Nhạc công đóng góp không nhỏ vào sự thành công của bài hát, người hát, đêm diễn, nhưng thực tế do đặc thù nghề nghiệp, thu nhập của họ vừa không cao, vừa bấp bênh, chìm nổi.
Không danh nhưng có phận
SONG PHẠM - theo báo SGGP
Phần lớn người nghe chỉ biết đến ca sĩ, nhạc sĩ, chứ ít ai quan tâm đến nhạc công - những người đứng phía sau, thầm lặng - nên họ hay tự trào mình “không danh nhưng có phận”. Cứ thế, đêm đêm họ cần mẫn dưới ánh đèn sân khấu, cũng bởi nơi đó, họ tìm thấy chính mình.
Tùy địa điểm mà nhạc công được quyết định đẳng cấp. Cụ thể, được mời chơi ở các tụ điểm, quán bar hoặc khách sạn lớn... là những nhạc công có tên tuổi, số còn lại hành nghề ở các tụ điểm nhỏ, các quán cà phê nhạc sống, những nơi hát với nhau và sau cùng là đội ngũ hùng hậu các nhạc công phục vụ đám cưới, tiệc tùng. Thông thường một trưởng nhóm đứng ra việc tiếp nhận sô, thương lượng giá cả, xếp lịch…, nhạc công chỉ vác nhạc cụ tới chơi rồi nhận thù lao. Có mối quan hệ riêng với các MC, một số nhạc công nhận đánh lẻ theo thời vụ hoặc ráp thành êkíp chuyên nhận những “sô” đột xuất. Sự thay đổi, bấp bênh của nghề vì thế cũng thường xuyên xảy ra. “Nhiều nơi tử tế có thay đổi họ báo trước, nhưng cũng có những nơi giờ chót mới báo, nhiều khi chỉ vì họ tìm được người chịu giá thấp hơn”, vợ chồng nhạc công Trần Hùng cho biết.
Các nhạc công chơi nhạc tại một tụ điểm
“Một đêm, ca sĩ có thể chạy nhiều sô, nhưng nhạc công phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối, cũng vì thế mà thu nhập “chỉ chừng đó thôi”. Hiện nhạc công guitar chơi tốt có giá 400.000 đồng/đêm; 350.000 đồng/đêm cho người chơi khá và 300.000 đồng/đêm đối với người chơi trung bình”, nhạc sĩ, nhạc công Trần Minh Trung chia sẻ. Còn nhạc công bình dân thì khá nhiều (gọi lúc nào cũng có) giá chỉ khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng/đêm. Một số nhạc công có thu nhập khá hơn nhờ vào tiền “típ” hay tiền “boa” từ khách qua những bài, những buổi cao hứng xuất thần, hoặc chịu khó chìu theo gu nhạc, bài hát, kiểu hát riêng của họ.
Nhạc công “đình đám”
Không ít người kỳ thị nhạc công đại trà, bình dân, gọi đùa họ là “nhạc công đình đám”, tức nhạc công chơi cho đám cưới, tiệc tùng, tương tự như “ca sĩ hát đình, hát đám” vậy. Những nhạc công này phải chịu sự xô bồ, rẻ rúng và thù lao rất thấp, trung bình vài trăm ngàn đồng/đêm, chưa kể tiền lót tay cho người bắt mối, thường từ 10% - 20%. “Hồi mới vào nghề thấy người ta ăn uống, cười nói, dô dô... mình tủi thân phát khóc, nhưng riết rồi quen. Chỉ ngại nhất trong nhiều bữa tiệc có các nam/nữ “giành ca” say mèm, hát không biết đường nào mà đỡ!”, nhạc công Dũng organ tâm sự. “Nhiều người hát tệ, hát sai lại đổ lỗi cho nhạc công đánh dở, buông những lời lẽ khó nghe”, nhạc công Thành guitar nói. “Chưa kể thời gian thường xuyên dây thun so với giao kèo, dự kiến, tâm lý người chơi là cứ muốn hát hoài, hát mãi”, nhạc công Phước organ cho biết thêm.
Có thể nói, phần lớn nhạc công được đào tạo tại các trường nhạc lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, cũng có một số nhạc công tự học, tự luyện hoặc học theo kiểu học lóm, truyền nghề từ các ban nhạc hoặc nhạc công đi trước như Thành guitar, Huy guitar, Nam trống, Trí kèn, Phước organ, Đông sáo… Cái hay là cho dù nổi tiếng hay không và thu nhập thế nào, tất cả họ đều bộc lộ năng khiếu và niềm say mê với nghề. Biết chơi nhạc là một chuyện, nhưng để trở thành nhạc công chuyên nghiệp là cả quá trình học hỏi, rèn luyện công phu đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Trở thành nhạc công sô-lô đã khó, chơi trong ban nhạc càng không dễ bởi phải biết lúc nào nên chìm khuất, làm nền, lúc nào nên nổi bật, mục đích chung là tạo được sự ăn ý, hòa quyện, nâng giọng của người hát lên. “Để nhiều nhạc cụ bao gồm piano, violin, guitar lead, guitar bass, organ, trống… cùng lúc tấu lên một bản nhạc là cả một nghệ thuật, đòi hỏi thời gian tập luyện, trong đó có cả sự chia sẻ, thông hiểu nhau”, nhạc sĩ Trần Minh Trung tâm sự.
Nhiều và thiếu
Hiện nay, ở TPHCM có hàng trăm ban nhạc lớn, nhỏ và vô số nhạc công hoạt động độc lập. Nhưng cũng như các loại hình nghệ thuật khác, nhiều vẫn nhiều mà thiếu vẫn thiếu, cái hay, cái nổi trội trong nghệ thuật vẫn luôn hiếm hoi. Không kể những ban nhạc chuyên, thường các nhạc công ráp lại với nhau là chơi, ít tập tành do giờ giấc hạn chế. Nhiều lúc hễ có sô là thành lập ban, thông thường gồm một trống, một bass, một guitar, một organ hoặc một piano, một violon, một guitar... tùy theo yêu cầu của khách. Có người bữa nay chơi với người này, ban này, ngay hôm sau đã phải ráp với người khác, ban khác, chưa kịp hiểu ý nhau đã đường ai nấy đi, sô ai nấy nhận, do vậy đòi hỏi thật chuyên nghiệp chỉ mang tính tương đối. Và chính vì thế, tình trạng khan hiếm nhạc công chơi hay vào những dịp đột xuất, những ngày cuối tuần hay các mùa cao điểm như lễ tết, mùa cưới... cũng là điều tất nhiên.
“Thiếu là thiếu nhạc công giỏi thôi. Bây giờ rất nhiều nhạc công không thuộc bài, không chịu nghe nhiều nhạc, nhất là mảng nhạc xưa. Có nhạc công tuyên bố chỉ chơi được nhạc mới, nhạc trẻ, người hát chọn nhạc cũ là họ bối rối, và loạng choạng ngay. Ca khúc Việt Nam thấy nhiều vậy chứ cũng không bao nhiêu, chỉ tại nhạc công không chịu bỏ thời gian để nghe. Nghề nhạc công rất cần tâm hồn nghệ sĩ, không nhiều thì ít, nhưng rất nhiều nhạc công hiện nay chơi đàn như thợ, vô cảm, vô hồn, chỉ mong người hát chọn những bài quen, chứ nếu bài lạ là họ chịu chết”, chị Nguyễn Mai Phương, chủ quán cà phê nhạc cho biết.
Nhạc công Hữu Công chơi đàn organ thuộc Hội quán Sài Gòn cho biết, nhiều anh em nhạc công chơi cho các nhà hàng tiệc cưới lớn như Bách Việt, Vàng Son, Tân Sơn Nhất, Đông Phương... hay các tụ điểm ca nhạc ở khu vực Cầu Vượt, Sóng Thần, Hóc Môn... nói tiền thù lao dành cho nhạc công như họ là rất bèo, không đủ sống. Tuy nhiên, nhạc công Trần Minh Trung chơi guitar cho biết, sau bao nhiêu năm dành dụm, anh vừa mua được căn nhà cấp 4 ở Hiệp Bình Phước, giá 980 triệu đồng làm tổ ấm giúp vợ con an cư.
Nghề nhạc công cầu nhiều, cung thiếu, nhưng đa số lại khó sống được bằng nghề, phải kiêm thêm nhiều việc như dạy nhạc, chỉnh nhạc, mở phòng thu, kinh doanh... “Chơi nhạc chủ yếu để thỏa đam mê”, nhạc công Trần Hùng chơi piano chia sẻ. Nhiều nhạc công nhận các sô xa, ít người nhận như vùng quê, hải đảo... với giá tương đối cao và ít cạnh tranh. “Nhưng đâu cũng vào đấy thôi, do thời gian, công sức đi lại, xa nhà, chi tiêu nhiều... Nhưng cái nghề này như duyên, như nợ không bỏ được”, chị Hằng, vợ anh Trần Hùng tâm sự.
SONG PHẠM
Không danh nhưng có phận
SONG PHẠM - theo báo SGGP
Phần lớn người nghe chỉ biết đến ca sĩ, nhạc sĩ, chứ ít ai quan tâm đến nhạc công - những người đứng phía sau, thầm lặng - nên họ hay tự trào mình “không danh nhưng có phận”. Cứ thế, đêm đêm họ cần mẫn dưới ánh đèn sân khấu, cũng bởi nơi đó, họ tìm thấy chính mình.
Tùy địa điểm mà nhạc công được quyết định đẳng cấp. Cụ thể, được mời chơi ở các tụ điểm, quán bar hoặc khách sạn lớn... là những nhạc công có tên tuổi, số còn lại hành nghề ở các tụ điểm nhỏ, các quán cà phê nhạc sống, những nơi hát với nhau và sau cùng là đội ngũ hùng hậu các nhạc công phục vụ đám cưới, tiệc tùng. Thông thường một trưởng nhóm đứng ra việc tiếp nhận sô, thương lượng giá cả, xếp lịch…, nhạc công chỉ vác nhạc cụ tới chơi rồi nhận thù lao. Có mối quan hệ riêng với các MC, một số nhạc công nhận đánh lẻ theo thời vụ hoặc ráp thành êkíp chuyên nhận những “sô” đột xuất. Sự thay đổi, bấp bênh của nghề vì thế cũng thường xuyên xảy ra. “Nhiều nơi tử tế có thay đổi họ báo trước, nhưng cũng có những nơi giờ chót mới báo, nhiều khi chỉ vì họ tìm được người chịu giá thấp hơn”, vợ chồng nhạc công Trần Hùng cho biết.
Các nhạc công chơi nhạc tại một tụ điểm
“Một đêm, ca sĩ có thể chạy nhiều sô, nhưng nhạc công phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối, cũng vì thế mà thu nhập “chỉ chừng đó thôi”. Hiện nhạc công guitar chơi tốt có giá 400.000 đồng/đêm; 350.000 đồng/đêm cho người chơi khá và 300.000 đồng/đêm đối với người chơi trung bình”, nhạc sĩ, nhạc công Trần Minh Trung chia sẻ. Còn nhạc công bình dân thì khá nhiều (gọi lúc nào cũng có) giá chỉ khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng/đêm. Một số nhạc công có thu nhập khá hơn nhờ vào tiền “típ” hay tiền “boa” từ khách qua những bài, những buổi cao hứng xuất thần, hoặc chịu khó chìu theo gu nhạc, bài hát, kiểu hát riêng của họ.
Nhạc công “đình đám”
Không ít người kỳ thị nhạc công đại trà, bình dân, gọi đùa họ là “nhạc công đình đám”, tức nhạc công chơi cho đám cưới, tiệc tùng, tương tự như “ca sĩ hát đình, hát đám” vậy. Những nhạc công này phải chịu sự xô bồ, rẻ rúng và thù lao rất thấp, trung bình vài trăm ngàn đồng/đêm, chưa kể tiền lót tay cho người bắt mối, thường từ 10% - 20%. “Hồi mới vào nghề thấy người ta ăn uống, cười nói, dô dô... mình tủi thân phát khóc, nhưng riết rồi quen. Chỉ ngại nhất trong nhiều bữa tiệc có các nam/nữ “giành ca” say mèm, hát không biết đường nào mà đỡ!”, nhạc công Dũng organ tâm sự. “Nhiều người hát tệ, hát sai lại đổ lỗi cho nhạc công đánh dở, buông những lời lẽ khó nghe”, nhạc công Thành guitar nói. “Chưa kể thời gian thường xuyên dây thun so với giao kèo, dự kiến, tâm lý người chơi là cứ muốn hát hoài, hát mãi”, nhạc công Phước organ cho biết thêm.
Có thể nói, phần lớn nhạc công được đào tạo tại các trường nhạc lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, cũng có một số nhạc công tự học, tự luyện hoặc học theo kiểu học lóm, truyền nghề từ các ban nhạc hoặc nhạc công đi trước như Thành guitar, Huy guitar, Nam trống, Trí kèn, Phước organ, Đông sáo… Cái hay là cho dù nổi tiếng hay không và thu nhập thế nào, tất cả họ đều bộc lộ năng khiếu và niềm say mê với nghề. Biết chơi nhạc là một chuyện, nhưng để trở thành nhạc công chuyên nghiệp là cả quá trình học hỏi, rèn luyện công phu đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Trở thành nhạc công sô-lô đã khó, chơi trong ban nhạc càng không dễ bởi phải biết lúc nào nên chìm khuất, làm nền, lúc nào nên nổi bật, mục đích chung là tạo được sự ăn ý, hòa quyện, nâng giọng của người hát lên. “Để nhiều nhạc cụ bao gồm piano, violin, guitar lead, guitar bass, organ, trống… cùng lúc tấu lên một bản nhạc là cả một nghệ thuật, đòi hỏi thời gian tập luyện, trong đó có cả sự chia sẻ, thông hiểu nhau”, nhạc sĩ Trần Minh Trung tâm sự.
Nhiều và thiếu
Hiện nay, ở TPHCM có hàng trăm ban nhạc lớn, nhỏ và vô số nhạc công hoạt động độc lập. Nhưng cũng như các loại hình nghệ thuật khác, nhiều vẫn nhiều mà thiếu vẫn thiếu, cái hay, cái nổi trội trong nghệ thuật vẫn luôn hiếm hoi. Không kể những ban nhạc chuyên, thường các nhạc công ráp lại với nhau là chơi, ít tập tành do giờ giấc hạn chế. Nhiều lúc hễ có sô là thành lập ban, thông thường gồm một trống, một bass, một guitar, một organ hoặc một piano, một violon, một guitar... tùy theo yêu cầu của khách. Có người bữa nay chơi với người này, ban này, ngay hôm sau đã phải ráp với người khác, ban khác, chưa kịp hiểu ý nhau đã đường ai nấy đi, sô ai nấy nhận, do vậy đòi hỏi thật chuyên nghiệp chỉ mang tính tương đối. Và chính vì thế, tình trạng khan hiếm nhạc công chơi hay vào những dịp đột xuất, những ngày cuối tuần hay các mùa cao điểm như lễ tết, mùa cưới... cũng là điều tất nhiên.
“Thiếu là thiếu nhạc công giỏi thôi. Bây giờ rất nhiều nhạc công không thuộc bài, không chịu nghe nhiều nhạc, nhất là mảng nhạc xưa. Có nhạc công tuyên bố chỉ chơi được nhạc mới, nhạc trẻ, người hát chọn nhạc cũ là họ bối rối, và loạng choạng ngay. Ca khúc Việt Nam thấy nhiều vậy chứ cũng không bao nhiêu, chỉ tại nhạc công không chịu bỏ thời gian để nghe. Nghề nhạc công rất cần tâm hồn nghệ sĩ, không nhiều thì ít, nhưng rất nhiều nhạc công hiện nay chơi đàn như thợ, vô cảm, vô hồn, chỉ mong người hát chọn những bài quen, chứ nếu bài lạ là họ chịu chết”, chị Nguyễn Mai Phương, chủ quán cà phê nhạc cho biết.
Nhạc công Hữu Công chơi đàn organ thuộc Hội quán Sài Gòn cho biết, nhiều anh em nhạc công chơi cho các nhà hàng tiệc cưới lớn như Bách Việt, Vàng Son, Tân Sơn Nhất, Đông Phương... hay các tụ điểm ca nhạc ở khu vực Cầu Vượt, Sóng Thần, Hóc Môn... nói tiền thù lao dành cho nhạc công như họ là rất bèo, không đủ sống. Tuy nhiên, nhạc công Trần Minh Trung chơi guitar cho biết, sau bao nhiêu năm dành dụm, anh vừa mua được căn nhà cấp 4 ở Hiệp Bình Phước, giá 980 triệu đồng làm tổ ấm giúp vợ con an cư.
Nghề nhạc công cầu nhiều, cung thiếu, nhưng đa số lại khó sống được bằng nghề, phải kiêm thêm nhiều việc như dạy nhạc, chỉnh nhạc, mở phòng thu, kinh doanh... “Chơi nhạc chủ yếu để thỏa đam mê”, nhạc công Trần Hùng chơi piano chia sẻ. Nhiều nhạc công nhận các sô xa, ít người nhận như vùng quê, hải đảo... với giá tương đối cao và ít cạnh tranh. “Nhưng đâu cũng vào đấy thôi, do thời gian, công sức đi lại, xa nhà, chi tiêu nhiều... Nhưng cái nghề này như duyên, như nợ không bỏ được”, chị Hằng, vợ anh Trần Hùng tâm sự.
SONG PHẠM
Tags:
Báo chí