây, một số đơn vị nghệ thuật không
chuyên của các cơ quan, xí nghiệp trong tỉnh dàn dựng nhiều tác phẩm múa Chăm
nhưng không dựa trên ngôn ngữ cơ bản dân gian Chăm mà do các biên đạo, nghệ sĩ
nghĩ ra mới hoàn toàn. Điều nghịch lý là đa số các tác phẩm này mang đi dự liên
hoan, đi thi như: tiếng hát miền Đông; thi hội diễn ngành… lại đoạt giải thưởng
cao. Vì có thể giám khảo cũng không am
tường thấu đáo về lĩnh vực nghệ thuật dân gian Chăm hay vì lý do khách quan lên
không đặt nặng đến vấn đề này. Do vậy, theo chúng tôi cần có những công trình
khoa học chuyên ngành nghiên cứu sâu và phổ biến rộng rãi các lĩnh vực của nghệ
thuật dân gian Chăm và điều quan trọng là cần trú trọng đến yếu tố thiêng trong
tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc.
Múa Chăm, theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc Chăm có rất nhiều điệu
múa phong phú, thậm chí có cả một nền nghệ thuật múa cung đình. Tuy nhiên, các
điệu múa dân gian Chăm hiện nay vẫn chưa được hệ thống hoá cụ thể. Múa cung
đình thì không còn lưu lại gì ngoài các hình khắc trên đá, trên đền tháp, còn
lại là đa số các điệu múa dùng trong lễ hội.
Những vấn đề đặt ra trong công tác
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống Chăm không đơn
thuần là nghiên cứu trong lễ hội mà nghiên cứu trong cả đời sống vật chất lẫn
tinh thần thường nhật của người Chăm. Múa truyền thống nói riêng văn hoá nghệ
thuật nói chung là tất cả những giá trị, công trình nghệ thuật đã được sáng tạo
trong quá trình lịch sử và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác làm nên những
giá trị bản sắc dân tộc đó trở thành tài sản vô giá không thể chối cãi và phủ
nhận. Mặt khác, đưa những giá trị ấy vốn là những giá trị chỉ dùng trong lễ tục
vào cuộc sống hàng ngày để nó trở thành đời sống tinh thần thường nhật của
người Chăm lại là vấn đề cần được xem xét, giải quyết một cách hài hoà, hợp lý
và được chấp nhận. Nếu không nền nghệ thuật múa khó mà phổ biến rộng khắp dân
chúng.
Hy vọng rằng, trong tương lai không
xa, những sự đầu tư đúng hướng vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá phi vật
thể quý giá này, bằng sự bồi dưỡng có định hướng một đội ngũ sáng tạo trẻ, bằng
các cuộc tổ chức giao lưu học hỏi giữa các dân tộc anh em và nhất là bằng các
nỗ lực cá nhân lớn hơn nữa, tiềm năng sáng tạo của người Chăm sẽ có những đóng
góp xứng đáng hơn nữa vào nền văn hoá đa dân tộc Việt Nam.
3.3.
Những định hướng, giải pháp để nghiên cứu, bảo tồn và phát huy trong công cuộc
xây dựng nền văn hoá dân tộc mới – đậm đà bản sắc dân tộc
Dân tộc Chăm, mặc
dù phần nào chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Aán Độ và văn hoá các dân tộc khác
trong khu vực, nhưng người Chăm vẫn giữ được bản sắc văn hoá độc đáo của dân
tộc mình. Đó là cả một sự sáng tạo tuyệt mỹ của bao thế hệ đã tạo nên sức sống
bền bỉ của những giá trị nghệ thuật còn lưu giữ cho đến ngày nay. Trong các
loại hình ca, múa, nhạc và có cả một kho tàng làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc lễ
với những nhạc cụ mang tính độc đáo riêng biệt mà hiện nay đã bị thất truyền
không ít.
Trong thời gian qua, với chính sách
dân tộc và chủ trương bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc đã trở
thành một định hướng chung, trong đó thể hiện sự tôn trọng, tính độc lập khác
biệt mang tính độc đáo của mỗi dân tộc, trong một nền văn hoá chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận đã có những quan tâm đầu tư cho công
việc nghiên cứu, sưu tầm, khai thác vốn nghệ thuật truyền thống dân tộc Chăm và
cũng đã thu được một số kết quả nhất định. Riêng về vấn đề sưu tầm, nghiên cứu,
tỉnh có một cơ quan chuyên môn là Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm, hàng năm
cơ quan này đều tiến hành kế hoạch điền dã và sưu tầm thu thập các tư liệu về
văn hoá truyền thống Chăm, trong đó có nghệ thuật múa. Bên cạnh đó Trung tâm
còn làm chức năng đào tạo, nhằm truyền thụ, lưu giữ những giá trị nghệ thuật
còn tồn tại hiếm hoi trong các nghệ nhân già, chức sắc cao tuổi, mà một khi họ
mất đi rồi thì những vốn quý tinh hoa ấy cũng mất đi theo. Tỉnh cũng đã thành
lập một Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm, với hình thức hoạt động chuyên nghiệp.
Đây là nơi để khai thác, thử nghiệm, phổ biến vốn nghệ thuật truyền thống dân
tộc Chăm trong đó chủ yếu là loại hình ca, múa, nhạc, nhằm bảo tồn và phát huy
những giá trị mang tính bản sắc dân tộc, thổi cho nó một hơi thở mới trong đời
sống hiện nay.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến
những con người, những cán bộ nhiệt tình tâm huyết làm công tác nghiên cứu, sưu
tầm và đưa những tác phẩm mới đến với công chúng trong cả tỉnh. Họ từ nhiều cơ
quan khác nhau, cũng đã có những công trình lớn, nhỏ cung cấp nguồn tư liệu quý
giá cần thiết cho công việc tập hợp, phân tích, nghiên cứu… những việc làm đó
thể hiện sự quan tâm và cố gắng nỗ lực từ nhiều phía gồm Uỷ ban nhân dân tỉnh;
ngành văn hoá thông tin; đội ngũ cán bộ nghiên cứu; đội ngũ biên đạo múa và lực
lượng người Chăm trên cả tỉnh có tâm huyết.
Tuy vậy, bên cạnh một số thành quả đạt
được vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là:
- Công việc sưu tầm, nghiên cứu mang tính lẻ tẻ, chưa trở thành một chương
trình hành động lớn mang tính hệ thống, đồng bộ, sự chỉ đạo tập trung nhằm tổng
hợp, phân tích một cách khoa học để có kế hoạch khai thác và phát triển
- Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm và sáng tác hiện nay còn
hạn chế về chuyên môn về phương tiện kinh nghiệm và điều kiện kinh tế thiếu
thốn, khó khăn và cũng còn có nhiều người còn nhận thức sai lệch về vấn đề bảo
tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể này.
Qua thực tế trên, vấn đề bảo tồn và
phát huy nghệ thuật múa truyền thống cần được xem xét một cách cụ thể và từ
nhiều phía. Bảo tồn như thế nào? Và làm thế nào để phát huy trong công cuộc xây
dựng nền văn hoá mới – đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả đều phải tính toán hợp
lý. Nhưng trước hết có thể khuyến nghị một số vấn đề sau đây:
1/ Xây dựng kế hoạch, mời các nghệ
nhân người Chăm am tường trong lĩnh vực nghệ thuật múa về tập huấn cho đội ngũ
diễn viên múa của hai Đoàn nghệ thuật trong tỉnh.
2/ Cần đưa múa Chăm cơ bản (nguyên
gốc) vào giảng dạy ở Trường múa, các Trường văn hoá nghệ thuật, các Nhà thiếu
nhi, Trung tâm văn hoá thông tin và các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
3/ Xây dựng kế hoạch tập cơ bản động tác múa Chăm trong chương trình hành
động bắt buộc của hai Đoàn nghệ thuật trong tỉnh.
4/ Muốn thực hiện được ba điều trên,
cần có kế hoạch đào tạo cán bộ cốt lõi, có năng lực về lĩnh vực này để có nguồn
lực, có kiến thức cơ bản nhất định truyền dạy cho những đối tượng trên.
5/ Các làng Chăm tiếp tục phát huy
tinh thần bảo tồn và duy trì các đội văn nghệ truyền thống như hiện nay, xem đó
là một hoạt động trong công tác “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá…”
6/ Xây dựng đề án củng cố, duy trì và
phát huy các lễ hội truyền thống như: lễ hội Katê, hệ thống lễ hội Rija… bởi từ
các lễ hội này, người dân đã và đang lưu giữ vốn văn hoá truyền thống phi vật
thể này.
7/ Tăng cường các hình thức, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Có thể xây dựng một chuyên mục trên Đài phát thanh -
Truyền hình từ Trung ương đến địa phương.
8/ Hàng năm các tỉnh có đồng bào Chăm
sinh sống cần tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn mang tính dân gian như: hội
diễn nghệ thuật quần chúng, hát ru, hát dân ca, ngày hội văn hoá các dân tộc…
nhằm thông qua đó mà vốn nghệ thuật múa Chăm được khơi dậy, được khai thác và
phát huy, đồng thời đánh thức ý thức gìn giữ vốn văn hoá truyền thống trong
đồng bào Chăm nhất là thế hệ trẻ.
9/ Tạo điều kiện làm cơ sở cho nghệ
thuật múa Chăm được phát huy có đất sống. Như, phát triển đẩy mạnh hoạt động
của hai Đoàn nghệ thuật trong tỉnh bằng các phương thức, trong đó có phương
thức phối hợp văn hoá – du lịch, biểu diễn ở các nơi du lịch: ba cụm tháp; khu
du lịch Hoàn cầu; Đen giòn… Ở Ninh Thuận và các khu du lịch văn hoá Chăm như Mỹ
Sơn – Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận… Một mặt khai thác và phát triển triệt
để vốn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Chăm, mặt khác phục vụ món ăn tinh thần
cho du khách trong chuyến du lịch, nhằm tìm hiểu thêm một nét văn hoá của một
dân tộc, một địa phương.
Tiểu
kết
Nghệ thuật múa truyền thống Chăm chứa
đựng nhiều giá trị văn hoá, về nghệ thuật, thẩm mỹ và mang tính biểu tượng, gắn
liền với đời sống tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống sinh hoạt lao động,
sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Có thể nêu một số nhà nghiên cứu nghệ thuật múa
Chăm tiêu biểu như: NSND Đặng Hùng, NSND Lê Ngọc Canh đã có nhiều đề tài chuyên
sâu, phản ánh được tâm tư, tình cảm của người Chăm lên các tác phẩm múa, lên
từng động tác múa. Những điệu múa dân gian giàu tính nghệ thuật như: múa “đạp
lửa”, múa “khăn”, múa “quạt”, múa “đoa pụ”. Nhiều nhà biên đạo, nhạc sĩ, nghệ
sĩ như: biên đạo Võ Thọ Thái có tác phẩm múa “tượng tháp”, múa “dâng lễ”,
“Ápsara – vũ nữ Chăm”; nhạc sĩ Amư Nhân; NSƯT Kim Hương… trở nên nổi tiếng và
được người Chăm yêu thích với những tác phẩm hay, những bài dân ca ngọt ngào,
êm dịu.
Với đường lối văn hoá văn nghệ đúng
đắn của Đảng, những giá trị văn hoá của nghệ thuật múa đã và đang được sưu tầm,
bảo tồn và phát huy. Ơû Ninh Thuận đã thành lập Đoàn ca múa nhạc, Đoàn nghệ
thuật dân gian Chăm và Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm, với các nghệ nhân,
diễn viên, chuyên viên người Chăm, nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá Chăm nói
chung nghệ thuật múa truyền thống Chăm nói riêng và đưa những giá trị văn hoá
ấy vào cuộc sống hàng ngày để nó trở thành đời sống tinh thần thường nhật của
người Chăm.
Qua tổng hợp, phân tích và so sánh, có thể thấy nghệ thuật múa truyền thống
dân tộc Chăm là nền nghệ thuật quý báu. Vì vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo
tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống nhằm đưa nó trở về đời sống và có
thể sống là cái đích sau cùng chứ không chỉ lưu giữ, bảo lưu trong nhà bảo tàng
và trong sách vở. Muốn làm được việc đó, cần có sự quan tâm chỉ đạo của Uỷ ban
nhân dân tỉnh và Bộ văn hoá thông tin, Sở văn hoá thông tin cùng với sự đầu tư
thích đáng về kinh phí, về thiết chế và cơ chế. Có như vậy, kho tàng văn
hoá Chăm nói chung nghệ thuật múa Chăm
nói riêng mới có thể ngày càng phát triển. Huy vọng trong tương lai không xa,
bằng sự đầu tư đúng hướng của Nhà nước, nghệ thuật múa Chăm sẽ phát triển đa
dạng và rực rỡ như tên gọi của nó.
KẾT LUẬN
1. Ninh Thuận là một vùng văn hoá có nhiều điểm đặc thù về điều kiện địa
lý, khí hậu và xã hội nhân văn, đã trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch
sử với nhiều nếp gẫy văn hoá, những yếu tố văn hoá biển, văn hoá núi, văn hoá
trồng lúa nước của các dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất vốn ít mưa,
nhiều nắng quanh năm hạn hán hoành hành. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
ngày nay tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng đem đến
nhiều lợi ích cho nhân dân trong tỉnh. Mặc dù với điều kiện môi trường tự
nhiên, lịch sử, sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực như thế, nhưng
người Chăm ở Ninh Thuận với sự vận động theo thời gian để tiếp nhận rất nhiều
hình thức tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Bàlamôn giáo, Bàni, Islam.
Tín ngưỡng Chăm tuy một số không còn phù hợp với cuộc sống nữa, nhưng từ lâu nó
đã là một bộ phận không thể thiếu đối với đời sống tâm linh của người Chăm.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu của vùng đất Ninh
Thuận, những điều kiện về xã hội nhân văn như lịch sử, quá trình vận động tiếp
biến và hoà nhập văn hoá là cơ sở hình thành nên sắc thái văn hoá của người
Chăm nói riêng và của vùng đất Ninh Thuận nói chung, trong đó có nghệ thuật múa
truyền thống Chăm.
2. Nghệ thuật múa
truyền thống Chăm có cội nguồn sâu xa, được hình thành và phát triển qua rất
nhiều lớp văn hoá, là sự hoà quyện giữa tín ngưỡng dân gian, bản địa (nội sinh)
và sự tiếp biến văn hoá từ bên ngoài (ngoại sinh) và được chắt lọc qua thời
gian. Nghệ thuật múa truyền thống phong phú, đặc sắc ấy đang được cộng đồng
người Chăm ở Ninh Thuận lưu giữ thể hiện trong
múa “thiêng” và múa trong sinh hoạt, hội hè.
Múa “thiêng” đang hiện hữu trong hàng trăm nghi lễ quanh năm của người
Chăm. Có thể nói rằng, hiếm có nền văn hoá nào mà tên các lễ hội cộng đồng lại
gắn liền với múa như lễ Rija; lễ cúng tế thần linh Puis, Payak, lễ hội Katê…
Những điệu múa “thiêng”trong các nghi lễ Chăm đều mang ý nghĩa cầu cúng thần
linh, do các nghệ nhân vừa là chức sắc dân gian như ông bóng, bà bóng và các vũ
sư của dòng họ thể hiện để giao tiếp với thần linh. Múa Đạp lửa biểu hiện nghị lực
phi thường, sự quyết tâm muốn san bằng mọi chướng ngại vật, sự khắc nghiệt của
thời tiết nắng nóng để đón mùa mưa tới cho mùa màng tươi tốt.
Múa trong sinh hoạt hội hè của người Chăm cũng phong phú và đa dạng. Ngôn
ngữ, động tác múa có tính biểu tượng cao, có tính nghệ thuật độc đáo như: múa
Đoa pụ nhằm mô phỏng, tái tạo lại cảnh sinh hoạt lao động hàng ngày của các cô
gái Chăm hay múa quạt, múa khăn… Tất cả đều toát lên một tấm lòng giản dị mong
được sống, được hoà mình cùng thiên nhiên.
Từ sau năm 1975, cùng với sự phát triển của phong trào văn hoá văn nghệ,
nghệ thuật múa truyền thống Chăm đã được sưu tầm, khai thác và phát huy. Từ đó
nghệ thuật múa Chăm ngày càng được chắp cành bay cao, bay xa. Tuy nhiên, về mặt
khoa học, có thể nói nghệ thuật múa Chăm đã phát triển một cách tự phát, thiếu
sự đầu tư nghiên cứu về các yếu tố như: đời sống tâm linh, tín ngưỡng trong múa
“thiêng”, các ngôn ngữ và động tác cơ bản của múa Chăm trong sinh hoạt hội hè.
Vì vậy, bên cạnh những thành công đáng khích lệ của một số tác phẩm, cũng còn
một số tác phẩm mới chỉ khoác cái vỏ và gắn vào cái tên “múa dân tộc Chăm”,
chưa đi sâu vào nghiên cứu, áp dụng những động tác, ngôn ngữ cơ bản của múa
truyền thống Chăm đích thực.
3. Nghệ thuật múa truyền thống Chăm chứa đựng
nhiều giá trị văn hoá, về nghệ thuật, thẩm mỹ và mang tính biểu tượng, gắn liền
với đời sống tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống sinh hoạt lao động, sinh
hoạt văn hoá của nhân dân. Có thể nêu một số nhà nghiên cứu nghệ thuật múa Chăm
tiêu biểu như: NSND Đặng Hùng, NSND Lê Ngọc Canh đã có nhiều đề tài chuyên sâu,
phản ánh được tâm tư, tình cảm của người Chăm lên các tác phẩm múa, lên từng
động tác múa. Những điệu múa dân gian giàu tính nghệ thuật như: múa “đạp lửa”,
múa “khăn”, múa “quạt”, múa “đoa pụ”. Nhiều nhà biên đạo, nhạc sĩ, nghệ sĩ như:
biên đạo Võ Thọ Thái có tác phẩm múa “tượng tháp”, múa “dâng lễ”, “Ápsara – vũ
nữ Chăm”; nhạc sĩ Amư Nhân; NSƯT Kim Hương… trở nên nổi tiếng và được người
Chăm yêu thích với những tác phẩm hay, những bài dân ca ngọt ngào, êm dịu.
Với đường lối văn hoá văn nghệ đúng
đắn của Đảng, những giá trị văn hoá của nghệ thuật múa đã và đang được sưu tầm,
bảo tồn và phát huy. Ơû Ninh Thuận đã thành lập Đoàn ca múa nhạc, Đoàn nghệ
thuật dân gian Chăm và Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm, với các nghệ nhân,
diễn viên, chuyên viên người Chăm, nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá Chăm nói
chung nghệ thuật múa truyền thống Chăm nói riêng và đưa những giá trị văn hoá
ấy vào cuộc sống hàng ngày để nó trở thành đời sống tinh thần thường nhật của
người Chăm.
Qua tổng hợp, phân tích và so sánh, có thể thấy nghệ thuật múa truyền thống
dân tộc Chăm là nền nghệ thuật quý báu. Vì vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo
tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống nhằm đưa nó trở về đời sống và có
thể sống là cái đích sau cùng chứ không chỉ lưu giữ, bảo lưu trong nhà bảo tàng
và trong sách vở. Muốn làm được việc đó, cần có sự quan tâm chỉ đạo của Uỷ ban
nhân dân tỉnh và Bộ văn hoá thông tin, Sở văn hoá thông tin cùng với sự đầu tư
thích đáng về kinh phí, về thiết chế và cơ chế. Có như vậy, kho tàng văn
hoá Chăm nói chung nghệ thuật múa Chăm
nói riêng mới có thể ngày càng phát triển. Huy vọng trong tương lai không xa,
bằng sự đầu tư đúng hướng của Nhà nước, nghệ thuật múa Chăm sẽ phát triển đa
dạng và rực rỡ. Vì vậy, từ Trung ương đến địa phương cần có những chính sách,
những chương trình kế hoạch cụ thể và cấp bách để nghiên cứu và phát huy có
hiệu quả hơn những di sản văn hoá quý giá này, làm giàu thêm cho nền văn hoá
Việt Nam thống nhất trong đa dạng, một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Phan Quốc Anh (2004), Nghi
lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôm Ninh Thuận luận án tiến sĩ – Viện văn
hoá thông tin.
2.
Ban dân tộc miền núi tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo về tình hình dân tộc miền núi tỉnh
Ninh Thuận, số 208/BC-DTMN, Ninh Thuận.
3.
Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hoá Chăm, Nxb KHXH, Hà Nội.
4.
Lê Ngọc Canh (1997), Khái
luận nghệ thuật múa, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
5.
Lê Ngọc Canh (2002), Đại
cương nghệ thuật múa, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
6.
Lê Ngọc Canh – Tô Đông Hải (1995), Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm, Nxb văn hoá thông tin, Hà
Nội.
7.
Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận (2002), Niên giám thống kê, Ninh Thuận.
8.
Nguyễn Từ Chi
(1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và
tộc người, Nxb văn hoá thông tin, tạp chí văn hoá nghệ thuật, Hà Nội.
9.
Ngô Văn Doanh (1998), Lễ
hội Rija Nưgar của người Chăm, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
10.
Ngô Văn Doanh (1994), Văn
hoá Champa, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
11.
Đặng Hùng (1993), Duy
trì và phát triển nghệ thuật múa truyền thống một số dân tộc Miền nam Việt Nam,
Viện văn hoá nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
12.
Hải Liên (1999), Vai
trò âm nhạc trong lễ hội dân gian Chăm Ninh Thuân, viện âm nhạc, Nxb âm
nhạc, Hà Nội.
13.
Maspero.G.L. (1928), Vương
quốc Champa, Pa ri, bản dịch của Đào Từ Khải.
14.
Văn Món (2002), Hệ
thống lễ hội Rija của người Chăm ở Ninh Thuận, Trung tâm nghiên cứu văn hoá
Chăm Ninh Thuận.
15.
Văn Món (2001), Nghề
gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc-Ninh Thuận, Nxb văn hoá dân tộc, Hà
Nội.
16.
Bá Trung Phụ (2001), Gia
đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
17.
Quy hoạch ngành văn
hoá thông tin tỉnh Ninh Thuận 1996-2000 (sở văn hoá thông tin Ninh
Thuận năm 1998).
18.
Sakaya, Lễ hội của
người Chăm (chưa xuất bản).
19.
Thông tin văn nghệ
dân gian Ninh Thuận (2003), Hội văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận, Nxb Sở văn hóa thông tin
Ninh Thuận.
20.
Tỉnh uỷ Ninh Thuận, Báo
cáo tổng kết tình hình thực hiện thông tri 03-TT/TW về công tác đối với đồng
bào Chăm (1992-2000), Ninh Thuận.
21.
Tổng cục thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999-kết quả điều tra toàn bộ,
Nxb thống kê, Hà Nội.
22.
Nguyễn Đình Tư (1971), Non nước Ninh Thuận, Nxb sống mới, Sài Gòn.
23.
Văn nghệ các dân
tộc tỉnh Ninh Thuận (số 07) tháng 7/2004, Nxb Sở văn hóa thông tin tỉnh
Ninh Thuận.
24.
Viện đào tạo mở rộng (1992) kinh tế văn hoá Chăm, kỷ yếu hội thảo, TpHCM.