Nhà báo Nguyên Khôi đã đưa ra ý tưởng về cải cách giáo dục. VHH xin giới thiệu để các bạn tham khảo

Nhà báo Nguyên Khôi đã đưa ra ý tưởng về cải cách giáo dục rất hay, xin phép đưa lại để anh chị em giáo viên góp ý thêm
Đề nghị đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo trong cải cách giáo dục:

1. Dẹp ngay kiểm tra giáo án in bằng giấy. Bởi lẽ, trong thời buổi mà CNTT phát triển như hiện nay, việc bắt giáo viên soạn giáo ans trên máy tính, sau đó in ra giấy để nộp để kiểm tra thì vừa chậm, vừa không cần thiết, thậm chí gây tốn kém, lãng phí....




2. Đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý nội dung (CMS - Content Management System) và cấp cho mỗi học sinh một account/tài khoản suốt đời. Mỗi account/tài khoản xây dựng dữ liệu cá nhân của học sinh; kết quả học tập, bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận, bảng điểm,...

Trong tài khoản này, nhà trường, cô giáo chủ nhiệm gửi thông báo, nhận xét, kết quả học tập...cho học sinh.

Học sinh truy cập vào để tìm kiếm tài liệu học tập (sách, báo, video,...) và có thể trao đổi với nhau thông qua forum/diễn đàn học tập.

Cha mẹ bất cứ nơi đâu, khi truy cập vào là có thể biết được kết quả học tập của con; nhận xét, thông báo,...từ giáo viên.

3. Song song với in và bán sách giáo khoa truyền thống, thông qua mạng nội bộ, Bộ GD&ĐT cung cấp bản sách giáo khoa điện tử. Làm được việc này, học sinh chỉ cần cầm cái máy tính bảng đi học thay vì gù lưng cõng sách như hiện nay.

4. Bộ nên có quy định không công khai kết quả học tập đối với học sinh bậc Trung học. Kết quả học tập của mỗi em học sinh được xem là bí mật đời tư. Việc coi kết quả học tập của học sinh là “bí mất đời tư” vừa tôn trọng nhân cách học sinh vừa giảm được thói ganh đua trong học tập. Việc ganh đua điểm trong nhà trường vô hình trung tạo nên tính cách xấu xí khi ra đời và trong làm việc.

Trên thực tế, nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, bỏ học hoặc mất hết khả năng sáng tạo, thành học sinh cá biệt...vì sự thiếu tế nhị của nhà trường, thầy cô trong công bố kết quả học tập.

Nếu một học sinh nào đó sa sút trong học tập thì thông qua email, qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp, giáo viên và cha mẹ học sinh phối hợp để có giải pháp giáo dục phù hợp... Nếu cha mẹ, thầy cô thấy học sinh học kém mà mang ra la lối, kiểm điểm trước lớp,...sẽ làm tổn thương rất lớn đến trẻ; có khi đẩy các em trở thành học sinh cá biệt, thậm chí trầm cảm.
Nguồn: Facebook Nguyễn Một
văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn