http://www.ninhthuantourist.com
ĐÔI ĐIỀU CĂN BẢN DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI HỌC HÁT
Phan Quốc Anh
Dẫn nhập:
Ca hát là một
nhu cầu bình thường và tất yếu của con người. Ai cũng có thể hát. Tuy nhiên,
không phải ai cũng có thể hát hay và hát đúng. Muốn hát hay ngoài những yếu tố
năng khiếu bẩm sinh, cần có sự học hỏi và rèn luyện. Bài viết này được đúc kết
qua nhiều lần làm giám khảo ca nhạc, nhận thấy nhiều lỗi trong ca hát, nhất là
trong phong trào ca hát quần chúng.
Nhiều người đi
thi hát xong, cứ tưởng mình hát hay, không hiểu sao mình hát hay như thế mà lại bị “rớt
từ vòng gửi xe”, BGK này có vấn đề???. Thực ra là người hát không biết là mình
hát bị những lỗi gì? Thâm chí, có lần thí sinh uất ức gọi điện cho BGK thắc mắc cả đêm. Đến nỗi có cả khiếu nại, khiếu tố (to chuyện rồi đây).
Bài viết này
hy vọng giải quyết được một phần thắc mắc đó với mục đích để “muốn hát hay phải
biết vì sao mình hát chưa hay và muốn hát hay phải nàm thế lào?”.
Tất nhiên, bài này không dành cho những người đang học thanh nhạc ở nhạc viện. Còn nếu đang học ở các trường văn hóa nghệ thuật không chuyên cũng có thể tham khảo.
Tất nhiên, bài này không dành cho những người đang học thanh nhạc ở nhạc viện. Còn nếu đang học ở các trường văn hóa nghệ thuật không chuyên cũng có thể tham khảo.
1. Để hát hay cần hội tụ các yếu tố:
- Chất giọng:
Chất giọng là do trời phú, (có thể gen di truyền từ những thế hệ trước, có thể
là của bên nội hoặc bên ngoại, mà có khi lại của ông hàng xóm). Cũng có trường
hợp lúc đầu chất giọng không hay lắm, nhưng nhờ rèn luyện thành hay. Rèn luyện
có thể làm cho hơi dài ra, âm vực rộng lên và cảm nhận âm nhạc tốt hơn.
- Năng khiếu
âm nhạc: Năng khiếu 80% - 90% là do trời phú. Năng khiếu là gì? Đó là mức độ thẩm âm.
Tai nghe thính và cảm nhận được âm thanh, cao độ, trường độ, âm sắc, cảm nhận được
tiết tấu (nhịp). Nhiều người có giọng hát rất hay, truyền cảm nhưng lại thường
bị rớt nhịp (dàn nhạc bó tay, phải đảo phách liên tục).
- Tâm hồn: Là
sự cảm nhận phần hồn trong tác phẩm âm nhạc, hiểu được ý đố tác giả ca khúc. Có chất giọng tốt, có năng khiếu
nhưng không có tâm hồn khó lòng mà hát hay được. Cũng có người xếp tâm hồn vào
năng khiếu nhưng không hoàn toàn như vậy. Tâm hồn có thể mới hình thành qua quá trình trải nghiệm đau, buồn, thiếu hụt của cuộc sống. Để có tâm hồn, phải có trái tim nhạy cảm và biết yêu thương.
2. Một số trường hợp thường xảy ra với những người mới tập hát:
- Có chất
giọng trời phú nhưng yếu nhịp: Giọng hát có âm vực tốt (lên cao và xuống thấp),
thanh đới tốt (giọng trong hoặc khàn, cao hoặc trầm, ấm hoặc lảnh lót), cảm nhận cao độ tốt nhưng yếu về nhịp (mải mê ngân quá qua
nhịp, hoặc ngược lại quên không ngân cho hết trường độ, tim không cùng đập với tiết tấu,
không kết hợp được với hơi thở...). Những người yếu về nhịp (tiết tấu) là người
khó tập nhất, dễ gây cho dàn nhạc nản chí nhất.
- Có giọng
tốt, nhịp tốt nhưng cao độ yếu: sẽ thường bị phô, chênh nốt (nhưng người hát không nhận ra). Rất nhiều trường
hợp do thẩm âm kém nên luyến láy tự do, tùy thích. (tất nhiên không chấp mấy ổng uống say rồi
hát trong quán karaoke, cứ tưởng mình hát hay lắm lắm, nhất là khi say và có em ngồi bên khen lấy khen để).
- Có chất
giọng tốt, có nhịp tốt nhưng âm vực hẹp: Lên cao thì mỏng léc éc éc éc, xuống thấp thì
mờ mịt thều thào (thì thầm mùa xuân).
- Có giọng tốt,
nhịp tốt nhưng không có tâm hồn. Thể hiện bài hát thường bị đều đều, khô cứng
hoặc lại quá mềm. (vì vậy phải nuôi cảm xúc, bồi bổ tâm hồn, phải trải qua cay
đắng buồn vui (mất bóp, ví, bị bồ đá v.v...), đau khổ một chút…nhưng khuyên thật là không nên tự tử (lãng phí).
- Lỗi phát âm
do tiếng địa phương: Ngọng các phụ âm L – N, TR – Ch, R – D, X – S. Ngọng các
nguyên âm như: A – Â, A - Ơ, A – nửa A
nửa O v.v… Thường thì các em không tự nhận ra được lỗi của mình nếu không có
người chỉ ra.
Các em ở Nam
Trung Bộ, thường bị lỗi phát âm như: Quê Hương – wue hươn (vê hươn là chum khế
ngọt ơ), nắng – nắn (mất g), Tim = Tiêm (trái tiêm, con chiêm non), mênh mang – mên man, dịu
dàng – diệu dàng v.v… Quê em thành quê iem (Thái Bình). Đố các bạn biết ở đâu O thành OU,
ào thành Ồ (đồng bào – đồng bồ), Ạp thành Ộp (xe đạp - xe độp), A thành E (em ơi, đé, đé) trái ổi
thành trái Ủi hoặc Ởi, ăn Cơm thành ăn Cum, tổ quốc thành TỔ QUẤT…Bước chân thành Bướt chân, Ninh Thuân thành Ninh Thậng, Phương ngữ
Việt Nam phong phú nhất thế giới. Nhưng khi hát chỉ cần một phương ngữ thôi
nhé.
Các em ở phía
bắc thường phát âm lỗi những âm R – D. Tr- Ch, S – X… Anh xẽ đưa em về… ôi chái
tim chái tim hãy yên nào… Phan dang của tôi… v.v….Ở nhà em nà lụa nà na, em nên Hà Lội em nà Tuyết Nan, mắt em nác nhưng em nại hay nườm...Đội Việt Lam đá với đội Campuchia, đội Lào thắng?.Hà Lam quê mẹ, Bắc Linh quê cha...
Các em ở Bắc
Trung bộ cũng bị nhiều lỗi phát âm, thường là bị dấu và các âm Tr, S thường
phát âm quá nặng. Các em dân tộc thiểu số ở vùng nào sẽ bị ảnh hưởng lỗi phát
âm của vùng đó.
3. Để khắc phục những lỗi này, cần phải:
- Học nói
trước khi học hát: Để phát âm chuẩn, phải tập nói chuẩn (trừ hát dân ca, các
làn điệu dân gian cần giữ nguyên phát âm phương ngữ vùng miền), nhưng hát nhạc mới là phải phát
âm chuẩn, nên học nói tiếng Bắc (Hà Lội) sẽ hát chuẩn hơn. Khi phát âm, A phải
ra A, O phải ra O, những nguyên âm O, A đòi hỏi mở rộng khẩu hình (há hốc mồm ra). Các nhạc sỹ thường viết câu cao trào có nguyên âm để ngân cho đẹp, ví dụ: Phan Rang của tôi đầy nắng và đầy gió ó ó ó ó.. Tôi lắng nghe, tôi lắng nghe e e e e , tổ quốc gọi tên mình. Ơi thành phố ố ố ố nắng vàng biển xanh...
-
Nhờ người hướng dẫn luyện thanh: A, Ư, O, Ô, Ơ, Hu, Hưm….theo từng hợp âm lên cao dần, khi nào không lên được nữa thì thôi. Đừng cố, cố quá rách thanh đới là hết bà tám luôn.
-
Tập lấy hơi bụng, nén hơi (kiềm chế sự sung) phát âm giọng cổ, tránh giọng mũi. Luyện giả thanh, tập xuống
thấp và lên cao. Luôn nhớ mở khẩu hình khi hát, nhưng đừng điệu quá thành khua môi múa mép. Tùy theo bài, không phải bài nào cũng vừa hát vừa cười (zo zieng).
- Tập vừa gõ tiết tấu vừa hát. Bài hát điệu nào thì gõ (thìa, muỗng, đũa) tiết tấu
của bài đó, từ những tiết tấu dễ đến khó. Từ Slow đến Sun, đến những điệu phức
tạp hơn như Bolero, Chachacha, tangô. Tưởng dễ nhưng vừa hát vừa gõ đúng tiết
tấu là cả một quá trình. Tốt nhất, muốn hát hay, hát đúng nên tập đàn ghi ta.
Nếu tập theo tiết tấu có sẵn trong đàn oocgan sẽ khó lòng tiến bộ được vì máy
gõ giùm tiết tấu rồi. Nếu chịu khó tập, người yếu nhịp sẽ khắc phục được cái mà
trời không cho mình (năng khiếu về nhịp).
4. Một số lỗi thường gặp khi đi thi hát cần nưu ý:
- Bị tâm lý,
áp lực, thiếu tự tin (hai đầu gối run trong ống quần) vì có ban giám khảo (mặc dù BGK chưa hẳn là những người
quá giỏi, đôi khi BTC chọn BGK thiếu về chuyên môn nhưng thừa về chức vụ)
- Chọn bài
không đúng phong cách, chất giọng và sở trường của mình
- Chọn nhạc
đệm không hay (nhất là nhạc download trên mạng, mỏng léc, dạng 128kbps)
- Xử lý micro sai. Lúc nào hét to thì phải đưa mic ra xa, lúc nào thì thào thì nên ngậm luôn mic (khéo điện giật tê môi)
- Trang phục quá…xuyên thấu hoặc phản chủ làm cho khán
giả xì xào… mất tập trung.
Thôi tạm nghỉ vì khuya rồi…
…(Còn tiếp) nếu ai có nhu cầu tìm hiểu
Tớ viết vậy thôi, xin đừng nghe tớ hát
Tớ viết vậy thôi, xin đừng nghe tớ hát
Bài viết hữu ích wá, thanks nhạc sỹ. Viết tiếp nữa đi ns
Trả lờiXóa