Bài 6: Phương pháp nghiên cứu văn hóa. Soạn giảng: T.S. Phan Quốc Anh

Môn VĂN HÓA HỌC
Bài 6: Phương pháp nghiên cứu văn hóa
Soạn giảng: T.S. Phan Quốc Anh
1. Văn hoá học là khoa học liên ngành
Văn hoá học là sự tổng hợp thành tựu các ngành như xã hội học, tâm lý học, nhân học văn hoá, phân tâm học…Khái niệm văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng, muốn nghiên cứu xã hội phải nghiên cứu cá nhân, muốn nghiên cứu cá  nhân phải nghiên cứu xã hội.
Muốn nghiên cứu văn hoá phải nghiên cứu cả cá nhân và cộng đồng xã hội.

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng có phạm vi xã hội tổng thể, vì vậy nghiên cứu nó phải từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau như  đã  học ở bài trên (dân tộc chí, dân tộc học, nhân học, tâm lý học phân tâm học, xã hội học). Tùy theo đối tượng nghiên cứu để chọn phương pháp luận trung tâm và liên kết các phương pháp để tìm ra những kết luận khoa học.
Tam diện nhất thể
•         - Hình thái giá  trị: (bài giá trị văn hoá)
+ Giá trị đạo đức, (giá trị xã hội, giá trị nhân văn v.v…)
•         - Hình thái chuẩn mực: (Chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực dư luận xã hội).
•         - Hình thái biểu tượng:
+ Liên ngành: (các ngành và các khoa học giáp ranh)
Dân tộc chí
Dân tộc học
Nhân học

Tâm lý học
Xã hội học
Phân tâm học

Địa văn hoá
Lý hoá
Hoá lý

Mối quan hệ tương tác:
Vật thể là thông điệp của phi vật thể
Chứa đựng cái thiêng
Trong các biểu tượng vật thể có chứa yếu tố tâm linh ko?
Ví dụ: linga - yoni


Hình thái biểu tượng
Biểu tượng linga - yoni
Văn hoá là hình thái giá trị, đưa hệ thống giá trị đến với con người
Biểu tượng
Tam vị nhất thể
Cộng đồng xã hội chi phối các cá nhân
Xã hội học văn hóa: nghiên cứu cá nhân: đi sâu vào cá nhân: Phân tâm học, nhân chủng học, đến nghiên cứu xã hội
2. Kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm
  Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, sử dụng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu. Phương pháp  thực nghiệm là luôn tôn trọng hiện thực khách quan, coi trọng việc thu thập số liệu, dữ liệu điền dã, khảo cứu, sử dụng phương pháp của khoa học tự nhiên và trên cơ sở đã lý thuyết đã hình thành để giải mã những hiện tượng văn hóa. Phương pháp thực nghiệm phê phán phương pháp trừu tượng, chủ quan, cảm tính (phương pháp này đòi hỏi phải có đầy đủ các số liệu để minh chứng cho một kết luận nào đó).
Phương pháp thực chứng
- Phải chính xác, có căn cứ, chứng cớ vững chắc.
- Khoa học là phải Khách quan, Khách quan tuyệt đối với khoa học tự nhiên. Trong khoa học xã hội, tùy theo từng trường hợp, có thể có những ý kiến chủ quan của người nghiên cứu, nhất là trong nghiên cứu nghệ thuật.
- Khách quan (ko được áp đặt ý chí chủ quan của người nghiên cứu hoặc của người chỉ đạo nghiên cứu).
- Khái quát (nhưng ko được sơ lược mà vẫn phải có cụ thể). Các nhà thực chứng thường sau khi nghiên cứu  xong là có khát quát (đúc kết) mang tính bao trùm.
Phương pháp thực chứng phù hợp với dân tộc chí.
2. Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch đại và nghiên cứu đồng đại
- Phương pháp nghiên cứu lịch đại có tính chất hồi cố theo chiều dài thời gian. Những chuyên ngành hay sử dụng phương pháp  này là dân tộc học, nhân học, lịch sử, khảo cổ học.
Phương pháp kết hợp lịch đại và đồng đại
- Phương pháp  nghiên cứu đồng đại là nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử nhất định (bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử cụ thể). Các chuyên ngành hay sử dụng như xã hội học, tâm lý học, tín hiệu học.
- Nghiên cứu VHH cần kết hợp tốt hai phương pháp  trên. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng nghiên cứu để có sự kết hợp các phương pháp  này sao cho hợp lý.
- Nghiên cứu văn hoá nhìn cái tổng thể trong không gian và theo thời gian
3. Kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi 2KQ:
- Khách quan
- Khái quát
Khách quan: (đã gọi là khoa học thì phải khách quan) là  yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng đòi hỏi nghiên cứu định lượng. Người nghiên cứu không được áp đặt tư tưởng chủ quan của mình vào kết quả nghiên cứu. Khi nghiên cứu, phải cố gắng tách mình những ảnh hưởng của mình ra khỏi những sự kiện hoặc cộng đồng nghiên cứu. Ví dụ đi điền dã lễ hội, mình không nên cho biết mình có mặt của nhà nghiên cứu mới khách quan.
Khái quát: là yêu cầu cơ bản của nghiên cứu định tính. Khái quát nhưng phải có căn cứ cụ thể. Trước khi thấy rừng, phải thấy cây.
3.1. Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
- Là sự thu thập các số liệu thống kê của nội dung, phạm vi vấn đề cần nghiên cứu (khảo sát, thu thập, thống kê các số liệu, dữ liệu về dân số, đời sống vật chất, đời sống tinh thần v.v…trong phạm vi một xã hoặc phạm vi cư trú của một tộc người)
- Phương pháp định lượng dựa trên cơ sở của chủ nghĩa thực chứng: Khách quan, số liệu phải đầy đủ chính xác, có chứng cớ đầy đủ, chứng minh một cách thuyết phục cho các luận đề. Phương pháp định lượng đòi hỏi phải cân đong đo đếm các số liệu ở tất cả trong phạm vi nghiên cứu (thôn, xã, huyện, tỉnh, vùng) vì vậy nghiên cứu định lượng sẽ rất tốn công sức, thời gian…có những phạm vi nghiên cứu không thể thống kê nổi, vì vậy, cần giải quyết bằng phương pháp định tính.
- Nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu chọn điểm, chọn mẫu, sử dụng các hình thức quan sát, tham dự, phỏng vấn cá nhân, nhóm và thông qua đó để đánh giá, kết luận
Ví dụ đề tài: “Khảo sát thực trạng đờn ca tài tử ở Kiên Giang”, không nhất thiết phải đi lấy số liệu ở tất cả các địa bàn của tỉnh Kiên Giang mà có thể chọn mẫu, chọn điểm. Việc chọn điểm cũng phải hợp lý.

Phương pháp định lượng
-         Điều tra đồng đại, tùy theo từng vấn đề cụ thể, có thể áp dụng thêm lịch đại
-         Lượng hoá
-         Có tính thực chứng
-         Quan hệ nhân quả: nguyên nhân > kết quả
-         Khái quát hoá sau khi lượng hoá
-         Khách quan

Phương pháp định tính
-         Nghiên cứu trường hợp (chọn điểm, chọn mẫu).
-         Có tính chủ quan, quan điểm của chủ thế nghiên cứu
-         Nhấn mạnh mô tả và bối cảnh
-         Linh hoạt, ít cấu trúc
-         Quy nạp

Hai phương pháp  định tính và định lượng đều có những mặt tích cực và những hạn chế nhất định. Nghiên cứu Văn hóa học đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn cả 2 phương pháp  trên

4. Tổng hợp, kết luận
- Sau khi đã có những số liệu của cả hai phương pháp, cần tổng hợp và kết luận. Đây là cung đoạn khó khăn nhất, là nơi khẳng định tài năng của người nghiên cứu. Đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm chắc lý thuyết, có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực nghiên cứu để giải mã các hiện tượng văn hóa, từ đó đi đến những kết luận cho vấn đề nghiên cứu. (ví dụ Từ Chi với kết luận hoa văn cạp váy mường và hoa văn trên trống đồng)
5. Kiểm tra, đối chiếu
- Kiểm tra, đối chiếu là cung đoạn cuối cùng. Nếu không có sự kiểm tra, đối chiếu kết quả nghiên cứu với thực tế sẽ dẫn đến sự ngộ nhận, đánh giá sai lệch hay áp đặt tư duy chủ quan của người nghiên cứu. Trường hợp này thường diễn ra trong các nghiên cứu điều tra xã hội học, nhất là điều tra xã hội học ở Việt Nam. Rất nhiều người trả lời phiếu điều tra không thể hiện đúng như suy nghĩ của họ(điều này thể hiện khá rõ ở các phiếu bình chọn của công chúng đối với các ca sĩ)



 Bài thi hết môn:
Bạn hãy xây dựng đề cương một đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học văn hóa.
Ngày nộp: 15/11/2011







PHẦN MỞ ĐẦU
  cho một nghiên cứu
 Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
 (lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài)
Xác định loại hình, lĩnh vực nghiên cứu:
Vật thể? (kiến trúc tháp Chăm, Công cụ lao động v.v…) phi vật thể (lễ hội, âm nhạc, múa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở v…)? Văn hoá dân gian? Văn hoá cổ truyền? văn hoá đương đại (xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng sân chơi cho thanh thiếu niên v.v..? Nghi lễ? Lễ hội? âm nhạc v.v…
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
-         Tính cấp thiết của đề tài
-         Phù hợp với khả năng, sở trường cá nhân,(điều kiện dân tộc hoặc nơi cư trú) hoặc nhóm nghiên cứu.
-         (Tên đề tài phải ngắn gọn, xúc tích nhưng phải đầy đủ)
Ví dụ đề tài:
+ “Điều tra thực trạng văn hoá truyền thống người Kh’me ở Kiên giang”(quá rộng).
+ “Thực trạng của nghệ thuật đờn ca tài tử ở huyện Châu thành, tỉnh Kiên Giang”.
+ Lễ cưới truyền thống của người Kh’me ở Nam bộ
 (qua nghiên cứu trường hợp lễ cưới của người Kh’me ở xã X, huyện Y, tỉnh An Giang).
+ Thực trạng hoạt động văn hóa ở Nhà rông của người Xơ Đăng huyện X, tỉnh Gia Lai.
+ Thực trạng bảo tồn di tích Chùa Dơi của người Kh’me tỉnh Sóc Trăng.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
  Trước khi nghiên cứu, cần xem xét trong kho tàng tư liệu trong nước và thế giới đã có ai, công trình nào nghiên cứu liên quan đền đề tài này chưa? Phải liệt kê toàn bộ và đánh giá cái được, cái chưa được của những công trình đi trước để tránh sự trùng lặp, sao chép (đạo khoa học)…để thuận tiện cho việc phản biện, nghiệm thu đề tài sau này.
Tùy theo từng trường hợp, cần phân chia theo lịch đại của các công trình, tác phẩm, bài viết khoa học đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu của mình.
Trước khi bước vào nghiên cứu, cần lập danh mục tài liệu tham khảo. Nhiều hay ít tuỳ thuộc vào lịch sử vấn đề nghiên cứu của đề tài đó ít hay nhiều.
Tài liệu tham khảo cần liệt kê theo thứ tự A,B,C của tên tác giả. Nếu có tài liệu nước ngoài, tài liệu tham khảo trên mạng phải liệt kê riêng
3. Mục đích nghiên cứu
Mục này trả lời cho câu hỏi: nghiên cứu đề tài này để làm gì? Thường được thể hiện ở phần đề xuất, kiến nghị ở chương cuối. Nếu thực hiện các đề xuất kiến nghị đó thì kết quả mong đợi là gì? Những đề xuất kiến nghị đó thường là góp phần vào việc hoạch định chính sách, cải thiện tình hình v.v…và các giải pháp thực hiện, lộ trình thực hiện.
4. Phạm vi nghiên cứu
Mục này nói đến không gian nghiên cứu của đề tài: Thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh, vùng…Đối với các đề tài là luận văn khoa học, không nên chọn phạm vi nghiên cứu quá rộng, sẽ rất vất vả khi đi điền dã thu thập tư liệu; Phạm vi nghiên cứu quá rộng sẽ hạn chế mức độ sâu, kỹ của đề tài. Tuy nhiên, nếu phạm vi nghiên cứu quá hẹp, cũng có khó khăn về thu thập tư liệu và đề tài phải làm sâu kỹ, chi tiết. Trong thực tế, tùy theo tên đề tài, loại hình nghiên cứu để lựa chọn phạm vi nghiên cứu vừa phải, phù hợp với tên đề tài;
Sau khi lựa chọn được phạm vi nghiên cứu, cần lý giải cho được tại sao lại chọn phạm vi nghiên cứu đó?
 (Lưu ý phạm vi nghiên cứu có thể áp dụng nghiên cứu trường hợp)
Ví dụ đề tài: “Nghệ thuật múa của người Kh’me đồng bằng sông Cửu Long” (qua nghiên cứu trường hợp nghệ thuật múa Kh’me ở xã X, Huyện Y, tỉnh An Giang)
5. Đóng góp của đề tài
Khác với mục đích nghiên cứu, đóng góp của đề tài là phần đóng góp cho khoa học, ví dụ đề tài bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu những đề tài liên quan, đóng góp về phương pháp nghiên cứu mới trong khoa học, những phát hiện mới về khoa học (ví dụ GS Từ Chi với việc phát hiện cạp váy Mường có hoa văn trống đồng)
 6. Phương pháp nghiên cứu
6.1: Phương pháp luận
Phương pháp luận học viên sử dụng trong đề tài này là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
6.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát, tham dự, điều tra, khảo sát, phỏng vấn
Đây là phần rất quan trọng. Phương pháp đúng thì nghiên cứu nhanh, thuận lợi và chính xác. (sai một ly đi một dặm)
Văn hoá học là khoa học liên ngành, đa ngành, nhưng phải xác định ngành trung tâm (tâm lý học, xã hội học, dân tộc chí, dân tộc học hay nhân học)
Khung lý thuyết
Đề tài này chọn khung lý thuyết nào? Ví dụ như việc chọn khái niệm văn hoá nào trong hàng trăm khái niệm về văn hoá; Nhân sinh quan, thế giới quan? Học thuyết, chủ nghĩa v.v…Chính là phương pháp luận của đề tài: Ví dụ: phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – lê nin
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp điền dã, tham dự, quan sát, phỏng vấn, điều tra xã hội học, Thống kê, phân tích, so sánh.
Đề tài này sử dụng phương pháp định tính hay định lượng (hoặc kết hợp định tính và định lượng).
Phỏng vấn và điều tra xã hội học ở Việt Nam phải hết sức lưu ý về tính trung thực của kết quả.
Tuỳ theo đề tài, có thể sử dụng tư liệu hồi cố.
Cần lưu giữ băng, đĩa ghi âm, hình ảnh để làm tự liệu minh chứng cho các luận điểm

7. Bố cục của đề tài
Đây là sự xác định nội dung, bố cuc chương mục của đề tài. Nếu xác định chính xác chương mục thì khi thực hiện đề tài sẽ thuận lợi. Nhưng trong thực tế, trong quá trình thực hiện đề tài, hầu hết đều phải chính sửa bố cục đề tài.
Bố cục đề tài:
Ngoài phần Mở đầu (…trang), phần Kết luận (…trang), Chú thích (…trang), Tài liệu tham khảo (…trang), phần Phụ lục (…trang), luận văn gồm các chương sau:
Chương I:  (… trang)
Chương II: (…trang)
Chương III: (…trang).

Lập đề cương nghiên cứu.
Tên đề tài (bìa 1, bìa 2)
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Bảng kê những chữ viết tắt

Phần mở đầu
Chương 1:
1.1. Điều kiện tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn của xã X, huyện Y
1.1.1.
1.1.1.1.
1.1.1.2.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.3.
Tiểu kết chương 1 (khoảng ½  trang)
Chương 2:
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3
2.3.
2.4.
Tiểu kết chương 2 (khoảng ½  trang)

Chương 3:
3.1.
3.2.
3.3.
Tiểu kết chương 3 (khoảng ½  trang)

Kết luận
4-6 trang
Chú thích
Thư mục tài liệu tham khảo
Từ vựng tiếng dân tộc
Phần phụ lục (Bản đồ,Ảnh - theo số, theo chương)
Phụ lục chương 1
Phụ lục chương 2

Những vấn đề đã giải quyết
1. Kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm
2. Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch đại và nghiên cứu đồng đại
3. kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
4. Tổng hợp, kết luận
5. Kiểm tra, đối chiếu
6. Hướng dẫn chuẩn bị một nghiên cứu

1. Tục thờ cúng tổ tiên của người Kinh ở xã Cán Khê, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

 Phương pháp nghiên cứu (dân tộc học).

2. Lễ cưới của người K’ho (qua nghiên cứu trường hợp lễ cưới ở xã X, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)

Mai một phong tục cưới
Phương pháp: Dân tộc học
3. Phong tục Hôn nhân của dân tộc Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Lý do: chưa đi sâu nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: điền dã dân tộc học, tổng hợp.

5. Giao lưu văn hóa trong ngày tết cổ truyền Việt Nam của người Kinh và người Ê Đê ở xã X.
6. Tục xêu tết của người Tày ở xã…




văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn