Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh duyên hải miền Trung.
Năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải.
Ngày 01/4/1992, Ninh Thuận chính thức được tái lập.
Năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải.
Ngày 01/4/1992, Ninh Thuận chính thức được tái lập.
Đến nay, tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 01 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 6 huyện là: Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Phước, Thuận Nam.
Ninh Thuận có diện tích tự nhiên là 3.358 km2 nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1 và quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.382 km về phía Bắc; cách thành phố Nha Trang 105 km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây; cách sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 60 km, cách cảng biển Cam Ranh (có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 tấn) 40 km và cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong 150 km, rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội. Dân số (theo thống kê năm 2011) có 568.996 người, trong đó có 365.700 trong độ tuổi lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh (394.018 người, chiếm tỉ lệ 78,02%). Các dân tộc thiểu số khác như: Chăm (57.137 người, chiếm tỉ lệ 11,31%), Raglai (47.615 người, chiếm tỉ lệ 9,42%), Hoa (2.479 người, chiếm tỉ lệ 0,49%),…
Ninh Thuận là tỉnh có nhiều vùng sinh thái, khí hậu khác nhau: vùng biển, vùng đồng bằng, trung du và miền núi gắn liền với các tiềm năng có thể khai thác trên nhiều lĩnh vực, về đất đai, tài nguyên khoáng sản, phát triển nông nghiệp và thủy sản, trong đó có lĩnh vực du lịch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020. Định hướng của Ninh Thuận là phát triển du lịch một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Với chiều dài bờ biển 105 km có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng từ lâu như bãi tắm Ninh Chử, Cà Ná, một số bãi biển đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch như: Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh, Nam Cương, Cà Ná. Quy hoạch đã xác định toàn tỉnh có 5 khu vực biển là Bình Sơn-Ninh Chử, Vĩnh Hy-Thái An, Bình Tiên, Cà Ná, Nam Cương - Mũi Dinh, mỗi khu du lịch có hàng trăm ha đất với bờ biển dài hàng chục km đã và đang mở ra tiềm năng phát triển du lịch lớn ở khu vực này.
Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia, gắn liền biển có quy mô diện tích 50 ngàn ha, gồm 43 ngàn ha mặt đất và 7 ngàn ha mặt biển. Đây là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển Nam Trung bộ. Với hơn 2.000 loài, trong đó có 308 loài động, thực vật quý hiếm và cũng là nơi bảo tồn loài rùa biển vàng đặc biệt, là l trong 5 loài hiện hữu tại Ninh Thuận.
Các bãi rạn san hô biển với trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển Vĩnh Hy - Thái An, Nam Cương - Phú Thọ cũng đang được bảo tồn và khai thác du lịch.
Ninh Thuận có diện tích tự nhiên là 3.358 km2 nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1 và quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.382 km về phía Bắc; cách thành phố Nha Trang 105 km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây; cách sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 60 km, cách cảng biển Cam Ranh (có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 tấn) 40 km và cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong 150 km, rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội. Dân số (theo thống kê năm 2011) có 568.996 người, trong đó có 365.700 trong độ tuổi lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh (394.018 người, chiếm tỉ lệ 78,02%). Các dân tộc thiểu số khác như: Chăm (57.137 người, chiếm tỉ lệ 11,31%), Raglai (47.615 người, chiếm tỉ lệ 9,42%), Hoa (2.479 người, chiếm tỉ lệ 0,49%),…
Ninh Thuận là tỉnh có nhiều vùng sinh thái, khí hậu khác nhau: vùng biển, vùng đồng bằng, trung du và miền núi gắn liền với các tiềm năng có thể khai thác trên nhiều lĩnh vực, về đất đai, tài nguyên khoáng sản, phát triển nông nghiệp và thủy sản, trong đó có lĩnh vực du lịch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020. Định hướng của Ninh Thuận là phát triển du lịch một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Với chiều dài bờ biển 105 km có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng từ lâu như bãi tắm Ninh Chử, Cà Ná, một số bãi biển đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch như: Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh, Nam Cương, Cà Ná. Quy hoạch đã xác định toàn tỉnh có 5 khu vực biển là Bình Sơn-Ninh Chử, Vĩnh Hy-Thái An, Bình Tiên, Cà Ná, Nam Cương - Mũi Dinh, mỗi khu du lịch có hàng trăm ha đất với bờ biển dài hàng chục km đã và đang mở ra tiềm năng phát triển du lịch lớn ở khu vực này.
Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia, gắn liền biển có quy mô diện tích 50 ngàn ha, gồm 43 ngàn ha mặt đất và 7 ngàn ha mặt biển. Đây là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển Nam Trung bộ. Với hơn 2.000 loài, trong đó có 308 loài động, thực vật quý hiếm và cũng là nơi bảo tồn loài rùa biển vàng đặc biệt, là l trong 5 loài hiện hữu tại Ninh Thuận.
Các bãi rạn san hô biển với trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển Vĩnh Hy - Thái An, Nam Cương - Phú Thọ cũng đang được bảo tồn và khai thác du lịch.
Văn hóa các dân tộc là một thế mạnh về du lịch. Ở Ninh Thuận có các công trình kiến trúc tháp Chăm gắn với lễ hội của người Chăm...với nghệ thuật ca múa nhạc dân gian đặc sắc, có làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc với truyền thống lâu đời. Ở miền núi, các dân tộc Raglai, Kơ-ho, Churu... có nhiều lễ hội dân gian độc đáo như: lễ bỏ mả, lễ ăn đầu lúa, có nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo như đánh mả la, thổi khèn bầu, đàn đá, đàn Chapi. Ở miền biển, ngư dân có các lễ cầu ngư, hội đua thuyền, lắc thúng, hè cù…
Ninh Thuận nổi tiếng bởi các di tích Chăm với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nơi đây đang hiện hữu những công trình kiến trúc cổ Chăm còn nguyên vẹn. Đó là các tháp Hòa Lai xây dựng từ thế kỷ thứ IX, tháp Pô Klông Garai xây dựng thế kỷ thứ XIII và tháp Pô Rômê xây dựng thế kỷ thứ XVI, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia. Đặc biệt tại các tháp Pô Klông Garai, Pô Rômê là nơi diễn ra lễ hội Katê, là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm.
Tags:
Du lịch